chuyên gia dự đoán_Thể THAO luckk88

2024-06-03 10:35:24 Nguồn: Truyền thông Nhân dân Trung Quốc tác giả:Hào Không

Chia sẻ với điện thoại di động

Nữ đại úy xinh đẹp là 'Gương mặt trẻ công an thành phố tiêu biểu'******

"Gương mặt thân quen"

Chia sẻ cảm xúc khi được tuyên dương, Ngọc Anh cho biết cảm thấy may mắn và tự hào khi giải thưởng này là cột mốc quan trọng trong cuộc đời. Càng đặc biệt hơn khi năm nay là lần đầu tiên Công an TP.HCM tổ chức tuyên dương "Gương mặt trẻ công an thành phố tiêu biểu" năm 2024 và Ngọc Anh là 1 trong 26 cá nhân tiêu biểu được vinh danh.

Sau khi tốt nghiệp ngành trinh sát của Trường ĐH Cảnh sát nhân dân TP.HCM, Ngọc Anh về công tác tại Công an Q.10. Trong quá trình công tác tại đây, Ngọc Anh đã đạt được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ.

Có thể kể như thực hiện công tác tham mưu cho ban chỉ huy đơn vị trong việc chỉ đạo, triển khai các kế hoạch, chương trình công tác, xây dựng lực lượng, thi đua khen thưởng, cũng như xây dựng các báo cáo thường kỳ và báo cáo chuyên đề của đơn vị, thực hiện có chất lượng và hiệu quả.

Nữ đại úy xinh đẹp là 'Gương mặt trẻ công an thành phố tiêu biểu'- Ảnh 1.

Phạm Thị Ngọc Anh được Công an TP.HCM tuyên dương là "Gương mặt trẻ công an thành phố tiêu biểu" năm 2024.

THANH NAM

Đặc biệt, nữ đại úy xinh đẹp này là "gương mặt thân quen" trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Ở hầu hết các chương trình văn hóa của Công an TP.HCM, Ngọc Anh đều đảm nhận vai trò là MC. Cô gái này còn thường xuyên xuất hiện trong mục An ninh TP.HCM của HTV ở vai trò người dẫn chương trình. Ngọc Anh để lại ấn tượng bởi sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp, dịu dàng, gương mặt khả ái cùng giọng nói truyền cảm và cách dẫn dắt thông minh, lôi cuốn.

Trong các Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng Cảnh sát nhân dân, Liên hoan truyền hình Công an nhân dân toàn quốc… do Bộ Công an tổ chức, Ngọc Anh đều tích cực tham gia, đóng góp vào thành tích chung của Công an TP.HCM với nhiều huy chương vàng, huy chương bạc.

Nữ đại úy xinh đẹp là 'Gương mặt trẻ công an thành phố tiêu biểu'- Ảnh 2.

Ngọc Anh từng là sinh viên ngành trinh sát, Trường ĐH Cảnh sát nhân dân TP.HCM

NVCC

Mới đây, trong cuộc thi Duyên dáng tài năng Công an TP.HCM năm 2024, Ngọc Anh đã xuất sắc đoạt giải nhì. Còn tại vòng chung kết Hội thi tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước và gương điển hình tiên tiến thành phố do UBND TP.HCM tổ chức, Ngọc Anh cùng đồng nghiệp đã đoạt giải nhất. Nữ đại úy 33 tuổi này cũng được trao giải nhì ở hội thi Duyên dáng áo dài online do Công an TP.HCM tổ chức dịp 8.3 vừa qua…

Nhờ vậy, trong 3 năm liên tục (2021 - 2023) Ngọc Anh đã nhận được danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở. Cô cũng nhận được bằng khen của Chủ tịch UBND TP.HCM nhờ thành tích xuất sắc trong quá trình công tác…

Hỏi Ngọc Anh: "Học trinh sát nhưng hiện tại lại làm việc tại Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, liệu có "lạc quẻ" hay không?", nữ đại úy cười và nói: "Được khoác lên mình bộ quân phục của chiến sĩ công an nhân dân đã là niềm vinh hạnh. Nên dẫu làm bất kỳ công việc gì thì tôi cũng cảm nhận được hạnh phúc".

Về chuyện thường xuyên xuất hiện trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, Ngọc Anh cho rằng dường như bản thân hợp với sân khấu, có thêm một chút năng khiếu về nói… nên được tạo điều kiện để dẫn chương trình. "Chính vì thế, tôi luôn nỗ lực phát huy thế mạnh, sở trường của bản thân để đóng góp cho lực lượng Công an Q.10 nói riêng và Công an TP.HCM nói chung", Ngọc Anh chia sẻ.

Ít ai biết, dù cuốn hút người nghe trong vai trò MC, thế nhưng nữ đại úy này chưa từng học chuyên sâu về dẫn chương trình. "Phần lớn tôi tự rèn về kỹ năng phát âm, dẫn hiện trường", Ngọc Anh cho biết và kể thêm: "Hiện tại tôi tranh thủ thời gian để luyện tập nhằm tiếp tục nâng cao kỹ năng. Tháng 10.2024 sẽ đại diện Công an TP.HCM tham gia cuộc thi về MC do Bộ Công an tổ chức".

Nữ đại úy xinh đẹp là 'Gương mặt trẻ công an thành phố tiêu biểu'- Ảnh 3.

Ngọc Anh thường xuất hiện trong vai trò MC trong các chương trình văn hóa văn nghệ của Công an TP.HCM

THANH NAM

Ước mơ…

Ngọc Anh chia sẻ, với bản thân cô, công an nhân dân là tên gọi thật sự thiêng liêng khi vừa giản dị, gần gũi lại vừa thân thương. Vậy nên khi trở thành người chiến sĩ công an nhân dân, bản thân càng thêm tự hào. Suốt hơn 10 năm công tác, cô cảm nhận đã trưởng thành và mạnh mẽ hơn khi liên tục được tôi luyện về lòng dũng cảm, trách nhiệm với cộng đồng…

"Mỗi người sẽ có những ước mơ riêng trong cuộc đời. Còn tôi, chỉ ước mơ sao sự nhiệt huyết và những phẩm chất cao đẹp của người công an nhân dân trong mình vẫn sáng mãi. Để từ đó, có thể làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc và nhân dân cần đến. Tôi cũng luôn nỗ lực phát huy sức sáng tạo, trí tuệ, không ngừng học tập nâng cao năng lực, trình độ, rèn luyện kỹ năng công tác, tu dưỡng đạo đức cách mạng, khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Qua đó xây dựng hình ảnh người chiến sĩ công an đẹp trong lòng nhân dân", Ngọc Anh bày tỏ.

Nữ đại úy xinh đẹp là 'Gương mặt trẻ công an thành phố tiêu biểu'- Ảnh 4.

Ngọc Anh cho biết dù ở vai trò nào, cô cũng nỗ lực hết mình để xứng đáng là người chiến sĩ công an nhân dân

THANH NAM

Chia sẻ với những cô gái có mong muốn thi vào các trường công an, nữ đại úy cho rằng sau khi đáp ứng được các tiêu chuẩn về chính trị, văn hóa, sức khỏe… thì cũng cần nghiên cứu về đặc thù của ngành. "Nên hiểu rằng làm công an cần sự hy sinh, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Con gái muốn làm công an phải xác định có thể gặp một số thiệt thòi trong cuộc sống. Chẳng hạn như ngày lễ, tết phải trực 24/24, hay bị yêu cầu công việc bất kể giờ nào cũng phải đáp ứng. Sẽ có những vướng bận, lo toan khi lập gia đình… Hãy chọn ngành này nếu có đủ nhiệt huyết, đam mê, lòng dũng cảm, không ngại khó ngại khổ", nữ đại úy xinh đẹp chia sẻ.

Hỏi Ngọc Anh: "Bản thân là phái đẹp, liệu có gặp nhiều khó khăn trong công việc hay không?", cô gái này cười, rồi nói: "Vì sự nhiệt huyết luôn tràn đầy nên tôi không cảm thấy vất vả. Nhưng tôi tin rằng, bất kỳ ai, dẫu trong hoàn cảnh nào, rồi cũng sẽ có cách để sắp xếp thời gian hợp lý nhằm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao".

Nữ đại úy xinh đẹp là 'Gương mặt trẻ công an thành phố tiêu biểu'- Ảnh 5.

Đại úy Phạm Thị Ngọc Anh

THANH NAM

Chia sẻ về kế hoạch trong thời gian tới, Ngọc Anh cho biết đang viết đề án để báo cáo cấp trên về việc mở lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, chiến sĩ Công an Q.10. "Tôi có thể chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, cũng như mời các diễn giả, chuyên gia về hướng dẫn. Kỳ vọng sau đó mọi người sẽ có thể tự dẫn chương trình trong các hoạt động đoàn thể, tự tin hơn trong việc nói chuyện trước đám đông", Ngọc Anh cho hay.

Khu vườn trên sân thượng quanh năm trĩu quả của ông bố trẻ******

Anh Toàn cho biết xây dựng khu vườn để có nơi cùng các con trồng cây, trải nghiệm làm nông thay vì để tụi nhỏ lướt mạng xã hội. Khu vườn của anh Toàn có diện tích khoảng 70 m2. Vào mùa đông anh Toàn trồng những cây như: cà chua, bầu, bí, xà lách… Còn mùa hè thì trồng dưa lưới, dưa lê, dưa tây…

Khu vườn của anh Toàn đặc biệt ở chỗ có mặt sàn được lát bằng kính cường lực thay vì bê tông như thông thường. Anh Toàn cho biết đây là loại kính rất dày, chi phí rẻ hơn so với sàn bê tông. Mái của sân thượng được anh Toàn lắp bằng nhựa trong suốt để lấy ánh nắng và tránh nước mưa xối trực tiếp làm hư cây. Xung quanh sân thượng cũng được anh Toàn bao lưới nhằm mục đích chống côn trùng phá hoại.

Khu vườn trên sân thượng của anh Toàn quanh năm cho rau, quả

Khu vườn trên sân thượng của anh Toàn quanh năm cho rau, quả

NVCC

Khu vườn được anh Toàn thực hiện từ năm 2021, ban đầu gặp khó khăn trong khâu xử lý chống thấm cho căn nhà. Anh Toàn kể dù có sự trợ giúp của bên đơn vị thi công nhưng những vật dụng như: chậu cây, đất… phải tự tay mang lên sân thượng. Anh Toàn mất khoảng 1 tháng mới có thể hoàn thành được khu vườn.

“Công việc của mình khá bận nên chỉ có thể chăm sóc khu vườn vào ban đêm. Khoảng 21 giờ mỗi ngày, khi các thành viên trong gia đình đã ngủ thì mình mới lên vườn kiểm tra cây, bắt sâu nếu có. Mình có trang bị thêm hệ thống tưới nước tự động nên cũng đỡ vất vả”, anh Toàn chia sẻ.

Dù công việc trong ngành y rất bận nhưng anh Toàn vẫn đam mê làm vườn

Dù công việc trong ngành y rất bận nhưng anh Toàn vẫn đam mê làm vườn

NVCC

Anh Toàn cho biết có những đêm mất ngủ thì anh lại lên sân thượng thụ phấn cho cây vào lúc 2 - 3 giờ sáng. Vì làm trong ngành y nên công việc của anh Toàn rất bận, lại phải phụ vợ chăm sóc 3 con nhỏ. Ấy vậy mà cứ có thời gian là ông bố trẻ lại lên sân thượng để chăm cây. Anh Toàn kể có hôm chỉ ngủ được 3 - 4 tiếng đồng hồ nhưng vẫn phải tranh thủ lên thăm vườn rồi mới yên tâm đi làm.

“Từng là một người không biết gì về nông nghiệp thì giờ đây mình có thể biết được tỷ lệ đất, chế độ tưới nước, trị bệnh cho từng loại cây một cách thuần thục. Chăm cây nhiều khiến tay chân đôi lúc khô, nứt nẻ nhưng sướng lắm, vì được làm việc mình đam mê. Rau củ của mình tự trồng thì rất an toàn, chỉ cần rửa sơ với nước cho bớt bụi rồi nhúng vào nồi lẩu là ăn luôn. Nhà mình luôn có rau, quả sạch để ăn quanh năm”, anh Toàn chia sẻ.

Khu vườn nhà anh Toàn đang trồng dưa leo

Khu vườn nhà anh Toàn đang trồng dưa leo

NVCC

Anh Toàn còn đặt một chiếc bàn dài ở giữa khu vườn, thỉnh thoảng lại rủ bạn bè đến tổ chức tiệc tùng. Ngoài ra, khi có nhiều rau quả gia đình sử dụng không hết, anh Toàn lại đăng lên mạng xã hội để bán. Số tiền thu được anh Toàn dùng để trao học bổng, đóng bàn ghế cho trẻ em nghèo.

Khi chia sẻ ý định làm vườn với bạn bè, ai cũng bảo anh rước khổ vào thân. Tuy nhiên, thứ khiến anh quyết tâm làm vườn trên sân thượng là đam mê và mong muốn tạo ra không gian xanh trong nhà.

Giàn cà chua trĩu quả trên sân thượng do anh Toàn tự tay chăm bón

Giàn cà chua trĩu quả trên sân thượng do anh Toàn tự tay chăm bón

NVCC

Hiện tại vườn trồng dưa leo. Theo anh Toàn, loại này chỉ cần trồng khoảng 35 ngày là cho trái. Trong quá trình trồng cây, anh Toàn sử dụng hoàn toàn bằng phân hữu cơ. Khi cây còn nhỏ, anh Toàn dùng phân được ủ từ đầu cá để bón vì chứa hàm lượng đạm cao. Giai đoạn cây cho trái thì tăng cường hàm lượng kali có trong phân dơi.

Vì không gian khu vườn đã được che chắn rất kỹ nên các loại côn trùng gần như là không thể xâm nhập để gây hại. Vì vậy, trong suốt quá trình trồng anh Toàn đều không cần phải dùng đến thuốc trừ sâu.

Chung cư mini bị nứt ở quận Thanh Xuân: Công trình xây sai phép******

UBND quận Thanh Xuân vừa có văn bản thông tin về công trình chung cư mini tại địa chỉ số 22, ngách 236/17 đường Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Hồi tháng 2, công trình này bị nứt tường cột khiến 57 hộ dân đang sinh sống phải di dời. 

Tại văn bản, UBND quận Thanh Xuân xác nhận công trình trên được quận cấp giấy phép xây dựng vào tháng 6/2016 với quy mô 6 tầng có tầng lửng, tum thang kỹ thuật và giấy phép xây dựng vào tháng 9/2016 với quy mô 5 tầng, có tầng lửng và tum thang. 

Tuy nhiên hiện trạng công trình được xây là 8 tầng, có tum thang. Công trình trên nằm trong danh mục được quận Thanh Xuân báo cáo đoàn kiểm tra theo quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. 

Chung cư mini bị nứt ở quận Thanh Xuân: Công trình xây sai phép - 1

Người dân di dời ra khỏi chung cư mini bị nứt sáng 24/2 (Ảnh: Tiền Phong).

Quận cho biết sau khi xảy ra sự cố nứt tường cột, toàn bộ hộ dân đã ngừng sử dụng và di dời ra khỏi công trình. UBND quận Thanh Xuân đang thực hiện quy trình xử lý sự cố công trình theo quy định. 

Ngày 29/3, Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội có văn bản cử cán bộ thu thập thông tin và khảo sát sơ bộ để phục vụ công tác giám định. 

Ngày 5/4, cơ quan này cũng cử đoàn công tác giám định cùng các phòng, ban chuyên môn của UBND quận, UBND phường Hạ Đình và đại diện chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình tổ chức khảo sát công trình, phục vụ đề cương giám định. 

Từ đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan sẽ ký hợp đồng triển khai công tác giám định sự cố công trình. 

UBND quận Thanh Xuân cho biết sau khi có kết quả, sẽ công bố kết quả giám định sự cố công trình và yêu cầu chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình khắc phục sự cố theo trách nhiệm được quy định tại khoản 3 Điều 45 Nghị định 06 của Chính phủ. 

Trước đó, sáng 24/2, 57 hộ dân sống trong chung cư mini trên buộc phải di dời ra khỏi tòa nhà do một số cốt thép, cột bê tông ở tầng 1 của tòa chung cư này bị nứt toác nhiều ngày. Hai cột trụ dưới tầng để xe của tòa nhà bị nứt toác, chạy dọc từ chân lên đến trần.

Lãnh đạo UBND quận Thanh Xuân cho biết chung cư mini này đã được cấp sổ đỏ, các hộ dân sinh sống tại đây đồng sở hữu cả về đất và tài sản trên đất.

Thông tin với cư dân hôm 29/2, Ban Quản lý tòa nhà cho biết hai cột bị nứt vỡ đến nay đã mất hoàn toàn khả năng chịu lực. Hiện, 4 cột chống cùng các dầm nhà (thanh chịu lực) liên quan cũng chịu ảnh hưởng từ sự cố. 

Theo sơ đồ kiểm định 3D, các cột chống đỡ của tòa nhà không đủ tải, công trình bị thiếu một thanh dầm ở khu vực ra thang máy so với bản thiết kế. Trong khi đó, tiết diện của cột chống đỡ cũng nhỏ hơn so với thiết kế ban đầu. 

miso88 minigame

Bộ GTVT cảnh báo tiến độ đài không lưu sân bay Long Thành******

Bộ GTVT đã có nhiều chỉ đạo đối với các dự án trọng điểm của Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM). Tuy nhiên, công tác triển khai của đơn vị đến nay vẫn chậm, chưa đáp ứng kế hoạch và cam kết với Bộ GTVT.

Nội dung nêu trong công văn do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn ký, gửi Tổng công ty Quản lý  bay Việt Nam hôm 3/4, yêu cầu VATM gấp rút triển khai các đầu việc để bù tiến độ chung của các dự án do cơ quan này quản lý.

VATM phải báo cáo Bộ GTVT tiến độ chi tiết, lưu ý xác định rõ khối lượng công việc, sản lượng mỗi tuần, tháng. 

Bộ GTVT cảnh báo tiến độ đài không lưu sân bay Long Thành - 1

Tháp không lưu là nơi làm việc của các nhân sự được đào tạo chuyên sâu (Ảnh: Hoàng Bình).

Bộ GTVT yêu cầu VATM chỉ đạo các nhà thầu tập trung đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thi công để có thời gian dự phòng thời tiết xấu, chuẩn bị cho tình huống phát sinh khi thi công tháp không lưu sân bay Long Thành. Ngoài ra, nhà thầu phải chủ động đưa ra phương án dự phòng, đảm bảo không bị gián đoạn thi công, đồng thời đảm bảo công tác an toàn lao động khi thi công trên cao. 

Bộ GTVT cũng yêu cầu khẩn trương xúc tiến tiến độ mời thầu gói thầu cung cấp lắp đặt hệ thống ATM; hệ thống thông tin; thiết bị chuyên ngành quản lý bay. Bộ GTVT lưu ý những phần việc này rất phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ chậm trễ kéo dài.

Riêng đối với dự án Trung tâm kiểm soát Không lưu Hồ Chí Minh (ATCC/HCM), Bộ GTVT đề nghị đảm bảo tuyệt đối hệ thống trang thiết bị khai thác trong mọi tình huống. Các đơn vị cần xây dựng phương án dự phòng, không để xảy ra tình trạng dừng hoạt động đột ngột. 

Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc VATM phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về khả năng hoạt động liên tục cùng an toàn của hệ thống quản lý hoạt động bay tại ATCC/HCM.

ATCC/HCM là dự án trọng điểm của VATM, được Bộ đặc biệt quan tâm. Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và vốn vay thương mại trong nước.

Bộ GTVT cảnh báo tiến độ đài không lưu sân bay Long Thành - 2

Phối cảnh sân bay Long Thành (Ảnh: ACV).

Đối với hệ thống thiết bị công nghệ radar và hệ thống thông tin của 5 dự án, Bộ GTVT yêu cầu VATM khẩn trương hoàn thiện thủ tục liên quan, sớm lựa chọn nhà thầu để lắp đặt, phát huy hiệu quả đầu tư cho dự án và tránh lãng phí. 

VATM phải khẩn trương giao tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc cần thiết phục vụ xây dựng công trình khẩn cấp; ban hành trình tự thực hiện, quyết định về việc giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.

Cơ quan cần tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân không đáp ứng tiến độ triển khai theo Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp đối với dự án radar sơ cấp, thứ cấp Cam Ranh. Đồng thời, VATM có trách nhiệm khẩn trương thực hiện, đáp ứng chất lượng và tiến độ dự án. 

Sân bay Long Thành dự kiến sẽ có công suất 100 triệu hành khách, 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Toàn bộ vốn đầu tư dự án khoảng 336.630 tỷ đồng (khoảng 16 tỷ USD). Trong đó, giai đoạn một là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD). Trong đó, giai đoạn 1 xây đường cất hạ cánh, nhà ga cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách/năm, dự kiến về đích năm 2026.

Giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm ở Nam bộ kéo dài 3 tuần******

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, sau một vài ngày giảm cường độ, nắng nóng diện rộng đã quay trở lại. Từ ngày 22.3 xuất hiện nắng nóng gay gắt nhiều nơi ở miền Đông và cục bộ ở miền Tây với mức nhiệt phổ biến từ 35 - 37 độ C.

Giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm ở Nam bộ kéo dài 3 tuần- Ảnh 1.

Người dân TP.HCM tìm mọi cách để "sống chung" với nắng nóng

MINH ĐĂNG

Ngày 23.3, nhiệt độ cao nhất ghi nhận được tại Đồng Phú (Bình Phước) là 37,8 độ C; còn tại Châu Đốc (An Giang) 35,7 độ C.

Nhiệt độ đang có xu hướng tăng cường trong các ngày tiếp theo. Mức nhiệt cao nhất phổ biến ở các tỉnh miền Đông từ 36 - 38 độ C còn miền Tây từ 35 - 37 độ C.

Đến thời điểm này, nhiệt độ cao nhất ghi nhận trong năm 2024 là 38,5 độ C ở Biên Hòa (Đồng Nai) vào đầu tháng 3.

Giải thích về xu hướng nắng nóng tăng cường, Th.S Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia dự báo khí tượng thủy văn cho biết: Ngày 21.3 là ngày xuân phân, từ sau thời điểm này mặt trời ở gần xích đạo nhất. Theo quỹ đạo, mặt trời sẽ dịch chuyển dần lên phía bắc hay người ta còn gọi là chuyển động biểu kiến. Do mặt trời ở gần xích đạo nhất nên nắng nóng cũng đặc biệt gay gắt. Kèm theo đó là các tia bức xạ như tia cực tím cũng mạnh hơn. Chính vì vậy, giai đoạn từ ngày 21.3 đến giữa tháng 4 là đỉnh điểm nắng nóng ở Nam bộ.

Làm việc ở đường băng Tân Sơn Nhất: Hàng chục năm tập quen với cái nóng 50 độ C

"Cùng với vấn đề biến đổi khí hậu và tác động của El Nino (đang suy yếu) thì đỉnh điểm nắng nóng năm nay có thể chạm kỷ lục cũ vào mùa khô năm 1997/98 là 39 - 40 độ C ở các tỉnh miền Đông. Những nơi có khả năng đạt mức nhiệt này vẫn là những địa danh quen thuộc như: Đồng Phú, Đồng Xoài, Xuân Lộc, Biên Hòa; còn miền Tây có thể lên tới 37 - 38 độ C ở Châu Đốc, Cần Thơ, Vĩnh Long… Nắng nóng kéo dài liên tục nhiều giờ trong ngày và nhiều ngày liên tiếp cũng như chênh lệch nhiệt giữa ngày và đêm khá cao. Đây là những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, mọi người cần lưu ý", bà Lan khuyến cáo.

Nếu như từ nay đến giữa tháng 4 nhiệt độ cao nhưng độ ẩm trong không khí thấp gây ra nắng nóng gay gắt thì từ nửa cuối tháng 4 về sau là giai đoạn chuyển mùa, ẩm độ trong không khí cao tạo ra cái nóng oi bức rất khó chịu. "Từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5 là giai đoạn chuyển mùa, thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như giông kèm theo mưa to, lốc xoáy, vòi rồng, mưa đá, sét… Thời gian thường xuất hiện vào chiều tối. Do năm nay nắng nóng gay gắt hơn bình thường nên các hiện tượng cực đoan cũng gia tăng cường độ. Người dân cần đặc biệt lưu ý phòng tránh", bà Lan khuyến cáo.

Trong vài ngày gần đây, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng liên tục phát các bản tin cảnh báo nắng nóng ở Nam bộ đồng thời khuyến cáo người dân: Do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Bên cạnh đó cần lưu ý, nhiệt độ dự báo trong các bản tin nắng nóng và nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời có thể chênh lệch từ 2 - 4 độ C, thậm chí có thể cao hơn phụ thuộc vào các điều kiện mặt đệm như bê tông, đường nhựa.

Xem nhanh 12h ngày 24.3: Dự báo thời tiết

Giá vàng nhẫn tăng 'không tưởng'******

Tăng gấp đôi vàng miếng

Bất chấp ngày cuối tuần, giá vàng nhẫn 4 số 9 vẫn không ngừng tăng và thiết lập một kỷ lục không ai tưởng tượng nổi, lên 74,5 triệu đồng/lượng. Ngày 7.4, Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vàng nhẫn lên 73,07 triệu đồng, bán ra 74,47 triệu đồng (mức cao nhất trong ngày lên 74,57 triệu đồng). Tập đoàn Doji mua vào 72,9 triệu đồng, bán ra 74,35 triệu đồng. Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) mua vào 71,8 triệu đồng, bán ra 73,1 triệu đồng… 

Dù giá ở mức cao nhưng thị trường lại khan hiếm vàng nhẫn. Hôm qua, chúng tôi liên hệ với cửa hàng PNJ Cách Mạng Tháng 8 (Q.3, TP.HCM), nhân viên bán hàng cho biết hiện còn hai nhẫn loại 5 phân. Xem trên hệ thống các cửa hàng khác cùng địa bàn, hầu hết đều hết vàng nhẫn, có 1 - 2 điểm chỉ còn lại một nhẫn loại 1 chỉ. "Mặc dù giá vàng tăng mạnh nhưng nhiều người hỏi mua vàng nhẫn", nhân viên bán hàng giải thích.

Biến động vàng ngày 8.4: Bẫy giảm giá rình rập giá vàng

Như vậy, chỉ trong một tuần, giá vàng nhẫn đã tăng 2,6 triệu đồng/lượng (tương ứng mức tăng 3,7%). Tốc độ tăng giá của vàng nhẫn gấp đôi vàng miếng (chỉ tăng 1,3 triệu đồng - tương ứng 1,6%). Công ty SJC mua vào vàng miếng với giá 79,5 triệu đồng, bán ra 81,9 triệu đồng. Công ty PNJ mua vào 79,5 triệu đồng, bán ra 81,9 triệu đồng. Tập đoàn Doji có giá bán lên 82 triệu đồng, mua vào chỉ 79 triệu đồng. 

Giá vàng miếng SJC có mức thấp nhất thị trường thuộc về Công ty Bảo Tín Minh Châu ở mức 81,65 triệu đồng chiều bán ra, mua vào 79,6 triệu đồng. Với tốc độ tăng giá bất thường của vàng nhẫn, vàng miếng SJC rút ngắn mức cao hơn nhẫn xuống còn 7,5 - 8,9 triệu đồng mỗi lượng, thay vì từ 10 - 12 triệu đồng/lượng trước đó.

Giá vàng nhẫn tăng 'không tưởng'- Ảnh 1.

Vàng nhẫn đang khan hiếm và giá tăng nhanh

Ngọc Thắng

Không chỉ tăng nhanh hơn vàng miếng trong nước, giá vàng nhẫn tăng nhanh hơn cả giá trên thị trường quốc tế. Trong 7 ngày qua, giá vàng thế giới tăng 70 USD/ounce, tương ứng khoảng 2 triệu đồng/lượng, lên 2.330 USD/ounce. Còn giá vàng nhẫn tăng tới 2,6 triệu đồng/lượng và đang cao hơn giá thế giới từ 2,5 - 3,9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tăng quá nhanh khiến nhiều người "tiếc hùi hụi" vì bán quá sớm. Anh C.N (Q.3, TP.HCM) mua 2 lượng vàng nhẫn từ trước tết và bán cách đây khoảng chục ngày ở giá 68 triệu đồng/lượng, thu về 9 triệu tiền lãi. Nếu để đến hiện nay, số lãi đã tăng lên gấp đôi. "Thị trường kháo nhau ngày 31.3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) báo cáo đề xuất giải pháp sửa đổi Nghị định 24 với Chính phủ thì giá vàng sẽ giảm mạnh. Thế nên trước hai ngày, tôi mang vàng đi bán. Bán xong giá vàng giảm thật, lại tưởng mình may mắn. Nào ngờ đến giờ vẫn chưa có thông tin gì về sửa đổi Nghị định 24 còn giá vàng thì tăng phi mã. Chẳng biết đường nào mà lần", anh N. than trời.

Lý giải về cơn tăng giá bất thường của vàng nhẫn, ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng VN, cho rằng thị trường đang có xu hướng dịch chuyển sang vàng nhẫn do người mua lo ngại giá vàng miếng SJC ở mức cao. Trong khi đó, thị trường vàng nhẫn không đủ nguồn nguyên liệu nên rơi vào tình cảnh khan hiếm dù không phải là thương hiệu độc quyền, dẫn đến ngày càng trở nên đắt đỏ. 

"Theo một số dự báo của các chuyên gia nước ngoài, giá kim loại quý quốc tế có thể lên 2.500 - 2.600 USD/ounce, lúc này vàng nhẫn cũng có thể sẽ lên 77 - 78 triệu đồng/lượng. Trong bối cảnh giá vàng miếng SJC không biến động nhiều thì khả năng giá vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng có thể rút ngắn còn 1 - 2 triệu đồng/lượng", ông Khánh nói.

Vì sao NHNN im lặng?

Hơn một tuần sau thời hạn Chính phủ yêu cầu NHNN tổng kết, báo cáo về Nghị định 24 nhưng NHNN vẫn chưa chính thức công bố đề xuất xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công cụ quản lý nhà nước đối với thị trường vàng, phát triển thị trường minh bạch, lành mạnh, hiệu quả và bền vững. Trước đó, Chính phủ liên tục có những công văn, cũng như các cuộc họp liên quan đến nghị định này.

Thực tế, các bất cập trên thị trường vàng không phải đến nay mới được đặt ra. Năm 2017, NHNN được Chính phủ giao nhiệm vụ "quản lý hiệu quả thị trường vàng, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án chống vàng hóa, trong đó các giải pháp cần có lộ trình triển khai phù hợp với thực tiễn của VN, nghiên cứu có lộ trình, giải pháp huy động và sử dụng vào sản xuất kinh doanh nguồn lực vàng". 

Tại tờ trình sửa đổi Nghị định 24 lúc bấy giờ, NHNN cho rằng: "Việc quản lý thị trường vàng trong nước thời gian tới sẽ tập trung vào mục tiêu ổn định bền vững thị trường vàng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, thoát ly tác động của giá vàng đến tỷ giá, thị trường tiền tệ, ngoại hối và ổn định kinh tế vĩ mô". Năm 2022, NHNN đã lập đoàn nghiên cứu, đi kiểm tra thực tế, đánh giá thị trường vàng trong nền kinh tế, nhu cầu của người dân… Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cơ chế nào đổi mới thị trường vàng trong khi giá vàng trong nước ngày càng đắt đỏ hơn so với giá vàng thế giới.

Giá vàng nhẫn tăng 'không tưởng'- Ảnh 2.

Theo ông Huỳnh Trung Khánh, quan trọng nhất lúc này là nguồn nguyên liệu vàng sản xuất đang cạn đi. Các đơn vị kinh doanh vàng gần như không dám đụng đến những nguồn nguyên liệu trôi nổi bên ngoài vì rủi ro cho hoạt động kinh doanh. Năm ngoái, hiệp hội đã có kiến nghị NHNN cho phép 3 đơn vị được nhập khẩu mỗi đơn vị 500 kg vàng nguyên liệu. Nếu đề xuất này sớm được thông qua, mỗi đơn vị nhập về hơn 13.300 lượng vàng trong 6 tháng sẽ giải quyết được tình trạng vênh giá vàng nhẫn hiện nay.

Tương tự, TS Nguyễn Hữu Huân (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) cho rằng cơ quan công an, quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý còn nhu cầu vàng nhẫn lại đang tăng cao. Tình trạng khan hiếm vàng nguyên liệu xảy ra nên dẫn đến giá tăng bất thường gần đây. "Cho phép nhập vàng chính ngạch với khối lượng vừa đủ vừa giải quyết được vấn đề giá vàng, tiêu tốn USD nhưng quản lý được. Còn để vàng trôi nổi ngoài thị trường thì cũng phải tiêu tốn ngoại tệ mà lại quản lý không được", ông Huân đề xuất.

Ông Huỳnh Trung Khánh cũng cho rằng bên cạnh cho phép nhập khẩu nguyên liệu, vấn đề bỏ độc quyền vàng miếng cũng đang được thị trường chờ đợi khi sửa đổi Nghị định 24. Những giải pháp này nên sớm được công bố vì nếu tính độ trễ thì cũng mất vài tháng mới có tác dụng lên thị trường. Đồng quan điểm, TS Nguyễn Hữu Huân nói thêm bỏ độc quyền vàng miếng và chuyển sang cạnh tranh hoàn toàn thì mới có thể kéo giá trong nước bám sát giá thế giới. Còn bỏ độc quyền và chuyển sang độc quyền nhóm thì giá có thể giảm nhưng chưa chắc bám sát thế giới bởi các nhà vàng có thể thống nhất với nhau vì một lợi ích chung. Nếu hướng đến mục tiêu kéo giá vàng trong nước sát giá thế giới thì ngoài bỏ độc quyền còn phải thực hiện phát triển sàn vàng vật chất (không phải vàng tài khoản) để người mua bán vàng có thể thực hiện giao nhận thực tế.

Mua vàng nhiều rủi ro

Về mặt kỹ thuật, giá vàng thế giới có khả năng còn tiếp tục tăng trong tuần tới, lên mức kháng cự 2.342 USD/ounce, ngưỡng tâm lý quan trọng ở 2.350 USD/ounce. Lúc đó, có thể giá vàng nhẫn sẽ bị đẩy lên, đắt hơn 5 triệu đồng/lượng so với vàng thế giới. Dù vậy, những người mua vàng thời điểm này chịu nhiều rủi ro, lỗ cao hơn lời bởi chênh lệch giữa giá mua - giá bán ở mức cao, lên hơn 1,3 triệu đồng/lượng.

Chuyên gia vàng Dương Anh Vũ

Úc ‘tiếp sức’ cho giải pháp ‘thuận thiên’ ở ĐBSCL******
Úc ‘tiếp sức’ cho giải pháp ‘thuận thiên’ ở ĐBSCL- Ảnh 1.

Nông dân tham gia dự án "chuyển đổi Chuỗi giá trị Lúa gạo ứng phó với Biến đổi Khí hậu và Phát triển Bền vững tại ĐBSCL" ở tỉnh Đồng Tháp

THỤY MIÊN

Từ ngày 18-22.3, Tổng lãnh sự quán Úc tại TP.HCM tổ chức chuyến tham quan thực địa cho các cơ quan báo đài trên toàn quốc có cơ hội quan sát một số dự án và công trình đã và đang được chính phủ Úc triển khai nhằm hỗ trợ ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu theo chính sách phát triển "nông nghiệp thuận thiên" tại các tỉnh.

Năm 2017, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Còn được gọi là "thuận thiên", nghị quyết phản ánh quan điểm nhất quán của Chính phủ về phát triển ĐBSCL như tôn trọng quy luật tự nhiên, chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, "thuận thiên" là chính, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên để hướng đến phát triển bền vững.

Đoàn tham quan một số dự án được triển khai tại 6 tỉnh và thành phố, bao gồm Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An.

Sự hỗ trợ bền bỉ của Úc ở ĐBSCL

Chia sẻ thông tin với đoàn ở thành phố Cần Thơ, Phó Tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM Ciaran Chestnutt khẳng định quan hệ song phương giữa Việt Nam – Úc đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Năm ngoái hai nước vừa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Và cách đây 2 tuần, trong chuyến công du chính thức đến Úc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng với người đồng cấp chủ nhà Anthony Albanese công bố nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Úc ‘tiếp sức’ cho giải pháp ‘thuận thiên’ ở ĐBSCL- Ảnh 2.

Phó Tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM Ciaran Chestnutt tại nông trại Orlar, ứng dụng công nghệ hiện đại để sản xuất rau quả sạch, không gây phát thải nhà kính, ở tỉnh Long An

THỤY MIÊN

"Việc nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất đã tạo điều kiện mở rộng các cam kết hợp tác giữa hai quốc gia trong nhiều lĩnh vực mới. Trong đó, biến đổi khí hậu là một trong những ưu tiên đặc biệt trong chính sách ngoại giao Úc, cho phép chúng tôi xây dựng những chương trình cụ thể cho ĐBSCL", theo ông Chestnutt.

Bất chấp tầm quan trọng của ĐBSCL trong lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, khu vực đang đối mặt nhiều vấn đề lớn, có thể kể đến cơ sở hạ tầng hay nguy cơ đến từ biến đổi khí hậu.

"Đó là lý do phần lớn vốn viện trợ phát triển (ODA) của Úc cho Việt Nam đều tập trung vào vùng đồng bằng này. Kể từ năm 2000 đến nay, hơn 650 triệu AUD thuộc ODA đã được đầu tư vào ĐBSCL", Phó tổng lãnh sự Úc cho biết. Ông lưu ý con số này không bao gồm 2 công trình đóng vai trò biểu tượng cho tình hữu nghị Việt-Úc tại ĐBSCL là cầu Mỹ Thuận và cầu Cao Lãnh. Trong đó, cầu Mỹ Thuận là đóng vai trò huyết mạch, mở khóa giao thông kết nối thông thoáng ĐBSCL với các vùng khác.

Úc ‘tiếp sức’ cho giải pháp ‘thuận thiên’ ở ĐBSCL- Ảnh 3.

Đoàn doanh nghiệp Úc tìm hiểu quy trình chế biến gạo ở nhà máy SunRice tại tỉnh Đồng Tháp

THỤY MIÊN

Cũng theo nhà ngoại giao Úc, dự án xây cầu cũng là một trong những đặc trưng của chương trình ODA được Úc thực hiện tại Việt Nam. Thông thường, ODA của Úc chủ yếu tập trung vào những vấn đề của các cộng đồng, nghiên cứu những giải pháp hữu hình, tìm cách giải quyết những vấn đề thực tế tại các địa phương.

Mở cửa cho các cơ hội mới

"Năm tài chính 2023-2024, ODA của Úc đầu tư cho Việt Nam là 95,1 triệu AUD. Vào tháng 8.2023, trong chuyến thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Úc Penny Wong thông báo khoản hỗ trợ 94,5 triệu AUD cho nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL giai đoạn 2023-2024", ông Chestnutt cho biết.

Úc ‘tiếp sức’ cho giải pháp ‘thuận thiên’ ở ĐBSCL- Ảnh 4.

Nuôi tôm sinh thái ở rừng ngập mặn Cà Mau

THỤY MIÊN

Trong số này, chương trình có quy mô tài chính lớn nhất là Aus4Adaptation, hoặc gói hỗ trợ thích ứng biến đổi khí hậu cho ĐBSCL, trị giá 75 triệu AUD trong giai đoạn từ năm 2024-2034. Mục tiêu là nhằm thiết lập trung tâm chia sẻ kiến thức ở vùng đồng bằng để cập nhật chuyên môn, kiến thức của Úc về phát triển kinh tế xã hội, đồng thời quảng bá các nỗ lực sống "thuận thiên" với sự dẫn dắt của các cộng đồng, doanh nghiệp và các lãnh đạo nữ giới. Dự án đang trong giai đoạn thiết kế trước khi chuyển sang triển khai chính thức.

Một dự án khác cũng được cấp kinh phí đáng kể là dự án Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo với kinh phí 17 triệu AUD từ năm 2023-2028, theo đó cung cấp những khoản khích lệ về mặt tài chính cho các công ty ở ĐBSCL chuyển đổi sang công nghệ trồng lúa phát thải thấp và bền vững.

Úc cũng đang cung cấp ODA thông qua các chương trình khác, chẳng hạn như ACIAR (Trung tâm Úc về Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế). Sau hơn 3 thập niên hiện diện ở Việt Nam, ACIAR triển khai hơn 260 dự án nghiên cứu, trị giá trên 184 triệu AUD, đóng góp vào nỗ lực nâng cao kỹ năng, sinh kế và thu nhập cho các nông hộ nhỏ; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp; cải tiến chính sách quản lý tác động của biến đổi khí hậu trong nông nghiệp…

Úc ‘tiếp sức’ cho giải pháp ‘thuận thiên’ ở ĐBSCL- Ảnh 5.

Đan lát bằng cỏ năn tượng mang đến giải pháp sinh kế cho nữ giới ở Sóc Trăng

THỤY MIÊN

Đầu tháng 3, trong khuôn khổ chuyến công du Úc của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ NN & PTNN và ACIAR ký thỏa thuận hợp tác mới, theo đó tập trung xây dựng giải pháp bền vững cho nông hộ nhỏ và các đối tượng dễ tổn thương; tăng cường cơ hội đồng tài trợ và liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu song phương và quốc tế; phát triển nguồn nhân lực trong nghiên cứu và quản lý nghiên cứu của Việt Nam.

Giải mã tâm lý của đám đông******

Giải mã tâm lý của đám đông- Ảnh 1.
Giải mã tâm lý của đám đông- Ảnh 2.

Quy luật đồng nhất tâm hồn của đám đông

Gustave Le Bon (1841-1931) là nhà tâm lý học, xã hội học người Pháp nổi tiếng với những công trình như "Những quy luật tâm lý về sự tiến hóa của các dân tộc", "Tâm lý học đám đông", "Cách mạng Pháp và tâm lý học của các cuộc cách mạng". Ông được biết đến nhiều nhất với những nghiên cứu tiên phong về tâm lý đám đông, được trình bày trong tác phẩm "Tâm lý học đám đông" xuất bản năm 1895, đây được coi là một trong những kiệt tác kinh điển của thế giới, vẫn luôn được quan tâm và nghiên cứu trong thời đại hiện nay.

"Tâm lý học đám đông" phân tích tâm lý và hành vi của con người khi họ trở thành một phần của đám đông, cách họ tin, đưa ra những quan điểm và cách mà họ bị thuyết phục. Cuốn sách gồm 3 phần chính: Tâm hồn đám đông; Quan điểm và niềm tin của đám đông; Phân loại đám đông. Mỗi phần tác giả sẽ vừa dẫn dắt lý thuyết, vừa nêu những ví dụ cụ thể và sinh động.

Giải mã tâm lý của đám đông- Ảnh 3.

Theo Le Bon, định nghĩa về đám đông từ quan điểm tâm lý học là: Trong những hoàn cảnh nhất định, và chỉ trong những hoàn cảnh đó, một nhóm người sẽ có những đặc tính mới rất khác so với đặc tính của từng cá nhân cấu thành nhóm đó. Nhân cách có ý thức biến mất, tình cảm và suy nghĩ của mọi cá nhân đều hướng về một phía. Một tâm hồn tập thể được hình thành, dù chỉ là tạm thời, nhưng thể hiện những đặc tính rất rõ ràng.

Chúng ta sẽ thấy được yếu tố vô thức thể hiện sự thống trị thông qua việc điều khiển suy nghĩ và hành vi của mỗi người khi họ ở trong một đám đông, chúng khiến họ suy nghĩ hoàn toàn khác đi so với lúc là một cá nhân riêng lẻ. Người ta có thể trở nên đạo đức hơn, bao dung hơn hoặc anh hùng hơn bao giờ hết, cũng có thể trở thành người bốc đồng, dễ bị kích động, nhẹ dạ cả tin, độc đoán và bảo thủ… Tất cả những loại tình cảm xuất hiện trong tâm lý đám đông đều bị điều khiển và khống chế, bằng cơ chế của sự ám thị, lây nhiễm và lặp đi lặp lại.

Giải mã tâm lý của đám đông- Ảnh 4.

Cách những nhà lãnh đạo nổi tiếng tạo ảnh hưởng

Le Bon đồng thời đưa ra những nhân tố tác động đến các quan điểm và niềm tin của đám đông, bao gồm nhân tố gián tiếp và trực tiếp. Chủng tộc, truyền thống, thời gian, các thể chế và nền giáo dục được coi là những nhân tố gián tiếp làm nền tảng cho mọi niềm tin và quan điểm của đám đông. Trong khi đó, những nhân tố trực tiếp tác động đến quan điểm của đám đông bao gồm: Hình ảnh, ngôn từ và công thức; Các ảo tưởng; Kinh nghiệm; Tình cảm vô thức của đám đông.

Lý trí không ảnh hưởng lên đám đông, bởi đám đông được coi là không có khả năng suy luận, phê bình, được dẫn dắt vô thức nên ảnh hưởng đến đám đông chính là hình ảnh và ngôn ngữ. Khéo léo kết hợp hình ảnh và có công thức đúng đắn cho ngôn ngữ đi liền với hình ảnh sẽ tạo ra sức ảnh hưởng trực tiếp lên đám đông. Ngôn ngữ ở đây không phải là những lý luận thảo luận dài dòng và khó hiểu mà là sự đơn giản và mẹo hình ảnh gây xúc động mạnh mẽ cho đám đông, phù hợp với thời điểm và hoàn cảnh đám đông.

Giải mã tâm lý của đám đông- Ảnh 5.

Từ việc hiểu những cấu tạo tinh thần của đám đông và những động lực nào có thể tác động vào tâm hồn của đám đông, Le Bon nhận thấy rằng trong đám đông, lãnh đạo giữ một vai trò nổi bật. Đám đông sẵn sàng nghe theo những ai dẫn dắt họ bằng những ý tưởng đã chiếm được tình cảm trong tâm hồn họ trước đó. Một nhà lãnh đạo mạnh mẽ có thể tận dụng tâm lý của đám đông và sử dụng các phương thức như sự khẳng định, ám thị, sự lặp đi lặp lại và sự lây nhiễm để thúc đẩy hành động của nhóm theo hướng mà người lãnh đạo mong muốn.

Cùng với đó, một yếu tố góp phần mang đến sức mạnh rất lớn cho các tư tưởng được truyền bá, đó chính là uy tín. Sẽ có nhiều nhân tố góp phần vào sự hình thành uy tín, trong đó thành công luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Khi một người thành công, tư tưởng của họ sẽ thắng thế, nhưng khi thất bại, tư tưởng đó sẽ bị tranh cãi.

Giải mã tâm lý của đám đông- Ảnh 6.

"Tâm lý học đám đông" đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của ngành tâm lý học xã hội. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những đặc điểm tâm lý của đám đông, từ đó có thể đưa ra những biện pháp để kiểm soát và hạn chế những tác động tiêu cực của đám đông. Là tác phẩm gối đầu giường không chỉ cho các sinh viên ngành lịch sử, tâm lý học, xã hội học, luật pháp mà còn cho những chính khách, những nhà đầu tư, những nhà quản lý và nghiên cứu thị trường…

Tác phẩm được Le Bon viết vào thế kỷ trước bởi vậy chắc chắn độc giả sẽ gặp một vài khó khăn để hiểu một số ví dụ hay dẫn chứng mà tác giả đưa ra. Tuy nhiên các quan điểm của Le Bon về tâm lý đám đông vẫn được coi là cơ sở cho các nhà nghiên cứu hiện đại sử dụng và thảo luận về chủ đề này để giải thích các hiện tượng trong xã hội hiện đại. Cuốn sách thuộc lĩnh vực Tâm lý học trong Tủ sách Nền tảng đổi đời do Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ cẩn trọng, tuyển chọn. Độc giả có thể dễ dàng tìm đọc và chọn mua sách tại các không gian Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee trên toàn quốc hoặc tại App Trung Nguyên Legend Café.

Giải mã tâm lý của đám đông- Ảnh 7.


Giải mã tâm lý của đám đông

TRI THỨC LÀ ÁNH SÁNG!

TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH CỦA DÂN TỘC!

(Đón đọc kỳ sau: "Chân, Thiện, Mỹ trong tầm nhìn đương đại")

Công bố nguyên nhân sạt lở bịt kín hầm đường sắt ở Đèo Cả******

Ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh, cho biết để khắc phục sự cố sạt, lở tại hầm Bãi Gió (tỉnh Khánh Hòa), ngành đường sắt đã huy động hơn 200 nhân lực cùng 2 đoàn tàu công trình, 4 máy đào nhỏ cùng các trang thiết bị để gia cố vỏ hầm.

Theo ông Vinh, ngày 12/4, xảy ra đợt sạt lở đầu tiên với khối lượng khoảng 180m3, tưởng chừng đã nạo vét để thông hầm vào 4h30 ngày 13/4, một lượng đất đá với khối lượng khoảng 50m3 lại đổ ập xuống lần thứ 2.

Sạt lở hầm Bãi Gió khiến đường sắt Bắc - Nam tê liệt (Video: Trung Thi).

Công bố nguyên nhân sạt lở bịt kín hầm đường sắt ở Đèo Cả - 1

Khu vực sạt lở trong hầm Bãi Gió (Ảnh: Trung Thi).

"Chúng tôi đã 2 lần làm khung thép để gia cố vỏ hầm, nhưng bất thành vì đất đá trong hầm Bãi Gió vẫn sạt, lở", ông Vinh cho hay.

Nói về nguyên nhân sạt lở, Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh bác bỏ việc sạt, lở do quá trình thi công dự án gia cố hầm Bãi Gió.

"Quá trình thi công không liên quan đến việc sạt lở. Nguyên nhân hầm Bãi Gió được xây dựng cách đây khoảng 90 năm, nên các tầng đất đá ở trên vỏ hầm lâu năm bị phong hóa rồi rơi tự do xuống phía dưới đường ray", ông Vinh thông tin.

Công bố nguyên nhân sạt lở bịt kín hầm đường sắt ở Đèo Cả - 2

Một đoạn hầm nằm cách xa vị trí sạt lở được gia cố bằng khung thép, sau đó phun bê tông (Ảnh: Trung Thi).

Được biết, trước khi vụ sạt lở xảy ra, hầm Bãi Gió đang được đơn vị thi công gia cố các lớp chống thấm, khung thép và phun bê tông lên vỏ hầm.

Cũng theo ông Vinh, vị trí sạt lở nằm phía dưới quốc lộ 1 đoạn đi qua Đèo Cả (đèo nằm giữa địa phận 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa). Do đó, ngành đường sắt đã làm việc với Cảnh sát giao thông tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, tiến hành cấm tất cả các phương tiện xe tải đi trên đường Đèo Cả nhằm giảm áp lực cho vỏ hầm.

Công bố nguyên nhân sạt lở bịt kín hầm đường sắt ở Đèo Cả - 3

Các phương tiện được hướng dẫn quay đầu không vượt Đèo Cả (Ảnh: Trung Thi).

"Xe tải lưu thông trên quốc lộ 1 gây rung động, làm đất đá tiếp tục rơi tự do xuống hầm, gây khó khăn trong công tác khắc phục. Do đó ngành đường sắt kiến nghị cấm tất cả các phương tiện xe tải đi lại trên Đèo Cả", ông Vinh nói.

Lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Khánh Hòa cho biết, đang đề nghị tất cả các phương tiện ô tô quay đầu, không vượt Đèo Cả để tránh gây rung chuyển ảnh hưởng đến quá trình khắc phục sự cố hầm đường sắt Bãi Gió.

Cũng theo Lực lượng Cảnh sát giao thông, hiện vẫn chưa cấm được các xe siêu trường, siêu trọng, xe chở nguyên liệu vì theo quy định các xe này không được phép đi qua hầm Đèo Cả, buộc phải đi qua đèo.

Công bố nguyên nhân sạt lở bịt kín hầm đường sắt ở Đèo Cả - 4

Hành khách được ngành đường sắt trung chuyển bằng ô tô từ ga Tuy Hòa (Phú Yên) đến ga Giã (Khánh Hòa) để đi tàu SE12 vào các tỉnh phía nam (Ảnh: Trung Thi).

Như Dân tríđã thông tin, trong 2 ngày 12 và 13/4, tại hầm Bãi gió xảy ra hiện tượng sạt lở với tổng khối lượng hơn 200m3 gây tê liệt đường sắt bắc - nam đoạn qua 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Do đó các tàu đi từ phía nam ra phải dừng ở ga Giã, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa; các tàu đi từ phía bắc vào phải dừng ở ga Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Chi nhánh Vận tải đường sắt Nha Trang đã huy động ô tô trung chuyển hành khách qua lại giữa 2 ga này.

ket qua mien bac

Thái Bình: Hai học sinh đuối nước tử vong khi tắm ở đầm ven sông Trà Lý******

Lãnh đạo UBND xã Đông Trà, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, cho biết trên địa bàn xã này vừa xảy ra một vụ đuối nước khiến hai học sinh tử vong.

Thông tin ban đầu, chiều 20/4, một nhóm học sinh được nghỉ nên rủ nhau ra khu vực đò Phú Châu chơi.

Tại đây, cháu T.T.T., trú xã Đông Long và N.T.H.L. trú xã Đông Trà, đều là học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Đông Trà cùng một học sinh khác xuống đầm ven sông Trà Lý tắm, các học sinh còn lại về nhà.

Không lâu sau, một trong 3 cháu ở lại tắm đã lên bờ, về nhà, khi thay quần áo xong thì cháu bị chảy máu cam, tinh thần hoảng loạn, không nói được lời nào khiến gia đình lo lắng nên cho cháu nhập viện theo dõi.

Đến chiều cùng ngày, gia đình cháu T.T.T. và N.T.H.L. không thấy con trở về nhà nên đã báo chính quyền cùng tìm kiếm. Đến khoảng 22h cùng ngày, thi thể cả 2 học sinh đã được tìm thấy.

Hiện thi thể các nạn nhân đã được bàn giao cho gia đình lo hậu sự.

Lâm Đồng đề nghị đơn vị thuê Dinh I Đà Lạt nộp lại sổ đỏ******

Theo đó, Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Đà Lạt được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) năm 2015 để thực hiện dự án King Palace (số 1, Trần Quang Diệu, phường 10, TP Đà Lạt, Lâm Đồng).

Ngày 7/6/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định thu hồi đất nên hợp đồng thuê đã chấm dứt, GCNQSDĐ nêu trên không còn giá trị pháp lý.

Do vậy, Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Đà Lạt nộp lại GCNQSDĐ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày 12/4.

Lâm Đồng đề nghị đơn vị thuê Dinh I Đà Lạt nộp lại sổ đỏ - 1

Năm 2020, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động dự án King Palace (Ảnh: Minh Hậu).

Trường hợp doanh nghiệp này không thực hiện, cơ quan chức năng sẽ ban hành quyết định hủy GCNQSDĐ nói trên theo quy định.

Trước đó Dân tríđã thông tin, năm 2014, Công ty cổ phần Hoàn Cầu Đà Lạt được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương thuê Dinh I (Dinh Bảo Đại) cùng các biệt thự trong khuôn viên để thực hiện dự án King Palace.

Mục tiêu dự án phục hồi hiện trạng, xây mới khu biệt thự, khách sạn để phục vụ khách du lịch với tổng diện tích ban đầu ở vào khoảng 18,2 ha.

Đến tháng 3/2015, doanh nghiệp này được cấp GCNQSDĐ và đến tháng 9/2015, dự án King Palace đi vào hoạt động.

Năm 2020, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động dự án King Palace và tiến hành thu hồi đất do doanh nghiệp vi phạm pháp luật về đất đai, đầu tư.

Tháng 9/2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định chấm dứt hoạt động dự án King Palace. Tháng 6/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định thu hồi đất dự án này.

Tuy vậy, đến cuối tháng 3 vừa qua, Công ty cổ phần Hoàn Cầu Đà Lạt vẫn sử dụng đất và hoạt động kinh doanh tại dự án King Palace.

Minh Hậu

Bạn trẻ làm sạch nhà ga, đường sắt để đón tàu du lịch Huế******

Ngày 23.3, đông đảo bạn trẻ của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có mặt tại ga Huế để dự lễ ra quân Ngày chủ nhật xanhnăm 2024. Hoạt động do Tỉnh đoàn Thừa Thiên - Huế phối hợp cùng các đơn vị đường sắt trong khu vực tổ chức, hưởng ứng chuyến tàu dịch vụ, du lịch chạy tuyến Huế - Đà Nẵng sẽ được khai trương vào ngày 26.3.

Bạn trẻ làm sạch nhà ga, đường sắt để đón tàu du lịch Huế - Đà Nẵng- Ảnh 1.

Bạn trẻ Thừa Thiên - Huế làm vệ sinh tại ga Huế

BÌNH THIÊN

Ngay sau lễ ra quân, hơn 1.000 cán bộ ngành đường sắt đã cùng đoàn viên, thanh niên toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế ra quân làm vệ sinh môi trường tại khuôn viên các ga mà chuyến tàu dừng chân như Huế, Hương Thủy, Truồi, Cầu Hai, Thừa Lưu, Lăng Cô và dọc tuyến đường sắt Huế - Phú Lộc.

Anh Nguyễn Thanh Hoài, Bí thư Tỉnh đoàn Thừa Thiên – Huế, cho biết đây là một khởi đầu tốt đẹp cho phong trào Ngày chủ nhật xanhgắn với phát triển loại hình dịch vụ du lịch mới trên địa bàn tỉnh. Anh Hoài kỳ vọng việc đưa vào khai thác tuyến đường sắt Huế - Đà Nẵng không chỉ góp phần kết nối giao thông của người dân giữa 2 địa phương (Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng), mà đoàn tàu mang tên "Kết nối di sản miền Trung" còn hứa hẹn tạo nên những trải nghiệm thú vị cho du khách trên hành trình khám phá cố đô Huế.

Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách từ Huế - Đà Nẵng và ngược lại, từ ngày 26.3, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP.Đà Nẵng tổ chức vận hành đoàn tàu trên khu đoạn Huế - Đà Nẵng theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch. Sẽ có 2 đôi tàu mang số hiệu HĐ1/2 và HĐ3/4 giữa Huế - Đà Nẵng với tên gọi "Kết nối di sản miền Trung".

Đoàn tàu sẽ đi qua đèo Hải Vân, cung đường sắt đẹp nhất Việt Nam, được bình chọn vào top những tuyến đường sắt đẹp nhất, đáng trải nghiệm nhất thế giới. Trên hành trình này, các đoàn tàu sẽ dừng đỗ tại ga Lăng Cô 10 phút để hành khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp, check-in, chụp ảnh vịnh Lăng Cô - một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới.


Bí thư Thừa Thiên Huế yêu cầu tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm giao thông******

Chiều 22/4, ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cùng đoàn công tác có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về đảm bảo an toàn giao thông các tuyến quốc lộ và tổ chức phân luồng giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Theo ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc sở Giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến quốc lộ, gồm: 1A, 49, 49B và đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây); cùng đoạn cao tốc phân kỳ Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 60km và 33km thuộc dự án tuyến  La Sơn - Túy Loan.

Bí thư Thừa Thiên Huế yêu cầu tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm giao thông - 1

Cục Đường bộ Việt Nam làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: Ngọc Minh).

Bộ Giao thông vận tải đã ủy quyền cho tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý quốc lộ 49B với chiều dài 99,8km. Các tuyến khác do Khu Quản lý đường bộ II quản lý. 60km tuyến Cam Lộ - La Sơn do Ban Quản lý dự án Đường Hồ Chí Minh bảo trì.

Đối với đoạn Cam Lộ - La Sơn giai đoạn 1, hội đồng nghiệm thu nhà nước mới tiến hành nghiệm thu có điều kiện để đưa vào khai thác tạm.

Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm nhiều người chết, Cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức phân luồng lại giao thông, cấm các loại xe cỡ lớn đi lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, buộc phương tiện phải đi trên các tuyến khác, nhất là quốc lộ 1A.

Để bảo đảm khai thác hiệu quả, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có kiến nghị đầu tư giai đoạn 2 (giai đoạn hoàn chỉnh) toàn bộ tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Hòa Liên đạt tiêu chuẩn 4 làn xe; đồng thời xây dựng hoàn chỉnh, bổ sung các nút giao liên thông với cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn tỉnh, kết hợp mở rộng, kéo dài đường gom dọc cao tốc.

Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết sau khi có quyết định phân luồng giao thông của Cục Đường bộ, địa phương đã nghiêm túc chấp hành.

Quá trình thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án mở rộng cao tốc, Thừa Thiên Huế đề nghị nghiên cứu hệ thống đường gom, đường dẫn, cầu chui dân sinh, hoàn trả các đường công vụ, tính toán khẩu độ các cống thoát nước, đầu tư trạm dừng nghỉ, hệ thống camera, giao thông thông minh để giám sát, xử lý, quản lý thuận lợi, an toàn, hiệu quả hơn...

Bí thư Thừa Thiên Huế yêu cầu tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm giao thông - 2

Thừa Thiên Huế yêu cầu bảo đảm an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn (trái) và quốc lộ (phải) (Ảnh: Vi Thảo)

Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nhận định, cao tốc là tuyến huyết mạch và quan trọng. Sau khi 2 đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Túy Loan mở rộng đủ 4 làn xe, có giải phân cách giữa, làn dừng khẩn cấp đủ chiều rộng, tuyến cao tốc phía Đông đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ thông suốt với quy chuẩn đường cao tốc.

Với phương án phân luồng lại giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn như hiện tại, ông Lưu yêu cầu công tác đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ phải được thực hiện nghiêm túc hơn; tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Cục Đường bộ Việt Nam nhìn nhận, với quy mô 2 làn xe, không có giải phân cách cứng ở giữa, đi qua khu vực đồi núi nên sau thời gian đưa vào khai thác, đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã bộc lộ nhiều bất cập.

Do đó, việc phân luồng điều tiết giao thông từ tuyến Cam Lộ - La Sơn sang các đường khác là nhằm đảm bảo lưu lượng tham gia trên tuyến không quá mãn tải, dễ dẫn đến ùn tắc giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, mong muốn lãnh đạo tỉnh tạo điều kiện để các đơn vị hoàn thành công việc theo tiến độ. Trong quá trình khai thác, Cục đường bộ Việt Nam sẽ theo dõi sát diễn biến tổ chức giao thông để phát hiện và xử lý kịp thời các bất cập phát sinh; đồng thời, điều chỉnh, bổ sung phương án tổ chức giao thông khi cần thiết.

Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ, sớm thực hiện giai đoạn 2 đầu tư mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn theo quy mô hoàn chỉnh 4 làn xe.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỳ tích Điện Biên Phủ******

Trong suốt chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham dự và chủ tọa nhiều cuộc họp của Bộ Chính trị để nhận định, đánh giá tình hình diễn ra trên mặt trận, chỉ đạo sát sao trên chiến trường Điện Biên Phủ và các chiến trường phối hợp trong cả nước, làm nên kỳ tích Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỳ tích Điện Biên Phủ - 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định mở Cuộc chiến Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ (xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cuối năm 1953).

Hồ Chí Minh - Chỉ huy tối cao chiến dịch Điện Biên Phủ, là nhân tố quyết định dẫn đến thắng lợi "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"

Chủ động nắm chắc diễn biến tình hình Điện Biên Phủ, Người nhấn mạnh: "Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà cả đối với quốc tế. Vì vậy toàn dân, toàn quân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được" [1]. Bằng quyết định lịch sử này, Hồ Chí Minh đã chủ động chỉ đạo chuyển phương thức tác chiến từ "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu" sang đánh vào chỗ mạnh nhất của địch và buộc quân Pháp phải giao chiến với ta sớm hơn 1 năm so với kế hoạch của chúng. Đây là một quyết định táo bạo, sáng suốt vì có tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm - bước cố gắng cao nhất của Pháp thì mới có thể kết thúc chiến tranh. Việc chuyển từ "vận động chiến" sang "trận địa chiến", "đánh vỗ mặt" đối phương là bước phát triển tất yếu của Quân đội ta trong chiến tranh giải phóng.

Với sự thận trọng nhưng nhạy bén, sắc sảo của nhà quân sự nắm chắc thực lực đất nước, Hồ Chí Minh nhất quán trong việc thực hiện phương châm tác chiến "đánh chắc thắng". Từ đầu năm 1953, Người đã dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Chiến trường ta hẹp, người của ta không nhiều, cho nên ta chỉ được thắng, không được bại, bại thì hết vốn" [2]. Tháng 01/1954, khi tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường ra Mặt trận, Người lại nhấn mạnh: "Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh" [3]. Phương châm "đánh chắc thắng" của Người không chỉ thể hiện sự cẩn trọng của nhà cầm quân "biết mình, biết người" mà còn là trách nhiệm, là "lòng nhân" của vị chỉ huy tối cao đối với vận mệnh dân tộc và sinh mệnh người lính trên chiến trường. Phương châm "đánh chắc, thắng chắc" của Hồ Chí Minh đã trở thành nguyên tắc chỉ đạo cao nhất, bảo đảm chiến dịch Điện Biên Phủ đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Người còn tỏ rõ tài năng trong việc lựa chọn cán bộ chỉ huy cao nhất của chiến dịch. Đường lối tác chiến đúng chỉ có thể phát huy giá trị khi được thực hiện bởi những nhà chỉ huy lỗi lạc. Ngày 06/12/1953, Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị cùng với việc thông qua quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, đã quyết định cử Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ. Nhận thức rõ tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ, Người đã quyết định "xuất tướng" cùng với lời tiễn đầy tin tưởng, khích lệ: "Trao cho chú toàn quyền quyết định" [4]. Trong sử dụng cán bộ, Người luôn thực hiện phương châm: Đã giao việc là giao quyền, đã giao quyền thì phải có lòng tin. Lòng tin cao độ và sự tôn trọng cấp dưới của Hồ Chí Minh đã giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đủ căn cứ và thẩm quyền để đưa ra quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình: Chuyển phương châm tác chiến "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" khi cả mặt trận đã dàn quân, đạn đã lên nòng. Thực hiện phương châm tác chiến mới, ta sẽ chủ động về mục tiêu tấn công, thời gian tấn công và có thể tập trung binh, hỏa lực vào việc tiêu diệt gọn từng cụm cứ điểm, giành thắng lợi trong từng trận đánh, từng đợt tấn công để tiến tới thắng lợi cuối cùng. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh quyết định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hoàn toàn đúng đắn. Tài năng, bản lĩnh chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã được lịch sử và thế giới tôn vinh nhưng sâu xa ở đó là khả năng dùng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh đã kịp thời động viên các binh sĩ tham chiến tại Điện Biên Phủ để họ vượt qua muôn vàn khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.

Sức chiến đấu của quân đội nằm ở ý chí, nhiệt huyết của những người trực tiếp cầm súng trên chiến trường. Người từng đúc kết, nếu tinh thần chiến đấu của người lính thấp thì trong tay họ, "đại bác chỉ là một cục sắt". Với đội quân cách mạng non trẻ, có sự thiếu hụt rất lớn về vũ khí, trình độ và kinh nghiệm chiến đấu thì yếu tố tinh thần càng quan trọng. Người nhấn mạnh: "Trung ương và các chú quyết tâm cũng chưa đủ, mà phải làm cho quyết tâm đó xuống đến mọi người chiến sĩ... Quyết tâm đó phải thành một khối thống nhất từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên" [5]. Hồ Chí Minh đã truyền đến tất cả binh sĩ trực tiếp chiến đấu ở Điện Biên Phủ tinh thần quyết chiến, quyết thắng bằng nhiều cách khác nhau.

Trong "Thư gửi cán bộ và chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ" (12/1953), Người yêu cầu: "Các chú phải chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh: Quyết tâm tiêu diệt địch, quyết tâm giữ vững chính sách, quyết tâm tranh nhiều thắng lợi" [6]. Tết Giáp Ngọ (1954), Người viết thư gửi toàn thể cán bộ và chiến sĩ với lời nhắn: "Bác mong các chú nêu cao quyết tâm, chiến đấu bền bỉ, thu nhiều thắng lợi hơn nữa, làm cho mùa xuân năm nay thành mùa Xuân đại thắng lợi" [7]. Tháng 3/1954, trước thời khắc mở màn chiến dịch, Người viết thư động viên cán bộ, chiến sĩ: "Các chú sắp ra mặt trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang… Nhiều đơn vị đã đánh thắng trên các mặt trận. Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới" [8]. Ngày 15/3/1954, sau khi quân ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam 2 ngày, Người đã gửi bức điện khen ngợi các chiến sĩ Điện Biên Phủ và căn dặn quân ta "phải cố gắng, chiến đấu dẻo dai, bền bỉ, chớ chủ quan khinh địch, giành toàn thắng cho chiến dịch này" [9]. Lời dặn đó vô cùng cần thiết vì càng đánh vào sâu, trận chiến càng ác liệt. Đại tướng Võ Nguyên Giáp hồi tưởng: Đến tháng 4/1954, "vòng vây càng khép chặt, cuộc chiến đấu càng trở nên căng thẳng. Bộ đội ta ăn, ngủ tại công sự trên trận địa, trong tầm hỏa lực dữ dội của quân địch. Cuộc chiến đấu càng kéo dài, sức khỏe của bộ đội càng suy giảm. Một số hiện tượng không bình thường bắt đầu xuất hiện trong việc chấp hành nhiệm vụ chiến đấu" [10]. Trong hoàn cảnh đó, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã kịp thời chỉ thị cho các cấp ủy, đảng viên và toàn thể cán bộ phải ra sức khắc phục tư tưởng hữu khuynh, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ.

Chiều 07/5/1954, lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng" của quân ta tung bay trên nóc hầm sở chỉ huy địch thì ngày 08/5/1954, Người đã có "Thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ" và quyết định tặng huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phủ" cho tất cả cán bộ tham gia chiến dịch này. Người đã theo sát tình hình Điện Biên Phủ từng ngày, từng giờ và những lá thư của Người là nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao đối với các chiến sĩ Điện Biên. Họ đã không quản ngại hy sinh, gian khổ, đem hết sức mình góp phần vào thắng lợi cuối cùng để mừng sinh nhật Người.

Hồ Chí Minh đã thành công trong việc huy động sức mạnh của toàn dân để chi viện cho Điện Biên Phủ. Với tầm nhìn xa trông rộng, Người đã rất quan tâm đến công tác hậu cần, chi viện. Từ tháng 7/1953, Người đã chỉ đạo và quyết định thành lập Hội đồng cung cấp Mặt trận do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch. Bởi vì, chi viện cho Điện Biên Phủ là vấn đề đặc biệt khó khăn, Điện Biên Phủ cách xa các căn cứ của ta vài trăm cây số, trong khi đó ta chỉ có sức người và phương tiện thô sơ. Trước khi chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn (12/1953), Người đã viết thư "Gửi cán bộ cung cấp và đồng bào dân công" để động viên họ ra sức thi đua, chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn, giúp sức bộ đội, hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao. Khi ta lựa chọn phương án "đánh chắc, tiến chắc", không có mốc thời gian cụ thể kết thúc chiến dịch thì sự chi viện càng phải tăng lên. Hậu cần trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng, quyết định thắng - bại vì lẽ đơn giản: Bộ đội không có ăn thì không thể đánh giặc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: "Trên vách liếp bàn làm việc của tôi, bên cạnh tấm bản đồ chiến trường toàn quốc, bản đồ Điện Biên Phủ, còn một biểu đồ chỉ đỏ lên xuống: Đó là biểu đồ hậu cần" [11] để theo dõi lượng gạo có trong kho hàng ngày. Để khắc phục khó khăn, bảo đảm sự cung cấp cho tiền tuyến, ngày 19/4/1954, Bộ Chính trị dưới sự chủ trì của Người đã ra nghị quyết: "Toàn dân, toàn Đảng, và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện cho Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này" [12]. Thực hiện chỉ đạo của Người, chỉ trong một thời gian ngắn, ta đã huy động được một khối lượng rất lớn sức người, sức của từ các vùng tự do để chi viện cho Điện Biên Phủ. Hồ Chí Minh còn chỉ đạo huy động nguồn hậu cần tại Tây Bắc vì phương án này vừa không tốn nhiều công sức vận chuyển, vừa nhanh chóng, vừa đỡ lộ bí mật. Đại tướng Võ Nguyên Giáp ca ngợi: "Đồng bào Tây Bắc… san sẻ nốt những hạt gạo cuối cùng cho bộ đội ăn để đánh giặc" [13]. Bên cạnh đó, để ngăn chặn sức chi viện của đối phương, pháo binh của ta được lệnh khống chế các sân bay của chúng. Các chiến trường khác trong cả nước cũng tăng cường hoạt động để ngăn cản Pháp chuyển quân lên Điện Biên Phủ. Cả một bộ máy chiến tranh được điều khiển nhịp nhàng dưới bàn tay và khối óc của Người. Kết quả là hàng nghìn xe thồ, đôi chân trần của dân công hỏa tuyến đã chiến thắng máy bay trực thăng hiện đại của người Pháp. H.Nava đã thua trước khả năng huy động sức mạnh toàn dân và cách thức giải quyết vấn đề hậu cần rất linh hoạt, sáng tạo của Hồ Chí Minh.

Điện Biên Phủ là đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch và tầm nhìn, nghệ thuật quân sự, trí tuệ thiên tài của Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định dẫn đến thắng lợi "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Hồ Chí Minh đã dự báo chính xác về chiến thắng Điện Biên Phủ và sớm có dự cảm về Điện Biên Phủ mới sẽ diễn ra ở Việt Nam

Hồ Chí Minh là nhà dự báo chiến lược thiên tài. Không phải một lần "xuất thần" mà năng lực dự báo của Người đã thể hiện trong suốt cuộc đời. Người đã có dự cảm rất sớm về thắng lợi của ta trong trận đánh cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1949 - thời điểm cuộc kháng chiến còn ở giai đoạn cầm cự, chúng ta phải "chiến đấu trong vòng vây", trong tác phẩm "Giấc ngủ mười năm" (bút danh Trần Lực), Người đã phác họa cảnh tượng trận đánh cuối cùng như sau: "Kết quả trận ấy khủng khiếp thật, nhưng khủng khiếp cho giặc chứ không phải khủng khiếp cho ta… Quân địch bị ta vây kín. Chúng không thể cứu viện được nhau, bị ta tiêu diệt gần hết". Điện Biên Phủ năm 1954 đã diễn ra đúng như thế. Tháng 4/1954, khi ở chiến trường đang có sự giằng co ác liệt giữa ta và địch, trong cuộc trò chuyện với nhà báo người Úc W.Bớcset, Người đã mô tả thế trận ở Điện Biên Phủ một cách độc đáo: "Người lật ngửa chiếc mũ cát trên chiếc bàn tre, đưa mấy ngón tay vòng quanh mũ, giải thích: Đây là rừng núi, nơi có lực lượng của chúng tôi. Rồi người nắm tay lại, đấm vào lòng mũ và nói tiếp: Còn đây là quân Pháp. Họ không thoát khỏi chỗ này được" [14]. Sự điềm tĩnh và khả năng "đọc thế trận" của Người thể hiện một niềm tin khoa học vào chân lý mà Người đã đúc kết "chính nghĩa sẽ thắng". Cuối tháng 4/1954, lúc tiễn Thủ tướng Phạm Văn Đồng lên đường dự Hội nghị Giơnevơ - hội nghị quốc tế đầu tiên mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự, Người cho biết sẽ có một món quà quý tặng đoàn đại biểu của ta. Món quà vô giá ấy chính là sự kiện quân ta phất cờ trên hầm Đờ Cáxtơri chiều ngày 07/5/1954. Trong phiên khai mạc về vấn đề Đông Dương sáng 08/5/1954, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng bước vào phòng họp với tư thế của người chiến thắng và có "thế" để đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnevơ với điều khoản quan trọng: Các nước tham dự hội nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương. Việc dự đoán chính xác, khoa học chiều hướng phát triển của sự vật, các tình huống lớn sẽ xảy ra trong tương lai là yêu cầu, phẩm chất không thể thiếu của lãnh tụ cách mạng. Hồ Chí Minh là mẫu lãnh tụ điển hình cho năng lực đó.

Người đã nhiều lần chỉ ra ý nghĩa to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ và nhấn mạnh: "Ba chữ Điện Biên Phủ đã làm cho tiếng tăm dân tộc Việt Nam ta lừng lẫy khắp năm châu" [15]. Dù vậy, Người vẫn căn dặn cán bộ tuyên truyền tuyệt đối không được sỉ nhục đối phương, không được kích động ở người Pháp lòng tự ái dân tộc. Đó là đức khoan dung và cũng là tầm nhìn của chính trị gia thiên tài.

Được tôi luyện trong bao thăng trầm của cách mạng Việt Nam và thế giới, Hồ Chí Minh luôn "Thắng không kiêu, bại không nản"; ung dung tự tại, điềm tĩnh là phong cách của Người. Người luôn cẩn trọng và không bao giờ để lộ một niềm vui bồng bột hay một sự lo âu quá mức. Vì thế, trong thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc ngày 08/5/1954, Người đã căn dặn: "Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch". Con đường đi đến độc lập, tự do của một dân tộc nhỏ không phải là con đường thẳng tắp. Người khẳng định: "Để tranh lấy thắng lợi mới, chúng ta phải ra sức vượt khó khăn mới; quân, dân và cán bộ ta, mỗi người phải ra sức thi đua làm tròn nhiệm vụ, tuyệt đối chớ khinh địch, chớ chủ quan. Nhiều Điện Biên Phủ khác đang chờ đợi chúng ta" [16]. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa II (7/1954), Người nhấn mạnh: "Đế quốc Mỹ thì đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp, mũi nhọn của ta phải chĩa vào đế quốc Mỹ" [17]. Thời gian này, đế quốc Mỹ vừa bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh Triều Tiên; ít ai nghĩ rằng Mỹ lại tiến hành ngay chiến tranh xâm lược Việt Nam. Song, lịch sử đã diễn ra như Người dự báo. Sau này, "sa lầy" ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ và leo thang chiến tranh. Tháng 11/1964, Hồ Chí Minh cảnh báo: Nếu muốn tránh thất bại nhục nhã như ở Điện Biên Phủ thì Mỹ chỉ có một cách duy nhất là chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam, rút quân đội về nước; nếu không, "Điện Biên, Mỹ chẳng phải chờ lâu" [18]. Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari với điều khoản tương tự như Hiệp định Giơnevơ, rằng Hoa Kỳ tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Những dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mang lại cho quân - dân Việt Nam niềm tin và sự chủ động để đi đến ngày toàn thắng. 

Sau năm 1954, cụm từ "Việt Nam - Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ" trở thành biểu tượng chiến thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người chỉ huy trực tiếp mặt trận Điện Biên Phủ đúc kết: "Chiến thắng Điện Biên Phủ là công đầu thuộc Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà chiến lược thiên tài, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam" [19]Tròn 7 thập kỷ trôi qua, nhưng tinh thần Điện Biên Phủ vẫn ngời sáng, luôn là tiềm năng quý giá, đã, đang và mãi tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Chú thích:

[1] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, Tập 5Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr. 323.

[2] Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - vị tướng của hòa bình, Nxb Văn hóa Sài gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, 2009, tr. 638.

[3] Võ Nguyên Giáp, "Mùa xuân Điện Biên Phủ", Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1/1994, tr. 5.

[4] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, Tập 5Sđd, tr. 335.

[5] Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2014, tr. 107.

[6] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr.378.

[7] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr.401.

[8] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr.433.

[9] Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sửTập 5, Sđd. tr. 351.

[10] Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - vị tướng của hòa bình, Sđd, tr. 308.

[11] Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - vị tướng của hòa bình, Sđd, tr. 306.

[12] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tậpTập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 88.

[13] Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - vị tướng của hòa bình, Sđd, tr. 311.

[14] Hồi ký Bớcsét, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1990, tr. 254-255.

[15] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Sđd, tr.397.

[16] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr.501.

[17] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr.551.

[18] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 14, Sđd, tr. 415.

[19] Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 294.

ThS Đặng Công Thành - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

Kỷ luật cựu Phó Bí thư kiêm Chủ tịch UBND 2 tỉnh An Giang và Sóc Trăng******

Tại kỳ họp thứ 40 diễn ra ngày 23 và 24/4, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại Đảng bộ các tỉnh An Giang và Sóc Trăng.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định ông Vương Bình Thạnh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang; ông Trần Văn Chuyện, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Hai cựu lãnh đạo địa phương đã vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Kỷ luật cựu Phó Bí thư kiêm Chủ tịch UBND 2 tỉnh An Giang và Sóc Trăng - 1

Ông Trần Văn Chuyện (Ảnh: Báo Sóc Trăng).

Những vi phạm này, theo cơ quan kiểm tra của Đảng, gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Vương Bình Thạnh và khiển trách ông Trần Văn Chuyện.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp này cũng xem xét kết quả giám sát đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy cùng các ủy viên Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình và Bạc Liêu.

Cơ quan này yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình và Bạc Liêu nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; công tác cán bộ và việc quản lý, sử dụng đất trong các dự án đầu tư; việc kê khai tài sản, thu nhập.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu chỉ đạo kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

【biên tập】Tân Thái
tuyên bố đặc biệt:

Bản quyền của tất cả các tác phẩm trên trang web này được đánh dấu "Nguồn: China People's Media" thuộc về China People's Media. Các tác phẩm trên không được phép sao chép, trích đoạn hoặc sử dụng theo cách khác mà không được phép. Nếu tác phẩm đã được trang web này cấp phép thì tác phẩm đó phải được sử dụng trong phạm vi được cấp phép và ghi rõ "Nguồn: China People's Media". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước trang web này theo quy định của pháp luật.

tin nóng hổi