Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

i5bet giải bóng chuyền mỹ_y nghia deo vong ximen

2024-05-20 17:01:54 tác giả:Ngọc Bùi nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Quê hương Bà Chúa thơ Nôm bị "xóa tên" sau sáp nhập?******

UBND huyện Quỳnh Lưu đã có công văn gửi Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An, UBND tỉnh và Sở Nội vụ tỉnh này đề nghị điều chỉnh tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập xã, giai đoạn 2023-2025. Huyện này có 15 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sáp nhập, thành 7 đơn vị hành chính cấp xã mới.

Trong đó, có 2 đơn vị hành chính mới sau sáp nhập sẽ có tên mới. Cụ thể, xã Quỳnh Nghĩa và Tiến Thủy thành xã Phú Nghĩa; các xã Quỳnh Hưng, Quỳnh Bá và Quỳnh Ngọc sau sáp nhập có tên mới là xã Bình Sơn.

5 đơn vị hành chính khi sáp nhập, tên xã mới được ghép từ 2 tên của các xã cũ. Gồm: Quỳnh Thuận sáp nhập với Quỳnh Long, thành xã Thuận Long; Quỳnh Thọ và Sơn Hải thành xã Hải Thọ; Quỳnh Hoa và Quỳnh Mỹ thành Hoa Mỹ; Quỳnh Minh và Quỳnh Lương thành Minh Lương; Quỳnh Hậu và Quỳnh Đôi thành xã Đôi Hậu.

Quê hương Bà Chúa thơ Nôm bị xóa tên sau sáp nhập? - 1

Xã Quỳnh Đôi nổi tiếng là đất học, đỗ đạt tại Nghệ An (Ảnh: Nhật Thanh/quynhdoi.gov.vn).

Việc đặt tên mới cho các xã sau sáp nhập, đặc biệt là Quỳnh Hậu và Quỳnh Đôi thành xã Đôi Hậu khiến nhiều người dân băn khoăn, nhất là người dân sinh ra và lớn lên ở xã Quỳnh Đôi.

Quỳnh Đôi được biết đến là vùng đất khoa bảng của Nghệ An. Theo ghi chép, từ năm 1378 đến năm 1918, khi bãi bỏ khoa thi bằng chữ Hán, làng Quỳnh Đôi có 734 người đỗ tú tài và cử nhân, 4 người đỗ Phó bảng, 7 người đỗ Tiến sĩ, 2 người đỗ Hoàng Giáp và 1 người đỗ Thám hoa.

Đây cũng chính là quê hương của Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, danh nhân lịch sử Hồ Phi Tích, nhà cách mạng tiền bối Hồ Tùng Mậu, anh hùng lực lượng vũ trang Cù Chính Lan...

Bởi vậy, với việc đặt tên bằng cách ghép tên 2 xã lại với nhau, nhiều người lo ngại tên làng khoa bảng Quỳnh Đôi sẽ bị "xóa sổ".

Anh Nguyễn Huy cho biết: "Cái tên Quỳnh Đôi nổi tiếng làng khoa bảng, cứ nghe tên Quỳnh Đôi là biết ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Giờ đặt tên Đôi Hậu nghe như ở đâu xa lạ".

Quê hương Bà Chúa thơ Nôm bị xóa tên sau sáp nhập? - 2

Công văn của huyện Quỳnh Lưu về đề xuất tên gọi đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập (Ảnh: Đ. Thắng).

Ông Hồ Bảo Thông, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Đôi, cho hay tên Đôi Hậu mới là đề xuất, kiến nghị, chưa phải là tên gọi thống nhất, chưa tổ chức lấy ý kiến đến người dân. Tuy nhiên, qua nắm bắt chung, cán bộ, đảng viên, nhân dân xã Quỳnh Đôi đều mong muốn giữ lại tên xã.

"Quỳnh Đôi là tên làng, cũng chính là tên xã. Địa danh này đã có trên 600 năm, và là nơi có trầm tích văn hóa, truyền thống hiếu học, khoa bảng, nếu không còn tên làng, tên xã nữa chúng tôi cũng trăn trở. Xã sẽ kiên trì kiến nghị giữ lại tên xã sau sáp nhập", ông Thông cho hay.

Trong khi đó, ông Trần Đức Hữu, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hậu, cho biết trước đó, khi triển khai kế hoạch sắp xếp lại các đơn vị hành chính 2 xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu đề xuất tên gọi chung cho 2 xã là Quỳnh Đôi.

"Khi hay tin, người dân xã Quỳnh Hậu, đặc biệt là các cụ đảng viên, lão thành không tán thành. Ai cũng mong muốn giữ lại tên xã của mình, các cụ ra tận huyện, đến tận nhà cán bộ để đề đạt nguyện vọng, ý kiến", ông Hữu nói.

Theo ông Hữu, địa danh Quỳnh Hậu có từ lâu đời, đây là nơi phát hiện có dấu tích sinh sống của người Việt cổ từ khoảng 4.000 năm trước.

Xã Quỳnh Hậu bắt nguồn từ làng Kẻ Bèo, năm 990, vua Lê Đại Hành sắc phong Cao Sơn - Cao Các là thành hoành làng. Đến năm 1660, mảnh đất này có tên là Bào Hậu. Sau nhiều lần tách, nhập, xã có tên Quỳnh Hậu như hiện nay. Bởi vậy, xét về sự hình thành và phát triển, Quỳnh Hậu cũng có bề dày về lịch sử, văn hóa...

Người dân đồng ý với chủ trương sáp nhập xã nhưng mong muốn được giữ lại tên xã, hoặc ghép tên hai xã lại. Giữa hai xã có tỉnh lộ 537D, người dân thuận miệng gọi là đường Hậu Đôi. Bởi vậy, người dân xã Quỳnh Hậu đề xuất đặt tên mới sau sáp nhập 2 xã là xã Hậu Đôi, vừa giữ được tên 2 xã, vừa thuận miệng, dễ gọi.

"Không quan trọng tên xã nào đứng trước xã nào nhưng bản thân tôi thấy tên Đôi Hậu cũng ngược ngược. Ý kiến của nhân dân 2 xã rất khó hài hòa. Theo tôi, ở đây cần có sự chia sẻ, thống nhất cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân 2 xã, mỗi bên đặt cái tôi của mình ít đi một chút, để sớm có cái tên gọi thống nhất, hài hòa", ông Hữu nói.

Lãi suất giảm, tín dụng tháng 3 tăng gần 1%,******

Tháng 3 là tháng đầu tiên trong 3 tháng đầu năm ngành ngân hàng tăng trưởng tín dụng ở mức dương với 0,98%. Trong khi 2 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng ở mức âm. 

Các ngân hàng đã đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng với các gói tín dụng lãi suất thấp. Lãi suất bình quân huy động và cho vay đối với các giao dịch phát sinh mới lần lượt ở mức 3,1%/năm và 6,5%/năm, giảm tương ứng khoảng 0,4%/năm và 0,6%/năm so với cuối năm 2023; tỷ giá diễn biến phù hợp với xu hướng các đồng tiền quốc tế so với USD.

Lãi suất giảm, tín dụng tháng 3 tăng gần 1%, - Ảnh 1.

Tín dụng tăng tháng 3

NGỌC THẮNG

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 và đang rà soát để sửa đổi, bổ sung, gia hạn Thông tư; tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng như chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng, chương trình cho vay lâm sản, thủy sản...

Trong những ngày qua, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục hút tiền về liên tục. Ngày 28.3, nhà điều hành hút về 4.600 tỉ đồng qua thị trường mở. 6 thành viên tham gia thị trường trúng thầu với kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 2,5%/năm. Đây là mức lãi suất cao nhất kể từ khi Ngân hàng Nhà nước hút tiền về trên thị trường từ giữa tháng 3 đến nay, cao hơn khoảng 1,2%/năm. Lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng giảm trở lại, thấp hơn từ 0,1 - 0,3%/năm. Ngày 27.3, lãi suất kỳ hạn qua đêm còn 0,28%/năm, 1 tuần 1,58%/năm, 2 tuần 2,04%/năm, 1 tháng 2,36%/năm, 3 tháng 3,1%/năm…

Tổng thống Lukashenko nói tay súng tấn công Moscow chạy sang Belarus trước******

Sau vụ tấn công tại Moscow hôm 22.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng phía Ukraine đã chuẩn bị sẵn lối thoát tại biên giới cho các tay súng bỏ chạy.

Tổng thống Lukashenko nói tay súng tấn công Moscow chạy sang Belarus trước- Ảnh 1.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko

AFP

Ukraine đã bác bỏ mọi cáo buộc liên quan trong vụ việc nhưng các quan chức hàng đầu Nga, gồm Thư ký Hội đồng An ninh Nikolai Patrushev và Giám đốc Cơ quan An ninh liên bang (FSB) Alexander Bortnikov đã tố cáo trực tiếp Kyiv, dù không tung ra bằng chứng.

Tuy nhiên, trong một cuộc họp với các phóng viên ngày 26.3, Tổng thống Lukashenko đã kể về sự phối hợp của lực lượng an ninh Belarus và Nga trong việc ngăn chặn các tay súng bỏ chạy.

Theo hãng thông tấn Belta, nhà lãnh đạo cho hay Belarus khi đó đã ngay lập tức củng cố an ninh tại biên giới. Ông nói rằng đã nhận được báo cáo từ lãnh đạo an ninh và đã cho lập các chốt kiểm soát trên bộ, triển khai các đơn vị quân đội và biên phòng để chặn các tay súng đang tiến đến từ hướng tỉnh Bryansk của Nga.

"Vì thế mà chúng không thể nào đi vào Belarus. Chúng nhận ra điều đó nên đã quay đầu và tiến về biên giới Ukraine-Nga", ông Lukashenko, đồng minh của Tổng thống Putin, nói.

Tổng thống Putin nói "Hồi giáo cực đoan" tiến hành khủng bố ở Moscow, Ukraine có liên quan

Tổng thống Belarus còn cho biết đã liên lạc liên tục với Tổng thống Nga, trong đó, ông Putin đã đề nghị ông khóa chặt biên giới lại. "Ông Putin và tôi không ngủ trong suốt 24 giờ. Chúng tôi giữ liên lạc mọi lúc. Khi đến thời điểm thích hợp để phát biểu trước cả nước, ông ấy đã làm vậy", Tổng thống Lukashenko nói.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã nhận trách nhiệm vụ tấn công. Tổng thống Putin thừa nhận vụ việc do lực lượng "Hồi giáo cực đoan" tiến hành nhưng tuyên bố sẽ điều tra ai đứng sau ra lệnh.

Cơ quan điều tra Nga cho biết 139 người đã thiệt mạng và 182 người khác bị thương trong vụ tấn công tại Moscow, theo hãng tin Sputnik. Lực lượng chức năng đã bắt giữ 11 người liên quan.

Công bố nhiều tài liệu lưu trữ gốc về chiến dịch Điện Biên Phủ******

Ngày 5/4, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) và 70 năm ngày ký Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (tháng 7/1954), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức buổi giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia liên quan những sự kiện trên. 

Bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, cho biết dịp này, trung tâm giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ gốc trong khoảng hàng nghìn tài liệu, để công chúng có điều kiện tiếp cận và giới thiệu nguồn tài liệu lưu trữ mà Nhà nước đang quản lý.

Công bố nhiều tài liệu lưu trữ gốc về chiến dịch Điện Biên Phủ - 1

Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Trần Việt Hoa phát biểu sáng 5/4 (Ảnh: Hà Mỹ).

Theo đó, trung tâm đang bảo quản khối lượng lớn hồ sơ, tài liệu tái hiện hoàn cảnh lịch sử, quá trình chỉ đạo, sự chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ; cũng như diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch, quá trình quân dân cả nước phối hợp cùng chiến trường Điện Biên Phủ...

Nhiều hình ảnh, tư liệu ghi lại công tác hậu cần chiến dịch, chính sách của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa với các thương bệnh binh và với các hàng binh; tài liệu về tinh thần lạc quan chiến đấu, phục vụ chiến đấu của quân và dân ta trong chiến dịch. 

Các tư liệu nhằm phản ánh về sự lãnh đạo tài tình, những quyết sách, chiến lược nhạy bén của Đảng và Chính phủ, Quân đội nhân dân Việt Nam, về sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của toàn dân, toàn quân quyết tâm chiến thắng trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc; vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy chiến dịch...

Công bố nhiều tài liệu lưu trữ gốc về chiến dịch Điện Biên Phủ - 2

Bức ảnh "Dân công thồ hàng bằng xe đạp phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ" của TTXVN có trong danh sách tư liệu được công bố sáng 5/4.

Về tài liệu liên quan Hội nghị Genève về lập lại hòa bình ở Đông Dương năm 1954, trung tâm lưu trữ những tài liệu, hình ảnh về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả hội nghị, tác động và quá trình thực thi hiệp định...

Đặc biệt, nhiều bản đồ tuyên bố về lập trường, quan điểm của các bên tham gia hội nghị, về sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam đã phản ánh một cách sinh động về diễn biến của Hiệp định Genève. 

Công bố nhiều tài liệu lưu trữ gốc về chiến dịch Điện Biên Phủ - 3

Các hồ sơ, tài liệu liên quan chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Genève được trưng bày, công bố tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Ảnh: Hà Mỹ).

Hiện, tài liệu, tư liệu, hình ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Genève được chỉnh lý, sắp xếp khoa học và được bảo quản an toàn, phục vụ các nhu cầu khai thác của đông đảo công chúng. 

Trung tâm Lưu trữ quốc gia III cũng đang phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia Pháp, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức triển lãm "Quan hệ Việt Nam - Pháp: Từ Điện Biên Phủ đến đối tác chiến lược", với nguồn tài liệu của nhiều cơ quan, tổ chức. 

'Ông lớn' SSI sẽ tăng vốn lên hơn 19.600 tỉ đồng, củng cố vị trí dẫn đầu về vốn******

Trình bày tại Đại hội cổ đông thường niên 2024, ông Nguyễn Hồng Nam - Tổng giám đốc SSI - nhận định năm 2024, thị trường chứng khoán vẫn đi lên với dự báo tăng trưởng lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp niêm yết ở mức 14% so với năm 2023. Dòng vốn của các nhà đầu tư cá nhân sẽ quay trở lại thị trường. Bên cạnh đó, hệ thống giao dịch KRX được đưa vào vận hành và những thay đổi được kỳ vọng tích cực từ quyết tâm nâng hạng của thị trường chứng khoán trong năm 2024. Ông dự báo VN-Index sẽ đạt 1.300 điểm trong năm nay và thanh khoản bình quân của thị trường đạt 18.000 - 20.000 tỉ đồng/ngày.

'Ông lớn' SSI sẽ tăng vốn lên hơn 19.600 tỉ đồng, củng cố vị trí dẫn đầu về vốn- Ảnh 1.

SSI sẽ thực hiện tăng vốn lên hơn 19.600 tỉ đồng để củng cố vị trí dẫn đầu về vốn trong nhóm công ty chứng khoán

SSI

Hội đồng quản trị SSI đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024 và xác định một số định hướng cho hoạt động bao gồm: Đẩy mạnh chuyển đổi số để đổi mới mô hình kinh doanh, hướng đến các tập khách hàng có nhu cầu chuyên biệt; tận dụng thế mạnh về quy mô vốn để cung cấp các sản phẩm độc đáo cho khách hàng...

Kế hoạch kinh doanh cho năm 2024 của SSI bao gồm doanh thu hợp nhất đạt 8.112 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.398 tỉ đồng, tương ứng tăng 19% so với năm trước. Bên cạnh đó, SSI cũng tiếp tục thực hiện phương án chào bán, phát hành cổ phiếu đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua trong năm 2023. Cụ thể, cuối tháng 12.2023, cổ đông SSI đã thông qua hai phương án tăng vốn bao gồm phát hành hơn 302,2 triệu cổ phiếu thưởng để tăng vốn theo tỷ lệ 100:20 và chào bán hơn 151 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu giá 15.000 đồng/cổ phiếu theo tỷ lệ 100:10. Tổng cộng SSI sẽ phát hành thêm hơn 453,3 triệu cổ phiếu mới. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của SSI dự kiến tăng từ hơn 15.111 tỉ đồng lên gần 19.645 tỉ đồng, củng cố vị trí số 1 về vốn trong nhóm các công ty chứng khoán.

Kết thúc năm 2023, tổng tài sản SSI ghi nhận ở mức 69.241 tỉ đồng, tăng trưởng 32,6% so với năm 2022 và tiếp tục giữ vững vị trí số 1 trong ngành chứng khoán xét về quy mô tài sản. Doanh thu thuần đạt 7.281 tỉ đồng, tăng 11,5% và lợi nhuận trước thuế đạt 2.849 tỉ đồng, tăng 35% so với 2022, vượt 105% kế hoạch doanh thu và 112% kế hoạch lợi nhuận được Đại hội đồng cổ đông đề ra.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm******

Chiều 25.4, liên bộ Công thương - Tài chính đã công bố thông tin điều hành giá xăng dầu áp dụng từ 15 giờ cùng ngày.

Giá xăng dầu giảm từ 15 giờ chiều nay 25.4

Giá xăng dầu giảm từ 15 giờ chiều nay 25.4

PHAN HẬU

Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành này, tính từ ngày 17.4 - 24.4 chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: nguy cơ xung đột trực tiếp giữa Israel và Iran giảm xuống, tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn…

Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến tăng, giảm đan xen tùy từng mặt hàng.

Trong kỳ điều hành này, liên bộ Công thương - Tài chính quyết định không trích lập, không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.

Theo đó, từ 15 giờ ngày 25.4, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường đối với xăng E5RON 92 không cao hơn 23.919 đồng/lít, giảm 307 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Giá xăng RON 95 không cao hơn 24.915 đồng/lít, giảm 322 đồng/lít.

Giá dầu diesel không cao hơn 20.716 đồng/lít, giảm 730 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Giá dầu hỏa không cao hơn 20.686 đồng/lít, giảm 730 đồng/lít. Giá dầu mazut không cao hơn 17.408 đồng/kg, tăng 202 đồng/kg.

Theo liên bộ Công thương - Tài chính, phương án điều hành giá xăng dầu kỳ này đã tính toán, căn cứ theo diễn biến giá xăng dầu thế giới, biến động tăng tỷ giá VND/USD và các quy định hiện hành. Phương án điều hành giá xăng dầu nhằm bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON 92 và xăng khoáng RON 95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường.

Bộ Công thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường và sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu có.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư