33win đội nào vô địch thế giới_game bài 08win

2024-09-12 00:43:21 Nguồn: Truyền thông Nhân dân Trung Quốc tác giả:Đông Đặng

Chia sẻ với điện thoại di động

Bùng nổ ca bệnh nhiễm giun lây từ thú cưng******

"Có nhiều bệnh lây từ ký sinh trùng, côn trùng do ăn thức ăn tái, gỏi, tiết canh, rau thủy canh chưa nấu chín. Đặc biệt, một số bệnh mới nổi, ghi nhận ca bệnh tăng cao như: nhiễm sán, ấu trùng giun đũa chó, mèo do nuôi thú cưng". 

Bùng nổ ca bệnh nhiễm giun lây từ thú cưng- Ảnh 1.

Ôm ấp thú cưng dễ nuốt phải trứng giun chó, mèo

NIMPE

Thông tin trên được tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng T.Ư (NIMPE), Bộ Y tế, cho biết hôm nay 27.3, tại hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024. Hội nghị do Bộ Y tế và Bộ NN-PTNT tổ chức.

"Các ca bệnh nhiễm giun đũa chó mèo đang bùng nổ, đặc biệt là có nguyên nhân do nuôi thú cưng, thường xuyên ôm ấp thú cưng. Khi ôm, ngủ cùng thú cưng, người nuôi dễ nuốt phải trứng giun đũa chó mèo", ông Cảnh khuyến cáo.

Trong người, trứng giun đũa chó mèo không thể phát triển thành giun mà ở dạng ấu trùng. Các ấu trùng này đi đến phổi, não, gan…, đặc biệt gây ngứa ở da.

Riêng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc NIMPE), là bệnh viện chuyên khoa điều trị về bệnh ký sinh trùng côn trùng, trong năm 2023 đã điều trị 15.527 bệnh nhân bị nhiễm giun đũa chó mèo. Ước tính cả nước có 30.000 người bị bệnh do nhiễm giun đũa chó, mèo tại các cơ sở y tế trên cả nước.

Giun đũa chó, mèo (toxocara canis) khi trên vật chủ (sống trong ruột chó, mèo) sẽ đẻ trứng. Trứng giun theo phân ra ngoài môi trường, người nuốt phải trứng này, do quá trình ăn uống vệ sinh cá nhân không đảm bảo, do ôm ấp thú cưng.

Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh.

Ông Cảnh cũng lưu ý, Việt Nam có nhiều người nhiễm sán lá gan nhỏ, có nơi 65% dân số nhiễm sán lá gan nhỏ, đặc biệt những địa phương có thói quen ăn tái, gỏi. Ước tính mỗi năm có 1 triệu người nhiễm sán này. Hiện, sán lá gan đã ghi nhận tại 32 tỉnh, thành. 

Tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, nhiều người từng được chẩn đoán u, ung thư não, gan, phổi nhưng nguyên nhân chính xác là ổ ấu trùng giun, sán.

Theo khuyến cáo của Viện Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng T.Ư, để phòng nhiễm sán, người dân cần ăn chín, không ăn đồ tái sống. Với người nuôi thú cưng, cần tẩy sạch giun cho vật nuôi và đặc biệt là quản lý tốt phân từ chúng, bởi đây là nguồn chứa trứng giun đũa. Nếu vệ sinh không sạch sẽ, người nuôi rất dễ nhiễm trứng giun.

Peugeot 3008 rớt giá 50% sau 6 năm sử dụng tại Việt Nam******

Ở thời điểm tung ra thị trường Việt Nam vào năm 2018, Peugeot 3008 niêm yết giá hơn 1,1 tỉ đồng, chưa bao gồm chi phí ra biển số. Để lăn bánh chiếc xe này, người mua cần chi khoảng 1,25 tỉ đồng. Đến thời điểm hiện tại, chiếc xe có giá rao khoảng 630 triệu trên thị trường xe cũ, tức rớt giá khoảng 50%, tương đương hơn 600 triệu đồng. 

Peugeot 3008 rớt giá 50% sau 6 năm sử dụng tại Việt Nam- Ảnh 1.

Peugeot 3008 đời 2018 hiện rao giá hơn 600 triệu đồng

Peugeot 3008 tại Việt Nam định vị ở phân khúc SUV cỡ C và cạnh tranh với các đối thủ như Mazda CX-5, Honda CR-V, Hyundai Tucson... So với các mẫu xe trên, Peugeot 3008 có độ mất giá nhiều và nhanh hơn. Ở chiều ngược lại, với mức giá như trên, chiếc xe này lại là lựa chọn đáng cân nhắc với người muốn tìm mua xe SUV cũ.

Sở dĩ Peugeot 3008 trượt giá nhanh do các chương trình giảm giá sâu thời gian gần đây của hãng. Ngoài ra, do xe có nguồn gốc châu Âu nên chi phí bảo trì, bảo dưỡng cao hơn so với các đối thủ đến từ châu Á, điều này khiến nhiều người dùng phần nào ái ngại khi chọn mua. Đây là tình cảnh tương tự với các dòng xe châu Âu khác như Volkswagen, Mercedes-Benz, BMW, Audi... do thị hiếu người Việt thường ưa chuộng các dòng xe "lành", chi phí sử dụng thấp.

Peugeot 3008 rớt giá 50% sau 6 năm sử dụng tại Việt Nam- Ảnh 2.

Peugeot 3008 hiện đã trượt giá 50% (khoảng hơn 600 triệu đồng) so với thời điểm tung ra năm 2018

Dù chi phí sử dụng cao hơn một chút, nhưng với mức giá hơn 600 triệu đồng thì đây lại là "món hời" cho người tìm mua ô tô cũ. So với các dòng xe phổ thông khác mang thương hiệu xe châu Á, Peugeot 3008 2018 sở hữu khoang nội thất bắt mắt, hiện đại hơn nhiều, được thiết kế theo kiểu i-Cockpit hướng đến người lái giống khoang lái máy bay. Cách bố trí này giúp cho bảng điều khiển trung tâm hướng về người lái, cũng là nơi có hàng loạt công nghệ hiện đại nổi trội hơn so với các dòng xe cùng đời, cùng phân khúc. Điển hình nhất là đồng hồ kỹ thuật số kích thước 12,3 inch nằm sau vô-lăng, hiển thị các thông tin liên quan đến khả năng vận hành với chất lượng màu sắc và hiển thị rất nịnh mắt.

Màn hình giải trí cảm ứng đa điểm kích thước 8 inch kết nối MirrorLink, DAB radio, Apple CarPlay và Bluetooth, kết hợp với hệ thống âm thanh 6 loa. Nhà sản xuất cung cấp thêm cho người ngồi bên trong xe hệ thống điều hòa 2 vùng tự động, chức năng định vị 3D và chức năng nhận dạng giọng nói, hệ thống đèn nội thất, cửa sổ trời toàn cảnh Panorama, kính cửa chỉnh điện 1 chạm, chống kẹt tất cả các cửa...

Peugeot 3008 rớt giá 50% sau 6 năm sử dụng tại Việt Nam- Ảnh 3.

Khoang lái Peugeot 3008 đời 2018 bắt mắt dù đã qua sử dụng 6 năm

Xe có 5 chỗ ngồi với tất cả ghế đều bọc da cao cấp. Ghế lái và ghế hành khách phía trước có chức năng chỉnh điện và sưởi, cũng như hỗ trợ điều chỉnh thắt lưng cho người ngồi trên ghế lái. Hiếm có mẫu xe nào trong phân khúc SUV hạng C trang bị nhiều tính năng cho ghế ngồi như trên Peugeot 3008 đời 2018.

Sức mạnh xe Pháp Peugeot 3008 đến từ động cơ 1.6 lít Turbo High Pressure, sản sinh công suất tối đa 165 mã lực và mô-men xoắn cực đại 245 Nm, đi kèm với hệ dẫn động cầu trước và hộp số tự động 6 cấp. Con số không quá ấn tượng nhưng vừa đủ cho nhu cầu sử dụng tại Việt Nam.

Peugeot 3008 rớt giá 50% sau 6 năm sử dụng tại Việt Nam- Ảnh 4.

Xe cũ Peugeot 3008 hiện chỉ ngang giá lăn bánh xe SUV hạng A đời mới

Ngoài ra, xe còn được trang bị các tính năng an toàn như 6 túi khí, hệ thống chống bó cứng phanh, ổn định thân xe điện tử, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, cảnh báo chệch làn đường và hỗ trợ duy trì làn đường, cảnh báo điểm mù, cảnh báo áp suất lốp, cảm biến đỗ xe trước/sau... Ở thời điểm 6 năm trước, các tính năng ADAS chưa phổ biến như hiện nay nên tất nhiên cũng không có mặt trên chiếc xe này.

Peugeot 3008 được đánh giá cao ở khả năng vận hành êm ái, cách âm tốt hơn so với các mẫu xe đối thủ cùng phân khúc SUV hạng C. Đối với người dùng không ngại chi phí bảo trì, bảo dưỡng xe, đây vẫn là xe cũ đáng cân nhắc nếu so với các dòng SUV có giá lăn bánh tương đương chỉ được định vị ở phân khúc xe hạng A.

Thượng tọa Thích Trí Chơn: 'Tâm không hại ai bản thân không lo lắng, không sân giận là bình yên'******

Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, trong Phật giáo Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản hay Hàn Quốc đều tôn thờ và kính ngưỡng bồ tát Quán Thế Âm. Nhân ngày vía Quán Thế Âm bồ tát hôm qua (19.2 âm lịch), hình tượng và câu niệm bồ tát Quán Thế Âm nhắc nhở chúng ta nhiều điều trong cuộc sống.

"Ta chính là bồ tát, là người cứu ta"

Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, viện chủ tu viện Khánh An chia sẻ, bồ tát Quán Thế Âm hay còn gọi là bồ tát Quán Tự Tại. 

Chúng ta thường thấy một vị bồ tát đứng 1 tay cầm nhành dương liễu, 1 tay cầm bình cam lồ biết ngay đây là bồ tát Quán Thế Âm hay với một phong thái vị bồ tát ngồi thấy y như tên của ngài - Quán Tự Tại.

Thượng tọa Thích Trí Chơn: 'Tâm không hại ai bản thân không lo lắng, không sân giận là bình yên'- Ảnh 1.

Bồ tát Quán Thế Âm hay còn gọi là bồ tát Quán Tự Tại

Vũ Phượng

Tự Tại tức là không bị ràng buộc, thong dong, thảnh thơi, nhẹ nhàng, thư thái. Vậy nên, thượng tọa Trí Chơn cho rằng, khi niệm bồ tát Quán Thế Âm để thực tập hạnh nguyện của ngài thì trước hết phải thực tập hạnh thong dong, tự tại, hạnh không ràng buộc, mọi thứ đi lui, tới đều tùy duyên thuận cảnh.

Viện chủ tu viện Khánh An phân tích, chúng ta ai cũng muốn bình an hạnh phúc mà cứ tự trói mình, đi, đứng hay ngồi làm việc cũng không tự tại. Mỗi lần chúng ta thấy bản thân đang khổ, sư thầy khuyên chúng ta hãy đặt cho mình câu hỏi bản thân đã tự tại chưa, thong dong chưa, cái gì làm cho mình khổ. Câu trả lời đó thường là vì cái mình không ưa, vì cay đắng không đáp ứng như điều mình thích làm mình khổ.

Ghé thăm tu viện mát lành tràn ngập cây xanh: nơi yêu từng ngọn cỏ, hơi thở

"Chúng ta dễ bị nhầm lẫn tâm từ bi với tình thương có điều kiện. Vậy thế nào là từ? Đơn giản lắm, không sân là từ. Khoan nói thương, quý, mến, chỉ cần tâm không sân giận thì đó chính là từ. Mình đem tình thương sự giúp đỡ của mình người kia không đáp ứng lại mình phản ứng thì không phải là từ. Tâm không sân giận mới chính là tâm từ. Còn tâm bi là động viên, an ủi, vỗ về, nội không hại bất cứ một ai đó chính là bi. Bồ tát có tâm rất lớn là đại từ, đại bi. Ngài không sân giận bất cứ ai, không hại bất cứ ai nên tâm ngài mới có khả năng trùm khắp chúng sinh", thượng tọa Trí Chơn phân tích.

Thượng tọa Thích Trí Chơn: 'Tâm không hại ai bản thân không lo lắng, không sân giận là bình yên'- Ảnh 2.

Theo thượng tọa Trí Chơn, khi niệm bồ tát Quán Thế Âm để thực tập hạnh nguyện của ngài thì trước hết phải thực tập hạnh thong dong, tự tại

Tuệ Đạt

Theo viện chủ tu viện Khánh An, một khi tâm không sân giận thì chúng ta sẽ thấy hạnh phúc, bình yên, tâm không hại ai thì không lo lắng, không thủ đoạn, không tranh chấp, không toan tính thiệt hơn, ngay khi đó mỗi người đã có bình yên, tự tại.

Thượng tọa phân tích: "Ở đời có ai sân giận mà hạnh phúc đâu, hại người khác thì làm sao có bình an được, hại xong sống hồi hộp không biết khi nào người ta hại lại nên phải toan tính đủ kiểu, tìm cách rào chắn. Nói là niệm bồ tát Quán Thế Âm để bồ tát gia hộ độ trì nhưng nó như một câu để nhắc lại ta thực hành tâm đại từ đại bi của bồ tát. Chỉ cần vậy thôi ta chính là bồ tát và ta chính là người cứu ta đây".

Có đức tin nhưng đừng đi lạc đường

Cũng theo thượng tọa Thích Trí Chơn, trong cuộc sống có những người không tin tưởng vào đạo Phật hay bồ tát Quán Thế Âm nhưng sống hiểu được lẽ thật của cuộc đời, hiểu được chân lý, hiểu các giá trị văn hóa đạo đức nên sống tránh ác làm lành, tôn vinh những điều thiện và không chấp nhận cái ác, mỗi ngày nuôi dưỡng tâm mình thiện lành nên sống vẫn hạnh phúc.

Ở đời có ai sân giận mà hạnh phúc đâu, hại người khác thì làm sao có bình an được, hại xong sống hồi hộp không biết khi nào người ta hại lại nên phải toan tính đủ kiểu, tìm cách rào chắn. Nói là niệm bồ tát Quán Thế Âm để bồ tát gia hộ độ trì nhưng nó như một câu để nhắc lại ta thực hành tâm đại từ đại bi của bồ tát.

Thượng tọa Thích Trí Chơn

Tuy nhiên, cũng có những người không tin vào sự nhiệm màu của bồ tát nên sống bất chấp, hơn thua phải trái đúng sai và sống với bản năng của mình nhiều hơn, sống với lợi lạc cho chính mình. Thượng tọa cho rằng, những trường hợp như vậy cái tôi, cái ngã rất lớn, thường cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ. Các trường hợp này có thể con đường phía trước sẽ không được bằng phẳng vì hậu quả xấu ác đang đón chờ.

Thượng tọa Thích Trí Chơn: 'Tâm không hại ai bản thân không lo lắng, không sân giận là bình yên'- Ảnh 3.

Tượng bồ tát Quán Tự Tại ở tu viện Khánh An

Vũ Phượng

Bên cạnh đó, viện chủ tu viện Khánh An cũng chỉ ra những người có niềm tin vào đạo Phật, bồ tát có 2 trường hợp: một là tin mà không học Phật, hai là tin chân chính, rõ ràng.

Trong đó, thầy Trí Chơn chia sẻ, tin mà không học Phật có thể hướng mọi người về đức tin mà thiếu nhận thức, thiếu hiểu biết, thiếu thực tập lời dạy của Đức Phật và từ đó dễ đưa chúng ta đến con đường mê tín, tin mù mờ, tin không có chí hướng, không có ngọn đuốc dẫn đường.

Còn người có niềm tin và có học Phật, hiểu Phật thì sẽ có một cái nhìn không phải bằng mắt mà bằng tất cả thân tâm này để trải nghiệm lời dạy của Đức Phật, qua đó để hiểu giáo pháp, thực tập giáo pháp.

"Đức tin là rất quan trọng với người đệ tử Phật, một khi chúng ta tin sáng suốt sẽ giúp cho gia đình, những người có quan hệ bạn bè với chúng ta đi đúng hướng, còn chỉ cần một chút mê tín dễ đi lạc đường. Cuộc sống hôm nay hiệu ứng đám đông, trào lưu về sự màu nhiệm gì đó, bồ tát quán âm ở trên mây hiện xuống, Đức Phật tỏa hào quang chấp chóa dễ làm lóa mắt chúng ta và cứ tưởng như thật. Chúng ta cần tu tập như thế nào mà hiển hiện được tâm Phật, hiển hiện được tâm bồ tát đó là chúng ta tu đúng pháp", thượng tọa Trí Chơn đưa ra lời khuyên.

kto nhan dinh bong da keo nha cai

Cán bộ ngoại giao trẻ cần nâng cao tinh thần phụng sự Tổ quốc******

Nâng cao tinh thần phụng sự Tổ quốc và nhân dân

Ngày 22.3, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi đối thoại với đoàn viên, thanh niên Bộ Ngoại giao.

Cán bộ ngoại giao cần nâng cao tinh thần phụng sự tổ quốc  - Ảnh 1.

Các đại biểu tham dự buổi đối thoại

BNG

Đến dự buổi đối thoại còn có ông Lê Hải Bình, Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư; anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định cán bộ ngoại giao trẻ là lực lượng nòng cốt của Bộ Ngoại giao, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc lợi ích quốc gia, dân tộc, phục vụ đất nước và nhân dân. Để làm được điều đó, các cán bộ trẻ cần phải thể hiện được động lực, lòng yêu nghề, đẩy mạnh học tập, nghiên cứu và nâng cao bản lĩnh chính trị.

"Để thực hiện thành công các trọng tâm này, thế hệ thanh niên, các cán bộ trẻ của Bộ Ngoại giao chính là lực lượng nòng cốt", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định.

Liên quan đến công tác Đoàn, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng việc này cần bài bản chứ không hành chính hóa.

"Hoạt động Đoàn Thanh niên ở Bộ Ngoại giao vừa huy động được trí tuệ, vừa tập hợp được lực lượng. Đây là sức mạnh của thế hệ trẻ với sự năng động sáng tạo", ông Sơn nhấn mạnh.

Cán bộ ngoại giao cần nâng cao tinh thần phụng sự tổ quốc  - Ảnh 2.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

BNG

Với chủ đề "Ngoại giao Việt Nam: Chuyên nghiệp - hiện đại - phụng sự", Bộ trưởng cho rằng, điểm mới năm nay so với các năm trước là ở chữ "phụng sự". Hơn lúc nào hết, vào thời điểm này Bộ Ngoại giao cần nêu cao tinh thần phụng sự nhân dân và ý thức "đạo đức công vụ" bởi đây là nền tảng để phát triển bền vững của ngành. 

Đoàn viên Lê Minh, cán bộ Cục Lãnh sự, đã đặt câu hỏi về đổi mới trong tinh thần phục vụ Tổ quốc, người dân và doanh nghiệp của cán bộ ngoại giao.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết để đổi mới cần ứng dụng công nghệ mới nhất vào hoạt động với người dân. Bên cạnh đó, cán bộ ngoại giao cần phải chuyên nghiệp và hiện đại. Đồng thời, cần chí công vô tư, phải đặt lợi ích phụng sự quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết, từ đó phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Bộ trưởng nhấn mạnh, câu chuyện đạo đức công vụ, vì dân phục vụ, nói thì dễ nhưng thực hành không dễ, đòi hỏi ý thức tự rèn luyện thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, những cán bộ mới vào ngành. 

Cán bộ trẻ cần nắm chắc kiến thức về đất nước và con người Việt Nam

Tại buổi tọa đàm, sinh viên Nguyễn Hòa An, Học viện Ngoại giao, đã đặt câu hỏi rằng điều gì là quan trọng nhất đối với các sinh viên và cán bộ trẻ trong ngành ngoại giao.

Cán bộ ngoại giao cần nâng cao tinh thần phụng sự tổ quốc  - Ảnh 3.

Đoàn viên Bộ Ngoại giao tham dự buổi đối thoại

BNG

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, điều quan trọng nhất là cần phải có kiến thức vừa rộng vừa sâu. Vì thế cán bộ ngoại giao phải tự học, tự nghiên cứu để trau dồi thêm kiến thức nghiệp vụ. Quan trọng nhất là kiến thức về đất nước và con người Việt Nam.

"Cán bộ ngoại giao cần là người đại diện cho đất nước. Do đó, hỏi gì cũng phải nắm, đặc biệt là các kiến thức về Việt Nam phải rộng và sâu", Bộ trưởng khẳng định và bày tỏ tin tưởng, với bất cứ nhiệm vụ nào, nếu mỗi người đều tận tâm cống hiến, sống có lý tưởng, làm việc hết mình, say mê, nhiệt huyết và kỷ luật thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua và thành công sẽ đến.

Với câu hỏi của bạn Đinh Nho Minh, cán bộ Vụ Các tổ chức quốc tế, về lời khuyên dành cho cán bộ trực tiếp làm công tác đa phương, cần kỹ năng và phương pháp làm việc thế nào? Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho rằng, các cán bộ trẻ cần trang bị cho mình kiến thức để có thể làm tốt cả song phương và đa phương, cần có tinh thần nhiệt huyết, ý thức trau dồi toàn diện các kỹ năng. 

"Làm đa phương hay song phương đều cần có trí, dũng, chuyên nghiệp, bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời có các ý tưởng sáng tạo, đổi mới", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ.

Bộ trưởng cũng kỳ vọng thanh niên tiếp tục rèn luyện, đóng góp chủ động, tích cực hơn cho việc thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ Ngoại giao, nhất là trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển và thay đổi từng ngày.


'CSGT mặc thường phục xử phạt nồng độ cồn, mắc cớ gì phải làm thế?'******

Sáng 27.3, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5 khóa XV thảo luận về dự án luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Có 3 luồng quan điểm xung quanh vấn đề nồng độ cồn. 

Một là ủng hộ cấm tuyệt đối. Hai là đề nghị cần có ngưỡng tối thiểu. Ba là ủng hộ cấm tuyệt đối nhưng cần có lộ trình thực hiện phù hợp.

'CSGT mặc thường phục xử phạt nồng độ cồn, mắc cớ gì phải làm thế?'- Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Phúc, đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu

MEDIA QUỐC HỘI

Tránh lạm dụng quy định để xử phạt, kiểm tra gây phản cảm

Đại biểu Lý Thị Lan (đoàn Hà Giang) bày tỏ đồng tình với phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế. Tuy nhiên, để luật đi vào cuộc sống, có sức thuyết phục khi thông qua, bà đề nghị rà soát, cân nhắc mức xử phạt, hình thức xử phạt cho phù hợp và phải có lộ trình, từng bước theo thời gian để tạo thành ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông.

Bà Lan dẫn chứng thực tế ở Hà Giang, việc sử dụng rượu là nét văn hóa của đồng bào và ở các vùng nông thôn, người dân khi tham gia giao thông chưa thể thực hiện triệt để việc không có nồng độ cồn.

"Chẳng hạn ở nông thôn dịp tết đi từ làng này sang làng kia mà có uống chén rượu, cốc bia và bị thổi nồng độ cồn thì đương nhiên vi phạm. Nhưng việc này có ảnh hưởng, liên quan đến tai nạn giao thông thì cần đánh giá.

Chúng tôi đề nghị cần rà soát mức xử phạt, hình thức xử phạt theo lộ trình để dần trở thành ý thức của người dân khi tham gia giao thông và thực hiện được, đúng yêu cầu pháp luật", bà Lan nói.

Nữ đại biểu cũng đề nghị khi áp dụng quy định luật thì cơ quan chức năng tránh lạm dụng quy định để xử phạt, kiểm tra, gây phản cảm của người dân với lực lượng chức năng.

Bà dẫn trên mạng xã hội có đưa nhiều hình ảnh dịp tết, lực lượng chức năng đi vào các vùng nông thôn, nơi rất khó khăn để kiểm tra nồng độ cồn và xử phạt người dân. "Như vậy gây sự phản cảm, cần xem xét xử phạt, kiểm tra và nên có sự mềm dẻo hơn", vị đại biểu nêu.

Bà Lan cũng nhắc đến câu chuyện Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh trực tiếp tham gia cùng tổ công tác, phát hiện một tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn, sau đó nhắc nhở và tuyên truyền thay vì xử phạt. Việc này, theo bà Lan, đã tạo sự đồng thuận rất lớn trong dư luận, vì thế nên xem xét lộ trình xử phạt hợp lý khi áp dụng cấm tuyệt đối nồng độ cồn.

'CSGT mặc thường phục xử phạt nồng độ cồn, mắc cớ gì phải làm thế?'- Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách

GIA HÂN

"Không nên quy định nồng độ cồn bằng 0"

Thảo luận về cùng nội dung, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết bản thân cũng thỉnh thoảng sử dụng chất có cồn và không ủng hộ việc đã uống rượu, bia mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Tuy nhiên, việc quy định nồng độ cồn bằng 0 khác với việc cấm người đã sử dụng rượu, bia mà vẫn lái xe (vì có những trường hợp không sử dụng rượu bia vẫn có nồng độ cồn - PV); vấn đề này phải có sự tham gia của các nhà khoa học cũng như cơ quan y tế.

Nữ đại biểu đề cập một cục nghiệp vụ của Bộ Y tế vừa qua đã tiến hành khảo sát để đánh giá nồng độ cồn thế nào là phù hợp. Trong khi chờ kết quả từ cơ quan chuyên môn, bà đề nghị cần có sự đánh giá khách quan, khoa học.

Nhắc tới việc tới đây lực lượng CSGT sẽ mặc thường phục để xử lý vi phạm nồng độ cồn, bà Phúc nói điều này "có vẻ" đi ngược lại mục đích khi xây dựng chính sách pháp luật là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản con người. "Mắc cớ gì phải làm những việc đó?", bà Phúc đặt vấn đề, đồng thời cho rằng nên tính toán biện pháp để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.

Hay như trường hợp sử dụng strongbow - một loại thức uống dấm táo hoặc hương vị khác, bà Phúc nói đã tham khảo một số tài liệu thì đây không phải là rượu hoặc bia, nhưng uống vào sẽ lên nồng độ cồn. Vậy trường hợp này xử phạt thế nào?

Từ những căn cứ đã nêu, đại biểu tỉnh đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng các cơ quan chuyên môn cần có đánh giá khách quan, khoa học.

"Nên cân nhắc kỹ càng, không nên quy định nồng độ bằng 0, trước hết là để thực thi pháp luật một cách tường minh, hai là bảo vệ hình ảnh của lực lượng thực thi công vụ, ba là tránh sai số trong thiết bị đo nồng độ cồn", nữ đại biểu nêu quan điểm.

Uống rượu, bia mà dắt xe thì có bị xử phạt nồng độ cồn?

Cũng liên quan đến vấn đề nồng độ cồn, đại biểu Thái Thị An Chung (đoàn Nghệ An) bày tỏ đồng tình với phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn. Điều này sẽ góp phần thay đổi thói quen lạm dụng, rượu bia của một bộ phận người dân.

Bà Chung cho rằng cần thực hiện việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn ít nhất trong 5 năm nữa; khi đã thay đổi thói quen thì sẽ tổng kết, đánh giá, cân nhắc có cần quy định ngưỡng hay không.

Tuy nhiên, bà kiến nghị dự thảo luật cần giải thích rõ thế nào là điều khiển phương tiện giao thông. Hiện có nhiều ý kiến băn khoăn hành vi dắt xe có phải là điều khiển phương tiện giao thông? Uống rượu, bia mà dắt xe thì có bị xử phạt nồng độ cồn?...

Các cơ quan Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái luật năm 2023******

Chiều 22/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội năm 2023.

Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, về cơ bản nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đều bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Bên cạnh đó, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật hoặc còn những vướng mắc, bất cập, có thể tạo ra kẽ hở trong công tác quản lý.

Các cơ quan Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái luật năm 2023 - 1

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường (Ảnh: Phạm Thắng).

Cũng theo ông Cường, có văn bản còn nội dung chưa được hướng dẫn cụ thể, chưa có sự thống nhất giữa các văn bản luật gây khó khăn trong triển khai thực hiện. Ví dụ, tại luật Phòng, chống ma túy, đến nay chưa có văn bản hướng dẫn tổ chức học văn hóa cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Bên cạnh đó, chưa có quy định cụ thể của Bộ LĐ&TB-XH về định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở ban hành giá dịch vụ công cai nghiện ma túy, sử dụng ngân sách nhà Nước để đặt hàng, giao nhiệm vụ làm cho hầu hết các địa phương chưa triển khai quy định về đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng cho đơn vị sự nghiệp công lập.

Cũng theo báo cáo của các cơ quan Quốc hội, vẫn còn nhiều văn bản quy định chi tiết được ban hành chậm hơn so với thời điểm có hiệu lực thi hành của luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Cụ thể, trong số 325 văn bản được giám sát, có 32 văn bản ban hành chậm hơn thời điểm có hiệu lực thi hành của luật, pháp lệnh, nghị quyết. Trong đó văn bản chậm ít nhất là 14 ngày, văn bản chậm nhiều nhất là 35 tháng 24 ngày, một số văn bản chậm từ 22 đến 25 tháng.

Ngoài ra, có 83 điều, khoản thuộc 24 luật, 1 pháp lệnh, 5 nghị quyết giao quy định chi tiết nhưng chưa ban hành văn bản.

Các cơ quan Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái luật năm 2023 - 2

Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 22/4 (Ảnh: Phạm Thắng).

Đưa ra đánh giá chung, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhận định hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan của Quốc hội được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm.

Qua đó, các cơ quan đã phát hiện văn bản chậm hoặc chưa được ban hành, chỉ ra một số văn bản có nội dung chưa phù hợp, chưa khả thi trên thực tiễn, chưa bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, từ đó đã đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản khắc phục.

So với các kỳ giám sát trước đây, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2023 đã có sự chuyển biến tích cực, đạt những kết quả đáng khích lệ, theo ông Cường.

Song bên cạnh đó, ông chỉ ra công tác này vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập khi hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của một số cơ quan còn chưa được thực hiện thường xuyên, chủ động, kịp thời.

Tình trạng chậm ban hành văn bản tuy đã có bước khắc phục nhưng vẫn còn tồn tại, còn nợ đọng văn bản.

Trong kỳ giám sát, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết vẫn tiếp tục phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm tính, đồng bộ, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Trong khi đó, việc rà soát và ban hành văn bản công bố danh mục văn bản hết hiệu lực còn chậm hoặc không sửa đổi các văn bản quy định chi tiết đã hết hiệu lực thi hành.

Chưa có địa phương nào được giao vùng biển cho doanh nghiệp quản lý******

Chiều 25/3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức họp báo về Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh với chủ đề: "Nuôi biển, vì nguồn sống xanh thế hệ mai sau".

Tổng Biên tập báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Thạch khẳng định đây là một trong những hội nghị quy mô và tầm cỡ nhất về nuôi biển từ trước tới nay tại Việt Nam.

Hội nghị được kỳ vọng là cầu nối thu hút nhiều doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước đầu tư hệ thống hạ tầng logistics phục vụ nuôi biển công nghiệp trong thời gian tới.

Chưa có địa phương nào được giao vùng biển cho doanh nghiệp quản lý - 1

Quang cảnh hội nghị chiều 25/3 (Ảnh: Nguyễn Hải).

Giải đáp vướng mắc trong thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi biển, Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng nêu 6 khó khăn của doanh nghiệp nuôi biển.

Khó khăn cốt lõi là đến nay, chưa có địa phương nào giao được vùng biển cho doanh nghiệp và ngư dân quản lý.

Đây là rào cản lớn, khiến cho doanh nghiệp khó có thể đầu tư vào lĩnh vực này do vấn đề liên quan đến giấy phép và pháp lý, theo ông Dũng.

Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam cho biết thời gian qua, đơn vị đã tiếp nhận hàng chục khuyến nghị, đề xuất từ doanh nghiệp với mong muốn giải quyết những trở ngại này, nhưng vẫn chưa có sự kết nối hiệu quả giữa các bộ, ngành về chính sách nuôi biển.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chuyên môn cho ngành nuôi biển còn hạn chế do chưa có ngành đào tạo chuyên sâu về nuôi biển.

Đồng thời, Bộ NN&PTNT cũng chưa có chương trình khuyến ngư cho người dân ven biển tiếp cận công nghệ cao, thiếu quy chuẩn, tiêu chuẩn về nuôi biển cũng gây ra tình trạng không có đơn vị nào đăng ký cho trại nuôi biển. 

Chưa có địa phương nào được giao vùng biển cho doanh nghiệp quản lý - 2

Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng trả lời các câu hỏi của phóng viên (Ảnh: Nguyễn Hải).

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh cho biết, Quảng Ninh là một trong những địa phương sở hữu nhiều thế mạnh sẵn có để phát triển kinh tế biển và thủy sản với hơn 2.000 đảo lớn nhỏ, bờ biển dài 250km, 40.000ha bãi triều, trên 20.000ha eo, vịnh…

Tới đây, để đẩy mạnh nuôi biển, tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung ban hành đề án phát triển bền vững nuôi biển; hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn về nuôi biển; đầu tư, đồng bộ hạ tầng nuôi biển.

Tỉnh cũng sẽ có chính sách khuyến khích, vận động, hỗ trợ các hộ dân để chuyển đổi sang nuôi biển quy mô lớn và áp dụng khoa học kỹ thuật cao...

Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh sẽ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh chủ trì.

Dự kiến hội nghị sẽ thu hút khoảng 300-350 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự; trong đó có đại diện tham tán, đại sứ quán và chuyên gia đến từ các quốc gia có thế mạnh về nuôi biển hàng đầu thế giới hiện nay như: Australia, Na Uy, Đan Mạch, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU, Hà Lan...

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ vụ hai nhà báo bị hành hung******

Nội dung có trong văn bản được Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng ký, ban hành ngày 24/4. 

Văn bản dẫn thông tin về sự việc hành hung hai nhà báo khi tác nghiệp vụ cháy xưởng gỗ tại huyện Thanh Trì, Hà Nội. 

Về việc này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao UBND huyện Thanh Trì chủ trì, phối hợp với Công an TP và các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin trên; xử lý nghiêm các vi phạm nếu có. 

Kết quả báo cáo thành phố trước ngày 27/4. Văn phòng UBND TP được yêu cầu theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện. 

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ vụ hai nhà báo bị hành hung - 1

Phóng viên N.V.C. của Thời báo VTV bị xước tay (Ảnh: NVCC).

Trước đó đêm 23, rạng sáng 24/4, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã tiếp nhận trình báo về một vụ cố ý gây thương tích xảy ra tại thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp. Nạn nhân là anh N.V.C. (phóng viên Thời báo VTV) và M.H.M. (phóng viên báo điện tử VnExpress). 

Theo tường trình của hai nạn nhân, tối 23/4, anh C. và anh M. nhận tin báo về một vụ cháy nhà xưởng tại thôn Việt Yên, huyện Thanh Trì. Sau khi liên hệ lực lượng chức năng, hai phóng viên được hướng dẫn để vào hiện trường tác nghiệp.

Tuy nhiên, khi hai phóng viên đang dùng điện thoại cá nhân để ghi hình vụ cháy, cả hai bất ngờ bị một nhóm 3 đối tượng tấn công, cản trở tác nghiệp. 

Nhóm này lăng mạ, đe dọa, đánh vào đầu gây chảy máu cho phóng viên C., bóp cổ, đạp phóng viên M. Một số tài sản của hai nạn nhân như điện thoại bị các đối tượng giật, ném hoặc rơi vỡ. 

Ngay sau đó, hai phóng viên đã đến trụ sở công an để trình báo và được sơ cứu tại bệnh viện. 

Nhiều biển số xe ô tô ngũ quý sắp được VPA đấu giá******

Dự kiến, trong ngày đầu tiên của phiên thứ ba, nhiều biển số ô tô "siêu đẹp" gồm biển ngũ quý, tứ quý và sảnh tiến được đưa ra đấu giá tại trang thông tin đấu giá trực tuyến https://vpa.com.vn. Tiêu biểu có thể kể đến như biển số ngũ quý: 30L-222.22, 51L-444.44, 17A-444.44, biển số sảnh tiến: 30L-234.56, 51L-456.78.

Nhiều biển số xe ô tô ngũ quý sắp được VPA đấu giá - 1

Từ ngày 15/4, các biển số ngũ quý, tứ quý… sẽ được VPA đem ra đấu giá tại phiên thứ 3.

Ngoài ra, ngày 15/4 còn có các biển số tứ quý như: 30L-177.77, 30L-188.88, 30L-199.99, 51L-399.99… và rất nhiều biển số đẹp của các tỉnh/thành phố trên cả nước được đưa ra đấu giá.

Khách hàng có thể tham khảo chi tiết thời gian đăng ký, nộp tiền hồ sơ, tiền đặt trước đối với các biển số xe ô tô, quy chế đấu giá trực tuyến biển số xe ô tô tại trang thông tin đấu giá trực tuyến của Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam ở địa chỉ: https://vpa.com.vn.

xoso66 xô số miền bắc

Khởi tố bị can che giấu tội phạm giết người, tàng trữ vũ khí quân dụng******

Ngày 25.3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam bị can Huỳnh Khánh Duy (20 tuổi, ngụ xã Bình Phước, H.Mang Thít, Vĩnh Long) để điều tra về hành vi che giấu tội phạm. Duy là người liên quan vụ án giết người; gây rối trật tự công cộng và tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng xảy ra tại quán bi da trên địa bàn xã Phú Đức, H.Long Hồ (Vĩnh Long).

Khởi tố bị can che giấu tội phạm giết người, tàng trữ vũ khí quân dụng- Ảnh 1.

Bị can Huỳnh Khánh Duy tại cơ quan công an

NAM LONG

Theo hồ sơ, tối 28.7.2023, anh N.T.Q. (41 tuổi) và anh N.H.D. (36 tuổi) cùng Phạm Quốc Huy (23 tuổi, cả 3 đều ngụ xã Phú Đức, H.Long Hồ) đánh bi da tại một quán nước trên địa bàn xã Phú Đức thì xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cãi nhau và xô xát.

Nghe Huy nói bị đánh, Nguyễn Huy Thành (27 tuổi, ngụ xã Long Phước, H.Long Hồ) đem theo súng (đã được giám định là vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng và thuộc vũ khí quân dụng) đến quán hăm dọa và đánh nhau với 2 anh Q. và D. nhưng được mọi người can ngăn. Sau đó, Thành và Huy bỏ đi.

Khởi tố bị can che giấu tội phạm giết người, tàng trữ vũ khí quân dụng- Ảnh 2.

4 bị can từ trái qua, trên xuống: Trần Tuấn Tài, Nguyễn Minh Nghiệp, Trần Tuấn Sĩ và Phạm Quốc Huy

NAM LONG

Tuy nhiên, sau khi nghe kể lại sự việc, Trần Tuấn Tài (24 tuổi), Nguyễn Minh Nghiệp (33 tuổi, cùng ngụ xã Long Phước, H.Long Hồ) và Trần Thanh Sĩ (18 tuổi, ngụ xã Tân Long, H.Mang Thít) tiếp tục đem hung khí chạy đến quán bi da trên và đâm anh Q. tử vong.

Sau khi vụ án xảy ra, Tài và Sĩ về nhà của Duy ở xã Bình Phước, H.Mang Thít. Tại đây, Duy cất giấu bộ đồ mà Tài mặc khi gây án và dùng xe máy chở Tài và Sĩ ra đường đón xe để bỏ trốn. Quá trình điều tra, Duy đã được mời làm việc nhưng không khai nhận mà cố ý che giấu, gây khó khăn cho cơ quan điều tra.

Khởi tố bị can che giấu tội phạm giết người, tàng trữ vũ khí quân dụng- Ảnh 3.

Tang vật được công an thu giữ

NAM LONG

Nghiệp, Sĩ, Huy, Thành và Tài đã bị bắt tạm giam và khởi tố về các hành vi giết người; gây rối trật tự công cộng và tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Tang vật thu giữ tại hiện trường là 2 khẩu súng và 11 viên đạn cùng một số tang vật có liên quan.

Vụ đánh nhau có súng trên đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long hoàn tất hồ sơ để xử lý.

Hai nam sinh nghi đuối nước ở đập Khe Xai******

Chiều 29/3, ông Nguyễn Huy Hà, Chủ tịch UBND xã Thạch Xuân (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), cho biết lực lượng chức năng vừa tìm thấy thi thể một trong 2 nam sinh mất tích tại đập Khe Xai.

Theo ông Hà, khoảng 13h ngày 29/3, người dân đi qua khu vực đập Khe Xai, xã Thạch Xuân, phát hiện trên bờ có 2 đôi dép, 2 bộ áo quần của học sinh. Một số người trước đó nhìn thấy 2 nam sinh xuống hồ đập tắm.

Hai nam sinh nghi đuối nước ở đập Khe Xai - 1

Hai đôi dép và 2 bộ quần áo của 2 nam sinh mất tích (Ảnh: Văn Nguyễn).

Nghi ngờ 2 em này đuối nước, người dân trình báo sự việc cho chính quyền địa phương. Hai gia đình ở thôn Đông Sơn (xã Thạch Xuân) sau đó xác nhận 2 con của mình mất tích.

Danh tính của 2 học sinh được xác định là Đào Văn L., Lê Mạnh A. (cùng học lớp 6). Sau khi ăn cơm trưa, L. và A. rủ nhau đi chơi nhưng không thấy về.

Hai nam sinh nghi đuối nước ở đập Khe Xai - 2

Người dân tập trung theo dõi công tác tìm kiếm (Ảnh: Văn Nguyễn).

Cùng ngày, lực lượng chức năng triển khai tìm kiếm tại đập Khe Xai. Đến 16h cùng ngày (29/3), họ phát hiện thi thể em Đào Văn L. và đang tìm kiếm nam sinh còn lại.

Mực nước tại hồ đập Khe Xai khá lớn khiến công tác cứu hộ, cứu nạn gặp khá nhiều khó khăn.

Hồ đập Khe Xai được khởi công xây dựng từ ngày 6/9/2010 với tổng trị giá gần 127 tỷ đồng.

Công trình thủy lợi này có mục đích tích trữ lượng nước tưới tiêu cho 975ha đất canh tác gồm các xã Thạch Xuân, Nam Điền, Lưu Vĩnh Sơn và vùng bắc huyện Thạch Hà.

QUNIMEX kỷ niệm 60 năm ngày thành lập******

QUNIMEX tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, được thành lập chỉ 6 tháng sau ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh, là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thương mại - xuất nhập khẩu sớm nhất vùng Đông Bắc.

QUNIMEX kỷ niệm 60 năm ngày thành lập- Ảnh 1.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy (thứ 4 từ phải qua) tặng hoa chúc mừng lãnh đạo QUNIMEX tại lễ kỷ niệm

Ảnh: NGUYỄN THƠM

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, QUNIMEX luôn khẳng định vị thế là một trong những doanh nghiệp chủ lực về xuất nhập khẩu, du lịch, dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh; đóng góp thiết thực, song hành cùng chặng đường phát triển của tỉnh.

Đây cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh sớm nắm bắt, khai thác tiềm năng, thế mạnh về dịch vụ, du lịch, chủ động đầu tư, tạo ra được các sản phẩm đẳng cấp quốc tế như: Khách sạn NOVOTEL HA LONG BAY, hệ thống cáp treo Yên Tử, tổ hợp khách sạn Legacy Yên Tử… từ lâu nay đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, làm nên sức hút cho du lịch văn hóa tâm linh của Quảng Ninh, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

QUNIMEX còn tích cực thực hiện các phong trào thi đua, công tác từ thiện, nhân đạo tại địa phương, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh ngày càng nhanh và bền vững.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy biểu dương những đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển của địa phương cũng như trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra tại Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị doanh nghiệp tiếp tục đầu tư nguồn lực tài chính, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, cải tiến công nghệ quản lý, vận hành để phát huy các cơ sở dịch vụ, du lịch đã có; tiếp tục phát triển các sản phẩm du lịch mới, đẳng cấp quốc tế, xứng tầm với di sản Yên Tử nói riêng và sứ mệnh, tầm nhìn phát triển của du lịch Quảng Ninh và của cả tỉnh Quảng Ninh nói chung; đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Yên Tử trước cơ hội được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Thuận An ngưng thi công 2 gói thầu ở TPHCM******

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM vừa có công văn yêu cầu Tập đoàn Thuận An phản hồi khả năng tiếp tục hợp đồng 2 gói thầu xây lắp số 5 và 6, thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

Theo chủ đầu tư, hiện nay Tập đoàn Thuận An đã ngưng thi công 2 gói thầu trên. Ban chỉ huy, nhân công... của nhà thầu này đã rút khỏi công trường.

Chủ đầu tư yêu cầu Tập đoàn Thuận An có công văn làm rõ về khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng thi công 2 gói thầu. Nhà thầu cần nêu rõ cơ cấu tổ chức của công ty, người đại diện theo pháp luật thay thế... gửi về chủ đầu tư trước ngày 25/4.

Trường hợp Tập đoàn Thuận An không phản hồi, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP sẽ xem đây là vi phạm hợp đồng và có hình thức xử lý theo quy định. 

Thuận An ngưng thi công 2 gói thầu ở TPHCM - 1

Vị trí gói thầu xây lắp 6 thuộc dự án cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (Ảnh: Hữu Khoa).

Trong dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, Tập đoàn Thuận An đóng vai trò thành viên của liên danh, tham gia thi công 2 gói thầu XL5 và XL6, trị giá 130 tỷ đồng. 

Trong đó, gói thầu XL5 (đoạn từ cầu Tân Kỳ - Tân Quý đến cầu Bưng) dài hơn 3km.

Theo hợp đồng, Tập đoàn Thuận An thi công các hạng mục xây dựng đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật (trừ hạng mục cây xanh, điện chiếu sáng) bờ phải. Khối lượng phần việc Tập đoàn Thuận An chiếm 77,5/561,5 tỷ đồng, tương đương với 13,8% giá trị của hợp đồng gói thầu.

Tại gói thầu XL6 (đoạn từ cầu Bưng đến cầu Tham Lương) dài 2,8km, Thuận An thực hiện thi công các hạng mục xây dựng đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật (trừ hạng mục cây xanh, điện chiếu sáng) bờ phải. Phần việc đảm nhận có khối lượng khoảng 53,6 tỷ đồng/458,3 tỷ đồng, tương đương 11,70% của hợp đồng gói thầu.

Dự án xây dựng hạ tầng, cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên có tổng chiều dài tuyến gần 32km, đi qua quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh.

Công trình có tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng bằng vốn ngân sách, được khởi công cuối tháng 2/2023, dự kiến hoàn thành vào 30/4/2025.

Tối 15/4, thông tin với phóng viên Dân trí, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.

Ngoài ra, Bộ Công an còn khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Anh Quang (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) về tội Đưa hối lộ; Nguyễn Khắc Mẫn (Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.

Vì sao dự án nhiều vi phạm ở Đà Lạt được cấp phép môi trường?******

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp giấy phép môi trường cho Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng) được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp Khu du lịch thác Prenn.

Tuy nhiên, dự án này đang có nhiều "tai tiếng"; Phòng Quản lý đô thị TP Đà Lạt đã lập biên bản, đình chỉ thi công 10 công trình vi phạm trật tự xây dựng. UBND TP Đà Lạt ban hành hai quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 240 triệu đồng.

Ngày 4/3 vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản chỉ đạo Sở Xây dựng Lâm Đồng và UBND huyện Đức Trọng xử lý nghiêm vi phạm hành chính liên quan đến trật tự xây dựng tại dự án mở rộng, nâng cấp Khu du lịch thác Prenn.

Vì sao dự án nhiều vi phạm ở Đà Lạt được cấp phép môi trường? - 1

Cơ quan chức năng Lâm Đồng phát hiện nhiều công trình, hạng mục công trình vi phạm xây dựng tại khu du lịch thác Prenn Đà Lạt (Ảnh: VGP).

Tại sao dự án đang có nhiều chuyện như vậy lại được cấp phép môi trường?

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, giữa tháng 6/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường công khai tham vấn cộng đồng Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án mở rộng, nâng cấp Khu du lịch thác Prenn của Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Đà Lạt.

Theo báo cáo, dự án thuộc nhóm B (thuộc lĩnh vực du lịch có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng). Sau khi nâng cấp, mở rộng, Khu du lịch thác Prenn có tổng diện tích 70,5ha, với các hạng mục khu nghỉ dưỡng, khu dịch vụ, vui chơi, giải trí... phục vụ khoảng 1.000 khách (bao gồm cả khách tham quan và lưu trú).

Tại thời điểm lập hồ sơ, công ty này chưa triển khai giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, do theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị định số 18/2015, dự án không thuộc đối tượng phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường.

Do vậy, Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Đà Lạt đề nghị cấp phép môi trường đối với nước thải (2 hệ thống có công suất 160 m3/ngày và 30 m3/ngày), khí thải, tiếng ồn, độ rung.

Để đảm bảo khả năng chịu tải của suối Prenn, chủ dự án cam kết xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm, đảm bảo chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận đạt quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Doanh nghiệp khẳng định, tại thời điểm lập hồ sơ về cơ bản đã thực hiện đầy đủ các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được phê duyệt tại Quyết định số 148/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tuy nhiên, trong quá trình thi công xây dựng để phù hợp với điều kiện thực tế, chủ dự án đã có một số điều chỉnh, thay đổi so với báo cáo được phê duyệt.

Chủ đầu tư cam kết sẽ bồi hoàn chi phí tổn hại môi trường, sức khoẻ con người do những chất thải, sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của dự án; đồng thời phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc thông tin về tình hình hoạt động, công tác bảo vệ môi trường của công ty.

Vì sao dự án nhiều vi phạm ở Đà Lạt được cấp phép môi trường? - 2

Một góc khu du lịch thác Prenn Đà Lạt (Ảnh: VGP).

Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, sau thời gian tham vấn, báo cáo nêu trên đã được chỉnh sửa, bổ sung.

Cụ thể ngày 28/3, Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Đà Lạt có văn bản chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án, có hồ sơ kèm theo.

Từ cơ sở đó, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đề xuất lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường cho doanh nghiệp thực hiện dự án.

Bộ này yêu cầu chủ đầu tư dự án vận hành thử nghiệm 3 tháng đối với hệ thống xử lý nước thải; đánh giá hiệu quả xử lý 2 hệ thống xử lý công suất 30 m3/ngày và 160 m3/ngày.

Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Đà Lạt chịu hoàn toàn trách nhiệm khi chất ô nhiễm, tiếng ồn, độ rung không đạt yêu cầu cho phép và xả khí thải không đảm bảo ra môi trường.

Thác Prenn là thác nước đẹp của tỉnh Lâm Đồng, nằm cạnh quốc lộ 20, từ lâu trở thành điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Lạt.

Điều động, phân công lãnh đạo HĐND TP Thủ Đức làm Bí thư huyện đảo Cần Giờ******

Sáng 10/4, Bí thư Thành ủy TPHCM chủ trì lễ trao quyết định cán bộ. Tại buổi lễ, ông Nguyễn Phước Hưng, Chủ tịch HĐND TP Thủ Đức, đã nhận quyết định điều động, phân công giữ chức Bí thư Huyện ủy Cần Giờ.

Cũng tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đã trao quyết định điều động, phân công ông Lê Minh Dũng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Cần Giờ, giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Nông dân TPHCM.

Điều động, phân công lãnh đạo HĐND TP Thủ Đức làm Bí thư huyện đảo Cần Giờ - 1

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trao quyết định cho ông Nguyễn Phước Hưng (Ảnh: Hoàng Quy).

Ông Nguyễn Phước Hưng sinh năm 1968, quê quán tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TPHCM. Ông có trình độ Thạc sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Kỹ sư xây dựng.

Từ tháng 8/1989 đến tháng 4/1997, ông Hưng là nhân viên Công ty Phát triển nhà và dịch vụ quận 1.

Từ tháng 4/1997 đến tháng 6/1998, ông công tác tại Phòng Quản lý đô thị quận 2 (thuộc TP Thủ Đức hiện nay), lần lượt giữ các chức vụ chuyên viên, phó trưởng phòng.

Từ tháng 3/2003 đến tháng 3/2006, ông Nguyễn Phước Hưng là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ quận 2, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 2.

Từ tháng 3/2006 đến tháng 2/2007, ông làm Bí thư Đảng ủy phường Bình Trưng Tây.

Từ tháng 2/2007 đến tháng 10/2009, ông làm Giám đốc Công ty Quản lý và Phát triển nhà quận 2.

Từ tháng 10/2009 đến tháng 12/2016, ông đảm nhiệm chức vụ Bí thư Đảng ủy Cơ quan Chính quyền quận 2, Phó Chủ tịch UBND quận 2.

Từ tháng 12/2016 đến tháng 8/2020, ông là Phó Bí thư Quận ủy, Bí thư Đảng ủy Cơ quan Chính quyền quận 2, Chủ tịch UBND quận 2.

Từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020, ông Hưng là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM, Bí thư Quận ủy quận 2, Bí thư Đảng ủy Quân sự quận 2, Đại biểu HĐND quận 2 (nhiệm kỳ 2016 - 2021).

Từ tháng 1 năm 2021 đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thủ Đức, Chủ tịch HĐND TP Thủ Đức.

【biên tập】Tân Thái
tuyên bố đặc biệt:

Bản quyền của tất cả các tác phẩm trên trang web này được đánh dấu "Nguồn: China People's Media" thuộc về China People's Media. Các tác phẩm trên không được phép sao chép, trích đoạn hoặc sử dụng theo cách khác mà không được phép. Nếu tác phẩm đã được trang web này cấp phép thì tác phẩm đó phải được sử dụng trong phạm vi được cấp phép và ghi rõ "Nguồn: China People's Media". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước trang web này theo quy định của pháp luật.

tin nóng hổi