Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

jbet venus_win888 nhà cái uy tín

2024-06-03 12:05:38 tác giả:Bảo Hồ nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Lý giải việc xâm nhập mặn vùng biển Đồng bằng sông Cửu Long gia tăng******

Ngày 25/4, báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong về ĐBSCL đã thay đổi rất lớn về quy luật, do ảnh hưởng của việc vận hành các hồ chứa.

Theo Cục Thủy lợi, tổng lượng dòng chảy trong mùa khô tăng, nhưng dòng chảy đầu mùa khô lại có xu thế giảm, gia tăng vào thời kỳ giữa và cuối mùa.

Việc biến động nguồn nước thượng lưu làm cho tình trạng xâm nhập mặn tại các vùng cửa sông, ven biển có thay đổi lớn về quy luật.

Trước năm 2012, mặn thường đến từ tháng 2 đến tháng 4, đỉnh mặn vào cuối tháng 3-4, là tháng có dòng chảy kiệt nhất.

Song hiện nay, những năm dòng chảy thượng nguồn về thấp, xâm nhập mặn xuất hiện từ cuối tháng 12 năm trước và đỉnh mặn vào tháng 2 hoặc đầu tháng 3 năm sau.

Đối với mùa khô 2023-2024, xâm nhập mặn bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 12/2023, sớm hơn trung bình nhiều năm khoảng 33 ngày.

Lý giải việc xâm nhập mặn vùng biển Đồng bằng sông Cửu Long gia tăng - 1

Xâm nhập mặn đã trở thành một vấn đề ngày càng đáng báo động mà người dân vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam - Đồng bằng sông Cửu Long, phải đối mặt (Ảnh: Nguyễn Hành).

Trong đó, từ tháng 4 đến nay, diễn biến xâm nhập mặn vùng ven biển Tây biến động khó lường, một số thời điểm độ mặn tăng cao đột biến, đặc biệt trong các ngày từ 18 đến 22/4.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn vùng biển gia tăng, Cục Thủy lợi cho biết do nguồn nước thượng lưu về Đồng bằng sông Cửu Long tháng 4/2024 ở mức thấp, kết hợp với nắng nóng kéo dài, lượng nước bốc hơi cao.

Ngoài ra, các địa phương đồng loạt xuống giống vụ hè thu làm mực nước nội đồng giảm nhanh; công trình phân ranh nguồn nước nội vùng chưa hoàn thiện...

Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1.580ha lúa (Sóc Trăng 1.530ha, Bến Tre 50ha), 4.640ha chanh và cây ăn trái khác tại Long An có nguy cơ giảm năng suất.

Ngoài ra, 43ha lúa tại tỉnh Sóc Trăng đã bị mất trắng.

Theo thống kê, khoảng 73.900 hộ (2,1% số hộ dân nông thôn) bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt, tập trung tại 7 tỉnh (Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau).

Số lượng hộ dân bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt thấp hơn so với năm 2019-2020 (96.000 hộ) và mức độ ảnh hưởng đến các hộ cũng ở mức thấp, thời gian ảnh hưởng ngắn chỉ diễn ra vài ngày cao điểm giữa tháng 3.

Cục Thủy lợi đánh giá, ở vùng các cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn đã đạt đỉnh cao nhất của mùa khô từ ngày 10 đến 13/3, các đợt xâm nhập mặn đã xuất hiện vào các ngày 24-28/3, 7-11/4 ở mức thấp hơn đỉnh nhưng vẫn duy trì ở mức tương đối cao.

Dự báo, đợt xâm nhập mặn cao còn lại dự kiến xuất hiện vào các ngày 23-27/4, từ tháng 5 xâm nhập mặn tiếp tục giảm, không còn ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp từ đầu tháng 6.

Vụ nổ ở khu công nghiệp Bắc Ninh: "Tôi thấy cột khói cao hàng chục mét"******

Ngày 9/4, các cơ quan chức năng huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, đang điều tra nguyên nhân vụ nổ xảy ra tại Công ty cổ phần giấy Hưng Lợi (Cụm công nghiệp Phú Lâm).

Công ty Hưng Lợi rộng khoảng 4.000m2, đã dừng hoạt động khoảng hơn một năm. Thời điểm xảy ra vụ việc, doanh nghiệp này đang sửa chữa, lắp đặt thêm hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Theo anh L.D. (người dân ở xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), khoảng 10h30, anh nghe một tiếng nổ lớn. Nhìn về phía phát ra tiếng nổ, anh D. thấy một cột khói cao hàng chục mét. Khoảng cách từ nơi anh D. đến vị trí xảy ra sự cố là khoảng 500m. 

"Cột khói như một quả bom, cách xa khoảng km chắc vẫn nhìn và nghe thấy tiếng nổ", một nhân chứng khác nói.

Vụ nổ ở khu công nghiệp Bắc Ninh: Tôi thấy cột khói cao hàng chục mét - 1

Người dân đưa nạn nhân đi cấp cứu (Ảnh: A.M.).

Một công nhân trong cụm công nghiệp cho hay, nhóm người làm việc tại Công ty Hưng Lợi ở thời điểm trên là đội thợ hàn. 

"Họ ở nơi khác, được thuê đến đây làm. Người bị tử vong quê ở Sơn La", công nhân này cho hay.

Cũng theo một công nhân khác làm việc tại Cụm Công nghiệp Phú Lâm, vụ việc có thể do khí gas được tích tụ ở những hố xả thải không đảm bảo quy định, khi gặp tia lửa thì phát nổ.

"Lúc đó, tôi đang làm việc tại xưởng giấy đối diện xưởng xảy ra vụ nổ. Áp lực nổ mạnh, bay qua sang xưởng bên tôi làm thủng, bay cả các tấm nhựa. Người tôi khi đó thất thần vì áp lực nổ", nhân chứng kể và cho biết thời điểm trên, những xưởng xung quanh vẫn đang hoạt động, nhiều công nhân đang làm việc.

Cũng theo nhân chứng này, vụ nổ khiến tất cả các nạn nhân gục tại hiện trường. Không một ai nghe thấy tiếng kêu cứu của họ.

Tại hiện trường, gần như toàn bộ khu vực xưởng của Công ty Hưng Lợi bị tốc mái, vỡ nát, nhiều vật liệu, thiết bị hỏng hóc. Ngay sau khi sự việc xảy ra, công ty đã phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, bảo vệ hiện trường.

Theo cơ quan chức năng, vụ việc khiến anh Q.V.T. (31 tuổi, quê Sơn La) tử vong tại chỗ. Hai người khác bị thương đang được cấp cứu tại bệnh viện. Báo cáo của UBND huyện Tiên Du cho biết vụ nổ nghi do nổ bể ngầm khí gas.

Sau vụ việc, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, chỉ đạo các cơ quan có liên quan tập trung cứu chữa cho các nạn nhân; kịp thời phân loại, cấp cứu, điều trị tại chỗ và tại các tuyến điều trị, nhằm giảm nguy cơ chuyển nặng, hạn chế tối đa tử vong. 

Vụ nổ ở khu công nghiệp Bắc Ninh: Tôi thấy cột khói cao hàng chục mét - 2

Hiện trường tan hoang sau vụ nổ (Ảnh: Hải Nam).

Đối với Công an tỉnh Bắc Ninh, Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đơn vị này chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn; báo cáo sơ bộ trước 17h cùng ngày.

Tỉnh Bắc Ninh cũng chỉ đạo Công ty cổ phần giấy Hưng Lợi chủ động phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng, đồng thời thực hiện nghiêm quy trình và các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Công Thương, UBND huyện Tiên Du, Công ty cổ phần giấy Hưng Lợi và các cơ quan có liên quan cũng phải có trách nhiệm thăm hỏi, động viên hỗ trợ người bị tai nạn; Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn đảm bảo nghiêm ngặt các quy tắc an toàn lao động, vệ sinh bảo vệ môi trường làm việc,…

Bộ Tư pháp kiểm tra Quy chế tổ chức họp báo của Cần Thơ và Quảng Ngãi******

Sáng 14/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), cho biết cơ quan này sẽ tổ chức cuộc họp với đại diện UBND TP Cần Thơ, UBND tỉnh Quảng Ngãi, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) và một số đơn vị xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp, để thảo luận về Quy chế tổ chức họp báo do 2 địa phương này ban hành.

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã nhận được phản ánh của một số cơ quan báo chí về việc Cần Thơ, Quảng Ngãi ban hành văn bản quy định về họp báo "có một số vấn đề chưa phù hợp".

Bộ Tư pháp kiểm tra Quy chế tổ chức họp báo của Cần Thơ và Quảng Ngãi - 1

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Hồ Quang Huy (Ảnh: Lê Huy).

"Việc kiểm tra văn bản như thế này là hoạt động thường xuyên của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khi nhận được phản ánh. Khi có kết quả cuộc họp, chúng tôi sẽ thông tin tới báo chí", ông Huy nói và cho biết cuộc họp sẽ diễn ra vào ngày 17/4 tại trụ sở Bộ Tư pháp.

"Quy chế tổ chức họp báo của tỉnh Quảng Ngãi cũng có những vấn đề tương tự Cần Thơ nên chúng tôi tiến hành kiểm tra luôn", Cục trưởng Hồ Quang Huy thông tin.

Trước đó, UBND TP Cần Thơ ban hành Quy chế tổ chức họp báo (có hiệu lực từ tháng 4/2024) quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần hoặc họp đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng theo yêu cầu của Chủ tịch UBND TP.

Đáng chú ý, quy chế của Cần Thơ yêu cầu cơ quan, văn phòng đại diện báo chí, phóng viên thường trú khi tham dự họp báo phải đúng thành phần được mời; trang phục, tác phong lịch sự và gửi câu hỏi về Sở Thông tin và Truyền thông trước thời gian diễn ra họp báo ít nhất 3 ngày.

Bộ Tư pháp kiểm tra Quy chế tổ chức họp báo của Cần Thơ và Quảng Ngãi - 2

Một buổi họp báo ở Cần Thơ (Ảnh: CTV).

Phóng viên, nhà báo khi đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp báo phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đúng trọng tâm và phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác. Việc này đang gây xôn xao dư luận khi nhiều ý kiến cho rằng chưa phù hợp với Luật Báo chí.

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.

Cục cũng thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm và thẩm quyền kiểm tra của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; tổ chức thực hiện rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật theo quy định pháp luật.

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định pháp luật.

Nhiều năm qua, cơ quan này "nổi tiếng" với việc tuýt còi các văn bản, quy định, thông tư có nội dung trái luật của các bộ ngành, địa phương.

Để không còn những 'nỗi đau ô nhiễm môi trường'******

Ngày 20.4, UBND tỉnh Hưng Yên đã xử phạt 3 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực dệt may ở Khu công nghiệp (KCN) dệt may Phố Nối (H.Yên Mỹ, Hưng Yên) về hành vi xả thải trái phép với tổng số tiền hơn 1 tỉ đồng.

Trong khi đó, số liệu thống kê thể hiện, từ tháng 7.2023 - 3.2024, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C05 - Bộ Công an) và Công an TP.Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương đã tiến hành kiểm tra và xử lý lên tới 55 vụ, phạt hành chính gần 8 tỉ đồng.

Số tiền bị xử phạt lên tới hàng tỉ đồng vẫn không đủ sức răn đe. Nhiều DN đã không quan tâm đến môi trường, vì lợi ích kinh tế mà tiếp tục vi phạm, điển hình như 3 DN ở KCN dệt may Phố Nối nói trên.

Số vụ việc bị phát hiện, xử phạt nêu trên chỉ là bề nổi của tảng băng. Bởi lẽ, nguyên nhân chính khiến hệ thống thủy nông lớn nhất miền Bắc bị ô nhiễm suốt thời gian qua đã được "chỉ mặt", đó là do nước thải sinh hoạt của người dân và nguồn nước thải từ các KCN, cụm công nghiệp, làng nghề… trên địa bàn 4 tỉnh, TP: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương.

Nguyên nhân đã rõ, vậy nhưng cứ mỗi ngày trôi qua, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải tiếp tục oằn mình hứng chịu hàng nghìn khối nước bẩn. Hậu quả, dòng kênh từ chỗ được coi là biểu tượng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc bỗng trở thành nỗi ám ảnh với người dân vì dòng nước đen đặc, "không sinh vật nào có thể sống nổi".

Nhằm kiên quyết ngăn chặn việc xả thải, gây ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã chỉ đạo nếu xử lý hành chính, xử phạt nhiều lần đối với DN, đơn vị xả thải ra môi trường vẫn không khắc phục thì phải khởi tố để xử lý hình sự.

Và để giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm ở sông Bắc Hưng Hải, ngoài động thái xử lý vi phạm quyết liệt của Bộ Công an, cũng cần đến sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ Bộ TN-MT và 4 địa phương Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, nơi phát sinh các nguồn gây ô nhiễm.

Trong đó, địa phương cần yêu cầu bắt buộc các KCN, cụm công nghiệp, làng nghề… lắp trạm quan trắc nước thải có kết nối chỉ số đến cơ quan chuyên môn. Có như vậy, hành vi xả thải sẽ được phát hiện, ngăn chặn ngay từ đầu nguồn, không để tình trạng gây ô nhiễm, thiệt hại cho môi trường rồi mới chạy theo để xử lý, khắc phục.

Quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là "không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế". Đã đến lúc, các bộ, ngành, địa phương, DN cùng vào cuộc quyết liệt hơn, đồng bộ hơn, không chỉ đối với kiểm tra, giám sát từ sớm, từ xa, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi xả thải gây ô nhiễm mà còn ở việc áp dụng sản xuất xanh, thân thiện môi trường... để hệ thống thủy nông lớn nhất miền Bắc sớm hồi sinh; để giảm thiểu, tiến tới không còn những "nỗi đau ô nhiễm môi trường" như đã xảy ra với sông Bắc Hưng Hải.

Google ra mắt hệ thống Find My Device sớm hơn dự kiến******

Theo TechSpot, người dùng Android sắp đón tin vui mới khi mạng lưới Find My Device của Google sẽ ra mắt sớm hơn dự kiến. Tính năng này đã được mong đợi từ lâu để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm các thiết bị Android bị mất, theo các nguồn tin thân cận, Find My Device sẽ ra mắt trong tuần này.

Tính năng này đã được Google công bố vào tháng 5 năm ngoái, nhưng bị trì hoãn để hoàn thiện hợp tác với Apple về bảo vệ theo dõi. Mạng lưới hoạt động bằng cách sử dụng tín hiệu Bluetooth từ thiết bị Android lân cận để xác định chính xác vị trí của một thiết bị, ngay cả khi thiết bị đó đã tắt nguồn hoặc không có kết nối internet.

Giờ đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy cả hai công ty đang chuẩn bị ra mắt hệ thống của họ để theo dõi thiết bị mạnh mẽ và an toàn hơn. Khi các tham chiếu về hệ thống mới đã được tìm thấy trong bản beta của iOS 17.5. Ngoài ra, Find My Device đã bắt đầu kích hoạt cho một số người dùng Android với phiên bản beta Google Play Service 24.12.14 trong tuần này.

Một số người dùng cũng nhận được email từ Google xác nhận tính năng này sẽ kích hoạt trong 3 ngày, cho thấy việc triển khai bắt đầu vào ngày 8.4 (giờ Mỹ).

Google ra mắt hệ thống Find My Device sớm hơn dự kiến- Ảnh 1.

Hệ thống tìm kiếm thiết bị thất lạc mới của Google sắp ra mắt

CHỤP MÀN HÌNH

Để giải quyết các vấn đề về quyền riêng tư, Google cung cấp cho người dùng ba tùy chọn cài đặt:

  • Không tham gia: Thiết bị thất lạc sẽ chỉ hiển thị vị trí từ lần trực tuyến cuối cùng.
  • Khu vực đông đúc: Mạng lưới chỉ được kích hoạt ở những nơi đông người như sân bay hoặc ga tàu để bảo vệ danh tính người dùng.
  • Tất cả các khu vực: Thiết bị sẽ luôn đóng góp vào mạng lưới ping để tăng khả năng tìm kiếm.

Ngoài ra, Google cũng hợp tác với Apple để tạo ra một giao thức tiêu chuẩn cho việc theo dõi thiết bị nhằm chống lại việc theo dõi bí mật. Điều này đảm bảo các thiết bị Android và iOS có thể phát hiện các thiết bị theo dõi từ nhiều nhà cung cấp, giúp bảo vệ người dùng tốt hơn.

Việc ra mắt mạng lưới Find My Device là một tin tức quan trọng đối với người dùng Android, mang đến cho họ một công cụ mạnh mẽ để tìm kiếm các thiết bị thất lạc tương tự như hệ thống Find My của Apple. Với sự hợp tác của Google và Apple, tính năng này cũng hứa hẹn sẽ bảo mật và tôn trọng quyền riêng tư của người dùng hơn.

Công an Tiền Giang mang giọt nước nghĩa tình đến bà con vùng hạn mặn******

Sau 3 ngày thực hiện chương trình "Nghĩa tình ngày hạn mặn", tính đến chiều 12/4, đoàn công tác của Công an tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ 130m3 nước sinh hoạt, 300 thùng nước tinh khiết (loại 21 lít); khoảng 90.000 chai nước suối; 250 phần quà (mỗi phần trị giá 300.000 đồng) tặng các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn. 

Số nước trên được chuyển đến 8 xã trên địa bàn huyện Tân Phú Đông và Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Công an Tiền Giang mang giọt nước nghĩa tình đến bà con vùng hạn mặn - 1

Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức chương trình "Nghĩa tình ngày hạn mặn" hỗ trợ nước sạch cho người dân vùng hạn mặn (Ảnh: CTV).

Chương trình do Ban Giám đốc Công an tỉnh phát động thực hiện trong toàn thể cán bộ chiến sĩ công an tỉnh.

Hiệu ứng của hoạt động nghĩa tình này còn lan tỏa đến nhiều tấm lòng hảo tâm. Đã có 50 cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đồng hành cùng chương trình. 

Sau 3 ngày thực hiện chương trình, đã có 150 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia, chủ lực là các đơn vị: Công tác đảng và công tác chính trị, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Cảnh sát cơ động, Công an TP Mỹ Tho phối hợp một số đơn vị nghiệp vụ cấp tỉnh và công an huyện, công an các xã, lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn 2 huyện Gò Công Đông, Tân Phú Đông.

Công an Tiền Giang mang giọt nước nghĩa tình đến bà con vùng hạn mặn - 2

Hàng chục chuyến xe chở nước sạch về vùng hạn mặn trong những ngày qua (Ảnh: CTV).

Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động nhiều phương tiện như xe chở nước chữa cháy, xe bồn, xe tải của công an tỉnh, xe ba gác... để chở nước sang tận huyện cù lao Tân Phú Đông. 

Bên cạnh đó, các đoàn thể trong công an tỉnh đã tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng phó nắng nóng, hạn hán, thiếu nước… nêu cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Công an Tiền Giang mang giọt nước nghĩa tình đến bà con vùng hạn mặn - 3

Công an trao từng bình nước ngọt tới tay người dân (Ảnh: CTV).

Ngày 6/4, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh đã ký văn bản công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông. 

Văn bản của chính quyền tỉnh Tiền Giang đề ra các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là vận chuyển, cấp nước kịp thời cho người dân.

Tỉnh đã mở hơn 100 vòi nước công cộng để người dân sử dụng miễn phí, ngoài ra còn có nhiều tổ chức, cá nhân chở nước từ thiện bằng xe tải, sà lan hỗ trợ nước ngọt cho bà con vùng hạn hán. 

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư