Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

tf88 nhà cái uy tín_dafabet tylekeo

2024-07-27 17:04:59 tác giả:Nhật La nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Hà Nội tìm nhà đầu tư cải tạo 3 khu tập thể cũ******

Thông tin được đưa ra tại buổi làm việc của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra tình hình triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố, ngày 16/4. 

Báo cáo tại cuộc làm việc, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết, Sở đã tổ chức 5 cuộc họp và đôn đốc, hướng dẫn các quận, huyện liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai cải tạo, xây dựng lại đối với 10 khu chung cư cũ lựa chọn triển khai ban đầu giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, Sở đã đề nghị các quận Ba Đình, Đống Đa tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai đối với các nhà chung cư thuộc 3 khu tập thể: Khương Thượng, Trung Tự, Giảng Võ.

Hà Nội tìm nhà đầu tư cải tạo 3 khu tập thể cũ - 1

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh: V.Thành).

Mặc dù Hà Nội ban hành nhiều kế hoạch, đề án cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ, việc triển khai được nhận xét vẫn còn rất chậm, không đảm bảo tiến độ đã đề ra tại Đề án và các kế hoạch triển khai.

Theo đó, nhiều dự án chưa được phê duyệt quy hoạch 1/500 trong năm 2023; chưa hoàn thành công tác di dời các hộ dân ra khỏi nhà chung cư nguy hiểm; chưa xác định phạm vi, ranh giới dự án và kiểm định nhà, khu chung cư theo nguyên tắc toàn khu...

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, trong một số việc cấp thiết, cấp bách mà thành phố lựa chọn để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chỉ còn nhiệm vụ cải tạo chung cư cũ là chậm.

Nguyên nhân chủ yếu là khâu tổ chức thực hiện, trong khi cơ bản những khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ, nhất là sau khi Chính phủ sửa đổi Nghị định số 69 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. 

Hà Nội tìm nhà đầu tư cải tạo 3 khu tập thể cũ - 2

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh về công tác cán bộ trong triển khai đề án cải tạo lại chung cư cũ (Ảnh: V.Thành).

Thời gian tới, Bí thư Hà Nội yêu cầu chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Từ đó tạo bước đột phá trong triển khai đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn.

Trước mắt, Ban Cán sự đảng UBND TP chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ này, bảo đảm phân công cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương, rõ người, rõ tiến độ theo các nhóm nhiệm vụ như: lập quy hoạch chi tiết, lựa chọn nhà đầu tư, họp bàn lấy ý kiến người dân, xác định hệ số k...

Yêu cầu trước hết phải tạo bước đột phá về công tác quy hoạch chi tiết từng khu, cụm nhà chung cư, Bí thư Hà Nội nhấn mạnh làm quy hoạch phải với tư duy rộng mở gắn với giải quyết các khó khăn, vướng mắc và bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, nhà đầu tư và nhà nước...

Mục tiêu là cuối năm 2024, thành phố phải chọn được nhà đầu tư cho các dự án và đến năm 2025, Hà Nội phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ.

Ông Dũng nhấn mạnh điều quan trọng là phải chọn đúng nhà đầu tư đủ năng lực và có thể thực hiện dự án trong khoảng 3 năm để người dân không phải tạm cư quá dài; từ đó làm cơ sở để triển khai tiếp ở các khu chung cư khác. 

"Nếu cán bộ được giao nhiệm vụ tâm huyết, quyết tâm cao và có tình yêu đối với Hà Nội, chắc chắn sẽ tìm ra giải pháp vượt qua. Nếu còn hời hợt, vô tâm, vô cảm với công việc thì 5-10 năm nữa vẫn sẽ không có kết quả", Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.

Cha mẹ người xin khai thác "kho báu" 3 tấn vàng ở Bình Thuận lên tiếng******

Ngày 8/4, theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, ông H.V.N. (64 tuổi) và bà N.T.O. (63 tuổi, ngụ xã Long Điền, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) là cha mẹ của ông Huỳnh Phú Tân (người xin khai thác 3 tấn vàng dưới sông ở Bình Thuận), đã làm đơn gửi chính quyền địa phương và ngành chức năng tỉnh Bình Thuận lên tiếng vụ việc này.

Cha mẹ người xin khai thác kho báu 3 tấn vàng ở Bình Thuận lên tiếng - 1

Tuyến đường hướng xã Long Điền (Đông Hải, Bạc Liêu) về nhà ông Tân (Ảnh: CTV).

Cha mẹ ông Tân cho biết, việc ông Tân xin khai thác "kho báu" 3 tấn vàng dưới sông Cà Ty ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) hoàn toàn không liên quan đến gia đình. Đây là việc cá nhân của ông Tân.

Vợ chồng ông N. cũng khẳng định, ông bà 2 bên gia đình từ trước đến nay không biết thông tin gì liên quan đến vật quý báu tại Bình Thuận.

Trước đó, chia sẻ với báo chí, bà O. (mẹ ông Tân) cho biết gia đình bất ngờ khi hay tin con trai làm đơn xin khai thác "kho báu" 3 tấn vàng dưới sông ở tỉnh Bình Thuận.

Theo bà O., trước đây có nghe con trai nói nằm mơ thấy câu chuyện này và bà cho rằng chỉ là tâm linh không căn cứ, nhưng không ngờ ông Tân lại làm đơn xin khai thác thật.

Cha mẹ người xin khai thác kho báu 3 tấn vàng ở Bình Thuận lên tiếng - 2

Sông Cà Ty chảy qua TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Ảnh: Hoàng Bình).

Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Tân gửi đơn xin khai thác "kho báu" dưới sông Cà Ty hồi tháng 10/2023. Ông Tân cho rằng, ông biết việc này do được "ông tổ báo mộng". Hiện ông không muốn nói cụ thể vụ việc mà chờ phản hồi từ tỉnh Bình Thuận rồi tính tiếp.

Nhiều năm trước, ông Tân đi làm ở tỉnh Bình Thuận. Ông này về quê đã 3-4 năm nay và nuôi tôm với gia đình. Hiện giờ ông Tân nghỉ nuôi tôm vì lỗ và đi vác muối thuê.

Như Dân tríđã đưa tin, ông Huỳnh Phú Tân gửi đơn đến Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, xin phép được khai thác kho báu khoảng 3 tấn vàng của người Nhật chôn giấu dưới lòng sông Cà Ty (TP Phan Thiết).

Theo đơn trình bày, ông Tân cho biết được người nhà phát hiện quân đội Nhật giấu khoảng 3 tấn vàng dưới lòng sông Cà Ty nên chỉ điểm con cháu đi tìm.

Ông Tân xin địa phương đi thẳng vào phương án khai thác, không qua thăm dò vì cho rằng đã biết địa điểm. Nếu được tỉnh cho phép, ông sẽ khai thác khoảng 10 ngày.

Người đàn ông cam kết sẽ ký quỹ phục hồi môi trường trước cho tỉnh 500 triệu đồng và xin nhận lại sau khi bàn giao hiện trạng ban đầu.

Theo ông Tân, tài sản sau khi khai thác được ông sẽ lấy 30%, số còn lại bàn giao cho kho bạc tỉnh Bình Thuận. Ông cũng đề nghị địa phương hỗ trợ thêm lực lượng bảo vệ, kiểm kê tài sản trong quá trình khai thác.

Việt Nam lên án vụ tấn công nhằm vào tòa nhà của Đại sứ quán Iran tại Syria******

Thông điệp được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đưa ra ngày 6/4, khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước vụ tấn công nhằm vào tòa nhà của Đại sứ quán Iran tại Syria.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam lên án vụ tấn công nhằm vào tòa nhà của Đại sứ quán Iran tại Syria. Các trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự phải được tôn trọng và bảo vệ theo luật pháp quốc tế.

Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, tránh làm leo thang căng thẳng ở khu vực, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961, bảo đảm tính mạng, an ninh, an toàn cho người dân, các thành viên cơ quan đại diện và gia đình.

Việt Nam lên án vụ tấn công nhằm vào tòa nhà của Đại sứ quán Iran tại Syria - 1

Tòa nhà trong khu vực sứ quán Iran ở Damascus, Syria bị tập kích hôm 1/4 (Ảnh: Reuters).

Chiều tối 1/4, tòa nhà lãnh sự trong khu vực sứ quán Iran ở thủ đô Damascus, Syria bị tập kích tên lửa. Vụ tấn công khiến 7 người thiệt mạng, trong đó có 2-3 chỉ huy quân sự cấp cao của Iran. Tehran lập tức cáo buộc Israel đứng sau vụ tấn công và tuyên bố sẽ đáp trả cứng rắn.

Các chuyên gia cho rằng đợt tấn công này là nghiêm trọng hơn cả, do Israel đã nhằm vào một đại sứ quán. Iran coi đây là một cuộc tấn công vào chủ quyền lãnh thổ được bảo vệ theo luật pháp quốc tế.

Đánh giá cán bộ bằng "thước đo về sự ngay thẳng"******

Đánh giá cán bộ bằng thước đo về sự ngay thẳng - 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Quang Phúc).

Trong số các khuyết điểm có việc kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc.

Tác dụng kép

Điều 4 Nghị định 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc minh bạch tài sản, thu nhập quy định: Mục đích của việc kê khai tài sản, thu nhập là để cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết được tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai nhằm minh bạch tài sản, thu nhập của người đó; phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức góp phần phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng.

Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm tự kê khai các thông tin theo quy định tại mẫu Bản kê khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ đối với nội dung kê khai.

Thông thường, hành vi tham nhũng là để thỏa mãn lòng tham về của cải, vật chất. Bởi vậy, việc kê khai tài sản là để xác minh tính minh bạch đối với nguồn tài sản mà cán bộ đang nắm giữ, một trong các giải pháp để có thể phát hiện cán bộ có tham ô, tham nhũng hay không.

Bên cạnh việc phòng ngừa tham nhũng thì việc kê khai tài sản cũng chính là một cách bảo vệ sự trong sạch của cán bộ khi họ có khối tài sản minh bạch, nguồn thu nhập chính đáng. Cán bộ cũng có ý thức giữ mình hơn khi việc kê khai và xác minh tài sản được thực hiện nghiêm túc, công tâm.

Theo Luật Phòng, chống tham nhũng (năm 2018), người kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử. Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến…

Thước đo về "lòng ngay dạ thẳng"

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, từ ngày 8/2/2022 đến ngày 30/4/2023, có hơn 13.000 người đã được xác minh tài sản, thu nhập, trong số này có 54 người bị xử lý do không trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm.

Điển hình là trường hợp Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ.

Tại Hội nghị Trung ương 8 (từ ngày 2 đến ngày 8/10/2023), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Đức Thọ do "kê khai, giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, không đầy đủ, không đúng quy định". Dĩ nhiên, người cán bộ từng thuộc hàng ngũ lãnh đạo tầm chiến lược này có lý do để gian dối trong việc kê khai tài sản.

Ngày 14/12/2023, do hành vi "lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" ông Thọ đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

Tuy nhiên, không nhiều trường hợp gian dối trong kê khai tài sản bị phát hiện qua việc kiểm tra, xác minh thông thường. Phần lớn là khi cán bộ bị xử lý kỷ luật, bị điều tra hình sự thì hành vi thiếu ngay thẳng trước đó mới bị đưa ra ánh sáng.

Một số hạn chế, bất cập trong thực thi Nghị định 78/2013/NĐ-CP khiến việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, viên chức, đảng viên chưa đạt mục đích và đáp ứng sự kỳ vọng của Đảng, Chính phủ và nhân dân.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là khâu kiểm tra, xác minh, đánh giá, kết luận của bộ phận chức năng về việc kê khai bị bỏ ngỏ. Số liệu, thông tin kê khai tài sản gần như là "đường một chiều", chủ yếu dựa vào ý thức tự giác của người kê khai.

Số người được kiểm tra, xác minh về nguồn gốc tài sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng khổng lồ các bản kê khai.

Khi đóng góp ý kiến với Đảng, Quốc hội, Chính phủ về các biện pháp phòng, chống tham nhũng và lựa chọn cán bộ, nhiều chuyên gia, đảng viên lão thành, cử tri đề xuất: Để việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản phát huy hiệu quả thì cần thực hiện sâu sát Chỉ thị 33-CT/TW năm 2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản và Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong đó nhấn mạnh tới cách thức hạn chế hành vi kê khai tài sản không trung thực.

Cụ thể, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước về kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản, để uốn nắn, xử lý kịp thời những vi phạm; xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định, thậm chí tịch thu tài sản, thu nhập không được chứng minh về nguồn gốc chính đáng.

Trong bối cảnh việc kiểm tra, xác minh kê khai tài sản, thu nhập còn nhiều hạn chế thì tính trung thực của cán bộ, đảng viên trong việc tự kê khai càng được đề cao. Cán bộ càng nắm giữ vị trí quan trọng càng phải nêu gương về sự minh bạch đối với nguồn tài sản mà mình đang nắm giữ.

Không gian dối trong việc kê khai và giải trình về nguồn gốc tài sản chính là thước đo đơn giản và rõ ràng về "lòng ngay dạ thẳng" của cán bộ, đảng viên. Ngược lại, những người thiếu trung thực trong kê khai thì phải được xem là không có đủ phẩm chất đạo đức để đứng trong bộ máy của Đảng, Nhà nước chứ chưa nói đến việc được lựa chọn vào hàng ngũ cán bộ tầm chiến lược.

Nếu để lọt vào đội hình tinh hoa của Đảng những người thiếu ngay thẳng từ hành vi rất cơ bản là kê khai tài sản thì sự nghiệp cách mạng chẳng những bị tổn hại nặng nề mà uy tín của Đảng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Không coi việc kê khai tài sản, thu nhập là "thủ tục hình thức", "đến hẹn lại lên" mà nghiêm túc thực hiện chính là bước đầu tiên nhưng rất quan trọng trong việc phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực và củng cố phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên. Các vụ việc Việt Á, "Chuyến bay giải cứu", FLC, Vạn Thịnh Phát, SCB, Phúc Sơn… một lần nữa cho thấy rằng không ít cán bộ, kể cả lãnh đạo cấp cao, cán bộ tầm chiến lược, nếu tránh được "những viên đạn bọc đường" thì vẫn có thể gục ngã bởi "những viên đạn bọc rất nhiều đường".

Còn nếu việc kiểm tra, xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên được thực hiện có hiệu quả thì những dấu hiệu bất thường về sự "giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc" sẽ bị phát lộ trước khi cơ quan điều tra phải tốn biết bao thời gian, công sức để lần ra những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đương sự.

Đường sắt Lào Cai******

Báo cáo giữa kỳ quy hoạch đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh do liên danh tư vấn trong nước lập. Tuyến đường sắt này dự kiến chưa đạt tiêu chuẩn tốc độ cao là 200 km/giờ, trong đó tốc độ tàu khách dự kiến 160 - 200 km/giờ, tàu hàng 80 - 120 km/giờ.

Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh nối Trung Quốc chạy dưới 200 km/giờ- Ảnh 1.

Tàu hàng liên vận từ ga Lào Cai sang Trung Quốc

VNR

Theo đơn vị tư vấn, hiện hành lang Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc, tốc độ thiết kế 80 - 120 km/giờ, thời gian di chuyển của ô tô khách khoảng 6 giờ. 

Vì vậy, để đảm bảo tính cạnh tranh trong vận chuyển hành khách, thời gian di chuyển của tuyến đường sắt mới sẽ phải rút ngắn so với đường bộ, mục tiêu còn 4 - 5 giờ.

Tuyến đường dài hơn 441 km được quy hoạch đến 2030 và tầm nhìn đến 2050, có điểm đầu kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) tại Lào Cai, đi theo hướng đông qua Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và kết thúc tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh). 

Dự án được quy hoạch xây mới, tách riêng tuyến hiện hành Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, có đường nhánh đến cảng Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện để phục vụ vận chuyển hàng hóa.

Trên tuyến có 56 cầu lớn với tổng chiều dài 47,5 km đi qua các sông Hồng, Lô, Bạch Đằng và vượt qua cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Quảng Ninh, qua các quốc lộ và một số tỉnh lộ và có 11 hầm.

Đơn vị tư vấn quy hoạch 41 ga trên tuyến, trong đó 10 ga phục vụ cả hành khách và hàng hóa gồm Yên Bái, Phú Thọ, Việt Trì, Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên, Tam Hợp, Bắc Hồng, Đông Anh, Lạc Đạo, Hải Dương, còn lại chỉ dành cho tàu hàng hoặc tàu khách. Ngoài ra có 5 ga bố trí tại cảng biển Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn, Nam Đình Vũ, Đình Vũ.

Tuyến đường sắt mới sẽ kết nối các tuyến khác như đoạn Lào Cai nối với đường sắt Trung Quốc, đoạn Hà Nội nối với tuyến đường sắt quốc gia và đoạn Hải Phòng kết nối với cảng biển.

Sau khi tư vấn hoàn thiện báo cáo cuối kỳ, dự kiến tháng 11.2024 quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ được trình Bộ GTVT và các cấp có thẩm quyền xem xét. Theo chỉ đạo của Chính phủ, giai đoạn 1 sẽ được khởi công trước năm 2030.

Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là tuyến chính kết nối các khu kinh tế và khu công nghiệp, cảng biển lớn, nằm trong chiến lược hai hành lang một vành đai của Việt Nam (hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), nằm trong khuôn khổ của Khung hợp tác thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN.

Trước đó, Tập đoàn Xây dựng điện lực Trung Quốc (PowerChina) từng ngỏ ý muốn tham gia đầu tư xây dựng các dự án đường sắt nằm trong quy hoạch đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, trong đó có tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Hiện Bộ GTVT đang chỉ đạo các đơn vị lập quy hoạch 2 tuyến đường sắt khác kết nối với Trung Quốc khác là Hà Nội - Lạng Sơn và Hạ Long - Móng Cái, cùng kết nối với tuyến Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh.


Đưa sai sự thật vụ học sinh ở Nha Trang tử vong, bị phạt 5 triệu đồng******

Ngày 8.4, Sở TT-TT Khánh Hòa cho biết đã phối hợp với cơ quan chức năng đã xử phạt bà Đ.T.L (36 tuổi, trú tại khu đô thị An Viên, P.Vĩnh Trường, TP.Nha Trang) 5 triệu đồng vì đưa thông tin sai sự thật trên mạng xã hội Facebook liên quan đến vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Vĩnh Trường (TP.Nha Trang) và nguyên nhân tử vong của 1 học sinh.

Đưa sai sự thật vụ học sinh ở Nha Trang tử vong, bị phạt 5 triệu đồng- Ảnh 1.

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Vĩnh Trường vào ngày 5.4

THẾ QUANG

Theo đó, khoảng 10 giờ, ngày 5.4, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện thông tin liên quan đến vụ việc tử vong của 1 em học sinh lớp 5 Trường tiểu học Vĩnh Trường với nội dung: "Mọi người hãy dừng ăn cơm gà, gà các loại nói chung từ hôm nay đi nhé. Có bé tiểu học mới bị ngộ độc và mất ngay sau đó sáng nay ở Trường Tiểu học Vĩnh Trường. Ăn sáng ngay quán cơm gà vỉa hè…"

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, bài viết này đã cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật. Tại buổi làm việc, bà Đ.T.L cũng đã thừa nhận hành vi sai phạm, cảm thấy ăn năn, cam kết không tái phạm hành vi trên. 

Ông Nguyễn Tấn Trung, Phó giám đốc Sở TT-TT Khánh Hòa, cho biết qua kiểm tra có hơn 20 tài khoản mạng xã hội đăng thông tin về vụ việc trên. Trong đó có 6 trường hợp đăng thông tin không đúng sự thật, sở đang phối hợp với cơ quan công an để tiếp tục mời các trường hợp này lên làm rõ, xử lý theo quy định.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư