dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
happyluck luật việt vị_Nổ Hũ efawin

2024-07-27 19:00:38

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Luân Quang



Lưới sứa2024-07-27 19:00:38Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Kiệt Trương)Miền Bắc đón không khí lạnh cuối mùa******

Ngày 8/4, nền nhiệt tại miền Bắc tiếp tục giảm khoảng 2 độ C so với một ngày trước, duy trì trong ngưỡng 22-27 độ C. Tình trạng mưa nhỏ tiếp diễn, tập trung ở Đông Bắc Bộ. Riêng một số nơi ở Tây Bắc vẫn nắng nóng với mức nhiệt cao nhất 35 độ C. 

Từ tối và đêm 8/4, một đợt không khí lạnh mới được bổ sung khiến thời tiết miền Bắc diễn biến xấu. Do cường độ yếu và lệch đông, không khí lạnh có thể gây mưa rào kèm dông cho nhiều nơi, đặc biệt tại vùng núi và trung du. 

Trang Accuweatherdự báo Hà Nội ghi nhận phổ biến 22-27 độ C, trời âm u và có mưa liên tục các ngày 8-10/4. Thời tiết chuyển mát, se lạnh về đêm. Đây nhiều khả năng là đợt không khí lạnh cuối của thời kỳ đông xuân, sau đó khu vực trở lại thời tiết oi nóng của mùa hè. 

Miền Bắc đón không khí lạnh cuối mùa - 1

Biểu đồ nhiệt độ cao nhất tại một số địa phương trong 5 ngày tới, cho thấy các khu vực ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ghi nhận mức giảm nhiệt vào đầu tuần (Biểu đồ: Mẫn Nhi).

Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt trong nhiều ngày tới. Nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất 45-50%.

Cơ quan khí tượng cảnh báo thời gian tới, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và cao hơn năm 2023.  Các đợt xâm nhập mặn tăng cao tập trung trong thời kỳ: 8-13/4, 22-28/4 và 7-11/5. 

Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Do đó, các địa phương cần cập nhật kịp thời thông tin dự báo để có biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.

Miền Bắc đón không khí lạnh cuối mùa - 2

Người dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn khốc liệt trong thời gian tới (Ảnh: Bảo Kỳ).

Dự báo thời tiết ngày 8/4 tại các vùng trên cả nước: 

- Hà Nội:Đêm mưa, mưa nhỏ; ngày mưa rào rải rác. Nhiệt độ thấp nhất 22-24 độ C, cao nhất 25-27 độ C.

- Phía Tây Bắc Bộ:Đêm mưa, mưa nhỏ; ngày mưa rào rải rác, riêng khu Tây Bắc đêm mưa rào kèm dông vài nơi. Ngày nắng, có nơi nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C; cao nhất 27-30 độ C, có nơi trên 35 độ C. 

- Phía Đông Bắc Bộ:Đêm mưa nhỏ, ngày mưa rào rải rác. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C; cao nhất 24-27 độ C.

- Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Phía bắc nhiều mây, sáng sớm sương mù nhẹ, chiều có mưa rào rải rác. Phía nam ngày nắng, có nơi nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C; cao nhất phía bắc 27-30 độ C, phía nam 31-34 độ C, có nơi trên 35 độ C.

- Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận: Ngày nắng, riêng phía bắc nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C; cao nhất 31-34 độ C, có nơi trên 35 độ C. 

- Tây Nguyên: Ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C; cao nhất 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.  

- Nam Bộ: Ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C; cao nhất 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. 

Lại xảy ra cướp giật tại tiệm vàng ở Bình Dương******

Ngày 25.3, Công an TP.Dĩ An (Bình Dương) tạm giữ Nguyễn Minh Kiệt (23 tuổi, ngụ Cà Mau) để điều tra về hành vi cướp giật tài sản, xảy ra tại tiệm vàng K.T.T (P.Tân Đông Hiệp, TP.Dĩ An).

Lại xảy ra cướp giật tại tiệm vàng ở Bình Dương- Ảnh 1.

Tiệm vàng nơi xảy ra vụ cướp giật

C.T.V

Theo thông tin từ công an, khoảng 10 giờ cùng ngày, Nguyễn Minh Kiệt đi xe máy đến tiệm vàng K.T.T giả vờ hỏi mua vàng trang sức. Sau khi xem nhiều mẫu vàng, Kiệt yêu cầu nhân viên đưa cho xem mẫu trang sức lắc tay để đeo thử.

Trong lúc thử vàng, Kiệt cố tình kéo dài thời gian, đổi qua đổi lại để tìm sơ hở của nhân viên tiệm vàng. Sau đó, Kiệt giật lấy một chiếc lắc tay rồi tháo chạy khỏi tiệm vàng.

Lại xảy ra cướp giật tại tiệm vàng ở Bình Dương- Ảnh 2.

Nghi phạm Kiệt bị bắt giữ tại hiện trường

C.T.V

Ngay lúc này, nhân viên bán hàng nhanh chóng tri hô, chạy theo và được người dân hỗ trợ bắt giữ được Kiệt cùng tang vật.

Sau đó, Công an P.Tân Đông Hiệp có mặt tại hiện trường đưa Kiệt về trụ sở lấy lời khai, củng cố hồ sơ chuyển Công an TP.Dĩ An xử lý.

Thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ cướp giật tại tiệm vàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Xem nhanh 12h ngày 25.3: Thời sự toàn cảnh

Ông Nguyễn Văn Thể: 'Sẽ triển khai chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài'******

Chiều 26.3, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư Nguyễn Văn Thể và Bí thư thường trực T.Ư Đoàn Nguyễn Ngọc Lương đã có buổi đối thoại với cán bộ, đoàn viên thanh niên tiêu biểu năm 2024 của Đoàn Khối các cơ quan T.Ư. 

Chủ đề đối thoại là "Phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của đất nước và hội nhập quốc tế".

Đến dự chương trình có ông Nguyễn Văn Thể, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư; anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, cùng 500 đại biểu thanh niên tiêu biểu trong khối.

Ông Nguyễn Văn Thể: 'Sẽ triển khai chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài'- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Thể và anh Nguyễn Ngọc Lương tặng hoa chúc mừng Đoàn Khối các cơ quan T.Ư nhân dịp ngày thành lập Đoàn

VŨ ĐỨC

Phát huy tối đa sức trẻ

Phát biểu tại chương trình, ông Nguyễn Văn Thể đã trao đổi trực tiếp, thẳng thắn và cởi mở với các đoàn viên thanh niên, qua đó giải đáp các thắc mắc cũng như gợi mở những vấn đề giải quyết để phát huy sức trẻ phục vụ mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Giải đáp câu hỏi của thanh niên, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư nhấn mạnh những điểm  nổi trội của tuổi trẻ Khối cần phải khơi dậy và tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

Theo ông Nguyễn Văn Thể, cả nước có hơn 6 triệu đoàn viên thanh niên, riêng đoàn Khối các cơ quan T.Ư có gần 90.000 người, đây là lực lượng quan trọng, đội ngũ kế thừa của Đảng.

Ông Nguyễn Văn Thể: 'Sẽ triển khai chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài'- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Thể trao đổi với thanh niên tại chương trình đối thoại

VŨ ĐỨC

"Các đồng chí có điểm mạnh là lập trường chính trị vững vàng, tham mưu trực tiếp cho Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị…, trung thành với Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, đa số các đồng chí được đào tạo bài bản, nhiều đồng chí trẻ là giáo sư, tiến sĩ…, được trang bị kiến thức chuyên môn tốt, trong quá trình công tác đã tham mưu rất tốt cho đơn vị của mình", ông Nguyễn Văn Thể đánh giá.

Ông Thể mong muốn, những điểm mạnh này cần phải được phát huy hơn nữa. "Các đồng chí tương lai có thể sẽ là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, do đó rất cần cầu thị để phát triển bản thân hơn nữa. Bên cạnh đó, cần phát huy tinh thần xung kích của thanh niên, phát huy tối đa sức trẻ, sức sáng tạo, cầu tiến, dám vượt khó, sẵn sàng đương đầu khó khăn", ông Nguyễn Văn Thể nói.

Ông Nguyễn Văn Thể: 'Sẽ triển khai chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài'- Ảnh 3.

Đoàn viên thanh niên tham gia buổi đối thoại

VŨ ĐỨC

Cho rằng một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ là sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong Khối, ông Thể khẳng định thời gian tới, với trách nhiệm của mình, Đảng ủy Khối sẽ có những chỉ đạo sát sao đối với các cấp ủy trực thuộc, cũng như có sự phối hợp chặt chẽ với các đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan T.Ư trong triển khai chiến lược về thu hút, trọng dụng nhân tài.

Để sáng kiến "sống" trong thực tế

Chia sẻ tại buổi đối thoại, anh Nguyễn Ngọc Lương cho rằng, để phát huy lợi thế của đoàn viên, thanh niên Khối các cơ quan T.Ư và đoàn viên, thanh niên nói chung đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước, các tổ chức Đoàn cần nhận diện và phát huy các lợi thế này trong việc tổ chức, thiết kế các phong trào, hoạt động của Đoàn, để làm sao vừa tạo được môi trường rèn luyện, cống hiến, trưởng thành cho các bạn đoàn viên, thanh niên, vừa tham gia đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan T.Ư.

Ông Nguyễn Văn Thể: 'Sẽ triển khai chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài'- Ảnh 4.

Anh Nguyễn Ngọc Lương chia sẻ thông tin tại chương trình

VŨ ĐỨC

Anh Nguyễn Ngọc Lương nêu rõ, trước hết, chính các đoàn viên, thanh niên phải là người đề xuất, tổ chức hoạt động sao cho phù hợp với đơn vị, tổ chức mình. Mỗi cán bộ, đoàn viên phải ý thức được vị trí, vai trò, sứ mệnh của mình để cố gắng trên từng lĩnh vực.

Anh Nguyễn Ngọc Lương cũng nhấn mạnh, triển khai các hoạt động Đoàn phải xuất phát từ hoạt động chuyên môn. Do đó, các đoàn viên, thanh niên vừa là người tuyên truyền, phát hiện, vừa phải là người tổng kết các câu chuyện, sáng kiến.

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc phát hiện và tuyên dương mà cần đồng hành để triển khai, phát triển các ý tưởng trong cuộc sống để các mô hình, sáng kiến này được "sống" trong thực tế.

Ngoài ra, các đoàn viên, thanh niên cũng cần thiết lập các kênh, câu lạc bộ, nhóm, diễn đàn các thành viên có chung ngành nghề, chung sở thích, chung thế mạnh để cùng nhau kiến nghị, đề xuất, qua đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng các phong trào, hoạt động Đoàn.

Người trẻ xuống đường chạy bộ vì cộng đồng******

Chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 – 26.3.2024) và Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Q.3 lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029, sáng 17.3, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam P.4, Q.3 đăng cai tổ chức chương trình "Những bước chân vì cộng đồng" chặng 15.

Người trẻ xuống đường chạy bộ vì cộng đồng- Ảnh 1.

Đoàn viên, thanh niên Q.3 chạy bộ nhằm gây quỹ vì cộng đồng

D.H

"Những bước chân vì cộng đồng" là chương trình đi/ chạy bộ do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phát động nhằm gây quỹ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng cho đồng bào dân tộc ít người. Với mỗi km đi/chạy bộ của vận động viên, Sacombank (đơn vị đồng hành) sẽ đóng góp 1.000 đồng xây dựng nhà văn hóa nhằm tạo lập không gian sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống.

Lộ trình đi, chạy bộ sáng nay của đoàn viên, thanh niên Q.3: Đường số 3 (khu vực cổng chính Trường THCS Bàn Cờ) - Nguyễn Hiền - đường số 1 - Vườn Chuối - đường số 4 - đường số 7 - đường số 3 (khu vực cổng chính Trường THCS Bàn Cờ).

Một số hình ảnh tại chương trình "Những dấu chân vì cộng đồng" sáng nay:

Người trẻ xuống đường chạy bộ vì cộng đồng- Ảnh 2.
Người trẻ xuống đường chạy bộ vì cộng đồng- Ảnh 3.
Người trẻ xuống đường chạy bộ vì cộng đồng- Ảnh 4.
Người trẻ xuống đường chạy bộ vì cộng đồng- Ảnh 5.
Người trẻ xuống đường chạy bộ vì cộng đồng- Ảnh 6.
Người trẻ xuống đường chạy bộ vì cộng đồng- Ảnh 7.
Người trẻ xuống đường chạy bộ vì cộng đồng- Ảnh 8.
Người trẻ xuống đường chạy bộ vì cộng đồng- Ảnh 9.
Người trẻ xuống đường chạy bộ vì cộng đồng- Ảnh 10.
Người trẻ xuống đường chạy bộ vì cộng đồng- Ảnh 11.
Người trẻ xuống đường chạy bộ vì cộng đồng- Ảnh 12.

 

Thế giới bán 150 USD/tấn carbon, Việt Nam bán quá thấp chỉ 5 USD?******

Đề xuất thí điểm đấu giá gần 5 triệu tấn carbon

Bộ NN-PTNT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và về tình hình triển khai Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA) và đề xuất chuyển nhượng lượng giảm phát thải khí nhà kính còn dư thuộc giai đoạn 2018 - 2019.

Thế giới bán 150 USD/tấn carbon, Việt Nam bán quá thấp chỉ 5 USD?- Ảnh 1.

Theo Bộ NN-PTNT, thị trường carbon trong nước sẽ được thiết lập và vận hành chính thức trong năm 2028

ĐT

Báo cáo nêu rõ, tháng 10.2023, Ngân hàng Thế giới (WB) có thư gửi Bộ NN-PTNT xác nhận báo cáo kết quả thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải kỳ 1 vùng Bắc Trung bộ. Theo đó, WB xác nhận kết quả giảm phát thải tạo ra từ báo cáo kỳ 1 đạt 16,21 triệu tấn carbon (CO2). Kết quả này đã đủ để chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 theo ERPA đã ký.

Với giá chuyển nhượng 5 USD/tấn CO2, số tiền thu về ước khoảng trên 1.200 tỉ đồng.

Giữa tháng 12.2023, sau khi Bộ NN-PTNT ký văn bản chuyển giao 10,3 triệu tấn CO2, WB có thư xác nhận chuyển giao lại khoảng 95% kết quả giảm phát thải đã chuyển nhượng cho Việt Nam để đóng góp vào cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính (NDC) theo cam kết đã ký.

Sau khi chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2theo ERPA đã ký, Việt Nam còn dư 5,91 triệu tấn CO2trong giai đoạn 2018 - 2019.

Bộ NN-PTNT đề xuất cho phép chuyển nhượng 1 triệu tấn CO2cho WB theo ERPA đã ký với giá 5 USD/tấn, khoảng 95% kết quả chuyển nhượng này sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào NDC.

Số 4,91 triệu tấn CO2còn lại, Bộ NN-PTNT đề nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến đề nghị WB xem xét giới thiệu đối tác tiềm năng mua lượng giảm phát thải này theo phương thức đã thực hiện tại ERPA đã ký, hoặc hỗ trợ Việt Nam kết nối thực hiện thí điểm đấu giá thông qua các sàn giao dịch quốc tế.

Trường hợp thực hiện theo phương thức thí điểm đấu giá, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT xây dựng phương án thí điểm đấu giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Cần nâng chất lượng tín chỉ carbon

Bộ NN-PTNT thông tin, khi cho ý kiến về phương án chuyển nhượng, các bộ và địa phương đều đồng thuận phương án chuyển nhượng bổ sung lượng giảm phát thải cho WB như Bộ NN-PTNT đề xuất.

Song, Bộ Tài chính và một số địa phương đề nghị xem xét về mức giá chuyển nhượng hoặc xem xét phương án chuyển nhượng cho đối tác khác ngoài WB.

Thực tế, xung quanh câu chuyện chuyển nhượng tín chỉ carbon, thời gian gần đây có những ý kiến cho rằng mức giá 5 USD/tấn carbon của Việt Nam là khá thấp. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng bán tín chỉ carbon nhưng giá cao hơn gấp nhiều lần. Ví dụ, ở châu Âu có thể được bán tới từ 120 - 150 USD/tấn carbon, các thị trường khác có thể bán từ 70 -100 USD/tấn carbon.

Trao đổi với Thanh Niênsáng 25.3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, 5 USD/tấn carbon là mức giá chuyển nhượng theo hình thức tự nguyện, nên thấp hơn giá theo hình thức bắt buộc. "Chuyển nhượng theo hình thức bắt buộc, mức giá do từng quốc gia áp đặt. Còn chuyển nhượng theo hình thức tự nguyện là có sự trao đổi giữa người mua và người bán", ông Trị nói.

Bên cạnh đó, kết quả giảm phát thải chuyển nhượng cho WB là kết quả tạo ra trong quá khứ (giai đoạn 2018 - 2019), nên rất khó có thể tìm kiếm các đối tác khác để thực hiện trao đổi, thương mại.

Hiện nay, mức giá carbon trên thị trường tự nguyện thế giới dao động từ 2 - 4 USD/tấn CO2, trong đó mức giá carbon của lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất trên thế giới năm 2021 đạt 3,07 USD/tấn CO2.

Theo trang carboncredits.com chuyên cập nhật và theo dõi thị trường carbon trên thế giới, mức giá carbon của hệ sinh thái tự nhiên ngày 5.3 đạt 1,57 USD/tấn CO2.

"Quan trọng là WB chỉ mua tượng trưng, họ thực nhận 5%, còn tới 95% kết quả chuyển nhượng sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào NDC. NDC là cam kết của quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính để đạt mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được thông qua tại Hội nghị COP21", Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh.

Ông Lê Văn Thanh, Phó giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, ước tính giai đoạn 2021 - 2030, nếu làm tốt, Việt Nam có thể thu về hàng chục nghìn tỉ đồng từ chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng.

Dù vậy, để bán được giá cao, cần nâng chất lượng tín chỉ carbon rừng. Không chỉ đơn thuần là làm tăng khả năng hấp thụ, mà còn cần cải thiện điều kiện làm việc của những người thực hiện công tác bảo tồn, bảo vệ; liên quan đến các tiêu chí về kinh tế - xã hội và môi trường bền vững...

Ngày 21.3, WB thông tin, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên kết quả giảm phát thải từ Quỹ Đối tác carbon lâm nghiệp của WB.

Khoản tiền này sẽ mang lại lợi ích cho 70.555 chủ rừng và 1.356 cộng đồng sống gần rừng, được chia theo kế hoạch chia sẻ lợi ích rộng rãi được xây dựng qua quá trình tham vấn minh bạch với nhiều bên tham gia.

Thanh niên 6 đơn vị ngành giao thông ở ĐBSCL chung tay hiến máu cứu người******

Sáng ngày 6.4, thanh niên 6 đơn vị ngành giao thông vận tải (GTVT) ở miền Tây gồm: Sở GTVT, Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ, Cục Đường thuỷ nội địa khu vực IV, Chi cục Đăng kiểm 8, Công ty đảm bảo an toàn hàng hải Tây Nam bộ và Văn phòng Báo Giao Thông tại Cần Thơ phối hợp tổ chức chương trình "Giọt hồng thanh niên ngành GTVT" hiến máu cứu người.

Thanh niên 6 đơn vị ngành giao thông ở ĐBSCL chung tay hiến máu cứu người- Ảnh 1.

Các đoàn viên, thanh niên đến từ 6 đơn vị ngành giao thông vận tải ở khu vực ĐBSCL cùng phối hợp tổ chức chương trình hiến máu cứu người

ĐT

Đến tham dự chương trình có ông Tống Hoàng Kha, Phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo và hàng trăm đoàn viên, thanh niên 6 đơn vị.

Phát biểu tại chương trình, ông Lê Minh Hải Hậu, Phó giám đốc Sở GTVT Cần Thơ, cho biết đây là lần đầu tiên thanh niên 6 đơn vị trực thuộc Bộ GTVT tại khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức một chương trình ý nghĩa để chung tay hiến máu cứu người. Điều này, càng đặc biệt có ý nghĩa hơn khi trong bối cảnh nhiều bệnh viện các địa phương ở miền Tây đang trong tình trạng thiếu máu. Sự đóng góp của mỗi người qua chương trình này sẽ cứu giúp được những trường hợp cần máu cấp thiết.

Thanh niên 6 đơn vị ngành giao thông ở ĐBSCL chung tay hiến máu cứu người- Ảnh 2.

Ông Tống Hoàng Kha, Phó cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam (giữa) tham gia hiến máu cùng các đoàn viên, thanh niên

ĐT

Từ sáng sớm, chương trình thu hút hàng trăm thanh niên cùng nhiều lãnh đạo của 6 đơn vị đến tham gia hiến máu. Đặc biệt, một số người dân sinh sống gần nơi tổ chức chương trình cũng tình nguyện đến hiến máu.

Qua khám sàng lọc, ban tổ chức đã tiếp nhận 64 đơn vị máu để đóng góp vào ngân hàng máu tại Bệnh viện Huyết học và truyền máu ở Cần Thơ.

Bên cạnh hoạt động hiến máu, thanh niên của các đơn vị đã cùng đóng góp kinh phí xây dựng một căn nhà tình nghĩa trao tặng cho một gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông gặp hoàn cảnh khó khăn. Trường hợp được chọn sẽ do Ban an toàn giao thông TP.Cần Thơ rà soát, quyết định. Ngôi nhà dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào cuối tháng 4.2024, với kinh phí khoảng 70 triệu đồng.

H'Hen Niê: Chưa mua nhà sau 7 năm đăng quang, vẫn chăm chỉ làm thiện nguyện******
H'Hen Niê: Chưa mua nhà sau 7 năm đăng quang, vẫn chăm chỉ làm thiện nguyện- Ảnh 1.

H'Hen Niê tất bật với các dự án thiện nguyện sau 7 năm đăng quang

FBNV

Hoa hậu H’Hen Niê vừa có chuyến công tác tại Điện Biên, đồng hành cùng Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương.Người đẹp 9X hào hứng khi có cơ hội tham gia chuỗi hoạt động hướng đến những hoàn cảnh khó khăn như khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo, xây dựng bếp ăn bán trú cho trường tiểu học…

Chia sẻ về trải nghiệm của mình, H'Hen Niê bộc bạch: “Lúc ngồi xem các em biểu diễn văn nghệ, tôi xúc động nhớ lại mình của nhiều năm trước, mỗi ngày đến trường chỉ dám mong được ăn no, có sức học là vui rồi. Tôi tin rằng với sự chung tay, quan tâm của nhà nước, cộng đồng dành cho các em học sinh, những ước mơ sẽ được chắp cánh và con đường đến trường của các em được đủ đầy hơn”.

H'Hen Niê: Chưa mua nhà sau 7 năm đăng quang, vẫn chăm chỉ làm thiện nguyện- Ảnh 2.

Người đẹp sinh năm 1992 ân cần chuẩn bị bữa cơm cho các em nhỏ vùng cao

NVCC

Ngoài ra, H'Hen Niê còn tham gia dẫn dắt lễ phát động Tháng nhân đạo năm 2024 tại hội trường Trung tâm hội nghị văn hóa tỉnh Điện Biên. Tuy không phải là MC chuyên nghiệp, H’Hen Niê đã có sự chuẩn bị kỹ càng và hoàn thành trọn vẹn vai trò của mình. Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 bày tỏ niềm hạnh phúc khi có thể góp sức cho những hoạt động cộng đồng thời gian qua.

Hoa hậu H’Hen Niê: Chưa có nhà ở TP.HCM nhưng ai rủ làm thiện nguyện, tôi đều sẵn sàng!

Chia sẻ với chúng tôi, H'Hen Niê nói cô không xem hoạt động thiện nguyện là trách nhiệm. Thay vào đó, người đẹp cho rằng đó là một phần không thể thiếu đối với mình. Hoa hậu quê Đắk Lắk lý giải: “Tôi có được ngày hôm nay là nhờ vào tình cảm yêu thương của mọi người. Nên tôi luôn nhắc nhở bản thân phải cố gắng làm thật nhiều cho cộng đồng, tất nhiên là trong khả năng của mình. Còn những lời bàn tán chỉ trích, đôi lúc tôi sẽ buồn nhưng không vì thế mà tôi chùn bước”.

H'Hen Niê: Chưa mua nhà sau 7 năm đăng quang, vẫn chăm chỉ làm thiện nguyện- Ảnh 3.

H'Hen Niê quan niệm "làm được việc gì cho cộng đồng sẽ không chần chừ"

NVCC

H'Hen Niê cũng thừa nhận từng có thời điểm cô “vét" hết tiền trong tài khoản để gửi cho một quỹ thiện nguyện. Bởi người đẹp quan niệm khi làm được việc gì đó cho cộng đồng sẽ không chần chừ, đắn đo. Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 nói: “Tiền thì mình có thể kiếm lại được. Trong những năm đi làm tôi cũng có dành dụm được một ít, chủ yếu sẽ gửi về cho gia đình, sửa sang nhà cửa dưới quê và lo cho cuộc sống các em, các cháu. Tôi nghĩ đó cũng là một cách mình dành dụm cho bản thân, bằng việc đầu tư cho những người thân yêu của mình”.

Khi được hỏi về chuyện mua nhà ở TP.HCM sau 7 năm đăng quang, H'Hen Niê tâm sự: “Gần đây tôi cũng đã bắt đầu suy nghĩ đến chuyện này, nhưng rồi tôi cũng chưa mua và vẫn đang thuê chung cư. Cũng nhiều khán giả nói tôi nghĩ cho bản thân đi, dù sao cũng nên có nhà vì đã ngoài 30 tuổi rồi. Tôi thấy điều này cũng có lý, nhưng mình cứ mải lo làm việc rồi bị cuốn theo, lại quên mất. Thấy đàn em có cơ ngơi sang trang, tôi mừng cho các em. Mỗi người một hoàn cảnh, tôi không thích so sánh, miễn sao có cuộc sống vui và hạnh phúc là được”.

'Thủ phủ khoai lang' Gia Lai… thất thủ******

Tăng diện tích nhưng thiếu đầu ra

Những năm qua tại Gia Lai, nông dân và cả một số nhà đầu tư đã đôn đáo tìm thuê đất, mở rộng diện tích trồng khoai lang do giá ổn định ở mức khá cao. Đến nay, H.Phú Thiện, địa phương được xem là "thủ phủ khoai lang" của tỉnh Gia Lai, diện tích loại cây nông nghiệp này liên tục tăng. Theo thống kê của Phòng NN-PTNT H.Phú Thiện, tổng diện tích trồng khoai lang trên địa bàn trong niên vụ này tăng đột biến với hơn 1.200 ha so với niên vụ trước.

Đến nay, địa phương đã thu hoạch hơn 2.000 ha khoai lang, số còn lại cũng dự kiến thu hoạch trong tháng 4. Song, nhiều nông dân đang "dở khóc dở cười" khi giá khoai lang giảm thê thảm và hàng chục ngàn tấn khoai lang đang chờ thương lái tới mua.

'Thủ phủ khoai lang' Gia Lai… thất thủ- Ảnh 1.

Hàng ngàn tấn khoai lang ở H.Phú Thiện chưa bán được

TRẦN HIẾU

UBND H.Phú Thiện cho biết, tổng diện tích cây khoai lang trên địa bàn là 3.440 ha, hầu hết là giống khoai lang Nhật Bản, trồng luân canh giữa hai vụ lúa, tập trung chủ yếu ở các xã như: Chư A Thai, Ia Sol, Ia Piar. Ước tính năng suất bình quân đạt từ 20 tấn/ha, tổng sản lượng khoai lang vụ đông xuân 2023 - 2024 khoảng 68.800 tấn.

Tuy nhiên, gia bán khoai lang liên tục giảm. Trong 2 tháng đầu năm, giá khoai lang 10.000 đồng/kg, từ ngày 21.2 - 5.3 đã giảm còn 8.000 đồng/kg và đến nay chỉ còn 3.500 đồng/kg. Hiện diện tích khoai lang đang thu hoạch tại H.Phú Thiện khoảng 1.614 ha, sản lượng khoảng 32.280 tấn.

Giá khoai lang giảm, thương lái lại thu mua cầm chừng gây khó khăn cho bà con, trong khi diện tích đang đến kỳ thu hoạch ở H.Phú Thiện rất lớn. 

Ngành chức năng huyện đánh giá, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chưa có các doanh nghiệp chế biến đầu tư trên địa bàn là thực trạng gây khó khăn cho đầu ra của khoai lang.

'Thủ phủ khoai lang' Gia Lai… thất thủ- Ảnh 2.

Việc mở rộng ồ ạt diện tích khoai lang dẫn đến cung vượt cầu

TRẦN HIẾU

Cung vượt cầu

Ông Đỗ Văn Năm, Giám đốc HTX Nông sản an toàn Phú Thiện (ở xã Chư A Thai, H.Phú Thiện), cho rằng người dân trồng khoai lang quá nhiều, diện tích tăng đột biến khiến cho giá giảm sâu, tiêu thụ gặp khó khăn. 

"Lượng khoai lang sản xuất trên địa bàn quá lớn, lên đến vài chục ngàn tấn, trong khi các doanh nghiệp đến thu mua để chế biến cũng chỉ được vài chục tấn, như vậy vẫn chưa giải quyết ổn thỏa vấn đề tiêu thụ cho người dân…", ông Năm nói.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND H.Phú Thiện, chính quyền và các ngành chức năng đã khuyến cáo người dân không nên ồ ạt tăng diện tích trồng khoai lang. Tuy nhiên, 2 năm vừa qua, người trồng khoai lang thắng lớn nên đã mở rộng diện tích. 

"Tình trạng cung vượt cầu dẫn đến giá khoai lang xuống thấp là điều không thể tránh khỏi. Ngay khi huyện có báo cáo gửi lên UBND tỉnh Gia Lai, có 3 hay 4 doanh nghiệp đến đặt vấn đề thu mua khoai lang cho người dân. Số lượng thu mua bao nhiêu thì phải đợi trong vài ngày tới mới biết được", ông Nguyễn Anh Tuấn nói.


biên tập:Lâm Loan

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn