dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
cat368 tylekeo_danh bai ta la zingplay

2024-05-20 16:57:24

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Giang Nguyễn



Lưới sứa2024-05-20 16:57:24Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Hiếu Nguyễn)Sạt lở bịt kín hầm ở Đèo Cả, đường sắt Bắc******

Tối 12/4, ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Phú Khánh, cho biết tại khu vực Đèo Cả, thuộc xã Đại Lãnh, tỉnh Khánh Hòa xảy ra tình trạng sạt lở hầm đường sắt, khiến tuyến giao thông này bị chia cắt.

"Hiện ngành đường sắt đã huy động ô tô chuyển tải hàng trăm khách từ tàu SE8 sang SE5 và ngược lại, để tiếp tục hành trình. Dự kiến hầm được thông vào 23h hôm nay (12/4)", ông Vinh cho hay.

Sạt lở bịt kín hầm ở Đèo Cả, đường sắt Bắc - Nam bị chia cắt - 1

Đất đá sạt lở chặn kín hầm đường sắt đoạn qua khu vực Đèo Cả (Ảnh: Phú Khánh).

Trước đó, khoảng 12h45 cùng ngày, trần hầm đường sắt Bãi Gió bất ngờ sạt hơn 100m3 đất, đá bịt kín cửa hầm.

Nhận được tin báo, hàng chục cán bộ, công nhân được huy động cùng nhiều máy móc đến hiện trường để đào bới đất đá, thông hầm.

Sự cố khiến tàu SE8, chở 300 khách, xuất phát từ ga Sài Gòn vào sáng nay phải dừng ở ga Giã, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa).

Còn tàu SE5, chở 350 khách, xuất phát từ Hà Nội phải dừng ở ga Tuy Hòa (Phú Yên).

Thời điểm trên, ông Hoàng Gia Khánh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), đang công tác cách đó vài trăm km nên đã di chuyển đến hiện trường để chỉ đạo khắc phục.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Khánh cho biết hầm Bãi Gió có từ thời Pháp, đến nay là một trong các tuyến hầm yếu đang phải tu sửa.

"Chiều dài đoạn sạt lở khoảng hơn 20m. Chúng tôi đang cố gắng hết sức để thông đường trong đêm nay", ông Khánh chia sẻ.

Sạt lở bịt kín hầm ở Đèo Cả, đường sắt Bắc - Nam bị chia cắt - 2

Hàng chục cán bộ, công nhân được huy động cùng nhiều máy móc đến hiện trường để đào bới đất đá, thông hầm (Ảnh: VNR).

Trong thời gian chờ thông đường, tàu Bắc - Nam lưu thông trên tuyến sẽ phải dừng tại nhà ga 2 đầu là ga Hảo Sơn (Phú Yên) và ga Đại Lãnh (Khánh Hòa). Việc tu sửa hầm Bãi Gió nằm trong dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc trên đoạn Vinh - Nha Trang do Ban quản lý dự án 85 (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư.

Liên danh Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô - Công ty cổ phần Tổng công ty Công trình đường sắt - Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 3 là nhà thầu thi công gói thầu trên.

Bé gái 12 tuổi nghi mất tích khi tắm tại khe nước chảy xiết******

Khoảng 14h45 ngày 6/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Quảng Trị) nhận tin báo về việc có người đuối nước tại địa phận thôn Tân Mỹ (xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị).

Bé gái 12 tuổi nghi mất tích khi tắm tại khe nước chảy xiết - 1

Lực lượng chức năng tìm kiếm tung tích bé gái mất tích nghi đuối nước (Ảnh: Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Quảng Trị).

Người mất tích nghi đuối nước là bé gái 12 tuổi, trú thôn Tân Mỹ, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị.

Trước đó, 13h30 cùng ngày, bé gái này đến một khe nước ở địa phương để tắm rồi mất tích. Đây là khu vực nước sâu, chảy xiết, chính quyền địa phương đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm.

Bé gái 12 tuổi nghi mất tích khi tắm tại khe nước chảy xiết - 2

Khu vực bé gái nghi đuối nước được chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo nguy hiểm (Ảnh: Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Quảng Trị).

Lực lượng cứu hộ đã dùng thuyền chuyên dụng, triển khai thợ lặn tìm kiếm tung tích bé gái. Đến 16h ngày 6/4, việc tìm kiếm vẫn chưa có kết quả.

Thủ tướng yêu cầu xem xét trách nhiệm chủ đầu tư Trường quốc tế Mỹ AISVN******

Công điện gửi Chủ tịch UBND TP.HCM và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nêu rõ, thời gian qua, báo chí phản ánh về một số bất cập trong hoạt động giáo dục của Trường tiểu học, THCS, THPT quốc tế Mỹ tại TP.HCM (gọi tắt là Trường phổ thông liên cấp quốc tế Mỹ - AISVN).

Thủ tướng yêu cầu xem xét trách nhiệm chủ đầu tư Trường quốc tế Mỹ AISVN- Ảnh 1.

Phụ huynh yêu cầu trường AISVN hoàn trả tiền

T.N

Để bảo đảm quyền lợi của học sinh, chấn chỉnh hoạt động đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục bảo đảm đúng quy định và tính nghiêm minh của pháp luật, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND TP.HCM có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp phù hợp, bảo đảm quyền lợi học tập cho học sinh.

Theo đó, không để việc học tập của học sinh bị gián đoạn; có giải pháp để ổn định tâm lý đối với học sinh và phụ huynh học sinh, cũng như việc bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn xã hội và ổn định tình hình.

Khẩn trương tiến hành rà soát, xem xét trách nhiệm chủ đầu tư của Trường phổ thông liên cấp quốc tế Mỹ và xử lý hoạt động giáo dục của nhà trường bảo đảm đúng quy định của pháp luật, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh.

Thủ tướng Chính phủ: không để học sinh Trường quốc tế Mỹ gián đoạn việc học

Đồng thời, thực hiện nghiêm việc rà soát, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các trường trên địa bàn đang giảng dạy chương trình tích hợp và các trường có yếu tố nước ngoài để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai phạm có thể xảy ra từ sớm, từ xa, nguy cơ khi mới manh nha.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT khẩn trương hoàn thiện các dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu có giải pháp tăng cường quản lý các loại hình trường có yếu tố nước ngoài đang thực hiện việc liên danh, liên kết và triển khai các chương trình tích hợp, chương trình quốc tế, chương trình liên kết với nước ngoài.

Cạnh đó, thực hiện rà soát, kiểm tra các trường có yếu tố nước ngoài trên toàn quốc đang giảng dạy chương trình tích hợp, chương trình quốc tế, chương trình liên kết với nước ngoài để kịp phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các vi phạm nếu có.

Trước đó, UBND TP.HCM đã có báo cáo gửi Bộ GD-ĐT cho biết, cơ quan chức năng đang thực hiện biện pháp cấm xuất cảnh đối với bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐQT của trường.

Nhiều cơ quan ở Vĩnh Phúc lúng túng xử lý trụ sở dôi dư sau sáp nhập******

Thông tin đó được nêu trong Chỉ thị số 04/2024 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vừa được ông Vũ Việt Văn , Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc ký ban hành.

Nhiều cơ quan ở Vĩnh Phúc lúng túng xử lý trụ sở dôi dư sau sáp nhập - 1

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Việt Văn (Ảnh: Trần Chiến).

Theo chỉ thị, cuối năm 2023 Vĩnh Phúc đã ban hành quyết định phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quản lý của tỉnh.

Trong đó, tỉnh giữ lại tiếp tục sử dụng đối với 1.395 cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; sắp xếp, xử lý đối với 69 cơ sở nhà đất dôi dư và sắp xếp, xử lý đối với 10 cơ sở nhà đất do Trung ương chuyển giao về tỉnh quản lý, xử lý.

Tuy nhiên, hiện vẫn có tình trạng các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi xử lý tài sản công là các trụ sở dôi dư sau sáp nhập, chuyển địa điểm mới. Điều này, theo lãnh đạo Vĩnh Phúc, dẫn đến tình trạng lãng phí, bỏ hoang nhiều cơ sở nhà, đất.

Phó Chủ tịch thường trực tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Việt Văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị chỉ đạo bộ phận chức năng rà soát lại việc quản lý, sử dụng tài sản công, không để tình trạng tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm đưa và sử dụng nhưng không theo dõi trên sổ kế toán, sử dụng sai mục đích, gây thất thoát, lãng phí.

"Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản và người đứng đầu cơ quan, địa phương chủ quản chịu trách nhiệm trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra sai phạm trong việc đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công", chỉ thị nêu rõ.

Đối với tài sản công được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, Vĩnh Phúc chỉ đạo thực hiện đầy đủ theo Nghị định số 151/2017 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan. Trong đó phải thực hiện nghiêm quy định về lựa chọn đối tác tham gia liên doanh, liên kết, quy định về tổ chức đấu giá khi cho thuê tài sản công, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

Nhiều cơ quan ở Vĩnh Phúc lúng túng xử lý trụ sở dôi dư sau sáp nhập - 2

Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Phúc (Ảnh: UBND tỉnh Vĩnh Phúc).

Lãnh đạo Vĩnh Phúc yêu cầu kiểm tra, rà soát ngay các cơ sở nhà, đất bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai mục đích hoặc thiếu hồ sơ pháp lý chứng minh nguồn gốc.

Các cơ sở nhà, đất thiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì nghiên cứu, rà soát nguồn gốc, hồ sơ pháp lý, "không chờ đến khi sắp xếp lại, xử lý xong mới cấp giấy chứng nhận".

Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ quan, địa phương rà soát, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý đối với các cơ sở nhà, đất thuộc đối tượng sắp xếp lại theo Nghị quyết số 595/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Việc đó phải đảm bảo đúng quy định, không để lãng phí, sai phạm, lấn chiếm, chuyển đổi, sử dụng sai mục đích hoặc để hoang hóa.

Lấy ý kiến nhân dân về phương án sáp nhập 28 xã, thị trấn

Như Dân tríthông tin, tỉnh Vĩnh Phúc đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về đề xuất sắp xếp, sáp nhập 28 xã trên địa bàn. Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến cử tri được đăng tải trên cổng thông tin điện tử UBND tỉnh, trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện, cấp xã và niêm yết tại trụ sở UBND xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc sắp xếp, sáp nhập…

Trong giai đoạn 2023-2025 không có huyện nào thuộc diện sáp nhập nhưng Vĩnh Phúc đề xuất sắp xếp 28 xã để thành lập 13 đơn vị hành chính cấp xã mới.

Nếu sắp xếp theo phương án này, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ còn 121 đơn vị hành chính cấp xã (88 xã, 15 phường và 18 thị trấn), giảm 15 đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.236km2 (niên giám thống kê năm 2021), hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện: 2 thành phố (Vĩnh Yên và Phúc Yên) và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên).

Khu vườn trên sân thượng quanh năm trĩu quả của ông bố trẻ******

Anh Toàn cho biết xây dựng khu vườn để có nơi cùng các con trồng cây, trải nghiệm làm nông thay vì để tụi nhỏ lướt mạng xã hội. Khu vườn của anh Toàn có diện tích khoảng 70 m2. Vào mùa đông anh Toàn trồng những cây như: cà chua, bầu, bí, xà lách… Còn mùa hè thì trồng dưa lưới, dưa lê, dưa tây…

Khu vườn của anh Toàn đặc biệt ở chỗ có mặt sàn được lát bằng kính cường lực thay vì bê tông như thông thường. Anh Toàn cho biết đây là loại kính rất dày, chi phí rẻ hơn so với sàn bê tông. Mái của sân thượng được anh Toàn lắp bằng nhựa trong suốt để lấy ánh nắng và tránh nước mưa xối trực tiếp làm hư cây. Xung quanh sân thượng cũng được anh Toàn bao lưới nhằm mục đích chống côn trùng phá hoại.

Khu vườn trên sân thượng của anh Toàn quanh năm cho rau, quả

Khu vườn trên sân thượng của anh Toàn quanh năm cho rau, quả

NVCC

Khu vườn được anh Toàn thực hiện từ năm 2021, ban đầu gặp khó khăn trong khâu xử lý chống thấm cho căn nhà. Anh Toàn kể dù có sự trợ giúp của bên đơn vị thi công nhưng những vật dụng như: chậu cây, đất… phải tự tay mang lên sân thượng. Anh Toàn mất khoảng 1 tháng mới có thể hoàn thành được khu vườn.

“Công việc của mình khá bận nên chỉ có thể chăm sóc khu vườn vào ban đêm. Khoảng 21 giờ mỗi ngày, khi các thành viên trong gia đình đã ngủ thì mình mới lên vườn kiểm tra cây, bắt sâu nếu có. Mình có trang bị thêm hệ thống tưới nước tự động nên cũng đỡ vất vả”, anh Toàn chia sẻ.

Dù công việc trong ngành y rất bận nhưng anh Toàn vẫn đam mê làm vườn

Dù công việc trong ngành y rất bận nhưng anh Toàn vẫn đam mê làm vườn

NVCC

Anh Toàn cho biết có những đêm mất ngủ thì anh lại lên sân thượng thụ phấn cho cây vào lúc 2 - 3 giờ sáng. Vì làm trong ngành y nên công việc của anh Toàn rất bận, lại phải phụ vợ chăm sóc 3 con nhỏ. Ấy vậy mà cứ có thời gian là ông bố trẻ lại lên sân thượng để chăm cây. Anh Toàn kể có hôm chỉ ngủ được 3 - 4 tiếng đồng hồ nhưng vẫn phải tranh thủ lên thăm vườn rồi mới yên tâm đi làm.

“Từng là một người không biết gì về nông nghiệp thì giờ đây mình có thể biết được tỷ lệ đất, chế độ tưới nước, trị bệnh cho từng loại cây một cách thuần thục. Chăm cây nhiều khiến tay chân đôi lúc khô, nứt nẻ nhưng sướng lắm, vì được làm việc mình đam mê. Rau củ của mình tự trồng thì rất an toàn, chỉ cần rửa sơ với nước cho bớt bụi rồi nhúng vào nồi lẩu là ăn luôn. Nhà mình luôn có rau, quả sạch để ăn quanh năm”, anh Toàn chia sẻ.

Khu vườn nhà anh Toàn đang trồng dưa leo

Khu vườn nhà anh Toàn đang trồng dưa leo

NVCC

Anh Toàn còn đặt một chiếc bàn dài ở giữa khu vườn, thỉnh thoảng lại rủ bạn bè đến tổ chức tiệc tùng. Ngoài ra, khi có nhiều rau quả gia đình sử dụng không hết, anh Toàn lại đăng lên mạng xã hội để bán. Số tiền thu được anh Toàn dùng để trao học bổng, đóng bàn ghế cho trẻ em nghèo.

Khi chia sẻ ý định làm vườn với bạn bè, ai cũng bảo anh rước khổ vào thân. Tuy nhiên, thứ khiến anh quyết tâm làm vườn trên sân thượng là đam mê và mong muốn tạo ra không gian xanh trong nhà.

Giàn cà chua trĩu quả trên sân thượng do anh Toàn tự tay chăm bón

Giàn cà chua trĩu quả trên sân thượng do anh Toàn tự tay chăm bón

NVCC

Hiện tại vườn trồng dưa leo. Theo anh Toàn, loại này chỉ cần trồng khoảng 35 ngày là cho trái. Trong quá trình trồng cây, anh Toàn sử dụng hoàn toàn bằng phân hữu cơ. Khi cây còn nhỏ, anh Toàn dùng phân được ủ từ đầu cá để bón vì chứa hàm lượng đạm cao. Giai đoạn cây cho trái thì tăng cường hàm lượng kali có trong phân dơi.

Vì không gian khu vườn đã được che chắn rất kỹ nên các loại côn trùng gần như là không thể xâm nhập để gây hại. Vì vậy, trong suốt quá trình trồng anh Toàn đều không cần phải dùng đến thuốc trừ sâu.

Bộ Tư pháp kiểm tra Quy chế tổ chức họp báo của Cần Thơ và Quảng Ngãi******

Sáng 14/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), cho biết cơ quan này sẽ tổ chức cuộc họp với đại diện UBND TP Cần Thơ, UBND tỉnh Quảng Ngãi, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) và một số đơn vị xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp, để thảo luận về Quy chế tổ chức họp báo do 2 địa phương này ban hành.

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã nhận được phản ánh của một số cơ quan báo chí về việc Cần Thơ, Quảng Ngãi ban hành văn bản quy định về họp báo "có một số vấn đề chưa phù hợp".

Bộ Tư pháp kiểm tra Quy chế tổ chức họp báo của Cần Thơ và Quảng Ngãi - 1

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Hồ Quang Huy (Ảnh: Lê Huy).

"Việc kiểm tra văn bản như thế này là hoạt động thường xuyên của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khi nhận được phản ánh. Khi có kết quả cuộc họp, chúng tôi sẽ thông tin tới báo chí", ông Huy nói và cho biết cuộc họp sẽ diễn ra vào ngày 17/4 tại trụ sở Bộ Tư pháp.

"Quy chế tổ chức họp báo của tỉnh Quảng Ngãi cũng có những vấn đề tương tự Cần Thơ nên chúng tôi tiến hành kiểm tra luôn", Cục trưởng Hồ Quang Huy thông tin.

Trước đó, UBND TP Cần Thơ ban hành Quy chế tổ chức họp báo (có hiệu lực từ tháng 4/2024) quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần hoặc họp đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng theo yêu cầu của Chủ tịch UBND TP.

Đáng chú ý, quy chế của Cần Thơ yêu cầu cơ quan, văn phòng đại diện báo chí, phóng viên thường trú khi tham dự họp báo phải đúng thành phần được mời; trang phục, tác phong lịch sự và gửi câu hỏi về Sở Thông tin và Truyền thông trước thời gian diễn ra họp báo ít nhất 3 ngày.

Bộ Tư pháp kiểm tra Quy chế tổ chức họp báo của Cần Thơ và Quảng Ngãi - 2

Một buổi họp báo ở Cần Thơ (Ảnh: CTV).

Phóng viên, nhà báo khi đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp báo phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đúng trọng tâm và phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác. Việc này đang gây xôn xao dư luận khi nhiều ý kiến cho rằng chưa phù hợp với Luật Báo chí.

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.

Cục cũng thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm và thẩm quyền kiểm tra của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; tổ chức thực hiện rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật theo quy định pháp luật.

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định pháp luật.

Nhiều năm qua, cơ quan này "nổi tiếng" với việc tuýt còi các văn bản, quy định, thông tư có nội dung trái luật của các bộ ngành, địa phương.

Người làm công ăn lương 'ngóng' giảm trừ gia cảnh******

Mức giảm trừ gia cảnh không đảm bảo đời sống người dân

Theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2024, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Trong đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) trong tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đời sống người dân.

Trước đó, tại Nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV vào tháng 7.2023, Quốc hội cũng yêu cầu nghiên cứu phương án điều chỉnh tăng mức GTGC đối với thuế TNCN.

Người làm công ăn lương 'ngóng' giảm trừ gia cảnh- Ảnh 1.

Đề xuất nâng mức GTGC trong tính thuế thu nhập cá nhân để hỗ trợ người dân, kích thích tiêu dùng trong nước

Đào Ngọc Thạch

Hiện tại, mức GTGC cho cá nhân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và giảm trừ mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Đây là mức GTGC đã được điều chỉnh và áp dụng từ tháng 7.2020. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng mức GTGC này đã lạc hậu so với thực tế khi giá hàng hóa các năm qua liên tục tăng trong khi thu nhập người dân lại giảm do kinh tế khó khăn. Đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, mức GTGC không đảm bảo được toàn bộ chi phí ăn uống, học hành, khám chữa bệnh...

Chuyên gia về thuế, luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, dẫn chứng kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2022 của Tổng cục Thống kê công bố với thu nhập bình quân đầu người ước đạt 4,6 triệu đồng/tháng, tăng 9,5% so với năm 2021. Con số này cao gấp nhiều lần thu nhập bình quân đầu người công bố năm 2006 chỉ ở mức 636.000 đồng (tăng 31,3% so với năm 2004 - thời điểm soạn thảo luật Thuế TNCN). Như vậy, thu nhập của người dân tăng hơn 7 lần trong vòng 16 năm. Trong khi đó, luật Thuế TNCN được áp dụng từ năm 2007, sau 2 lần điều chỉnh mức GTGC cho người nộp thuế (từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu đồng/tháng và 11 triệu đồng/tháng vào năm 2020) thì tăng chưa đến 3 lần.

Việc tính toán nếu nâng mức GTGC sẽ khiến số thu thuế TNCN giảm là lý thuyết nhưng thực tế các lần điều chỉnh trước đây thì số thu vẫn tăng. Đó là chưa kể việc giảm thuế sẽ có tác động tích cực lan tỏa đến việc kích thích gia tăng tiêu dùng trong nước, từ đó sẽ giúp gia tăng các khoản thu khác khi kinh tế phát triển như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và cả thuế TNCN.

Luật sư Trần Xoa

Ngoài ra, bình quân mỗi người dân chi tiêu năm 2008 khoảng 792.000 đồng/tháng thì tới năm 2020 lên hơn 2,8 triệu đồng/tháng, tương ứng tăng gần 3,6 lần. Như vậy, để đảm bảo duy trì đời sống hiện nay như trước đây, người dân phải chi tiêu nhiều hơn, đồng nghĩa mức GTGC ít nhất phải được nâng lên tương ứng.

Không cần chờ sửa luật

Tại nhiều kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng thừa nhận mức GTGC dùng để tính thuế TNCN đang thấp nhưng sẽ chờ sửa luật Thuế TNCN. Theo kế hoạch đã được công bố, phải đến cuối năm 2025, Chính phủ mới trình Quốc hội sửa đổi luật Thuế TNCN. Như vậy sớm nhất nếu được thông qua thì đến năm 2026 mức GTGC mới có thay đổi.

TS Huỳnh Thanh Điền, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, phân tích kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và tiếp theo đó là kinh tế khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp đã giảm bớt lao động cũng như cắt giảm thu nhập của nhân viên. Chính phủ đã có hàng loạt chính sách giảm, miễn thuế cho doanh nghiệp; giảm thuế cho nhiều hàng hóa…

Trong khi đó, vẫn chưa có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho những người làm công ăn lương là đối tượng chính đang đóng thuế TNCN. Hiện tại, Chính phủ vẫn đang áp dụng chính sách tài khóa mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đó là việc thúc đẩy đầu tư công và giảm thuế. Vì vậy, cần xem xét nâng mức GTGC cho người nộp thuế như một chính sách hỗ trợ và góp phần kích thích tiêu dùng trong nước. Thuế TNCN sẽ có tác động lan tỏa đến nhiều gia đình. Nếu người lao động được nâng mức GTGC, đồng nghĩa mức thuế phải đóng ít hơn thì sẽ có thêm tiền để chi tiêu hay thậm chí còn tích lũy cũng sẽ đưa ra đầu tư vào nền kinh tế.

TS Điền nhấn mạnh: Tiêu dùng gia tăng được xem là động lực chính để kích thích sản xuất tăng trưởng, doanh nghiệp phát triển thì các khoản thuế, phí khác sẽ được nộp nhiều hơn. Chính phủ nên nhìn tổng thể không phải một loại thuế TNCN mà nó sẽ tác động dây chuyền. Do đó cần đề xuất để Quốc hội sớm phê duyệt nâng mức GTGC ngay trong năm nay để hỗ trợ người dân và nền kinh tế mà không cần chờ đến khi sửa luật Thuế TNCN.

Đồng tình, luật sư Trần Xoa khẳng định: Việc sửa đổi cả luật Thuế TNCN là việc quan trọng vì bao gồm nhiều nội dung, trong đó có GTGC. Với bối cảnh kinh tế còn khó khăn, thu nhập của nhiều gia đình bị ảnh hưởng thì Chính phủ có thể trình ngay để Quốc hội xem xét trong kỳ họp sắp tới về việc nâng mức GTGC. Chẳng hạn có thể đề xuất nâng mức GTGC từ 11 triệu đồng/người/tháng hiện nay lên 14 - 15 triệu đồng/người/tháng và người phụ thuộc sẽ bằng 40% mức GTGC của người nộp thuế. Thời gian áp dụng mức GTGC là trong năm 2024 - 2025 hoặc đến khi luật Thuế TNCN sửa đổi có hiệu lực.

Thực tế đã chứng minh trong những lần nâng mức GTGC trước đây, số thuế TNCN đều cao hơn trước đó. Ví dụ, năm 2013 số thuế TNCN thu được là 46.548 tỉ đồng thì đến năm 2020 thu đạt 108.000 tỉ đồng, bất chấp năm 2020 mức GTGC được nâng từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng/người/tháng, tương ứng mức điều chỉnh gần 125%. Số thuế này cũng tiếp tục tăng trong các năm gần đây và theo dự toán thì tổng số thu thuế TNCN năm 2023 trên 154.000 tỉ đồng.

"Việc tính toán nếu nâng mức GTGC sẽ khiến số thu thuế TNCN giảm là lý thuyết nhưng thực tế các lần điều chỉnh trước đây thì số thu vẫn tăng. Đó là chưa kể việc giảm thuế sẽ có tác động tích cực lan tỏa đến việc kích thích gia tăng tiêu dùng trong nước, từ đó sẽ giúp gia tăng các khoản thu khác khi kinh tế phát triển như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và cả thuế TNCN. Việc Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến để điều chỉnh mức GTGC là có thể thực hiện được ngay trong năm nay trong khi chờ sửa luật để hoàn chỉnh, phù hợp hơn", luật sư Trần Xoa đề xuất.

Khi sửa luật Thuế TNCN, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu xem xét có thể không đưa ra quy định "cứng" về mức GTGC như hiện tại mà nên theo công thức theo mức lương cơ sở hay thu nhập của người dân. Thậm chí, chúng ta cần xem đây là một chính sách để điều hành nên có thể thay đổi hằng năm. Vì vậy mức GTGC nên để Quốc hội công bố hằng năm dựa theo tình hình kinh tế trong năm vừa qua bao gồm tăng trưởng GDP, thu nhập người dân, mức lạm phát… Nếu khi kinh tế tăng trưởng cao hay cần tăng thu ngân sách để cho các hoạt động phát triển thì tăng thuế (hay giảm GTGC); khi cần để hỗ trợ người dân, thúc đẩy kinh tế phát triển thì giảm thuế (hay tăng GTGC)…

TS Huỳnh Thanh Điền,Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Thủ tướng bổ nhiệm Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia******

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 268 điều động, bổ nhiệm ông Lê Kim Thành, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam, giữ chức Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 2/4. Thời gian bổ nhiệm ông Lê Kim Thành là 5 năm.

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và triển khai giải pháp liên ngành nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong phạm vi cả nước.

Thủ tướng bổ nhiệm Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia - 1

Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam Lê Kim Thành làm Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (Ảnh: VGP).

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng kế hoạch tổ chức thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia, giải pháp phối hợp liên ngành về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để phát huy tính hiệu quả, đồng bộ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. 

Bên cạnh đó, tổ chức này còn giúp Thủ tướng chỉ đạo, điều hành hoạt động phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương để giải quyết, khắc phục hậu quả những vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, các vấn đề đột xuất, phức tạp cần tập trung xử lý liên quan đến tình hình trật tự, an toàn giao thông trên phạm vi cả nước.

Ủy ban cũng giúp Thủ tướng kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, các chiến lược, đề án quốc gia và giải pháp liên ngành về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông...

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là đơn vị xây dựng các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình trật tự an toàn giao thông với Thủ tướng, hoặc các báo cáo về trật tự, an toàn giao thông của Chính phủ với Quốc hội; chỉ đạo công tác phân tích, đánh giá, xác định nguyên nhân tình hình tai nạn, ùn tắc giao thông trên toàn quốc và kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách, giải pháp về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông...

Về tổ chức, lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia gồm Chủ tịch Ủy ban, hiện là Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.

Ba Phó Chủ tịch gồm: Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng (Phó Chủ tịch Thường trực); Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam Lê Kim Thành (Phó Chủ tịch chuyên trách) và Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an.

biên tập:Cao Bùi

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn