dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
bong đa tv_shbet đánh bàiphorm trên mạng

2024-07-27 13:54:14

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Luân Quang



Lưới sứa2024-07-27 13:54:14Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Hào Phùng)Thái Bình điều động, luân chuyển nhiều cán bộ chủ chốt******

Ngày 10/4, Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ.

Theo các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình, bà Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình được điều động, giữ chức Bí thư huyện Thái Thụy.

Thái Bình điều động, luân chuyển nhiều cán bộ chủ chốt - 1

Lãnh đạo tỉnh Thái Bình trao quyết định và tặng hoa chúc mừng các cán bộ được điều động, bổ nhiệm (Ảnh: T.Đạt).

Ông Vũ Kim Cứ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế và Các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình.

Bà Thái Thị Thu Hường, Bí thư huyện Thái Thụy được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bà Đinh Thị Hoàn, Phó Bí thư Tỉnh đoàn được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Trương Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh.

Phát biểu tại hội nghị, ông Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhấn mạnh Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nghiên cứu, cân nhắc rất kỹ lưỡng và đặt nhiều kỳ vọng vào những người được điều động, bổ nhiệm công tác mới.

Ông Hải đánh giá cao trình độ, năng lực, kinh nghiệm công tác của các cán bộ được điều động, bổ nhiệm đợt này và đề nghị những cán bộ này trên cương vị công tác mới sẽ tiếp tục phát huy năng lực, sở trường, kinh nghiệm trong quá trình công tác trước đây, nhanh chóng tiếp cận công việc, không ngừng học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Bộ Tư pháp đề xuất cơ chế nhóm đại biểu Quốc hội được trình dự án luật******

Sáng 26.4, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tổng kết thi hành luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, làm cơ sở để tiến tới xây dựng luật mới về lĩnh vực này.

Trong dự thảo báo cáo tổng kết, Bộ Tư pháp nêu rõ những kết quả đạt được, kèm theo cả những tồn tại, bất cập trong quá trình triển khai thi hành luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tổng kết thi hành luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tổng kết thi hành luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

PHÚC BÌNH

Một đại biểu Quốc hội sẽ khó thực hiện quyền sáng kiến pháp luật

Cơ quan này đề xuất mở rộng quyền trình sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội đối với nghị quyết của Quốc hội và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đồng thời, xây dựng cơ chế nhóm đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật trước Quốc hội với các dự án luật mới, phạm vi hẹp, tính chất không quá phức tạp; và được đề xuất, trình dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết sửa đổi, bổ sung.

Đề xuất nêu trên sẽ giúp đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, tiến tới có nhiều hơn dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do nhóm đại biểu Quốc hội đề xuất và xây dựng.

Hiện nay, luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dựa trên đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh; yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh…

Tuy nhiên, theo Bộ Tư pháp, luật hiện hành mới chỉ quy định quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội mà chưa quy định quyền này cho nhóm đại biểu Quốc hội.

Thực tế cho thấy một đại biểu Quốc hội rất khó thực hiện quyền sáng kiến pháp luật của mình do thiếu nguồn lực và điều kiện bảo đảm thực hiện.

Cũng vì lẽ trên, nhiều quốc gia đã công nhận quyền sáng kiến pháp luật của nhóm đại biểu Quốc hội và có cơ chế rõ ràng để hỗ trợ đại biểu Quốc hội, nhóm đại biểu Quốc hội thực hiện quyền sáng kiến pháp luật. Ví dụ Canada và Nhật Bản đều có bộ phận chuyên trách chuyên soạn thảo dự án luật do đại biểu Quốc hội, nhóm đại biểu Quốc hội đề xuất.

Bộ Tư pháp đề xuất cơ chế nhóm đại biểu Quốc hội được trình dự án luật- Ảnh 2.

Đại biểu bấm nút thông qua một nghị quyết của Quốc hội

GIA HÂN

Phòng ngừa lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật

Vẫn theo Bộ Tư pháp, cơ quan này sẽ đề xuất bổ sung một số quy định nhằm kiểm soát quyền lực, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác xây dựng pháp luật.

Đồng thời, tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản dưới luật theo hướng tiếp tục hạn chế thẩm quyền của cấp huyện, xã; xác định rõ thẩm quyền nội dung ban hành nghị định của Chính phủ, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.

Bộ Tư pháp cũng sẽ nghiên cứu bổ sung quy định về trách nhiệm giám sát việc ban hành văn bản quy định chi tiết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội đối với văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Cùng đó là có biện pháp xử lý kịp thời trường hợp chậm hoặc ban hành văn bản có nội dung ngoài phạm vi được giao quy định chi tiết; xác định hợp lý thời điểm có hiệu lực của điều, khoản, điểm giao quy định chi tiết, nhất là nội dung phức tạp, cần có thời gian soạn thảo thì thời điểm có hiệu lực chậm hơn so với thời điểm có hiệu lực của toàn bộ luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Rêng về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp cho hay sẽ nghiên cứu để hoàn thiện theo hướng quy định nguyên tắc nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan, người ban hành văn bản thông qua cơ chế xử lý trách nhiệm khi ban hành văn bản trái pháp luật.

Cạnh đó là quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương trong việc chủ động kiểm tra, rà soát văn bản; xác định rõ văn bản thuộc đối tượng kiểm tra là văn bản quy phạm pháp luật nói chung hay văn bản quy phạm pháp luật "có dấu hiệu trái pháp luật", tránh tạo ra cách hiểu khác nhau gây khó khăn trong áp dụng, thực hiện.

Lý do nút video chuyên dụng trên iPhone 16 là ý tưởng tuyệt vời******

Theo The Information, iPhone 16 series sẽ có nút chụp ảnh mới ở cạnh dưới bên phải của điện thoại khi người dùng cầm máy ở trạng thái bình thường, nằm dưới ngón trỏ tay phải nếu cầm điện thoại như máy ảnh. Nhưng ngay cả khi đó chỉ là một nút đơn giản có thể khởi chạy ứng dụng máy ảnh và quay video, đó cũng sẽ là một sự bổ sung đáng hoan nghênh.

Lý do nút video chuyên dụng trên iPhone 16 là ý tưởng tuyệt vời- Ảnh 1.

Nút chụp ảnh chuyên dụng sẽ là 'vũ khí' lợi hại trên iPhone 16 series

CHỤP MÀN HÌNH

Mistie Oliver, một nhiếp ảnh gia chụp ảnh chân dung đến từ Midland, Texas (Mỹ) cho biết cảm thấy thích thú với ý tưởng về nút điều khiển máy ảnh. Theo ông, đó là một nút khác mà người dùng cần tìm hiểu nhưng sẽ cung cấp nhiều khả năng kiểm soát hơn trong cách người dùng chụp ảnh, đặc biệt với các chức năng phức tạp như tăng độ phơi sáng. Việc có các điều khiển thủ công sẽ cho phép các nhiếp ảnh gia thử nghiệm nhiều cài đặt để tạo ra các hiệu ứng sáng tạo độc đáo cho ảnh trong nhiều điều kiện ánh sáng hoặc môi trường đầy thách thức.

Nói về nút chụp ảnh trên iPhone 16, các tin đồn cho biết nút này sẽ là một nút di chuyển, nhấp chuột thực sự như nút nguồn phía trên nó, tuy nhiên nó cũng có một thành phần điện dung cho phép phát hiện các thao tác vuốt và cảm nhận áp lực. Thiết kế nhấp/chạm kết hợp này tương tự như nút tắt/mở hiện có trên một số mẫu iPad bằng cách đặt đầu đọc dấu vân tay vào nút vật lý.

Trong trường hợp nút chụp, người dùng có thể vuốt để điều khiển những thứ như mức thu phóng của máy ảnh và cảm biến áp suất có thể được sử dụng để "nhấn nửa chừng" nút để lấy nét, giống như với nút chụp của máy ảnh thông thường.

Nút này cũng sẽ khởi chạy ứng dụng camera nếu nhấn vào khi iPhone đang ngủ, giúp người dùng lấy nó ra khỏi túi và chụp ảnh hoặc quay video một cách siêu nhanh, giống như nút Tác vụ trên iPhone 15 Pro.

Lý do nút video chuyên dụng trên iPhone 16 là ý tưởng tuyệt vời- Ảnh 2.

Hình ảnh ốp lưng iPhone 16 series rò rỉ tiết lộ vị trí nút chụp ảnh chuyên dụng mới

CHỤP MÀN HÌNH

Vậy tại sao Apple không khai thác nút Tác vụ? Lý do vì nút này đặt dưới ngón trỏ hoặc ngón cái khi iPhone được cầm theo hướng dọc và không hoạt động khi lật theo chiều ngang để chụp ảnh. Vị trí nút Tác vụ hiện tại được cho là không phù hợp vì người dùng sẽ dùng ngón tay hoặc bàn tay che ống kính khi sử dụng nó để chụp ảnh.

Ngoài ra, hầu hết chủ sở hữu iPhone 15 Pro đều đặt nút Tác vụ để kích hoạt camera, có nghĩa đây là một chức năng đủ phổ biến để có nút riêng. Nhưng nút chụp ảnh chuyên dụng sẽ mang đến cách tiếp cận nhiếp ảnh có nhiều sắc thái hơn, bởi điều khiển thủ công rất quan trọng đối với các nhiếp ảnh gia muốn kiểm soát độ chính xác và sáng tạo đối với ảnh chụp của mình. Nút chụp ảnh riêng cho phép truy cập nhanh vào các cài đặt cần thiết, nâng cao chất lượng trải nghiệm chụp ảnh tổng thể.

Một yếu tố kỳ lạ ở đây là nút chụp dường như được thiết kế để chụp ở chế độ ngang thay vì ở chế độ dọc - vốn là định dạng đang được sử dụng khá phổ biến trên các trang truyền thông xã hội. Điều này dường như bắt nguồn từ Vision Pro. iPhone 15 Pro có thể quay video không gian để xem trên Vision Pro, thường được thực hiện theo hướng ngang nên Apple đẩy mạnh khía cạnh này là điều hợp lý. Việc iPhone 16 có hai camera căn chỉnh theo chiều dọc thay vì chéo như iPhone 15 cũng là yêu cầu cần thiết để quay video không gian khi cầm máy ngang.

Nút chụp là một thay đổi thú vị với các thiết bị của Apple, vừa kết hợp thói quen của máy ảnh truyền thống với tính năng tùy chỉnh hiện đại nhờ khả năng tùy chỉnh. Dĩ nhiên, đối với nhiều người, việc chụp ảnh bằng màn hình cảm ứng vẫn rất tốt khi zoom và lấy nét.

Nhiều dự án cao tốc Bắc******

Theo Bộ GTVT, với 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, chủ đầu tư và nhà thầu triển khai thi công bám sát tiến độ đề ra, song mặt bằng và nguồn vật liệu nhiều dự án gặp khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ chung. 

Trong đó, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau chậm so với kế hoạch và mặt bằng chung do thiếu nguồn cát đắp.

Nhiều dự án cao tốc Bắc - Nam lo khó về kịp đích 2025- Ảnh 1.

Thi công một dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông

T.N

Các dự án thành phần từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa, các nhà thầu mới khai thác được 14/17 mỏ cát đáp ứng khoảng 91% nhu cầu và 43/55 mỏ đất (tỉnh Quảng Trị còn 2 mỏ, Quảng Ngãi còn 5 mỏ, Bình Định còn 1 mỏ, Phú Yên còn 4 mỏ) đáp ứng khoảng 77% nhu cầu.

Các mỏ còn lại mặc dù đã được chấp thuận bản đăng ký khối lượng khai thác nhưng đến nay chưa khai thác được do các nhà thầu đang phối hợp với địa phương thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng rừng.

Tại dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, hiện các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long đã bố trí nguồn cung cát được 16,02 triệu m3. Còn 2,98 triệu m3 chưa xác định được nguồn (An Giang 1 triệu m3; Vĩnh Long 1,98 triệu m3)...

Đến nay, nhà thầu mới đưa về công trường được 2,7 triệu m3cát (tỉnh An Giang khoảng 0,4 triệu m3; tỉnh Đồng Tháp 2,3 triệu m3; tỉnh Vĩnh Long do lớp tầng phủ dày, chất lượng xấu phải sàng rửa tạp chất nên mới khai thác được 4.400 m3).

Công suất khai thác của các mỏ cát khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay rất thấp (chỉ đạt trung bình 18.000 m3/ngày, trong khi nhu cầu của dự án là 50.000 m3/ngày) do khống chế công suất, phương tiện khai thác, thời gian khai thác trong ngày. Do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu thi công "3 ca, 4 kíp" theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Về công tác giải phóng mặt bằng, dù phần diện tích mặt bằng còn lại tại một số dự án khởi công trong năm 2023 không lớn nhưng thuộc khu vực đất ở, khu vực phải chuyển mục đích sử dụng rừng, chưa hoàn thành xây dựng các khu tái định cư nên tiến độ bàn giao vẫn còn chậm so với yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo Bộ GTVT, nếu các địa phương không bàn giao mặt bằng trước 30.4 để triển khai thi công sẽ không đáp ứng tiến độ hoàn thành các dự án thành phần vào năm 2025.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15 về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên nếu không kịp trình để được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua trong tháng 4 tới sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công các dự án.

Để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, Bộ GTVT đã đề nghị các địa phương huy động cả hệ thống chính trị để giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30.4.

Đồng thời, đề nghị tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp cho phép các nhà thầu được khai thác tối đa công suất hoạt động của thiết bị, phương tiện và thời gian khai thác trong ngày để đảm bảo sản lượng khai thác. Giao thêm các mỏ mới cho các nhà thầu triển khai thủ tục khai thác để đến 30.6 cung cấp đủ về công trường khối lượng cát đã được Chính phủ giao.

Các tỉnh có nguồn vật liệu cát đắp (Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre…) hỗ trợ chủ đầu tư và các nhà thầu tiếp cận, khảo sát các mỏ cát trong địa bàn tỉnh...

Báo cáo của Bộ GTVT cho biết, dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2021 theo hình thức PPP đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt sản lượng đến nay đạt 6.641,4/8.595,1 tỉ đồng (77,3% giá trị hợp đồng), phấn đấu hoàn thành 30 km từ nút giao QL7 đến nút giao QL46B (về thành phố Vinh) trước ngày 30.4 tới. Phần còn lại 19 km có đất yếu cần thời gian chờ gia tải nên hoàn thành sau.

Dự án PPP khác là Cam Lâm - Vĩnh Hảo sản lượng đến nay là 7.494 /7.587 tỉ đồng (đạt 98,8% giá trị hợp đồng) dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trước 30.4.

Chính phủ muốn trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm nửa năm******

Ngày 16/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với Bộ Tài nguyên Môi trường và một số bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Ông cho biết Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực ngày 1/7 - sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025.

Điều này đòi hỏi các bộ, ngành nỗ lực, quyết tâm rất lớn, nhưng phải thực hiện đầy đủ quy trình xây dựng văn bản pháp luật.

Chính phủ muốn trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm nửa năm - 1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: Minh Khôi).

"Xây dựng các văn bản pháp luật là một trong những ưu tiên cao nhất của Chính phủ, Thủ tướng. Đây là trách nhiệm của lãnh đạo Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết Bộ đã chủ trì soạn thảo 6 nghị định và 4 thông tư.

Trong đó, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định chi tiết 51 nội dung được giao trong luật, tập trung vào quy định chung; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, trưng dụng đất; phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất…

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục làm rõ những vấn đề còn ý kiến khác nhau về phạm vi, đối tượng, chính sách thực thi, đồng thời lưu ý quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, định giá đất cần làm rõ "có khả thi không, có thể cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền hơn nữa không, mức độ chuyển đổi số đã được chưa".

Chính phủ muốn trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm nửa năm - 2

Toàn cảnh cuộc họp (Ảnh: Minh Khôi).

Về dự thảo hai nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cần có chính sách, công cụ tài chính xử lý các diện tích đất chưa hoặc chậm đưa vào sử dụng, đất nông lâm trường, chống đầu cơ đất đai…

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan báo cáo về việc có nhiều nội dung mới, vấn đề phát sinh trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định 156 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cũng như xây dựng nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.

Ông cho biết Bộ đang tiến hành lấy ý kiến về dự thảo hai nghị định này theo quy định.

Chính phủ muốn trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm nửa năm - 3

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan (Ảnh: Minh Khôi).

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp nỗ lực bảo đảm trình dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa đúng thời hạn.

"Quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 phải quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến, tư duy khác nhau, nhằm bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến", Phó Thủ tướng quán triệt.

Theo Phó Thủ tướng, các văn bản pháp luật do mỗi bộ, ngành chịu trách nhiệm xây dựng phải thể hiện mối quan hệ gắn bó, thực hiện mục tiêu xuyên suốt đặt ra trong Luật Đất đai năm 2024 và đồng bộ, thống nhất với pháp luật khác có liên quan.

Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên Môi trường được giao phối hợp, khẩn trương chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2024.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, để kịp thời có hiệu lực đồng bộ với Luật Đất đai năm 2024 vào ngày 1/7.

Thủ tướng kỷ luật Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang******

Ngày 26/4, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký các quyết định của Thủ tướng thi hành kỷ luật đối với Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Tại Quyết định số 347, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với bà Nguyễn Hương Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Lý do, bà Nguyễn Hương Giang đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về đảng.

Thủ tướng kỷ luật Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang - 1

Bà Nguyễn Hương Giang (Ảnh: TTXVN).

Tại Quyết định số 346, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đối với ông Nguyễn Tử Quỳnh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh.

Ông Quỳnh đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về đảng.

Trước đó, trong các ngày 24 và 25/1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 36, xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bắc Ninh.

Cơ quan kiểm tra của Đảng xác định Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bắc Ninh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc.

Tập thể Đảng này đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý, thực hiện một số dự án/gói thầu do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các công ty trong hệ sinh thái AIC thực hiện. Hậu quả, nhiều tổ chức đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại và nguy cơ thiệt hại, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trách nhiệm đối với những vi phạm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bắc Ninh các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021.

Trong đó, có trách nhiệm của các cá nhân gồm: ông Nguyễn Tử Quỳnh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vì thế quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với bà Nguyễn Hương Giang và đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Tử Quỳnh.

Sẽ phạt nguội xe vi phạm trên cao tốc Cam Lâm******

Ngày 23/4, đại diện Tập đoàn Đèo Cả, liên danh nhà đầu tư cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, cho biết, đến nay hệ thống giao thông thông minh, trạm dừng nghỉ tạm trên tuyến, đội ngũ quản lý vận hành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẵn sàng phục vụ người dân từ 26/4. 

Khi đưa vào vận hành, tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo được Cục Đường bộ Việt Nam giao Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) quản lý vận hành, bảo trì, đảm bảo việc vận hành khai thác an toàn, thông suốt. 

Cũng theo đơn vị vận hành, từ ngày 26/4, đơn vị sẽ phối hợp với cơ quan chức năng, hỗ trợ dữ liệu xe vi phạm trên cao tốc qua hệ thống camera giám sát để phạt nguội. Việc này nhằm hạn chế các vi phạm, góp phần bảo đảm an toàn trật tự an toàn giao thông qua tuyến.

Sẽ phạt nguội xe vi phạm trên cao tốc  Cam Lâm - Vĩnh Hảo từ ngày 26/4 - 1

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ thông xe vào ngày 26/4 (Ảnh: Hoàng Bình).

Hiện tuyến cao tốc từ TPHCM đến Nha Trang mới chỉ có trạm dừng chân Long Thành trên đoạn cao tốc Long Thành - Dầu Giây tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Hơn 328 km cao tốc còn lại từ Dầu Giây đến Nha Trang chưa có trạm dừng nghỉ.

Để kịp thời giải quyết các bất cập và nhu cầu cấp thiết, Tập đoàn Đèo Cả đã chủ động xây dựng trạm dừng nghỉ tạm tại Km113 (xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) phục vụ miễn phí cho người dân trong khi chờ đầu tư trạm dừng chính thức. Toàn bộ chi phí xây dựng do nhà đầu tư bỏ ra.

Dự kiến, ngày 28/4, Bộ GTVT sẽ tổ chức khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Đơn vị vận hành sẽ phân luồng phương tiện nhằm phục vụ khánh thành tại phía Bắc hầm núi Vung.

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo là một trong ba dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư. Dự án có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng với chiều dài 78,5km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Liên danh nhà đầu tư là Tập đoàn Đèo Cả và Công ty Đầu tư Xây dựng 194. 

Nhiều thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu trong phát triển kinh tế******

Ngày 23.4, Tỉnh đoàn Thanh Hóa và Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ tuyên dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa, năm 2024.

40 thanh niên, sinh viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa được biểu dương, khen thưởng

40 thanh niên, sinh viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa được biểu dương, khen thưởng

MINH HẢI

Đây là sự kiện nhằm tổng kết kết quả phối hợp giữa Tỉnh đoàn Thanh Hóa với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa trong việc hỗ trợ thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 1 triệu thanh niên, trong đó, có hơn 130.000 thanh niên sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, là các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, và Khơ Mú. Thanh niên ở khu vực này gặp nhiều khó khăn trong học tập và phát triển kinh tế.

Thời gian qua, các chương trình, hoạt động của Tỉnh đoàn Thanh Hóa, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan, đơn vị khác phần nào đã giúp cho nhận thức, bản lĩnh của thanh niên vùng dân tộc thiểu số được nâng lên; trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, ý thức tôn trọng pháp luật được nâng cao... Qua đó, đến nay đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cá nhân tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực.

Thời gian qua, với sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị chức năng, nhiều tấm gương thanh niên, sinh viên ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa đã góp sức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Thời gian qua, với sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị chức năng, nhiều tấm gương thanh niên, sinh viên ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa đã góp sức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

MINH HẢI

Một số mô hình, ý tưởng phát triển kinh tế tiêu biểu của thanh niên khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, như: mô hình ứng dụng kinh tế tuần hoàn để xây dựng hệ sinh thái ong rừng của nhóm thanh niên ở xã Bát Mọt (H.Thường Xuân, Thanh Hóa); sản phẩm thịt trâu gác bếp 36 Sinh Mai của chị Trần Thị Mai (H.Thạch Thành, Thanh Hóa); khôi phục và phát triển nét đẹp văn hóa dân tộc Mường phục vụ du lịch cộng đồng của anh Bùi Anh Sơn (ở xã Phượng Nghi, H.Như Thanh, Thanh Hóa); Trà quýt Hoi Pù Luông của nhóm thanh niên ở TT.Cành Nàng (H.Bá Thước, Thanh Hóa)...

Phát biểu tại lễ biểu dương, anh Lê Văn Châu, Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa, cho biết 40 thanh niên, sinh viên được biểu dương lần này là những điển hình tiên tiến của thanh niên vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đã có nhiều thành tích, đóng góp thiết thực cho cộng đồng, xã hội trên các lĩnh vực khác nhau.

Anh Lê Văn Châu, Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa khẳng định những thanh niên, sinh viên được tuyên dương là những điển hình tiên tiến, đã có nhiều thành tích, đóng góp thiết thực cho cộng đồng, xã hội trên các lĩnh vực khác nhau.

Anh Lê Văn Châu, Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa khẳng định những thanh niên, sinh viên được tuyên dương là những điển hình tiên tiến, đã có nhiều thành tích, đóng góp thiết thực cho cộng đồng, xã hội trên các lĩnh vực khác nhau.

MINH HẢI

"Thế hệ trẻ hôm nay đang sống trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, nên cần chủ động khắc phục những hạn chế, khó khăn để vươn lên. Đối với các cấp bộ đoàn, cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian tới cần chủ động nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; các cấp bộ Đoàn cần triển khai các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. Đồng thời, kịp thời tuyên dương, khen thưởng với những thanh niên, sinh viên có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực" anh Châu cho hay.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã biểu dương, khen thưởng cho 40 thanh niên, sinh viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa có nhiều thành tích xuất sắc trong lao động và học tập.

biên tập:Hà Vương

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn