dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
kto bómg đá thái lan_betvnd thắng lớn

2024-07-27 23:02:48

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Phong Hồ



Lưới sứa2024-07-27 23:02:48Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Kiệt Nguyễn)Tứ kết U.23 châu Á 2024: Ký ức đẹp tái hiện, Việt Nam đấu Iraq ngày nào?******

Với 2 trận thắng và 1 trận thua (thua U.23 Uzbekistan 0-3), U.23 Việt Nam xếp thứ 2 bảng D khi có 6 điểm. Ở vòng tứ kết, đối thủ của Khuất Văn Khang và các đồng đội là đội xếp đầu bảng C - U.23 Iraq. Trước đó một ngày, U.23 Iraq đã có trận thắng quật cường 2-1 trước nhà đương kim vô địch - U.23 Ả Rập Xê Út.

Màn chạm trán giữa hai đội sẽ diễn ra lúc 0 giờ 30 ngày 27.4 (giờ Việt Nam) trên sân Al Janoub. Đáng chú ý, đây sẽ là trận thứ 2 U.23 Việt Nam được thi đấu trên sân có sức chứa gần 45.000 chỗ ngồi. Ở lượt đấu đầu tiên vòng bảng gặp U.23 Kuwait, U.23 Việt Nam cũng thi đấu trên sân này và có thắng lợi 3-1.

Gặp U.23 Iraq cũng khiến CĐV Việt Nam nhớ lại kỳ giải năm 2018 - năm U.23 Việt Nam đã làm nên lịch sử khi vào đến chung kết. U.23 Iraq chính là đối thủ của U.23 Việt Nam ở tứ kết. Khi đó, hai đội đã hòa nhau kịch tính 3-3 sau 120 phút và đến loạt sút luân lưu, sự xuất sắc của thủ thành Bùi Tiến Dũng đã giúp U.23 Việt Nam thắng 5-3.

Sau giải U.23 châu Á 2018, U.23 Việt Nam tiếp tục có 2 lần chạm trán U.23 Iraq. "Những chiến binh sao vàng" có 1 trận hòa và 1 thất bại. Trong đó, lần chạm trán gần nhất ở giải Doha Cup 2023 (tháng 3.2023), U.23 Việt Nam đã để thua 0-3.

Tứ kết U.23 châu Á 2024: Ký ức đẹp tái hiện, Việt Nam đấu Iraq ngày nào?- Ảnh 1.

U.23 Việt Nam (áo đỏ) kết thúc vòng bảng với vị trí nhì bảng

VFF

Tứ kết U.23 châu Á 2024: Ký ức đẹp tái hiện, Việt Nam đấu Iraq ngày nào?- Ảnh 2.

U.23 Iraq lại là đối thủ của U.23 Việt Nam ở tứ kết

IFA

Vào đến vòng 8 đội mạnh nhất, U.23 Việt Nam cũng hoàn thành mục tiêu mà HLV Hoàng Anh Tuấn "tự đặt ra" trước giải. “Những chiến binh sao vàng” có lần thứ 3 vào đến tứ kết, sau U.23 châu Á 2018 và 2022.

Dù vậy, phong độ của U.23 Việt Nam để lại cho CĐV nhiều lo lắng. Sớm giành vé đi tiếp sau 2 lượt đấu nhưng trước U.23 Kuwait (thắng 3-1) và U.23 Malaysia (thắng 2-0), U.23 Việt Nam chưa thể hiện sự vượt trội. Được đánh giá cao hơn nhưng U.23 Việt Nam gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở hiệp 1 khi đội hình mắc nhiều sai sót. Thậm chí, ở trận gặp U.23 Kuwait, phải nhờ đến sai lầm của hàng thủ đối phương, Bùi Vĩ Hào mới giúp U.23 Việt Nam kết liễu trận đấu.

Đến trận cuối vòng bảng, tâm lý của U.23 Việt Nam có phần thoải mái hơn khi có quyền “chọn” đối thủ ở tứ kết. Nhưng trước U.23 Uzbekistan, U.23 Việt Nam cũng chưa thể hiện được nhiều điều và nhận thất bại 0-3. 

Ở trận này, U.23 Việt Nam ra sân với sơ đồ 3-5-2, phải phòng thủ ngay sau tiếng còi khai cuộc. Tuy nhiên, trước đẳng cấp của á quân U.23 châu Á, U.23 Việt Nam thủng lưới 3 bàn ngay trong hiệp 1. Đến hiệp 2, đội bóng của HLV Hoàng Anh Tuấn chơi cố gắng nhưng sức ép tạo ra với khung thành của U.23 Uzbekistan cũng không đáng kể.

Tứ kết U.23 châu Á 2024: Ký ức đẹp tái hiện, Việt Nam đấu Iraq ngày nào?- Ảnh 3.

U.23 Việt Nam sẽ còn nhiều việc phải làm nếu muốn tiến sâu tại giải U.23 châu Á

VFF

Trong khi đó, đội xếp nhất bảng D là U.23 Uzbekistan sẽ đụng độ U.23 Ả Rập Xê Út ở tứ kết. Trận đấu này sẽ tái hiện trận chung kết U.23 châu Á 2022. Vào kỳ giải 2 năm trước, U.23 Uzbekistan dù được chơi trên sân nhà nhưng đã thất bại cay đắng 0-2. Chính vì thế, lần gặp lại ở Qatar sẽ là cơ hội để thầy trò HLV Timur Kapadze trả cả vốn lẫn lời. 

Trận đấu giữa U.23 Uzbekistan và U.23 Ả Rập Xê Út sẽ diễn ra lúc 21 giờ ngày 26.4 trên sân Khalifa. Đây cũng là lần thứ 3 tại giải năm nay, U.23 Uzbekistan được thi đấu trên sân có sức lớn thứ 3 tại Qatar. 

Thăm dò ý kiến

Đội U.23 Việt Nam đấu U.23 Iraq - tứ kết giải U.23 châu Á 2024

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Bình chọnXem kết quả

Xem Trực tiếp Thể thao đỉnh cao trên FPT Play, tại: https://fptplay.vn/


Miễn phí camera an ninh cho toàn bộ khách hàng dùng Internet Viettel******

Theo đó, mỗi hợp đồng Internet được tặng miễn phí tối đa 02 camera trong nhà. Khách hàng có thể đổi sang camera ngoài trời nhưng cần đóng phí phụ thu 300.000đ/camera. Khách hàng sẽ được miễn phí lắp đặt camera đầu tiên (trị giá 150.000đ/camera) nếu đăng ký mới từ gói Internet SUN1 trở lên.

Miễn phí camera an ninh cho toàn bộ khách hàng dùng Internet Viettel- Ảnh 1.

Chương trình tặng camera áp dụng với điều kiện khách hàng hòa mạng mới theo hình thức đóng cước trước (6 tháng trở lên) và cam kết dùng dịch vụ tối thiểu 24 tháng. Đối với khách hàng là thuê bao FTTH đang hoạt động cần đăng ký gói Cloud từ 40.000đ/camera/tháng (trong 24 tháng) để được hưởng ưu đãi.

Tính năng nổi bật của Camera Viettel là ứng dụng AI phân biệt người và vật, hình ảnh sắc nét nhờ công nghệ chuẩn nén H265, full HD 1080, tính năng gọi khẩn cấp SOS từ camera lên ứng dụng, tự động xoay 360 độ bám theo mọi chuyển động, tính năng đàm thoại 2 chiều.

Dịch vụ Cloud Camera đi kèm giúp khách hàng lưu trữ (không giới hạn dung lượng) và xem lại (không giới hạn số lần) các đoạn video trên ứng dụng Viettel Home trong 7 ngày/15 ngày/30 ngày gần nhất với cước phí tương ứng là 40.000 đồng/ 60.000 đồng và 90.000 đồng.

Để đăng ký dịch vụ và nhận ưu đãi, mời khách hàng liên hệ 18008168 (miễn phí) hoặc cửa hàng Viettel trên toàn quốc. Thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ Viettel, khách hàng truy cập http://viettel.vn/camera.

Hàng nghìn cư dân ở TPHCM trắng đêm xếp hàng nhận nước sinh hoạt******

Ngày 4/4, anh Nguyễn Minh (34 tuổi, ngụ chung cư Ehomes Phú Hữu, TP Thủ Đức) cho biết chưa bao giờ gia đình anh trải qua chuyện thiếu nước sinh hoạt trầm trọng như hôm qua.

Theo anh Minh, Công ty Cấp nước Thủ Đức trước đó thông báo sẽ cắt nước trên địa bàn từ 22h ngày 2/4 đến 4h ngày 3/4.

Hàng nghìn cư dân ở TPHCM trắng đêm xếp hàng nhận nước sinh hoạt - 1

Nhiều cư dân xếp hàng chờ lấy nước tối 3/4 (Ảnh: Minh Huy).

Tuy nhiên, chung cư của anh đến 23h ngày 3/4 vẫn chưa có nước trở lại. Trước sự bức xúc của người dân, phía công ty cấp nước đã lái xe bồn đến tiếp nước cho người dân. Hàng nghìn cư dân phải mang theo thùng xếp hàng đến khuya để nhận nước dùng sinh hoạt.

Nhiều hộ khác trước đó phải ra tiệm tạp hóa, siêu thị để mua nước bình về nấu ăn tối. "Nước là mặt hàng thiết yếu của mỗi gia đình. Hơn một ngày không có nước sinh hoạt thật sự mệt mỏi. Gia đình tôi không có nước để nấu ăn, tắm rửa, đi vệ sinh", anh Minh nói.

Bên cạnh đó, chị Thu Hồng (26 tuổi, ngụ tại chung cư) cũng cho biết, vì phía cấp nước thông báo ngưng cấp nước trong thời gian ngắn nên không ai đề phòng, trữ nước.

Khi cắt nước kéo dài, mọi người mới thấm được khó khăn trong sinh hoạt. "Tối qua có 3 xe bồn đến tiếp nước, mỗi người dân chỉ được một ít dùng tạm trong đêm chứ không có nhiều. Đến trưa nay, chung cư đã có nước sinh hoạt trở lại nhưng còn yếu", chị Hồng nói.

Hàng nghìn cư dân ở TPHCM trắng đêm xếp hàng nhận nước sinh hoạt - 2

Xe bồn đến tiếp nước ở chung cư vào sáng sớm nay (Ảnh: Minh Huy).

Theo thông báo từ Công ty Cổ phần cấp nước Thủ Đức, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Waseen sẽ đầu nối tuyến ống tạm D400 công trình gói thầu di dời đường ống cấp nước thuộc dự án nút giao thông An Phú (TP Thủ Đức). Do đó, Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức sẽ tạm ngưng cung cấp nước từ 22h ngày 2/4 đến 4h ngày 3/4.

Khu vực tạm ngưng cung cấp nước gồm: đường Mai Chí Thọ (lề phải từ ngã tư Mai Chí Thọ - Lương Định Của đến cầu Rạch Chiếc, phường An Phú, TP Thủ Đức); đường Nguyễn Thị Định, khu Palmcity, khu Lakeview, khu Nam Rạch Chiếc, khu Sài Gòn Bình An, The Global City (phường An Phú, TP Thủ Đức); phường Bình Trưng Đông; phường Bình Trưng Tây; phường Thạnh Mỹ Lợi; phường Cát Lái. 

Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV Sawaco cho biết, đến sáng 4/4, công tác đấu nối tuyến ống đã xong và đang tiếp nước trở lại cho các khu vực.

Riêng chung cư Ehomes Phú Hữu cao và nằm cuối nguồn nước chưa bơm lên kịp, đơn vị đã tăng cường xe bồn nước đến chung cư để tiếp nước cho cư dân. Dự kiến trưa 4/4, các khu vực bị ảnh hưởng nước sẽ ổn định lại.

TPHCM lập tổ công tác đánh giá phòng, chống tham nhũng******

UBND TPHCM vừa có quyết định thành lập tổ công tác đánh giá việc triển khai các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng năm 2023 trên địa bàn. Tổ công tác sẽ do ông Đặng Minh Đạt, Chánh Thanh tra TPHCM, làm tổ trưởng.

Tổ phó của tổ công tác là ông Trần Quốc Trung, Phó Trưởng ban Nội chính Thành ủy TPHCM. Các thành viên còn lại của tổ công tác là đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Sở Tư pháp, Tòa án Nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố, Cục Thi hành án dân sự và một số cơ quan trên địa bàn.

Tổ công tác có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, tổng hợp việc đánh giá, báo cáo từ các sở, ngành, địa phương, tham mưu thực hiện việc đánh giá, xây dựng báo cáo đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023. Các nội dung trên sẽ được trình UBND TPHCM.

TPHCM lập tổ công tác đánh giá phòng, chống tham nhũng - 1

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên chủ trì buổi làm việc của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TPHCM (Ảnh: Thành ủy TPHCM).

Vào tháng 3 vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023. 

Kế hoạch nhằm đánh giá việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của các địa phương trong năm 2023 theo các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Theo yêu cầu của Tổng Thanh tra Chính phủ, việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng phải đảm bảo khách quan, khoa học, tiết kiệm, hiệu quả; có sự phối hợp chặt chẽ giữa Thanh tra Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Về nội dung của kế hoạch, Thanh tra Chính phủ đã ban hành bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2023; hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng. 

Theo kết quả đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2022, TPHCM xếp thứ 3 về công tác phòng, chống tham nhũng với 77,28 điểm.

'Mất trắng' vì tin đầu tư tiền ảo lợi nhuận cao******

Kêu gọi đầu tư góp vốn vào các dự án, cam kết khoản lợi nhuận cao ngất ngưởng luôn là "công thức" được nhiều kẻ lừa đảo áp dụng. Dù đã có nhiều cảnh báo về vấn đề này trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như từ cơ quan chức năng, những vụ lừa đảo vẫn diễn ra và số tiền bị mất của các nạn nhân ngày càng tăng.

Dự án Mesea đang bị nhiều nhà đầu tư tố cáo có dấu hiệu lừa đảo

Dự án Mesea đang bị nhiều nhà đầu tư tố cáo có dấu hiệu lừa đảo

Chụp màn hình

Mới đây, nhiều "nhà đầu tư" không chuyên đã lên tiếng về trường hợp dự án tiền ảo có tên Mesea, được quảng cáo có nhiều tính năng công nghệ cao và lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đầu tư. Cụ thể, theo anh N.V.T (Phú Yên), chủ dự án gây dựng lòng tin bằng cách mời chào tham gia với tư cách nhà đầu tư góp vốn, chia lợi nhuận kinh doanh bằng nhiều thức tiền tệ khác nhau.

Dự án này tạo ra đồng tiền ảo Premes và USDM - hai đồng tiền chính của dự án được giới thiệu ra công chúng nhưng thực chất là phát hành trái quy định pháp luật, chưa có sự kiểm duyệt, đồng ý của cơ quan chức năng. Với cam kết lãi suất 16%/tháng (tương đương 192%/năm), những kẻ đứng sau "chiếc bánh vẽ" dễ dàng thu hút được các nạn nhân để họ bỏ tiền mua USDT (một đồng tiền ảo bình ổn) sau đó quy đổi sang USDM trên sàn Mesea.

Ban đầu, chúng vẫn trả lãi đầy đủ, đúng hạn để tạo dựng niềm tin, tiếp tục dụ dỗ nạn nhân đổ thêm vốn đầu tư để thu lời lớn hơn. Khi nhận thấy thời cơ chín muồi, dự án này đột ngột dừng hoạt động, cửa đóng then cài và ôm theo số tiền lên tới nhiều tỉ đồng từ các nạn nhân.

Anh N.V.T cho biết tổng số tiền đã đóng vào dự án là 980 triệu đồng nhưng từ đầu tháng 11.2023 tới nay không có dấu hiệu sàn sẽ hoạt động trở lại, mặt bằng cũng đã trả lại.

Ngoài ra, một nạn nhân khác là P.N.T (quê Bình Định) cũng đứng trước nguy cơ cao mất trắng gần 420 triệu đồng vì tin vào dự án Mesea để nhận lãi. Nhiều trường hợp khác cũng cho biết thiệt hại vài trăm triệu đồng khi đổ tiền đầu tư vào sàn ảo này.

Hiện tại, website dự án Mesea có thể truy cập được, nhưng số điện thoại của người đại diện đăng ký doanh nghiệp không thể liên lạc được.

Sợ sạt lở bờ sông, dân dựng lều canh không cho khai thác cát******

Vấn đề trên được ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định, trao đổi tại buổi họp báo tình hình kinh tế - xã hội quý I và nhiệm vụ trọng tâm trong quý II, tổ chức chiều 16/4.

Theo phản ánh, hơn một năm qua, tại huyện Hoài Ân (Bình Định), một số doanh nghiệp đã trúng đấu giá, hoàn tất các thủ tục pháp lý khai thác mỏ cát làm vật liệu xây dựng thông thường nhưng không thể hoạt động do người dân ngăn cản.

Sợ sạt lở bờ sông, dân dựng lều canh không cho khai thác cát - 1

Người dân xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân, kiên quyết không cho doanh nghiệp khai thác cát (Ảnh: Phước Tâm).

Đơn cử, cuối tháng 2/2023, một doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Ân đưa phương tiện mở đường để khai thác cát. Có khoảng 10 người dân ở thôn Phú Hữu 1, xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân) tập trung chặn xe không cho doanh nghiệp mở đường khai thác cát.

Gần đây, khi công ty chuẩn bị khai thác, nhiều người dân còn căng băng rôn, ném đá vào phương tiện máy móc; trộm camera giám sát tại các mỏ cát… Thậm chí, có thời điểm đã xảy ra xô xát với công nhân của công ty khai thác cát gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Sợ sạt lở bờ sông, dân dựng lều canh không cho khai thác cát - 2

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định, cho biết sẽ thu hồi các mỏ cát khai thác làm ảnh hưởng đến người dân (Ảnh: Doãn Công).

Lãnh đạo huyện Hoài Ân phải đối thoại với các hộ dân, nhưng người dân không đồng thuận. Các hộ dân cho rằng quanh khu vực mỏ cát là vùng trũng thấp, nhiều năm bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, nhà gần bờ sông nên lo sợ công ty khai thác cát sẽ gây ra sạt lở đất đai, ảnh hưởng nhà ở, mồ mả.

Người dân đề nghị UBND tỉnh, các ban, ngành của tỉnh cần kiểm tra, đánh giá lại tác động về việc khai thác cát đối với nguy cơ sạt lở bờ sông trong mùa mưa lũ.

Đồng thời, cam kết việc cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác cát đúng quy định, có phương án gia cố, đảm bảo an toàn khu vực bờ sông không bị xâm lấn trong mùa mưa lũ để người dân yên tâm sinh sống, ổn định đời sống người dân.

Trong khi đó, UBND huyện Hoài Ân đề nghị UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành liên quan kiểm tra, khảo sát khu vực dân cư sinh sống để đánh giá tác động môi trường đối với nhà cửa, đất đai,... của các hộ dân.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh cho biết, các mỏ đất ở sông Kim Sơn, huyện Hoài Ân trước đây đã được UBND tỉnh Bình Định cấp phép theo quy định. Việc cấp phép cũng lấy ý kiến từ cơ sở, doanh nghiệp cũng đã nộp tiền rồi nhưng không khai thác được. Việc này, UBND tỉnh Bình Định đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường cùng với huyện Hoài Ân kiểm tra.

"Nếu việc khai thác cát làm ảnh hướng tới người dân, an ninh trật tự, sạt lở bờ sông, bờ suối, phải thu hồi. Đã cấp phép nhưng trong quá trình làm không phù hợp thì phải xử lý. Còn nếu như đúng rồi thì đã giao cho huyện Hoài Ân họp dân triển khai, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người dân ở khu vực đó như thế nào sẽ làm rõ", ông Thanh nói.

Tìm thấy bé gái 11 tuổi ở Hà Nội mất tích sau khi đi xe buýt******

Lúc 9h sáng 16/4, mẹ cháu N.M.K.A. (11 tuổi, ngụ phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết gia đình đã tìm thấy K.A. tại khu vực phố Kim Mã trong tình trạng sức khỏe bình thường.

Gia đình cho biết bé gái đã đi lạc, nay may mắn được trở về an toàn.

Trước đó sáng cùng ngày, Công an TP Hà Nội phát thông báo tìm một bé gái mất tích.

Theo cơ quan chức năng, ngày 15/4, Công an phường Dịch Vọng nhận thông tin của gia đình cháu N.M.K.A. về việc cháu đi khỏi nhà chưa về.

Thông tin gia đình cho biết, khoảng 17h ngày 15/4, cháu A. lên xe buýt số 32 tại điểm bắt xe dưới chân tòa nhà 302 Cầu Giấy. A. đi đến điểm cuối là bến xe Nhổn rồi đi bộ ngược về Hồ Tùng Mậu.

Khi đi, cháu A. mặc áo phông ngắn tay xanh lá, quần dài màu nâu, tóc ngang vai, đeo balo hồng.

Tìm thấy bé gái 11 tuổi ở Hà Nội mất tích sau khi đi xe buýt - 1

Nhận dạng của cháu A. khi mất tích (Ảnh: Công an Hà Nội).

Cả trăm cư dân ở TPHCM kêu than vì nước sinh hoạt ô nhiễm nặng******

Gần 3 năm qua, hơn 160 hộ dân tại chung cư An Hội 3, phường 14 (quận Gò Vấp) phản ánh thường xuyên sử dụng nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng. Họ phải mua nước bình về nấu ăn và chưa biết khi nào mới có nước sạch để sử dụng.

Nước máy có lăng quăng

Trao đổi với phóng viên Dân trí,bà Tống Thị Thọ (45 tuổi) cho biết, 3 năm trước bà mua căn hộ hơn 70m2 tại tầng 11 chung cư An Hội 3. Ở được vài tháng, bà phát hiện nước sinh hoạt tại căn hộ thỉnh thoảng có màu vàng nhạt.

Cả trăm cư dân ở TPHCM kêu than vì nước sinh hoạt ô nhiễm nặng - 1

Bà Thọ chỉ vào tấm lưới máy lọc nước có màu nâu đỏ sau vài ngày sử dụng (Ảnh: An Huy).

Khoảng 1 năm trở lại đây, nước chuyển sang màu nâu đỏ. Sợ ảnh hưởng sức khỏe, bà phải mua máy lọc nước về lọc để tắm, giặt. Đồng thời, bà mua nước bình về nấu ăn.

"Tầm 2 tháng tôi thay lưới máy lọc nước một lần vì nước ô nhiễm. Mỗi lần thay hết gần 1 triệu đồng. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị Ban quản lý chung cư tìm cách giải quyết nhưng mọi việc vẫn vậy", bà Thọ nói.

Chị Lê Thị Ái (31 tuổi, ngụ tầng 6) chia sẻ chung cư có 12 tầng. Những hộ ở các tầng trên cao, nước càng đục. Thỉnh thoảng, chị phát hiện nước xả ra từ vòi có con lăng quăng. Nước cũng không có mùi clo, nhiều lúc kèm mùi tanh như bùn.

Người dân nơi đây cho biết họ dùng nước ô nhiễm nhưng vẫn trả tiền đầy đủ. "Tôi nghĩ nước máy dù ô nhiễm cũng không thể nào có lăng quăng được. Tôi xài nước này không có mùi clo luôn. Chúng tôi muốn làm rõ việc ngoài đường nước thủy cục dẫn vào bồn chứa, liệu còn có đường ống dẫn nước nào khác chảy vào bồn không", chị Ái nêu quan điểm.

Cả trăm cư dân ở TPHCM kêu than vì nước sinh hoạt ô nhiễm nặng - 2

Nước máy xả ra từ vòi tại chung cư ô nhiễm nặng, không thể sử dụng (Ảnh: An Huy).

Theo chủ căn hộ, mỗi lần nước ô nhiễm nặng, cư dân đều chụp hình, quay clip bày tỏ ý kiến với Ban Quản trị chung cư An Hội 3. Tuy nhiên, các cuộc họp đều không đưa ra được cách giải quyết khiến vụ việc kéo dài đến nay.

Bên cạnh đó, chị Trần Kim Phụng (38 tuổi) cho hay Ban quản trị chung cư cũ từng đưa ra lý giải nguyên nhân nước ô nhiễm tại chung cư. Cụ thể, chung cư được xây dựng rồi bỏ hoang trong 10 năm mới tiếp tục hoàn thiện. Đường ống nước của chung cư là đường ống cũ.

Trước khi đấu nối vào hệ thống nước thủy cục, đường ống này được bơm nước từ giếng khoan nên bị đóng phèn. Đó là lý do hiện sử dụng nước máy nhưng nước vào các hộ dân vẫn bị ô nhiễm.

"Họ lý giải như vậy và không có cách giải quyết. Thật sự mà nói, chỉ có vài ngày trong tháng, chúng tôi có nước máy trong để sử dụng, còn lại nước có màu vàng, khi tiếp xúc da cũng bị ngứa", chị Phụng nói.

Chủ đầu tư phải có trách nhiệm

Ngày 23/4, phóng viên cùng Ban quản lý chung cư An Hội 3 và đại diện một số cư dân kiểm tra bồn chứa nước trên sân thượng. Tại các bồn, nước trong và sạch, không có dấu hiệu bị nhiễm phèn. Trong khi đó, nước xả ra tại một số căn hộ vẫn có màu vàng.

Ông Nguyễn Văn Phong (50 tuổi, quản lý chung cư An Hội 3), cho biết tình trạng nước sinh hoạt bị ô nhiễm xảy ra tại các căn hộ đã nhiều năm nay. "Tôi và các cư dân phán đoán nước có thể ô nhiễm từ đường ống nước", ông Phong nói.

Cả trăm cư dân ở TPHCM kêu than vì nước sinh hoạt ô nhiễm nặng - 3

Đại diện các cư dân và quản lý chung cư An Hội 3 trao đổi với phóng viên Dân trí (Ảnh: An Huy).

Theo quản lý chung cư, nước thủy cục trước khi chảy vào các căn hộ được bơm lên bồn chứa trên sân thượng. Qua kiểm tra, nước tại các bồn này sạch, không nhiễm phèn, có thể xác định không phải ô nhiễm từ nguồn nước thủy cục.

"Chúng tôi đang bàn với Ban quản trị chung cư An Hội 3 đề phương án tìm nguyên nhân giải quyết", ông Phong nói.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Quang Cường, đại diện Ban quản trị chung cư An Hội 3 cho biết, nước sinh hoạt tại chung cư có màu vàng, đục và hộ ông cũng bị. Tình trạng này xảy ra từ vài năm trước, người dân ai cũng lo lắng ảnh hưởng sức khỏe.

Khoảng 2 năm trước, ông Cường đã phản ánh vụ việc với Ban quản trị chung cư (đơn vị cũ) và làm việc với chủ đầu tư là Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn. Ban quản trị khi đó đã mời Công ty Cấp nước Trung An đến kiểm định nguồn nước đầu vào và xác định là sạch.

Ban quản trị chung cư thời điểm đó rà soát lại nước ô nhiễm và đánh giá đường ống nước trong chung cư làm bằng sắt, có dấu hiệu nhiễm phèn. Chủ đầu tư đã thay đường ống bơm nước máy từ hầm chứa lên bồn ở sân thượng. Đường ống từ sân thượng xuống các căn hộ hiện chưa thay, do đi ngầm phức tạp.

"Ban quản trị chung cư mới vừa được lập. Chúng tôi đã đề nghị chủ đầu tư phải có trách nhiệm, hỗ trợ giải quyết cho cư dân nhưng chưa được phản hồi. Tôi nghĩ, chủ đầu tư phải mời một đơn vị chuyên môn vào kiểm tra, đánh giá để giải quyết cho cư dân. Nếu đường ống rỉ sắt, nhiễm phèn, khi sử dụng nước sẽ rất nguy hiểm", đại diện Ban quản trị chung cư An Hội 3 chia sẻ.

biên tập:Nhật Phong

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn