dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
6686 bom tấn vip_888b thantai

2024-05-20 14:36:14

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Duy Phan



Lưới sứa2024-05-20 14:36:14Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Lâm Loan)Bộ Nông nghiệp đề xuất tạm ngưng công bố hợp quy thuốc thú y******

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) mới có báo cáo Thủ tướng, Phó Thủ tướng về bất cập trong công bố hợp quy thuốc thú y và kiến nghị cho phép bộ sửa đổi, bổ sung Thông tư số 13/2016 của bộ quy định về quản lý thuốc thú y theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Theo đó, thông tư sửa đổi, bổ sung sẽ quy định việc đánh giá sự phù hợp, công bố hợp quy thuốc thú y được thực hiện theo phương thức 1.

Bộ NN&PTNT đánh giá, việc này vừa bảo đảm thực hiện công bố hợp quy thuốc thú y theo quy định, không phải lấy mẫu giám sát đánh giá chất lượng sản phẩm hằng năm, vừa không phải đánh giá quá trình sản xuất, góp phần giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ có văn bản chỉ đạo, cho tạm ngưng hoặc không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, lưu hành thuốc thú y đã được cấp giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2 cho đến khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và luật có hiệu lực thi hành.

Dài hạn, Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ xem xét, đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật theo hướng loại trừ thuốc thú y không phải công bố hợp quy.

Trong công văn 2125 gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả xử lý bất cập trong công bố hợp quy thuốc thú y, Bộ NN&PTNT cho biết, hiện cả nước có tổng cộng 90 cơ sở sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vaccine thú y.

Bộ Nông nghiệp đề xuất tạm ngưng công bố hợp quy thuốc thú y - 1

Một số vaccine dùng để tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm (Ảnh: Lê Ngân).

Tất cả 100% cơ sở này đều đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực, quản lý chất lượng và được cơ quan quản lý nhà nước đánh giá và cấp giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO).

Tính đến tháng 3/2024, cả nước có 18.620 sản phẩm thuốc thú y được đăng ký lưu hành tại Việt Nam, thực tế đang lưu hành khoảng 10.000 sản phẩm.

Với nhiều thông tư liên quan thực hiện quy định của Luật Thú y, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện việc đánh giá chất lượng, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, lập hồ sơ đăng ký lưu hành cho từng sản phẩm thuốc thú y theo đúng quy định.

Hiệu trưởng trường cao đẳng Y tế Quảng Nam bị tạm đình chỉ chức vụ******

Ngày 15/4, theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Huỳnh Tấn Tuấn, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam để phục vụ công tác điều tra.

Ông Huỳnh Tấn Tuấn, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam và Kế toán trưởng cũng bị khởi tố để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Hiệu trưởng trường cao đẳng Y tế Quảng Nam bị tạm đình chỉ chức vụ - 1

Ông Huỳnh Tấn Tuấn đã bị tạm đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam để phục vụ công tác điều tra (Ảnh: Công Bính).

Cùng bị khởi tố trong vụ án này còn có kế toán trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam và một giám đốc doanh nghiệp có liên quan các bị can được tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.

Thời gian tạm đình chỉ chức vụ ông Huỳnh Tấn Tuấn kể từ ngày ký quyết định này cho đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Chế độ, chính sách đối với ông Huỳnh Tấn Tuấn trong thời gian tạm đình chỉ chức vụ thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

Liên quan đến các sai phạm tại trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Ba, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam.

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Nam, trong 2 nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025, trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam sử dụng kinh phí vượt so với số lượng tuyển sinh đào tạo hơn 23 tỷ đồng.

Bệnh viện Đa khoa trực thuộc trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam thực hiện kinh phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế vượt trần, vượt tổng mức (giai đoạn 2016-2020) hơn 12 tỷ đồng; nợ tiền mua thuốc khám, chữa bệnh của các đơn vị cung ứng (giai đoạn 2016-2020) 9,4 tỷ đồng.

Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam chậm khắc phục hậu quả, đến nay không thể thu hồi phần lớn số tiền sai phạm.

Sai phạm tại trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam dẫn đến nợ lương người lao động kéo dài, giảng viên của trường quyết định ngừng việc tập thể.

Cuối năm 2023, đầu năm 2024, tỉnh Quảng Nam đã cấp bổ sung, hỗ trợ 5,8 tỷ đồng để nhà trường trả nợ lương cho người lao động.

Đến nay Bệnh viện Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam đã tạm ngừng hoạt động, nhưng vẫn còn nợ hơn 800 triệu đồng tiền lương và chế độ khác của người lao động.

Kỳ 100: Cà phê và những tư tưởng đạo đức con người******
Kỳ 100: Cà phê và những tư tưởng đạo đức con người- Ảnh 1.

Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam - một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.

Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành "Cà Phê Triết Đạo".

Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!

Người Nhật đã làm được!

NgườiViệtmìnhcũnglàmđượclàmtốthơn!

Khát vọng truy vấn nền tảng của hạnh phúc tối thượng

Từ thời văn minh cổ đại Hy Lạp, Trung Quốc, thông qua các hình thức suy nghiệm, quan sát, đối thoại, truy vấn được ghi chép và thực hiện bởi các nhà triết học, tư tưởng cổ đại, con người đã nhận thấy, sống không chỉ để thỏa mãn các nhu cầu bản năng mà cần tìm kiếm và thực hành những giá trị tốt đẹp để cuộc sống hạnh phúc hơn.

Cha đẻ của triết học Hy Lạp cổ đại - triết gia Socrates (470 - 399 TCN) đã khuyến khích giới học giả đương thời quan tâm nhiều hơn đến chân lý bản chất con người, thay vì nghiên cứu thế giới tự nhiên, khởi nguồn cho tư tưởng đạo đức học của người Hy Lạp cổ đại. Với những truy vấn về mối tương quan giữa tri thức và đức hạnh, ông cho rằng, tri thức phải gắn liền với khả năng nhận thức và thực hành điều thiện hảo, nhằm mang lại hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh.

Các triết gia sơ khai như Plato (428 - 347 TCN), Aristotle (384 - 322 TCN), Epicurus (341 - 270 TCN)… cũng đi sâu tìm tòi và giải đáp những vấn đề liên quan đến đức hạnh, hành vi, cách cư xử đúng đắn của con người. Đây là các mô hình nền tảng, đóng góp sự phát triển rực rỡ của đạo đức học phương Tây về sau.

Từ những buổi trình bày quan điểm, tranh luận, biện chứng, các triết gia sơ khai đã định hình nên chiều hướng "đạo đức chuẩn mực" (Prescriptive Ethics), thống trị triết học đạo đức suốt hơn hai kỷ nguyên. Đạo đức chuẩn mựcnghiên cứu về các giá trị, nguyên tắc và tiêu chuẩn luân lý, tìm cách phân biệt thật - giả, thiện - ác, đúng - sai, để giúp chọn lựa hành vi phù hợp với mục tiêu mang lại hạnh phúc cho con người. Đặc biệt, không dừng lại ở hạnh phúc con người, sự truy vấn đạo đức được các triết gia gắn liền với sự tồn tại, thịnh vượng của nhà nước và trật tự xã hội.

Kỳ 100: Cà phê và những tư tưởng đạo đức con người- Ảnh 2.

Đến thế kỷ 16 - 17, một tầng lớp trí thức mới hình thành, giành lại quyền tự do tư tưởng, quyền tự chủ trong quyết định để thay đổi vận mệnh bản thân, xã hội. Con người nhận thức được sức mạnh sáng tạo, tri thức của chính mình và trở thành trung tâm của mọi hoạt động. Triết học theo đó không còn chịu sự chi phối của thần học, mà trở về chức năng tìm kiếm, khám phá chân lý và hướng đến mục đích tối cao của con người là truy cầu cuộc sống hạnh phúc, hoàn hảo. Bên cạnh các học thuyết về chính trị, kinh tế, hay triết học tự nhiên, đạo đức học trở thành vấn đề nghiên cứu nổi bật của triết học trong giai đoạn này. Đạo đức học từ nghiên cứu đức hạnh và tính cách đúng đắn của bản tính con người, đã chuyển sang nghiên cứu cách mỗi cá nhân phải sống đời mình như thế nào, với các quy chuẩn, nguyên tắc cần thiết trong cách cư xử và tính cách, để đạt được cuộc sống hạnh phúc.

Với khát vọng khám phá về bản chất và vai trò của con người, cách sống để đạt được hạnh phúc, các triết gia như Jeremy Bentham (1748 - 1832), John Stuart Mill (1806 - 1873), Immanuel Kant (1724 - 1804), Arthur Schopenhauer (1788 - 1860)… thời bấy giờ đã nỗ lực giải mã về các khía cạnh xoay quanh bản chất, hành vi con người. Từ đây, nhiều học thuyết đạo đức mới đã được khai sinh, dẫn hướng con người truy cầu hạnh phúc từ năng lực tự nhận thức, xác lập hành vi đúng đắn với cộng đồng.

Kỳ 100: Cà phê và những tư tưởng đạo đức con người- Ảnh 3.

Cà phê - Năng lượng tạo dựng lối sống hạnh phúc đích thực

Thế kỷ 17 - 18, xã hội châu Âu có sự chuyển hóa mạnh mẽ về tâm thức con người, đề cao sức mạnh tri thức, tinh thần sáng tạo và khát khao vươn tới cuộc sống tốt đẹp. Đây cũng là giai đoạn cà phê và hàng quán cà phê hiện diện khắp châu Âu, đóng vai trò năng lượng xúc tác, thăng hoa trí tuệ trong kỷ nguyên khai sáng, làm nền tảng cho sự thay đổi toàn diện của châu Âu và thế giới.

Được ví như thần dược cho não, tác động trực tiếp đến khả năng tập trung quan sát, tư duy, phân tích và suy luận, cà phê trở thành thức uống khai sáng và song hành với nhiều trí thức nhiều lĩnh vực triết học, khoa học, nghệ thuật, kinh tế, văn học… Các nhà trí thức đều hiển dương cà phê như nguồn năng lượng thức tỉnh và sáng tạo vô hạn. Đặc biệt, phần lớn các triết gia có ảnh hưởng chủ chốt trong sự ra đời của những trường phái đạo đức học đã luôn xem cà phê là thức uống cần thiết, như: Immanuel Kant (1724 - 1804), Jeremy Bentham (1748 - 1832), Arthur Schopenhauer (1788 - 1860)…

Triết gia Immanuel Kant (1724 - 1804), một trong những người có ảnh hưởng nhất trong triết học phương Tây, cha đẻ của chủ nghĩa đạo đức Kant, đã luôn yêu cầu phải có cà phê đúng giờ để tỉnh thức thực hiện các công việc trong ngày. Sở thích uống cà phê của Kant cũng được nhấn mạnh nhiều lần trong tiểu luận Những ngày cuối cùng của Immanuel Kant(1827) của Thomas de Quincey. Chủ nghĩa đạo đức của Kant đã chỉ ra ý thức đạo đức của phương Tây đã thay đổi rất nhiều kể từ thời của các triết gia sơ khai Socrates, Plato và Aristotle. Không còn xem xét đức hạnh, cách cư xử và tính đúng đắn của con người mà nghiên cứu về các quy chuẩn đánh giá hành vi đạo đức. Các phạm trù đạo đức học mới cũng được hình thành như "hậu quả hành vi", "ý định hành vi", "nghĩa vụ", "thiện chí"… Đóng góp nổi bật nhất của Kant cho đạo đức học là nhấn mạnh rằng hành động của một người chỉ có giá trị đạo đức khi hoàn toàn xuất phát từ nghĩa vụ của bản thân. Kant cũng đưa ra lập luận rằng, điều tuyệt đối tốt duy nhất là thiện chí và yếu tố quyết định một hành động đúng về mặt đạo đức là ý chí và động cơ của người thực hiện.

Kỳ 100: Cà phê và những tư tưởng đạo đức con người- Ảnh 4.

Trong tiến trình hình thành và phát triển của triết học, các trường phái, tư tưởng mới đã được định hình khi các triết gia liên tục công khai trình bày, biện chứng xung quanh các quan điểm để lý giải và tìm chân lý. Với đặc điểm là không gian đón nhận mọi đối tượng và tự do tranh luận, hàng quán cà phê trở thành địa điểm đáng tin cậy, nơi hội tụ giới trí thức nghiên cứu, tranh luận để khám phá bản chất, tâm lý con người trong xã hội, tạo điều kiện cho sự khai sinh các học thuyết đạo đức học ảnh hưởng đến tận ngày nay.

Tại Queen's Lane Coffee House, Oxford (Anh), triết gia Jeremy Bentham (1748 - 1832) đã thường xuyên lui đến và lần đầu tiên phát hiện ra chủ nghĩa vị lợi. Đây là lý thuyết đạo đức lập luận rằng các hành động nên được đánh giá là đúng hay sai tùy theo mức độ chúng làm tăng hoặc giảm phúc lợi hay lợi ích của con người. Jeremy Bentham biến nguyên tắc vị lợi trở thành nền tảng cho một hệ thống đạo đức thống nhất và toàn diện, có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực của đời sống. Đồng thời, đặt nền móng cho đạo đức hiện đại và định hình các cuộc tranh luận đương thời về đạo đức và nhân quyền ngày nay.

Hàng quán cà phê ở Oxford cũng là nơi triết gia Thomas Hobbes (1588 - 1679) tham gia các cuộc thảo luận để thiết lập khế ước xã hội, giúp đưa ra những kết luận vững chắc về đạo đức và chính trị. Luận chứng khế ước xã hội của Hobbes đã ảnh hưởng đến lý luận của nhiều nhà triết học, tiêu biểu là John Locke, Jean-Jacques Rousseau và Immanuel Kant. Tại Pháp, không gian Café Procope cũng chính là nơi chốn đối thoại, tranh luận của những triết gia vĩ đại như Voltaire, Immanuel Kant, Jean-Jacques Rousseau…

Triết gia người Đức Arthur Schopenhauer (1788 - 1860), trong thời gian sinh sống tại Ý đã thường xuyên lui đến quán cà phê Caffè Greco, nơi được xem là trung tâm của người Đức tại Rome. Nơi đây, cùng với các học giả, triết gia, Arthur Schopenhauer đã thảo luận về những ý tưởng triết học chủ trương tối đa hóa hạnh phúc và giảm thiểu đau khổ trong xã hội. Cùng với việc chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng của Immanuel Kant, Arthur Schopenhauer đã nghiên cứu, phản biện chủ nghĩa đạo đức Kant và vạch ra một quan điểm khác biệt về đạo đức. Ông cho rằng đạo đức bắt nguồn từ lòng trắc ẩn và thể hiện rõ trong các tác phẩmUeber die Grundlage der Moral(Trên cơ sở đạo đức), The Two Main Problems of Ethical Science(Hai vấn đề chính của khoa học đạo đức). Quan điểm của Schopenhauer về đạo đức không nhằm mục đích thiết lập các quy tắc hay luật lệ nghiêm ngặt để con người phải tuân theo, mà tập trung vào việc nghĩ đến hạnh phúc, duy trì hạnh phúc và không làm hại người khác. Tư tưởng của ông đã đã có ảnh hưởng lớn đến các trí thức từ nhiều lĩnh vực như nhà tâm lý học Sigmund Freud, triết gia Ludwig Wittgenstein, triết gia Friedrich Nietzsche, nhà vật lý Erwin Schrödinger...

Kỳ 100: Cà phê và những tư tưởng đạo đức con người- Ảnh 5.

Với công năng thức tỉnh và sáng tạo, cà phê cùng hàng quán cà phê đã trở thành năng lượng xúc tác và nơi chốn thúc đẩy việc tìm kiếm lời giải đáp về bản chất con người, cũng như con đường đi đến cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn.

Với tình yêu, niềm đam mê với cà phê, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã nghiên cứu toàn diện lịch sử của cà phê, sự ảnh hưởng của cà phê đối với sự tiến bộ văn minh của nhân loại, tạo tác nên ba nền văn minh cà phê Ottoman - Roman - Thiền. Trong đó, cà phê Thiền được sáng tạo trên nền tảng triết lý nhân sinh phổ quát của phương Đông - một nền văn minh cà phê đến từ phương Đông, có thể ảnh hưởng và thay đổi tích cực hơn trong thế giới đầy biến động và phức tạp hiện nay. Đây là triết lý cà phê do Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ sáng tạo nên, hướng đến sự tỉnh thức trong hiện tại, nhận ra được mục đích sống của mình trong tương quan với cộng đồng, hướng tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ với những nguyên tắc ứng xử Minh Triết Hòa - Kính - Thanh - Tịnh - Trách Nhiệm và Tôn tạo.


Thân mời bạn đọc đón xem loạt video Cà Phê Triết Đạo đã được đăng tải trên kênh https://bit.ly/caphetrietdao

Kỳ 100: Cà phê và những tư tưởng đạo đức con người- Ảnh 6.

Đón đọc kỳ sau: Immanuel Kant và khát vọng xây dựng nguyên tắc đạo đức tối cao

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư******

3 lần trốn thoát cảnh bắt vợ

Cô gái trong câu chuyện trên là Sùng Thị Sơ, (22 tuổi, dân tộc Mông, ở xã Hồng Ca, H.Trấn Yên, Yên Bái). Cô đang là sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 1.

Ít ai biết, Sơ (ngoài cùng bên trái) này từng 3 lần thoát khỏi cảnh bắt vợ

NVCC

Tục bắt hay kéo vợ của người H'Mông là nghi lễ trước khi kết hôn của các cặp đôi yêu nhau. Tuy nhiên, không ít người đã lợi dụng phong tục này để "bắt" cô gái về làm vợ khi chưa có sự đồng ý. Cô gái này đã 3 lần trở thành nạn nhân của tục lệ này.

Năm cô học lớp 8, khi đang đi chơi tết với em gái bỗng bị kéo về nhà người ta. Chuyện này xảy ra quá nhanh nên Sơ không kịp phản ứng. May mắn, em gái khóc lên nên mọi người xung quanh đã can ngăn.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 2.

Cô gái luôn lạc quan vượt qua khó khăn

NVCC

Lần thứ hai, khi cô học lớp 10, cô tiếp tục bị bắt bởi một người không quen biết trước hôm nhập học một ngày.

Lần thứ ba, khi chuẩn bị thi THPT Quốc gia cũng là lúc nhiều địa phương giãn cách do dịch Covid-19. Do ôn thi nên Sơ đã ở nhà một mình thay vì đi làm nương cùng bố mẹ. Chiều tối, hai người lạ ở làng khác đã đến rủ đi chơi nhưng cô đã từ chối. Không được đồng ý, họ liền cưỡng chế kéo cô đi. Bị kẹp giữa trên xe, cô gái không thể vùng vẫy, phản kháng.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 3.

Cô gái đạt nhiều thành tích cao trong học tập

NVCC

Ngay tối hôm đó, cô đã bị cưỡng ép, bắt ngủ với đối phương. Sơ biết rằng bị bắt rồi sẽ khó trốn về nhà nhưng vẫn quyết tâm trốn, không thể ở với người khác.

"Sáng hôm sau, mình lấy cớ gọi điện cho trường lấy lịch thi và lén gọi điện cầu cứu bố mẹ. May mắn, bố mình đã thuyết phục được người ta đưa về. Dù đã về nhà an toàn nhưng gia đình đối phương và những người xung quanh vẫn bàn tán, mong được cưới họ. Mình rất biết ơn bố mẹ vì đã mặc kệ những lời góp ý xung quanh", cô chia sẻ.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 4.

Cô luôn khát khao được đi học, được thay đổi cuộc sống

NCC

Từ nhỏ, Sơ đã chứng kiến nhiều gia đình không hạnh phúc. Khi lớn lên, cô chứng kiến nhiều bạn trẻ lấy chồng rất sớm đều bỏ chồng hoặc ngược lại. Nuôi thêm 2 - 3 người con khiến cuộc sống của những bạn đó rất cực khổ. Dù muốn tìm được sự giúp đỡ của người khác nhưng họ không có ai để chia sẻ, thậm chí không nói được tiếng phổ thông. Hành trình thoát khỏi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc dường như không có lối thoát.

Cô quyết tâm trở thành luật sư vì bản thân muốn được bảo vệ chính mình. Cô từng 3 lần bị bắt vợ nên đủ nhận thức rằng đó không phải là mong muốn của mình. Cô sẽ không thể lay chuyển được ai nếu chính mình không thay đổi, không chịu học hỏi và không có ước mơ.

Hiện cô đã bảo vệ xong khóa luận và đang trong quá trình xét tốt nghiệp. Cô tin một khi đã trở thành luật sư, việc giúp mọi người nhận thức đầy đủ về việc được học tập và theo đuổi những gì mình muốn.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 5.

Sơ hiện đã bảo vệ xong khóa luận tốt nghiệp đại học

NVCC

Vượt khó khăn, đạt thành tích cao

Bố mẹ Sơ là nông dân, chủ yếu trồng trọt chăn nuôi ở quê. Họ đều không được đi học. Cô là con thứ 2 trong gia đình có 5 chị em. Chị gái đã đi lấy chồng, em gái mới tốt nghiệp trung cấp còn hai em trai đang đi học. Gia đình không có thu nhập ổn định, phụ thuộc vào nương rẫy.

Dù gặp khó khăn về tài chính nhưng cô vẫn thuyết phục bố mẹ được đi học sau khi tốt nghiệp THPT và hứa sẽ tự lo học phí. Có lúc, gia đình khó khăn đến mức không có dép đi, không có áo ấm mặc lúc mùa đông dù phải đi bộ khoảng 3 km đi học.

Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt ở thủ đô, Sơ thường làm giúp việc gia đình, phục vụ ở nhà hàng, quán ăn, quán cà phê và làm các công việc văn phòng khác. Có những thời điểm cô làm nhiều việc một lúc để có tiền ở lại Hà Nội và tiếp tục đi học.

"Đến tận năm 2020, mình cũng không mua nổi áo ấm. Lúc đó, mình từ Hà Nội lên Thái Nguyên thăm em gái ốm vì bạn ấy chỉ có một chiếc áo khoác mỏng nên đã nhường chiếc áo ấm duy nhất đó. Cả đoạn đường trở về Hà Nội, mình đã khóc rất nhiều. Khóc vì thương mình, thương em và thương cho sự vất vả của đấng sinh thành", cô gái xúc động.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 6.

Bạn bè cũng tự hào về thành tích của Sơ (thứ 4 từ phải qua)

NVCC

Khác với những lời dị nghị, chê bai từ hàng xóm vì cho rằng: "Con gái chỉ là con gái thôi", bố mẹ Sơ luôn động viên con hết mình. Mỗi lần Sơ cầm giấy khen về nhà, ánh mắt của họ luôn chan chứa sự tự hào, sự tin tưởng và tình thương con vô bờ.

Với quyết tâm thay đổi cuộc sống của bản thân và những em gái xung quanh sau câu chuyện 3 lần là nạn nhân của tục bắt vợ, Sơ được lựa chọn là 1 trong 2 đại diện Việt Nam tại Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong tham luận trình bày tại hội thảo, cô đã nêu tình trạng tảo hôn chung tại Việt Nam và cộng đồng người H'mông nói riêng."Không có gì là không thể thay đổi cả, nếu mình sẽ có cơ hội để làm điều đó. Và mình tin sẽ có người sẵn sàng đứng lên để bảo vệ nên nếu gặp phải những trường hợp như vậy các em gái hãy kêu cứu. Chúng ta nên kết hôn khi đã đủ tuổi theo quy định của pháp luật, đủ lớn về cả nhận thức, có tri thức và có đủ sức để bảo vệ bản thân an toàn",cô viết trong bài tham luận.

Ngoài ra, cô cũng là một trong 15 thành viên thành viên quỹ Spark tại Đông Nam Á thuộc Quỹ Trẻ em toàn cầu. Tại đây, cô mong muốn sẽ có nhiều quyền lợi hơn cho những người yếu thế (người dân tộc thiểu số, người khuyết tật hay LGBT), không giới hạn ngôn ngữ để thêm nhiều cơ hội học tập cho các bạn trẻ, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 7.

Cô gái luôn mong các bạn ở vùng sâu, vùng xa được tự do lựa chọn cuộc sống

NVCC

Ông Sùng Công Của (43 tuổi), bố của Sơ nói rằng rất tôn trọng quyết định của con. Khi nghe tin con bị kéo đi làm vợ, người đàn ông rất đau lòng vì luôn thấy khao khát được đi học của con.

"Tôi xem việc đứng ra bảo vệ con là trách nhiệm của đấng sinh thành. Tôi mất ngủ nhiều đêm vì thương con, lo con gái sẽ không chịu được sau nhiều lần bị bắt. Tôi luôn nói với con rằng: "Hình hài là bố mẹ cho con nhưng cuộc sống này là của con, con muốn làm gì hãy nỗ lực giành lấy". ông Của bày tỏ.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 8.

Thời gian tới, cô sẽ tiếp tục kiên trì với ngành luật

NVCC

Người cha cũng rất tự hào vì con là người đầu tiên trong làng học đại học thậm chí còn được đi nhiều nước trong khu vực. Gia đình luôn mong Sơ khỏe mạnh, hạnh phúc và đạt được nhiều mục tiêu đề ra.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 9.

Hai em của Sơ cũng đang đi học và cô sẽ cố gắng lo học phí cho cả hai em

NVCC

Anh Cháng A Vàng, Bí thư Đoàn xã Hồng Ca đánh giá cao thành tích học tập của Sơ. Đoàn xã xem cô là tấm gương điển hình trong việc vươn lên trong học tập, mong các đoàn viên khác noi gương.

"Đối với cộng đồng người H'Mông ở địa phương, tỷ lệ các bạn đi học sau chương trình phổ thông không nhiều. Ngoài ra, tục bắt vợ ở địa phương dù đã giảm hơn so với nhiều năm trước nhưng vẫn chưa hết hẳn. Mình tin với nhận thức và sự nỗ lực của Sơ, bạn ấy sẽ lan tỏa được đến với mọi người", anh Vàng chia sẻ.

- Nhận bằng khen của Ủy ban Dân Tộc tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2019 - 2020

- Giải Bạc cuộc thi viết "Tinh thần sắt - Phụ nữ sắt" và Giải Nhất cuộc thi viết "Nhà - Nơi trú tâm hồn"

- Phó ban nhân sự, thành viên quốc gia Ban tham vấn Thanh Niên của Tổ chức Plan International Việt Nam

- 1 trong 2 đại diện Việt Nam tại Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực châu Á – Thái Bình Dương

- 1 trong 15 thành viên thành viên quỹ Spark tại Đông Nam Á thuộc Quỹ Trẻ em toàn cầu

- Đại biểu các hội nghị như: Sáng kiến thanh niên tiên phong của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, bàn tròn Thanh Niên về phát triển số 16 của Liên Hợp Quốc

Phó Chủ tịch Quảng Nam điều hành hoạt động trường Cao đẳng Y tế******

Ngày 19/4, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành thông báo về việc điều hành hoạt động của trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam.

Theo văn bản của UBND tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu ký, thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác cán bộ của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và kết luận của Ban cán sự đảng UBND tỉnh này.

UBND tỉnh Quảng Nam phân công ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, điều hành hoạt động của trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam cho đến khi cấp có thẩm quyền quyết định về nhân sự đảm nhiệm công tác chỉ đạo, điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam theo quy định.

Phó Chủ tịch Quảng Nam điều hành hoạt động trường Cao đẳng Y tế - 1

Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam hiện do ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách (Ảnh: Công Bính).

Trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định tạm đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam đối với ông Huỳnh Tấn Tuấn để phục vụ công tác điều tra.

Ông Huỳnh Tấn Tuấn bị khởi tố điều tra về hành vi Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.

Liên quan đến các sai phạm tại trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Ba, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam.

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Nam, trong 2 nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam sử dụng kinh phí vượt so với số lượng tuyển sinh đào tạo hơn 23 tỷ đồng.

Bệnh viện Đa khoa trực thuộc trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam thực hiện kinh phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế vượt trần, vượt tổng mức (giai đoạn 2016-2020) hơn 12 tỷ đồng; nợ tiền mua thuốc khám, chữa bệnh của các đơn vị cung ứng (giai đoạn 2016-2020) 9,4 tỷ đồng.

Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam chậm khắc phục hậu quả, đến nay không thể thu hồi phần lớn số tiền sai phạm.

Sai phạm tại trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam dẫn đến nợ lương người lao động kéo dài, giảng viên của trường quyết định ngừng việc tập thể.

Cuối năm 2023, đầu năm 2024, tỉnh Quảng Nam đã cấp bổ sung, hỗ trợ 5,8 tỷ đồng để nhà trường trả nợ lương cho người lao động.

Đến nay Bệnh viện Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam đã tạm ngừng hoạt động, nhưng vẫn còn nợ hơn 800 triệu đồng tiền lương và chế độ khác của người lao động.

Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM******

Thanh Niênghi nhận một số hình ảnh người dân TP.HCM quay cuồng trong cái nắng nóng gay gắt đến gần 40 độ C thời điểm hiện tại. Câu hỏi thường gặp nhất lúc này của người dân các tỉnh/thành phía nam là "bao giờ nắng nóng mới chấm dứt".

Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 1.
Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 2.
Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 3.

Cái cây ven đường trở thành "chỗ dựa" cho người bảo vệ vài phút khi phải dang nắng nhiều giờ làm công việc. Trên tay anh vẫn cầm chắc bộ đàm và sẵn sàng trở lại với nhiệm vụ của mình

MINH ĐĂNG

Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 4.
Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 5.
Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 6.
Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 7.
Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 8.

Nắng nóng khiến những người mưu sinh trên vỉa hè bị ảnh hưởng trầm trọng. Không chỉ bản thân họ mệt mỏi mà khách cũng vắng hơn. Nắng thế này, nếu không có việc quan trọng, ít người ra đường

MINH ĐĂNG

Làm việc ở đường băng Tân Sơn Nhất: Hàng chục năm tập quen với cái nóng 50 độ C

Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 9.
Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 10.
Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 11.
Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 12.
Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 13.

Ghế đá, bóng cây, quán nước... thậm chí là bóng râm của bức tường cũng trở thành chỗ nghỉ ngơi của nhiều người trong cái nắng như thiêu, như đốt

MINH ĐĂNG

Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 14.
Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 15.

Nắng đến mức, những chú chim bồ câu trên phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng tìm đến những nơi có bóng mát để trú. Nhưng gần ngay đó, những công nhân vệ sinh vẫn phải làm việc

MINH ĐĂNG

Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 16.

Khách du lịch phương Tây vốn những người vốn rất thích nắng cũng không chịu đựng được lâu dưới cái nắng như đổ lửa. Họ chụp vội vài bức ảnh kỷ niệm rồi trốn vào bóng cây tránh nắng

MINH ĐĂNG


Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 17.
Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 18.
Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 19.

Để đối phó, nhiều người phải liên tục dùng vòi phun nước để làm dịu nắng nóng từ bên ngoài hắt vào

MINH ĐĂNG

Quay cuồng trong nắng nóng gần 40 độ C tại TP.HCM- Ảnh 20.

Không ít người cũng ước được tưới mát như những cây xanh kia

MINH ĐĂNG




 

Công ty sản xuất bao bì ở Bình Dương bốc cháy lúc nửa đêm******

Sáng 14/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an Bình Dương (PCCC&CNCH) đã có báo cáo nhanh về vụ cháy xảy ra tại công ty sản xuất bao bì đóng tại phường Vĩnh Phú, TP Thuận An.

Vụ cháy xảy ra vào khoảng 21h đêm 13/4. Thời điểm trên, ngọn lửa bất ngờ bùng phát tại khu vực chứa giấy phế liệu. Chỉ trong ít phút, ngọn lửa bao trùm khu vực chứa giấy phế liệu rộng khoảng 500m2.

Công ty sản xuất bao bì ở Bình Dương bốc cháy lúc nửa đêm - 1

Khu vực bị cháy khoảng 300m2 (Ảnh: PC07).

Nhận tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an Bình Dương điều động 9 xe chữa cháy và 50 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường, triển khai công tác dập lửa.

Sau gần 30 phút, đám cháy được khống chế hoàn toàn. Vụ cháy không có thương vong về người nhưng 300m2 nhà xưởng bị thiêu rụi.

Phòng PC07 khuyến cáo người dân và doanh nghiệp cần phải kiểm soát chặt chẽ các nguồn nhiệt có khả năng gây cháy, nổ đặc biệt là trong việc sử dụng hệ thống điện.

Công ty sản xuất bao bì ở Bình Dương bốc cháy lúc nửa đêm - 2

Sáng 14/4, các chiến sĩ cùng xe máy múc vẫn đang xử lý dập tàn, ngăn không cho đám cháy bùng phát trở lại (Ảnh: PC07).

Khói đen khét lẹt ở căn hộ tầng 12, dân chung cư nháo nhào chạy xuống đường******

Hơn 10h ngày 6/4, người dân phát hiện khói bốc ra từ một căn hộ tầng 12 của một chung cư cao 15 tầng ở phường Quang Trung (TP Vinh, Nghệ An), liền hô hoán cảnh báo.

Ngay lập tức, người dân báo sự việc tới lực lượng chức năng và Ban Quản lý tòa nhà. Tại thời điểm xảy ra cháy, chủ nhà đi vắng, căn hộ chỉ khóa cổng sắt bảo vệ phía ngoài, không khóa cửa.

Khói đen khét lẹt ở căn hộ tầng 12, dân chung cư nháo nhào chạy xuống đường - 1

Khói đen kèm mùi khét bốc ra từ một căn hộ ở tầng 12 (Ảnh: K. Chính).

Ban Quản lý tòa nhà sau đó có mặt, phá cửa sắt và sử dụng thiết bị chữa cháy tại chỗ để khống chế, vô hiệu hóa thiết bị cháy tại căn hộ nghi có hỏa hoạn..

Bước đầu, lực lượng chức năng xác định vụ việc xuất phát từ chiếc quạt điện gia chủ đặt trong phòng khách.

Theo nữ chủ nhà, chiếc quạt điện bị bó động cơ, khi sử dụng phải dùng dụng cụ quay cánh quạt để tạo đà. Nhiều khả năng con của chị nghịch, bật quạt nhưng không quay cánh quạt nên động cơ bị nghẹt.

Khi rời nhà, hai vợ chồng quên rút phích cắm điện của quạt dẫn tới động cơ bị "om", gây cháy.

Rất may vụ việc không gây thiệt hại về người và tài sản, ngoài chiếc quạt bị hư hỏng hoàn toàn.

Khói đen khét lẹt ở căn hộ tầng 12, dân chung cư nháo nhào chạy xuống đường - 2

Người dân chạy xuống đường khi nghe tin báo cháy (Ảnh: K. Chính).

Bà Hương, cư dân tầng 8 cho biết: "Tôi đang ngồi làm rau để chuẩn bị bữa trưa thì nghe tiếng hét "cháy, cháy". Tôi hoảng hốt chạy đi đóng cầu dao điện trong nhà, khóa cửa rồi chạy theo cầu thang bộ xuống dưới. Lúc này, nhiều người dân cũng túa ra, chen nhau chạy xuống cầu thang".

Đại diện Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ số 1, Phòng cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Nghệ An, cho biết đơn vị đã xuất xe chữa cháy chuyên dụng cùng cán bộ chiến sĩ đến hiện trường.

Khi lực lượng chữa cháy chuyên dụng có mặt, đám cháy đã được Ban Quản lý tòa nhà và người dân khống chế.

biên tập:Bảo Bùi

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn