Tin tức: 0791-86849275 Quảng cáo: 0791-86847125 Đóng góp: [email protected]
 

vị trí hiện tại của bạn: Nền tảng công nghệ tích hợp truyền thông Mạng Văn minh Việt Nam  >  Xây dựng nền văn minhXây dựng nền văn minh  >  Xây dựng nền văn minh

xổ số đài kiên giang hôm nay_one88 trò chơi xanh chín đáng tin

cách bắt cầu chuẩn

{time   Tác giả: Hào Không  Chỉnh sửa: Hồng Đỗ   Nguồn: Nhật báo Giang Tây

  Cô gái Bỉ đến TP.HCM tìm mẹ ruột: Cầm kết quả xét nghiệm ADN, Clara bật khóc******

Hy vọng sau bài báo

Câu chuyện của Clara được đăng tải trên Báo Thanh Niênmới đây, qua bài viết Nàng Clara từ Bỉ đến TP.HCM tìm mẹ ruột sau 26 năm: 'Con về nhưng không thấy… mẹ', đã nhận được sự quan tâm lớn của bạn đọc.

Cô gái Bỉ đến TP.HCM tìm mẹ ruột: Cầm kết quả xét nghiệm ADN, Clara bật khóc- Ảnh 1.

Clara và vợ chồng anh Tim hồi hộp trước kết quả xét nghiệm ADN

CAO AN BIÊN

Ngay sau đó, anh Timothée Rousselin (còn gọi là Tim) và vợ, chị Eley Nhung Rousselin, những ân nhân đã giúp đỡ cô gái người Bỉ gốc Việt tìm mẹ từ những ngày đầu tiên, đã nhận được nhiều thông tin mà độc giả cung cấp.

"Một người đàn ông ở Đồng Nai đã chủ động liên hệ với Clara, nói rằng ông ấy rất có thể là cha của cô ấy. Ông ấy cho biết câu chuyện của Clara cũng có nhiều chi tiết tương tự như câu chuyện của ông năm xưa. Lúc nhìn hình ông, vợ chồng mình và Clara thấy có nhiều điểm giống, nhất là phần môi, mũi", chị Eley Nhung kể lại.

Sau đó, người đàn ông đi từ Đồng Nai lên TP.HCM, cùng cô gái Bỉ xét nghiệm ADN tại một trung tâm tại Q.3. Mọi người ai cũng hồi hộp mong chờ kết quả, hy vọng đó sẽ là một tin mừng.

Cô gái Bỉ gốc Việt tìm mẹ ruột: ‘Con không giận, chỉ muốn biết mẹ có hạnh phúc không?’

Cô gái Bỉ đến TP.HCM tìm mẹ ruột: Cầm kết quả xét nghiệm ADN, Clara bật khóc- Ảnh 2.
Cô gái Bỉ đến TP.HCM tìm mẹ ruột: Cầm kết quả xét nghiệm ADN, Clara bật khóc- Ảnh 3.

Giấy tờ nhận nuôi của Clara với những thông tin hiếm hoi về mẹ

CAO AN BIÊN

Tâm sự với phóng viên, Clara nói rằng cô về Việt Nam tìm gia đình ruột với những thông tin ít ỏi, bằng tên và tuổi của mẹ để lại mà cô không biết nó có chính xác hay không. Do đó, bất kỳ manh mối nào, dù là nhỏ nhất, cô cũng trân trọng và quyết làm sáng rõ để không đánh mất bất cứ cơ hội nào được đoàn tụ cùng tình thân máu mủ của mình.

Clara tên khai sinh là Huỳnh Thị Ánh Hoa, khóc chào đời lúc 9 giờ 35 phút ngày 4.12.1998 tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM). Bé gái Ánh Hoa được mẹ ruột sinh thường, khỏe mạnh, nặng khoảng 3 kg.

Khi đó, mẹ ruột khai tên Huỳnh Thị Lý, 22 tuổi (có thể sinh năm 1976). 3 ngày sau khi sinh, 7.12.1998, mẹ của chị không hiểu vì lý do gì bỗng biệt tăm khỏi bệnh viện. Sau đó, Ánh Hoa được chuyển đến Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em Q.Gò Vấp nuôi dưỡng. Sau đó, cô bé được một cặp vợ chồng người Bỉ nhận nuôi.

Có một thông tin quan trọng mà cha nuôi của Clara có được, nhưng không có trong hồ sơ nhận nuôi, rằng có thể mẹ của chị ở ấp Bình, xã Hòa Hưng, H.Cái Bè (Tiền Giang).

Kết quả ADN thế nào?

Chiều ngày 3.4, chúng tôi cùng nhau theo dõi khoảnh khắc Clara mở kết quả xét nghiệm ADN với người đàn ông ở Đồng Nai. Cô gái Bỉ gốc Việt nói rằng thời điểm này, cô hồi hộp, không biết phải diễn tả nó như thế nào, chỉ mong hành trình tìm lại nguồn cội của mình sẽ kết thúc ở đây, khi cô thực sự đã tìm lại gia đình ruột.

Cô gái Bỉ đến TP.HCM tìm mẹ ruột: Cầm kết quả xét nghiệm ADN, Clara bật khóc- Ảnh 4.

Kết quả xét nghiệm không như mong đợi

CAO AN BIÊN

Cô gái Bỉ đến TP.HCM tìm mẹ ruột: Cầm kết quả xét nghiệm ADN, Clara bật khóc

Tuy nhiên, không như mong đợi, kết quả xét nghiệm cho thấy Clara và người đàn ông không có quan hệ huyết thống cha - con. Thoáng buồn, Clara đọc thật kỹ kết quả, hy vọng rằng mình đã nhìn nhầm.

Sau đó, cô gái gọi điện thông báo cho người đàn ông. Dù mọi chuyện diễn ra không như mong đợi, nhưng Clara vẫn gửi đến ông những lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe, hy vọng ông một ngày sẽ đoàn tụ cùng con gái ruột của mình.

Trong sự an ủi của anh Tim, chị Nhung và mọi người có mặt tại quán cà phê lúc đó, Clara đã không giấu được xúc động mà bật khóc nức nở. Chị Eley Nhung cũng không kiềm được nước mắt.

Trước đó, với thật nhiều hy vọng, Clara từng nghĩ tới những viễn cảnh tươi đẹp nhất, khi được cùng người thân, ruột thịt đoàn tụ cùng nhau, cùng đi du lịch, khám phá Việt Nam, nguồn cội của mình.

"Phép màu phía trước"

"Không sao! Tôi vẫn sẽ tiếp tục hành trình của mình, dù nó có gian nan và hy vọng mong manh như thế nào đi nữa. Tôi sẽ không bỏ cuộc, tôi tin phép màu đang đợi tôi ở phía trước", cô gái Bỉ xúc động chia sẻ.

Cô gái Bỉ đến TP.HCM tìm mẹ ruột: Cầm kết quả xét nghiệm ADN, Clara bật khóc- Ảnh 5.
Cô gái Bỉ đến TP.HCM tìm mẹ ruột: Cầm kết quả xét nghiệm ADN, Clara bật khóc- Ảnh 6.
Cô gái Bỉ đến TP.HCM tìm mẹ ruột: Cầm kết quả xét nghiệm ADN, Clara bật khóc- Ảnh 7.

Gia đình của anh Tim và chị Eley Nhung đã trở thành những người bạn đặc biệt của Clara ở Việt Nam. Họ động viên, tiếp tục đồng hành cùng cô gái Bỉ trên hành trình sắp tới

CAO AN BIÊN

Có lẽ, Clara khóc, không hẳn chỉ vì kết quả không như mong đợi, mà còn là vì xúc động trước tình cảm, những lời an ủi, động viên mà mọi người dành cho mình. Chính những sự giúp đỡ chân tình, nồng hậu của những người bạn cô quen biết tại Việt Nam, chính là điều để lại cho cô gái những ấn tượng sâu sắc nhất trong suốt khoảng thời gian tìm mẹ ở TP.HCM.

Bên cạnh hành trình tìm mẹ, những ngày qua, Clara cũng có khoảng thời gian vui vẻ bên gia đình anh Tim và chị Eley Nhung. Các con nhỏ của anh chị cũng yêu mến và gắn bó với cô Clara.

Cô gái Bỉ về Việt Nam tìm mẹ, nhưng hành trình của Clara không đơn độc. Dẫu chưa tìm thấy được gia đình, nhưng Clara đã tìm thấy được những tình bạn đặc biệt ở đất nước quê hương mình. Điều đó đã tiếp tục tiếp thêm cho chị sức mạnh, niềm tin bước tiếp trên hành trình phía trước.

Liệu, phép màu có đang đợi Clara trên con đường sắp tới?

Ai có thông tin về gia đình ruột của Clara vui lòng liên hệ với chị Eley Nhung qua số điện thoại: 0326.523.798. Chúng tôi vô cùng biết ơn!


  Vi phạm đấu giá nhà đất 225m2 ở Hà Nội: Thực hiện nghiêm kết luận thanh tra******

Liên quan đến sự việc nhà đất 225,8m2 ở huyện Thanh Trì, Hà Nội bán đấu giá gần 4,5 tỷ đồng có nhiều vi phạm gây ồn ào dư luận, ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), cho biết đã chỉ đạo Cục Thi hành án dân sự Hà Nội và Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thanh Trì thực hiện nghiêm túc kết luận của Thanh tra Bộ Tư pháp.

"Tổng cục đã đôn đốc, chấn chỉnh việc xử lý, khắc phục các thiếu sót mà kết luận đã đưa ra", ông Lợi thông tin.

Vi phạm đấu giá nhà đất 225m2 ở Hà Nội: Thực hiện nghiêm kết luận thanh tra - 1

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Thắng Lợi (Ảnh: Trần Văn).

Trong khi đó, Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp Đặng Minh Quân nói đã nhận được đầy đủ báo cáo của đối tượng thanh tra và các cơ quan liên quan.

Thanh tra Bộ Tư pháp đang phối hợp với cơ quan thẩm quyền để tiếp tục xem xét, xử lý vụ việc theo đúng quy định pháp luật.

Trước đó, Dân tríphản ánh, bản án của tòa tuyên buộc ông Kim Xuân Quý, ông Kim Văn Quỳnh (anh em ruột, trú ở Thanh Trì, Hà Nội) phải trả nợ cho ngân hàng tổng số tiền trên 2,3 tỷ đồng. Nếu không trả được nợ, ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phát mại tài sản là nhà đất 225,8m2 của hai ông này tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì.

Năm 2021, Công ty Đấu giá hợp danh Trường Uy tổ chức đấu giá nhà đất nói trên; có hai khách hàng tham gia là ông Nguyễn Sỹ Hùng (trú tại TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) và ông Nghiêm Xuân Hải (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Kết quả, ông Nghiêm Xuân Hải trúng đấu giá với phiếu trả giá cao hơn, 4,497 tỷ đồng (cao hơn giá khởi điểm đúng 20 triệu đồng).

Ngày 12/4/2022, chấp hành viên có quyết định cưỡng chế giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho người mua trúng đấu giá.

Đến ngày 30/6/2023 chấp hành viên phối hợp với cơ quan chức năng giao tài sản cho ông Dương Văn Chuyên, đại diện theo ủy quyền của ông Nghiêm Xuân Hải.

Vi phạm đấu giá nhà đất 225m2 ở Hà Nội: Thực hiện nghiêm kết luận thanh tra - 2

Nhà đất 225,8m2 tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội được đấu giá năm 2021 với giá trúng gần 4,5 tỷ đồng (Ảnh: Lê Minh).

Sau khi chỉ ra các vi phạm trong quá trình đấu giá nhà đất này, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Diện yêu cầu chấp hành viên và Công ty Đấu giá hợp danh Trường Uy thực hiện thỏa thuận với người mua trúng đấu giá để hủy kết quả bán đấu giá.

Trường hợp không thỏa thuận được, ông Nguyễn Hồng Diện kiến nghị chấp hành viên khởi kiện ra tòa để hủy kết quả bán đấu giá và hủy hợp đồng mua bán tài sản đã được công chứng; thực hiện lại việc bán đấu giá nhà đất nói trên.

Thanh tra Bộ Tư pháp cũng đã xác minh và phát hiện các khách hàng tham gia đấu giá có dấu hiệu thông đồng, dàn xếp làm ảnh hưởng đến kết quả đấu giá nên sẽ chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục giải quyết.

  Vụ "xóa tên" quê hương Bà Chúa thơ Nôm: Đề xuất tên gọi mới******

Ngày 20/4, ông Trần Đức Hữu, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hậu (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), cho biết Tổ công tác của huyện đã có buổi làm việc với lãnh đạo 2 xã Quỳnh Hậu và Quỳnh Đôi về đặt tên cho 2 xã sau sáp nhập.

Trước đóm phương án ghép tên 2 xã sau sáp nhập thành xã Đôi Hậu nhận được nhiều ý kiến của người dân 2 xã và dư luận xã hội. Việc ghép tên cơ học khiến nhiều người lo ngại tên Quỳnh Đôi gắn liền với danh xưng quê hương Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương bị "xóa sổ".

Vụ xóa tên quê hương Bà Chúa thơ Nôm: Đề xuất tên gọi mới - 1

Xã Quỳnh Hậu là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và là 1 trong 6 xã văn hóa đầu tiên của tỉnh Nghệ An (Ảnh: Trần Hữu).

Theo ông Hữu, Quỳnh Hậu và Quỳnh Đôi chưa từng sáp nhập, không có tên chung trước đây. Trong khi đó, xã Quỳnh Đôi có làng Quỳnh Đôi, xưa thuộc tổng Phú Hậu. Có ý kiến dùng tên Phú Hậu khi sáp nhập nhưng không được phía Quỳnh Đôi đồng ý.

Phương án ghép tên hay lấy tên có yếu tố lịch sử không đi đến thống nhất, Tổ công tác của UBND huyện và đại diện chính quyền 2 xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Hậu quyết định sẽ chọn tên mới sau sáp nhập.

Tên mới phải có chữ Quỳnh, vừa là một phần tên của 2 xã, vừa được tách ra từ tên huyện Quỳnh Lưu.

Có 3 tên được đưa ra để hai bên bàn bạc, thống nhất, gồm Quỳnh Phú, Quỳnh An và Quỳnh Hương.

Theo lý giải, Quỳnh Phú có ý nghĩa giàu có, trù phú, với mong muốn sau khi sáp nhập, nhân dân 2 xã đoàn kết, xây dựng quê hương ngày càng giàu có, to đẹp. Tên xã Quỳnh Hương cũng có nghĩa là đẹp.

Còn xã Quỳnh An, có ý nghĩa là bình an, an yên, với mong muốn người dân 2 xã đoàn kết, xây dựng quê hương bình yên, phát triển. "Tên gọi này còn đặc biệt ở chỗ là ghép từ chữ Quỳnh của huyện Quỳnh Lưu và chữ An từ tên tỉnh Nghệ An", ông Hữu thông tin.

Vụ xóa tên quê hương Bà Chúa thơ Nôm: Đề xuất tên gọi mới - 2

Một góc làng Quỳnh Đôi, nơi nổi tiếng là làng khoa bảng của đất học xứ Nghệ (Ảnh: Làng Quỳnh Đôi).

Theo Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hậu, Tổ công tác UBND huyện Quỳnh Lưu cơ bản thống nhất với tên gọi Quỳnh An.

Phía xã Quỳnh Hậu đồng tình với phương án này và đề nghị UBND huyện báo cáo, đề xuất lên UBND tỉnh Nghệ An về tên gọi mới để đưa vào quy trình lấy ý kiến, vận động người dân chọn tên gọi Quỳnh An sau sáp nhập.

Trong khi đó, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Dân trí, ông Hồ Bảo Thông, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Đôi, cho biết "chưa có gì mới để thông tin" về tên gọi sau sáp nhập.

Theo Chủ tịch UBND xã Quỳnh Đôi, mặc dù hôm nay là thứ 7 nhưng địa phương vẫn tổ chức họp để bàn bạc về tên gọi sau sáp nhập.

Trước đó, đề xuất phương án về tên gọi của các đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập của huyện Quỳnh Lưu chưa được Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An chấp thuận.

Nguyên do là có sự thay đổi về tên gọi dự kiến sau sáp nhập so với phương án trước đó, trong đó ghép tên Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu thành tên Đôi Hậu có nhiều ý kiến băn khoăn từ dư luận. 

  Ngày hội thanh niên khởi nghiệp******

Đến dự có bà Hồ Thị Hoàng Yến, Quyền bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Nguyễn Thị Bé Mười, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực khởi nghiệp, kinh doanh...

Ngày hội thanh niên khởi nghiệp - Ảnh 1.

Lãnh đạo tham quan các gian hàng sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên

TRẦN MINH TRÍ

Phát biểu khai mạc ngày hội, chị Lâm Như Quỳnh, Bí thư Tỉnh đoàn nhấn mạnh: "Ngày hội thanh niên khởi nghiệp có ý nghĩa quan trọng vì khởi nghiệp là nguồn cảm hứng, giải pháp căn cơ để tuổi trẻ tham gia phát triển kinh tế địa phương, thực hiện khát vọng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà. Ngày hội vừa là cơ hội truyền thông khởi nghiệp, trang bị kiến thức, tư duy mới cho cán bộ, đoàn viên vừa là nơi để các dự án khởi nghiệp của thanh niên được các chuyên gia góp ý hướng tới ngày càng hoàn thiện".

Ngày hội thanh niên khởi nghiệp - Ảnh 2.

Chuyên gia tư vấn hoàn thiện các sản phẩm và định hướng để phát triển doanh nghiệp cho thanh niên

TRẦN MINH TRÍ

Chị Quỳnh cũng cho biết "Chuyển đổi xanh" là chủ trương lớn của tỉnh đồng thời cũng là xu thế phát triển cũng như chuyển đổi số nếu những người trẻ Bến Tre không kịp thời nắm bắt, học hỏi, tiên phong sẽ dẫn đến nguy cơ tụt hậu ngày càng xa.

Ngày hội thanh niên khởi nghiệp - Ảnh 3.

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tặng bằng khen cho các gương thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu

Ngày hội diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực và ý nghĩa như: Tọa đàm "Chuyển đổi xanh"; Hội thảo "Xu hướng làm giàu từ khởi nghiệp xanh ứng dụng tài nguyên bản địa"; Hội thảo "Khởi nghiệp du lịch xanh - Biến thách thức thành cơ hội"; Diễn đàn "Nghĩ khác và làm khác để bền vững". Đoàn viên, thanh niên tham gia trưng bày, thương mại hóa tại 15 gian hàng với nhiều sản phẩm khởi nghiệp tiêu biểu. Các gian hàng được các chuyên gia, nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện các sản phẩm và định hướng để phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới.

Tại ngày hội, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn còn phát động thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp trong thanh niên tại 100% các xã, phường, thị trấn với mục tiêu cung cấp cho thanh niên các kiến thức, kỹ năng và hỗ trợ thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, tạo môi tạo môi trường học hỏi, giao lưu và kết nối phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

Dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tặng bằng khen cho 18 cá nhân là gương thanh niên khởi nghiệp, sản xuất giỏi tiêu biểu; tặng quà cho 6 cá nhân xuất sắc trong phần trò chơi trực tuyến tìm hiểu chủ trương, chính sách về Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp.

  Cao tốc Cam Lộ******

Trong bối cảnh tai nạn vẫn xảy ra liên tiếp trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức họp trong sáng 27/3 để bàn về việc cấm xe cỡ lớn.

Phát biểu tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Đường bộ Nguyễn Xuân Cường yêu cầu làm rõ 2 nội dung: Có cần thiết phải phân luồng phương tiện giữa cao tốc và quốc lộ hay không? Và nếu phải dồn thì dồn phương tiện nào?

Tư vấn thiết kế Trường Sơn cho biết công tác đếm xe trên cao tốc này đã hoàn tất. Kết quả cho thấy lưu lượng trung bình là 9.599 xe tiêu chuẩn (PCU) trên một ngày đêm. Nếu so với năng lực thông hành theo thiết kế là 9.200-11.000 PCU, cao tốc đã "chớm" ngưỡng mãn tải.

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn mãn tải, chuẩn bị cấm xe cỡ lớn - 1

Các đơn vị đã dành ra 3 ngày để đếm lưu lượng xe trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn (Ảnh: Vi Thảo).

Trong khi đó, lưu lượng trên quốc lộ 1 chạy song hành chỉ khoảng 27.000 PCU (còn dư thừa 6.000 PCU nữa mới mãn tải).

Trên cơ sở chênh lệch lưu lượng, Tư vấn đề xuất cấm xe khách trên 30 chỗ và xe đầu kéo, xe tải nặng từ 6 trục trở lên lưu thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, dồn các phương tiện này sang quốc lộ 1. Nếu lệnh cấm này được thực thi, cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ giảm được 3.477 PCU/ngày đêm.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy xe tải cỡ lớn đang gây ra nhiều phiền toái trong việc vận hành cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Do địa hình cao tốc nhiều đèo dốc, ban đêm có sương mù, xe tải cỡ lớn thường chạy dưới cả tốc độ tối thiểu (có thời điểm chỉ chạy 35-40km/h, trong khi tốc độ tối thiểu quy định là 60km/h). 

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn mãn tải, chuẩn bị cấm xe cỡ lớn - 2

Tư vấn Trường Sơn phân tích về chênh lệch lưu lượng giữa cao tốc và quốc lộ 1 (Ảnh: Ngọc Tân).

Xe cỡ lớn chạy chậm trên tuyến đường chỉ có một làn xe đã gây nhiều ức chế cho tài xế xe con, dẫn đến nhiều tình huống vượt ẩu gây mất an toàn.

Bên cạnh đó, thiết kế làn dừng khẩn cấp trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn chỉ rộng 2m, trường hợp xe cỡ lớn tấp vào sát lề đường khi gặp sự cố thì phần thân xe vẫn choán làn đường xe chạy, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. 

Đại diện tư vấn nhấn mạnh tình thế "đã thực hiện nhiều giải pháp rồi nhưng tai nạn vẫn xảy ra" và đề cập đến việc cấm xe tải như giải pháp khả dĩ tiếp theo để tăng năng lực lưu thông và giảm tai nạn.

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn mãn tải, chuẩn bị cấm xe cỡ lớn - 3

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn (trái) và quốc lộ 1 chạy song song (Ảnh: Vi Thảo).

Tại cuộc họp, đại diện Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh và Khu quản lý đường bộ II đều thống nhất với đề xuất của tư vấn thiết kế về việc cấm xe cỡ lớn để giảm tải cho cao tốc.

Góp ý vào phương án này, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam chia sẻ nguyên nhân cao tốc Cam Lộ - La Sơn đông xe là do chưa thu phí. Bên cạnh đó, việc công bố nó là "cao tốc" là sự châm trước quá nhiều về tiêu chuẩn kỹ thuật.

"Nếu đối chiếu với đường cấp 3 đồng bằng thì một số tiêu chí còn dưới cả đường cấp 3 đồng bằng", ông Quyền khẳng định.

Lãnh đạo Hiệp hội nhất trí với phương án dồn lưu lượng từ cao tốc sang quốc lộ, nhưng đề xuất không dùng từ "cấm xe" mà chỉ "điều tiết", bởi cao tốc đang giữ vai trò kết nối một số xã không giáp đường quốc lộ. 

Về giải pháp công trình phụ trợ, ông Quyền khẳng định cao tốc tối thiểu phải thiết kế hệ thống camera để giám sát giao thông trên tuyến, đặc biệt là giám sát tốc độ. Cần thực hiện đúng tinh thần quản lý khai thác cao tốc: Đó là xe chạy dưới tốc độ tối thiểu phải bị xử lý.

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn mãn tải, chuẩn bị cấm xe cỡ lớn - 4

Cục trưởng Cục Đường bộ Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: Ngọc Tân).

Tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam bày tỏ thống nhất với đề xuất cấm xe cỡ lớn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Tuy nhiên, ông chưa quyết ngay việc này mà yêu cầu các đơn vị cho ý kiến lần cuối.

Từ các ý kiến, đề xuất được tổng hợp, Cục Đường bộ sẽ quyết định việc có điều tiết lại giao thông trên tuyến hay không.

  Nam A Bank chia cổ tức 25%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.000 tỉ đồng******

Báo cáo trước đại hội, ông Trần Ngọc Tâm - Tổng giám đốc Nam A Bank cho biết, tổng tài sản của Nam A Bank năm 2023 đạt 209.896 tỉ đồng, tăng 32.317 tỉ đồng so với đầu năm, tương ứng với mức tăng 18% và hoàn thành 102% kế hoạch. Trong đó, tỷ trọng tài sản có sinh lời chiếm 97%. Huy động vốn từ cá nhân, tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá đạt 163.888 tỉ đồng, tăng 26.511 tỉ đồng so với đầu năm, tương ứng với mức tăng 19% và hoàn thành 106% kế hoạch.

Dư nợ cho vay cá nhân, tổ chức kinh tế đạt 141.438 tỉ đồng, tăng 21.900 tỉ đồng so với đầu năm, tương ứng với mức tăng 18% và hoàn thành 107% kế hoạch. Chất lượng tín dụng được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu là 2,11%. Công tác tăng trưởng tín dụng theo hướng tập trung vào khách hàng nhỏ lẻ và các dự án tín dụng xanh. Lợi nhuận trước thuế (hợp nhất) đạt mức 3.304 tỉ đồng, tăng 46% so với năm 2022 và hoàn thành 127% kế hoạch. Dự phòng rủi ro được trích lập đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.

Nam A Bank chia cổ tức 25%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.000 tỉ đồng- Ảnh 1.

Nam A Bank đại hội đồng cổ đông ngày 29.3

T.X

Theo kế hoạch năm 2024, tổng tài sản của Nam A Bank tăng 11% so với năm 2023, đạt 232.000 tỉ đồng. Huy động vốn cá nhân, tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá đạt 178.000 tỉ đồng, tăng 9% so với năm 2023. Dư nợ cho vay cá nhân, tổ chức kinh tế đạt 160.000 tỉ đồng, tăng 13%; tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3%; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 4.000 tỉ đồng, tăng 21% so với năm 2023.

Ngoài ra, Nam A Bank có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 3.145 tỉ đồng trong năm 2024, nâng vốn điều lệ từ hơn 10.580 tỉ đồng lên 13.725 tỉ đồng. Trong đó, tăng vốn từ phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu (lợi nhuận chưa phân phối với tỷ lệ 25%) hơn 2.645 tỉ đồng; tăng vốn từ phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động của Nam A Bank (ESOP) là 500 tỉ đồng. Việc tăng vốn từ phát hành cổ phiếu ESOP sẽ được thực hiện sau khi đã thực hiện tăng vốn từ phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Nam A Bank còn dự kiến niêm yết trái phiếu Nam A Bank phát hành ra công chúng.

Tại Đại hội, các cổ đông thông qua phương án trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ nhằm tăng quy mô vốn hoạt động, bổ sung nguồn vốn trung dài hạn phục vụ nhu cầu cấp tín dụng, thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ. Kỳ hạn trái phiếu 5 năm, tổng mệnh giá 2.000 tỉ đồng hoặc tối đa 100 triệu USD.

Để phát triển mạng lưới, HĐQT trình cổ đông phát triển mạng lưới ra thị trường quốc tế. Xem xét và thông qua chủ trương thành lập ngân hàng 100% vốn của Ngân hàng Nam Á và/hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nam Á tại nước ngoài. Ủy quyền cho HĐQT chủ động quyết định thời điểm, hình thức, địa bàn, phạm vi hoạt động và thực hiện các thủ tục có liên quan.

Nam A Bank trình cổ đông thông qua tờ trình về chủ trương tham gia tái cơ cấu quỹ tín dụng nhân dân (trước đây Nam A Bank đã tham gia tái cơ cấu 3 quỹ tín dụng tại Đồng Nai); góp vốn, mua cổ phần…

Về công tác nhân sự cấp cao, ông Trần Khải Hoàn, Phó tổng giám đốc thường trực Nam A Bank được bầu vào thành viên HĐQT nhiệm kỳ 8 (2021 - 2026). HĐQT Nam A Bank tăng lên 7 thành viên.

Hãy chú ý đến nhiều tin tức và thông tin liên quan hơn"mơ thấy rắn trắng"。

về chúng tôi | Điều hướng Trang web | Dịch vụ quảng cáo | gợi ý | An ninh mạng công cộng Giang Tây 36010802000294号
Giám sát bởi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trung Quốc và Văn phòng Văn minh tỉnh Giang Tây | Được tài trợ bởi Nhật báo Beigan | Đường dây nóng báo cáo: 0791-868476679
Giấy phép phát sóng chương trình nghe nhìn mạng thông tin số: 1409348 Số 08100009-1
Giấy phép dịch vụ thông tin tin tức trên Internet số: 36120170003 Bài viết trên web [2021] Số 1463-016
Giấy phép xuất bản: Chứng chỉ mạng mới số 07 Số giấy phép kinh doanh: B2-20070031 Số giấy phép mạng Guoxin: 3612008001
Gửi tin tức: [email protected] Gửi tin tức sáng tạo nền văn minh: [email protected]
  • Khách hàng
  • Weibo chính thức
  • Wechat chính thức