Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

fb68 có dang tin khong_v9bet so xo kien thiet

2024-05-20 18:33:45 tác giả:Khoa Thanh nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Thủ khoa tiếp sức gen Z: Ngoài kiến thức, đây là điều để chiến thắng kỳ thi******

Trong chương trình "Thủ khoa tiếp sức gen Z" phát sóng hôm nay, các thủ khoa sẽ chia sẻ cho thí sinh những gì cần đầu tư, chuẩn bị để chiến thắng được kỳ thi quan trọng này.

Kể từ hôm nay, thí sinh hãy cùng theo dõi các video "Thủ khoa tiếp sức gen Z" trên các nền tảng: Facebook, YouTube, TikTok của Báo Thanh Niênvà tại thanhnien.vn. Mỗi ngày 2 lượt phát sóng (sáng: 9 giờ; chiều: 14 giờ).

Trong video hôm nay, Đinh Trung Quốc Anh, thủ khoa Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), sẽ đồng hành và chia sẻ những kinh nghiệm cho thí sinh vượt qua giai đoạn nhiều căng thẳng, áp lực này.

Nên đầu tư những gì cho việc ôn thi tốt nghiệp THPT | THỦ KHOA TIẾP SỨC GEN Z MÙA THI 2024

Mở đầu video, Quốc Anh chia sẻ: "Đây là kỳ thi rất quan trọng nên các bạn cần đề cao sự chuẩn bị. Ngoài kiến thức học trên trường, cũng nên đầu tư cho việc chăm sóc cơ thể, sức khỏe tinh thần và thể chất của mình. Và hôm nay, mình sẽ chia sẻ một vài lưu ý mà mọi người có thể ghi nhớ để giúp cho quá trình ôn thi hiệu quả hơn".

Vấn đề đầu tiên rất quan trọng theo Quốc Anh đó là việc kiểm soát giấc ngủ. "Mình biết có một số bạn thường ôn bài rất khuya, vì buổi đêm là thời điểm yên tĩnh, dễ tập trung cho việc học. Nhưng cá nhân mình nghĩ mọi người nên đặt ra giới hạn cho bản thân, có một khung giờ nhất định để đi ngủ, không nên thức quá khuya. Vì thức khuya sẽ ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của bộ não, hơn nữa ảnh hưởng việc học trên lớp vào ngày mai. Vì thế mọi người nên ngủ đủ giấc, đầu tư cho giấc ngủ của mình nhiều hơn. Khi ngủ đủ giấc, đầu óc sẽ minh mẫn và làm việc hiệu quả hơn rất nhiều", Quốc Anh lý giải.

Thủ khoa tiếp sức gen Z: Ngoài kiến thức, đây là điều để chiến thắng kỳ thi- Ảnh 1.

Thủ khoa Đinh Trung Quốc Anh

NVCC

Vấn đề thứ 2 theo chàng thủ khoa chính là chế độ dinh dưỡng. Vì Quốc Anh cho rằng trong kỳ thi, một số bạn tập trung ôn rất nhiều đến nỗi quên cả việc ăn, nhưng điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Thí sinh nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống nhiều nước trái cây…

Điều thứ 3 Quốc Anh muốn lưu ý thí sinh là nên tập thể dục đều đặn hơn. Trong lúc ôn thi, thí sinh nên dành ra thời gian khoảng 5-10 phút cho việc vận động, hoặc thậm chí chỉ cần đi qua đi lại để lấy động lực tiếp tục cho việc học, không nên ngồi một chỗ từ sáng đến tối.

"Ngoài ra để đảm bảo cho sức khỏe tinh thần của mình được tốt nhất thì mọi người nên dịu dàng hơn với bản thân trong thời điểm nhạy cảm này. Đừng đặt áp lực quá lớn cho bản thân. Có thể chọn ở cạnh những người thân thân mà lúc nào cũng động viên, hoặc người bạn luôn truyền động lực tích cực cho mình. Vì những người xung quanh cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm lý của chúng ta. Chúc các bạn có một mùa ôn thi thật hiệu quả, cũng như đạt được kết quả thật tốt", thủ khoa Quốc Anh nhắn gửi.

Máy tính Flexio từ Thiên Long đồng hành cùng chương trình "Thủ khoa tiếp sức gen Z mùa thi" của Báo Thanh Niên. Dòng sản phẩm máy tính khoa học Flexio gồm Fx590VN, Fx680VN, Fx680VN Plus, Fx799VN, Fx509VN đạt chuẩn mang vào phòng thi theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện hành. Máy tính Flexio với tính năng đột phá và tốc độ tính toán ưu việt chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực cùng các sĩ tử trong quá trình ôn luyện chinh phục các kỳ thi quan trọng.

Đơn vị đồng hành: 

Thủ khoa tiếp sức gen Z: Ngoài kiến thức, đây là điều để chiến thắng kỳ thi- Ảnh 2.

 

Sưởi ấm trái tim trẻ mồ côi******

Chị Nguyễn Trang Anh Thư cho biết trong 2 năm qua, Tỉnh đoàn Bạc Liêu đã vận động các nhà hảo tâm và đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động giúp đỡ 85 trẻ mồ côi do Covid-19 vươn lên trong cuộc sống.

Chị Nguyễn Trang Anh Thư, Phó bí thư Tỉnh đoàn Bạc Liêu (thứ 3 từ phải qua), tặng quà cho trẻ mồ côi do Covid-19 Ảnh: TRẦN THANH PHONG

Chị Nguyễn Trang Anh Thư, Phó bí thư Tỉnh đoàn Bạc Liêu (thứ 3 từ phải qua), tặng quà cho trẻ mồ côi do Covid-19

TRẦN THANH PHONG

Trong đó có các em Nguyễn Vũ Toàn (13 tuổi), Nguyễn Vũ Thắng (6 tuổi) và Nguyễn Vũ Mãi (3 tuổi). Cả ba là con của vợ chồng anh Nguyễn Vũ Lâm và Thạch Thị Sáng (33 tuổi, ngụ ấp 19, xã Vĩnh Bình, H.Hoà Bình, Bạc Liêu). Trước đây, do không đất sản xuất nên anh Lâm cùng vợ con lên Bình Dương làm phụ hồ sinh sống. Năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát, anh Lâm phải nghỉ làm phụ hồ, còn chị Sáng đang mang thai đứa con thứ tư, sắp đến ngày sinh. Sau đó, chị Sáng bị bệnh Covid-19, sinh con được 7 ngày thì chị qua đời. Lúc này, anh Lâm cũng nhiễm Covid-19. Hết bệnh, anh đưa các con về nhà mẹ vợ tá túc trong cảnh thiếu thốn trăm bề.

Tương tự, gia cảnh em Hàng Chí Khang (13 tuổi, học sinh lớp 6, ngụ ấp Giồng Bướm A, xã Châu Thới, H.Vĩnh Lợi) vô cùng đáng thương. Nhà quá khó khăn, năm 2021, cha mẹ em rời quê đi làm thuê ở Bình Dương. Mẹ em bị nhiễm bệnh Covid-19 rồi không qua khỏi. Hiện, cha Khang vẫn đi làm thuê ở Bình Dương để kiếm tiền gửi về phụ giúp gia đình còn Khang đang sống chung với ông bà ngoại. Không có đất sản xuất nên hằng ngày ông Liêu Văn Thắng (ông ngoại của Khang) đi bán vé số dạo kiếm tiền trang trải cuộc sống. Bà ngoại của Khang bệnh nặng, không có khả năng lao động.

Anh Thạch Ủ (36 tuổi) và vợ là Tăng Thị Siêu (34 tuổi, ngụ ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu). Vợ chồng anh Siêu có 3 con, gồm: Tăng Thến (7 tuổi), Tăng Lến, Tăng Thảo (cùng 5 tuổi). Do hoàn cảnh gia đình khốn khó, vợ chồng anh rời lên TP.HCM mưu sinh. Năm 2021, chị qua đời do nhiễm Covid-19. Không thể trụ lại TP.HCM, anh Ủ đành bồng bế các con về quê tìm kế sinh nhai.

Theo chị Nguyễn Trang Anh Thư, mô hình "Nối vòng tay yêu thương" là một trong những hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thể hiện tinh thần trách nhiệm và tấm lòng tương thân tương ái của các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm; đặc biệt là các bạn đoàn viên, thanh niên trong tỉnh.

Mô hình được thực hiện từ đầu năm 2022. Qua 2 năm, đã vận động nhiều tổ chức, đoàn thể được hơn 1 tỉ đồng. Trong đó, Câu lạc bộ doanh nhân thuộc Ban liên lạc đồng hương Bạc Liêu - Cà Mau nhận đỡ đầu 26 em học sinh, mức hỗ trợ từ 5 - 7 triệu đồng/em/năm (tùy theo cấp học). Quỹ Mái ấm hạnh phúc hỗ trợ 29 trẻ mồ côi, mức hỗ trợ 5 triệu đồng/em/năm. Mạng lưới Tình nguyện Quốc gia khu vực miền Trung - Trung tâm Tình nguyện Quốc gia, hỗ trợ 18 em, mức hỗ trợ 500.000 đồng/em/tháng. Ngoài ra, còn hỗ trợ xây dựng 4 căn nhà nhân ái cho các em khó khăn về nhà ở.

Bên cạnh đó,Tỉnh đoàn Bạc Liêu còn thực hiện nhiều chương trình như: Vòng tay nhân ái; Nối vòng tay yêu thương; Em nuôi của Đoàn... Qua đó đã kết nối sự chung tay của các tổ chức, cá nhân kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ trẻ mồ côi vươn lên trong cuộc sống.

Trình Chính phủ phương án nâng cấp cao tốc 2 làn xe lên 4 làn******

Bộ GTVT cho biết, hiện có 313 km cao tốc đã khai thác có quy mô 2 làn xe (Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Hòa Liên, Thái Nguyên - Chợ Mới, Hòa Lạc - Hòa Bình, đoạn Yên Bái - Lào Cai thuộc cao tốc Nội Bài - Lào Cai); đang xây dựng 293 km cao tốc 2 làn xe; chuẩn bị đầu tư 83 km cao tốc 2 làn xe.

Bộ GTVT đề xuất nâng cấp trước các tuyến cao tốc cấp bách từ 2 làn lên 4 làn xe

Bộ GTVT đề xuất nâng cấp trước các tuyến cao tốc cấp bách từ 2 làn lên 4 làn xe

T.N

Cần hơn 494.500 tỉ đồng ngân sách để nâng cấp 

Để nâng cấp 689 km cao tốc 2 làn xe nói trên lên 4 làn xe hoàn chỉnh (riêng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình dài 26 km đạt quy mô 6 làn xe hoàn chỉnh) cần tổng mức đầu tư gần 87.500 tỉ đồng. Trong đó, vốn nhà nước hơn 82.500 tỉ đồng, vốn nhà đầu tư gần 5.000 tỉ đồng.

Đối với các tuyến cao tốc phân kỳ 4 làn xe hạn chế, Bộ GTVT cho biết, phạm vi đầu tư hơn 2.140 km. Trong đó, đã khai thác 435 km, đang xây dựng 1.385 km, đang chuẩn bị đầu tư 321 km.

Để nâng cấp theo quy mô quy hoạch (4 hoặc 6 hay 8 làn xe đầy đủ, tùy quy mô từng tuyến) cần hơn 425.700 tỉ đồng, trong đó vốn nhà nước hơn 412.500 tỉ đồng, vốn nhà đầu tư hơn 3.100 tỉ đồng.

Ngoài 2.141 km cao tốc nêu trên, có 2 đoạn cao tốc Bắc - Nam phía đông đang khai thác quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh cần nghiên cứu mở rộng gồm: Cao tốc TP.HCM - Trung Lương mở rộng lên 8 làn xe, tổng mức đầu tư hơn 22.220 tỉ đồng; Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mở rộng từ 4 lên 6 làn xe, tổng mức đầu tư khoảng 7.500 tỉ đồng.

Theo Bộ GTVT, để nâng cấp đường cao tốc 2 làn xe, 4 làn xe hạn chế lên quy mô đầy đủ cần hơn 494.500 tỉ đồng ngân sách. Nếu cân đối đủ nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp ngay các tuyến cao tốc phân kỳ đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư và năng lực thông hành.

Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn vốn nhà nước còn khó khăn, việc cân đối ngay gần 494.600 tỉ đồng ngân sách nhà nước để thực hiện trong giai đoạn hiện nay là khó khả thi, ảnh hưởng mục tiêu hoàn thành 5.000 km theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Ưu tiên nâng cấp các tuyến cấp bách

Do đó, Bộ GTVT đề xuất một số nguyên tắc, tiêu chí xác định thứ tự ưu tiên đầu tư, nâng cấp các tuyến đường cao tốc phân kỳ.

Với cao tốc đã phân kỳ 2 làn xe, khi nâng cấp phải đạt quy mô tối thiểu 4 làn xe hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn, quy chuẩn. Đối với cao tốc đã phân kỳ 4 làn xe, khi nâng cấp phải đạt quy mô theo quy hoạch được duyệt.

Bộ GTVT đề xuất thứ tự ưu tiên đầu tư nâng cấp đường cao tốc theo 4 nhóm:

Nhóm 1: Đầu tư nâng cấp 5 tuyến cao tốc có nhu cầu cấp bách. Sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 55.300 tỉ đồng (vốn nhà nước hơn 15.000 tỉ đồng, vốn nhà đầu tư gần 40.300 tỉ đồng).

Nhóm này gồm các tuyến cao tốc: cao tốc La Sơn - Hòa Liên (dài 66 km) đang khai thác 2 làn xe, đã giải phóng mặt bằng theo quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh. Để nâng cấp đạt quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh cần hơn 3.000 tỉ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách T.Ư năm 2022 để đầu tư. Dự kiến khởi công năm 2024, cơ bản hoàn thành năm 2025.

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn (dài 98 km) đang khai thác 2 làn xe, đã giải phóng mặt bằng với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh. Để nâng cấp đường cao tốc này lên 4 làn xe hoàn chỉnh cần khoảng 7.000 tỉ đồng. Bộ GTVT đề xuất bố trí từ nguồn tăng thu ngân sách T.Ư năm 2023 để sớm triển khai đầu tư.

Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn (dài 15 km) đang khai thác 4 làn xe hạn chế, đã giải phóng mặt bằng theo quy mô 6 làn xe. Bộ GTVT đã phê duyệt chủ trương đầu tư nâng cấp đạt quy mô 6 làn xe, tổng mức đầu tư khoảng gần 2.000 tỉ đồng. Dự kiến khởi công trong năm 2024, cơ bản hoàn thành năm 2026.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (dài 51 km) đang khai thác quy mô 4 làn xe hạn chế, đã giải phóng mặt bằng quy mô 6 làn xe. Bộ GTVT đang phối hợp với nhà đầu tư đề xuất dự án hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi nâng cấp đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận đạt quy mô 6 làn xe, kết hợp nâng cấp đoạn TP.HCM - Trung Lương lên 8 làn xe.

Cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình (dài 26 km) là dự án BOT đang khai thác quy mô 2 làn xe. UBND tỉnh Hòa Bình đã cơ bản hoàn thành hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi mở rộng đường lên 6 làn xe, tổng mức đầu tư khoảng 7.950 tỉ đồng.

Nhóm 2: Đầu tư nâng cấp 3 tuyến cao tốc nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và khai thác đồng bộ với các đoạn cao tốc liền kề đã khai thác, đang đầu tư quy mô 4 làn xe gồm: nâng cấp đoạn Yên Bái - Lào Cai dài 83 km thuộc cao tốc Nội Bài - Lào Cai từ 2 làn xe lên 4 làn xe hoàn chỉnh; nâng cấp đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới (dài 40 km) từ quy mô 2 làn xe lên 4 làn xe; nâng cấp 12 km cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng qua Hải Phòng và tỉnh Thái Bình lên 4 làn xe. Tổng nhu cầu vốn nhà nước khoảng gần 18.700 tỉ đồng.

Nhóm 3: Nâng cấp các tuyến cao tốc phân kỳ 2 làn xe còn lại đạt quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, sơ bộ nhu cầu vốn khoảng 50.837 tỉ đồng từ ngân sách T.Ư. 

Các tuyến cao tốc cần nâng cấp gồm: cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1 (dài 104 km); cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu giai đoạn 1 (dài 66 km, qua tỉnh Hòa Bình 34 km và tỉnh Sơn La 32 km); cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 1 (dài 93 km, hiện đang đầu tư 22 km 4 làn xe hạn chế và 71 km quy mô 2 làn xe; tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam dài 17 km từ 2 làn xe lên 4 làn xe; nâng cấp đoạn Chơn Thành - Đức Hòa (dài 84 km) từ 2 làn xe lên 4 làn xe hoàn chỉnh.

Nhóm 4: Nâng cấp các tuyến cao tốc phân kỳ 4 làn xe hạn chế còn lại. Theo tính toán sơ bộ, phương án nâng cấp theo quy mô quy hoạch, nhu cầu vốn nhà nước cần bổ sung khoảng 410.572 tỉ đồng.

Đến nay cả nước đã khai thác khoảng 1.892 km đường cao tốc. Hiện đang xây dựng 1.802 km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805 km, đang nghiên cứu đầu tư khoảng 729 km đường cao tốc. 

Với 1.892 km đường cao tốc đã khai thác có 1.144 km đạt quy mô hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn, 435 km quy mô 4 làn xe hạn chế và 313 km quy mô 2 làn xe. Với 1.790 km đường cao tốc đang xây dựng có 124 km đạt quy mô hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn, 1.373 km quy mô 4 làn xe hạn chế và 293 km quy mô 2 làn xe. 

Trong số 805 km đường cao tốc đã phê duyệt chủ trương, đang chuẩn bị đầu tư có 401 km đạt quy mô hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn, 321 km quy mô 4 làn xe hạn chế và 83 km quy mô 2 làn xe. Còn 734 km đường cao tốc đang lập chủ trương đầu tư đều có quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh.

Doanh nghiệp Trung Quốc có ưu thế khi đầu tư cao tốc, đường sắt ở Việt Nam******

Sáng 12/4, tại thành phố Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn Chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại Việt Nam - Trung Quốc, với sự tham dự của hơn 450 đại diện doanh nghiệp hai nước

Đây là Diễn đàn thứ hai nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư thương mại giữa hai nước được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội.

Mở ra cơ hội mới để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại

Phó Chủ tịch chính quyền tỉnh Vân Nam Lưu Dũng kỳ vọng Diễn đàn lần này sẽ tăng cường sự tin cậy giữa hai bên, mở ra những cơ hội mới để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai bên.

Lãnh đạo tỉnh Vân Nam nhấn mạnh địa phương này sẽ nỗ lực đẩy nhanh hợp tác cùng có lợi với các địa phương của Việt Nam, nhất là trong những lĩnh vực mà Vân Nam có thế mạnh và địa phương của Việt Nam có nhu cầu.

Doanh nghiệp Trung Quốc có ưu thế khi đầu tư cao tốc, đường sắt ở Việt Nam - 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn Chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Ảnh: TTXVN).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh trong tổng thể quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ với các địa phương có chung đường biên giới, trong đó có tỉnh Vân Nam.

Với lợi thế giao lưu thuận tiện, hai bên có nhiều cửa khẩu, điểm thông quan hàng hóa. Hai địa phương cũng có nhu cầu, tiềm năng rất lớn trong hợp tác, giao thương, theo Chủ tịch Quốc hội.

Ông một lần nữa khẳng định lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các địa phương Việt Nam tăng cường hợp tác cùng có lợi với các địa phương Trung Quốc, trong đó có tỉnh Vân Nam.

Quốc hội Việt Nam sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ để hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với Vân Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai bên, theo cam kết của ông Vương Đình Huệ.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên đẩy nhanh kết nối chiến lược; sớm triển khai có hiệu quả các văn bản hợp tác đã ký trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vừa qua, nhất là Kế hoạch hợp tác kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai, Con đường".

Doanh nghiệp Trung Quốc có ưu thế khi đầu tư cao tốc, đường sắt ở Việt Nam - 2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn (Ảnh: TTXVN).

Ông Huệ cũng đề nghị hai bên sớm triển khai Hiệp định và Nghị định thư về việc xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng, khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc), Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác viện trợ phát triển đường sắt qua biên giới…

Hai bên sẽ sớm thống nhất phương án kết nối đoạn tuyến đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) và ga Hà Khẩu Bắc (Vân Nam, Trung Quốc).

Theo Chủ tịch Quốc hội, đó là các hạng mục quan trọng để thúc đẩy hoạt động giao thương giữa hai bên, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân hai tỉnh Lào Cai, Vân Nam nói riêng và hai nước Việt Nam, Trung Quốc nói chung đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.

Kiến tạo môi trường thuận lợi cho xuất nhập khẩu, đầu tư

Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh về quy mô vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các doanh nghiệp của Vân Nam có ưu thế khi đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực tại Việt Nam như: công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế xanh, kinh tế số, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị.

Doanh nghiệp Trung Quốc có ưu thế khi đầu tư cao tốc, đường sắt ở Việt Nam - 3

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dự Diễn đàn (Ảnh: TTXVN).

Để phát huy hơn nữa các cơ chế hiện có, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các cơ quan hữu quan cần bám sát nhu cầu thực tế của nhân dân hai bên, kiến tạo môi trường kinh tế thuận lợi để các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp trong khu vực có thể tiến ra thị trường quốc tế.

Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh Quốc hội Việt Nam đã và sẽ luôn đồng hành cùng cả hệ thống chính trị để ban hành nhiều chính sách phù hợp xây dựng khung pháp lý minh bạch, công bằng, toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh thuận lợi, thành công tại Việt Nam.

Doanh nghiệp Trung Quốc có ưu thế khi đầu tư cao tốc, đường sắt ở Việt Nam - 4

Hơn 450 doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tham dự Diễn đàn (Ảnh: TTXVN).

Ông kỳ vọng hai bên cùng nhau cụ thể hóa các thành quả mới, nội hàm mới của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, đưa quan hệ hai Đảng, hai nước không ngừng phát triển, đi vào chiều sâu, ổn định, tốt đẹp, bền vững và lâu dài.

Tại Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu hai nước đã chứng kiến các doanh nghiệp hai nước trao các bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực: hàng không; tài chính chuỗi cung ứng; thiết kế chế tạo hệ thống robot, dây chuyền tự động ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất và thương mại sản phẩm cà phê tại Trung Quốc và Việt Nam; thương mại ngành hoa tươi, thúc đẩy hợp tác giao lưu giữa hai bên trong lĩnh vực hoa tươi...

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội, Vietnam Airlines đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các đối tác Trung Quốc với tổng giá trị 438 triệu USD.

Vì sao Cần Thơ để vận động viên chạy bộ cùng phương tiện giao thông?******

Ban tổ chức thừa nhận thiếu sót trong giải chạy đêm "bất ổn"

Liên quan vụ "Giải chạy đêm "bất ổn", vận động viên luồn lách với xe cộ để về đích" khiến dư luận xôn xao, sáng 14/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Cần Thơ, thừa nhận công tác tổ chức cung đường chạy và khung giờ chưa tốt, đúng như Dân tríđã phản ánh. 

Vì sao Cần Thơ để vận động viên chạy bộ cùng phương tiện giao thông? - 1

Hàng nghìn vận động viên chen chúc trên đường Nguyễn Trãi khi tham gia giải chạy tối 13/4 ở Cần Thơ (Ảnh: Bảo Kỳ).

Lãnh đạo Sở VH-TT&DL Cần Thơ cho biết thêm, đã chỉ đạo cấp dưới kiểm tra ngay, báo cáo khâu nào chưa tốt để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm.

"Việc tổ chức giải chạy, Sở cùng các đơn vị liên quan đã bàn 3-4 tháng nay, họp liên tục. Có lẽ kinh nghiệm chưa tốt nên mới như thế", vị lãnh đạo Sở VH-TT&DL Cần Thơ nói.

Vị lãnh đạo Sở VH-TT&DL Cần Thơ cũng nói thêm: "Các nơi khác tổ chức chạy đêm và cấm xe nhưng Cần Thơ không muốn cấm xe sợ ảnh hưởng đến lưu thông của người dân. Tối qua, Ban tổ chức cũng đã gửi lời xin lỗi đến vận động viên tham gia". 

Giải chạy đêm "bất ổn", vận động viên luồn lách với xe cộ để về đích (Clip: Bảo Kỳ).

Liên quan đến vụ việc trên, ông Mai Minh Ngoan, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông TP Cần Thơ cho biết, Ban không được mời hỗ trợ trong giải chạy lần này nên không có đóng góp phương án tổ chức. 

Ban cũng nắm sự kiện và qua theo dõi trên mạng xã hội biết được người dân đang rất bức xúc về việc giải chạy làm xáo trộn giao thông tối qua. Đối với nội dung này Ban sẽ có văn bản trao đổi với đơn vị tổ chức để những lần tiếp theo phải chọn khung giờ phù hợp không để xảy ra như tối qua. 

"Ban xác định đó là khung giờ cao điểm, các phương tiện lưu thông trong nội ô thành phố rất cao, việc tổ chức khung giờ như vậy là chưa phù hợp sẽ gây ra nhiều nguy cơ như ùn tắc giao thông, va chạm... Ban sẽ có văn bản chấn chỉnh, phối hợp để rút kinh nghiệm cho các lần sau", ông Ngoan cho hay. 

Vì sao Cần Thơ để vận động viên chạy bộ cùng phương tiện giao thông? - 2

Một vận động viên cho biết bỏ cuộc vì sợ chạy tiếp sẽ bị xe đụng (Ảnh: Bảo Kỳ).

"Đường chạy lộn xộn, tôi chưa từng chạy giải nào như thế"

Đó là chia sẻ của anh Trường Sơn, một vận động viên tại Cần Thơ nói với phóng viên Dân trísau cuộc thi.

"Tổ chức cho hoành tráng nhưng đường chạy lại hỗn loạn. Từ xưa giờ không có giải chạy nào mà vận động viên lại chạy chung đường với ô tô, xe máy, không có phân làn. Việc ùn tắc kéo dài từ đường Nguyễn Trãi đến vòng xoay Hùng Vương", ông Sơn nói. 

Theo ông Sơn, các giải chạy đúng sẽ phân làn cứng hoặc làn dây. Tuy nhiên, giải chạy tối qua lại phân làn không đồng bộ. Đường Cách Mạng Tháng 8 có dựng hàng rào sắt cho vận động viên chạy nhưng đoạn Nguyễn Trãi lại không phân làn rõ ràng, chỉ căng dây nên cung đường chạy lộn xộn, người chạy dưới lòng đường, người vượt lên trên lề đường. 

Còn anh Võ Hữu Ý tham gia cự ly 21km cũng cho biết tối qua đường chạy bị "vỡ trận". 

"Lúc đăng ký tham gia tôi biết giờ xuất phát lúc 18h nhưng nghĩ Ban tổ chức sắp xếp ổn thỏa hết rồi nên yên tâm, ai ngờ lúc chạy mới biết là làn chạy chung với xe máy, ô tô. Một số đường đông xe lúc chạy còn bị bóp kèn inh ỏi", nam vận động viên nói. 

Vì sao Cần Thơ để vận động viên chạy bộ cùng phương tiện giao thông? - 3

Đường Nguyễn Trãi không được Phần Lan rõ ràng, thí sinh lúng túng tìm đường chạy (Ảnh: Bảo Kỳ).

Nữ vận động viên Lê Thị Yến Khoa (18 tuổi) về tốp đầu ở cự ly 5km cho biết, cung đường chạy đẹp, dọc đường có nhạc kèn, cổ vũ. Tuy nhiên đường đông đúc, kẹt xe quá ảnh hưởng đến thí sinh dự thi. 

Như Dân tríđưa tin, 18h ngày 13/4, khoảng 7.000 vận động viên tham gia giải chạy có tên "VP Bank Can Tho Music night run 2024" xuất phát khiến một số tuyến đường nội ô như Nguyễn Trãi, Trần Văn Khéo... bị ùn tắc giao thông. 

Dù có CSGT, thành viên ban tổ chức điều tiết giao thông, hướng dẫn đường chạy nhưng người đi đường cũng như vận động viên bức xúc vì khung giờ xuất phát và đường chạy thiết kế không hợp lý. Người chạy tốn sức, mất thời gian luồn lách với xe cộ để về đích.

Giải chạy do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ cùng một số đơn vị phối hợp tổ chức; với 3 cự ly dành cho người lớn là 21km, 10km và 5km.

Cung đường chạy đi qua các địa điểm nổi bật của thành phố như Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Công viên Sông Hậu, cầu Ninh Kiều, cầu Cái Khế, phố thời trang Nguyễn Trãi, phố đi bộ, chợ đêm Ninh Kiều, cồn Khương...

Cung đường được Hiệp hội Marathon và Chạy đường dài quốc tế (AIMS) đánh giá đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sự kiện thu hút 7.000 vận động viên từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước tham dự.

Cài phần mềm dịch vụ công giả mạo, coi chừng bị mất tiền trong tài khoản******

Thông tin liên quan đến hình thức lừa đảo cài đặt phần mềm dịch vụ công giả vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) cảnh báo.

Theo Cục An toàn thông tin, đầu tháng 3, anh D. (trú ở H.Gia Lâm, Hà Nội) nhận được cuộc gọi từ người tự xưng là cán bộ Công an Q.Long Biên (Hà Nội) hỗ trợ xử lý căn cước công dân bị lỗi hệ thống, yêu cầu anh đến phường để khắc phục. Do đang ở xa nên anh D. hẹn ngày hôm sau sẽ lên phường giải quyết.

Cài phần mềm dịch vụ công giả mạo, coi chừng bị mất tiền trong tài khoản- Ảnh 1.

Người dân cần cảnh giác với những yêu cầu cài đặt phần mềm dịch vụ công

CỤC AN TOÀN THÔNG TIN

Lúc này, đối tượng nói rằng cần hoàn thiện gấp hồ sơ nên yêu cầu anh tải phần mềm theo đường dẫn của đối tượng cung cấp để hỗ trợ xử lý từ xa. 

Vì thấy phần mềm có giao diện gần giống với giao diện Dịch vụ công trực tuyến nên anh D. hoàn toàn tin tưởng và thực hiện các thao tác. Sau khi thực hiện các thao tác, các tài khoản ngân hàng của anh bị đối tượng thực hiện các giao dịch chuyển tiền và bị chiếm đoạt hơn 800 triệu đồng.

Theo Cục An toàn thông tin, đây không phải trường hợp đầu tiên, trước đó, trong tháng 1 vừa qua, anh V. (trú Q.Long Biên) cũng truy cập vào đường dẫn do đối tượng giả mạo là cán bộ công an phường cung cấp, tải ứng dụng giả mạo dịch vụ công để "bốc số thứ tự trước, không phải chờ khi lên quận làm thủ tục". Anh V. bị chiếm đoạt 1,3 tỉ đồng trong 3 giao dịch chuyển tiền.

Chỉ riêng đầu tháng 1, Công an Hà Nội đã tiếp nhận đơn trình báo của 6 người dân bị lừa cài đặt dịch vụ công giả mạo và bị chiếm đoạt gần 20,6 tỉ đồng. Trong đó, người bị chiếm đoạt nhiều nhất 15,3 tỉ đồng và người ít nhất là 252 triệu đồng.

Để tránh sập bẫy chiêu lừa đảo giả mạo cán bộ công an, yêu cầu hỗ trợ cài đặt dịch vụ công chứa mã độc chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước các cuộc gọi, tin nhắn lạ, đặc biệt là liên quan tới cán bộ của các cơ quan nhà nước; không làm việc, không cung cấp thông tin cá nhân và cũng không làm theo các yêu cầu thông qua điện thoại; liên hệ với các cơ quan chức năng, có thẩm quyền để xác minh về người gọi điện.

Đặc biệt, người dân cần cảnh giác với những yêu cầu cài đặt phần mềm; tuyệt đối không bấm vào các đường link nhận được qua tin nhắn, không cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc qua link hoặc file APK.

Ngoài ra, người dân không nên lưu thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng trên các phần mềm ứng dụng của điện thoại; thường xuyên cập nhật các phương thức, thủ đoạn của tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền cho người thân, mọi người xung quanh phòng ngừa.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư