dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
11bet bómg đá thái lan_at99 vô địch

2024-05-20 10:40:58

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Quốc Khang



Lưới sứa2024-05-20 10:40:58Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Mạnh Kim)Chủ tịch TPHCM phê bình 4 ban quản lý dự án******

Văn phòng UBND TPHCM vừa ban hành thông báo kết luận của ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM, tại buổi làm việc với một số đơn vị về tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Sau khi nghe báo cáo các đơn vị, người đứng đầu chính quyền thành phố chỉ đạo toàn địa bàn quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu, bám sát và hoàn thành mục tiêu giải ngân đầu tư công trong quý I. Lãnh đạo thành phố tuyên dương, khen thưởng quận Tân Bình, quận 4, quận Gò Vấp, huyện Cần Giờ có tỷ lệ giải ngân trên 15% trong quý đầu tiên của năm.

Chủ tịch TPHCM phê bình 4 ban quản lý dự án - 1

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM (Ảnh: Q.Huy).

Mặt khác, Chủ tịch UBND TPHCM phê bình Ban Quản lý đường sắt đô thị, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị. Các đơn vị này chưa nghiêm túc, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ các dự án, dẫn đến việc giải ngân vốn đầu tư công quý I còn chưa đạt mục tiêu.

Tại buổi họp này, ông Phan Văn Mãi cũng yêu cầu các chủ đầu tư rà soát hợp đồng đã ký, xác định rõ trách nhiệm các bên liên quan. Chủ đầu tư cần yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng hợp đồng, có phương án đảm bảo vật tư, phương tiện, nhân công, tự nỗ lực giải quyết khó khăn về vật tư, đặc biệt là cát san lấp.

Các chủ đầu tư cũng cần chia sẻ trách nhiệm với thành phố trong giai đoạn khó khăn, khan hiếm vật liệu, giá thành cao. Các bên cần chấp nhận giảm lợi nhuận, khẩn trương huy động vật liệu từ các nguồn khác nhau.

Ban Quản lý đường sắt đô thị cần rà soát, giải quyết các phát sinh của dự án metro số 1, ưu tiên giải quyết các phát sinh hợp lý, đúng quy định để thanh toán cho các nhà thầu. Việc này nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án và tăng tỷ lệ giải ngân.

Chủ tịch UBND TPHCM giao Sở Xây dựng thực hiện nghiêm việc công bố giá các loại vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng trên địa bàn. Cơ quan này cũng cần khắc phục các trường hợp nguồn cung vật liệu, tránh tình trạng đầu cơ, tăng giá để trục lợi.

Các sở, ngành liên quan cần phối hợp, tạo điều kiện để rút ngắn các thủ tục đối với dự án đầu tư tại TPHCM, tăng cường giám sát, kiểm tra các chủ đầu tư, nhà thầu trong việc tuân thủ kỷ luật, kỷ cương. Những cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư cố tình làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cần bị chế tài, xử lý nghiêm.

Chủ tịch TPHCM chỉ đạo xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn, tốc độ dịp 30/4******

UBND TPHCM vừa có công văn gửi Ban An toàn Giao thông, Sở Giao thông Vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Theo đó, Chủ tịch UBND TPHCM chỉ đạo Ban An toàn giao thông thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

Chủ tịch TPHCM chỉ đạo xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn, tốc độ dịp 30/4 - 1

Lực lượng CSGT tại TPHCM ra quân xử lý người vi phạm nồng độ cồn (Ảnh: An Huy).

Công an TPHCM là đơn vị chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy trên địa bàn. Đặc biệt, các lực lượng cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nghiêm trọng, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông như vi phạm tốc độ, nồng độ cồn...

Sở Giao thông Vận tại TPHCM và các lực lượng chức năng cần đảm bảo trật tự hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn, chủ động rà soát, có phương án điều tiết, phân luồng hợp lý, hướng dẫn, hỗ trợ người dân đi lại.

Lãnh đạo TPHCM yêu cầu đơn vị này phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an thực hiện nghiêm và hiệu quả phương án tổ chức giao thông được cấp thẩm quyền phê duyệt tại các khu vực có đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và đường cao tốc TPHCM - Trung Lương.

Đồng thời, các đơn vị chịu trách nhiệm công bố số điện thoại đường dây nóng về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; đảm bảo phương án ứng trực theo chế độ 24/7 để tiếp nhận thông tin, giải quyết, khắc phục kịp thời các vụ việc phát sinh trên địa bàn.

Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản số 15111/LĐTBXH-CATLĐ ngày 11/4/2024 về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính ủy quyền Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo về việc hoán đổi và nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 tới các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người lao động.

Cụ thể, hoán đổi ngày 29/4 làm bù vào 4/5, ngay sau kỳ nghỉ lễ. Hoán đổi như vậy, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục từ thứ bảy, ngày 27/4 đến hết thứ tư, ngày 1/5.

Mỹ Linh, Hồ Ngọc Hà, Lệ Quyên... hát album mới của nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường******

Nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường từng đoạt giải Nhạc sĩ của năm, Bài hát của năm - giải âm nhạc Cống hiến năm 2021, là người đứng sau những bản ballad "quốc dân" của V-pop như: Hoa nở không màu(Hoài Lâm), Cả một trời thương nhớ(Hồ Ngọc Hà),Tháng mấy em nhớ anh(Hà Anh Tuấn), Chỉ là tình cờ(Hòa Minzy), Có điều gì sao không nói cùng anh(Trung Quân), Yêu một người sao buồn đến thế(Noo Phước Thịnh)...

Nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường tại buổi họp báo ra mắt album chiều 8.4 ở TP.HCM

Nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường tại buổi họp báo ra mắt album chiều 8.4 ở TP.HCM

P.C.Tùng

Bìa đĩa vật lý album Tự nhiên của nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường

Bìa album Tự nhiêncủa nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường

Album Tự nhiêncủa Nguyễn Minh Cường được phát hành với đĩa vật lý và cả hình thức online - trên các nền tảng nghe nhạc trực tuyến. Thế mạnh ballad tiếp tục được Nguyễn Minh Cường tận dụng vì như anh nói “trong hành trình sự nghiệp âm nhạc của tôi, các ca khúc ballad luôn nhận được nhiều tình cảm của khán giả nhất”. 

Với "gia tài" tác phẩm tự sáng tác lên đến cả 100 ca khúc, tuy nhiên albumTự nhiên của nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường chỉ tập hợp 8 bài. Trong đó, có 6 sáng tác hoàn toàn mới là: Tự nhiên, Yêu một người đau quá, Người buồn trời đổ cơn mưa, Muốn quên nhưng chẳng thể, Còn thươngKhóc bên dòng sông. Bên cạnh đó, album cũng có 2 bản hit đã gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường là Hoa nở không màu Buồn làm chi em ơi.

Nguyễn Minh Cường chia sẻ lời cảm ơn với 3 nhạc sĩ hòa âm: (từ phải qua) Dũng Đà Lạt, Tuấn Mario, Quân Nguyễn

Nguyễn Minh Cường dành lời cảm ơn đối với 3 nhạc sĩ hòa âm: (từ phải qua) Dũng Đà Lạt, Tuấn Mario, Quân Nguyễn

P.C.T

8 ca khúc trong album Tự nhiên được 8 nhạc sĩ hòa âm tên tuổi như Hoài Sa, Dũng Đà Lạt, Hoàng Nhã, Tuấn Mario, Lê Thanh Tâm, Minh Thụy, Quân Nguyễn, Minh Đại sản xuất - phối khí theo phong cách hiện đại, thêm thắt nhiều chất liệu của các thể loại nhạc khác và thay đổi linh hoạt cấu trúc bài hát, để tạo nên một loại “rượu mới” cho chiếc “bình cũ” mang tên pop/ballad - thể loại đã quá quen thuộc với khán giả đại chúng.

Đặc biệt, album Tự nhiêncủa Nguyễn Minh Cường gây chú ý lớn bởi sự góp giọng của những tên tuổi: diva Mỹ Linh, diva Hà Trần, ca sĩ hải ngoại Thanh Hà, ca sĩ Phương Thanh, ca sĩ Hồng Ngọc, ca sĩ Hồ Ngọc Hà, ca sĩ Lệ Quyên và ca sĩ Phạm Quỳnh Anh. Quy tụ nhiều “chị đại” của nhạc Việt hiện nay vào cùng một album, nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường nói "đã lấy hết can đảm mới dám mời và chuẩn bị sẵn tinh thần cho việc bị từ chối, nhưng ai cũng vui vẻ nhận lời".

Đạo diễn Trần Thành Trung (trái, quản lý của ca sĩ Hồ Ngọc Hà) chia sẻ Hồ Ngọc Hà sẽ làm MV cho ca khúc Tự nhiên như một cách để ủng hộ, lan tỏa album mới nhất này của nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường

Đạo diễn Trần Thành Trung (trái, quản lý của ca sĩ Hồ Ngọc Hà) chia sẻ Hồ Ngọc Hà sẽ làm MV cho ca khúc Tự nhiênnhư một cách để ủng hộ, lan tỏa album mới của nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường

P.C.T

Ca khúc chủ đề album - Tự nhiênđược nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường gửi gắm vào giọng hát đầy cảm xúc của ca sĩ Hồ Ngọc Hà. Nam nhạc sĩ kể về mối lương duyên khi kết hợp cùng Hồ Ngọc Hà trong ca khúc ballad “quốc dân” Cả một trời thương nhớ: “Ca khúc đã đưa âm nhạc của Cường một bước vang xa, và chị Hồ Ngọc Hà là người đã giúp Cường điều đó. Từ mối lương duyên đến theo cách tự nhiên ấy mà khi bắt đầu kế hoạch viết những ca khúc cho album mới này, Cường đã đặt để ca khúc chủ đề cho giọng ca Hồ Ngọc Hà”. 

2 trong số những bản hit của nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường - Hoa nở không màuBuồn làm chi em ơiđược làm mới bởi diva Mỹ Linh và “nữ hoàng phòng trà” Lệ Quyên. Hai giọng ca thực lực đã thổi hồn vào 2 ca khúc quen thuộc “làn gió mới”, từ kỹ thuật thể hiện đến cảm xúc. Hoa nở không màuđược phối theo hơi hướng nhạc jazz, hài hòa giữa kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện và cảm xúc của một người phụ nữ đã trải qua nhiều cung bậc tình yêu. Trong khi đó, Buồn làm chi em ơicàng thêm sầu và “sâu” thông qua chất giọng trầm ấm và đậm tính tự sự của ca sĩ Lệ Quyên. Nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường khẳng định: "Sau giọng nam Hoài Lâm thì đây là hai giọng nữ hát hay nhất 2 ca khúc này của tôi".

Nhạc sĩ Đông Thiên Đức (tác giả Ngày mai em đi lấy chồng) đến chúc mừng nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường

Nhạc sĩ Đông Thiên Đức (tác giả Ngày mai người ta lấy chồng) đến chúc mừng nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường

P.C.T

Mỹ Linh, Hồ Ngọc Hà, Lệ Quyên... hát album mới của nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường - Ảnh 6.

Nguyễn Minh Cường và bà xã Hoài Thu - người luôn ủng hộ và giúp anh có điều kiện thăng hoa hơn với nghề sáng tác

P.C.T

“Nguồn cảm hứng trong âm nhạc của tôi chỉ có một, đó là kho ký ức tình yêu của chính mình, hoàn toàn không có câu chuyện nào ẩn giấu phía sau. Tôi mong muốn âm nhạc của mình sẽ được đón nhận theo cách thật "tự nhiên": tự nhiên cảm xúc trào dâng, tự nhiên từng giai điệu vang lên, tự nhiên yêu thích ca khúc... để âm nhạc của Nguyễn Minh Cường có thể len lỏi vào trái tim của khán giả một cách tự nhiên nhất", nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường chia sẻ thêm.

Huế, Quảng Trị chia sẻ việc phân luồng trên cao tốc Cam Lộ******

Quốc lộ 1 không ùn tắc sau phân luồng

Liên quan đến việc phân luồng giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, mới đây, Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.

Theo Cục ĐBVN, tuyến cao tốc phân kỳ thuộc dự án Cam Lộ - La Sơn, đoạn qua Thừa Thiên Huế dài khoảng 60km.

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua Thừa Thiên Huế từ khi đưa vào khai thác năm 2022 đến nay đã xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông, làm chết 7 người và bị thương 25 người. Nguyên nhân chính là do phóng nhanh, vượt ẩu, thiếu quan sát, không giữ khoảng cách an toàn theo chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ trên tuyến.

Huế, Quảng Trị chia sẻ việc phân luồng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn - 1

Thừa Thiên Huế yêu cầu bảo đảm an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn (trái) và quốc lộ (phải) (Ảnh: Vi Thảo).

Từ khi phân luồng cấm xe tải trên 6 trục, ô tô trên 30 chỗ, xe khách giường nằm lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn (từ ngày 4/4), lượng phương tiện trên quốc lộ 1 gia tăng nhưng cơ bản giao thông thuận lợi, không ùn tắc. Cao tốc thông thoáng, giảm tình trạng vượt ẩu, đảm bảo an toàn giao thông (ATGT).

Cục ĐBVN cho hay, việc đầu tư hoàn chỉnh 4 làn xe trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn là giải pháp lâu dài, cần thực hiện. 

Đảm bảo an toàn cho cả cao tốc và quốc lộ 1

Sau khi nghe báo cáo từ Cục ĐBVN, ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, cho biết tỉnh này ghi nhận sự vào cuộc tích cực của Cục ĐBVN về các giải pháp đảm bảo ATGT trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Huế, Quảng Trị chia sẻ việc phân luồng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn - 2

Cục ĐBVN làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: Ngọc Minh).

Ông Lưu đánh giá, từ khi cao tốc đưa vào khai thác đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đảm bảo ATGT trên địa bàn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đầu tư phân kỳ, công trình phát sinh một số vấn đề khai thác, nên việc tổ chức giải pháp nâng cao hơn nữa ATGT trên tuyến là cần thiết.

Tuy nhiên ông Lưu cũng đề nghị tăng cường các giải pháp để đảm bảo ATGT cho cả tuyến quốc lộ 1.

Huế, Quảng Trị chia sẻ việc phân luồng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn - 3

Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (Ảnh: Xuân Trường).

Phát biểu tại buổi làm việc với Cục ĐBVN, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, cho hay tỉnh đồng thuận trong việc phân luồng cao tốc Cam Lộ - La Sơn nhưng cần tính tới cả cơ sở thực tiễn để tiếp tục rà soát, xử lý những vấn đề phát sinh, đảm bảo ATGT.

Ông Đồng cũng đồng tình giải pháp tối ưu nhất là cần sớm đầu tư cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe.

"Quảng Trị cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ về công tác giải phóng mặt bằng nếu có. Đoàn ĐBQH Quảng Trị có ý kiến với Chính phủ, Quốc hội ủng hộ chủ trương này của ngành giao thông vận tải trong việc sớm ưu tiên nguồn lực đầu tư cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe", ông Đồng nói.

Nói về việc phân luồng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn từ ngày 4/4, Cục trưởng Cục ĐBVN Nguyễn Xuân Cường cho rằng đây là giải pháp cuối cùng, được Cục tính toán kỹ lưỡng, cẩn trọng trên cơ sở khoa học, căn cứ bối cảnh thực tiễn và thẩm quyền tổ chức giao thông ở cả quốc lộ và cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Đồng thời, Cục lập các đoàn liên ngành, lấy ý kiến các cơ quan chức năng, địa phương để thống nhất phương án phân luồng.

Huế, Quảng Trị chia sẻ việc phân luồng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn - 4

Ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục ĐBVN, nêu ý kiến tại buổi làm việc (Ảnh: Nhật Anh).

Kết quả đếm xe tại 2 vị trí trên quốc lộ 1 (Trạm thu phí Đông Hà (Quảng Trị), Trạm thu phí Phú Bài (Huế) và trên cao tốc cho thấy, lượng xe qua cao tốc Cam Lộ - La Sơn đạt trung bình gần 10.000 PCU (xe quy đổi/ngày đêm), chạm ngưỡng mãn tải với đường 2 làn xe không có dải phân cách giữa.

Trong khi đó, quốc lộ 1 còn thiếu 6.000 PCU mới đạt ngưỡng mãn tải. Việc phân luồng đã đảm bảo sự hài hòa, không gây đột biến phương tiện giữa quốc lộ 1 và cao tốc.

Về vấn đề tuyến tránh thành phố Huế đông xe nhưng cao tốc vắng, ông Nguyễn Xuân Cường phân tích, hiện tượng "vắng xe" trên cao tốc sau khi phân luồng thực chất là do dòng phương tiện thoát xe nhanh, không còn tình trạng ùn ứ cục bộ nên có cảm giác đường thưa vắng.

"Trong bối cảnh cao tốc phân kỳ đầu tư, việc điều tiết phương tiện trên được xem là giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất. Với đặc thù cao tốc 2 làn, giải pháp này cũng khó tránh khỏi những vấn đề phát sinh nên rất cần sự chia sẻ của địa phương, người dân trên tuyến...", ông Cường chia sẻ và khẳng định đầu tư cao tốc hoàn chỉnh vẫn là giải pháp căn cơ.

Dự báo lượng phương tiện lưu thông tăng cao trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4-1/5, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã triển khai xây dựng 2 trạm dừng nghỉ tạm trên tuyến tại km64 và km77; phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/4.

Huế, Quảng Trị chia sẻ việc phân luồng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn - 5

Đơn vị thi công đã hoàn thành san gạt mặt bằng, tập kết vật liệu, thiết bị để xây dựng trạm dừng nghỉ tạm (Ảnh: Vi Thảo).

Ghi nhận của phóng viên ngày 23/4, trạm dừng nghỉ ở km77 (đầu cầu Tam Vinh, đoạn qua địa bàn xã Hương Thọ, thành phố Huế) đang được thi công khẩn trương, việc san gạt mặt bằng cơ bản hoàn thành.

Giá vàng hôm nay 1.4.2024: Thế giới tăng lên mức kỷ lục******

Các đơn vị kinh doanh vàng tỏ ra khá thận trọng khi công bố giá vàng đầu ngày 1.4 trước sự tăng giá mạnh của kim loại quý trên thị trường quốc tế. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC tăng giá vàng miếng SJC 200.000 đồng/lượng, mua vào lên 78,5 triệu đồng, bán ra 81 triệu đồng. Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) giữ nguyên giá vàng ở mức 78,2 triệu đồng mỗi lượng ở chiều mua vào, bán ra 80,6 triệu đồng so với cuối tuần qua. 

Tốc độ biến động của vàng trong nước khá chậm kéo mức đắt đỏ của vàng miếng SJC hơn thế giới còn 12,7 triệu đồng/lượng, đây là mức chênh lệch thấp nhất từ hơn 1 năm trở lại đây. Còn giá vàng nhẫn cao hơn 2,6 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn 4 số 9 tăng từ 50.000 - 200.000 đồng mỗi lượng, công ty PNJ mua vào ở mức 69,4 triệu đồng, bán ra 70,5 triệu đồng; công ty SJC mua vào 69,4 triệu đồng, bán ra 70,75 triệu đồng…

Giá vàng hôm nay 1.4.2024: Thế giới tăng lên mức kỷ lục- Ảnh 1.

Giá vàng miếng SJC tăng chậm dù giá thế giới lên kỷ lục

NGỌC THẠCH

Biến động vàng ngày 1.4: Giá vàng thế giới tăng lên mức kỷ lục

Giá vàng quốc tế sáng 1.4 tăng vọt thêm 26 USD/ounce, lên 2.259 USD/ounce, đây là mức cao nhất từ trước đến nay. Đà tăng này tiếp nối mức tăng giá của tuần trước 2,7%. Như vậy, trong tháng 3, kim loại quý đã tăng 9% và tăng 8% trong quý 1. Đợt tăng giá vàng là tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư lo lắng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không thể kiểm soát lạm phát khi cơ quan này bắt đầu cắt giảm lãi suất. Vàng đang phát huy là công cụ phòng ngừa rủi ro địa chính trị khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đến gần.

Dự kiến trong năm 2024, Fed sẽ có 3 đợt cắt giảm lãi suất. Nếu Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất, lãi suất trái phiếu sẽ giảm, khiến vàng trở thành nơi trú ẩn an toàn hơn. Đồng thời, một số nhà phân tích lưu ý rằng đồng đô la Mỹ đang mất dần sức ảnh hưởng trên thị trường vàng khi nợ chính phủ Mỹ tiếp tục tăng cao.

Trong tuần này, thị trường vàng sẽ chờ đón một số dữ liệu kinh tế như chỉ số PMI sản xuất ISM, cơ hội việc làm JOLTS, thay đổi việc làm phi nông nghiệp ADP, PMI ngành dịch vụ ISM, chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu, yêu cầu thất nghiệp hàng tuần, bảng lương phi nông nghiệp...

Tàu cá bị người nước ngoài giữ, nữ chủ tàu quyết không nộp tiền chuộc******

Ngày 15/4, theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, UBND tỉnh Cà Mau vừa có chỉ đạo các cơ quan chức năng phổ biến, tuyên truyền vụ việc nữ chủ tàu cá ở địa phương có tinh thần đấu tranh vì chủ quyền biên giới quốc gia trên biển.

Trước đó, ngày 29/2, tàu cá CM-95955-TS có 6 thuyền viên do ông Trịnh Văn Nguyễn (40 tuổi) làm thuyền trưởng, xuất bến qua cửa Kinh Hội (Cà Mau) để hành nghề câu mực. Chủ tàu cá là bà Nguyễn Thanh Thúy (49 tuổi, ngụ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau).

Sáng 7/3, tàu cá CM-95955-TS đang hoạt động trên vùng biển Việt Nam thì có tàu nước ngoài đến sát mạn tàu. Nhóm người này có trang bị súng.

Tàu cá bị người nước ngoài giữ, nữ chủ tàu quyết không nộp tiền chuộc - 1

Tàu cá hoạt động trên vùng biển Cà Mau (Ảnh minh họa: Huỳnh Hải).

Sau khi kiểm tra tàu, nhóm người trên tàu nước ngoài đưa tàu cá Cà Mau sang vùng biển Campuchia. Họ yêu cầu ông Nguyễn gọi điện thoại về cho bà Thúy chuyển 4.000 USD tiền chuộc (hơn 100 triệu đồng) thì mới thả tàu.

Bà Thúy không đồng ý chuyển tiền vì qua kiểm tra cho thấy tàu cá của mình không vi phạm vùng biển nước ngoài và trình báo với cơ quan chức năng.

Đến hơn 23h cùng ngày, phía tàu nước ngoài trả lại các máy móc, thiết bị đã thu giữ từ tàu cá Cà Mau và cho ông Nguyễn cùng thuyền viên điều khiển tàu rời đi.

Sáng 8/3, ông Nguyễn điều khiển tàu cá về tới vùng biển Việt Nam và hoạt động bình thường đến 10 ngày sau vào bờ.

Vào cuộc xác minh, các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau xác định, tàu cá CM-95955-TS bị nước ngoài bắt giữ là có thật. Khi bị nước ngoài bắt giữ, tàu cá đang hoạt động tại vị trí thuộc vùng biển Việt Nam.

Tàu này hoạt động đúng ngành nghề theo giấy phép khai thác thủy sản; khi xuất bến đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định; thiết bị giám sát hành trình hoạt động bình thường từ khi ra biển đến khi vào bờ;

Theo Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau, các ngành chức năng thống nhất đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh này không xử phạt tàu cá CM-95955-TS vì không có hành vi vi phạm hành chính.

Sở cũng đã đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh giao huyện U Minh khen thưởng chủ tàu và các thuyền viên để khích lệ tinh thần đấu tranh vì chủ quyền biên giới quốc gia trên biển.

Những con số kỷ lục, HĐND họp chuyên đề và đột xuất nhiều hơn thường kỳ******

Chiều 25/3, phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh hoạt động của HĐND ngày càng hiệu quả, xác thực, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhiệm vụ phát triển chung của địa phương.

Số lượng kỳ họp HĐND và nghị quyết ban hành đều "kỷ lục"

Nhắc đến nhiều thành tựu đất nước đã đạt được, Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng sáng nay khi tiếp và hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan, nước bạn đánh giá rất cao thành tựu và vị thế của Việt Nam.

Theo ông, lãnh đạo Phần Lan chia sẻ sang Việt Nam lần này không chỉ để thăm và thúc đẩy quan hệ, mà còn nghiên cứu và học tập mô hình của nước ta.

Những con số kỷ lục, HĐND họp chuyên đề và đột xuất nhiều hơn thường kỳ - 1

Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết luận Hội nghị (Ảnh: Hồng Phong).

"Đất nước có dân số gần 6 triệu người nhưng tổng lượng GDP 260 tỷ USD, xếp hàng đầu về chỉ số phát triển con người và đổi mới sáng tạo như Phần Lan lại rất coi trọng Việt Nam. Lãnh đạo Phần Lan nói Việt Nam là nước đầu tiên ngoài châu Âu họ đi thăm", ông Huệ nói và nhấn mạnh những thành tựu của đất nước đã được thế giới ghi nhận.

Trong thành tích chung ấy, theo ông Huệ, có đóng góp của Quốc hội và các cơ quan dân cử địa phương.

"Năm ngoái chúng ta nhận định có làn gió tươi mới trong hoạt động của các cơ quan dân cử địa phương, năm nay thấy nhận định đó là đúng. Làn gió tươi mới đó có phạm vi rộng lớn hơn, tác động lan tỏa hơn, hiệu quả tốt hơn năm ngoái", theo lời Chủ tịch Quốc hội.

Dẫn chứng, ông cho biết khối lượng công việc của HĐND năm qua rất lớn. HĐND các tỉnh, thành đã tổ chức đến 357 kỳ họp, bình quân mỗi tỉnh, thành tổ chức 5,6 kỳ họp. Trong khi đó, Luật Tổ chức HĐND quy định một năm chỉ có 2 kỳ họp thường kỳ.

Những con số kỷ lục, HĐND họp chuyên đề và đột xuất nhiều hơn thường kỳ - 2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Hội nghị (Ảnh: Hồng Phong).

"Như vậy, số lượng kỳ họp chuyên đề và đột xuất nhiều hơn kỳ họp theo quy định. Mỗi địa phương nhiều hơn quy định 3,6 kỳ họp. Trong đó, có rất nhiều kỳ họp chuyên đề và kỳ họp bất thường", ông Huệ thống kê có 130 kỳ họp thường kỳ, 154 kỳ họp chuyên đề và 73 kỳ họp đột xuất.

Riêng Ninh Bình và Quảng Ngãi có tới 6 kỳ họp đột xuất, theo ông Huệ.
Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm số lượng nghị quyết HĐND ban hành cũng ở mức rất kỷ lục, với 6.377 nghị quyết đã được HĐND ban hành, bình quân 193 nghị quyết/tỉnh, thành. Trong số đó, có 1.681 nghị quyết quy phạm pháp luật, cho thấy khối lượng công việc về lập pháp và lập quy của HĐND rất lớn.

Về giám sát, ông Huệ cho biết có 1.332 đoàn giám sát ở 63 tỉnh, thành; qua giám sát đã phát hiện 13.273 vấn đề vướng mắc và bất cập.

Ngoài ra, năm 2023 còn có khối lượng đột xuất mà các năm khác không có, đó là việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND bầu và phê chuẩn, gồm 1.700 chức danh ở cấp tỉnh và 12.028 chức danh ở cấp huyện.

Những con số kỷ lục, HĐND họp chuyên đề và đột xuất nhiều hơn thường kỳ - 3

Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Hồng Phong).

Theo Chủ tịch Quốc hội, những địa phương có hoạt động HĐND tốt thì thu ngân sách và tăng trưởng khá, cho thấy vai trò quan trọng của cơ quan dân cử. 

Dù vậy, Chủ tịch Quốc hội cho rằng còn một số hạn chế cần khắc phục trong hoạt động của HĐND.

Ví dụ, việc giải quyết các kiến nghị, nghị quyết giám sát tối cao về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa có nhiều chuyển biến, thể hiện qua những dự án chậm tiến độ ở các địa phương.

Cũng theo ông Huệ, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, né tránh trách nhiệm vẫn còn. 

Tăng tốc để hoàn thành nhiệm vụ

Đề cập phương hướng thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tăng cường thực hiện chức năng cơ quan dân cử địa phương để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ năm 2024.

Trong đó, ông yêu cầu tập trung rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương, đóng góp nhiều hơn, trách nhiệm hơn cho việc xây dựng luật và nghị quyết của Quốc hội, nhất là các luật có liên quan đời sống kinh tế - xã hội địa phương.

Theo ông Huệ, trong năm nay, nhiều nghị quyết có tính chất đặc thù dự kiến được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thông qua. Nhiều địa phương đang mong muốn ban hành nghị quyết thí điểm về khu kinh tế thương mại tự do.

Bộ Chính trị cũng vừa họp cho ý kiến đề án tháo gỡ khó khăn đối với các dự án ở một số địa phương sau khi có kết luận thanh tra, kiểm toán và có bản án.

Những con số kỷ lục, HĐND họp chuyên đề và đột xuất nhiều hơn thường kỳ - 4

Các đại biểu tham dự hội nghị (Ảnh: Hồng Phong).

Nhất trí về chủ trương ban hành quyết sách chính trị tháo gỡ vướng mắc liên quan việc này, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh tinh thần xử nghiêm sai phạm, không hợp thức hóa sai phạm, nhưng phải tháo gỡ vướng mắc để khai thác nguồn lực của Nhà nước, nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội trong năm nay, Quốc hội sẽ tổng rà soát thủ tục hành chính nên HĐND cần phối hợp chính quyền rà soát các văn bản thủ tục hành chính do địa phương tạo ra, cái gì không hợp lý cần bãi bỏ, đi kèm với đó là tăng cường phân cấp cho địa phương.

Ông Huệ cũng lưu ý nhiệm vụ chuẩn bị cho công tác đầu tư công ngay từ bây giờ, nếu không sẽ rất "gay go".

"Không thể nói là cái này của chính quyền, lúc nào ông ấy trình thì trình. Có tiền mà không có dự án thì chịu chết. Năm nay phải tăng tốc để hoàn thành nhiệm kỳ này và chuẩn bị nhiệm kỳ sau", ông Huệ nhấn mạnh.

Nhắc đến nhiệm vụ thành lập đơn vị hành chính mới và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, giải quyết lao động dôi dư cũng như chính sách đãi ngộ người trong diện sắp xếp, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu đặc biệt quan tâm công tác này.

Ngoài ra, ông Huệ nhấn mạnh cần đổi mới toàn diện hoạt động của HĐND, tăng cường chất lượng các kỳ họp và chất lượng đại biểu HĐND vì đây là yếu tố quyết định chất lượng của cơ quan dân cử.

Bộ Y tế sẽ chỉ giữ lại một số ít bệnh viện đầu ngành******

Sáng 19/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Y tế và một số bộ, ngành, địa phương về "Đề án tổng thể sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế giai đoạn 2023-2030" (Đề án).

Mục tiêu của Đề án, theo Phó Thủ tướng, là sắp xếp các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế một cách có lộ trình, phù hợp với khả năng của địa phương nhằm tập trung xây dựng được những cơ sở y tế đầu ngành, chuyên khoa; đồng thời hỗ trợ cho các địa phương để nâng cao năng lực, cơ sở vật chất, cơ sở y tế trên địa bàn.

"Có những địa phương tiếp nhận bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế thì quản lý tốt, linh hoạt, hiệu quả, nhưng cũng có những địa phương còn khó khăn, cần thời gian chuẩn bị", Phó Thủ tướng lưu ý.

Bộ Y tế sẽ chỉ giữ lại một số ít bệnh viện đầu ngành - 1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Y tế và một số bộ, ngành, địa phương về "Đề án tổng thể sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế giai đoạn 2023-2030" (Ảnh: Minh Khôi).

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, công tác sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế theo hướng giảm đầu mối quản lý trực tiếp, phù hợp với phân cấp quản lý Nhà nước, tách quản lý Nhà nước với quản lý đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công.

Theo đó, Bộ Y tế tập trung tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được giao quản lý và sẽ chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia.

Các bệnh viện chưa đạt tiêu chí bệnh viện đầu ngành nhưng thuộc một số lĩnh vực chuyên khoa ưu tiên, bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đảm nhiệm nhiệm vụ bảo đảm an ninh y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong vùng kinh tế - xã hội trọng điểm, cũng trong diện thuộc quản lý của Bộ Y tế.

Dự kiến đến năm 2030, Bộ Y tế tiếp tục quản lý trực tiếp 30 bệnh viện; bàn giao nguyên trạng Bệnh viện 74 Trung ương về UBND tỉnh Vĩnh Phúc quản lý; tổ chức lại Bệnh viện 71 Trung ương và Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Trung ương, trở thành bệnh viện thực hành thuộc Trường Đại học Y Hà Nội.

Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam sẽ được tổ chức lại thành cơ sở 3 của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc sắp xếp các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế nhằm tổ chức đầu tư, xây dựng các cơ sở y tế có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.

Ông yêu cầu công tác sắp xếp phải có lộ trình, đánh giá được hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở y tế.

Bộ Y tế sẽ chỉ giữ lại một số ít bệnh viện đầu ngành - 2

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu kết luận phiên họp (Ảnh: Minh Khôi).

"Vai trò của Bộ Y tế không chỉ thể hiện qua chức năng quản lý Nhà nước mà còn ở việc tổ chức các bệnh viện đầu ngành về khám, chữa bệnh, nghiên cứu, đào tạo, thực hành, chỉ đạo tuyến…", Phó Thủ tướng nêu quan điểm.

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế rà soát, đánh giá, sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc theo tiêu chí hiện có. Ông cũng lưu ý quan tâm đầu tư những bệnh viện chuyên khoa sâu, hoạt động tại những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa… nhưng chưa đạt tiêu chí bệnh viện đầu ngành.

Bộ Y tế có trách nhiệm trao đổi, hỗ trợ các địa phương trong quá trình bàn giao và tiếp nhận những bệnh viện không đủ tiêu chí trực thuộc bộ, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị, chuyên môn.

"Về lâu dài, cần thúc đẩy phát triển các bệnh viện địa phương, thậm chí có thể huy động bệnh viện tư nhân có đủ năng lực đảm nhận các nhiệm vụ chuyên môn của bệnh viện tuyến trung ương, nhằm nhanh chóng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và liên thông về chính sách", Phó Thủ tướng gợi mở.

Theo ông, chỉ khi nào công, tư, trung ương, địa phương kết hợp lại mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, sớm sơ kết, tổng kết, đánh giá, tham mưu phương án phù hợp trong sắp xếp bộ máy, tổ chức hệ thống y tế phù hợp với thực tiễn, yêu cầu đặt ra.

biên tập:Nam Lý

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn