Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

qq88 bet qq88_xổ số kiến thiết miền nam thứ năm

2024-07-27 17:48:36 tác giả:Khoa Thái nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Tài xế ô tô tải đâm xe đầu kéo trên cao tốc Cam Lộ******

Chiều 1/4, đại diện Bệnh viện Trung ương Huế cho biết bệnh nhân P.H.S. (33 tuổi, trú tại thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã tử vong sau khi cấp cứu, điều trị tại cơ sở y tế này.

Anh S. là tài xế điều khiển xe tải biển kiểm soát 29H-794.xx, đâm vào đuôi xe đầu kéo 43C-003.xx kéo theo rơ-moóc 43R-001.xx do anh T.N.H. (45 tuổi, trú thành phố Đà Nẵng) điều khiển hôm 30/3.

Vụ tai nạn xảy ra tại km 62+600 cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế, khi xe đầu kéo đang dừng đỗ bên đường.

Tài xế ô tô tải đâm xe đầu kéo trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã tử vong - 1

Vụ tai nạn xảy ra trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 30/3 (Ảnh: MXH)

Theo bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế, anh S. nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, sau đó được đặt nội khí quản, thở máy.

Các bác sĩ bệnh viện đã hội chẩn, phẫu thuật và chuyển bệnh nhân S. về khoa hồi sức để tiếp tục điều trị. Trong quá trình điều trị tại Khoa Hồi sức, bệnh nhân tiếp tục hôn mê sâu.

Kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy bệnh nhân có máu tụ dưới màng cứng bán cầu trái, xuất huyết não thất và dưới nhện. Ngoài ra, nam tài xế còn bị gãy xương đòn phải, vai phải, đụng dập phổi. Bệnh nhân thở máy hoàn toàn, huyết áp thấp.

Quá trình điều trị, tình trạng sức khỏe bệnh nhân không cải thiện, huyết áp có xu hướng giảm dần, nên thân nhân xin đưa bệnh nhân về nhà và được bệnh viện giải quyết.

Vì có gia cảnh khó khăn, ở quê không có việc làm nên phải đi xa làm thuê, anh S. được Đội xe 0 đồng Thừa Thiên Huế hỗ trợ, cùng người thân về quê ở tỉnh Hà Nam. Khi xe lưu thông đến địa phận tỉnh Nghệ An, nạn nhân đã trút hơi thở cuối cùng.

Trước đó, khoảng 13h40 ngày 30/3, tại km62+680 cao tốc Cam Lộ - La Sơn (thuộc địa phận phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), xe tải do anh S. điều khiển lưu thông hướng bắc - nam, va chạm với xe đầu kéo 43C-003.xx đang dừng đỗ trên đường.

Vụ tai nạn khiến anh S. bị thương, xe bị biến dạng, hàng hóa đổ tràn xuống đường.

Phát hiện quả bom nặng 230kg giữa trung tâm thành phố ở Quảng Bình******

Quả bom này được các chuyên gia rà phá bom mìn của Dự án MAG (Mines Advisory Group) phối hợp với lực lượng quân sự Quảng Bình xử lý an toàn trong ngày 5/4.

Đây là bom MK82, còn nguyên ngòi nổ, trọng lượng 230kg, sót lại sau chiến tranh. Các chuyên gia kỹ thuật của MAG nhận định, quả bom có bán kính sát thương khoảng 1km.

Phát hiện quả bom nặng 230kg giữa trung tâm thành phố  ở Quảng Bình - 1

Quả bom được phát hiện bên bờ sông Nhật Lệ (Ảnh: Nhật Anh).

Sau khi thiết lập biện pháp an toàn, các chuyên gia của MAG tiến hành khảo sát và đánh giá kỹ lưỡng tình trạng quả bom. Rất may quả bom được xác định đủ điều kiện di chuyển và đã được đưa về khu vực lưu kho an toàn, chờ hủy nổ tập trung theo quy định.

Quả bom này do công nhân lái máy múc phát hiện khi đang thi công công trình tại phường Hải Thành, thành phố Đồng Hới vào chiều 4/4.

Phát hiện quả bom nặng 230kg giữa trung tâm thành phố  ở Quảng Bình - 2

Quả bom được xử lý an toàn và di dời ra khỏi khu đông dân cư (Ảnh: Nhật Anh).

Quả bom nằm sát bờ kè sông Nhật Lệ, nơi có mật độ dân cư cũng như xe cộ qua lại dày đặc. Đây cũng là nơi tàu bè của ngư dân neo đậu hàng ngày.

"Lúc đầu khi máy múc chạm vào, tôi tưởng đó là một phần sắt hoặc mảnh của tàu thuyền ai vứt xuống, nhưng khi cố gắng múc lên tôi bất ngờ khi thấy một quả bom lớn", anh Lê Hữu Dực, công nhân lái máy múc nói.

Mệnh lệnh thủ tục 'không giấy'******

Đó là chuyện người dân có được bớt đi các yêu cầu trình bản gốc giấy này, sao y công chứng giấy kia khi đi làm thủ tục hành chính, trong khi các dữ liệu liên quan đã được thu thập và tích hợp trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Chính phủ cũng đã đầu tư không ít tiền của cho dự án CCCD gắn chip.

Thực tế triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại địa bàn TP.HCM đã đem lại nhiều bài học hữu ích. Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia) của TP.HCM cho thấy đến tháng 2.2024 đã có gần 7,7 triệu hồ sơ cấp thẻ CCCD gắn chip và gần 5,8 triệu tài khoản định danh điện tử mức 2. Nhờ đó, mục tiêu "không giấy tờ" đã được một số quận, huyện ở TP.HCM triển khai thành hiện thực.

Một nhu cầu nữa, là đừng để người dân vì một chữ ký xác thực trên giấy mà phải lặn lội kẹt xe, kẹt đường để in để ký để nộp. Hỗ trợ chuyển đổi số đã sẵn sàng giải pháp. Thúc đẩy ứng dụng chữ ký số cần phải được các địa phương xem là một bước đi kỹ thuật trọng yếu để đưa hành trình cải cách hành chính hiện nay tiến thêm một vạch đích nữa.

TP.HCM cũng đã có những bước đi rất đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy ứng dụng chữ ký số trong giải quyết thủ tục hành chính. Từ tháng 6.2023, Sở TT-TT TP.HCM phối hợp các doanh nghiệp cung cấp miễn phí chữ ký số cá nhân cho người dân trong thời hạn 1 năm nhằm từng bước phổ cập chữ ký số, tạo thuận lợi hơn khi làm hồ sơ trực tuyến. Tính đến tháng 12.2023, các đơn vị đã cấp miễn phí cho người dân gần 470.000 chữ ký số. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận, chương trình thúc đẩy sử dụng chữ ký số cần được thực hiện với quyết tâm cao hơn, với kế hoạch có tính hành động nhất quán và đồng bộ hơn để nhiều người dân được hưởng lợi từ điều này.

Để tăng cường các ứng dụng số rất hữu ích cho công cuộc cải cách hành chính, điều mấu chốt không chỉ là những nỗ lực thiết kế và phát triển tính năng cho người dùng cuối, mà phải đầu tư quyết liệt và đồng bộ hơn nữa cho việc mở rộng các bộ cơ sở dữ liệu dùng chung, thiết lập cơ chế rõ ràng cho trách nhiệm chia sẻ dữ liệu, và hỗ trợ hiệu quả cho những sáng kiến về kịch bản dịch vụ hành chính số thay thế cho những kịch bản dịch vụ hành chính đầy giấy tờ.

Các địa phương đừng chỉ xem việc ứng dụng công nghệ số để tăng cường hiệu quả cải cách hành chính là một phong trào thi đua nữa. Phải xác định đó là "mệnh lệnh", là một nhiệm vụ chính trị cần được ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh hiện nay. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỳ tích Điện Biên Phủ******

Trong suốt chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham dự và chủ tọa nhiều cuộc họp của Bộ Chính trị để nhận định, đánh giá tình hình diễn ra trên mặt trận, chỉ đạo sát sao trên chiến trường Điện Biên Phủ và các chiến trường phối hợp trong cả nước, làm nên kỳ tích Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỳ tích Điện Biên Phủ - 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định mở Cuộc chiến Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ (xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cuối năm 1953).

Hồ Chí Minh - Chỉ huy tối cao chiến dịch Điện Biên Phủ, là nhân tố quyết định dẫn đến thắng lợi "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"

Chủ động nắm chắc diễn biến tình hình Điện Biên Phủ, Người nhấn mạnh: "Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà cả đối với quốc tế. Vì vậy toàn dân, toàn quân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được" [1]. Bằng quyết định lịch sử này, Hồ Chí Minh đã chủ động chỉ đạo chuyển phương thức tác chiến từ "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu" sang đánh vào chỗ mạnh nhất của địch và buộc quân Pháp phải giao chiến với ta sớm hơn 1 năm so với kế hoạch của chúng. Đây là một quyết định táo bạo, sáng suốt vì có tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm - bước cố gắng cao nhất của Pháp thì mới có thể kết thúc chiến tranh. Việc chuyển từ "vận động chiến" sang "trận địa chiến", "đánh vỗ mặt" đối phương là bước phát triển tất yếu của Quân đội ta trong chiến tranh giải phóng.

Với sự thận trọng nhưng nhạy bén, sắc sảo của nhà quân sự nắm chắc thực lực đất nước, Hồ Chí Minh nhất quán trong việc thực hiện phương châm tác chiến "đánh chắc thắng". Từ đầu năm 1953, Người đã dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Chiến trường ta hẹp, người của ta không nhiều, cho nên ta chỉ được thắng, không được bại, bại thì hết vốn" [2]. Tháng 01/1954, khi tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường ra Mặt trận, Người lại nhấn mạnh: "Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh" [3]. Phương châm "đánh chắc thắng" của Người không chỉ thể hiện sự cẩn trọng của nhà cầm quân "biết mình, biết người" mà còn là trách nhiệm, là "lòng nhân" của vị chỉ huy tối cao đối với vận mệnh dân tộc và sinh mệnh người lính trên chiến trường. Phương châm "đánh chắc, thắng chắc" của Hồ Chí Minh đã trở thành nguyên tắc chỉ đạo cao nhất, bảo đảm chiến dịch Điện Biên Phủ đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Người còn tỏ rõ tài năng trong việc lựa chọn cán bộ chỉ huy cao nhất của chiến dịch. Đường lối tác chiến đúng chỉ có thể phát huy giá trị khi được thực hiện bởi những nhà chỉ huy lỗi lạc. Ngày 06/12/1953, Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị cùng với việc thông qua quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, đã quyết định cử Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ. Nhận thức rõ tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ, Người đã quyết định "xuất tướng" cùng với lời tiễn đầy tin tưởng, khích lệ: "Trao cho chú toàn quyền quyết định" [4]. Trong sử dụng cán bộ, Người luôn thực hiện phương châm: Đã giao việc là giao quyền, đã giao quyền thì phải có lòng tin. Lòng tin cao độ và sự tôn trọng cấp dưới của Hồ Chí Minh đã giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đủ căn cứ và thẩm quyền để đưa ra quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình: Chuyển phương châm tác chiến "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" khi cả mặt trận đã dàn quân, đạn đã lên nòng. Thực hiện phương châm tác chiến mới, ta sẽ chủ động về mục tiêu tấn công, thời gian tấn công và có thể tập trung binh, hỏa lực vào việc tiêu diệt gọn từng cụm cứ điểm, giành thắng lợi trong từng trận đánh, từng đợt tấn công để tiến tới thắng lợi cuối cùng. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh quyết định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hoàn toàn đúng đắn. Tài năng, bản lĩnh chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã được lịch sử và thế giới tôn vinh nhưng sâu xa ở đó là khả năng dùng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh đã kịp thời động viên các binh sĩ tham chiến tại Điện Biên Phủ để họ vượt qua muôn vàn khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.

Sức chiến đấu của quân đội nằm ở ý chí, nhiệt huyết của những người trực tiếp cầm súng trên chiến trường. Người từng đúc kết, nếu tinh thần chiến đấu của người lính thấp thì trong tay họ, "đại bác chỉ là một cục sắt". Với đội quân cách mạng non trẻ, có sự thiếu hụt rất lớn về vũ khí, trình độ và kinh nghiệm chiến đấu thì yếu tố tinh thần càng quan trọng. Người nhấn mạnh: "Trung ương và các chú quyết tâm cũng chưa đủ, mà phải làm cho quyết tâm đó xuống đến mọi người chiến sĩ... Quyết tâm đó phải thành một khối thống nhất từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên" [5]. Hồ Chí Minh đã truyền đến tất cả binh sĩ trực tiếp chiến đấu ở Điện Biên Phủ tinh thần quyết chiến, quyết thắng bằng nhiều cách khác nhau.

Trong "Thư gửi cán bộ và chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ" (12/1953), Người yêu cầu: "Các chú phải chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh: Quyết tâm tiêu diệt địch, quyết tâm giữ vững chính sách, quyết tâm tranh nhiều thắng lợi" [6]. Tết Giáp Ngọ (1954), Người viết thư gửi toàn thể cán bộ và chiến sĩ với lời nhắn: "Bác mong các chú nêu cao quyết tâm, chiến đấu bền bỉ, thu nhiều thắng lợi hơn nữa, làm cho mùa xuân năm nay thành mùa Xuân đại thắng lợi" [7]. Tháng 3/1954, trước thời khắc mở màn chiến dịch, Người viết thư động viên cán bộ, chiến sĩ: "Các chú sắp ra mặt trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang… Nhiều đơn vị đã đánh thắng trên các mặt trận. Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới" [8]. Ngày 15/3/1954, sau khi quân ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam 2 ngày, Người đã gửi bức điện khen ngợi các chiến sĩ Điện Biên Phủ và căn dặn quân ta "phải cố gắng, chiến đấu dẻo dai, bền bỉ, chớ chủ quan khinh địch, giành toàn thắng cho chiến dịch này" [9]. Lời dặn đó vô cùng cần thiết vì càng đánh vào sâu, trận chiến càng ác liệt. Đại tướng Võ Nguyên Giáp hồi tưởng: Đến tháng 4/1954, "vòng vây càng khép chặt, cuộc chiến đấu càng trở nên căng thẳng. Bộ đội ta ăn, ngủ tại công sự trên trận địa, trong tầm hỏa lực dữ dội của quân địch. Cuộc chiến đấu càng kéo dài, sức khỏe của bộ đội càng suy giảm. Một số hiện tượng không bình thường bắt đầu xuất hiện trong việc chấp hành nhiệm vụ chiến đấu" [10]. Trong hoàn cảnh đó, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã kịp thời chỉ thị cho các cấp ủy, đảng viên và toàn thể cán bộ phải ra sức khắc phục tư tưởng hữu khuynh, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ.

Chiều 07/5/1954, lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng" của quân ta tung bay trên nóc hầm sở chỉ huy địch thì ngày 08/5/1954, Người đã có "Thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ" và quyết định tặng huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phủ" cho tất cả cán bộ tham gia chiến dịch này. Người đã theo sát tình hình Điện Biên Phủ từng ngày, từng giờ và những lá thư của Người là nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao đối với các chiến sĩ Điện Biên. Họ đã không quản ngại hy sinh, gian khổ, đem hết sức mình góp phần vào thắng lợi cuối cùng để mừng sinh nhật Người.

Hồ Chí Minh đã thành công trong việc huy động sức mạnh của toàn dân để chi viện cho Điện Biên Phủ. Với tầm nhìn xa trông rộng, Người đã rất quan tâm đến công tác hậu cần, chi viện. Từ tháng 7/1953, Người đã chỉ đạo và quyết định thành lập Hội đồng cung cấp Mặt trận do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch. Bởi vì, chi viện cho Điện Biên Phủ là vấn đề đặc biệt khó khăn, Điện Biên Phủ cách xa các căn cứ của ta vài trăm cây số, trong khi đó ta chỉ có sức người và phương tiện thô sơ. Trước khi chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn (12/1953), Người đã viết thư "Gửi cán bộ cung cấp và đồng bào dân công" để động viên họ ra sức thi đua, chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn, giúp sức bộ đội, hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao. Khi ta lựa chọn phương án "đánh chắc, tiến chắc", không có mốc thời gian cụ thể kết thúc chiến dịch thì sự chi viện càng phải tăng lên. Hậu cần trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng, quyết định thắng - bại vì lẽ đơn giản: Bộ đội không có ăn thì không thể đánh giặc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: "Trên vách liếp bàn làm việc của tôi, bên cạnh tấm bản đồ chiến trường toàn quốc, bản đồ Điện Biên Phủ, còn một biểu đồ chỉ đỏ lên xuống: Đó là biểu đồ hậu cần" [11] để theo dõi lượng gạo có trong kho hàng ngày. Để khắc phục khó khăn, bảo đảm sự cung cấp cho tiền tuyến, ngày 19/4/1954, Bộ Chính trị dưới sự chủ trì của Người đã ra nghị quyết: "Toàn dân, toàn Đảng, và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện cho Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này" [12]. Thực hiện chỉ đạo của Người, chỉ trong một thời gian ngắn, ta đã huy động được một khối lượng rất lớn sức người, sức của từ các vùng tự do để chi viện cho Điện Biên Phủ. Hồ Chí Minh còn chỉ đạo huy động nguồn hậu cần tại Tây Bắc vì phương án này vừa không tốn nhiều công sức vận chuyển, vừa nhanh chóng, vừa đỡ lộ bí mật. Đại tướng Võ Nguyên Giáp ca ngợi: "Đồng bào Tây Bắc… san sẻ nốt những hạt gạo cuối cùng cho bộ đội ăn để đánh giặc" [13]. Bên cạnh đó, để ngăn chặn sức chi viện của đối phương, pháo binh của ta được lệnh khống chế các sân bay của chúng. Các chiến trường khác trong cả nước cũng tăng cường hoạt động để ngăn cản Pháp chuyển quân lên Điện Biên Phủ. Cả một bộ máy chiến tranh được điều khiển nhịp nhàng dưới bàn tay và khối óc của Người. Kết quả là hàng nghìn xe thồ, đôi chân trần của dân công hỏa tuyến đã chiến thắng máy bay trực thăng hiện đại của người Pháp. H.Nava đã thua trước khả năng huy động sức mạnh toàn dân và cách thức giải quyết vấn đề hậu cần rất linh hoạt, sáng tạo của Hồ Chí Minh.

Điện Biên Phủ là đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch và tầm nhìn, nghệ thuật quân sự, trí tuệ thiên tài của Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định dẫn đến thắng lợi "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Hồ Chí Minh đã dự báo chính xác về chiến thắng Điện Biên Phủ và sớm có dự cảm về Điện Biên Phủ mới sẽ diễn ra ở Việt Nam

Hồ Chí Minh là nhà dự báo chiến lược thiên tài. Không phải một lần "xuất thần" mà năng lực dự báo của Người đã thể hiện trong suốt cuộc đời. Người đã có dự cảm rất sớm về thắng lợi của ta trong trận đánh cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1949 - thời điểm cuộc kháng chiến còn ở giai đoạn cầm cự, chúng ta phải "chiến đấu trong vòng vây", trong tác phẩm "Giấc ngủ mười năm" (bút danh Trần Lực), Người đã phác họa cảnh tượng trận đánh cuối cùng như sau: "Kết quả trận ấy khủng khiếp thật, nhưng khủng khiếp cho giặc chứ không phải khủng khiếp cho ta… Quân địch bị ta vây kín. Chúng không thể cứu viện được nhau, bị ta tiêu diệt gần hết". Điện Biên Phủ năm 1954 đã diễn ra đúng như thế. Tháng 4/1954, khi ở chiến trường đang có sự giằng co ác liệt giữa ta và địch, trong cuộc trò chuyện với nhà báo người Úc W.Bớcset, Người đã mô tả thế trận ở Điện Biên Phủ một cách độc đáo: "Người lật ngửa chiếc mũ cát trên chiếc bàn tre, đưa mấy ngón tay vòng quanh mũ, giải thích: Đây là rừng núi, nơi có lực lượng của chúng tôi. Rồi người nắm tay lại, đấm vào lòng mũ và nói tiếp: Còn đây là quân Pháp. Họ không thoát khỏi chỗ này được" [14]. Sự điềm tĩnh và khả năng "đọc thế trận" của Người thể hiện một niềm tin khoa học vào chân lý mà Người đã đúc kết "chính nghĩa sẽ thắng". Cuối tháng 4/1954, lúc tiễn Thủ tướng Phạm Văn Đồng lên đường dự Hội nghị Giơnevơ - hội nghị quốc tế đầu tiên mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự, Người cho biết sẽ có một món quà quý tặng đoàn đại biểu của ta. Món quà vô giá ấy chính là sự kiện quân ta phất cờ trên hầm Đờ Cáxtơri chiều ngày 07/5/1954. Trong phiên khai mạc về vấn đề Đông Dương sáng 08/5/1954, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng bước vào phòng họp với tư thế của người chiến thắng và có "thế" để đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnevơ với điều khoản quan trọng: Các nước tham dự hội nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương. Việc dự đoán chính xác, khoa học chiều hướng phát triển của sự vật, các tình huống lớn sẽ xảy ra trong tương lai là yêu cầu, phẩm chất không thể thiếu của lãnh tụ cách mạng. Hồ Chí Minh là mẫu lãnh tụ điển hình cho năng lực đó.

Người đã nhiều lần chỉ ra ý nghĩa to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ và nhấn mạnh: "Ba chữ Điện Biên Phủ đã làm cho tiếng tăm dân tộc Việt Nam ta lừng lẫy khắp năm châu" [15]. Dù vậy, Người vẫn căn dặn cán bộ tuyên truyền tuyệt đối không được sỉ nhục đối phương, không được kích động ở người Pháp lòng tự ái dân tộc. Đó là đức khoan dung và cũng là tầm nhìn của chính trị gia thiên tài.

Được tôi luyện trong bao thăng trầm của cách mạng Việt Nam và thế giới, Hồ Chí Minh luôn "Thắng không kiêu, bại không nản"; ung dung tự tại, điềm tĩnh là phong cách của Người. Người luôn cẩn trọng và không bao giờ để lộ một niềm vui bồng bột hay một sự lo âu quá mức. Vì thế, trong thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc ngày 08/5/1954, Người đã căn dặn: "Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch". Con đường đi đến độc lập, tự do của một dân tộc nhỏ không phải là con đường thẳng tắp. Người khẳng định: "Để tranh lấy thắng lợi mới, chúng ta phải ra sức vượt khó khăn mới; quân, dân và cán bộ ta, mỗi người phải ra sức thi đua làm tròn nhiệm vụ, tuyệt đối chớ khinh địch, chớ chủ quan. Nhiều Điện Biên Phủ khác đang chờ đợi chúng ta" [16]. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa II (7/1954), Người nhấn mạnh: "Đế quốc Mỹ thì đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp, mũi nhọn của ta phải chĩa vào đế quốc Mỹ" [17]. Thời gian này, đế quốc Mỹ vừa bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh Triều Tiên; ít ai nghĩ rằng Mỹ lại tiến hành ngay chiến tranh xâm lược Việt Nam. Song, lịch sử đã diễn ra như Người dự báo. Sau này, "sa lầy" ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ và leo thang chiến tranh. Tháng 11/1964, Hồ Chí Minh cảnh báo: Nếu muốn tránh thất bại nhục nhã như ở Điện Biên Phủ thì Mỹ chỉ có một cách duy nhất là chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam, rút quân đội về nước; nếu không, "Điện Biên, Mỹ chẳng phải chờ lâu" [18]. Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari với điều khoản tương tự như Hiệp định Giơnevơ, rằng Hoa Kỳ tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Những dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mang lại cho quân - dân Việt Nam niềm tin và sự chủ động để đi đến ngày toàn thắng. 

Sau năm 1954, cụm từ "Việt Nam - Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ" trở thành biểu tượng chiến thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người chỉ huy trực tiếp mặt trận Điện Biên Phủ đúc kết: "Chiến thắng Điện Biên Phủ là công đầu thuộc Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà chiến lược thiên tài, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam" [19]Tròn 7 thập kỷ trôi qua, nhưng tinh thần Điện Biên Phủ vẫn ngời sáng, luôn là tiềm năng quý giá, đã, đang và mãi tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Chú thích:

[1] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, Tập 5Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr. 323.

[2] Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - vị tướng của hòa bình, Nxb Văn hóa Sài gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, 2009, tr. 638.

[3] Võ Nguyên Giáp, "Mùa xuân Điện Biên Phủ", Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1/1994, tr. 5.

[4] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, Tập 5Sđd, tr. 335.

[5] Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2014, tr. 107.

[6] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr.378.

[7] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr.401.

[8] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr.433.

[9] Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sửTập 5, Sđd. tr. 351.

[10] Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - vị tướng của hòa bình, Sđd, tr. 308.

[11] Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - vị tướng của hòa bình, Sđd, tr. 306.

[12] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tậpTập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 88.

[13] Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - vị tướng của hòa bình, Sđd, tr. 311.

[14] Hồi ký Bớcsét, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1990, tr. 254-255.

[15] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Sđd, tr.397.

[16] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr.501.

[17] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr.551.

[18] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 14, Sđd, tr. 415.

[19] Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 294.

ThS Đặng Công Thành - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo huyện nói về thông tin "xóa tên" quê hương Bà Chúa thơ Nôm******

Ngày 12/4, trao đổi với phóng viên Dân trí,ông Nguyễn Xuân Dinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), cho biết tên gọi xã Đôi Hậu sau sáp nhập hai xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu mới chỉ là dự kiến, chưa phải là tên gọi chính thức. Lãnh đạo huyện cũng đã nắm bắt được thông tin dư luận trên không gian mạng về tên gọi mới sau sáp nhập 2 xã.

"Chúng tôi đang tiếp tục xin ý kiến cán bộ, đảng viên và nhân dân hai xã về tên gọi mới sau sáp nhập", ông Dinh nói.

Theo Phó Chủ tịch huyện Quỳnh Lưu, cả hai xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu đều có bề dày lịch sử, văn hóa.

Xã Quỳnh Đôi nổi tiếng là đất khoa bảng, đỗ đạt với nhiều danh sĩ, chí sĩ yêu nước như Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, danh nhân lịch sử Hồ Phi Tích, nhà cách mạng tiền bối Hồ Tùng Mậu, anh hùng lực lượng vũ trang Cù Chính Lan... Đây là nơi duy nhất tên làng chính là tên xã, với tuổi đời hơn 600 năm lịch sử, có bề dày trầm tích văn hóa.

Lãnh đạo huyện nói về thông tin xóa tên quê hương Bà Chúa thơ Nôm - 1

Xã Quỳnh Đôi là nơi tên làng cũng chính là tên xã, nổi danh về truyền thống hiếu học, khoa bảng (Ảnh: Thanh Hà).

Trong khi đó, xét về lịch sử hình thành, xã Quỳnh Hậu khởi nguồn từ làng Kẻ Bèo có từ thế kỷ thứ X. Đây cũng là nơi phát hiện dấu tích của người tiền sử từ 4.000 năm trước

Xã Quỳnh Hậu là xã anh hùng và là một trong 5 xã đầu tiên được UBND tỉnh Nghệ An công nhận xã văn hóa, là xã văn hóa đầu tiên của huyện Quỳnh Lưu.

"Xét về nhiều khía cạnh, cái tên Quỳnh Đôi có phần "nổi trội" hơn một chút. Bởi vậy, khi sáp nhập 2 xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu, ban đầu, chúng tôi có đề xuất tên gọi mới sau sáp nhập là Quỳnh Đôi.

Mặt khác, với việc giữ tên Quỳnh Đôi có gần một nửa người dân sau sáp nhập không phải điều chỉnh lại thông tin trên giấy tờ, giảm áp lực cho cả người dân và chính quyền cơ sở sau sáp nhập", ông Dinh thông tin.

Tuy nhiên, đề xuất này không được số đông người dân xã Quỳnh Hậu, nơi có dân số chiếm hơn quá nửa tổng dân số của xã sau sáp nhập.

Người dân mong muốn giữ tên quê hương của mình khi sáp nhập, do vậy, phương án ghép 2 tên xã lại thành tên mới được xem là phương án tối ưu nhất. Tuy nhiên, tên Đội Hậu sau sáp nhập lại không được bộ phận lớn người dân xã Quỳnh Đôi và dư luận ủng hộ.

Nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn bởi với tên gọi mới là Đôi Hậu, quê hương Bà Chúa thơ Nôm, vùng đất khoa bảng của xứ Nghệ sẽ bị "xóa tên". Nhiều người mong muốn giữ lại tên Quỳnh Đôi sau sáp nhập.

Ông Dinh nhấn mạnh, sau khi nắm bắt thông tin dư luận về tên gọi dự kiến sau sáp nhập 2 xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu, huyện tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi của cử tri, nhân dân, cán bộ và đảng viên các xã, dự kiến tổ chức vào ngày 3- 5/5 tới.

"Quan điểm chung của huyện khi lựa chọn tên mới của các xã sau sáp nhập là tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân, cán bộ, đảng viên, không áp đặt... để lựa chọn phương án tốt nhất, hướng tới sự đoàn kết, đồng thuận của nhân dân.

Trước mắt chúng tôi tiếp tục tuyên truyền vận động để tạo được sự đồng thuận của nhân dân 2 xã. Trong trường hợp không đạt được sự thống nhất thì phải tính lại", ông Dinh nói.

Khói đen khét lẹt ở căn hộ tầng 12, dân chung cư nháo nhào chạy xuống đường******

Hơn 10h ngày 6/4, người dân phát hiện khói bốc ra từ một căn hộ tầng 12 của một chung cư cao 15 tầng ở phường Quang Trung (TP Vinh, Nghệ An), liền hô hoán cảnh báo.

Ngay lập tức, người dân báo sự việc tới lực lượng chức năng và Ban Quản lý tòa nhà. Tại thời điểm xảy ra cháy, chủ nhà đi vắng, căn hộ chỉ khóa cổng sắt bảo vệ phía ngoài, không khóa cửa.

Khói đen khét lẹt ở căn hộ tầng 12, dân chung cư nháo nhào chạy xuống đường - 1

Khói đen kèm mùi khét bốc ra từ một căn hộ ở tầng 12 (Ảnh: K. Chính).

Ban Quản lý tòa nhà sau đó có mặt, phá cửa sắt và sử dụng thiết bị chữa cháy tại chỗ để khống chế, vô hiệu hóa thiết bị cháy tại căn hộ nghi có hỏa hoạn..

Bước đầu, lực lượng chức năng xác định vụ việc xuất phát từ chiếc quạt điện gia chủ đặt trong phòng khách.

Theo nữ chủ nhà, chiếc quạt điện bị bó động cơ, khi sử dụng phải dùng dụng cụ quay cánh quạt để tạo đà. Nhiều khả năng con của chị nghịch, bật quạt nhưng không quay cánh quạt nên động cơ bị nghẹt.

Khi rời nhà, hai vợ chồng quên rút phích cắm điện của quạt dẫn tới động cơ bị "om", gây cháy.

Rất may vụ việc không gây thiệt hại về người và tài sản, ngoài chiếc quạt bị hư hỏng hoàn toàn.

Khói đen khét lẹt ở căn hộ tầng 12, dân chung cư nháo nhào chạy xuống đường - 2

Người dân chạy xuống đường khi nghe tin báo cháy (Ảnh: K. Chính).

Bà Hương, cư dân tầng 8 cho biết: "Tôi đang ngồi làm rau để chuẩn bị bữa trưa thì nghe tiếng hét "cháy, cháy". Tôi hoảng hốt chạy đi đóng cầu dao điện trong nhà, khóa cửa rồi chạy theo cầu thang bộ xuống dưới. Lúc này, nhiều người dân cũng túa ra, chen nhau chạy xuống cầu thang".

Đại diện Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ số 1, Phòng cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Nghệ An, cho biết đơn vị đã xuất xe chữa cháy chuyên dụng cùng cán bộ chiến sĩ đến hiện trường.

Khi lực lượng chữa cháy chuyên dụng có mặt, đám cháy đã được Ban Quản lý tòa nhà và người dân khống chế.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư