dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
du doan xo so mien trung ngay hom nay_chien thuat danh lo de bat bai

2024-09-12 00:28:35

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Ngọc Bùi



Lưới sứa2024-09-12 00:28:35Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Hoàng Lê)Bộ GTVT muốn điều chỉnh quy định giá vé máy bay******

Theo dự thảo lấy ý kiến, Bộ GTVT cho biết luật Giá 2023 quy định giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa do Bộ GTVT định giá tối đa.

Trong khi đó, Thông tư 36/2015 của Bộ GTVT quy định giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa do Bộ GTVT quy định khung giá (gồm giá sàn và giá trần).

Bộ GTVT muốn điều chỉnh quy định giá vé máy bay- Ảnh 1.

Bộ GTVT đề xuất điều chỉnh cơ chế quản lý giá vận chuyển hàng không nội địa thống nhất theo quy định mới của luật Giá 2023

ĐẬU TIẾN ĐẠT

Luật Giá 2023 cũng loại bỏ giá dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay ra khỏi danh mục dịch vụ do Nhà nước định giá. Trong khi quy định hiện hành giao Bộ GTVT quy định mức giá cụ thể đối với loại dịch vụ trên.

Đưa ra 2 phương án lấy ý kiến, Bộ GTVT đề xuất lựa chọn phương án bỏ giá dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay ra khỏi danh mục dịch vụ do Nhà nước định giá và thay đổi hình thức định giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa từ khung giá sang quyết định giá tối đa.

Lý do việc này để thống nhất quy định của pháp luật khi luật Giá năm 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.7.

Trong dự thảo, Bộ GTVT cũng đề xuất điều chỉnh danh mục dịch vụ thực hiện kê khai giá. Cụ thể các doanh nghiệp hàng không phải kê khai các loại giá sau: dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa và giá dịch vụ cơ bản thiết yếu tại cảng hàng không, sân bay…

Giá vé máy bay cao có ảnh hưởng dịp cao điểm du lịch hè

Cục Hàng không được giao là cơ quan tiếp nhận văn bản kê khai giá đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa. Các cảng vụ hàng không là cơ quan tiếp nhận văn bản kê khai giá đối với dịch vụ cơ bản thiết yếu tại cảng hàng không, sân bay.

Theo Thông tư 34/TT-BGTVT bổ sung một số điều của Thông tư 17 điều chỉnh tăng giá trần vé máy bay chính thức có hiệu lực. Theo đó, các đường bay có khoảng cách dưới 500 km có mức giá trần là 1,6 triệu đồng/vé/chiều với đường bay phát triển kinh tế - xã hội và 1,7 triệu đồng/vé/chiều với các đường bay khác với đường bay từ 500 km đến dưới 850 km có mức giá trần là 2,25 triệu đồng/vé/chiều (giá cũ là 2,2 triệu đồng/vé/chiều).

Đường bay có khoảng cách từ 850 km đến dưới 1.000 km có giá vé tối đa là 2,89 triệu đồng/vé/chiều (giá cũ là 2,79 triệu đồng/vé/chiều).

Đường bay từ 1.000 km đến dưới 1.280 km có giá trần là 3,4 triệu đồng/vé/chiều (giá cũ là 3,2 triệu đồng/vé/ chiều).

Đường bay có khoảng cách từ 1.280 km trở lên là 4 triệu đồng/vé/chiều (giá cũ là 3,75 triệu đồng/vé/chiều).

Đề xuất công chứng viên được hành nghề đến 70 tuổi******

Dự án Luật Công chứng sửa đổi được cho ý kiến lần đầu tại phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 1/4.

Theo Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, thực tiễn triển khai thực hiện Luật Công chứng năm 2014 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Trong đó, chất lượng đội ngũ công chứng viên chưa đồng đều, một bộ phận công chứng viên còn hạn chế về trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp chưa cao, còn tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hành nghề.

Đề xuất công chứng viên được hành nghề đến 70 tuổi - 1

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long (Ảnh: Hồng Phong).

Cũng theo ông Long, việc phát triển Tổ chức hành nghề công chứng tại một số địa phương còn lúng túng, chưa thống nhất về chủ trương, định hướng phát triển.

Một số quy định về trình tự, thủ tục công chứng cũng không còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho cả công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng và người dân, doanh nghiệp…

Từ bất cập trong thực tế, ông Long nhấn mạnh việc xây dựng Luật Công chứng sửa đổi để thay cho luật hiện hành là cần thiết, nhằm phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Liên quan đến công chứng viên, dự thảo luật đã sửa đổi bổ sung nhiều quy định, nêu rõ thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng với tất cả các đối tượng.

Bên cạnh đó, dự thảo luật sửa đổi quy định độ tuổi hành nghề của công chứng viên là đến 70 tuổi.

Theo Bộ trưởng Tư pháp, để bảo đảm tính ổn định của hoạt động công chứng, dự thảo luật quy định chuyển tiếp với công chứng viên trên 70 tuổi đang hành nghề công chứng tại thời điểm luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục hành nghề công chứng trong thời hạn tối đa 2 năm, kể từ ngày luật này có hiệu lực.

Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành việc bổ sung quy định về giới hạn độ tuổi bổ nhiệm công chứng viên.

Nhưng Thường trực Hội đồng Dân tộc khi cùng tham gia thẩm tra đề nghị quy định giới hạn độ tuổi hành nghề của công chứng viên không quá 65 tuổi.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị cân nhắc quy định về độ tuổi được thực hiện hoạt động công chứng của công chứng viên, vì có thể làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Đề xuất công chứng viên được hành nghề đến 70 tuổi - 2

Toàn cảnh phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: Hồng Phong).

Theo ý kiến này, công chứng viên cao tuổi có nhiều kiến thức và kỹ năng hành nghề công chứng, nếu dự thảo luật giới hạn cứng nhắc độ tuổi hành nghề sẽ gây lãng phí. Do đó, nhóm ý kiến này đề nghị không giới hạn độ tuổi hành nghề của công chứng viên.

Cũng trong dự luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất giảm thời gian công tác pháp luật để bổ nhiệm công chứng viên từ 5 năm xuống còn 3 năm; hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên giảm từ 7 loại giấy tờ xuống còn 3 loại giấy tờ.

4 loại giấy tờ được cắt giảm là: giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo/bồi dưỡng nghề, giấy chứng nhận đạt kết quả kiểm tra tập sự, bằng cử nhân luật và phiếu lý lịch tư pháp.

3 loại giấy tờ được giữ lại là đơn đề nghị bổ nhiệm, giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật và giấy chứng nhận sức khỏe.

Bộ trưởng Lê Thành Long giải thích quy định này nhằm thực hiện chủ trương, yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh.

Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với việc giảm tải thủ tục, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ trong thực hiện thủ tục hành chính.

Cơ quan thẩm tra cho rằng các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên nhằm xác nhận việc đáp ứng các yêu cầu về nội dung, điều kiện bổ nhiệm, nên cần làm rõ nếu trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên không có các giấy tờ nêu trên, việc kiểm soát điều kiện bổ nhiệm công chứng viên được thực hiện thông qua phương pháp nào.

Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi được xây dựng có 10 chương, 79 điều, trên cơ sở giữ nguyên 9 điều, sửa đổi 61 điều, giảm 11 điều và bổ sung 9 điều mới.

Gần 860 ý kiến, đề xuất của trẻ em...******

Theo chị Huỳnh Thị Thanh Nguyệt, Phó bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Bình Định, đây là cơ hội cho thiếu nhi phát huy tốt quyền tham gia của mình vào các vấn đề của trẻ em. Qua đó, tạo nên sự bình đẳng và môi trường tích cực để các em trao đổi ý kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thiếu nhi đến Thường trực HĐND tỉnh Bình Định.

Chương trình cũng là cầu nối hiệu quả giúp các cấp lãnh đạo, nhiều cơ quan hoạt động trong lĩnh vực trẻ em nắm bắt tình hình, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của trẻ.

Trong năm 2023, Hội đồng trẻ em tỉnh Bình Định được tham gia nhiều chương tập huấn do Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh Bình Định tổ chức, đặc biệt là các diễn đàn, những buổi tuyên truyền về vấn đề như: bạo lực học đường, trẻ em với vấn đề xâm hại, kỹ năng phòng tránh đuối nước, quyền tham gia của trẻ em...

Theo Trần Gia Bảo, Chủ tịch Hội đồng trẻ em tỉnh Bình Định, trong năm 2023, qua các buổi tiếp xúc và lấy ý thiếu nhi, đơn vị này nhận được trên 859 ý kiến, kiến nghị, đề xuất. Đa phần các ý kiến liên quan đến những vấn đề về giáo dục, nhu cầu vui chơi giải trí, kỹ năng xã hội, quyền tham gia của trẻ em, bạo lực học đường...

Gần 860 ý kiến, đề xuất của trẻ em...- Ảnh 1.

Trần Gia Bảo, Chủ tịch Hội đồng trẻ em tỉnh Bình Định, báo cáo hoạt động của hội trong năm 2023,

HOÀNG TRỌNG

Tại buổi gặp mặt, các thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh Bình Định đặt ra nhiều vấn đề như: mỗi trường nên có một giáo viên chuyên biệt về tâm lý học đường; xây dựng thêm nhiều điểm vui chơi, giải trí lành mạnh cho thiếu nhi vùng sâu, vùng xa; tổ chức thêm những buổi tuyên truyền, tập huấn kỹ năng phòng vệ chính đáng cho trẻ em; cần kiểm soát các nội dung trên không gian mạng (Facebook, YouTube, TikTok…); ngăn chặn và chấm dứt tình trạng bạo lực học đường…

"Hiện nhiều học sinh sử dụng mạng xã hội. Vậy chúng cháu có chịu trách nhiệm trước pháp luật về những bình luận, chia sẻ trên không gian mạng không", Nguyễn Thị Thanh Thảo (lớp 9A1, Trường THCS Bồng Sơn, TX.Hoài Nhơn) nêu câu hỏi.

Gần 860 ý kiến, đề xuất của trẻ em...- Ảnh 2.

Em Nguyễn Thị Thanh Thảo phát biểu

HOÀNG TRỌNG

Hỗ trợ học sinh có nguy cơ bạo lực học đường 

Theo ông Nguyễn Đình Hùng, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định, trong quá trình học tại trường, học sinh được nhiều người tư vấn tâm lý. Các thầy cô làm công tác chủ nhiệm là người gần gũi, thường xuyên chia sẻ, tư vấn cho các em. Khi học sinh tham gia các tổ chức Đội, Đoàn trong nhà trường thì đội ngũ cán bộ này sẽ hỗ trợ các em trong việc tư vấn tâm lý. 

"Một số trường hợp có những khúc mắc không tâm sự được thì tôi nghĩ cần có một chuyên gia tư vấn tâm lý. Thường thì các trường sẽ cử ra một vài thầy cô có kinh nghiệm trực tiếp tư vấn cho các em. Vấn đề đầu tiên là các em phải dám nói ra với người tin cậy, có thể là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các thầy cô làm công tác Đội, Đoàn…", ông Nguyễn Đình Hùng nói. 

Gần 860 ý kiến, đề xuất của trẻ em...- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Đình Hùng giải đáp các vấn đề được các em đặt ra tại buổi gặp mặt

HOÀNG TRỌNG

Ông Nguyễn Đình Hùng cho rằng ngăn ngừa bạo lực học đường là biện pháp xuyên suốt và lâu dài. Trong đó, học sinh cần được giáo dục các kỹ năng, biện pháp ứng phó với những câu nói xúc phạm, chỉ trích để bảo vệ tốt cho bản thân. Đồng thời, cần phải rèn luyện thói quen, tính cách tốt đẹp, tôn trọng nhân phẩm và thân thể của bản thân, bạn bè.

Các cơ sở giáo dục phân công rõ trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân trong việc phòng, chống bạo lực học đường. Từ đó, kịp thời nắm bắt, phát hiện các hành vi có nguy cơ bạo lực học đường. Sau đó, tích cực xây dựng biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ, tư vấn tâm lý giúp học sinh tháo gỡ được những áp lực, vướng mắc, khó khăn trong học tập, cuộc sống và loại bỏ hành vi bạo lực. Đồng thời, phối hợp với gia đình và xã hội, tăng cường vai trò của gia đình với ý nghĩa là rào cản của hiện tượng bạo lực trong học sinh.

Bị xử lý nếu vi phạm luật An ninh mạng

Bà Châu Thị Hương Lan, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Định, cho biết luật An ninh mạng có quy định về việc nghiêm cấm sử dụng không gian mạng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Với hành vi vi phạm khi sử dụng mạng xã hội, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, độ tuổi… có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạm vi phạm hành chính, xử lý hình sự và có thể phải bồi thường thiệt hại.

Theo bà Lan, trẻ em phải hết sức cẩn thận khi bình luận, đưa những hình ảnh hoặc chia sẻ thông tin… trên mạng xã hội. Với lứa tuổi học sinh, nên chia sẻ những hình ảnh đẹp, hành vi tích cực trong gia đình, nhà trường và trong xã hội.

Ông Phạm Ngọc Thái, Phó giám đốc Sở TT-TT tỉnh Bình Định, cho biết thời gian qua, Bộ TT-TT và các bộ, ngành T.Ư rất tích cực ngăn chặn các tin xấu, độc hại trên không gian mạng. Sở TT-TT tỉnh Bình Định cũng đã phối hợp với các sở, ngành trên địa bàn tỉnh để triển khai các công tác quản lý trên mạng xã hội.

Ông Phạm Ngọc Thái cho rằng các trẻ em cũng nên biết chọn lựa các thông tin trên mạng xã hội để xem, chia sẻ. Khi lựa chọn hình ảnh, nội dung đăng tải trên mạng xã hội, các cháu nên tham khảo ý kiến phụ huynh, thầy cô… để nhận biết được mức độ ảnh hưởng tốt hay xấu của thông tin.

Gần 860 ý kiến, đề xuất của trẻ em...- Ảnh 4.

Ông Phạm Ngọc Thái giải đáp các vấn đề về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

HOÀNG TRỌNG

Bà Huỳnh Thúy Vân, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định, tiếp nhận các ý kiến, đề xuất của các cháu và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan giải quyết nhanh nhất những vấn đề mà các cháu quan tâm.

Trong đó, bà Huỳnh Thúy Vân yêu cầu tổ chức Đoàn tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của thiếu nhi, cán bộ Đoàn, Hội, Đội về mô hình hội đồng trẻ em; tăng cường tổ chức các hoạt động tạo điều kiện cho thành viên hội đồng trẻ em tỉnh gặp gỡ, lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến của thiếu nhi…

Gần 860 ý kiến, đề xuất của trẻ em...- Ảnh 5.

Bà Huỳnh Thúy Vân tặng quà cho các thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh Bình Định

TRẦN CÔNG TRÍ

Bà Vân cũng kêu gọi các thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh Bình Định tiếp tục mạnh dạn, chủ động đề xuất các hoạt động dành cho hội đồng trẻ em cấp tỉnh, tham gia tích cực các hoạt động gặp gỡ, nắm bắt nhu cầu của các bạn và có thông tin hai chiều trong việc tiếp nhận các kiến nghị để gửi đến các ngành. Đồng thời, làm tốt việc thông tin những kiến nghị của các bạn được lãnh đạo các ngành trả lời đến với trẻ em địa phương mình.


Vụ lật thuyền ở Lai Châu: Hai nạn nhân kẹt dưới đáy hồ sâu 50m******

Chiều 22/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Công an tỉnh Lai Châu cho biết, lực lượng chức năng đã tìm thấy 2 thi thể trong vụ lật thuyền hôm 17/4 tại thủy điện Sơn La thuộc xã Nậm Mạ (huyện Sìn Hồ).

"Nạn nhân đầu tiên là bà Lý Thị G. được tìm thấy vào chiều 21/4 tại vị trí chiếc thuyền bị lật. Nạn nhân thứ 2 được tìm thấy là bà Lý Thị Q., được tìm thấy vào lúc 16h45 chiều 22/4, cũng tại vị trí chiếc thuyền bị lật dưới đáy hồ sâu khoảng 50m", đại diện Công an tỉnh Lai Châu thông tin.

Vụ lật thuyền ở Lai Châu: Hai nạn nhân kẹt dưới đáy hồ sâu 50m - 1

Cảnh sát tiếp cận vị trí thi thể nạn nhân mất tích (Ảnh: Dương Đinh).

Trước đó, khoảng 19h25 ngày 17/4, tại vùng ngập thủy điện Sơn La thuộc xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ xảy ra mưa lớn kèm gió xoáy làm lật một chiếc thuyền do anh Phàn A C. (SN 1994, ở xã Nậm Cha) điều khiển, chở theo 4 người là Thần Thị S. (SN 1995), Lý Thị C. (SN 1986), Lý Thị G. (SN 1982) và Lý Thị Q. (SN 1978).

Hậu quả cả 5 người rơi xuống sông, anh Phàn A C. sau đó đã cứu được 2 người là S. và C.

UBND huyện Sìn Hồ đã huy động gần 400 người tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích là G. và Q.

Người chốt giá hơn 75 tỷ đồng cho biển số 30K******

Ngày 25/3, đơn vị tổ chức đấu giá biển số ô tô cho biết, trong các ngày 3/4 đến 5/4 sẽ có nhiều biển số ô tô đáng chú ý được đưa ra đấu giá, như biển 30K-999.99, 14A-888.88, 51L-345.67, 99A-655.55, 99C-300.00, 98A-711.11...

Trong số này có biển số 30K-999.99 đã được đấu giá thành công hôm 13/1 với mức tiền kỷ lục hơn 75,2 tỷ đồng. Đây là số tiền trúng đấu giá biển số ô tô cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, người chốt mức giá này đã bỏ cọc, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Người chốt giá hơn 75 tỷ đồng cho biển số 30K-999.99 đã bỏ cọc - 1

Biển số 30K-999.99 có mức tiền trúng đấu giá kỷ lục hơn 75,2 tỷ đồng (Ảnh chụp màn hình).

Theo đơn vị tổ chức đấu giá, phiên đấu giá tới đây sẽ được tổ chức theo cách thức mới. Thời gian đấu giá được xác định bao gồm thời gian chính thức và thời gian của vòng gia hạn. Tổng thời gian của 2 vòng đấu giá không quá 30 phút.

Thời gian đấu giá chính thức là khoảng thời gian từ khi bắt đầu cho đến phút thứ 25.

Vòng đấu gia hạn là khoảng thời gian sau thời gian chính thức. Chỉ người tham gia đấu giá đủ điều kiện tiếp tục được trả giá. Mỗi vòng đấu gia hạn kéo dài 30 giây và tối đa là 10 vòng đấu gia hạn.

Sân bay Tân Sơn Nhất đông đúc hành khách dịp cận lễ 30/4******

Sân bay Tân Sơn Nhất đông đúc hành khách dịp cận lễ 30/4 - 1/5

Việt Nam lên án vụ tấn công nhằm vào tòa nhà của Đại sứ quán Iran tại Syria******

Thông điệp được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đưa ra ngày 6/4, khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước vụ tấn công nhằm vào tòa nhà của Đại sứ quán Iran tại Syria.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam lên án vụ tấn công nhằm vào tòa nhà của Đại sứ quán Iran tại Syria. Các trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự phải được tôn trọng và bảo vệ theo luật pháp quốc tế.

Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, tránh làm leo thang căng thẳng ở khu vực, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961, bảo đảm tính mạng, an ninh, an toàn cho người dân, các thành viên cơ quan đại diện và gia đình.

Việt Nam lên án vụ tấn công nhằm vào tòa nhà của Đại sứ quán Iran tại Syria - 1

Tòa nhà trong khu vực sứ quán Iran ở Damascus, Syria bị tập kích hôm 1/4 (Ảnh: Reuters).

Chiều tối 1/4, tòa nhà lãnh sự trong khu vực sứ quán Iran ở thủ đô Damascus, Syria bị tập kích tên lửa. Vụ tấn công khiến 7 người thiệt mạng, trong đó có 2-3 chỉ huy quân sự cấp cao của Iran. Tehran lập tức cáo buộc Israel đứng sau vụ tấn công và tuyên bố sẽ đáp trả cứng rắn.

Các chuyên gia cho rằng đợt tấn công này là nghiêm trọng hơn cả, do Israel đã nhằm vào một đại sứ quán. Iran coi đây là một cuộc tấn công vào chủ quyền lãnh thổ được bảo vệ theo luật pháp quốc tế.

Bất động sản nhiều tín hiệu phục hồi******
Bất động sản nhiều tín hiệu phục hồi - Ảnh 1.

Đến nay các doanh nghiệp bất động sản vẫn vô cùng khó khăn

ĐÌNH SƠN

Trên đà hồi phục

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam dự báo, thị trường trong thời gian tới quá trình phục hồi của thị trường bất động sản sẽ tiếp tục diễn tiến theo chiều hướng tích cực. Mọi sự chuyển biến sẽ diễn ra từ từ, ổn định dựa trên đà phục hồi và tích lũy trước đó, cùng với sự hậu thuẫn từ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa. Trong đó, căn hộ sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường. Tiếp đến là loại hình nhà, đất thổ cư khi các nhà đầu tư ngày càng chắc chắn hơn về triển vọng phục hồi của thị trường địa ốc sau khi trải qua quá trình "thăm dò".

Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Võ Tân Thành, đồng quan điểm khi phân tích, thị trường bất động sản với các động lực thúc đẩy từ chính sách và tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ được kỳ vọng sẽ chuyển động tích cực. Cụ thể, Chính phủ đã liên tiếp tổ chức hàng loạt hội nghị gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn. Gần nhất là hội nghị về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội vào tháng 3.2024 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì.

Nhờ đó, thị trường bất động sản Việt Nam đang cho thấy những tín hiệu lạc quan, chủ yếu do một số yếu tố tích cực từ cả nền kinh tế đến các chính sách và xu hướng người tiêu dùng.

Thứ nhất là sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam là yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản năm 2024. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về nhà ở và các dự án đầu tư bất động sản thường gia tăng.

Thứ hai là Chính phủ đang tập trung mạnh mẽ vào việc đầu tư hạ tầng, tạo ra các khu vực mới phát triển. Điều này sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và người mua nhà, đồng thời tạo ra cơ hội lớn cho thị trường bất động sản.

Thứ ba là Việt Nam có dân số trẻ ngày càng gia tăng, cùng với sự tăng trưởng thu nhập, tạo ra một nhu cầu ngày càng cao về nhà ở. Điều này thúc đẩy sự phát triển của thị trường nhà ở thương mại, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ.

Thứ tư là môi trường đầu tư thuận lợi và chính sách mở cửa, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.

"Trong bối cảnh hiện nay, khi mà thế giới và khu vực đang trải qua những biến động mạnh mẽ, việc khơi thông nguồn cung, cập nhật xu hướng và định hình chiến lược kinh doanh cho năm 2024 trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta đang đứng trước cơ hội lớn để không chỉ phục hồi, mà còn để định hình lại thị trường, tạo dựng nền tảng vững chắc cho tương lai"- ông Thành nhận định.

Kỳ vọng vào các quy định mới

Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Nhà ở và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) thông tin: Trong quý 1 cả nước có 10 dự án hoàn thành với quy mô khoảng 4.706 căn, số lượng dự án bằng 34,48 % so với quý 4/2023 và bằng 71,43% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó quý 1/2024 có khoảng 23.029 căn (bao gồm chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền). Trong đó chung cư 3.706 căn, nhà ở riêng lẻ 8.468 căn, đất nền 10.855 nền. Có thể thấy tỷ trọng tồn kho chủ yếu ở phân khúc bất động sản nhà ở riêng lẻ và đất nền của các dự án.

"Năm 2024 được nhận định vẫn khó khăn đối với ngành bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên việc các bộ luật sớm có hiệu lực cơ bản sẽ giải quyết, tháo gỡ được những vướng mắc về pháp lý của các dự án. Đồng thời, có nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi, cùng với đó là các quy định rõ ràng, minh bạch hơn về quy định pháp lý so với trước đây", ông Hoàng Hải đánh giá.

Bất động sản nhiều tín hiệu phục hồi - Ảnh 2.

Các chuyên gia, doanh nghiệp kỳ vọng thị trường sẽ sớm hồi phục

ĐÌNH SƠN

Ngoài ra, ông Hải cũng cho rằng, sự hồi phục của thị trường sẽ sớm ổn định và tạo ra môi trường thuận lợi mới cho nhà đầu tư. Những hạn chế, vướng mắc về mặt thể chế sẽ được tháo gỡ thông qua việc ban hành mới cũng như sửa đổi, bổ sung ban hành mới nhiều luật, nghị định, thông tư trong nhiều lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực bất động sản.

Cùng với việc hoàn thiện thể chế, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã gấp rút rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp. Tổ công tác đã nhận được 138 văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến 191 dự án bất động sản. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Tổ công tác, Bộ Xây dựng đã xem xét, phân loại và chuyển cơ quan và thẩm quyền xử lý. Tổ Công tác thể hiện quyết tâm của Quốc hội, Chính phủ, các địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thông qua hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả thực thi, góp phần giúp thị trường bất động sản vượt qua thách thức, có sự chuyển động tích cực, bước đầu lấy lại niềm tin cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

biên tập:Long Phạm

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn