dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
mega888 nhà cái uy tín_nổ hũ ta88

2024-05-20 16:28:39

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Hùng Hồ



Lưới sứa2024-05-20 16:28:39Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Kiệt Nguyễn)Công bố kết luận thanh tra bảo hiểm nhân thọ AIA******

Kiến nghị xử lý hàng trăm tỉ đồng

Theo đó, kết luận thanh tra tại Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA (Việt Nam) đã nêu rõ các tồn tại của công ty trong hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Công bố kết luận thanh tra bảo hiểm nhân thọ AIA- Ảnh 1.

Đến nay Bộ Tài chính đã công bố kết luận thanh tra của 6/10 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong kế hoạch thanh tra năm 2023

CHỤP MÀN HÌNH

Cụ thể như các hành vi vi phạm của đại lý trong hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Có các cá nhân thuộc đại lý tổ chức không đảm bảo đủ điều kiện theo quy định pháp luật khi thực hiện hoạt động đại lý, giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư.

Hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nội dung chưa thực hiện đầy đủ theo quy định do công ty ban hành.

Công ty cũng ban hành chương trình khuyến mãi với nội dung không phù hợp với quy định pháp luật; hạch toán các khoản chi phí liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không đúng theo quy định.

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm kiến nghị xử lý tài chính đối với kỳ kế toán năm 2022 như sau: hạch toán giảm chi phí hoa hồng đại lý bảo hiểm, chi phí thưởng cho đại lý tổ chức là VPB tương ứng với 232 hợp đồng bảo hiểm liên kết chung được giới thiệu, chào bán bởi 167 nhân viên ngân hàng không đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định pháp luật với tổng số tiền là hơn 4,7 tỉ đồng.

Hạch toán giảm chi phí hoa hồng đại lý bảo hiểm, chi phí thưởng cho các đại lý tổ chức tương ứng với 15.842 hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị với tổng số tiền là hơn 344 tỉ đồng.

Hạch toán giảm chi phí hỗ trợ ban đầu chi trả cho VPB (đối với số tiền đã hạch toán chi phí năm 2022) số tiền là hơn 80 tỉ đồng.

Hạch toán giảm chi phí "phụ cấp quản lý - hỗ trợ quản lý" chi trả cho BVB, KLB, PVB, HSBC (đối với số tiền đã hạch toán chi phí năm 2022) số tiền là hơn 51,5 tỉ đồng.

Hạch toán giảm chi phí "thưởng tái tục" chi trả cho HSBC, BVB (đối với số tiền đã hạch toán chi phí năm 2022) hơn 620 triệu đồng.

Hạch toán giảm chi phí thưởng cho nhân viên thuộc đại lý tổ chức (nhân viên ngân hàng) số tiền hơn 60 tỉ đồng. Hạch toán giảm các khoản chi cho đại lý bảo hiểm cá nhân số tiền hơn 376 tỉ đồng.

Như vậy, tổng chi phí hạch toán giảm là gần 918 tỉ đồng.

Rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý đại lý bảo hiểm

Căn cứ kết quả thanh tra, hồ sơ, tài liệu do công ty cung cấp, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền rà soát các hành vi vi phạm hành chính của công ty tại kết luận thanh tra (nếu có) để tiến hành xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

Cơ quan thuế có thẩm quyền đôn đốc, rà soát việc Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA (Việt Nam) thực hiện kê khai, tuân thủ quy định pháp luật về thuế, hóa đơn; qua đó tiến hành xử lý đối với các hành vi vi phạm hành chính thuế, hóa đơn (nếu có) và hướng dẫn, xử lý các trường hợp tương tự.

Ngoài ra, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đề nghị Tổng giám đốc Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA (Việt Nam) thực hiện rà soát, tăng cường công tác quản lý hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để kiểm soát tình trạng hủy hợp đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi của người mua bảo hiểm, an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.

Rà soát, hoàn thiện việc xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện các quy trình, quy chế, thường xuyên kiểm tra để đảm bảo việc chấp hành pháp luật, các quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ của công ty...

Việc ban hành các quy định về hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo để thực hiện các quy định pháp luật; đảm bảo khách hàng khi tham gia bảo hiểm phải được tư vấn phù hợp với nhu cầu và tình hình tài chính, phải nhận thức rõ được quyền lợi bảo hiểm, các rủi ro đầu tư có thể gặp phải và các khoản phí mà doanh nghiệp bảo hiểm tính cho khách hàng theo quy định pháp luật…

Rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý đại lý bảo hiểm; đại lý bảo hiểm phải đảm bảo đủ điều kiện hoạt động và thực hiện đúng các quy định pháp luật, quy định của công ty.

"Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin, kiến nghị, phản ánh của khách hàng tham gia bảo hiểm, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ, tài liệu đến cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật", kết luận thanh tra nêu rõ.

Trả lời câu hỏi của Thanh Niêntại họp báo thường kỳ quý 1/2024 của Bộ Tài chính chiều 29.3 về tiến độ công bố kết luận thanh tra các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, bà Phạm Thu Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, cho biết đơn vị đã hoàn thành việc thanh tra doanh nghiệp bảo hiểm năm 2023.

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã công bố công khai kết luận thanh tra của Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam trên website của cục ngày 2.2.

Trước đó ngày 30.6.2023, Bộ Tài chính đã công bố kết luận thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gồm Prudential, Sun Life, BIDV Metlife, MB Ageas.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính đã công bố kết luận thanh tra của 6/10 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong kế hoạch thanh tra năm 2023.


Làng tỷ phú nhờ đi khắp cả nước mua thứ người khác "bỏ đi"******

Nằm giáp ranh với huyện Gia Lâm (Hà Nội), cách trung tâm Thủ đô khoảng 25km về phía đông, thôn Minh Khai (hay còn gọi là làng Khoai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) lâu nay được biết đến là làng tỷ phú nhờ mua những đồ người khác bỏ đi về để tái chế như nhựa, nilon.

Tỷ phú nhờ... nhựa

Ngay từ cổng làng Khoai, đã xuất hiện những bao tải, bên trong đựng đầy nhựa tái chế, nilon. Mỗi ngày, có hàng trăm chuyến xe tải, xe ba gác lớn nhỏ chở những bao tải "đồng nát" đi qua cổng làng.

Các bao tải chứa nhựa tái chế, nilon được chất đống dọc hai bên đường làng. Một số bãi đất trống được người dân tận dụng thành nơi tập kết hàng, hàng chục bao tải chứa nhựa, nilon xếp chồng lên nhau cao hơn 10 mét.

Những điểm này trở thành các bãi tập kết nhựa và là nơi làm việc của các công nhân phân loại nhựa, nilon tái chế.

Làng tỷ phú nhờ đi khắp cả nước mua thứ người khác bỏ đi - 1

Nhựa tái chế, nilon được tập kết kín hai bên đường dẫn vào thôn Minh Khai (Ảnh: Tiên Phong).

Ngồi lọt thỏm giữa đống nhựa cao hơn đầu người, đôi tay thoăn thoắt, chị Nguyễn Thị Thùy (quê Thái Nguyên) phân từng loại như chai, túi nilon, vỉ thuốc, áo mưa... thành các đống khác nhau. 

Gạt vội những giọt mồ hôi nhễ nhại trên má, chị Thùy kể, công việc bắt đầu từ 7h và kết thúc vào 17h hàng ngày. 

Công việc hàng ngày của chị là nhặt, lọc các loại đồ nhựa có thể tái chế để chuyển vào xưởng xử lý, sản xuất nằm sâu trong làng.

Với công việc này, tiền công chị Thùy nhận được khoảng 200.000-300.000 đồng/ngày.

Những ngày đầu đến làng Khoai, chị Thùy có phần bị sốc vì vấn đề ô nhiễm từ mùi hôi bốc ra từ nhựa, nilon. Lâu dần thành quen, đến nay chị đã gắn bó với nghề phân loại nhựa tái chế được hơn 3 năm.

Làng tỷ phú nhờ đi khắp cả nước mua thứ người khác bỏ đi - 2

Công việc phân loại nhựa, nilon không quá vất vả nhưng có phần độc hại (Ảnh: Tiên Phong).

Gắn bó gần 30 năm với nghề phân loại nhựa ở làng Khoai, chị Nguyễn Thị Hoa (Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ, đầu những năm 90, các chủ xưởng kinh doanh nhỏ lẻ, chỉ nhận hàng trong tỉnh. 

Ít năm sau, nhận thấy công việc cho thu nhập ổn định, nên nhiều chủ xưởng đã đi khắp nơi trên cả nước để nhập hàng, một số người còn đi nước ngoài.

Gần 10 năm trở lại đây, nhiều gia đình có nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên quây tôn làm thành các xưởng xử lý nhựa.

Chị đánh giá, công việc không quá phức tạp, vất vả nhưng phải chịu được "bẩn", vì nhiều túi nilon khi được đưa về bốc mùi hôi thối rất khó chịu, đặc biệt là những ngày hè nắng nóng. 

Việc tái chế nhựa, nilon gồm các khâu như phân loại, rửa, đảo, nghiền, nóng chảy...

"Công việc có phần độc hại nhưng mỗi ngày chúng tôi chỉ kiếm được từ 230.000 đến 250.000 đồng", chị Hoa tâm sự và cho biết thêm, hầu hết các xưởng tại làng Khoai chỉ có công nhân làm việc còn chủ xưởng đi khắp nơi để nhập, chuyển hàng. 

Làng tỷ phú nhờ đi khắp cả nước mua thứ người khác bỏ đi - 3

Hiện công nhân làm việc tại làng Khoai chủ yếu là người ngoại tỉnh, các chủ xưởng thường rơi làng từ sáng sớm để nhập hàng (Ảnh: Tiên Phong).

Công việc phân loại, xử lý, tái chế, sản xuất đồ dùng từ nhựa hầu hết do cánh phụ nữ đảm nhiệm, còn cánh nam giới phụ trách việc khuân vác, chở các bao tải nhựa từ bên ngoài về làng hoặc từ những điểm tập kết, phân loại nhựa đến xưởng sản xuất. 

Làng nghề Minh Khai nay đã phát triển có hệ thống, trở thành một cụm công nghiệp được mệnh danh là "thủ phủ tái chế nhựa" lớn nhất cả nước.

Nỗi lo ô nhiễm môi trường

Theo ông Phùng Văn Thắng (70 tuổi, người dân làng Khoai), hiện trong làng có hàng trăm gia đình sinh sống bằng nghề thu gom và tái chế nhựa.

Hơn 20 năm trước, người dân tự đi thu mua về rồi phân loại, tái chế. 

Sau này, để mở rộng sản xuất, người làng phải thuê thêm nhân công từ các tỉnh khác. Hiện phần đông công nhân tại các xưởng sản xuất là người ngoại tỉnh.

Những người chủ gốc ở làng Khoai đều rời khỏi làng từ sáng sớm để đi thu mua phế liệu và trở về khi trời đã tối mịt.

Làng tỷ phú nhờ đi khắp cả nước mua thứ người khác bỏ đi - 4

Dạo quanh một vòng thôn Minh Khai không khó để bắt gặp những ngôi nhà cao tầng, biệt thự san sát bên nhau (Ảnh: Tiên Phong).

Bên cạnh việc cho thu nhập cao, nhiều người đổi đời, kiếm tiền tỷ từ tái chế nhựa, song ông Thắng và nhiều người làng Khoai thừa nhận môi trường ở đây đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân. 

Ông Phùng Văn Vinh, Trưởng thôn Minh Khai cho biết, từ những năm 90, nhiều gia đình trong thôn đã có hoạt động thu gom phế liệu nhựa.

Tới nay, trong thôn có khoảng 600 hộ gia đình làm kinh tế bằng nghề thu mua và tái chế nhựa.

Rất nhiều người trong số này đã đổi đời, trở nên giàu có, kiếm tiền tỷ, xây được những ngôi nhà và biệt thự cao 2-3 tầng.

Tuy nhiên, ông Vinh cũng thừa nhận việc nhựa, nilon từ khắp nơi tập kết về thôn Minh Khai đã khiến môi trường sống, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Thôn Minh Khai đang kiến nghị với UBND thị trấn Như Quỳnh quan tâm đến tình hình trong thôn, có phương án xây dựng lò đốt các phế liệu không có khả năng tái chế sao cho đảm bảo, không gây tác hại đến môi trường sống của người dân.

Vụ mua phân, lúa từ công ty xây dựng: Phê bình chủ tịch huyện******

Liên quan đến vụ Phòng Nông nghiệp huyện Thới Bình mua phân, lúa từ công ty chuyên kinh doanh xây dựng, tại buổi họp báo quý I/2024 của tỉnh Cà Mau ngày 9/4, ông Nguyễn Văn Đảm, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau, đã thông tin việc kiểm điểm trách nhiệm đối với lãnh đạo UBND huyện này.

Vụ mua phân, lúa từ công ty xây dựng: Phê bình chủ tịch huyện - 1

Ông Nguyễn Văn Đảm, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau, thông tin với báo chí (Ảnh: Huỳnh Hải).

Theo ông Đảm, theo kết luận của Thanh tra tỉnh Cà Mau, ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, với vai trò người đứng đầu chịu trách nhiệm chung nhưng thiếu kiểm tra, giám sát, không phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót, vi phạm trong việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu đặt hàng mua lúa giống, chỉ định thầu mua phân bón năm 2020, 2021 không đúng quy định.

"Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và có công văn phê bình nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc đối với ông Vững trong vụ việc này", ông Đảm cho hay.

Trước đó, Thanh tra tỉnh Cà Mau kết luận, trong năm 2020 và 2021, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình thông qua một số công ty đã mua lúa giống, phân bón với giá chênh lệch hàng trăm triệu đồng. 

Điều bất thường là các công ty này kinh doanh chính ở lĩnh vực xây dựng, chỉ thực hiện việc mua bán lúa giống, phân bón với Phòng Nông nghiệp huyện Thới Bình một lần, không mua bán 2 sản phẩm này với đơn vị nào khác.

Ngoài vấn đề trên, cơ quan thanh tra còn phát hiện không ít hạn chế, thiếu sót trong đầu tư xây dựng các công trình như cầu, đường, trường học,... tại các phòng, ban chuyên môn của UBND huyện Thới Bình.

Rút gọn quy trình đầu tư trạm dừng nghỉ trên cao tốc******

Theo phê duyệt hệ thống trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông, hiện mới có 6 trạm đã đầu tư đưa vào khai thác, 3 trạm đang đầu tư và 27 trạm chưa đầu tư.

Trong số này, trạm có quy mô lớn nhất rộng hơn 13ha mỗi bên; trạm có quy mô nhỏ nhất là 2,5ha mỗi bên.

Rút gọn quy trình đầu tư trạm dừng nghỉ trên cao tốc - 1

Trạm dừng nghỉ hoàn chỉnh trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Các hạng mục công trình cơ bản của mỗi trạm dừng nghỉ gồm: Các công trình dịch vụ công được cung cấp miễn phí (bãi đỗ xe, không gian nghỉ ngơi, phòng nghỉ tạm thời cho lái xe, khu vệ sinh, nơi cung cấp thông tin), khu vực phục vụ ăn uống, giải khát; khu vực giới thiệu và bán hàng hóa; trạm cấp nhiên liệu; trạm sạc điện; xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; phòng ngủ cho lái xe và hành khách lưu trú qua đêm.

Theo TCVN 5729:2012, trên các tuyến cao tốc sẽ bố trí các trạm dừng nghỉ thông thường, với khoảng cách 50-60km và các trạm dừng nghỉ lớn với khoảng 120-200km.

Bộ GTVT đã giao các Ban Quản lý dự án 2, 6, 7, 85, Thăng Long, đường Hồ Chí Minh, Mỹ Thuận và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) lập danh mục các dự án trạm dừng nghỉ, lựa chọn nhà đầu tư triển khai đầu tư xây dựng, bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật, công khai, minh bạch và hiệu quả. 

Đối với các trạm dừng nghỉ thuộc dự án cao tốc do địa phương quản lý, việc lựa chọn nhà đầu tư, triển khai đầu tư xây dựng do địa phương tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật.

Để đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc, Bộ GTVT cũng yêu cầu các Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư nghiên cứu phương án làm một số điểm dừng nghỉ tạm, gồm: Khu vực nhà vệ sinh, hệ thống dịch vụ ITS, trạm xăng, để khi hoàn thành thủ tục đầu tư, xây dựng, đi vào hoạt động có trạm dừng nghỉ tiêu chuẩn hoàn chỉnh.

Thông tin về tình hình đầu tư hệ thống trạm dừng nghỉ hiện nay, ông Lê Kim Thành, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam (Bộ GTVT), cho biết, Cục phối hợp với các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án đã mời thầu trên mạng đấu thầu quốc gia 8 trạm trên tuyến cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2017-2020 theo quy trình rút ngắn thời gian từ khi chấm thầu đến khi đàm phán với nhà đầu tư trong 28 ngày, dự kiến đến ngày 20/5 sẽ mở thầu và ký hợp đồng từ ngày 15/6.

Đối với các trạm dừng nghỉ trên các cao tốc khác, Cục Đường cao tốc Việt Nam đang tiếp tục xây dựng Thông tư điều chỉnh Thông tư 01/BGTVT về hướng dẫn lập, phê duyệt và công bố danh mục dự án; phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để tối ưu thời gian.

Giá hàng loạt nông sản tăng kỷ lục******

Cà phê, sầu riêng, gạo… khởi đầu như mơ

Báo cáo của Bộ NN-PTNT cho biết cà phê là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất. Tổng lượng xuất khẩu gần 800.000 tấn, tương đương kim ngạch 1,9 tỉ USD, tăng 44% về lượng và 54% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số xuất khẩu kỷ lục của ngành cà phê VN.

Giá cà phê liên tục phá kỷ lục và được dự đoán có thể sẽ duy trì ở mức caoảnh: Hoàng Nguyễn

Giá cà phê liên tục phá kỷ lục và được dự đoán có thể sẽ duy trì ở mức cao

Hoàng Nguyễn

Diễn biến thực tế của thị trường cà phê còn sôi động hơn nhiều, đặc biệt trong những ngày cuối tháng 3. Ngày 28.3, giá cà phê tại VN đạt mốc 100.000 đồng/kg, cao nhất mọi thời đại. Chỉ riêng từ đầu tuần đến nay đã tăng 5.000 đồng/kg. Thị trường thế giới tăng liên tiếp 3 phiên với tổng mức tăng 201 USD lên mốc lịch sử mới là 3.559 USD/tấn. Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã từ chối bình luận về giá cà phê hiện tại vì… đã tăng quá cao, "vượt quá mọi sự tưởng tượng".

Trước việc giá cà phê tăng dựng đứng, câu hỏi mà nhiều người quan tâm lúc này là sắp tới sẽ diễn biến ra sao. Ông Nguyễn Đắc Đạt, Giám đốc Công ty TNHH MTV thương mại Nga Thanh tại H.Krông Nô (Đắk Nông), cho biết: Từ chiều tối 26.3, giá cà phê tại địa phương đã đạt mốc 100.000 đồng/kg sau khi giá thế giới liên tục tăng nhiều ngày trước đó. Giá cà phê cứ tăng khiến nhiều người nắm giữ cà phê không dám bán ra vì sợ lỗ. Điều này làm cho nguồn cung càng khan hiếm, đẩy giá tiếp tục leo thang. Nhiều đơn vị không gom được hàng giao cho đối tác dù đã tăng giá thu mua cao hơn mức bình quân trên thị trường. Cục diện thị trường căng thẳng kéo dài nhưng là sự căng thẳng "ngọt ngào", nhất là với người trồng cà phê. Trước đó, ở mốc giá khoảng 95.000 đồng/kg, nhiều bà con nông dân đã chốt lời trong sự hưng phấn vô cùng.

Cơn sốt giá cà phê đã kéo dài suốt nhiều tháng qua. So với cùng kỳ, giá cà phê hiện tại đã tăng gấp đôi, một mức giá mà ngay chính những người trong ngành này, từ bà con nông dân, doanh nghiệp, chuyên gia thị trường đều bất ngờ.

Giá hàng loạt nông sản tăng kỷ lục- Ảnh 2.

VN chuẩn bị ký nghị định thư với Trung Quốc cho mặt hàng sầu riêng đông lạnh và dừa tươi

Hoàng Nguyễn

Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN (Vicofa), cho biết: Cơn sốt giá cà phê hiện nay bắt đầu từ niên vụ 2022/23 khi VN không còn hàng tồn kho. Tình trạng thiếu hụt tiếp tục kéo dài đến hiện nay và xảy ra ở nhiều nước sản xuất cà phê khác.

"Từ 4 - 5 năm trước, diện tích cà phê VN đã bị thu hẹp do hiệu quả kinh tế thấp, trong khi nhiều mặt hàng nông sản khác, đặc biệt là sầu riêng, đang rất cao. Bà con chặt cà phê thay bằng sầu riêng và một số loại cây khác. Đến khi giá cà phê khởi sắc thì gặp phải tình trạng El Nino gây nắng nóng và khô hạn. Vì thế, về tổng quan là cung vẫn thấp, không đủ cho nhu cầu. Giá cà phê tăng mạnh như hiện nay dĩ nhiên còn nhiều nguyên nhân khác. Nhưng về mặt cung cầu thì xu hướng giá sẽ tiếp tục duy trì mức cao vì cây cà phê không phải cây trồng ngắn ngày, không phải muốn là tăng sản lượng được ngay. Nhưng giá quá cao cũng có thể có những rủi ro của nó", ông Nguyễn Nam Hải nhận định.

Cùng có khởi đầu như mơ trong năm mới phải kể đến mặt hàng rau quả, đặc biệt là sầu riêng. Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng tươi đạt tới 172 triệu USD tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu bình quân đạt 4.417 USD/tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 3, nguồn cung sầu riêng của VN tại thị trường Trung Quốc vẫn ở thế "một mình một chợ" nên giá trị tiếp tục đạt mức cao. Giá bán sầu riêng xô tại vườn lên đến 100.000 đồng/kg, còn hàng loại một có giá từ 140.000 - 160.000 đồng/kg tùy chất lượng.

Từ tháng 4 trở đi, các tỉnh ĐBSCL bắt đầu vào vụ thu hoạch sầu riêng chính vụ. Sầu riêng chính vụ của VN sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 10 theo các vùng địa lý từ miền Tây sang miền Đông rồi đến các tỉnh Tây nguyên. Nếu tình hình diễn ra bình thường, khi sầu riêng vào vụ thu hoạch rộ, kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN sẽ tiếp tục tăng mạnh. Năm 2023, vào cao điểm chỉ một tháng xuất khẩu sầu riêng đã đạt gần nửa tỉ USD. Cú bứt tốc của sầu riêng đã góp phần quan trọng đưa kim ngạch của ngành rau quả trong quý 1/2024 đạt 1,23 tỉ USD, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số kỷ lục của ngành xuất khẩu rau quả trong quý 1 nhiều năm qua.

Nói về khởi đầu như mơ, không thể quên hồ tiêu. Giá hồ tiêu xuất khẩu đạt 4.153 USD/tấn, tăng 36%. Hiện nông dân các vùng trồng hồ tiêu ở Tây nguyên và Đông Nam bộ đang bước vào giai đoạn cuối vụ thu hoạch với giá duy trì ở mức rất cao, lên tới 96.000 đồng/kg, cao hơn đến 30.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2023.

Trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của VN đạt khoảng 35.000 tấn, trị giá 143 triệu USD giảm 12,3% về lượng, nhưng tăng 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Giá hồ tiêu xuất khẩu bình quân đạt 4.041 USD/tấn, tăng gần 29% so với cùng kỳ năm 2023.

Mở thị trường cho sầu riêng đông lạnh và dừa non

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang chuẩn bị ký nghị định thư với VN cho mặt hàng sầu riêng đông lạnh và dừa tươi. Bà Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre), phấn khởi: "Trước nay, chúng tôi vẫn xuất khẩu mặt hàng sầu riêng đông lạnh qua các thị trường như Thái Lan, Mỹ, EU, Nhật Bản… Thời gian qua, chúng tôi cũng chuẩn bị đầy đủ thủ tục để đưa hàng vào thị trường Trung Quốc khi nghị định thư được ký kết. Chúng tôi đã sẵn sàng cho việc này từ lâu rồi".

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả VN (VINAFRUIT), phân tích: Thị trường sầu riêng Trung Quốc năm 2023 trị giá gần 7 tỉ USD, trong đó phân khúc hàng đông lạnh có giá trị khoảng 1 tỉ USD do Thái Lan và Malaysia thống trị. Cũng như mặt hàng sầu riêng tươi, khi có thêm nguồn cung từ VN thì dung lượng thị trường càng mở rộng. Tùy theo thời điểm ký nghị định thư, nếu ký sớm có thể kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh của VN trong năm 2024 sẽ đạt từ 300 - 400 triệu USD.

Giá hàng loạt nông sản tăng kỷ lục- Ảnh 3.

Xuất khẩu cà phê dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt, giá cao do nhu cầu thế giới tăng mạnh và nguồn cung từ VN hạn chế

Hoàng Nguyễn

"Ngoài những cơ sở đóng gói đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sầu riêng đông lạnh thì đầu tư cơ sở hạ tầng cho việc này cũng không quá phức tạp. Vì thế, sắp tới sẽ có nhiều đơn vị đầu tư vào khâu này. Những trái sầu riêng đạt chuẩn sẽ được xuất khẩu dạng tươi, còn những trái ngoài chuẩn sẽ được tách lấy cơm, cấp đông. Như vậy, mặt hàng sầu riêng rộng đường xuất khẩu, không lo rớt giá vì "đụng hàng" khi sầu riêng Thái Lan vào vụ thu hoạch", ông Đặng Phúc Nguyên nói.

Sầu riêng đông lạnh gồm nhiều hình thức như quả sầu riêng có vỏ, sầu riêng xay nhuyễn, cơm sầu riêng không vỏ. Năm 2023, VN xuất khẩu sầu riêng đông lạnh đạt 137 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân là 2.632 USD/tấn. Trong 2 tháng đầu năm 2024, mặt hàng sầu riêng đông lạnh đạt 13 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2023. Giá sầu riêng đông lạnh xuất khẩu tăng lên tới 3.966 USD/tấn, tương đương tăng 47% so với cùng kỳ.

"Nếu việc ký nghị định thư thuận lợi, xuất khẩu sầu riêng năm 2024 có thể đạt đến 3,5 tỉ USD, tăng hơn 1 tỉ USD so với năm 2023. Qua đó, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN cả năm lên 6,5 - 7 tỉ USD", ông Nguyên tính toán.

Những con số nói trên hoàn toàn có cơ sở khi vào tháng 4, thời điểm các tỉnh miền Tây bước vào thu hoạch sầu riêng chính vụ cũng là lúc sầu riêng các tỉnh miền Đông Thái Lan vào mùa hái quả. Năm ngoái, sự cạnh tranh của sầu riêng Thái Lan đã ảnh hưởng ít nhiều đến giá sầu riêng VN, nhưng năm nay nếu được xuất khẩu sầu riêng đông lạnh thì giá sầu riêng sẽ tiếp tục duy trì mức cao.

Cùng với sầu riêng đông lạnh, dừa tươi cũng là mặt hàng chuẩn bị ký nghị định thư với Trung Quốc. Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng thư ký Hiệp hội Dừa, hồ hởi: Từ vùng trồng đến các nhà máy chế biến đã sẵn sàng trước cơ hội xuất khẩu dừa tươi vào thị trường 1,4 tỉ dân. Đối với vùng trồng, diện tích dừa ở Nam Trung bộ và Nam bộ thời gian qua tăng khoảng 50.000 ha. Các nhà máy chế biến từ sơ chế đến sản phẩm tiện dụng, giá trị cao cũng đã chuẩn bị sẵn sàng. 

Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp đầu tư cả phần ống hút đi kèm là sản phẩm "xanh" để đáp ứng các yêu cầu cao nhất về môi trường. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dừa tươi chưa cao trong chuỗi giá trị ngành dừa cũng như rau quả nói chung. Nếu mở cửa được thị trường Trung Quốc, sắp tới dừa tươi có thể là mặt hàng quan trọng. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu quả dừa tươi cũng góp phần xây dựng hình ảnh cho chuỗi giá trị ngành dừa nói chung.

Không ngủ quên trên chiến thắng

Biến đổi khí hậu, hạn hán khắp nơi chính là nguyên nhân chủ yếu khiến nhu cầu nông sản nói chung tăng cao. Thế nhưng, khi giá nhiều nông sản tăng sốc, lại dấy lên những lo ngại về chất lượng. Mới đây, Trung Quốc cảnh báo về chất lượng của 30 lô hàng sầu riêng VN. Ông Đặng Phúc Nguyên nhận định: Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường Trung Quốc đang khó tính dần lên và giờ họ quan tâm tới những thứ bên trong sản phẩm như dư lượng hóa chất, kim loại nặng... Điều này cũng không khác gì các thị trường EU, Nhật Bản hay Mỹ.

"Sắp bước vào tháng 4, thời điểm nguồn cung sầu riêng từ Thái Lan quay lại thị trường Trung Quốc. Điều này nhắc nhở chúng ra rằng nếu không đảm bảo tốt chất lượng thì rất có thể gặp nhiều rắc rối. Để tránh tình trạng này tái diễn, các cơ quan chức năng cần giám sát chặt các loại phân, thuốc bảo vệ thực vật; thường xuyên cập nhật các yêu cầu thị trường để kịp thời điều chỉnh, khuyến cáo người dân. Đối với bà con nông dân, cần nghiêm túc tuân thủ các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt, ít nhất phải chuẩn VietGAP. Chúng ta cần chăm chút chất lượng nhiều hơn nữa cho trái sầu riêng", ông Nguyên khuyến cáo.

Là một trong những chuyên gia kinh tế có nhiều năm gắn bó với lĩnh vực nông nghiệp, TS Võ Hùng Dũng, nguyên Giám đốc Liên đoàn Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) TP.Cần Thơ, lo lắng: Theo quy luật, khi giá cả hàng hóa tăng cao, người sản xuất sẽ chạy theo sản lượng để chớp lấy cơ hội nhất thời mà ít tập trung vào vấn đề chất lượng. Tuy nhiên, không thể có mặt hàng nào tăng giá mãi, sẽ đến lúc bão hòa và rồi quay đầu giảm. Lúc đó chuỗi cung ứng sẽ gặp vấn đề là cung vượt cầu, gây khó khăn cho các nhà sản xuất. Chúng ta có rất nhiều bằng chứng cho việc này ngay trong chính các mặt hàng nông sản của VN.

Vì thế, theo TS Võ Hùng Dũng, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước là rất quan trọng trong việc giữ cho hàng hóa luôn đảm bảo chất lượng. Ví dụ, với mặt hàng sầu riêng xuất khẩu, chúng ta cần đảm bảo tuân thủ các quy định về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu khác về chất lượng của thị trường tiêu thụ. 

Để đáp ứng được yêu cầu đó, khâu đầu tiên là tổ chức sản xuất. Người nông dân cần được liên kết lại trong các mô hình tổ hợp tác và hợp tác xã thật sự hiệu quả. Các mô hình sản xuất quy mô lớn này sẽ là đầu mối liên kết với các doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu. Khi trong cùng một tổ chức và có liên kết với đầu ra ổn định, sẽ hạn chế được tình trạng "bẻ kèo", sản xuất không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn. 

Các mối liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi giá trị sẽ là những người giám sát để giữ được chất lượng hàng hóa ổn định. Từ đó, họ có thể ký kết các hợp đồng dài hạn với tỷ lệ phân chia lợi nhuận hợp lý. Khi đó, các chuỗi giá trị nông sản sẽ phát triển tốt, hạn chế được các tác động tiêu cực từ thị trường.

Bên cạnh đó, VN vẫn là nước nhỏ, nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Để đảm bảo quyền và lợi ích của người dân, Nhà nước cũng cần tổ chức những hiệp hội ngành hàng thực chất và đủ mạnh. Những đơn vị này cũng cần được đầu tư khoa học công nghệ, kiến thức kinh tế thị trường, đàm phán quốc tế… Điều này sẽ giúp việc mở cửa giao thương quốc tế được thuận lợi hơn. Chỉ có những hiệp hội ngành hàng mạnh, hiểu rõ việc sản xuất và thị trường mới có thể đảm bảo quyền và lợi ích cho từng chuỗi giá trị hàng hóa.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, còn nhiều mặt hàng tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023 như: gỗ đạt 2,3 tỉ USD, tăng 27%; gạo đạt gần 2,1 triệu tấn tương đương 1,4 tỉ USD, tăng 12% về lượng và 40% về giá trị. Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 661 USD/tấn, tăng 5%.

Dự báo xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục thuận lợi trong năm 2024 bởi tác động của hiện tượng El Nino vẫn còn kéo dài. Nhiều khách hàng nhập khẩu gạo lớn của VN như Philippines dự báo vẫn là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng khoảng 4 triệu tấn. Đứng thứ hai là Indonesia với sản lượng 3,6 triệu tấn… Bên cạnh đó là việc quay trở lại thị trường của đất nước 1,4 tỉ dân Trung Quốc.

Giá hàng loạt nông sản tăng kỷ lục- Ảnh 4.

NGUỒN: BỘ NN-PTNT - ĐỒ HỌA: BẢO NGUYỄN

Giá hàng loạt nông sản tăng kỷ lục- Ảnh 5.

NGUỒN: TỔNG HỢP - ĐỒ HỌA: BẢO NGUYỄN

 

Giải mã tâm lý của đám đông******

Giải mã tâm lý của đám đông- Ảnh 1.
Giải mã tâm lý của đám đông- Ảnh 2.

Quy luật đồng nhất tâm hồn của đám đông

Gustave Le Bon (1841-1931) là nhà tâm lý học, xã hội học người Pháp nổi tiếng với những công trình như "Những quy luật tâm lý về sự tiến hóa của các dân tộc", "Tâm lý học đám đông", "Cách mạng Pháp và tâm lý học của các cuộc cách mạng". Ông được biết đến nhiều nhất với những nghiên cứu tiên phong về tâm lý đám đông, được trình bày trong tác phẩm "Tâm lý học đám đông" xuất bản năm 1895, đây được coi là một trong những kiệt tác kinh điển của thế giới, vẫn luôn được quan tâm và nghiên cứu trong thời đại hiện nay.

"Tâm lý học đám đông" phân tích tâm lý và hành vi của con người khi họ trở thành một phần của đám đông, cách họ tin, đưa ra những quan điểm và cách mà họ bị thuyết phục. Cuốn sách gồm 3 phần chính: Tâm hồn đám đông; Quan điểm và niềm tin của đám đông; Phân loại đám đông. Mỗi phần tác giả sẽ vừa dẫn dắt lý thuyết, vừa nêu những ví dụ cụ thể và sinh động.

Giải mã tâm lý của đám đông- Ảnh 3.

Theo Le Bon, định nghĩa về đám đông từ quan điểm tâm lý học là: Trong những hoàn cảnh nhất định, và chỉ trong những hoàn cảnh đó, một nhóm người sẽ có những đặc tính mới rất khác so với đặc tính của từng cá nhân cấu thành nhóm đó. Nhân cách có ý thức biến mất, tình cảm và suy nghĩ của mọi cá nhân đều hướng về một phía. Một tâm hồn tập thể được hình thành, dù chỉ là tạm thời, nhưng thể hiện những đặc tính rất rõ ràng.

Chúng ta sẽ thấy được yếu tố vô thức thể hiện sự thống trị thông qua việc điều khiển suy nghĩ và hành vi của mỗi người khi họ ở trong một đám đông, chúng khiến họ suy nghĩ hoàn toàn khác đi so với lúc là một cá nhân riêng lẻ. Người ta có thể trở nên đạo đức hơn, bao dung hơn hoặc anh hùng hơn bao giờ hết, cũng có thể trở thành người bốc đồng, dễ bị kích động, nhẹ dạ cả tin, độc đoán và bảo thủ… Tất cả những loại tình cảm xuất hiện trong tâm lý đám đông đều bị điều khiển và khống chế, bằng cơ chế của sự ám thị, lây nhiễm và lặp đi lặp lại.

Giải mã tâm lý của đám đông- Ảnh 4.

Cách những nhà lãnh đạo nổi tiếng tạo ảnh hưởng

Le Bon đồng thời đưa ra những nhân tố tác động đến các quan điểm và niềm tin của đám đông, bao gồm nhân tố gián tiếp và trực tiếp. Chủng tộc, truyền thống, thời gian, các thể chế và nền giáo dục được coi là những nhân tố gián tiếp làm nền tảng cho mọi niềm tin và quan điểm của đám đông. Trong khi đó, những nhân tố trực tiếp tác động đến quan điểm của đám đông bao gồm: Hình ảnh, ngôn từ và công thức; Các ảo tưởng; Kinh nghiệm; Tình cảm vô thức của đám đông.

Lý trí không ảnh hưởng lên đám đông, bởi đám đông được coi là không có khả năng suy luận, phê bình, được dẫn dắt vô thức nên ảnh hưởng đến đám đông chính là hình ảnh và ngôn ngữ. Khéo léo kết hợp hình ảnh và có công thức đúng đắn cho ngôn ngữ đi liền với hình ảnh sẽ tạo ra sức ảnh hưởng trực tiếp lên đám đông. Ngôn ngữ ở đây không phải là những lý luận thảo luận dài dòng và khó hiểu mà là sự đơn giản và mẹo hình ảnh gây xúc động mạnh mẽ cho đám đông, phù hợp với thời điểm và hoàn cảnh đám đông.

Giải mã tâm lý của đám đông- Ảnh 5.

Từ việc hiểu những cấu tạo tinh thần của đám đông và những động lực nào có thể tác động vào tâm hồn của đám đông, Le Bon nhận thấy rằng trong đám đông, lãnh đạo giữ một vai trò nổi bật. Đám đông sẵn sàng nghe theo những ai dẫn dắt họ bằng những ý tưởng đã chiếm được tình cảm trong tâm hồn họ trước đó. Một nhà lãnh đạo mạnh mẽ có thể tận dụng tâm lý của đám đông và sử dụng các phương thức như sự khẳng định, ám thị, sự lặp đi lặp lại và sự lây nhiễm để thúc đẩy hành động của nhóm theo hướng mà người lãnh đạo mong muốn.

Cùng với đó, một yếu tố góp phần mang đến sức mạnh rất lớn cho các tư tưởng được truyền bá, đó chính là uy tín. Sẽ có nhiều nhân tố góp phần vào sự hình thành uy tín, trong đó thành công luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Khi một người thành công, tư tưởng của họ sẽ thắng thế, nhưng khi thất bại, tư tưởng đó sẽ bị tranh cãi.

Giải mã tâm lý của đám đông- Ảnh 6.

"Tâm lý học đám đông" đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của ngành tâm lý học xã hội. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những đặc điểm tâm lý của đám đông, từ đó có thể đưa ra những biện pháp để kiểm soát và hạn chế những tác động tiêu cực của đám đông. Là tác phẩm gối đầu giường không chỉ cho các sinh viên ngành lịch sử, tâm lý học, xã hội học, luật pháp mà còn cho những chính khách, những nhà đầu tư, những nhà quản lý và nghiên cứu thị trường…

Tác phẩm được Le Bon viết vào thế kỷ trước bởi vậy chắc chắn độc giả sẽ gặp một vài khó khăn để hiểu một số ví dụ hay dẫn chứng mà tác giả đưa ra. Tuy nhiên các quan điểm của Le Bon về tâm lý đám đông vẫn được coi là cơ sở cho các nhà nghiên cứu hiện đại sử dụng và thảo luận về chủ đề này để giải thích các hiện tượng trong xã hội hiện đại. Cuốn sách thuộc lĩnh vực Tâm lý học trong Tủ sách Nền tảng đổi đời do Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ cẩn trọng, tuyển chọn. Độc giả có thể dễ dàng tìm đọc và chọn mua sách tại các không gian Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee trên toàn quốc hoặc tại App Trung Nguyên Legend Café.

Giải mã tâm lý của đám đông- Ảnh 7.


Giải mã tâm lý của đám đông

TRI THỨC LÀ ÁNH SÁNG!

TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH CỦA DÂN TỘC!

(Đón đọc kỳ sau: "Chân, Thiện, Mỹ trong tầm nhìn đương đại")

Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc******

Tại Quy hoạch thủ đô thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua ngày 29/3, UBND TP đề xuất thêm nhiều điểm mới so với tờ trình trước đó. 

Cụ thể, Hà Nội đưa ra quan điểm thủ đô là đô thị đặc biệt, bao gồm không gian đô thị trung tâm và không gian ngoài đô thị trung tâm, gồm cả khu vực đô thị và nông thôn được tổ chức theo mô hình thành phố thuộc thủ đô, đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái... 

Theo đó, thành phố định hướng sông Hồng là trục xanh cảnh quan văn hóa, du lịch, dịch vụ trung tâm, phát triển đô thị phía bắc sông Hồng cân đối với đô thị phía nam. 

Để thực hiện, Hà Nội dự kiến xây dựng trung tâm hành chính mới và trung tâm thể thao quốc gia, trung tâm vui chơi giải trí ở khu vực đô thị phía bắc sông Hồng, trục đô thị Nhật Tân - Nội Bài là đô thị thông minh - kết nối toàn cầu. 

Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc - 1

Phương án sắp xếp và tổ chức không gian trên địa bàn Hà Nội, theo quy hoạch thủ đô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Ảnh: UBND TP Hà Nội).

Theo định hướng đến năm 2050, thủ đô có hai thành phố trực thuộc là thành phố Khoa học và Đào tạo Hòa Lạc và thành phố phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh. 

Ngoài ra, Hà Nội đề xuất nghiên cứu hình thành thêm hai thành phố: thành phố Du lịch ở khu vực Sơn Tây - Ba Vì và thành phố sân bay phía Nam ở Phú Xuyên - Ứng Hòa khi có sân bay thứ hai vùng Thủ đô. 

Trước mắt, Hà Nội ưu tiên thành lập thành phố phía Bắc và phía Tây, hai thành phố còn lại sẽ được nghiên cứu hình thành thêm. Các thành phố này được coi là vùng phát triển đặc thù, nên cần cơ chế riêng biệt, bao gồm mô hình chính quyền đô thị với thể chế đặc thù. 

Với kế hoạch này, Hà Nội định hướng phát triển 5 vùng đô thị tương ứng 4 thành phố trên và một đô thị trung tâm.

Quy hoạch 14 tuyến đường sắt đô thị

Về giao thông, quy hoạch định hướng đầu tư xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị, tăng 4 tuyến so với quy hoạch cũ. Trong đó, thành phố ưu tiên hoàn thành hệ thống đường sắt vành đai và các ga đầu mối trên tuyến vành đai, các tuyến kết nối với thành phố phía Bắc, phía Tây, khu vực Yên Viên, Gia Lâm. 

Cụ thể ngoài 13 tuyến đã được đề cập trong Quy hoạch chung thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Hà Nội muốn bổ sung thêm một tuyến Vĩnh Tuy - Minh Khai - Trường Chinh - Láng - Nhật Tân. 

Đồng thời, xây dựng mạng lưới đường sắt tại khu vực đô thị trung tâm đảm bảo mật độ các ga tàu có khoảng cách phù hợp dành cho người đi bộ, có thể di chuyển đến mọi vị trí trong thành phố, đủ năng lực thay thế phương tiện giao thông cá nhân. 

Thành phố cũng dự kiến xây dựng đường sắt nhẹ (monorail) trên cao, chạy theo ven hai bờ sông Hồng, kết hợp du lịch, cảnh quan và kết nối với khu vực phố cổ. 

Cùng với đó, Hà Nội lên kế hoạch chuẩn bị các điều kiện để phối hợp với Trung ương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đóng vai trò là trục "xương sống", tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc - 2

Ngoài 10 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch cũ, Hà Nội muốn bổ sung thêm 4 tuyến metro mới (Đồ họa: Thủy Tiên - Hà Mỹ).

Với hàng không, quy hoạch định hướng nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với công suất phục vụ 60 triệu hành khách/năm vào năm 2030 và 100 triệu hành khách/năm vào năm 2050. 

Đồng thời, thành phố quy hoạch phát triển sân bay thứ hai vùng Thủ đô sau năm 2030 với chức năng hỗ trợ cho sân bay Nội Bài. Dự kiến, sân bay thứ hai có thể đón khoảng 30-50 triệu hành khách và 1 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Sân bay Gia Lâm và Hòa Lạc dành để phục vụ lưỡng dụng dân sự, quân sự. 

Với khối lượng công việc đồ sộ đề ra trong bản quy hoạch, Hà Nội đưa ra một số giải pháp để thực hiện bao gồm: dự báo nhu cầu, huy động vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, cũng như những cơ chế, chính sách liên kết phát triển...

Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc - 3

Hơn 15 năm kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, nội đô Hà Nội vẫn ngày càng chật chội (Ảnh: Mạnh Quân).

Cho ý kiến vào bản quy hoạch trên tại kỳ họp sáng 29/3, đại biểu Nguyễn Tiến Minh, Bí thư Huyện ủy Thường Tín, đề nghị thành phố chú trọng vào quy hoạch giao thông vận tải để xứng đáng với quy mô thành phố 100 triệu dân, lấy sông Hồng làm trung tâm của quy hoạch.

Đồng thời, ông Minh đề nghị đối với cơ chế hai bên bờ sông Hồng, thành phố cần làm rõ cho phép quy hoạch đến thế nào và có nên xem xét triển khai mô hình "đê trong đê" hay không.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Minh Đức (quận Hoàng Mai) đề nghị có đánh giá đầy đủ về thực hiện các quy hoạch đã phê duyệt được kế thừa và phát triển vào quy hoạch mới này thế nào.

Quan tâm lĩnh vực giao thông, ông Đức cho rằng phát triển đường sắt đô thị là vấn đề cốt yếu để Hà Nội giải quyết "vấn nạn" ùn tắc.

Sau khi Nghị quyết về quy hoạch trên được thông qua ngày 29/3, HĐND TP Hà Nội giao UBND TP tiếp thu ý kiến thẩm tra và ý kiến của đại biểu để hoàn thiện nội dung của Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch này sẽ được trình cấp có thẩm quyền báo cáo Bộ Chính trị dự kiến vào đầu tháng 5 và trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, sau đó trình Thủ tướng phê duyệt theo quy định. 

Giá USD hôm nay 6.4.2024: Đô la tự do 'quay xe' giảm******

Các ngân hàng tăng nhẹ giá USD 10 đồng, Vietcombank mua vào lên 24.750 - 24,780 đồng, bán ra 25.120 đồng; ACB mua vào 24.780 - 24.810 đồng, bán ra 25.110 - 25.150 đồng; Vietinbank mua USD với giá 24.705 - 24.745 đồng, bán ra 25.165 đồng… 

Giá đồng bạc xanh trên thị trường tự do tiếp tục giảm thêm 15 đồng, dẫn đến giá USD tự do đắt hơn ngân hàng còn 320 - 340 đồng. Giá mua USD tự do xuống 25.405 đồng, bán ra 25.485 đồng.

Trên thị trường liên ngân hàng, giá USD tăng nhẹ khoảng 10 đồng, lên 24.959 đồng. Trong tuần qua, giá USD đã tăng 0,6% và đã tăng 6,43% so với năm trước. Doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND trong tuần (từ ngày 25 - 29.3) trên thị trường liên ngân hàng tăng 18.090 tỉ đồng/ngày so với tuần trước, đạt khoảng 330.143 tỉ đồng, bình quân 66.029 tỉ đồng/ngày. 

Kỳ hạn đầu tư qua đêm chiếm 78% tổng doanh số giao dịch, kỳ hạn 1 tuần chiếm 17% tổng doanh số giao dịch. Lãi suất các kỳ hạn dưới 2 tháng biến động nhẹ (từ giảm 0,01% đến 0,02%), giảm mạnh nhất là kỳ hạn 3 tháng với mức 0,37%. Lãi suất USD ở các kỳ hạn dao động từ 5,27 - 6,1%/năm.

Giá USD hôm nay 6.4.2024: Đô la tự do 'quay xe' giảm- Ảnh 1.

Ngân hàng tăng giá USD

NGỌC THẮNG

Đồng USD phục hồi trở lại trên thị trường quốc tế, chỉ số USD-Index tăng 0,3 điểm, lên 104,25 điểm, có thời điểm lên 104,6 điểm. Nguyên nhân khiến USD tăng mạnh đến từ Mỹ công bố việc làm phi nông nghiệp tăng thêm 303.000 việc trong tháng trước. Con số này đã vượt mức kỳ vọng thăm dò của Reuters, các nhà kinh tế đã dự báo sẽ có 200.000 việc làm. 

Theo công cụ FedWatch của CME Group, Mỹ đã giảm khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 6 xuống còn 54,5% sau khi báo cáo việc làm được công bố.

biên tập:Khoa Thái

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn