dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
banca link đăng ký_tỉ số phạt góc trực tuyến

2024-05-20 13:01:30

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Kiệt Nguyễn



Lưới sứa2024-05-20 13:01:30Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Hồng Phạm)Di chuyển thế nào nếu đường đi Điện Biên ùn tắc dịp kỷ niệm 7/5?******

Ngày 23/4, Cục CSGT đưa ra khuyến cáo tình hình giao thông phục vụ lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Theo đó, lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ được diễn ra trong 2 ngày 6/5 và 7/5 tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Trọng tâm là lễ viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang A1; thăm các di tích lịch sử; lễ dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ hy sinh tại chiến trường Điện Biên phủ; chương trình nghệ thuật đặc biệt trực tiếp toàn quốc và lễ diễu binh, diễu hành quy mô cấp quốc gia…

Di chuyển thế nào nếu đường đi Điện Biên ùn tắc dịp kỷ niệm 7/5? - 1

Trường hợp quốc lộ 6, quốc lộ 279 từ Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La đi Điện Biên (và ngược lại) xảy ra ùn tắc nghiêm trọng, kéo dài, người dân có thể di chuyển như sau: Hà Nội -> cao tốc Nội Bài - Lào Cai -> Lào Cai -> quốc lộ 4D -> thành phố Lai Châu -> quốc lộ 12 -> thành phố Điện Biên Phủ (Ảnh: Cục CSGT).

Trước tình hình trên, Cục CSGT nhận định nhu cầu đi lại, vận tải hàng hóa trong thời gian này sẽ tăng cao trên quốc lộ 6, quốc lộ 279, lộ trình Hà Nội - Điện Biên và ngược lại.

Trong thời điểm diễn ra hoạt động sơ duyệt, tổng duyệt và chương trình chính thức (bao gồm các ngày 3, 5, 6 và 7/5), lực lượng chức năng sẽ hạn chế phương tiện có trọng tải lớn, xe vận tải hành khách đường dài di chuyển trên quốc lộ 6, quốc lộ 279 và quốc lộ 12 từ Sơn La, Lai Châu đi Điện Biên và ngược lại.

Trường hợp quốc lộ 6, quốc lộ 279 từ Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La đi Điện Biên (và ngược lại) xảy ra ùn tắc nghiêm trọng, kéo dài, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng, CSGT sẽ phân luồng theo hướng sau:

Từ Hà Nội:Hà Nội -> cao tốc Nội Bài - Lào Cai -> Lào Cai -> quốc lộ 4D -> thành phố Lai Châu -> quốc lộ 12 -> thành phố Điện Biên Phủ.

Từ Sơn La:Sơn La -> tỉnh lộ 106 -> xã Mường Kim (Than Uyên, Lai Châu) -> tỉnh lộ 106 -> quốc lộ 32 -> quốc lộ 4D -> thành phố Lai Châu -> quốc lộ 12 -> thành phố Điện Biên Phủ.

Di chuyển thế nào nếu đường đi Điện Biên ùn tắc dịp kỷ niệm 7/5? - 2

Người dân cũng có thể di chuyển từ Sơn La -> tỉnh lộ 106 -> xã Mường Kim (Than Uyên, Lai Châu) -> tỉnh lộ 106 -> quốc lộ 32 -> quốc lộ 4D -> thành phố Lai Châu -> quốc lộ 12 -> thành phố Điện Biên Phủ, để tránh ùn tắc (Ảnh: Cục CSGT).

Trong thời gian diễn ra lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Cục CSGT khuyến cáo người tham gia giao thông cần chấp hành nghiêm quy định về giao thông đường bộ, sự điều tiết của lực lượng chức năng, chủ động lựa chọn lịch trình và khung giờ thích hợp, chủ động nhường đường cho xe được quyền ưu tiên.

Ngoài ra, các tài xế cần kiểm tra yếu tố an toàn của phương tiện trước khi xuất phát, hạn chế xảy ra sự cố gây ách tắc giao thông. Công an địa phương cũng được yêu cầu huy động lực lượng ứng trực, làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, sẵn sàng giải quyết sự cố, tai nạn phát sinh…

Với Công an tỉnh Điện Biên, lực lượng CSGT sẽ thường xuyên túc trực, cảnh báo các tài xế giữ khoảng cách an toàn, đi tốc độ chậm ở những đoạn đường đèo dốc, sương mù và các lối ra, vào thành phố.

Ngày 23/4, Cục CSGT cho biết sẽ triển khai tổng đài tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc.

Theo đó, với mục tiêu kéo giảm tai nạn, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, từ ngày 26/4, Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt - Cục CSGT sẽ triển khai tổng đài tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về tình hình trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông hoặc cần hỗ trợ để xử lý các sự cố phát sinh khi lưu thông trên các tuyến cao tốc qua số điện thoại 19008099.

Tổng đài sẽ giúp nhân dân kết nối trực tiếp với CSGT, kịp thời phản ánh những bất cập, vi phạm mà họ phát hiện, chứng kiến, ghi nhận.

Ngoài ra, cảnh sát sẽ tiếp nhận thông tin qua các đầu mối khác như các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử của Bộ Công an, Trang thông tin điện tử Cục CSGT (csgt.vn), hệ thống thu phí...

Bất động sản nhiều tín hiệu phục hồi******

Bất động sản nhiều tín hiệu phục hồi - Ảnh 1.

Đến nay các doanh nghiệp bất động sản vẫn vô cùng khó khăn

ĐÌNH SƠN

Trên đà hồi phục

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam dự báo, thị trường trong thời gian tới quá trình phục hồi của thị trường bất động sản sẽ tiếp tục diễn tiến theo chiều hướng tích cực. Mọi sự chuyển biến sẽ diễn ra từ từ, ổn định dựa trên đà phục hồi và tích lũy trước đó, cùng với sự hậu thuẫn từ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa. Trong đó, căn hộ sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường. Tiếp đến là loại hình nhà, đất thổ cư khi các nhà đầu tư ngày càng chắc chắn hơn về triển vọng phục hồi của thị trường địa ốc sau khi trải qua quá trình "thăm dò".

Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Võ Tân Thành, đồng quan điểm khi phân tích, thị trường bất động sản với các động lực thúc đẩy từ chính sách và tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ được kỳ vọng sẽ chuyển động tích cực. Cụ thể, Chính phủ đã liên tiếp tổ chức hàng loạt hội nghị gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn. Gần nhất là hội nghị về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội vào tháng 3.2024 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì.

Nhờ đó, thị trường bất động sản Việt Nam đang cho thấy những tín hiệu lạc quan, chủ yếu do một số yếu tố tích cực từ cả nền kinh tế đến các chính sách và xu hướng người tiêu dùng.

Thứ nhất là sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam là yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản năm 2024. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về nhà ở và các dự án đầu tư bất động sản thường gia tăng.

Thứ hai là Chính phủ đang tập trung mạnh mẽ vào việc đầu tư hạ tầng, tạo ra các khu vực mới phát triển. Điều này sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và người mua nhà, đồng thời tạo ra cơ hội lớn cho thị trường bất động sản.

Thứ ba là Việt Nam có dân số trẻ ngày càng gia tăng, cùng với sự tăng trưởng thu nhập, tạo ra một nhu cầu ngày càng cao về nhà ở. Điều này thúc đẩy sự phát triển của thị trường nhà ở thương mại, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ.

Thứ tư là môi trường đầu tư thuận lợi và chính sách mở cửa, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.

"Trong bối cảnh hiện nay, khi mà thế giới và khu vực đang trải qua những biến động mạnh mẽ, việc khơi thông nguồn cung, cập nhật xu hướng và định hình chiến lược kinh doanh cho năm 2024 trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta đang đứng trước cơ hội lớn để không chỉ phục hồi, mà còn để định hình lại thị trường, tạo dựng nền tảng vững chắc cho tương lai"- ông Thành nhận định.

Kỳ vọng vào các quy định mới

Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Nhà ở và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) thông tin: Trong quý 1 cả nước có 10 dự án hoàn thành với quy mô khoảng 4.706 căn, số lượng dự án bằng 34,48 % so với quý 4/2023 và bằng 71,43% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó quý 1/2024 có khoảng 23.029 căn (bao gồm chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền). Trong đó chung cư 3.706 căn, nhà ở riêng lẻ 8.468 căn, đất nền 10.855 nền. Có thể thấy tỷ trọng tồn kho chủ yếu ở phân khúc bất động sản nhà ở riêng lẻ và đất nền của các dự án.

"Năm 2024 được nhận định vẫn khó khăn đối với ngành bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên việc các bộ luật sớm có hiệu lực cơ bản sẽ giải quyết, tháo gỡ được những vướng mắc về pháp lý của các dự án. Đồng thời, có nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi, cùng với đó là các quy định rõ ràng, minh bạch hơn về quy định pháp lý so với trước đây", ông Hoàng Hải đánh giá.

Bất động sản nhiều tín hiệu phục hồi - Ảnh 2.

Các chuyên gia, doanh nghiệp kỳ vọng thị trường sẽ sớm hồi phục

ĐÌNH SƠN

Ngoài ra, ông Hải cũng cho rằng, sự hồi phục của thị trường sẽ sớm ổn định và tạo ra môi trường thuận lợi mới cho nhà đầu tư. Những hạn chế, vướng mắc về mặt thể chế sẽ được tháo gỡ thông qua việc ban hành mới cũng như sửa đổi, bổ sung ban hành mới nhiều luật, nghị định, thông tư trong nhiều lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực bất động sản.

Cùng với việc hoàn thiện thể chế, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã gấp rút rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp. Tổ công tác đã nhận được 138 văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến 191 dự án bất động sản. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Tổ công tác, Bộ Xây dựng đã xem xét, phân loại và chuyển cơ quan và thẩm quyền xử lý. Tổ Công tác thể hiện quyết tâm của Quốc hội, Chính phủ, các địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thông qua hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả thực thi, góp phần giúp thị trường bất động sản vượt qua thách thức, có sự chuyển động tích cực, bước đầu lấy lại niềm tin cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Đề xuất dựng sân golf tạm tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm******

Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Thủ Thiêm (Ban quản lý) vừa có tờ trình gửi UBND thành phố về việc xin chủ trương khai thác tạm khu đất quy hoạch xây dựng công viên cây xanh nhưng chưa có kế hoạch đầu tư để liên kết hợp tác làm sân tập golf.

Việc khai thác nhằm tạo nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo một phần kinh phí hoạt động cho ban quản lý trong vòng 3 năm. Cơ quan này cho biết, nhiều nhà đầu tư đã đề xuất về việc liên kết hợp tác khai thác một phần lô đất ký hiệu DL-6, thuộc một phần thửa số 1, tờ bản đồ số 37, phường Bình Khánh, quận 2 (nay là phường An Khánh, TP Thủ Đức).

Khu đất trên tiếp giáp đường Mai Chí Thọ, sông Sài Gòn, rạch Cá Trê Lớn. Theo quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000, nơi đây sẽ là công viên cây xanh với diện tích gần 51.000m2.

Đề xuất dựng sân golf tạm tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm - 1

Khu đô thị mới Thủ Thiêm sau 30 năm quy hoạch (Ảnh: Hải Long).

Hiện tại, khu đất đã được giải phóng mặt bằng và để trống, chưa có kế hoạch đầu tư theo quy hoạch được duyệt.

Về phương án khai thác tạm, các đối tác đề xuất hình thành sân tập golf cơ bản, nhà tập golf, khu dịch vụ ăn uống, nhà bảo vệ, đường giao thông, bãi đậu xe và cảnh quan cây xanh. Trong đó, nhà tập golf và các công trình phụ trợ được xây dựng tạm với khoảng 2.500m2; khu vực trồng cỏ có rào lưới xung quanh phục vụ tập golf có diện tích khoảng 30.000m2; khoảng 18.400m2 sẽ được đầu tư xây công viên công cộng cho người dân thể dục, tham quan, ngắm cảnh.

Theo đề xuất, việc liên kết hợp tác kinh doanh được thực hiện trong 5 năm (đến hết năm 2029). Trong trường hợp UBND TPHCM có chủ trương đầu tư, xây dựng công viên cây xanh, Ban quản lý sẽ có thông báo chấm dứt liên kết kinh doanh, thu hồi diện tích dùng tạm để bàn giao cho cơ quan chức năng.

Theo phía Ban quản lý, nếu được UBND TPHCM chấp thuận chủ trương, việc liên kết kinh doanh dự kiến thu được khoảng 2,5 tỷ đồng mỗi năm. Khi đó, Ban quản lý sẽ đóng góp cho ngân sách hàng năm khoảng 240 triệu đồng, chi thường xuyên hơn 452 triệu đồng, đảm bảo một phần nguồn cải cách tiền lương chi thu nhập tăng thêm cho viên chức, nhân viên phân, tích lũy cho phát triển hoạt động sự nghiệp đơn vị.

Hành trình đặc biệt của tuổi trẻ: Nhiều hoạt động ý nghĩa hỗ trợ người dân******

Căn nhà hạnh phúc, an hưởng tuổi già

Trong buổi sáng, đoàn đại biểu tham gia hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" - tuyến số 2, do anh Ngô Văn Cương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đoàn, làm trưởng đoàn đã tới thăm các địa danh lịch sử và triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa tại tỉnh Lào Cai.

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương trao tặng 200 cờ Tổ quốc; tặng 20 bản đồ khung, 500 bản đồ giấy cho Tỉnh đoàn Lào Cai

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương trao tặng 200 cờ Tổ quốc; tặng 20 bản đồ khung, 500 bản đồ giấy cho Tỉnh đoàn Lào Cai

Ảnh: ĐÌNH HUY

Tại Khu di tích cách mạng Soi Lần (xã Cam Đường, TP.Lào Cai), nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương ở nông thôn đầu tiên tại Lào Cai, đoàn đại biểu đã thực hiện nghi lễ chào cờ.

Sau đó, đoàn đã trao tặng 200 cờ Tổ quốc cho địa phương; tặng 20 suất quà cho cựu chiến binh, gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình chính sách; tặng 20 bản đồ khung, 500 bản đồ giấy cho Tỉnh đoàn Lào Cai; tặng 1 nhà hạnh phúc cho học sinh dân tộc thiểu số mồ côi có hoàn cảnh khó khăn tại TP.Lào Cai.

Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Tường Lâm tham dự lễ khởi công “Ngôi nhà hạnh phúc” cho cựu thanh niên xung phong ở tỉnh Sơn La

Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Tường Lâm tham dự lễ khởi công “Ngôi nhà hạnh phúc” cho cựu thanh niên xung phong ở tỉnh Sơn La

Ảnh: KHẮC HIẾU

Chi bộ nông thôn đầu tiên tỉnh Lào Cai được thành lập ngày 10.10.1948 trong thời kỳ hết sức khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1948 - 1950. Tỉnh ủy Lào Cai quyết định lấy địa điểm này là trung tâm căn cứ cách mạng vì nơi đây nằm giữa vùng địch hậu, có vị trí chiến lược quan trọng để làm bàn đạp mở rộng xây dựng các khu du kích khác.

Dịp này, đoàn hành trình cũng thực hiện khởi công "Nhà hạnh phúc" tại hộ gia đình ông Đỗ Quốc Tể, thôn Suối Ngàn, xã Cam Đường. Tại buổi lễ khởi công, ông Tể bày tỏ sự xúc động và gửi lời cảm ơn đến đoàn đại biểu "Tôi yêu Tổ quốc tôi" khi đã hỗ trợ gia đình ông về vật chất và tinh thần, giúp ông có căn nhà đẹp để yên tâm, an hưởng tuổi già...

Trưa cùng ngày, đoàn đại biểu "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đã rời TP.Lào Cai, tới dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu (TP.Lai Châu), bắt đầu cho chuỗi hoạt động ý nghĩa tại tỉnh này.

Khám bệnh cho gần 1.000 học sinh

Tại TP.Sơn La (tỉnh Sơn La), đoàn hành trình tuyến số 1: Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên, do anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Quốc gia về thanh niên VN, dẫn đầu cùng 70 đại biểu là cán bộ Đoàn, Hội, thanh niên, đã tổ chức dâng hương tại đền thờ Bác Hồ ở Quảng trường Tây Bắc (TP.Sơn La); tổ chức lễ dâng hương tại Nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Nhà tù Sơn La và tham quan Khu di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La.

Hành trình đặc biệt của tuổi trẻ: Nhiều hoạt động ý nghĩa hỗ trợ người dân- Ảnh 3.

Các học sinh tại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Vì

Ảnh: BẢO ANH

Tiếp đó, đoàn đại biểu đã tham gia nhiều hoạt động an sinh ý nghĩa. Cụ thể, tổ chức chương trình khám bệnh "Vì một VN khỏe mạnh hơn" cho gần 1.000 học sinh Trường tiểu học Tô Hiệu.

Sáng cùng ngày, anh Nguyễn Tường Lâm cùng nhiều đại biểu đã tổ chức lễ khởi công "Ngôi nhà hạnh phúc" cho gia đình ông Lèo Văn Luấn (68 tuổi; cựu thanh niên xung phong) có hoàn cảnh khó khăn tại tổ 3, P.Chiềng An (TP.Sơn La). Ngôi nhà được xây dựng trị giá 100 triệu đồng.

Chia sẻ tại lễ khởi công, người cựu thanh niên xung phong Lèo Văn Luấn không khỏi xúc động, gửi lời cảm ơn tới đoàn đại biểu vì đã giúp gia đình có ngôi nhà mới khang trang hơn.

Sau lễ khởi công, đoàn đã tổ chức lễ dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ khu di tích lịch sử - văn hóa Đèo Pha Đin (H.Thuận Châu, Sơn La).

Kết thúc chuỗi các hoạt động hội quân tại tỉnh Sơn La, chiều 25.4, tuyến số 1 đã tiếp tục hành trình di chuyển, hội quân cùng tuyến số 2 tại tỉnh Điện Biên. Các hoạt động hội quân tại tỉnh Sơn La đã thành công tốt đẹp, thể hiện ý chí, trách nhiệm của tuổi trẻ cả nước nói chung, tuổi trẻ tỉnh Sơn La nói riêng trong hành trình tiếp bước cha anh, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bữa tiệc trò chơi, cùng nấu ăn cùng chia sẻ

Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết và các đại biểu tham gia trò chơi cùng học sinh

Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết và các đại biểu tham gia trò chơi cùng học sinh

Ảnh: BẢO ANH

Cũng trong ngày 25.4, đoàn đại biểu tham gia Hành trình "Sinh viên với khát vọng non sông" đã đến H.Mường Nhé (Điện Biên) thực hiện chuỗi các hoạt động ý nghĩa. Dẫn đầu đoàn công tác có anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên VN. Đoàn đại biểu đã đến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Vì (xã Nậm Vì) tổ chức các hoạt động vui chơi và nấu ăn cho học sinh. Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết rất vui mừng và xúc động khi tham dự Ngày hội thiếu nhi tại trường trong khuôn khổ hành trình "Sinh viên với khát vọng non sông" năm 2024.

Theo anh Nguyễn Minh Triết, các hoạt động "Vì đàn em thân yêu" luôn được các cấp bộ Hội, hội viên, sinh viên quan tâm thực hiện. Ngày hội thiếu nhi tại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Vì hôm nay là một trong những hoạt động cụ thể đó, với mong muốn đem đến cho các em thiếu nhi không gian vui chơi sôi động, rèn luyện cả tư duy sáng tạo lẫn thể chất. "Ngày hội thiếu nhi tại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Vì hôm nay là "bữa tiệc trò chơi" mà các bạn đại biểu là sinh viên tham gia hành trình mang đến cho các em. Bên cạnh đó, tình cảm của các bạn sinh viên miền xuôi cũng được thể hiện qua hoạt động "Nấu ăn cho em" với các suất cơm sẽ được thực hiện theo phương châm "cùng nấu, cùng ăn, cùng sẻ chia" với các em trong sáng hôm nay", anh Nguyễn Minh Triết chia sẻ.

Tại chương trình, ban tổ chức đã trao quà cho nhà trường là sữa và dụng cụ học tập cho học sinh với tổng trị giá 300 triệu đồng. Xúc động đón nhận chương trình, ông Nguyễn Văn Úy, Phó chủ tịch UBND H.Mường Nhé, cho biết những món quà của đoàn hành trình là sự quan tâm hỗ trợ về mặt vật chất, tài chính và tinh thần; là nguồn động viên, cổ vũ to lớn đối với thầy và trò nhà trường, góp phần thu hút các em học sinh, tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường của toàn xã Nậm Vì, nâng cao sự hiếu học, chất lượng dạy và học trên địa bàn.

Cùng ngày, đoàn đại biểu đã đến dâng hương tại khu tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Thọ; chào cờ tại Cột mốc giao điểm đường biên giới 3 nước VN - Lào - Trung Quốc; thăm, tặng quà Đồn biên phòng A Pa Chải, ăn tối và giao lưu văn nghệ, lửa trại tại đây.

Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Phạm Duy Trang cùng các Chiến sĩ nhỏ Điện Biên

Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Phạm Duy Trang cùng các Chiến sĩ nhỏ Điện Biên

CTV

Tối cùng ngày, tại Quảng trường TP.Điện Biên Phủ, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức chương trình tuyên dương "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" toàn quốc lần thứ 5 - năm 2024.

Chương trình được tổ chức ngoài việc tăng cường giáo dục cho thiếu nhi những giá trị truyền thống, lịch sử, ý nghĩa quan trọng của chiến thắng Điện Biên Phủ, còn là sự kiện để gìn giữ và truyền lại cho các em những giá trị vô cùng to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ. Để ghi nhận những thành tích xuất sắc của các em, Ban Bí thư T.Ư Đoàn đã trao tặng bằng khen của Ban Chấp hành T.Ư Đoàn cho 70 "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" tiêu biểu toàn quốc; Hội đồng Đội T.Ư trao tặng bằng khen cho 130 "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" xuất sắc.

Thủ tướng thúc chuyển đổi số trong thu, chi dịch vụ kinh doanh ăn uống******

Yêu cầu này được Thủ tướng Phạm Minh Chính (Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số) đặt ra khi chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban. Phiên họp nhằm đánh giá tình hình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số từ đầu năm tới nay và thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.

Nhắc lại việc chúng ta đã đi qua 1/3 chặng đường của năm 2024 - năm bứt phá trong thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Thủ tướng lưu ý nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Thủ tướng thúc chuyển đổi số trong thu, chi dịch vụ kinh doanh ăn uống - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp (Ảnh: Đoàn Bắc).

Theo người đứng đầu Chính phủ, cần khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy động lực tăng trưởng mới, trong đó có phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số.

Cùng với mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, Thủ tướng nhấn mạnh 3 đột phá chiến lược gồm: Thể chế, trong đó có thể chế liên quan đến chuyển đổi số; nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, trong đó trọng tâm là nhân lực phục vụ chuyển đổi số; và kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng số.

Đi kèm với nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính thúc đẩy chuyển đổi số trong thu, chi dịch vụ kinh doanh ăn uống, nhà hàng, thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng xuyên biên giới và thanh toán không dùng tiền mặt.

Nhằm nâng cao hiệu quả các chính sách người có công, bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng lưu ý việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách không dùng tiền mặt.

Theo người đứng đầu Chính phủ, chuyển đổi số là khâu đột phá, một nhiệm vụ trọng tâm, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Việc này, theo ông, nhằm giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Càng số hóa mạnh mẽ, như đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, càng tăng cường công khai, minh bạch, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, theo lời người đứng đầu Chính phủ.

Thủ tướng thúc chuyển đổi số trong thu, chi dịch vụ kinh doanh ăn uống - 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ảnh: Đoàn Bắc).

Thủ tướng cho biết trong Kế hoạch hoạt động năm 2024, Ủy ban đã xác định trọng tâm của chuyển đổi số quốc gia với chủ đề "Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững".

Tại phiên họp, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung báo cáo, thảo luận về những nội dung chính.

Thứ nhất, đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia từ sau phiên họp thứ 7 với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có minh chứng bằng số liệu cụ thể (kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, rào cản, điểm nghẽn và nguyên nhân).

Thứ hai, chia sẻ những cách làm hay mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn; phân tích các bài học kinh nghiệm.

Thứ ba, các giải pháp trọng tâm để thực hiện cao nhất nhiệm vụ đã được đề ra tại Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban, nhất là các giải pháp mang tính đột phá.

Chạy xe máy đeo tai nghe bị CSGT phạt, lái ô tô thì không: Vì sao?******

Sau khi Thanh Niênđăng tải bài viết Xe ôm công nghệ, shipper bị CSGT phạt vì dùng điện thoại khi lái xe, trong đó có việc đeo tai nghe, dùng tay bấm điện thoại... nhiều bạn đọc đã nêu thắc mắc xung quanh vấn đề này.

Hơn một nửa ý kiến bình luận cho rằng việc đeo tai nghe khi lái xe sẽ không nghe thấy âm thanh xung quanh, rất nguy hiểm. Ở chiều ngược lại, có người than thở rằng: "Xe ôm công nghệ, tài xế công nghệ... mà không dùng công nghệ thì sao làm việc được?". Người khác lại thắc mắc: "Tại sao người lái ô tô có thể đeo tai nghe, xem màn hình khi lái xe, còn người đi xe máy thì bị CSGT phạt?".

Chạy xe máy đeo tai nghe bị CSGT phạt, lái ô tô thì không: Vì sao?- Ảnh 1.

Đeo tai nghe khi lái xe máy là hành vi bị CSGT xử phạt

Nhật Thinh

Cần có quy định rõ ràng

Từ Bình Định vào TP.HCM lập nghiệp, anh Ngọc Thành (xe ôm công nghệ) hoàn toàn không biết đường sá TP.HCM. Dù vậy, từ ngày đăng ký chạy xe ôm công nghệ cho một hãng nổi tiếng, anh khá tự tin vì trên ứng dụng có chỉ đường chi tiết.

"Khi tôi bấm nhận cuốc xong, ứng dụng sẽ hiển thị đi đường nào, tới đâu thì rẽ phải, rẽ trái... Điện thoại thời gian đầu tôi để ở túi quần, đi tới đâu mở ra xem đường tới đó nhưng thấy bất tiện nên sau tôi đeo tai nghe để nghe ứng dụng chỉ đường đi", anh Thành chia sẻ.

Tài xế công nghệ Minh Thiện thì gắn cố định điện thoại di động ở đầu xe máy và đeo tai nghe vì không muốn cầm trực tiếp điện thoại trên tay. Anh giải thích: "Điện thoại cầm trên tay khi bấm hay nghe gọi không đề phòng rất dễ bị giật mất. Tôi đeo tai nghe để gọi khách và nghe bản đồ chỉ đường cho tiện".

Chạy xe máy đeo tai nghe bị CSGT phạt, lái ô tô thì không: Vì sao?- Ảnh 2.

Nhiều người đeo tai nghe để nghe ứng dụng bản đồ đọc chỉ đường khi lái xe

Nhật Thịnh

Lãnh đạo một đội CSGT cho hay, CSGT đã xử phạt nhiều người vừa chạy xe máy vừa đeo tai nghe, trong đó có nhiều người làm xe ôm công nghệ, shipper. Nhiều người khi bị báo lỗi, không biết rằng đây là hành vi vi phạm.

Theo lãnh đạo đội CSGT này: "Luật hiện chỉ quy định xử phạt người điều khiển xe máy có hành vi sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính mà không có quy định với trường hợp của người lái ô tô. Do vậy, CSGT chỉ phạt khi trực tiếp phát hiện tài xế ô tô dùng tay sử dụng điện thoại, còn khi tài xế ô tô đeo tai nghe hay mở màn hình trong xe ô tô xem phim thì khó xử lý, dễ tranh cãi".

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, có nên quy định cụ thể cấm hành vi vừa lái xe vừa nhìn ứng dụng bản đồ?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Bình chọnXem kết quả

Trao đổi với PV, một cán bộ nghiên cứu luật Giao thông đường bộ cho rằng cùng hành vi đeo tai nghe khi lái xe nhưng người chạy xe máy bị CSGT phạt, còn lái ô tô không bị phạt là bất hợp lý. "Dù đi ô tô hay xe máy, nếu đeo tai nghe thì mức độ mất tập trung là như nhau. Vì vậy, nếu cấm thì nên cấm cả người đi ô tô cũng như xe máy và quy định rõ ràng để tránh cãi nhau", vị này nêu ý kiến.

Luật sư nói gì?

Luật sư (LS) Đỗ Ngọc Thanh, Đoàn LS TP.HCM cho hay, đeo tai nghe trong khi lái xe máy hiện được xem là vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, hành vi này có thể dẫn đến việc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, Nghị định 100/2019 sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021 quy định phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng và tước bằng lái từ 1 - 3 tháng với hành vi người đi xe máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Chạy xe máy đeo tai nghe bị CSGT phạt, lái ô tô thì không: Vì sao?- Ảnh 3.

Nhiều người có thói quen đeo tai nghe khi lái xe để nghe nhạc hay nói chuyện điện thoại

Vũ Phượng

Theo LS Đỗ Ngọc Thanh, đối với người đi ô tô, Nghị định chỉ nhắc đến hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng và tước bằng lái 1 - 3 tháng.

"Đối với việc người lái ô tô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh thì không có quy định cụ thể trong Nghị định 100/2019 về xử phạt hành chính. Cho nên người lái ô tô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh khiến cho việc này không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Tuy nhiên, từ góc độ an toàn giao thông, việc sử dụng tai nghe khi lái ô tô cần được xem xét cấm sử dụng. Việc sử dụng tai nghe có thể cản trở khả năng của tài xế trong việc nhận biết các tín hiệu âm thanh từ môi trường xung quanh, như tiếng còi xe, tiếng động cơ của các phương tiện khác, hoặc các tín hiệu cảnh báo khẩn cấp, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn", LS Đỗ Ngọc Thanh nêu quan điểm.

Khói lửa ngùn ngụt tại nhà tạm chứa vải phế liệu ở TPHCM******

Ngày 9/4, Công an quận Bình Tân đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại căn nhà xây tạm của một công ty ở phường Bình Hưng Hòa.

Khoảng 13h cùng ngày, người dân trên đường số 9, khu phố 12, phường Bình Hưng Hòa thấy cột khói bốc lên cao từ căn nhà trên đường này. 

Đến kiểm tra, họ phát hiện ngọn lửa bùng lên từ bên trong kèm khói đen bốc lên dữ dội. Một số người dân tìm cách dập lửa nhưng bất thành. 

Khói lửa ngùn ngụt tại nhà tạm chứa vải phế liệu ở TPHCM - 1

Lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường triển khai dập lửa (Ảnh: Cắt từ clip).

Nhận tin báo, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an quận Bình Tân đã điều động nhiều cán bộ, chiến sĩ cùng phương tiện chuyên dụng nhanh chóng có mặt tại hiện trường dập lửa.

Tại hiện trường, lực lượng chức năng tiếp cận đám cháy, phun nước vào bên trong. Ngọn lửa được dập tắt ngay sau đó.

Vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người tuy nhiên khiến 80/300m2 nhà xây tạm cùng nhiều vải phế liệu, thức ăn chăn nuôi... bị thiêu rụi.

Bộ Tài chính làm rõ loạt vấn đề về mã số thuế cá nhân******

Ngành thuế đang rà soát, làm sạch dữ liệu mã số thuế (MST) cá nhân. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, việc chuyển đổi mã số thuế phụ thuộc, đóng mã số thuế gây phát sinh thủ tục hành chính khiến người dân vất vả thực hiện.

Liên quan tới nội dung này, ngày 6.12, Bộ Tài chính chính thức có thông tin phản hồi. Cụ thể, theo Bộ Tài chính, triển khai rà soát, chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân là nhiệm vụ chính trị quan trọng được Chính phủ, Bộ Tài chính chỉ đạo để hoàn thiện việc đồng bộ dữ liệu thuế với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và làm sạch, thống nhất sử dụng mã định danh công dân thay cho mã số thuế như luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 đã quy định.

Bộ Tài chính thông tin loạt vấn đề về mã số thuế cá nhân - Ảnh 1.

Tổng cục Thuế đang phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Công an chuyển đổi sang sử dụng mã số định danh cá nhân làm mã số thuế (ảnh minh họa)

TUYẾN PHAN

Về chuyển đổi mã số thuế người phụ thuộc thành mã số thuế người nộp thuế, theo Tổng cục Thuế: tại điều 30 luật Quản lý thuế quy định, cá nhân được cấp 1 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Theo quy định nêu trên, khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ thuế thì mã số thuế người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân dùng để kê khai, nộp thuế theo quy định; khi người phụ thuộc phát sinh tờ khai thuế thì mã số thuế của người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế chuyển thành mã số thuế cá nhân mà không yêu cầu người nộp thuế phải làm thủ tục chuyển đổi với cơ quan thuế.

Về rà soát, chuẩn hóa người nộp thuế có nhiều mã số thuế, theo Tổng cục Thuế, triển khai rà soát, chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân, cơ quan thuế phát hiện các trường hợp một cá nhân (một mã số định danh) tương ứng với nhiều mã số thuế. Nguyên nhân, do trước đây khi thay đổi thông tin cá nhân từ chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh sang căn cước công dân, người nộp thuế hoặc cơ quan chi trả không thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế mà thực hiện thủ tục đăng ký thuế lần đầu dẫn đến việc người nộp thuế được cấp nhiều mã số thuế. 

Hiện nay, khi người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký thuế lần đầu hoặc thay đổi thông tin đăng ký thuế thì các thông tin của người nộp thuế đều được truy vấn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi lưu vào Cơ sở dữ liệu ngành thuế nên không còn tình trạng người nộp thuế được cấp nhiều mã số thuế như trước đây.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho người nộp thuế trong các trường hợp người nộp thuế trước đây đã được cấp nhiều mã số thuế, Tổng cục Thuế đang phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Công an chuyển đổi sang sử dụng mã số định danh cá nhân làm mã số thuế.

Trường hợp người nộp thuế có nhiều mã số thuế tương ứng với cùng một mã số định danh, sau khi chuyển đổi, số định danh sẽ hợp nhất nghĩa vụ của cá nhân, khi đó sẽ không còn tình trạng một cá nhân có nhiều mã số thuế.

Trong giai đoạn rà soát, chuẩn hóa mã số thuế cá nhân, người nộp thuế cần cập nhật thông tin chính xác của các mã số thuế đang tồn tại và không phải thực hiện thủ tục để đóng, hủy các mã số thuế cấp cho các loại giấy tờ khác nhau của cùng một người nộp thuế.

biên tập:Minh Loan

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn