Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

xsgl_fcb8 cách đọc cầu bcr

2024-06-03 10:50:47 tác giả:Bình Vương nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

"Xâm nhập mặn ngày càng đáng báo động"******

Nhận định đó được nêu trong Báo cáo chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2023 (PAPI 2023) vừa công bố.

Khảo sát của PAPI 2023 được thực hiện từ tháng 8-11/2023 khẳng định, một trong những tác động đáng lo ngại nhất của biến đổi khí hậu là tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Xâm nhập mặn trong khu vực này là hệ quả của một số nguyên nhân, bao gồm hạn hán, mực nước biển dâng cao và việc xây dựng đập ở thượng nguồn sông Mê Kông.

Xâm nhập mặn ngày càng đáng báo động - 1

Tỷ lệ người dân (tham gia khảo sát) cho biết đã xảy ra xâm nhập mặn ở các địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2023 (Nguồn: PAPI 2023).

Theo báo cáo PAPI 2023, người dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phản ánh tình trạng đồng ruộng bị nhiễm mặn đang diễn ra ở nơi họ sinh sống tăng hơn gấp đôi, từ 4,7% năm 2021 lên 12,1% năm 2022 và tiếp tục tăng nhẹ lên 12,9% năm 2023.

Hơn 41% số người trả lời khảo sát PAPI ở các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang cho rằng tình trạng xâm nhập mặn đang diễn ra ở địa phương của họ trong năm 2023.

Tỷ lệ này ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An và Vĩnh Long gia tăng mạnh qua 3 năm.

PAPI 2023 dẫn một báo cáo nghiên cứu khoa học cho thấy những điều trên phù hợp với thực tế.

Cụ thể, Bến Tre, Kiên Giang và Trà Vinh là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của xâm nhập mặn. Các phát hiện qua khảo sát của PAPI có thể khác với kết quả quan trắc do địa bàn khảo sát có điều kiện sinh thái khác so với các địa bàn có thể bị ảnh hưởng.

"Các huyện ở tỉnh Bến Tre có trong mẫu khảo sát của PAPI có thể bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn nhiều hơn so với các huyện được chọn ở tỉnh khác trong vùng.

Mặc dù vậy, tỷ lệ người dân nhận diện tình trạng xâm nhập mặn đang diễn ra tại địa phương gia tăng qua thời gian cho thấy hiện tượng này đang ngày càng ảnh hưởng đến cuộc sống của nông dân địa phương như thế nào", báo cáo PAPI 2023 nhận định.

Xâm nhập mặn ngày càng đáng báo động - 2

Xâm nhập mặn đã trở thành một vấn đề ngày càng đáng báo động mà người dân vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam - Đồng bằng sông Cửu Long, phải đối mặt (Ảnh: Nguyễn Hành).

Năm nay còn nhiều đợt xâm nhập mặn

Ông Hoàng Văn Đại, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường), nói từ đầu mùa khô đến nay ở Đồng bằng sông Cửu Long đã xảy ra 3 đợt xâm nhập mặn tăng cao.

Qua theo dõi của cơ quan này, xâm nhập mặn năm nay ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và của năm 2023. Xâm nhập mặn sâu nhất xuất hiện từ ngày 8-13/3 vào sâu 40-66km. Tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đã vào sâu tới 70-76km tùy theo sông. 

Lãnh đạo cơ quan dự báo khí tượng phản ánh, các kênh rạch một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang khô cạn, tình trạng sụt lún vẫn còn tiếp tục tại một số tỉnh nam sông Hậu. Điều này có thể gây bất lợi đối với sản xuất lúa.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đó được xác định do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino. Vì thế, từ đầu năm 2024 đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long hầu như không mưa (hụt chuẩn từ 60-95%), ngày nắng kéo dài làm cho một lượng lớn nước mặt tích trữ trong các ruộng, kênh, sông, hồ bị bốc hơi.

Đáng lo ngại hơn, nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công chảy về khu vực ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm.

Xâm nhập mặn ngày càng đáng báo động - 3

Cảnh cánh đồng lúa ở tỉnh Sóc Trăng trong tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trầm trọng. (Ảnh: Nguyễn Hành).

Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ đã cảnh báo sớm khu vực nào ở Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động để cung cấp thông tin sớm nhất có thể tới người dân và chính quyền sở tại. Các bản tin dự báo xâm nhập mặn với tần suất 10 ngày/bản tin, dự báo độ mặn cao nhất đến từng điểm quan trắc.

Ông Hoàng Văn Đại dự báo, từ nay đến cuối mùa hạn mặn năm 2024 lượng dòng chảy từ thượng nguồn Mê Công về Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục thiếu hụt so với trung bình nhiều năm và sẽ còn khoảng 3 đợt xâm nhập mặn tăng cao (từ 8-14/4, 23-28/4, 6-12/5). Các tỉnh bị tác động nhiều nhất gồm Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng và Cà Mau.

Đề xuất nhiều giải pháp

Tiến sĩ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam (chuyên gia độc lập về tài nguyên nước và môi trường) nhấn mạnh, Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh thành chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Sản lượng nông nghiệp của vùng này chiếm trên 50%, lương thực xuất khẩu trên 90%, cây ăn trái và thủy sản khoảng trên 70% so với cả nước.

Mặc dù có những lợi thế lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, người dân nơi đây phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong cuộc sống hàng ngày như lũ lụt, ngập úng, hạn hán và xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, lún sụt đất…

Xâm nhập mặn ngày càng đáng báo động - 4

Tiến sĩ Tô Văn Trường (Ảnh: Bộ TN-MT).

Theo ông Trường, những năm gần đây, xâm nhập mặn còn phụ thuộc vào việc xả nước sớm, muộn, nhiều hay ít ở các thủy điện thượng nguồn lưu vực sông Mê Kông.

Đến thời điểm hiện nay, theo ông Trường, có thể khẳng định các nhận định dự báo trước đây về xâm nhập mặn phù hợp với diễn biến của thực tế.

Nhiều giải pháp về việc hoàn thiện, khép kín các hệ thống thủy lợi để gia tăng khả năng trữ nước, đầu tư các công trình chuyển nước ngọt bổ sung, đặc biệt là tiểu vùng II, III bắc Cà Mau đang được nghiên cứu đề xuất.

Vị chuyên gia khẳng định, nguồn nước, xâm nhập mặn trong khu vực đã có nhiều khác biệt so với quá khứ và không thể đảo ngược do nhiều yếu tố tác động. Do vậy, hệ thống công trình thủy lợi và các giải pháp kiểm soát nguồn nước trong quá khứ không còn phù hợp với hiện tại.

Để giải quyết vấn đề, trước mắt theo Tiến sĩ Tô Văn Trường, các đơn vị liên quan cần tiếp tục tăng cường giải pháp chủ động cấp nước cho các vùng xa nguồn ngọt (tích nước tại chỗ, nâng cấp các hệ thống thủy lợi, xây dựng mới các công trình kiểm soát mặn, các trạm bơm), nạo vét hệ thống chuyển nước, tăng cường sử dụng nước mưa; kiểm soát chặt chẽ việc xả thải vào nguồn nước.

Về lâu dài, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần xem xét tiếp tục nghiên cứu việc kiểm soát các cửa sông lớn (sông Cửu Long và các sông nội địa) để kiểm soát nguồn nước ngọt, khống chế ranh mặn hợp lý, kết hợp chống ngập và hạn chế các thiên tai khác từ biển (sóng thần, nước dâng do bão…).

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn

Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính có công điện yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay các biện pháp cần thiết, phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.

"Kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng", công điện nêu rõ.

Choáng váng: Nhiệt độ ngoài trời tại TP.HCM cao nhất lên đến 43 độ C******

Anh Nguyễn Tuấn Minh cho biết: "Dù trời nắng nóng gay gắt nhưng vì có công việc nên trưa ngày 6.4, tôi phải ra đường. Khi di chuyển trên trục đường Võ Văn Kiệt từ Bình Chánh đến TP.Thủ Đức, tôi nhận được thông báo từ xe, nhiệt độ bên ngoài trên cả trục đường này lên tới 42 - 43 độ C. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được ở khu vực trung tâm thành phố. "Tôi cũng biết là nhiệt độ thực tế luôn cao hơn nhiệt độ khí tượng nhưng không ngờ nó lại cao đến như vậy", anh Minh nói.

Choáng váng: Nhiệt độ ngoài trời tại TP.HCM cao nhất lên đến 43 độ C- Ảnh 1.

TP.HCM nhiệt độ cảm nhận nhiều khu vực lên tới 42 - 43 độ C

ĐÀO NGỌC THẠCH

Theo bản tin thời tiết của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, ngày 6.4 nắng nóng xảy ra trên diện rộng ở khu vực Nam bộ. Cường độ nắng nóng tăng so với 24 giờ trước đó. Ở miền Tây nắng nóng còn gay gắt.

Còn Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Không chỉ có Nam bộ mà khu vực Tây nguyên cũng ghi nhận nắng nóng gay gắt. Ngày 6.4, nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ như: Ayunpa (Gia Lai) 38 độ C, Kon Tum 37,4 độ C, Tà Lài (Đồng Nai) 37,8 độ C, Đồng Phú (Bình Phước) 37,1 độ C…

Ngày 7 - 8.4, khu vực Đông Nam bộ có nắng nóng phổ biến từ 36 - 38 độ C, các tỉnh miền Tây từ 35 0 36 độ C riêng các tỉnh biên giới Tây Nam như An Giang, Đồng Tháp có nhiệt độ từ 36 - 37 độ C. Các tỉnh Tây nguyên có nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45 - 50%.

Xem nhanh 20h ngày 7.4: Nắng nóng gay gắt, nhiều người than trời

Cảnh báo: Khu vực Tây nguyên và Nam bộ có khả năng nắng nóng kéo dài trong nhiều ngày tới. Nhiệt độ dự báo trong các bản tin nắng nóng và nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời có thể chênh lệch từ 2 - 4 độ C, thậm chí có thể cao hơn phụ thuộc vào các điều kiện mặt đệm như bê tông, đường nhựa.

Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Dòng game Võ Lâm Truyền Kỳ của VNGGames tiếp tục thắng giải tại MMA SMARTIES X GLOBAL******

Tựa game “Võ Lâm Truyền Kỳ MAX” đã xuất sắc giành giải Bạc ở hạng mục Creator/Influencer/Celebrity Marketing tại Lễ trao giải MMA Smarties X Global 2023, khi đưa huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long trở thành đại diện thương hiệu của trò chơi thông qua nhân vật “CG-Lee” (mô hình 3D do chính VNGGames tạo ra nhờ công nghệ CG - Computer Graphic).

MMA SMARTIES là giải thưởng thường niên được tổ chức bởi Hiệp hội Tiếp thị di động - Mobile Marketing Association (MMA) với 800 công ty thành viên trên khắp thế giới. Giải thưởng này nhằm vinh danh các chiến dịch Mobile Marketing ấn tượng nhất trong năm qua.

Dòng game Võ Lâm Truyền Kỳ của VNGGames tiếp tục thắng giải tại MMA SMARTIES X GLOBAL- Ảnh 1.

Võ Lâm Truyền Kỳ MAX là game bom tấn kiếm hiệp thuộc dòng game Kiếm Hiệp Tình Duyên - Võ Lâm Truyền Kỳ. Đặc biệt, tựa game này tạo được tiếng vang mạnh mẽ khi lần đầu tiên đưa huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long làm đại sứ hình tượng lan tỏa tinh thần võ thuật bất diệt.

Đây cũng là chiếc cup thứ 7 trong vòng 3 năm của dòng game Võ Lâm Truyền Kỳ tại hệ thống giải thưởng này, ghi nhận những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ vận hành và sự ủng hộ của cộng đồng game thủ trong và ngoài nước. Trước đó, tựa game "Võ Lâm Truyền Kỳ MAX" đã xuất sắc nhận được giải Đồng hạng mục Programmatic tại MMA Smarties Châu Á - Thái Bình Dương, và giải Vàng ở hạng mục Data Insights/ Contextual Marketing tại MMA Smarties Việt Nam.

Trong khuôn khổ giải thưởng MMA Smarties - Châu Á Thái Bình Dương, VNGGames cũng là nhà phát hành giành được chiếc cúp Vàng đầu tiên của ngành game Việt với “Trấn Thành 3D” - nhân vật 3D của nghệ sĩ Trấn Thành, đại sứ thương hiệu của trò chơi trong chiến dịch ra mắt Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile (2021).

Ra mắt chính thức vào tháng 4.2021, Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội, không chỉ vì sự trở lại của tựa game huyền thoại Võ Lâm Truyền Kỳ trên nền tảng mới, mà còn bởi nhân vật 3D Trấn Thành độc đáo. Đây là sản phẩm "100% in-house" - do chính đội ngũ nội bộ của nhà phát hành VNG sản xuất, từ khâu lên ý tưởng, lấy mẫu (scan) Trấn Thành, tạo hình nhân vật 3D cho đến sản xuất mọi tài nguyên mỹ thuật, thiết kế hậu kỳ và dựng CGI cho toàn bộ video.

Bên cạnh đó, dòng game Võ Lâm Truyền Kỳ cũng liên tục được vinh danh tại MMA Smarties Việt Nam, có thể kể đến như: Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile (giải Vàng - hạng mục Innovation năm 2021), Kiếm Thế Origin (giải Bạc - hạng mục Omni Channel Marketing và giải Đồng - hạng mục Programmatic năm 2023).

Có tổ chức trả Việt Nam tối thiểu 10 USD/tấn carbon rừng******

Hiện nay, Việt Nam chưa có thị trường bắt buộc với tín chỉ carbon (CO2). Việc chuyển giao kết quả giảm phát thải được thực hiện thông qua các thỏa thuận đàm phán song phương giữa các bên liên quan theo thị trường tự nguyện.

Xác nhận lượng CO2vùng Bắc Trung bộ từ 2020 - 2024

Theo Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), đối với thị trường tín chỉ CO2rừng, hiện nay, Bộ NN-PTNT được Thủ tướng Chính phủ giao triển khai 2 thỏa thuận chuyển nhượng kết quả giảm phát thải.

Có tổ chức trả Việt Nam tối thiểu 10 USD/tấn carbon rừng- Ảnh 1.

Việt Nam chưa có thị trường bắt buộc với tín chỉ CO2

ĐT

Thứ nhất là Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA Bắc Trung bộ).

ERPA Bắc Trung bộ được ký vào ngày 22.10.2020 giữa Bộ NN-PTNT và Ngân hàng Thế giới (WB) với tư cách là bên được ủy thác của Quỹ Đối tác CO2lâm nghiệp (FCPF) nhằm chuyển nhượng lượng giảm phát thải 10,3 triệu tấn CO2 ở vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2018 - 2024, với đơn giá 5 USD/tấn CO2, tương đương 51,5 triệu USD.

Khoảng 95% kết quả chuyển nhượng sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính (NDC).

Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả giảm phát thải kỳ 1 (giai đoạn 2018 - 2019) đã được WB xác nhận, kết quả giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ đạt 16,21 triệu tấn CO2. Việt Nam hoàn thành chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2cho WB và đã tiếp nhận 51,5 triệu USD. Đối với 5,91 triệu tấn CO2còn dư, WB đã đồng ý mua bổ sung 1 triệu tấn CO2.

"Lượng 4,91 triệu tấn CO2còn dư, Bộ NN-PTNT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. 

Đồng thời, tiếp tục phối hợp với WB để đo đếm, xác nhận lượng tín chỉ giai đoạn 2 (2020 - 2022), giai đoạn 3 (2023 - 2024); tìm kiếm các đối tác có nhu cầu tiếp nhận để tiến hành đàm phán chuyển nhượng, đảm bảo quyền lợi của quốc gia và huy động nguồn lực bổ sung cho công tác bảo vệ và phát triển rừng vùng Bắc Trung bộ", ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, cho biết.

Bán 5,15 triệu tấn CO2vùng Nam Trung bộ và Tây nguyên

Thỏa thuận đàm phán song phương thứ hai là Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên (ERPA Nam Trung bộ và Tây nguyên).

Ngày 31.10.2021, tại Hội nghị COP26, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan ký kết Ý định thư với Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent) - cơ quan nhận ủy thác của Liên minh Giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính cho rừng (LEAF).

Theo đó, Việt Nam chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây nguyên trong giai đoạn 2022 - 2026. Diện tích rừng thương mại dịch vụ giảm phát thải đăng ký là 4,26 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên 3,24 triệu ha và rừng trồng 1,02 triệu ha.

Cục trưởng Cục Lâm nghiệp thông tin, Bộ NN-PTNT đã hoàn thiện nộp hồ sơ đăng ký chí cấp tín chỉ theo tiêu chuẩn TREES; đồng thời, đang khẩn trương tổ chức các phiên đàm phán kỹ thuật với Emergent để hoàn thiện đề án đàm phán, báo cáo cáo Thủ tướng Chính Phủ xem xét quyết định.

Bộ NN-PTNT cũng đang khẩn trương tổ chức các phiên đàm phán kỹ thuật để hoàn thiện đề án chuyển nhượng 5,15 triệu tấn CO2giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây nguyên trong giai đoạn 2022 - 2026.

"LEAF/Emergent sẽ thanh toán cho dịch vụ này với giá tối thiểu là 10 USD/tấn CO2với tổng giá trị là 51,5 triệu USD", ông Bảo nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng: "Quy hoạch đô thị và nông thôn phải có giá trị trăm năm"******

Yêu cầu này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh khi kết luận cuộc họp chiều 5/4, nghe báo cáo về dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn xác định các loại quy hoạch đô thị và nông thôn gồm: Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn; quy hoạch đô thị đối với thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố, thị xã, thị trấn; quy hoạch nông thôn đối với huyện và xã; quy hoạch khu chức năng đối với khu vực có tính chất đặc thù; quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc Trung ương.

Phó Thủ tướng: Quy hoạch đô thị và nông thôn phải có giá trị trăm năm - 1

Toàn cảnh cuộc họp (Ảnh: Minh Khôi).

Các đô thị trên cả nước được phân thành loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV, loại V, dựa trên vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội; quy mô, mật độ dân số; cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp.

Tại cuộc họp, đại diện bộ, ngành tiếp tục thảo luận, làm rõ mối quan hệ của các cấp độ quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; thời hạn hiệu lực của quy hoạch; quy trình, thủ tục, điều kiện phân cấp, phân quyền cho địa phương phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch cục bộ…

"Quy hoạch là công cụ quan trọng để quản lý, phát triển đô thị, nông thôn", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh khi phát biểu kết luận.

Ông yêu cầu Bộ Xây dựng phải đưa ra những cơ sở vững chắc để xác định đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, cũng như mối quan hệ với Luật Quy hoạch và các luật khác, bảo đảm không chồng chéo hoặc có khoảng trống pháp lý.

Từ kinh nghiệm thế giới và thực tiễn của Việt Nam, Bộ Xây dựng cần làm rõ mối quan hệ giữa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, bảo đảm tính đồng bộ, xuyên suốt trong triết lý quy hoạch.

Phó Thủ tướng: Quy hoạch đô thị và nông thôn phải có giá trị trăm năm - 2

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quy hoạch đô thị và nông thôn phải có tầm nhìn dài hạn (Ảnh: Minh Khôi).

"Quy hoạch đô thị và nông thôn phải chi tiết đến từng khu đất, thửa đất, có tầm nhìn, giá trị hàng trăm năm, và phân kỳ thực hiện theo từng giai đoạn của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội", Phó Thủ tướng quán triệt.

Ông lưu ý phải bổ sung quy định về thời hạn lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết sau khi có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu.

Về quy định phân cấp, phân quyền cho địa phương trong điều chỉnh cục bộ quy hoạch, Phó Thủ tướng yêu cầu thể chế hóa thành các tiêu chí, điều kiện, cơ chế giám sát.

Song song với nhiệm vụ này, Phó Thủ tướng đề nghị tổng kết việc thực hiện thí điểm phân cấp và trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật… tại một số địa phương để đưa vào trong luật.

Thuận An ngưng thi công 2 gói thầu ở TPHCM******

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM vừa có công văn yêu cầu Tập đoàn Thuận An phản hồi khả năng tiếp tục hợp đồng 2 gói thầu xây lắp số 5 và 6, thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

Theo chủ đầu tư, hiện nay Tập đoàn Thuận An đã ngưng thi công 2 gói thầu trên. Ban chỉ huy, nhân công... của nhà thầu này đã rút khỏi công trường.

Chủ đầu tư yêu cầu Tập đoàn Thuận An có công văn làm rõ về khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng thi công 2 gói thầu. Nhà thầu cần nêu rõ cơ cấu tổ chức của công ty, người đại diện theo pháp luật thay thế... gửi về chủ đầu tư trước ngày 25/4.

Trường hợp Tập đoàn Thuận An không phản hồi, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP sẽ xem đây là vi phạm hợp đồng và có hình thức xử lý theo quy định. 

Thuận An ngưng thi công 2 gói thầu ở TPHCM - 1

Vị trí gói thầu xây lắp 6 thuộc dự án cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (Ảnh: Hữu Khoa).

Trong dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, Tập đoàn Thuận An đóng vai trò thành viên của liên danh, tham gia thi công 2 gói thầu XL5 và XL6, trị giá 130 tỷ đồng. 

Trong đó, gói thầu XL5 (đoạn từ cầu Tân Kỳ - Tân Quý đến cầu Bưng) dài hơn 3km.

Theo hợp đồng, Tập đoàn Thuận An thi công các hạng mục xây dựng đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật (trừ hạng mục cây xanh, điện chiếu sáng) bờ phải. Khối lượng phần việc Tập đoàn Thuận An chiếm 77,5/561,5 tỷ đồng, tương đương với 13,8% giá trị của hợp đồng gói thầu.

Tại gói thầu XL6 (đoạn từ cầu Bưng đến cầu Tham Lương) dài 2,8km, Thuận An thực hiện thi công các hạng mục xây dựng đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật (trừ hạng mục cây xanh, điện chiếu sáng) bờ phải. Phần việc đảm nhận có khối lượng khoảng 53,6 tỷ đồng/458,3 tỷ đồng, tương đương 11,70% của hợp đồng gói thầu.

Dự án xây dựng hạ tầng, cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên có tổng chiều dài tuyến gần 32km, đi qua quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh.

Công trình có tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng bằng vốn ngân sách, được khởi công cuối tháng 2/2023, dự kiến hoàn thành vào 30/4/2025.

Tối 15/4, thông tin với phóng viên Dân trí, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.

Ngoài ra, Bộ Công an còn khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Anh Quang (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) về tội Đưa hối lộ; Nguyễn Khắc Mẫn (Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư