dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
i9bet ti xo truc tuyen_soc88 xsmb ngày hôm nay

2024-06-03 09:49:31

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Hồng Đỗ



Lưới sứa2024-06-03 09:49:31Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Linh Lê)Đoàn đã góp phần hiệu quả vào chuyển đổi số quốc gia: 'Phủ sóng 4.0'******

Tuyến phố 4.0

Thời gian gần đây, tuyến phố Việt Hưng (Q.Long Biên, Hà Nội) trở thành "Tuyến phố 4.0 - Thanh toán không dùng tiền mặt". Các hộ kinh doanh trên tuyến đường này được tư vấn chuyển đổi số, cập nhật mã QR vừa giúp việc thanh toán trở nên nhanh chóng, hiện đại, vừa thuận tiện cho việc tra cứu thông tin của doanh nghiệp.

Đoàn đã góp phần hiệu quả vào chuyển đổi số quốc gia: 'Phủ sóng 4.0'- Ảnh 1.

Một tuyến phố 4.0 ở Hà Nội được đoàn viên, thanh niên xây dựng khánh thành trong Tháng Thanh niên 2024

CTV

Đây là một tuyến phố kiểu mẫu do Đoàn thanh niên phường đã đăng ký với UBND P.Việt Hưng để thực hiện, nhằm giúp người dân chuyển đổi số. Trên tuyến phố này, khi các đơn vị chức năng vào kiểm tra, chỉ cần quét mã QR là ra toàn bộ thông tin về cửa hàng, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và các bản ký cam kết. Điều này rất thuận tiện trong công tác quản lý và kiểm tra.

Trước đó, các đoàn viên đã thu thập thông tin của tiểu thương trên tuyến phố, bao gồm số tài khoản ngân hàng, giấy phép kinh doanh để phục vụ cấp mã QR. Sau đó, các bạn trẻ sẽ đến và hỗ trợ chủ cửa hàng dán mã, cũng như tận tình hướng dẫn thao tác cơ bản trong thanh toán điện tử. Đến nay, Đoàn thanh niên P.Việt Hưng đã khởi tạo miễn phí 150 mã QR cho các tiểu thương kinh doanh tại tuyến đường và sẽ mở rộng thêm tại địa điểm khác trong thời gian tới.

Từ khi tuyến phố này được chuyển đổi số, việc kinh doanh của tiểu thương và mua bán của khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Chị Trương Thu Hiền, chủ quán bia phố Việt Hưng (Q.Long Biên), phấn khởi: "Các bạn thanh niên đến hỗ trợ dán mã QR đã giúp cửa hàng tiện lợi hơn trong thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, khi quét mã, khách hàng cũng sẽ cập nhật được thông tin về quán với địa chỉ rõ ràng".

Chị Vũ Lan Anh, một khách hàng, cho biết: "Khi các cửa hàng ở đây có mã QR, mình thấy rất tiện lợi. Nếu mình không mang ví hoặc không có tiền mặt thì có thể thanh toán QR đơn giản, thuận tiện. Mình cũng có thể xem được thông tin cửa hàng, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm để yên tâm hơn khi mua hàng".

Không chỉ trên các tuyến phố, thanh niên còn đến các chợ truyền thống hướng dẫn người dân sử dụng mã QR để thanh toán qua mô hình "Chợ truyền thống - thanh toán hiện đại". Việc hỗ trợ các tiểu thương tiếp cận hình thức thanh toán mã QR là nỗ lực của tuổi trẻ thủ đô nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác chuyển đổi số. Việc này cũng cho thấy vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ trong tiến trình hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từng bước xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Mã hóa những công trình lịch sử

Trong Tháng Thanh niên, các bạn trẻ thủ đô đã thực hiện nhiều công trình chuyển đổi số rất sáng tạo và ý nghĩa. Quận đoàn Bắc Từ Liêm triển khai thực hiện mã hóa thông tin 10 tuyến phố mang tên danh nhân trên địa bàn, bao gồm: phố Lưu Cơ, phố Văn Tiến Dũng, phố Phạm Văn Đồng, phố Đặng Thùy Trâm, phố Đoàn Công Chất, phố Hoàng Minh Thảo, phố Hoàng Tăng Bí, phố Đỗ Nhuận, phố Chế Lan Viên, phố Nguyễn Xuân Khoát. Ngay dưới biển tên tuyến phố là một biển phụ với thông tin kèm mã QR.

Đoàn đã góp phần hiệu quả vào chuyển đổi số quốc gia: 'Phủ sóng 4.0'- Ảnh 2.

Đoàn viên, thanh niên đến chợ dân sinh hỗ trợ người dân dùng QR code để thanh toán

NGUYỆT ÁNH

Trải nghiệm quét mã QR tuyến phố Lưu Cơ, ông Trịnh Văn Huy (63 tuổi, P.Xuân Tảo, Q.Bắc Từ Liêm) đánh giá đây là cách làm rất hay của thanh niên thời đại mới, phù hợp xu hướng hiện nay.

"Tôi chỉ cần dùng điện thoại thông minh quét mã QR là biết được thông tin về tuyến phố, về những danh nhân được ghi danh. Đây là cách làm rất hay giúp người dân có thêm kiến thức, hiểu biết về nơi mình sinh sống", ông Huy nói.

Đây chỉ là một trong hàng trăm công trình đã được tuổi trẻ thủ đô thực hiện trong Tháng Thanh niên. Theo Thành đoàn Hà Nội, tuổi trẻ thủ đô đã tăng cường xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về các địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ. Riêng trong tuần 4 của Tháng Thanh niên, tổng số công trình được số hóa là 104, với trị giá kinh phí 515 triệu đồng.

Livestream bán sản phẩm OCOP

Một trong những mô hình nổi bật của tuổi trẻ thủ đô trong công tác chuyển đổi số năm nay là tích cực giúp người dân livestream bán sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm). Anh Nguyễn Đức Tiến, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên TP.Hà Nội, cho biết mô hình Chợ phiên điện tử livestream bán OCOP được triển khai với mong muốn phát huy vai trò tiên phong xung kích của thanh niên ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Đoàn viên, thanh niên sẽ thực hiện các buổi livestream bán hàng trên các nền tảng số và giới thiệu sản phẩm cho người tiêu dùng, thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân và nhiều lượt theo dõi trực tuyến.

"Thông qua các phiên livestream sẽ giúp tăng sản lượng, doanh số bán hàng của các sản phẩm OCOP, đồng thời giúp người sản xuất tiếp cận, thấy được hiệu quả của kênh phân phối mới, để từ đó áp dụng vào quá trình marketing, tiêu thụ sản phẩm của mình", anh Tiến nhìn nhận.

Với đặc thù có nhiều làng nghề truyền thống, đoàn viên, thanh niên các xã của H.Phú Xuyên đã chủ động bán hàng, giới thiệu sản phẩm OCOP của địa phương qua các mạng xã hội Facebook, TikTok. Chị Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó bí thư Huyện đoàn Phú Xuyên, chia sẻ: "Thực hiện kế hoạch của Thành đoàn và để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, chúng tôi tổ chức hai lớp hướng dẫn kỹ năng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội; giúp đoàn viên, thanh niên xây dựng kênh, video..., đồng thời hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sản phẩm". Theo đó, Huyện đoàn Phú Xuyên đã livestream bán 5 sản phẩm của địa phương và đã thành công "ngoài sức tưởng tượng".

"Buổi livestream bán những mặt hàng đặc trưng từ các làng nghề truyền thống của địa phương như: kẹo lạc, túi da, đồ thủ công mỹ nghệ… Chương trình đã nhận được 13.000 lượt theo dõi, hơn 2.000 lượt bình luận và bán được hàng trăm sản phẩm", chị Mai thông tin và nhấn mạnh, đây là một hoạt động rất có ý nghĩa của tổ chức Đoàn vì không chỉ làm phong trào, mà cán bộ Đoàn còn trực tiếp giúp người dân làm kinh tế. 

Nhà máy tạm ngưng cấp nước cho dân giữa đỉnh điểm khô hạn******

Ngày 16/4, Nhà máy nước Đạ Huoai (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) phát thông báo tạm ngưng cấp nước trong thời điểm mùa khô hạn do Trạm cấp nước Đạ M'Ri không còn nguồn nước khai thác.

Nhà máy tạm ngưng cấp nước cho dân giữa đỉnh điểm khô hạn - 1

Suối Đạm Re (huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) rơi vào tình trạng cạn kiệt giữa mùa khô hạn (Ảnh: T.Đ.).

Theo đó, huyện Đạ Huoai đang ở giai đoạn cao điểm mùa khô, nguồn nước suối Đạm Re mà nhà máy này khai thác rơi vào tình trạng cạn kiệt. Việc ngưng cung cấp nước sẽ diễn ra từ ngày thông báo cho đến khi suối Đạm Re có nước trở lại.

Trước thực trạng này, ông Đặng Văn Chinh, Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M'ri (huyện Đạ Huoai) cho biết, chính quyền địa phương sẽ lên 2 phương án cung cấp nước sinh hoạt tạm thời cho người dân.

Trong đó bao gồm đấu nối nguồn nước tự chảy tại một số công trình khác vào Trạm cấp nước Đạ M'Ri và huy động máy móc đào hố nhằm gom nước tại vị trí đặt trạm bơm trên suối Đạm Re.

Bộ GTVT muốn điều chỉnh quy định giá vé máy bay******

Theo dự thảo lấy ý kiến, Bộ GTVT cho biết luật Giá 2023 quy định giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa do Bộ GTVT định giá tối đa.

Trong khi đó, Thông tư 36/2015 của Bộ GTVT quy định giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa do Bộ GTVT quy định khung giá (gồm giá sàn và giá trần).

Bộ GTVT muốn điều chỉnh quy định giá vé máy bay- Ảnh 1.

Bộ GTVT đề xuất điều chỉnh cơ chế quản lý giá vận chuyển hàng không nội địa thống nhất theo quy định mới của luật Giá 2023

ĐẬU TIẾN ĐẠT

Luật Giá 2023 cũng loại bỏ giá dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay ra khỏi danh mục dịch vụ do Nhà nước định giá. Trong khi quy định hiện hành giao Bộ GTVT quy định mức giá cụ thể đối với loại dịch vụ trên.

Đưa ra 2 phương án lấy ý kiến, Bộ GTVT đề xuất lựa chọn phương án bỏ giá dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay ra khỏi danh mục dịch vụ do Nhà nước định giá và thay đổi hình thức định giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa từ khung giá sang quyết định giá tối đa.

Lý do việc này để thống nhất quy định của pháp luật khi luật Giá năm 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.7.

Trong dự thảo, Bộ GTVT cũng đề xuất điều chỉnh danh mục dịch vụ thực hiện kê khai giá. Cụ thể các doanh nghiệp hàng không phải kê khai các loại giá sau: dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa và giá dịch vụ cơ bản thiết yếu tại cảng hàng không, sân bay…

Giá vé máy bay cao có ảnh hưởng dịp cao điểm du lịch hè

Cục Hàng không được giao là cơ quan tiếp nhận văn bản kê khai giá đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa. Các cảng vụ hàng không là cơ quan tiếp nhận văn bản kê khai giá đối với dịch vụ cơ bản thiết yếu tại cảng hàng không, sân bay.

Theo Thông tư 34/TT-BGTVT bổ sung một số điều của Thông tư 17 điều chỉnh tăng giá trần vé máy bay chính thức có hiệu lực. Theo đó, các đường bay có khoảng cách dưới 500 km có mức giá trần là 1,6 triệu đồng/vé/chiều với đường bay phát triển kinh tế - xã hội và 1,7 triệu đồng/vé/chiều với các đường bay khác với đường bay từ 500 km đến dưới 850 km có mức giá trần là 2,25 triệu đồng/vé/chiều (giá cũ là 2,2 triệu đồng/vé/chiều).

Đường bay có khoảng cách từ 850 km đến dưới 1.000 km có giá vé tối đa là 2,89 triệu đồng/vé/chiều (giá cũ là 2,79 triệu đồng/vé/chiều).

Đường bay từ 1.000 km đến dưới 1.280 km có giá trần là 3,4 triệu đồng/vé/chiều (giá cũ là 3,2 triệu đồng/vé/ chiều).

Đường bay có khoảng cách từ 1.280 km trở lên là 4 triệu đồng/vé/chiều (giá cũ là 3,75 triệu đồng/vé/chiều).

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ******
Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 1

Bức tượng Đức Linh Lang Đại vương trong miếu Bảo Hà những ngày Xuân Nhâm Dần 2022.

Báu vật của làng

Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) không chỉ nổi tiếng gần xa với nghề múa rối, tạc tượng truyền thống mà còn bởi có một bức tượng Đức Linh Lang Đại vương có thể chuyển động, đứng lên ngồi xuống vô cùng độc đáo thờ trong miếu Bảo Hà.

Ngôi miếu này còn có tên là Tam xã thượng đẳng từ bởi là tài sản chung của người dân 3 thôn: Bảo Động, Hà Cầu và Mai An ở xã Đồng Minh. Bên cạnh thờ Đức Linh Lang Đại vương, miếu còn thờ cụ Nguyễn Công Huệ, ông tổ nghề tạc tượng ở Bảo Hà.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 2

Nhiều người đến miếu Bảo Hà vì tò mò muốn được chiêm ngưỡng bức tượng có thể chuyển động đứng lên, ngồi xuống.

Nhiều du khách thập phương khi ghé thăm nơi đây không bỏ lỡ cơ hội được chiêm ngưỡng bức tượng độc nhất vô nhị này. Bức tượng tạc nét mặt khôi ngô, có hồn như người thật, vai khoác hoàng bào, tay cầm văn tự ngồi trên ngai, có thể đứng lên nhẹ nhàng rồi lại ngồi xuống từ từ như người thật.

Qua tìm hiểu được biết, bí mật sự chuyển động này nằm ở cánh cửa bên phải điện thờ với hệ thống truyền lực kéo - đẩy nối giữa cánh cửa với tượng. Khi mở cánh cửa thì bức tượng dần đứng lên nhưng khi khép cửa lại thì bức tượng lại trở về tư thế ngồi ban đầu.

Bức tượng là sự sáng tạo tài tình của cha ông, kết hợp khéo léo giữa nghệ thuật tạc tượng và nghệ thuật múa rối. Những nghệ nhân xưa đã sử dụng cách chuyển động trong múa rối để "thổi hồn" vào bức tượng tạo nên sự kỳ lạ, độc đáo.

Cận cảnh bức tượng đứng lên, ngồi xuống như người thật trong ngôi miếu cổ.

Bức tượng độc đáo này là "của hiếm" ở Việt Nam. Người dân địa phương coi đây là một báu vật và luôn bày tỏ niềm tự hào khi sở hữu một cổ vật là tinh hoa của làng nghề tạc tượng truyền thống.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bức tượng đứng lên, ngồi xuống đầu tiên đã bị phá hỏng khá nặng, hiện được lưu giữ trong hậu cung của miếu nhưng được che vải đỏ, bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ những vị chức sắc quan trọng của địa phương mới được lại gần. Sau này, dân làng quyết định tạc thêm một tượng Đức Linh Lang Đại vương giống với pho tượng cũ để cho mọi người chiêm bái như hiện nay.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 3

Một bức tượng tạc Đức Linh Lang Đại vương thờ ở bên ngoài được đánh giá vô cùng tinh xảo, đẹp mắt.

Theo thần phả, Linh Lang là con vua Lý Thánh Tông sinh năm Giáp Thìn (1064), được đặt tên là Hoằng Chân. Linh Lang được sinh ra tại làng Trị Chợ, Thủ Lệ (quận Ba Đình, Hà Nội ngày nay). Khi giặc Tống xâm lược nước ta, hoàng tử đã cầm quân chống giặc.

Trong một đợt hành quân, ngài đã tới trang Linh Động (làng Bảo Hà ngày nay) dựng đồn binh, luyện tập binh sĩ, tuyển mộ quân. Lúc ngài mất, dân làng xây miếu thờ ngay trên nền đồn binh xưa. Các triều đại sau như Cảnh Thịnh, Tự Đức, Duy Tân và Khải Định đều phong sắc cho ngài là thượng đẳng thần, còn dân làng Bảo Hà tôn ngài là thành hoàng và tạc tượng thờ.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 4

Dân làng Bảo Hà suy tôn Đức Linh Lang Đại vương là thành hoàng làng.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 5

Miếu Bảo Hà còn lưu giữ nhiều cổ vật quý là tinh hoa của làng nghề tạc tượng lâu đời.

Tạc đàn voi từ… 7 hạt gạo nếp

Miếu Bảo Hà là một trong những di tích ở xã Đồng Minh còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc qua nhiều thế hệ của người Linh Động, Hà Cầu xưa. Năm 1991, miếu Bảo Hà được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Ngôi miếu do chính bàn tay của những người thợ tài hoa của làng ở thế kỷ 13 chạm trổ có hoa văn tinh xảo, đẽo tạc những bức tượng đẹp được lưu giữ hàng trăm năm qua. Tổ nghề tạc tượng làng Bảo Hà là cụ Nguyễn Công Huệ.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 6

Cụ Tổ làng nghề tạc tượng Nguyễn Công Huệ phối thờ trong miếu Bảo Hà.

Tương truyền, cụ Huệ từng bị giặc Minh bắt đi phục dịch ở Quan Xưởng (Trung Quốc). Trong thời gian đó, cụ đã chú tâm học nghề chạm khắc, sơn mài và châm cứu. Đến đời vua Lê Nhân Tông, cụ Huệ trở về quê và dạy nghề tạc tượng cho dân làng.

Những người thợ tạc tượng Bảo Hà xuất sắc như cụ Hoàng Đình Ức, được phong chức Cục phó Cục Tạc tượng, tước Nam vào năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771), Diệu nghệ bá Tô Phú Luật và phải kể đến Kỳ tài hầu Tô Phú Vượng, người gắn liền với giai thoại "7 hạt gạo nếp tạc thành đàn voi".

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 7

Sắc phong cho cụ Tô Phú Vượng, hậu duệ của cụ Tổ Nguyễn Công Huệ.

Tương truyền, vua Lê Cảnh Hưng đã vời ông Vượng vào cung tạc ngai vàng. Sau khi tạc xong ngai vàng, ông sung sướng đã tạo ra một kiệt tác nên ngồi thử. Bị thái giám phát hiện và tâu với nhà vua, ông Vượng bị khép tội "khi quân phạm thượng", nhốt vào ngục tối chờ ngày xử trảm.

Sống trong ngục mấy hôm, ông Vượng cảm thấy buồn tẻ, nhìn những cọng rơm nếp còn sót lại một vài hạt thóc nên đã bóc, chuốt 7 hạt gạo nếp thành 7 con voi với các tư thế khác nhau. Chuyện về đàn voi tí hon truyền đi khắp nơi, nhà vua biết chuyện, cảm phục cái tài của người thợ tạc tượng tài hoa, đã quyết định tha bổng, phong ông Tô Phú Vượng tước Kỳ tài hầu và cho về quê mở mang, lưu truyền nghề nghiệp.

Rất nhiều những bức tượng đẹp trong các ngôi chùa như chùa Mía, chùa Thầy (Hà Nội) tương truyền là do những người thợ tài ba làng Bảo Hà sáng tạo ra. Ngày nay, nhiều hộ dân làng Bảo Hà vẫn lưu giữ nghề tạc tượng, làm con rối mà cha ông để lại.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 8

Các bức tượng do nghệ nhân làng Bảo Hà tạc mang nét riêng biệt rất độc đáo, ấn tượng so với các nơi khác.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 9

Trong miếu còn có một giếng nước hình bán nguyệt được gọi là "mắt rồng". Thời xưa, nếu thả quả bưởi xuống giếng, quả bưởi có thể trôi xa ra tận sông Vĩnh Trinh cách khoảng 500m phía trước miếu. Nhưng hiện nay, do người dân xây nhà nhiều, nên thả quả bưởi chỉ còn trôi xa khoảng 30-40m ra đến cái hồ trước cửa miếu.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 10

Người dân địa phương tự hào và gìn giữ di tích hàng trăm tuổi miếu Bảo Hà.

Mái nhà đổ sập, đồng ruộng tan nát vì trận mưa đá lịch sử ở Hòa Bình******

Sáng 25/4, lực lượng Công an huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình chung sức cùng người dân 2 xã Hang Kia và Pà Cò khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá gây ra trên địa bàn chiều 24/4.

Mái nhà đổ sập, đồng ruộng tan nát vì trận mưa đá lịch sử ở Hòa Bình - 1

Nhiều mái nhà dân bị mưa đá làm hỏng, đổ sập (Ảnh: Công an huyện Mai Châu).

Trước đó, khoảng 16-17h ngày 24/4, trên địa bàn xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình) giáp với tỉnh Sơn La, xảy ra trận mưa đá kéo dài. Đây là trận mưa đá lớn nhất từ trước tới nay tại huyện vùng cao này.

Lượng lớn mưa đá đổ xuống đã phủ trắng nhiều đồi núi, nương rẫy, bản làng của người dân. Mưa đá gây ảnh hưởng làm thiệt hại nhiều hoa màu, cây cối và nhiều nhà dân.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy PCTN&TKCN huyện Mai Châu, thiệt hại do mưa đá gây ra làm 8 nhà dân hỏng mái lợp, hàng trăm héc ta hoa màu cùng hàng trăm con gia súc, gia cầm... bị chết. Rất may không có thiệt hại về người.

Mái nhà đổ sập, đồng ruộng tan nát vì trận mưa đá lịch sử ở Hòa Bình - 2

Lực lượng công an cùng người dân khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá gây ra (Ảnh: Công an huyện Mai Châu).

Cụ thể, tại các bản trên địa bàn xã Hang Kia và Pà Cò có khoảng 90ha cây đào, 80ha cây mận, 16ha su su, 18ha ngô, khoảng 10.000 cây bắp cải... dập nát, hư hại hoàn toàn.

Về chăn nuôi, nhiều con lợn, hàng trăm 100 con gà bị chết. Ngoài ra, mưa đá làm sập mái tôn của nhiều nhà dân, gây hư hỏng gần 60 tấm fibro ximăng và làm 3 chiếc xe máy hư hỏng nặng. 

Các cơ quan chức năng huyện Mai Châu cùng người dân đang tích cực khắc phục hậu quả để cuộc sống bà con sớm trở lại bình thường.

Mái nhà đổ sập, đồng ruộng tan nát vì trận mưa đá lịch sử ở Hòa Bình - 3

Trận mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề cho nhân dân (Ảnh: Công an huyện Mai Châu).

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Mai Châu đang chỉ đạo UBND các xã xảy ra mưa đá tiếp tục thống kê thiệt hại để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo đi lại, sớm ổn định sinh hoạt và sản xuất cho người dân.

Bé trai 8 tuổi bị taxi tông tử vong khi chơi trong ngõ******

Chiều 25/3, lãnh đạo UBND phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, cho biết vào khoảng 18h40 ngày 24/3, anh Lương Văn Thuật (38 tuổi, trú TP Lạng Sơn) điều khiển ô tô taxi đến một con ngõ ở đường Trần Quang Khải (phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn) đã xảy ra va chạm với cháu N.G.K. (8 tuổi). 

Sau vụ tai nạn, cháu N.G.K. bị thương nặng, được người dân đưa đi cấp cứu nhưng sau đó đã tử vong.

Bé trai 8 tuổi bị taxi tông tử vong khi chơi trong ngõ - 1

Chiếc taxi thời điểm tông trúng bé N.G.K. (Ảnh: Tin nóng Lạng Sơn).

Thông tin từ lãnh đạo UBND phường Chi Lăng, nguyên nhân ban đầu dẫn đến vụ tai nạn do trong lúc các cháu đang chơi trong ngõ, cháu K. bị rơi kẹo nên cúi xuống nhặt đúng lúc xe taxi đi đến.

Công an TP Lạng Sơn đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với tài xế Lương Văn Thuật. 

Vụ tai nạn đang được Công an TP Lạng Sơn điều tra, làm rõ. 

Chủ tịch Quốc hội: Cần chế tài để chống gian lận thuế giá trị gia tăng******

Chiều 23.4, tiếp tục phiên họp 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi. Đây là dự án luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp 7 khai mạc 20.5 tới.

Góp ý dự án luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ hoan nghênh Chính phủ đã bắt đầu triển khai sửa đổi các luật thuế chính sách như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân…

Chủ tịch Quốc hội: Cần chế tài để chống gian lận thuế giá trị gia tăng - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp

GIA HÂN

Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu để bổ sung quy định về các hành vi vi phạm bị cấm và các chế tài liên quan thuế giá trị gia tăng tại dự thảo luật.

Theo Chủ tịch Quốc hội, dù luật Quản lý thuế đã có các quy định về hành vi bị cấm và luật Thuế giá trị gia tăng chỉ là luật nội dung, song do tính chất đặc thù của thuế giá trị gia tăng và thực tế phát sinh nhiều hành vi vi phạm, nên để thuận tiện cho việc thực hiện thì có thể nghiên cứu bổ sung thêm quy định những hành vi bị cấm.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, có thể bổ sung các hành vi vi phạm chưa được cụ thể trong luật Quản lý thuế như gian lận hóa đơn, chứng từ, vi phạm thời gian nộp thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế, lừa đảo chiếm đoạt thuế, khai khống hóa đơn giá trị gia tăng, lập cơ sở kinh doanh để bán hóa đơn giá trị gia tăng bất hợp pháp, chuyển giá…

"Sau này các luật thuế chính sách nếu có những vấn đề cụ thể hơn cũng có thể bổ sung. Tuy nhiên, không biết có phá vỡ cấu trúc của luật thuế chính sách hay không. Đây là vấn đề nhiều đồng chí quan tâm và ban soạn thảo nên nghiên cứu", Chủ tịch Quốc hội nói.

Gian lận về thuế giá trị gia tăng khá phổ biến

Nêu ý kiến trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, thực tế tình trạng vi phạm trong lĩnh vực thuế giá trị gia tăng như gian lận thuế, trốn thuế khá phổ biến. Ông đề nghị xem lại nguyên nhân là do quy định hay do tổ chức thực thi.

Chủ tịch Quốc hội: Cần chế tài để chống gian lận thuế giá trị gia tăng - Ảnh 2.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đại diện cơ quan soạn thảo báo cáo tại phiên họp

GIA HÂN

"Đề nghị có đánh giá để có quy định điều cấm, có chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuế để bổ sung vào dự thảo đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện", ông Thanh đề nghị.

Theo ông Thanh, luật Quản lý thuế 2019 đã có quy định các hành vi cấm song luật Thuế giá trị gia tăng đặc biệt và đặc thù hơn, do đó cần có các quy định riêng để chống gian lận hóa đơn, chứng từ, vi phạm thời gian nộp thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế, lừa đảo chiếm đoạt thuế và khai khống hóa đơn thuế giá trị gia tăng.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng cho rằng cần bổ sung quy định chung về hành vi bị cấm.

"Bởi vì hành vi bị cấm đối với thuế giá trị gia tăng nó có nhiều cái luật Quản lý thuế 2019 không quy định. Vừa rồi thực trạng mua bán hóa đơn lòng vòng, rồi vi phạm thời gian nộp thuế, khai khống hóa đơn thuế giá trị gia tăng, lừa đảo chiếm đoạt thuế… Nhiều hành vi phát sinh từ thuế giá trị gia tăng", ông Cường dẫn chứng.

Giải trình sau đó, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết hiện trong luật cũng quy định đối tượng nộp thuế chịu trách nhiệm về hồ sơ, chứng từ. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm nay, ban soạn thảo sẽ nghiên cứu thể hiện rõ hơn, cụ thể hơn.

"Giai đoạn vừa qua gian lận về thuế giá trị gia tăng lớn nên cần quy định chặt và minh bạch để vừa bảo vệ người nộp thuế chân chính cũng như người thu", ông Hồ Đức Phớc nói.

Dự thảo luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) gồm 4 chương, 16 điều. Dự thảo luật về cơ bản vẫn được kế thừa từ luật hiện hành nhưng có chỉnh lý, bổ sung cho phù hợp với nội dung chính sách. Dự án luật sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8.

Khi nào được yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm bằng hình ảnh?******

Trên các nhóm mạng xã hội, khi một clip ghi lại tình huống CSGT dừng xe người tham gia giao thông được đăng tải thì lại xuất hiện những ý kiến tranh luận khác nhau. Trong đó, không ít người thắc mắc: "Khi nào người tham gia giao thông được yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm bằng hình ảnh?".

Đây không phải là nội dung mới nhưng luôn nhận được các quan điểm trái chiều.

CSGT phát hiện vi phạm thế nào?

Lãnh đạo một đội CSGT cho biết, theo quy định, CSGT được dừng xe khi phát hiện vi phạm trực tiếp mà không cần chứng minh bằng hình ảnh. Tuy nhiên, để củng cố chứng cứ, khi có hình ảnh từ camera sẽ thuyết phục hơn, tránh trường hợp người dân dừng xe làm việc nhưng không chấp nhận lỗi vi phạm.

Khi nào được yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm bằng hình ảnh?- Ảnh 1.

CSGT TP.HCM được cấp camera khi tuần tra kiểm soát

Vũ Phượng

Theo tìm hiểu của PV, các đội/trạm CSGT trên địa bàn TP.HCM đều cấp camera cho cán bộ khi thực hiện tuần tra kiểm soát, camera này được yêu cầu mở suốt quá trình công tác. Các camera thường gặp nhất là: camera cầm tay, camera mini gắn trên nón bảo hiểm hoặc trên áo của CSGT.

"Khi xử lý vi phạm các lỗi: đi sai làn đường, phần đường, đi ngược chiều, không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu, CSGT dùng camera cầm tay hoặc bố trí cán bộ đeo camera trên ngực áo/nón bảo hiểm đứng tại giao lộ dễ quan sát, vừa thấy đèn vừa ghi lại được hình ảnh người vi phạm", lãnh đạo đội CSGT cho hay.

Khi nào được yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm bằng hình ảnh?

Do vậy, khi dừng xe người tham gia giao thông báo lỗi vi phạm, nhìn thấy camera gắn trên ngực áo hoặc trên nón CSGT, hiếm khi xảy ra trường hợp cự cãi. "Đa số các giao lộ ở TP.HCM sẽ có camera của Sở GTVT hoặc quận nên khi người tham gia giao thông vừa hỏi, chúng tôi chỉ lên camera thì họ không cự cãi, chấp nhận lỗi", vị CSGT chia sẻ.

Khi nào được yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm bằng hình ảnh?- Ảnh 2.

CSGT TP.HCM thường dùng camera gắn trên nón bảo hiểm hoặc ngực áo

Vũ Phượng

Trước đây, tại TP.HCM cũng từng xảy ra tranh cãi gay gắt khi CSGT lập biên bản 1 người đi xe máy lỗi đi vào đường cấm, người này cầm điện thoại quay lại clip, không chấp nhận lỗi và khẳng định mình không sai.

Trong tổ tuần tra khi đó, CSGT đeo camera gắn trên ngực áo đang lập biên bản 1 trường hợp khác, 1 CSGT khác thổi phạt người đi xe máy nên không ghi lại hình ảnh khi vi phạm.

"Về nguyên tắc, CSGT được lập biên bản khi phát hiện trực tiếp, nhưng vì người vi phạm vẫn cự cãi nên khi đó CSGT đã trích xuất camera trên đường để người này tâm phục khẩu phục", CSGT thông tin.

Quy định thế nào?

Hiện nay, nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT được quy định tại Thông tư 32/2023 của Bộ Công an.

Lãnh đạo đội CSGT khác cho hay, CSGT sẽ di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành, trực tiếp quan sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Khi nào được yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm bằng hình ảnh?- Ảnh 3.

Camera của CSGT được yêu cầu mở suốt quá trình tuần tra kiểm soát

Vũ Phượng

Bên cạnh đó, thông tư cũng quy định, cán bộ CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát khi trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

"Như vậy, CSGT vẫn được dừng xe với những lỗi vi phạm do chính lực lượng thực thi nhiệm vụ phát hiện để xử lý mà không cần chứng minh, cung cấp hình ảnh vi phạm. Trường hợp phát hiện vi phạm qua trang thiết bị nghiệp vụ như: máy bắn tốc độ, ghi hình phạt nguội… các đoạn video clip hoặc hình ảnh cá nhân, tổ chức cung cấp, người vi phạm yêu cầu chứng minh thì CSGT cho xem để họ tâm phục, khẩu phục xác nhận hành vi vi phạm của mình", lãnh đạo đội CSGT thông tin.

Xem nhanh 12h ngày 31.3: Khi nào được yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm bằng hình ảnh?


biên tập:Dương Văn

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn