Tin tức: 0791-86849275 Quảng cáo: 0791-86847125 Đóng góp: [email protected]
 

vị trí hiện tại của bạn: Nền tảng công nghệ tích hợp truyền thông Mạng Văn minh Việt Nam  >  Xây dựng nền văn minhXây dựng nền văn minh  >  Xây dựng nền văn minh

vnloto bxh premier league_9606 bet

kto chặn truy cập

{time   Tác giả: Nam Hùng  Chỉnh sửa: Ngọc Bùi   Nguồn: Nhật báo Giang Tây

  Gia hạn thời gian thanh tra quy hoạch, sử dụng đất đai ở Cần Thơ******

Ngày 29/3, theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã ký quyết định gia hạn thời gian thanh tra về công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; quản lý đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai tại TP Cần Thơ.

Thời gian gia hạn thanh tra 20 ngày, kể từ ngày 1/4 đến 26/4.

Gia hạn thời gian thanh tra quy hoạch, sử dụng đất đai ở Cần Thơ - 1

Một góc TP Cần Thơ (Ảnh: HT).

Trước đó, ngày 27/10/2023, ông Đặng Công Huẩn, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, đã chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; quản lý đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai tại TP Cần Thơ.

Thời kỳ thanh tra các nội dung này từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2022.

Theo cơ quan thanh tra, đây là cuộc thanh tra theo kế hoạch đã được Tổng Thanh tra Chính phủ phê duyệt.

  Nhiều thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu trong phát triển kinh tế******

Ngày 23.4, Tỉnh đoàn Thanh Hóa và Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ tuyên dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa, năm 2024.

40 thanh niên, sinh viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa được biểu dương, khen thưởng

40 thanh niên, sinh viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa được biểu dương, khen thưởng

MINH HẢI

Đây là sự kiện nhằm tổng kết kết quả phối hợp giữa Tỉnh đoàn Thanh Hóa với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa trong việc hỗ trợ thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 1 triệu thanh niên, trong đó, có hơn 130.000 thanh niên sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, là các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, và Khơ Mú. Thanh niên ở khu vực này gặp nhiều khó khăn trong học tập và phát triển kinh tế.

Thời gian qua, các chương trình, hoạt động của Tỉnh đoàn Thanh Hóa, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan, đơn vị khác phần nào đã giúp cho nhận thức, bản lĩnh của thanh niên vùng dân tộc thiểu số được nâng lên; trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, ý thức tôn trọng pháp luật được nâng cao... Qua đó, đến nay đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cá nhân tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực.

Thời gian qua, với sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị chức năng, nhiều tấm gương thanh niên, sinh viên ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa đã góp sức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Thời gian qua, với sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị chức năng, nhiều tấm gương thanh niên, sinh viên ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa đã góp sức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

MINH HẢI

Một số mô hình, ý tưởng phát triển kinh tế tiêu biểu của thanh niên khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, như: mô hình ứng dụng kinh tế tuần hoàn để xây dựng hệ sinh thái ong rừng của nhóm thanh niên ở xã Bát Mọt (H.Thường Xuân, Thanh Hóa); sản phẩm thịt trâu gác bếp 36 Sinh Mai của chị Trần Thị Mai (H.Thạch Thành, Thanh Hóa); khôi phục và phát triển nét đẹp văn hóa dân tộc Mường phục vụ du lịch cộng đồng của anh Bùi Anh Sơn (ở xã Phượng Nghi, H.Như Thanh, Thanh Hóa); Trà quýt Hoi Pù Luông của nhóm thanh niên ở TT.Cành Nàng (H.Bá Thước, Thanh Hóa)...

Phát biểu tại lễ biểu dương, anh Lê Văn Châu, Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa, cho biết 40 thanh niên, sinh viên được biểu dương lần này là những điển hình tiên tiến của thanh niên vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đã có nhiều thành tích, đóng góp thiết thực cho cộng đồng, xã hội trên các lĩnh vực khác nhau.

Anh Lê Văn Châu, Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa khẳng định những thanh niên, sinh viên được tuyên dương là những điển hình tiên tiến, đã có nhiều thành tích, đóng góp thiết thực cho cộng đồng, xã hội trên các lĩnh vực khác nhau.

Anh Lê Văn Châu, Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa khẳng định những thanh niên, sinh viên được tuyên dương là những điển hình tiên tiến, đã có nhiều thành tích, đóng góp thiết thực cho cộng đồng, xã hội trên các lĩnh vực khác nhau.

MINH HẢI

"Thế hệ trẻ hôm nay đang sống trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, nên cần chủ động khắc phục những hạn chế, khó khăn để vươn lên. Đối với các cấp bộ đoàn, cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian tới cần chủ động nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; các cấp bộ Đoàn cần triển khai các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. Đồng thời, kịp thời tuyên dương, khen thưởng với những thanh niên, sinh viên có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực" anh Châu cho hay.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã biểu dương, khen thưởng cho 40 thanh niên, sinh viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa có nhiều thành tích xuất sắc trong lao động và học tập.

  'CSGT mặc thường phục xử phạt nồng độ cồn, mắc cớ gì phải làm thế?'******

Sáng 27.3, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5 khóa XV thảo luận về dự án luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Có 3 luồng quan điểm xung quanh vấn đề nồng độ cồn. 

Một là ủng hộ cấm tuyệt đối. Hai là đề nghị cần có ngưỡng tối thiểu. Ba là ủng hộ cấm tuyệt đối nhưng cần có lộ trình thực hiện phù hợp.

'CSGT mặc thường phục xử phạt nồng độ cồn, mắc cớ gì phải làm thế?'- Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Phúc, đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu

MEDIA QUỐC HỘI

Tránh lạm dụng quy định để xử phạt, kiểm tra gây phản cảm

Đại biểu Lý Thị Lan (đoàn Hà Giang) bày tỏ đồng tình với phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế. Tuy nhiên, để luật đi vào cuộc sống, có sức thuyết phục khi thông qua, bà đề nghị rà soát, cân nhắc mức xử phạt, hình thức xử phạt cho phù hợp và phải có lộ trình, từng bước theo thời gian để tạo thành ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông.

Bà Lan dẫn chứng thực tế ở Hà Giang, việc sử dụng rượu là nét văn hóa của đồng bào và ở các vùng nông thôn, người dân khi tham gia giao thông chưa thể thực hiện triệt để việc không có nồng độ cồn.

"Chẳng hạn ở nông thôn dịp tết đi từ làng này sang làng kia mà có uống chén rượu, cốc bia và bị thổi nồng độ cồn thì đương nhiên vi phạm. Nhưng việc này có ảnh hưởng, liên quan đến tai nạn giao thông thì cần đánh giá.

Chúng tôi đề nghị cần rà soát mức xử phạt, hình thức xử phạt theo lộ trình để dần trở thành ý thức của người dân khi tham gia giao thông và thực hiện được, đúng yêu cầu pháp luật", bà Lan nói.

Nữ đại biểu cũng đề nghị khi áp dụng quy định luật thì cơ quan chức năng tránh lạm dụng quy định để xử phạt, kiểm tra, gây phản cảm của người dân với lực lượng chức năng.

Bà dẫn trên mạng xã hội có đưa nhiều hình ảnh dịp tết, lực lượng chức năng đi vào các vùng nông thôn, nơi rất khó khăn để kiểm tra nồng độ cồn và xử phạt người dân. "Như vậy gây sự phản cảm, cần xem xét xử phạt, kiểm tra và nên có sự mềm dẻo hơn", vị đại biểu nêu.

Bà Lan cũng nhắc đến câu chuyện Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh trực tiếp tham gia cùng tổ công tác, phát hiện một tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn, sau đó nhắc nhở và tuyên truyền thay vì xử phạt. Việc này, theo bà Lan, đã tạo sự đồng thuận rất lớn trong dư luận, vì thế nên xem xét lộ trình xử phạt hợp lý khi áp dụng cấm tuyệt đối nồng độ cồn.

'CSGT mặc thường phục xử phạt nồng độ cồn, mắc cớ gì phải làm thế?'- Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách

GIA HÂN

"Không nên quy định nồng độ cồn bằng 0"

Thảo luận về cùng nội dung, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết bản thân cũng thỉnh thoảng sử dụng chất có cồn và không ủng hộ việc đã uống rượu, bia mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Tuy nhiên, việc quy định nồng độ cồn bằng 0 khác với việc cấm người đã sử dụng rượu, bia mà vẫn lái xe (vì có những trường hợp không sử dụng rượu bia vẫn có nồng độ cồn - PV); vấn đề này phải có sự tham gia của các nhà khoa học cũng như cơ quan y tế.

Nữ đại biểu đề cập một cục nghiệp vụ của Bộ Y tế vừa qua đã tiến hành khảo sát để đánh giá nồng độ cồn thế nào là phù hợp. Trong khi chờ kết quả từ cơ quan chuyên môn, bà đề nghị cần có sự đánh giá khách quan, khoa học.

Nhắc tới việc tới đây lực lượng CSGT sẽ mặc thường phục để xử lý vi phạm nồng độ cồn, bà Phúc nói điều này "có vẻ" đi ngược lại mục đích khi xây dựng chính sách pháp luật là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản con người. "Mắc cớ gì phải làm những việc đó?", bà Phúc đặt vấn đề, đồng thời cho rằng nên tính toán biện pháp để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.

Hay như trường hợp sử dụng strongbow - một loại thức uống dấm táo hoặc hương vị khác, bà Phúc nói đã tham khảo một số tài liệu thì đây không phải là rượu hoặc bia, nhưng uống vào sẽ lên nồng độ cồn. Vậy trường hợp này xử phạt thế nào?

Từ những căn cứ đã nêu, đại biểu tỉnh đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng các cơ quan chuyên môn cần có đánh giá khách quan, khoa học.

"Nên cân nhắc kỹ càng, không nên quy định nồng độ bằng 0, trước hết là để thực thi pháp luật một cách tường minh, hai là bảo vệ hình ảnh của lực lượng thực thi công vụ, ba là tránh sai số trong thiết bị đo nồng độ cồn", nữ đại biểu nêu quan điểm.

Uống rượu, bia mà dắt xe thì có bị xử phạt nồng độ cồn?

Cũng liên quan đến vấn đề nồng độ cồn, đại biểu Thái Thị An Chung (đoàn Nghệ An) bày tỏ đồng tình với phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn. Điều này sẽ góp phần thay đổi thói quen lạm dụng, rượu bia của một bộ phận người dân.

Bà Chung cho rằng cần thực hiện việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn ít nhất trong 5 năm nữa; khi đã thay đổi thói quen thì sẽ tổng kết, đánh giá, cân nhắc có cần quy định ngưỡng hay không.

Tuy nhiên, bà kiến nghị dự thảo luật cần giải thích rõ thế nào là điều khiển phương tiện giao thông. Hiện có nhiều ý kiến băn khoăn hành vi dắt xe có phải là điều khiển phương tiện giao thông? Uống rượu, bia mà dắt xe thì có bị xử phạt nồng độ cồn?...

  Đề nghị kỷ luật nhiều lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi******

Trong hai ngày 2-3/4, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 39 dưới sự chủ trì của ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Theo thông báo về kỳ họp chiều 3/4, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại  Đảng bộ các tỉnh Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc, Đắk Lắk và Bình Phước.

Đề nghị kỷ luật nhiều lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi - 1

Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp (Ảnh: UBKTTW).

Qua đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, ông Lê Viết Chữ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi; Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Doãn Hữu Long, nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk; Đặng Gia Dũng, nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Những cán bộ trên cũng vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Ông Ma Ly Phước, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Phước đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng Luật Giao thông, Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia.

Ông Phước cũng vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và đơn vị công tác, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật các ông Lê Viết Chữ, Phạm Hoàng Anh, Doãn Hữu Long, Đặng Gia Dũng, Ma Ly Phước.

Như báo Dân tríthông tin trước đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phạm Hoàng Anh (Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc) và ông Lê Viết Chữ (nguyên Phó Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi) cùng về tội Nhận hối lộ.

Quá trình điều tra, Bộ Công an xác định ông Phạm Hoàng Anh đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo", Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn) để tạo điều kiện cho doanh nghiệp này thực hiện dự án Chợ Đầu mối Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

Còn ông Lê Viết Chữ bị cáo buộc có hành vi nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo") để tạo điều kiện giúp Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu gói thầu Thi công tuyến chính dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi.

  'Ông lớn' SSI sẽ tăng vốn lên hơn 19.600 tỉ đồng, củng cố vị trí dẫn đầu về vốn******

Trình bày tại Đại hội cổ đông thường niên 2024, ông Nguyễn Hồng Nam - Tổng giám đốc SSI - nhận định năm 2024, thị trường chứng khoán vẫn đi lên với dự báo tăng trưởng lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp niêm yết ở mức 14% so với năm 2023. Dòng vốn của các nhà đầu tư cá nhân sẽ quay trở lại thị trường. Bên cạnh đó, hệ thống giao dịch KRX được đưa vào vận hành và những thay đổi được kỳ vọng tích cực từ quyết tâm nâng hạng của thị trường chứng khoán trong năm 2024. Ông dự báo VN-Index sẽ đạt 1.300 điểm trong năm nay và thanh khoản bình quân của thị trường đạt 18.000 - 20.000 tỉ đồng/ngày.

'Ông lớn' SSI sẽ tăng vốn lên hơn 19.600 tỉ đồng, củng cố vị trí dẫn đầu về vốn- Ảnh 1.

SSI sẽ thực hiện tăng vốn lên hơn 19.600 tỉ đồng để củng cố vị trí dẫn đầu về vốn trong nhóm công ty chứng khoán

SSI

Hội đồng quản trị SSI đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024 và xác định một số định hướng cho hoạt động bao gồm: Đẩy mạnh chuyển đổi số để đổi mới mô hình kinh doanh, hướng đến các tập khách hàng có nhu cầu chuyên biệt; tận dụng thế mạnh về quy mô vốn để cung cấp các sản phẩm độc đáo cho khách hàng...

Kế hoạch kinh doanh cho năm 2024 của SSI bao gồm doanh thu hợp nhất đạt 8.112 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.398 tỉ đồng, tương ứng tăng 19% so với năm trước. Bên cạnh đó, SSI cũng tiếp tục thực hiện phương án chào bán, phát hành cổ phiếu đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua trong năm 2023. Cụ thể, cuối tháng 12.2023, cổ đông SSI đã thông qua hai phương án tăng vốn bao gồm phát hành hơn 302,2 triệu cổ phiếu thưởng để tăng vốn theo tỷ lệ 100:20 và chào bán hơn 151 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu giá 15.000 đồng/cổ phiếu theo tỷ lệ 100:10. Tổng cộng SSI sẽ phát hành thêm hơn 453,3 triệu cổ phiếu mới. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của SSI dự kiến tăng từ hơn 15.111 tỉ đồng lên gần 19.645 tỉ đồng, củng cố vị trí số 1 về vốn trong nhóm các công ty chứng khoán.

Kết thúc năm 2023, tổng tài sản SSI ghi nhận ở mức 69.241 tỉ đồng, tăng trưởng 32,6% so với năm 2022 và tiếp tục giữ vững vị trí số 1 trong ngành chứng khoán xét về quy mô tài sản. Doanh thu thuần đạt 7.281 tỉ đồng, tăng 11,5% và lợi nhuận trước thuế đạt 2.849 tỉ đồng, tăng 35% so với 2022, vượt 105% kế hoạch doanh thu và 112% kế hoạch lợi nhuận được Đại hội đồng cổ đông đề ra.

  Vì sao đề xuất đổi lịch để nghỉ 5 ngày dịp lễ 30.4 phải trình Quốc hội?******

Theo Bộ LĐ-TB-XH, sau khi lấy ý kiến 15 cơ quan, bộ, ngành góp ý về đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài ngày nghỉ lễ 30.4 - 1.5, đến chiều nay 8.4, đã có 3 bộ phản hồi đồng tình với phương án Bộ LĐ-TB-XH đưa ra.

Vì sao đề xuất đổi lịch để nghỉ 5 ngày dịp lễ 30.4 phải trình Quốc hội?- Ảnh 1.

Đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 kéo dài 5 ngày giúp người lao động có thêm thời gian bên gia đình hoặc đi du lịch

ĐÌNH HUY

Cụ thể, Bộ Nội vụ, Bộ TT-TT, Bộ GTVT tán thành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 kéo dài 5 ngày, từ ngày 27.4 - 1.5, trong đó hoán đổi ngày làm việc bình thường (ngày 29.4), chuyển sang làm bù ngày khác. 

Ngoài tán thành với đề xuất, Bộ Nội vụ còn đề nghị Bộ LĐ-TB-XH sớm hoàn thiện văn bản, trình Thủ tướng xem xét quyết định, bảo đảm sự chủ động trong tổ chức, sắp xếp công việc của hệ thống chính trị, của các cơ quan, tổ chức liên quan và của người dân.

Theo ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB-XH), bộ luật Lao động 2019 quy định, các ngày lễ 30.4 và 1.5 người lao động được nghỉ 1 ngày. Tại khoản 3 điều 112 bộ luật Lao động năm 2019 giao Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ tết Nguyên đán và Quốc khánh, không giao Thủ tướng quyết định các ngày nghỉ lễ, tết khác. Những vấn đề ngoài quy định của luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Vì sao đề xuất đổi lịch để nghỉ 5 ngày dịp lễ 30.4 phải trình Quốc hội?

Tuy nhiên, thời gian qua, Bộ LĐ-TB-XH nhận được nhiều ý kiến đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường (ngày 29.4) và làm bù sang ngày khác để dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.

Việc này giúp kích cầu du lịch và tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đồng thời không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Vì vậy, Bộ LĐ-TB-XH đã có văn bản gửi các cơ quan liên quan lấy ý kiến về việc hoán đổi ngày làm việc dịp 30.4 và 1.5 tới đây, để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.

Sau ngày hôm nay 8.4, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội về vấn đề này. Nếu được thông qua, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ bảy, ngày 27.4 đến thứ tư, ngày 1.5.

87% ý kiến cán bộ công đoàn đồng ý

Trong hôm nay 8.4, trên Fanpage Công đoàn Việt Nam của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng lấy ý kiến cán bộ công đoàn, người lao động về việc hoán đổi ngày làm việc dịp lễ 30.4 - 1.5.

Tính đến 15 giờ chiều cùng ngày, đã có gần 3.000 ý kiến bình chọn, trong đó có 87% đồng ý với đề xuất của Bộ LĐ-TB-XH hoán đổi ngày làm việc để được nghỉ 5 ngày liên tục.

Có 8% ý kiến không đồng ý hoán đổi. Còn lại là các ý kiến khác.

Đại đa số những ý kiến đồng ý đều cho rằng, việc hoán đổi ngày làm việc để nghỉ liền 5 ngày dịp lễ giúp người lao động ở xa có thời gian về thăm gia đình lâu hơn hoặc đi du lịch dịp lễ thoải mái.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không cần thiết phải hoán đổi, lịch nghỉ như thế nào cứ để tự nhiên, tránh xáo trộn.

Hãy chú ý đến nhiều tin tức và thông tin liên quan hơn"miso88 đánh bcr truc tuyen"。

về chúng tôi | Điều hướng Trang web | Dịch vụ quảng cáo | gợi ý | An ninh mạng công cộng Giang Tây 36010802000294号
Giám sát bởi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trung Quốc và Văn phòng Văn minh tỉnh Giang Tây | Được tài trợ bởi Nhật báo Beigan | Đường dây nóng báo cáo: 0791-868476679
Giấy phép phát sóng chương trình nghe nhìn mạng thông tin số: 1409348 Số 08100009-1
Giấy phép dịch vụ thông tin tin tức trên Internet số: 36120170003 Bài viết trên web [2021] Số 1463-016
Giấy phép xuất bản: Chứng chỉ mạng mới số 07 Số giấy phép kinh doanh: B2-20070031 Số giấy phép mạng Guoxin: 3612008001
Gửi tin tức: [email protected] Gửi tin tức sáng tạo nền văn minh: [email protected]
  • Khách hàng
  • Weibo chính thức
  • Wechat chính thức