xsktkg hom nay_kết quả xổ số hôm nay

2024-09-12 00:40:09 Nguồn: Truyền thông Nhân dân Trung Quốc tác giả:Thái Dương

Chia sẻ với điện thoại di động

Vụ sạt lở hầm ở Đèo Cả: Dự kiến thời gian thông tuyến đường sắt Bắc******

Ngày 21/4, ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh, cho biết dự kiến 17h cùng ngày, các đơn vị liên quan sẽ tiến hành thông hầm kỹ thuật và thử tải bằng các toa tàu hàng đi qua hầm đường sắt Bãi Gió.

Theo ông Vinh, sau khi công tác thử tải hoàn thành, đảm bảo an toàn, ngành đường sắt sẽ chính thức cho tất cả tàu lưu thông qua hầm Bãi Gió vào lúc 18h cùng ngày. 

Vụ sạt lở hầm ở Đèo Cả: Dự kiến thời gian thông tuyến đường sắt Bắc - Nam - 1

Máy múc dọn đất đá tại vị trí sạt lở, chuẩn bị cho công tác thông hầm (Ảnh: Phú Khánh).

Trước đó, các đơn vị thi công đã thực hiện được 39 mũi khoan, trong đó có 2 mũi khoan từ sườn núi xuống và 37 mũi khoan bên trong hầm để bơm bê tông áp lực cao, tạo sự kết dính ổn định cho hầm Bãi Gió.

Như Dân trí đã thông tin, trong 2 ngày 12 và 13/4, tại hầm Bãi Gió xảy ra hiện tượng sạt lở với tổng khối lượng hơn 200m3 gây tê liệt đường sắt Bắc - Nam đoạn qua 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Vụ sạt lở hầm ở Đèo Cả: Dự kiến thời gian thông tuyến đường sắt Bắc - Nam - 2

Ngành đường sắt làm việc xuyên đêm để khắc phục sự cố sạt hầm Bãi Gió (Ảnh: Trung Thi).

Ngành đường sắt đã làm việc với Cảnh sát giao thông tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, tiến hành cấm tất cả các phương tiện ô tô đi trên đường Đèo Cả nhằm giảm áp lực cho vỏ hầm.

Trong ngày 13/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành công điện của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an toàn, thông suốt trong quá trình khai thác đối với vận tải đường sắt tuyến Hà Nội - TPHCM.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan huy động tối đa các nguồn lực để khắc phục kịp thời sự cố sạt lở hầm Bãi Gió.

Cầu Thượng Cát ở Hà Nội dự kiến vận hành năm 2028******

Thông tin trên được nêu ra trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu, được Bộ Tài nguyên và Môi trường công khai tham vấn cộng đồng.

Điểm đầu của dự án tại Km3+505 - đường Kỳ Vũ (điểm cuối dự án xây dựng đường vành đai 3,5 đoạn từ cầu Thượng Cát đến quốc lộ 32). Điểm cuối tại Km8+900, giao cắt quốc lộ 23B tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Cầu Thượng Cát ở Hà Nội dự kiến vận hành năm 2028 - 1

Cầu Thượng Cát dự kiến được đưa vào vận hành trong năm 2028 (Ảnh: ĐTM).

Tốc độ thiết kế của tuyến đường khoảng 80km/h, đảm bảo thông suốt toàn tuyến đường vành đai 3,5 từ phía nam lên phía bắc sông Hồng, giảm tải lưu lượng cho tuyến đường 70, đường vành đai 3, quốc lộ 32.

"Dự án không sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng theo pháp luật về di sản văn hóa", báo cáo ĐTM cho hay.

ĐTM khẳng định hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường. Do đó, chủ đầu tư sẽ bố trí rào chắn, đèn chiếu sáng, đèn xoay cảnh báo, chỉ dẫn giao thông 24/24h tại vị trí phân luồng giao thông qua các nút giao, đường giao dân sinh.

Trước khi thi công, chủ dự án làm việc với các cơ quan quản lý về đường bộ, đường thủy, đường sắt để thống nhất thời gian, vị trí, phương án thi công tại các điểm giao cắt.

Ngoài việc tuân thủ các quy trình về an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ trong quá trình thi công, trong báo cáo ĐTM, chủ đầu tư khẳng định đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông trong quá trình thi công cả ngày và đêm.

Cầu Thượng Cát ở Hà Nội dự kiến vận hành năm 2028 - 2

Thiết kế cầu Thượng Cát được trao giải nhất do Liên danh Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải - CTCP và Công ty cổ phần kiến trúc Lập Phương thiết kế (Ảnh: BTC).

Dự án cầu Thượng Cát có tổng mức đầu tư gần 8.300 tỷ đồng từ ngân sách TP Hà Nội. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội là chủ đầu tư.

Cầu Thượng Cát là một trong 10 cầu bắc qua sông Hồng nằm trong Quy hoạch Giao thông vận tải Hà Nội, được thực hiện trong giai đoạn 2015-2030.

9 cầu còn lại gồm: Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc).

Vân Nam sẵn sàng nhập khẩu nông sản, hải sản chất lượng của Việt Nam******

Chiều 11/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm tỉnh Vân Nam nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc.

Hoạt động đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội tại địa phương này là tiếp Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân đại tỉnh Vân Nam Vương Ninh.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh, việc các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tiếp và có những trao đổi với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lần này thể hiện sự coi trọng của Trung Quốc đối với quan hệ hai nước.

Vân Nam sẵn sàng nhập khẩu nông sản, hải sản chất lượng của Việt Nam - 1

Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (Ảnh: TTXVN).

Ông Vương Ninh đánh giá cao cơ chế trao đổi giữa 5 Bí thư Tỉnh ủy Trung Quốc - Việt Nam và thông báo sẽ chủ trì họp cơ chế này vào tháng 5 tới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Ông đồng thời khẳng định quan điểm tạo mọi điều kiện thuận lợi để các địa phương Việt Nam thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi với các địa phương của Trung Quốc, nhất là địa phương có chung đường biên giới như tỉnh Vân Nam.

Vân Nam sẵn sàng nhập khẩu nông sản, hải sản chất lượng của Việt Nam - 2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh (Ảnh: TTXVN).

Quốc hội Việt Nam sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ để hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với Vân Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai bên, theo lời ông Vương Đình Huệ.

Nhấn mạnh Việt Nam và Vân Nam không chỉ gần gũi về mặt địa lý, mà còn có quan hệ lịch sử gắn bó sâu sắc, nhu cầu và tiềm năng hợp tác của hai bên là rất lớn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên tăng cường giao lưu giữa lãnh đạo các địa phương, triển khai hiệu quả cơ chế, thỏa thuận hợp tác hiện có giữa Vân Nam và các địa phương Việt Nam.

Cùng với đó, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, hai bên cần phối hợp tuần tra biên giới trên đất liền, chống khủng bố, hợp tác quản lý xuất nhập cảnh, phòng chống tội phạm qua biên giới.

Vân Nam sẵn sàng nhập khẩu nông sản, hải sản chất lượng của Việt Nam - 3

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị hai bên tăng cường giao lưu giữa lãnh đạo các địa phương (Ảnh: TTXVN).

Hai bên cũng có thể thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực trọng điểm như kết nối đường sắt, tuyến Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; đẩy mạnh hợp tác du lịch, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững.

Chủ tịch Quốc hội mong muốn hai bên phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới theo 3 văn kiện về biên giới trên đất liền và các thỏa thuận liên quan, phối hợp giải quyết ổn thỏa vấn đề tồn đọng và vụ việc phát sinh tại khu vực biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định. 

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Vân Nam tiếp tục bảo tồn các địa chỉ đỏ cách mạng nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã từng hoạt động.

Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh chia sẻ với hai ưu thế nổi bật là vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên, Vân Nam tăng cường kết nối đường sắt, đường bộ, mở rộng hợp tác thương mại, logistics, phát huy vai trò là cửa ngõ của Trung Quốc với các nước Nam Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Nhất trí cao với các đề xuất hợp tác cụ thể của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ông Vương Ninh khẳng định Vân Nam coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam, sẵn sàng cùng với các địa phương của Việt Nam thực hiện tốt nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Vân Nam sẵn sàng nhập khẩu nông sản, hải sản chất lượng của Việt Nam - 4

Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh khẳng định địa phương này khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sang Việt Nam (Ảnh: TTXVN).

Ông cũng thống nhất tăng cường trao đổi đoàn các cấp, phát huy hiệu quả vai trò của các cơ chế hợp tác, trong đó có hợp tác giữa Nhân đại và HĐND các cấp.

Vân Nam sẵn sàng làm sâu sắc hợp tác kinh tế - thương mại, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sang Việt Nam, sẵn sàng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, hải sản chất lượng cao của Việt Nam, theo lời ông Vương Ninh.

Cùng với đó, ông nhấn mạnh sẽ tăng cường hợp tác kết nối cơ sở hạ tầng, kết nối cửa khẩu, thúc đẩy tiện lợi hóa và nâng cao hiệu suất thông quan; hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp xanh, nông nghiệp hiện đại, năng lượng xanh cũng như hợp tác trong lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, du lịch.

xsmb tk

Chip Snapdragon 8 Gen 4 mạnh mẽ nhưng có thể 'ngốn' pin******

Theo WCCF Tech, Qualcomm dự kiến sẽ ra mắt chip Snapdragon 8 Gen 4 vào tháng 10 tới, hứa hẹn mang đến hiệu năng mạnh mẽ cho các điện thoại thông minh cao cấp. Tuy nhiên, một số tin đồn mới đây cho rằng con chip này có thể tiêu thụ nhiều điện năng hơn so với thế hệ trước.

Các nguồn tin rò rỉ cho biết chip Snapdragon 8 Gen 4 được sản xuất trên tiến trình 3nm N3E tiên tiến của TSMC, vốn được cho là sẽ giúp tối ưu khả năng tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, do tập trung vào hiệu năng cao, con chip này cũng có thể tiêu tốn nhiều điện năng. Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất điện thoại thông minh có thể phải trang bị viên pin dung lượng lớn hơn cho các thiết bị sử dụng Snapdragon 8 Gen 4.

Snapdragon 8 Gen 4 có thể ngốn điện hơn so với phiên bản tiền nhiệm

Snapdragon 8 Gen 4 có thể ngốn điện hơn so với phiên bản tiền nhiệm

CHỤP MÀN HÌNH WCCF TECH

Mới đây, có thêm tin đồn mới từ tài khoản Digital Chat Station trên Weibo, cho biết các điện thoại flagship sử dụng Snapdragon 8 Gen 4 có thể được trang bị pin dung lượng lên đến 5.500 mAh. Và các điện thoại đang được thử nghiệm với pin dung lượng lớn được cho là thuộc các thương hiệu OPPO, Xiaomi, Vivo hoặc các hãng khác của Trung Quốc. Đây là mức dung lượng pin khá lớn, cao hơn so với hầu hết điện thoại thông minh hiện nay.

Nguyên nhân dẫn đến việc Snapdragon 8 Gen 4 có thể ngốn pin hơn bao gồm việc chip này được trang bị cấu trúc "2 + 6" với 2 nhân hiệu năng cao và 6 nhân tiết kiệm năng lượng. Cấu trúc này tương tự như MediaTek Dimensity 9300, vốn được ghi nhận tiêu thụ nhiều điện năng hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, Snapdragon 8 Gen 4 có thể được trang bị tốc độ xung nhịp cao hơn so với thế hệ trước, dẫn đến việc tiêu thụ nhiều năng lượng hơn.

Hiện tại, đây vẫn chỉ là tin đồn, chưa được xác nhận chính thức. Chúng ta cần chờ đợi thêm thông tin từ Qualcomm để có được đánh giá chính xác về mức tiêu thụ điện năng của Snapdragon 8 Gen 4.

Bất chấp tín dụng tăng thấp, nhiều ngân hàng vẫn thu lợi nhuận khủng******

Là một trong những ngân hàng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đạt tổng doanh thu 6.438 tỉ đồng, tăng 4,6% và lợi nhuận trước thuế đạt 1.506 tỉ đồng, tăng gần 41% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhà băng này cho hay thu thuần ngoài lãi (NOII) cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng gần 51% so với cùng kỳ năm trước, đạt 705 tỉ đồng. Trong quý đầu năm nay, huy động tiền gửi và giấy tờ có giá của SeABank tăng 4,3% so với cùng kỳ và tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 181.238 tỉ đồng, tăng ròng 1.487 tỉ đồng.

Bất chấp tín dụng tăng thấp, nhiều ngân hàng vẫn thu lợi nhuận khủng- Ảnh 1.

Các ngân hàng vẫn đạt lợi nhuận khủng dù tăng trưởng tín dụng quý 1/2024 ở mức thấp

NGỌC THẮNG

Tại Đại hội cổ đông thường niên vừa diễn ra đầu tháng 4, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cho biết vẫn giữ được NIM (biên lợi nhuận) tốt vì ngân hàng quản lý tốt thương hiệu, chất lượng khách hàng cũng rất tốt nên phần trích lập dự phòng không quá cao. Lãnh đạo VIB cũng cho hay, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này đạt khoảng 1% ở quý 1/2024 và lợi nhuận ước đạt hơn 2.600 tỉ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước. Ngân hàng này đã đặt ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm nay là 12.045 tỉ đồng, tăng 13% so với 2023.

Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng chia sẻ với cổ đông về kết quả kinh doanh quý 1/2024. Theo đó, tăng trưởng tín dụng tại ACB đạt 3,7%, cao hơn gấp đôi so với mức tăng toàn ngành và cũng tốt hơn cùng kỳ năm trước. Ước tính lợi nhuận đạt 4.900 tỉ đồng, sát kế hoạch của cả năm, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước khoảng 5% do cùng kỳ năm trước có khoản thu bất thường từ xử lý nợ. Nếu loại trừ bỏ yếu tố bất thường của cùng kỳ thì quý 1/2024 tăng trưởng ACB là 3%. Theo kế hoạch, ACB đặt chỉ tiêu có lãi trước thuế cả năm 2024 ở mức 22.000 tỉ đồng, tăng 10% so với năm 2023...

Theo dự báo, lợi nhuận quý 1/2024 của các ngân hàng vẫn tiếp tục ổn định, duy trì ở mức cao bất chấp tăng trưởng tín dụng ở mức thấp. Báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước cho biết từ đầu năm đến ngày 25.3, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 13,6 triệu tỉ đồng, tăng 0,26% so với cuối năm 2023 (riêng tháng 3 tăng 0,98%).

Hầu hết các ngân hàng cũng tự tin đặt ra chỉ tiêu kinh doanh năm nay với tăng trưởng lợi nhuận từ 10% trở lên so với năm vừa qua.


70.555 chủ rừng hưởng lợi từ bán tín chỉ carbon******

Ngày 21.3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỉ đồng - PV) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon).

70.555 chủ rừng hưởng lợi từ bán tín chỉ carbon- Ảnh 1.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên kết quả giảm phát thải từ Quỹ Đối tác carbon lâm nghiệp (FCPF) của WB

CP

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên kết quả giảm phát thải từ Quỹ Đối tác carbon lâm nghiệp (FCPF) của WB.

Khoản chi trả này đã được chuyển cho Việt Nam do giảm được 10,3 triệu tấn phát thải carbon cho giai đoạn từ ngày 1.2.2018 - 31.12.2019. Đây là khoản chi trả đơn lẻ lớn nhất từng có từ Quỹ FCPF cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh và chất lượng cao. 

Khoản tiền này sẽ mang lại lợi ích cho 70.555 chủ rừng và 1.356 cộng đồng sống gần rừng, được chia theo kế hoạch chia sẻ lợi ích rộng rãi được xây dựng qua quá trình tham vấn minh bạch với nhiều bên tham gia.

"Thành công của chương trình REDD+ đưa Việt Nam đến gần hơn với việc thực hiện các Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) đầy tham vọng của Việt Nam theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; đồng thời bảo vệ các khu vực quan trọng cho bảo tồn đa dạng sinh học," Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết.

Theo WB, Việt Nam đã thu được kết quả giảm phát thải vượt quá khối lượng đã ký hợp đồng với Quỹ FCPF và có thể bán khối lượng giảm phát thải vượt trội này cho bên thứ ba, thông qua các hiệp định song phương hoặc thị trường carbon.

Việt Nam cũng có thể sử dụng các kết quả giảm phát thải vượt trội này cho NDC, hoặc giữ lại cho các mục tiêu về khí hậu.

"Khoản chi trả mang tính bước ngoặt này đánh dấu một bước nữa để Việt Nam tham gia thị trường tín chỉ carbon toàn cầu và mở ra một cơ hội mới để tài trợ cho các cam kết và mục tiêu khí hậu đầy tham vọng của quốc gia", Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Carolyn Turk cho biết.

Được biết, chương trình giảm phát thải của Việt Nam bảo vệ các khu rừng nhiệt đới của đất nước, bao phủ 3,1 triệu ha trong số 5,1 triệu ha đất trong khu vực thực hiện chương trình.

Những khu rừng này có tầm quan trọng về sinh thái, là nơi sinh sống của 12% dân số Việt Nam, bao gồm 13 nhóm dân tộc thiểu số và nhiều cộng đồng sinh sống phụ thuộc vào rừng.

Thông qua việc cải thiện quản lý rừng, đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp và tăng cường các chính sách nông nghiệp, chương trình giúp tăng cả phạm vi và chất lượng che phủ rừng với sự hợp tác của cộng đồng địa phương.

Chương trình đã tạo ra 16,2 triệu kết quả giảm phát thải đã được xác minh cho giai đoạn 2018 - 2019, cao hơn 5,9 triệu so với khối lượng 10,3 triệu trong Thỏa thuận chi trả giảm phát thải. WB đã thông báo cho Việt Nam việc thực hiện quyền mua thêm 1 triệu kết quả giảm phát thải bên ngoài số lượng hợp đồng.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ******
Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 1

Bức tượng Đức Linh Lang Đại vương trong miếu Bảo Hà những ngày Xuân Nhâm Dần 2022.

Báu vật của làng

Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) không chỉ nổi tiếng gần xa với nghề múa rối, tạc tượng truyền thống mà còn bởi có một bức tượng Đức Linh Lang Đại vương có thể chuyển động, đứng lên ngồi xuống vô cùng độc đáo thờ trong miếu Bảo Hà.

Ngôi miếu này còn có tên là Tam xã thượng đẳng từ bởi là tài sản chung của người dân 3 thôn: Bảo Động, Hà Cầu và Mai An ở xã Đồng Minh. Bên cạnh thờ Đức Linh Lang Đại vương, miếu còn thờ cụ Nguyễn Công Huệ, ông tổ nghề tạc tượng ở Bảo Hà.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 2

Nhiều người đến miếu Bảo Hà vì tò mò muốn được chiêm ngưỡng bức tượng có thể chuyển động đứng lên, ngồi xuống.

Nhiều du khách thập phương khi ghé thăm nơi đây không bỏ lỡ cơ hội được chiêm ngưỡng bức tượng độc nhất vô nhị này. Bức tượng tạc nét mặt khôi ngô, có hồn như người thật, vai khoác hoàng bào, tay cầm văn tự ngồi trên ngai, có thể đứng lên nhẹ nhàng rồi lại ngồi xuống từ từ như người thật.

Qua tìm hiểu được biết, bí mật sự chuyển động này nằm ở cánh cửa bên phải điện thờ với hệ thống truyền lực kéo - đẩy nối giữa cánh cửa với tượng. Khi mở cánh cửa thì bức tượng dần đứng lên nhưng khi khép cửa lại thì bức tượng lại trở về tư thế ngồi ban đầu.

Bức tượng là sự sáng tạo tài tình của cha ông, kết hợp khéo léo giữa nghệ thuật tạc tượng và nghệ thuật múa rối. Những nghệ nhân xưa đã sử dụng cách chuyển động trong múa rối để "thổi hồn" vào bức tượng tạo nên sự kỳ lạ, độc đáo.

Cận cảnh bức tượng đứng lên, ngồi xuống như người thật trong ngôi miếu cổ.

Bức tượng độc đáo này là "của hiếm" ở Việt Nam. Người dân địa phương coi đây là một báu vật và luôn bày tỏ niềm tự hào khi sở hữu một cổ vật là tinh hoa của làng nghề tạc tượng truyền thống.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bức tượng đứng lên, ngồi xuống đầu tiên đã bị phá hỏng khá nặng, hiện được lưu giữ trong hậu cung của miếu nhưng được che vải đỏ, bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ những vị chức sắc quan trọng của địa phương mới được lại gần. Sau này, dân làng quyết định tạc thêm một tượng Đức Linh Lang Đại vương giống với pho tượng cũ để cho mọi người chiêm bái như hiện nay.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 3

Một bức tượng tạc Đức Linh Lang Đại vương thờ ở bên ngoài được đánh giá vô cùng tinh xảo, đẹp mắt.

Theo thần phả, Linh Lang là con vua Lý Thánh Tông sinh năm Giáp Thìn (1064), được đặt tên là Hoằng Chân. Linh Lang được sinh ra tại làng Trị Chợ, Thủ Lệ (quận Ba Đình, Hà Nội ngày nay). Khi giặc Tống xâm lược nước ta, hoàng tử đã cầm quân chống giặc.

Trong một đợt hành quân, ngài đã tới trang Linh Động (làng Bảo Hà ngày nay) dựng đồn binh, luyện tập binh sĩ, tuyển mộ quân. Lúc ngài mất, dân làng xây miếu thờ ngay trên nền đồn binh xưa. Các triều đại sau như Cảnh Thịnh, Tự Đức, Duy Tân và Khải Định đều phong sắc cho ngài là thượng đẳng thần, còn dân làng Bảo Hà tôn ngài là thành hoàng và tạc tượng thờ.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 4

Dân làng Bảo Hà suy tôn Đức Linh Lang Đại vương là thành hoàng làng.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 5

Miếu Bảo Hà còn lưu giữ nhiều cổ vật quý là tinh hoa của làng nghề tạc tượng lâu đời.

Tạc đàn voi từ… 7 hạt gạo nếp

Miếu Bảo Hà là một trong những di tích ở xã Đồng Minh còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc qua nhiều thế hệ của người Linh Động, Hà Cầu xưa. Năm 1991, miếu Bảo Hà được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Ngôi miếu do chính bàn tay của những người thợ tài hoa của làng ở thế kỷ 13 chạm trổ có hoa văn tinh xảo, đẽo tạc những bức tượng đẹp được lưu giữ hàng trăm năm qua. Tổ nghề tạc tượng làng Bảo Hà là cụ Nguyễn Công Huệ.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 6

Cụ Tổ làng nghề tạc tượng Nguyễn Công Huệ phối thờ trong miếu Bảo Hà.

Tương truyền, cụ Huệ từng bị giặc Minh bắt đi phục dịch ở Quan Xưởng (Trung Quốc). Trong thời gian đó, cụ đã chú tâm học nghề chạm khắc, sơn mài và châm cứu. Đến đời vua Lê Nhân Tông, cụ Huệ trở về quê và dạy nghề tạc tượng cho dân làng.

Những người thợ tạc tượng Bảo Hà xuất sắc như cụ Hoàng Đình Ức, được phong chức Cục phó Cục Tạc tượng, tước Nam vào năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771), Diệu nghệ bá Tô Phú Luật và phải kể đến Kỳ tài hầu Tô Phú Vượng, người gắn liền với giai thoại "7 hạt gạo nếp tạc thành đàn voi".

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 7

Sắc phong cho cụ Tô Phú Vượng, hậu duệ của cụ Tổ Nguyễn Công Huệ.

Tương truyền, vua Lê Cảnh Hưng đã vời ông Vượng vào cung tạc ngai vàng. Sau khi tạc xong ngai vàng, ông sung sướng đã tạo ra một kiệt tác nên ngồi thử. Bị thái giám phát hiện và tâu với nhà vua, ông Vượng bị khép tội "khi quân phạm thượng", nhốt vào ngục tối chờ ngày xử trảm.

Sống trong ngục mấy hôm, ông Vượng cảm thấy buồn tẻ, nhìn những cọng rơm nếp còn sót lại một vài hạt thóc nên đã bóc, chuốt 7 hạt gạo nếp thành 7 con voi với các tư thế khác nhau. Chuyện về đàn voi tí hon truyền đi khắp nơi, nhà vua biết chuyện, cảm phục cái tài của người thợ tạc tượng tài hoa, đã quyết định tha bổng, phong ông Tô Phú Vượng tước Kỳ tài hầu và cho về quê mở mang, lưu truyền nghề nghiệp.

Rất nhiều những bức tượng đẹp trong các ngôi chùa như chùa Mía, chùa Thầy (Hà Nội) tương truyền là do những người thợ tài ba làng Bảo Hà sáng tạo ra. Ngày nay, nhiều hộ dân làng Bảo Hà vẫn lưu giữ nghề tạc tượng, làm con rối mà cha ông để lại.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 8

Các bức tượng do nghệ nhân làng Bảo Hà tạc mang nét riêng biệt rất độc đáo, ấn tượng so với các nơi khác.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 9

Trong miếu còn có một giếng nước hình bán nguyệt được gọi là "mắt rồng". Thời xưa, nếu thả quả bưởi xuống giếng, quả bưởi có thể trôi xa ra tận sông Vĩnh Trinh cách khoảng 500m phía trước miếu. Nhưng hiện nay, do người dân xây nhà nhiều, nên thả quả bưởi chỉ còn trôi xa khoảng 30-40m ra đến cái hồ trước cửa miếu.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 10

Người dân địa phương tự hào và gìn giữ di tích hàng trăm tuổi miếu Bảo Hà.

Bảo dưỡng ô tô: Nên vào đại lý chính hãng hay garage ngoài?******

Kỳ nghỉ lễ đang đến gần, nhiều người sở hữu ô tô chú ý đến việc chăm sóc, bảo dưỡng "xế cưng" để góp phần cho chuyến đi suôn sẻ, đảm bảo an toàn. Nhu cầu bảo dưỡng ô tô gia tăng, khiến không ít chủ xe băn khoăn nên vào xưởng dịch vụ chính hãng hay ra garage bên ngoài để bảo dưỡng ô tô.

Nhiều người băn khoăn nên vào xưởng dịch vụ chính hãng hay ra garage bên ngoài để bảo dưỡng ô tô.

Nhiều người băn khoăn nên vào xưởng dịch vụ chính hãng hay ra garage bên ngoài để bảo dưỡng ô tô.

Bá Hùng

Hiện tại, bên cạnh hệ thống đại lý bán hàng nhiều hãng ô tô tại Việt Nam cũng mở rộng mạng lưới xưởng dịch vụ bảo dưỡng chính hãng để phục vụ nhu cầu của khách mua xe. Bên cạnh đó, các gara không chính hãng chuyên sửa chữa, bảo dưỡng ô tô cũng mọc lên ngày càng nhiều.

Xưởng dịch vụ chính hãng mang đến sự an tâm nhưng chi phí cao, chờ đợi lâu

Khi được hỏi nên bảo dưỡng, chăm sóc ô tô ở đâu, nhiều người thường đưa ra lời khuyên đưa xe vào các xưởng dịch vụ chính hãng. Đặc biệt, với các chủ xe không rành về ô tô hoặc lần đầu sử dụng ô tô cũng chọn phương án mang xe vào xưởng dịch vụ chính hãng để bảo dưỡng. Theo hầu hết các chủ xe chọn phương án này, với mạng lưới rộng lớn, dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp, phụ tùng chính hãng… việc chọn bảo dưỡng ô tô tại xưởng dịch vụ chính hãng giúp họ yên tâm hơn.

Bảo dưỡng ô tô: Nên vào đại lý chính hãng hay garage ngoài?- Ảnh 2.

Với mạng lưới rộng lớn, dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp, phụ tùng chính hãng… việc chọn bảo dưỡng ô tô tại xưởng dịch vụ chính hãng giúp chủ xe an tâm hơn

Bá Hùng

Bên cạnh đó, với việc tuân theo tiêu chuẩn toàn cầu của hãng xe, các xưởng dịch vụ chính hãng thường được trang bị đầy đủ các loại máy móc, đội ngũ tư vấn, kỹ thuật viên được đào tạo bài bản cùng sự minh bạch, rõ ràng trong khâu sửa chữa, thay thế phụ tùng… Do đó, phương án sửa chữa cũng tốt hơn.

Đặc biệt, nếu mua xe ô tô sử dụng sau một thời gian, việc bảo dưỡng tại các xưởng dịch vụ chính hãng cũng giúp đảm bảo chính sách bảo hành cho xe, cũng như không phải lo lắng về nguồn gốc, chất lượng phụ tùng, linh kiện thay thế.

Bảo dưỡng ô tô: Nên vào đại lý chính hãng hay garage ngoài?- Ảnh 3.

Việc bảo dưỡng tại các xưởng dịch vụ chính hãng cũng giúp đảm bảo chính sách bảo hành cho xe

Bá Hùng

Tuy nhiên, việc bảo dưỡng ô tô tại các xưởng dịch vụ chính hãng cũng tồn tại một vài hạn chế khiến chủ xe cảm thấy không được thoải mái. Thứ nhất, vào mỗi dịp cuối tuần hay trước các kỳ nghỉ lễ, lượng xe bảo dưỡng tại các xưởng dịch vụ chính hãng khá đông, nên chủ xe phải chờ đợi lâu. Dù hiện nay, nhiều hãng đã triển khai dịch vụ nhận xe tại nhà để mang vào xưởng bảo dưỡng nhưng việc chờ đợi lâu cũng mang đến bất tiện cho chủ xe. Thứ hai, việc bảo dưỡng theo quy định, tiêu chuẩn riêng nên nhiều khi có những chi tiết có thể sửa chữa hoặc tái sử dụng cũng bị bắt buộc thay thế.

Chính vì vậy, cùng một chiếc ô tô nhưng chi phí bảo dưỡng tại xưởng dịch vụ chính hãng thường cao hơn các đại lý, gara bên ngoài khoảng 15 - 20%

Garage giúp tiết kiệm chi phí, nhanh chóng nhưng phân vân nguồn gốc phụ tùng thay thế

Với các garage ngoài chuyên sửa chữa ô tô vì lượng xe đến bảo dưỡng không quá đông như xưởng dịch vụ chính hãng, chính vì vậy thời gian bảo dưỡng sửa chữa thường nhanh hơn, tiết kiệm thời gian cho chủ xe, nhất là vào thời điểm cận kỳ nghỉ lễ.

Bảo dưỡng ô tô tại garage thường nhanh hơn, tiết kiệm thời gian cho chủ xe, nhất là vào thời điểm cận kỳ nghỉ lễ

Bảo dưỡng ô tô tại garage thường nhanh hơn, tiết kiệm thời gian cho chủ xe, nhất là vào thời điểm cận kỳ nghỉ lễ

Bá Hùng

Bên cạnh đó, với một số chi tiết, bộ phận sau khi được tư vấn chủ xe có thể lựa chọn giữa việc thay thế mới hoặc garage đưa ra phương án sửa chữa, thậm chí chủ xe có thể tự đặt phụ tùng để garage hỗ trợ thay thế, lắp đạt. Cách làm này, tiềm ẩn rủi ro tuy nhiên một số chủ xe vẫn lựa chọn để tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích kể trên, việc bảo dưỡng ô tô tại các garage cũng tiềm ẩn không ít rủi ro lớn về bảo hành, chất lượng phụ tùng và tay nghề người thợ.

Như vậy, các xưởng dịch vụ chính hãng hay garage ngoài đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Vì vậy, tùy vào nhu cầu, sự thuận tiện hay chi phí… chủ xe nên tính toán lựa chọn địa điểm phù hợp để chăm sóc, bảo dưỡng xe.

Bảo dưỡng ô tô: Nên vào đại lý chính hãng hay garage ngoài?- Ảnh 5.

Tùy vào nhu cầu, sự thuận tiện hay chi phí… mỗi chủ xe nên tính toán lựa chọn địa điểm phù hợp để chăm sóc, bảo dưỡng xe

Bá Hùng

Nếu không rành về ô tô và để yên tâm hơn về chất lượng, phụ tùng thay thế… nên chọn xưởng dịch vụ chính hãng để bảo dưỡng xe. Ngược lại, nếu muốn tiết kiệm thời gian, chi phí và thoải mái lựa chọn phụ tùng, linh kiện… có thể mang xe đến garage ngoài để bảo dưỡng.

Yêu cầu cấm xe cỡ lớn trên cao tốc Cam Lộ******

Trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Cục Đường bộ Việt Nam cho biết cục đã thống nhất phương án cấm xe cỡ lớn lưu thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn từ ngày 4/4.

Cục Đường bộ yêu cầu Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh và Khu quản lý đường bộ II tổ chức phân luồng trước ngày 4/4. Các đơn vị phải bổ sung biển báo trên tuyến và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về kế hoạch phân luồng.

Yêu cầu cấm xe cỡ lớn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn từ 4/4 - 1

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn (trái) và quốc lộ 1 (phải).

Đồng thời, các đơn vị tiếp tục rà soát, tiếp thu ý kiến để đưa nội dung điều chỉnh phù hợp vào phương án tổ chức giao thông nếu cần thiết.

Trước đó, ngày 27/3, Cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan đơn vị để bàn phương án giảm tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Tại cuộc họp, các ý kiến của đại diện Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, PMU đường Hồ Chí Minh và Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đều đi tới thống nhất cần cấm xe cỡ lớn đi vào cao tốc.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy xe tải cỡ lớn đang gây ra nhiều phiền toái trong việc vận hành cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Do địa hình cao tốc nhiều đèo dốc, ban đêm có sương mù, xe tải cỡ lớn thường chạy dưới cả tốc độ tối thiểu (có thời điểm chỉ chạy 35-40km/h, trong khi tốc độ tối thiểu quy định là 60km/h). 

Yêu cầu cấm xe cỡ lớn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn từ 4/4 - 2

Mẫu biển cấm sẽ được lắp trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn (Ảnh: Ngọc Tân).

Trên cơ sở đó, Tư vấn đã đề xuất xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên sẽ lưu thông trên quốc lộ 1 thay vì đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Nếu lệnh cấm này được thực thi, cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ giảm được 3.477 xe tiêu chuẩn/ngày đêm.

lv88 bet

Xác minh tài xế ô tô BMW "phô diễn" drift ngay trung tâm TPHCM******

Ngày 26/4, mạng xã hội xuất hiện 2 đoạn clip ghi lại cảnh ô tô thực hiện động tác drift tại trung tâm TPHCM.

Qua tìm hiểu, vụ việc xảy ra tại nút giao đường Nguyễn Công Trứ - Hồ Tùng Mậu, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1. 

Xác minh tài xế ô tô BMW phô diễn drift ngay trung tâm TPHCM - 1

Ô tô BMW drift ngay trung tâm TPHCM (Ảnh: Cắt từ clip)

Theo clip, tài xế điều khiển ô tô hiệu BMW, màu đỏ, biển số TPHCM thực hiện động tác drift ngay tại tuyến đường nói trên vào buổi tối. Cuối đoạn clip là hình ảnh cô gái đội nón giống đồng phục của lực lượng công an. Cả hai đoạn clip ngắn được đăng tải trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Instagram.

Trao đổi với phóng viên, đại diện Đội CSGT-TT Công an quận 1 cho biết đã nắm được thông tin, đơn vị đang xác minh, làm rõ.

Xác minh tài xế ô tô BMW phô diễn drift ngay trung tâm TPHCM - 2

Khu vực tài xế ô tô thực hiện động tác drift (Ảnh: Hoàng Hướng).

Drift là một kỹ thuật lái xe mà trong đó người lái xe cố tình làm thừa lái trong khi vẫn có thể điều khiển được chiếc xe theo hướng mong muốn ở tốc độ cao, nhưng lại gây ra sự trượt bánh sau.

Sắp trình Quốc hội dự án cao tốc hơn 25.500 tỷ, thu phí trong 18 năm******

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp chiều 17/4.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết tuyến Gia Nghĩa - Chơn Thành thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây. Đây là trục giao thông quan trọng, kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và TPHCM.

"Đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, tạo không gian phát triển mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên", ông Thắng nói.

Khả thi khi có nguồn vốn Nhà nước tham gia

Theo quy hoạch, cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành có quy mô 6 làn xe. Giai đoạn phân kỳ đầu tư, dự án có chiều dài khoảng 128,8 km (đi qua địa phận tỉnh Đắk Nông 27,8km; qua địa phận tỉnh Bình Phước 101km), quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, giải phóng mặt bằng một lần 6 làn xe.

Sắp trình Quốc hội dự án cao tốc hơn 25.500 tỷ, thu phí trong 18 năm - 1

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng (Ảnh: Phạm Thắng).

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án này khoảng 25.540 tỷ đồng, gồm 12.770 tỷ đồng vốn Nhà nước và 12.770 tỷ đồng vốn do nhà đầu tư thu xếp.

Thẩm tra dự án này, Ủy ban Kinh tế đề nghị phân tích rõ hơn các chi phí thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đặc biệt chi phí liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lúa của dự án.

Cơ quan thẩm tra cũng lưu ý vốn do nhà đầu tư thu xếp chiếm 50% sơ bộ tổng mức đầu tư dự án, Chính phủ cần thống nhất chặt chẽ với nhà đầu tư quan tâm trong việc thu xếp vốn cho dự án, tránh phải điều chỉnh chủ trương từ đầu tư theo phương thức đối tác công - tư sang đầu tư công.

Làm rõ thêm, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh đây là dự án có nguồn vốn rất lớn, để đảm bảo lộ trình giải phóng mặt bằng xong trong năm 2024, triển khai năm 2025 và hoàn thành năm 2026, cũng là vấn đề.

Ông Thắng nêu 2 yếu tố sẽ tác động mạnh mẽ đến tiến độ dự án, là công tác giải phóng mặt bằng và hồ sơ mỏ vật liệu xây dựng.

Trong đó, về công tác giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng Thắng đề nghị sau khi Quốc hội thông qua chủ trương, các địa phương khẩn trương lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chuẩn bị kỹ các điều kiện, tránh bị tác động khi thực hiện.

Ví dụ, giải phóng mặt bằng cần rà soát quy hoạch, chuẩn bị quỹ đất sạch xây dựng các khu tái định cư vì theo kinh nghiệm, các dự án chậm do không kịp xây dựng quy hoạch và các khu tái định cư, dẫn đến khi triển khai mất rất nhiều thời gian.

Về hồ sơ mỏ vật liệu xây dựng, phải xác định cụ thể nguồn cung cấp vật liệu cho dự án ngay trong báo cáo nghiên cứu khả thi, đánh giá kỹ về trữ lượng, điều kiện khai thác, rà soát kỹ vướng mắc về thủ tục khai thác mỏ để chủ động tháo gỡ nhằm đảm bảo đủ nguồn nguyên vật liệu thi công.

Sắp trình Quốc hội dự án cao tốc hơn 25.500 tỷ, thu phí trong 18 năm - 2

Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 17/4 (Ảnh: Phạm Thắng).

Về việc đầu tư dự án theo phương thức PPP, ông Thắng khẳng định "dự án này tương đối khả thi và tương đối tốt vì có phần Nhà nước tham gia vào"

Hiện nay, phương án tài chính, thu hồi vốn khoảng 18 năm. Đây là khoảng thời gian mà các nhà đầu tư rất thích, vì từ trước đến nay, các dự án BOT chủ yếu thu hồi vốn trên 20 năm.

Sẽ đánh giá lưu lượng và doanh thu của các dự án BOT để tính toán

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh dẫn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho thấy có 2 dự án BOT song hành với dự án là dự án BOT Cầu 38 - thị xã Đồng Xoài và dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 14 đoạn Km817 - Km887, tỉnh Đắk Nông.

Theo ông, dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành được đầu tư sẽ làm giảm doanh thu và thay đổi phương án tài chính dự kiến ban đầu của các dự án trên. Do đó, cần bổ sung giải pháp cụ thể đối với dự án để Quốc hội có cơ sở xem xét, quyết định.

Sắp trình Quốc hội dự án cao tốc hơn 25.500 tỷ, thu phí trong 18 năm - 3

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh (Ảnh: Phạm Thắng).

Phân tích tác động của dự án đến các dự án giao thông BOT, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành song hành với quốc lộ 14 hiện hữu và trên quốc lộ 14 có 2 dự án BOT đang khai thác.

"Khi cao tốc này đi vào khai thác, việc chia sẻ lưu lượng là đương nhiên. Nhưng dự án này cũng là dạng thu phí, nên khi dự án đi vào vận hành, Bộ GTVT sẽ phối hợp địa phương đánh giá lưu lượng, doanh thu của 2 dự án BOT để đề xuất theo hướng kéo dài thời gian thu phí nếu tài chính sụt giảm trong phạm vi cho phép, hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền bổ sung vốn Nhà nước tham gia dự án BOT, đảm bảo hiệu quả tài chính của dự án", theo ông Thắng.

Kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 7.

Theo quy hoạch, mạng lưới đường bộ cao tốc gồm 41 tuyến với tổng chiều dài khoảng 9.014km.

Cả nước hiện đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường cao tốc, đang xây dựng 1.600km, chuẩn bị đầu tư khoảng 1.267km. Trong đó tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2025.

Đề xuất cấm kinh doanh bảo vật quốc gia và bán cổ vật ra nước ngoài******

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi, sáng 17/4.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết dự thảo luật có 9 chương, 102 điều, tăng 2 chương và 29 điều so với luật hiện hành.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi quy định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng được chuyển nhượng thông qua mua bán dân sự, trao đổi, tặng cho, thừa kế ở trong nước.

Đề xuất cấm kinh doanh bảo vật quốc gia và bán cổ vật ra nước ngoài - 1

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng (Ảnh: Hồng Phong).

Tuy nhiên, dự thảo luật cũng nêu rõ "bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng bị cấm kinh doanh mua bán theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư".

Ngoài ra, dự thảo luật cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật nhằm tránh mất mát di sản văn hóa ra nước ngoài.

Thẩm tra sơ bộ nội dung này, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tiếp tục rà soát, quy định chặt chẽ, đặc biệt làm rõ nội hàm "chuyển nhượng", "mua bán", "kinh doanh" để tránh có nhiều cách hiểu khác nhau.

Đề xuất cấm kinh doanh bảo vật quốc gia và bán cổ vật ra nước ngoài - 2

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại phiên họp (Ảnh: Hồng Phong).

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết trong cơ quan thẩm tra, có ý kiến cho rằng quy định không được kinh doanh đối với bảo vật quốc gia là giới hạn quyền sở hữu tài sản của công dân theo Bộ luật Dân sự, bởi Bộ Luật Dân sự quy định quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt.

"Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu quy định để bảo đảm thống nhất với Bộ luật Dân sự", ông Vinh nói.

Một điểm mới được đề cập trong dự thảo luật, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, là quy định thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa. Đây là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách nhằm hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa chưa được ngân sách Nhà nước đầu tư, hỗ trợ hoặc đầu tư chưa đầy đủ.

Nguồn tài chính của quỹ được hình thành trên cơ sở viện trợ, tài trợ, hỗ trợ, tặng cho của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách Nhà nước.

Cơ quan thẩm tra đề nghị cân nhắc việc thành lập quỹ này, bởi thực tế, khi thông qua luật, Quốc hội đã bãi bỏ một số quỹ được lập theo các luật chuyên ngành, như: Quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV; Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh; Quỹ phòng, chống tác hại rượu bia…

Đề xuất cấm kinh doanh bảo vật quốc gia và bán cổ vật ra nước ngoài - 3

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng (Ảnh: Hồng Phong).

Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị rà soát dự thảo luật để bảo đảm phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước.

Dự thảo luật quy định "việc sử dụng, khai thác di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân tạo ra nguồn thu cho Nhà nước phải theo quy định của luật này và pháp luật khác có liên quan; được giữ lại một phần để sử dụng trực tiếp trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa".

"Chúng tôi rất chia sẻ nhu cầu cần phải có nguồn kinh phí để đảm bảo việc quản lý, phát huy giá trị của di sản văn hóa. Nhưng điều này không phù hợp với Luật ngân sách Nhà nước", ông Tùng nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật phân tích, Luật Ngân sách Nhà nước quy định mọi khoản thu từ thuế, phí và các khoản khác đều phải nộp vào ngân sách, không được giữ một phần khoản thu để chi.

Góp ý vào dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh phải coi di sản văn hóa là nguồn lực để bảo tồn, phát huy.

Ông nêu quan điểm cần nghiên cứu bổ sung chủ trương, chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa, thị trường văn hóa, số hóa di sản văn hóa, hợp tác công tư phát triển văn hóa và kinh tế về văn hóa.

Đề xuất cấm kinh doanh bảo vật quốc gia và bán cổ vật ra nước ngoài - 4

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp (Ảnh: Hồng Phong).

Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần rà soát lại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư cùng một số cơ chế chính sách thí điểm cho địa phương, nhằm thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn lực cho bảo tồn, phát triển văn hóa.

Ông Huệ dẫn chứng ở một số địa phương, di sản văn hóa chưa khai thác hết. Ví dụ ở Huế, một số di tích nếu có nguồn lực tư nhân đầu tư theo định hướng của Nhà nước sẽ vừa phát huy, vừa bảo tồn được di sản.

Theo dự kiến, Dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5 tới.

Phó thủ tướng ghi sổ tang tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố tại Nga******

Ghi trong sổ tang tại Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà viết: "Chúng tôi hết sức bàng hoàng khi nhận được thông tin về vụ tấn công khủng bố dã man xảy ra tại Trung tâm thương mại Crocus City Hall, tỉnh Moscow, Liên bang Nga, ngày 22.3.2024 cướp đi sinh mạng của nhiều thường dân vô tội.

Phó thủ tướng ghi sổ tang tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố tại Nga- Ảnh 1.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ghi sổ tang tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố tại Nga

THẢO PHẠM

Thay mặt Chính phủ, nhân dân Việt Nam và nhân danh cá nhân tôi, xin chân thành gửi đến Chính phủ và nhân dân Nga cùng gia đình các nạn nhân lời thăm hỏi và chia buồn sâu sắc nhất.

Việt Nam lên án mạnh mẽ hành vi tấn công khủng bố dưới mọi hình thức và tin tưởng rằng những kẻ thủ ác sẽ bị trừng trị thích đáng.

Chúng tôi mong gia đình các nạn nhân sớm vượt qua nỗi đau và mất mát này, những người bị thương sớm bình phục, mong người dân và đất nước Nga luôn bình an, phát triển".

Cùng ngày, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thay mặt lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam đến ghi sổ tang, chia buồn cùng đất nước và người dân Nga.

Phó thủ tướng ghi sổ tang tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố tại Nga- Ảnh 2.

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thay mặt lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam đến ghi sổ tang

THẢO PHẠM

Vụ tấn công khủng bố xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall trong Trung tâm thương mại Crocus ở Krasnogorsk, vùng Moscow, tối 22.3. Theo dữ liệu mới nhất từ các cơ quan chức năng của Nga, vụ tấn công khủng bố đã khiến 137 nạn nhân thiệt mạng và 182 người khác bị thương; số nạn nhân thiệt mạng còn có nguy cơ tăng lên. Các nạn nhân tử vong do trúng đạn hoặc hít phải khói độc khi nhóm khủng bố phóng hỏa.

Ngày 23.3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện chia buồn đến Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi điện chia buồn đến Chủ tịch Hội đồng liên bang Quốc hội Nga Valentina Matvienko và Chủ tịch Duma quốc gia Quốc hội Nga Vyacheslav Volodin.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng gửi điện chia buồn đến Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Thêm lựa chọn cho nhà sáng tạo nội dung tại PLASE Show 2024******

Sáng tạo nội dung số ngày càng phát triển và trở thành một nghề cụ thể tại Việt Nam. Do đó, nhu cầu đầu tư trang thiết bị phục vụ công việc cũng tăng cao. Nắm bắt được xu thế đó, nhiều hãng sản xuất thiết bị âm thanh chuyên nghiệp đã bổ sung dòng sản phẩm riêng cho người hoạt động trong lĩnh vực này trên thị trường.

PLASE Show lần 10 khai mạc ngày 26.4 tại Hà Nội

PLASE Show lần 10 khai mạc ngày 26.4 tại Hà Nội

Anh Quân

Tại triểm lãm âm thanh, ánh sáng chuyên nghiệp PLASE Show đang diễn ra ở sân vận động Mỹ Đình, Hà nội (từ ngày 26 - 28.4), một số đơn vị tham gia đã giới thiệu dòng sản phẩm nhắm đến tập người dùng cá nhân, tổ chức quy mô nhỏ, phục vụ cho nhu cầu làm vlogger, sáng tạo nội dung trực tuyến...

Bên cạnh đó, sự kiện vẫn quy tụ các thương hiệu đình đám thế giới như: JBL, Shure, Yamaha, Bose Professional, Nexo, RCF, Powersoft, Coda, DMX, Reggere, HZ song song với các thương hiệu Việt như Fill Acoustic, VinaKTV, Việt KTV, Gsound…

Các thiết bị âm thanh, ánh sáng kích thước nhỏ gọn nhắm tới nhóm nhà sáng tạo nội dung cá nhân

Các thiết bị âm thanh, ánh sáng kích thước nhỏ gọn nhắm tới nhóm nhà sáng tạo nội dung cá nhân

Anh Quân

PLASE Show là một sự kiện chuyên ngành âm thanh, ánh sáng phục vụ sân khấu ca nhạc, hội trường chức năng, karaoke… được tổ chức thường niên 1 năm 2 lần tại TP.HCM và Hà Nội. Ở lần thứ 10 tổ chức, triển lãm có quy mô 79 khu trưng bày từ 80 nhà phân phối và sản xuất. Một phần không thể thiếu là sự xuất hiện của 22 dàn loa treo (line array full range), mỗi line dự kiến có trọng lượng từ 400 kg đến 1 tấn nhằm phô diễn sức mạnh đặc thù của dòng sản phẩm này.

Dàn loa ngoài trời nặng hàng chục tấn sẽ phô diễn sức mạnh ở không gian ngoài trời

Dàn loa ngoài trời nặng hàng chục tấn sẽ phô diễn sức mạnh ở không gian ngoài trời

Anh Quân

Trong suốt sự kiện, các đợt trình diễn sẽ luân phiên từng thương hiệu trên dàn loa treo ngoài trời cũng như tại các khu trưng bày, nhằm tạo sự tập trung cho khách tham quan và tạo ra xu hướng mới trong việc thưởng thức âm nhạc đối với các sự kiện âm thanh cũng như giới thiệu thiết bị chuyên nghiệp và hiệu quả.

Mưa đá xuất hiện ở Cao Bằng và Bắc Kạn******

Tối 21/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Ma Thị Huyền Linh, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng cho biết, khoảng 16h hôm nay, mưa đá xuất hiện tại một số địa phương của tỉnh như huyện Trùng Khánh, huyện Hòa An và TP Cao Bằng.

Mưa đá xuất hiện ở Cao Bằng và Bắc Kạn - 1

Mưa đá xuất hiện tại Cao Bằng (Ảnh: Cao Bằng Hóng).

Theo bà Linh, những cơn mưa mang theo viên đá có kích thước từ 1,5 đến 2,5cm và kéo dài trong khoảng 10 phút.

"Trận mưa đá không gây thiệt hại về người, chúng tôi đang cho thống kê về tài sản thiệt hại", bà Linh nói.

Mưa đá xuất hiện ở Cao Bằng và Bắc Kạn - 2

Những viên đá có kích thước từ 1,5 đến 2,5cm (Ảnh: Cao Bằng Hóng).

Còn tại tỉnh Bắc Kạn, mưa đá cũng xuất hiện ở huyện Ngân Sơn.

Trước đó, khoảng 3h cùng ngày, cháu Giàng Thị M. (5 tuổi, ở xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) đang nằm ngủ trong nhà cùng bố mẹ, bất ngờ căn nhà bị đổ sập, khiến cháu M. tử vong.

Theo lãnh đạo huyện Đồng Văn, nguyên nhân ban đầu được xác định, rạng sáng 21/4, trên địa bàn xã Sủng Trái xảy ra mưa to, gió lớn, khiến một cây xanh bị gãy, đổ đè lên căn nhà cháu M., và làm cháu M. tử vong.

Tối và đêm 21/4, nhiều nơi ở miền Bắc tiếp diễn tình trạng mưa rào kèm dông, cục bộ mưa lớn với lượng phổ biến 15-30mm, có nơi trên 50mm. Dù vậy, khu vực ít nguy cơ hứng chịu dông lốc mạnh như đêm 20/4, xác suất mưa khoảng 40-60%. 

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết ngày 22/4, miền Bắc tiếp tục oi nóng, nắng ráo. Riêng Tây Bắc Bộ vẫn nắng nóng với mức nhiệt cao nhất 35-37 độ C. Mưa dông vẫn có nguy cơ xuất hiện về chiều tối và đêm.

【biên tập】Gia Phan
tuyên bố đặc biệt:

Bản quyền của tất cả các tác phẩm trên trang web này được đánh dấu "Nguồn: China People's Media" thuộc về China People's Media. Các tác phẩm trên không được phép sao chép, trích đoạn hoặc sử dụng theo cách khác mà không được phép. Nếu tác phẩm đã được trang web này cấp phép thì tác phẩm đó phải được sử dụng trong phạm vi được cấp phép và ghi rõ "Nguồn: China People's Media". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước trang web này theo quy định của pháp luật.

tin nóng hổi