dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
sbotop hỗ trợ_kto không giới hạn rút tiền

2024-06-03 10:30:10

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Hiệp Trương



Lưới sứa2024-06-03 10:30:10Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Huy Vương)Triệu tập kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV******

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã có thông báo về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, gửi tới các đại biểu Quốc hội.

Theo thông báo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc ngày 28/6.

Trong khoảng thời gian này, Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội, kỳ họp chia theo 2 đợt.

Đợt 1 từ ngày 20/5 đến sáng 8/6 và đợt 2 từ ngày 17/6 đến sáng 28/6.

Triệu tập kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV - 1

Các đại biểu Quốc hội dự họp tại Hội trường Diên Hồng (Ảnh: Phạm Thắng).

Cùng với quyết định triệu tập, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến chương trình kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép điều chỉnh tiến độ 1 dự án luật, bổ sung 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh, bổ sung trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Theo phương án đề xuất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được điều chỉnh từ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8 sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 và thông qua tại kỳ họp thứ 9.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị bổ sung trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 đối với các dự án: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi);

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) được đề xuất bổ sung trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 7 theo quy trình một kỳ họp.

Bổ sung trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 7 theo trình tự, thủ tục rút gọn đối với các dự thảo: Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng… cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ra.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đã chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn chỉnh tài liệu các nội dung kỳ họp để gửi đại biểu Quốc hội theo đúng quy định.

Để Kỳ họp thứ bảy đạt kết quả tốt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri và gửi báo cáo tổng hợp về Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 10/5 để tổng hợp, báo cáo Quốc hội.

Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 50 năm lực lượng Cảnh sát cơ động******

Sáng 14/4, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974-15/4/2024). Tham dự buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Với những thành tích vẻ vang, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 50 năm lực lượng Cảnh sát cơ động - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cùng lãnh đạo bộ, ngành dự buổi lễ (Ảnh: Mạnh Quân).

Tại buổi lễ, Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục Công tác đảng và công tác chính trị (Bộ Công an) đã trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.

Thiếu tướng Lê Ngọc Châu, Tư lệnh Cảnh sát cơ động cho biết, lực lượng CSCĐ ra đời trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn cam go, ác liệt.

Lực lượng CSCĐ đã cùng với quân, dân cả nước và lực lượng công an nhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu góp phần đập tan mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch.

Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 50 năm lực lượng Cảnh sát cơ động - 2

Thiếu tướng Lê Ngọc Châu, Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Ảnh: Mạnh Quân).

"Trong cuộc chiến đấu đầy cam go, quyết liệt đó, cán bộ, chiến sĩ CSCĐ đã không quản ngại hiểm nguy, kịp thời có mặt ở những khu vực bom, đạn ác liệt nhất để cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân", Thiếu tướng Châu nói.

Ông Châu cho biết, trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước, lực lượng CSCĐ đã bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, chủ động nắm, phân tích, dự báo tình hình, triển khai phương án bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, chuyến hàng đặc biệt…

Bên cạnh đó, Cảnh sát cơ động còn đấu tranh triệt phá thành công nhiều chuyên án lớn về hình sự, ma túy, kinh tế, buôn lậu. 

Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 50 năm lực lượng Cảnh sát cơ động - 3

Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2 (Ảnh: Mạnh Quân).

Các chiến sĩ còn tham gia tuần tra, kiểm soát, giữ gìn an ninh trật tự ở các tuyến, địa bàn phức tạp. Điển hình như: Vụ biểu tình, bạo loạn chính trị tại Tây Nguyên (các năm 2001, 2004), tại Mường Nhé, Điện Biên (năm 2011), tại Mường Tè, Lai Châu năm 2020; các vụ tập trung đông người, gây rồi an ninh trật tự, chống người thi hành công vụ tại Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Nghệ An, Hà Tĩnh (vào các năm 2014, 2016, 2017)…

Đặc biệt, năm 2023, lực lượng CSCĐ đã phối hợp cùng với các đơn vị của Bộ Công an và công an địa phương kịp thời truy xét, bắt giữ toàn bộ nhóm khủng bố, thu giữ nhiều vũ khí, vật liệu nổ tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. 

"Để có những chiến công đặc biệt đó, trong nửa thế kỷ qua, đã có 64 cán bộ chiến sĩ cảnh sát bảo vệ, cảnh sát cơ động anh dũng hy sinh; nhiều đồng chí đã để lại một phần xương máu tại chiến trường; bị nhiễm chất độc màu da cam, sốt rét ác tính để lại di chứng suốt đời", Thiếu tướng Châu nói.

Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 50 năm lực lượng Cảnh sát cơ động - 4

Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, phát biểu (Ảnh: Mạnh Quân).

Tại buổi lễ, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc (Thứ trưởng Bộ Công an) bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ dành cho lực lượng CAND.

Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và toàn thể cán bộ, chiến sĩ lực lượng CAND, ông Ngọc hứa sẽ tiếp tục phát huy truyền thống Anh hùng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tích, chiến công xuất sắc của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát cơ động trong 50 năm qua.

Thủ tướng nhấn mạnh, đất nước ta đang nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.

Ông lưu ý, trong nước, an ninh chính trị, trật tự xã hội tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định; hoạt động tội phạm ngày càng tinh vi, phức tạp; các thế lực thù địch tăng cường hoạt động chống phá, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật đổ, phá hoại, khủng bố chống lại Đảng, Nhà nước và cuộc sống bình yên của nhân dân ta.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, lực lượng Cảnh sát cơ động phải thực sự tinh nhuệ, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, vũ khí hiện đại; không ngừng đổi mới tư duy, hành động, kỹ chiến thuật; huy động sức mạnh tổng hợp để thực hiện thật tốt nhiệm vụ; góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, xã hội; tạo môi trường hòa bình, an ninh, trật tự, kỷ cương để phát triển đất nước.

Lạng Sơn ưu tiên dành tiền làm cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị******

Tại buổi họp báo, vấn đề nguồn vốn và giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) dài 60km, trị giá 11.024 tỷ đồng được nhiều cơ quan báo chí quan tâm.

Ông Nguyễn Quốc Toàn, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Lạng Sơn, cho biết trong tổng số vốn ngân sách Nhà nước thực hiện dự án, tỉnh Lạng Sơn bỏ ra 2.000 tỷ đồng.

Nguồn tiền này chủ yếu là từ tăng thu, tiết kiệm chi và tiền sử dụng đất của tỉnh Lạng Sơn.

Trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến nay, hàng năm Lạng Sơn đều có nguồn tăng thu từ 500 đến 700 tỷ đồng. Trong số tiền tăng thu này, Lạng Sơn dành một phần cho đầu tư công.

Lạng Sơn ưu tiên dành tiền làm cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng - 1

Phối cảnh một đoạn cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (Ảnh: baodauthau.vn).

"Nguồn thu quan trọng của tỉnh là tiền sử dụng đất, theo dự toán năm 2025 tiền thu sử dụng đất của tỉnh Lạng Sơn là hơn 11.600 tỷ đồng và số tiền này sẽ được ưu tiên cho việc xây dựng cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng.

Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ tạm ứng từ quỹ của nguồn phát triển đất. Hiện nay, số tiền từ nguồn phát triển đất còn khoảng 250 tỷ đồng và cộng thêm số tiền trong các năm 2024 và 2025 sẽ tăng thêm.

Từ các nguồn vốn này, chúng tôi đảm bảo bố trí vốn đủ và đúng tiến độ để thi công dự án", ông Toàn nói.

Lạng Sơn ưu tiên dành tiền làm cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng - 2

Ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc, phát biểu tại buổi họp báo (Ảnh: Nguyễn Hải).

Là một trong những địa phương có tuyến cao tốc đi qua dài nhất, ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc, cho biết để đảm bảo giải phóng mặt bằng, bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án, địa phương đã có những kế hoạch cụ thể.

Trong đó, huyện Cao Lộc đã kiện toàn ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng, phân công cụ thể đến từng cán bộ phụ trách trực tiếp các xã, thị trấn có ảnh hưởng của dự án để tập trung vào công tác tuyên truyền cho người dân.

Theo ông Duy Anh, huyện Cao Lộc đã xây dựng 3 khu tái định cư để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân phải di dời do ảnh hưởng của dự án.

Ông Dương Xuân Huyên, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn, chia sẻ kinh nghiệm trong việc giải phóng mặt bằng của tỉnh là tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận của người dân.

Phó chủ tịch tỉnh Lạng Sơn nhìn nhận, phần lớn người dân Lạng Sơn là đồng bào dân tộc thiểu số nên khi bà con đã tin sẽ triển khai rất tốt.

"Sau khi tuyến đường được hoàn thiện sẽ mở kết nối hành lang phía đông đất nước từ Cao Bằng, Lạng Sơn về thủ đô và kết nối thuận tiện các tỉnh bạn để cùng phát triển.

Về lâu dài, đường bộ, đường sắt được đầu tư, giao thương hàng hóa sẽ tốt, giá cả hàng hóa sẽ tăng theo, phát triển cuộc sống của người dân", ông Huyên nói.

Lạng Sơn ưu tiên dành tiền làm cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng - 3

Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn (Ảnh: Nguyễn Hải).

Quá trình thi công dự án, tỉnh Lạng Sơn sẽ phối hợp với các đơn vị thi công khảo sát, đánh giá hướng tuyến đi phù hợp nếu gặp địa hình khó có thể phải đào hầm xuyên núi.

Ông Huyên cho biết thêm, tỉnh Lạng Sơn đặc biệt chú trọng đến 2 tuyến cao tốc từ Hà Nội đến cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và tuyến quốc lộ 4B nối giữa Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã 2 lần làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và hai bên đưa ra quyết tâm phải hoàn thiện tuyến quốc lộ 4B trong năm 2025.

Bên cạnh đó, đường sắt khổ tiêu chuẩn cũng được chú trọng để triển khai.

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức ký hợp đồng với nhà đầu tư triển khai dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao).

Dự án có tổng mức đầu tư 11.024 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước gần 5.500 tỷ đồng.

Thời gian xây dựng công trình hoàn thành trong năm 2026; thời gian hoàn vốn là hơn 25 năm.

Tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng được thiết kế với vận tốc 100km/h; tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam được thiết kế với vận tốc 80km/h.

Trên toàn tuyến sẽ xây dựng 5 trạm thu phí.

Hà Nội sẽ gắn ứng dụng cảnh báo cháy cho 2.000 chung cư mini******

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký, ban hành kế hoạch triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố. 

Kế hoạch nhằm quản lý dữ liệu về công tác, điều kiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) trên toàn thành phố, từng địa bàn quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và đối với từng lĩnh vực, loại hình cơ sở. 

Việc này cũng hướng đến mục tiêu xây dựng phương án chữa cháy, thoát nạn đối với từng nhà dân, cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC; theo dõi giao thông, nguồn nước, trụ nước chữa cháy, phương tiện cần huy động, điểm chữa cháy công cộng, tổ liên gia an toàn PCCC.

Để thực hiện, Hà Nội yêu cầu các thông tin, dữ liệu trong ứng dụng phải được cập nhật đầy đủ, thường xuyên, chính xác như: thông tin cấp phép xây dựng, thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC, hồ sơ quản lý, các điều kiện an toàn về PCCC, tình hình cháy, nổ, xử lý vi phạm về PCCC...

Ứng dụng cần đảm bảo hoạt động thông suốt, hiệu quả và an toàn, an ninh thông tin theo quy định; lấy trải nghiệm của người dùng làm thước đo để tiếp tục tối ưu hóa, cải thiện và nâng cấp ứng dụng.

Hà Nội sẽ gắn ứng dụng cảnh báo cháy cho 2.000 chung cư mini - 1

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư với chung cư mini, nhà trọ trên địa bàn (Ảnh minh họa: Hữu Nghị).

Theo đó, Hà Nội đặt chỉ tiêu 100% cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động PCCC&CNCH sử dụng thành thạo ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư. 

Tối thiếu 70% dân số trên địa bàn được lựa chọn thí điểm biết ứng dụng quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy thành phố. Tối thiểu 80% các thông báo về sự cố về PCCC&CNCH của người dân, doanh nghiệp được gửi, tiếp nhận và xử lý theo quy trình điện tử trên ứng dụng. 

Theo kế hoạch, thành phố sẽ thí điểm với 30 quận, huyện, thị xã trong hai giai đoạn. 

Theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Nội hiện có khoảng 2.000 chung cư mini, tập trung nhiều nhất ở các quận: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ…

Hủy hàng loạt chuyến bay đến Điện Biên******

Trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện sân bay Điện Biên cho biết cả 6 chuyến bay đến/đi cảng hàng không này vào ngày 7/4 đã phải hủy hoặc chuyển hướng đến sân bay khác do thời tiết xấu tại thành phố Điện Biên Phủ.

Trước đó, ngày 6/4, sân bay Điện Biên có kế hoạch phục vụ 6 chuyến bay nhưng cũng chỉ đón được một chuyến của Vietnam Airlines. Máy bay của hãng sau đó bị kẹt lại Điện Biên đến chiều 7/4 mới có thể bay đi.

Hủy hàng loạt chuyến bay đến Điện Biên - 1

Sân bay Điện Biên vẫn phải sử dụng đài không lưu cũ do đài không lưu mới chưa hoàn thành (Ảnh: Ngọc Tân).

Những ngày này, bầu trời TP Điện Biên Phủ xuất hiện tình trạng "mù khô" do khói bụi từ tập quán đốt nương và hoạt động xây dựng. Theo đại diện sân bay, việc đốt nương có tính chu kỳ "đến hẹn lại lên" trong nhiều năm, thường bắt đầu vào cuối tháng 3 và dự kiến đến đầu tháng 5 mới giảm.

Tình trạng "mù khô" có thể sẽ kéo dài đến khi có mưa hoặc gió mạnh để đẩy lượng bụi lơ lửng không khí đi nơi khác.

Dự án nâng cấp sân bay Điện Biên được hoàn thành vào cuối năm 2023 đã giúp sân bay này đón được máy bay cỡ lớn và trở thành cầu hàng không quan trọng trong năm du lịch quốc gia Điện Biên 2024 và dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ sắp tới.

Tuy nhiên, sân bay Điện Biên vẫn đang phải sử dụng đài không lưu cũ. Đài không lưu mới lẽ ra phải hoàn thành và vận hành cùng nhà ga và đường băng mới, nhưng tiến độ công trình này đang bị tụt lại. 

Bộ Giao thông vận tải đã nhận định tiến độ đài không lưu Điện Biên đang rất chậm so với cam kết, đồng thời cảnh báo Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam chịu hoàn toàn trách nhiệm trước bộ trưởng nếu không đáp ứng tiến độ của dự án. 

Các giải chạy tại TPHCM mang lại nhiều lợi ích kinh tế******

Trong bối cảnh phong trào chạy bộ phát triển mạnh mẽ và được thực hiện ồ ạt trong thời gian qua tại TPHCM và cả nước, Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) TPHCM đã có chia sẻ về giải pháp trong khâu quản lý đối với hoạt động này. Đây là những công việc nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho các giải chạy trên địa bàn.

Cơ quan này cho biết, các giải chạy được tổ chức dưới 2 hình thức là do cơ quan Nhà nước tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời phát động các phong trào đến quần chúng nhân dân. Các giải chạy cũng có thể được doanh nghiệp phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức.

Các giải chạy tại TPHCM mang lại nhiều lợi ích kinh tế - 1

Các giải chạy bộ ngày càng được người dân đón nhận nhiệt tình tại TPHCM và cả nước (Ảnh: BTC).

Bên cạnh hiệu quả về kinh tế, các giải chạy bộ do doanh nghiệp tổ chức còn góp phần mang lại hiệu quả phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao.

Đại diện Sở VH&TT thông tin thêm, từ ngày 26/7/2023, UBND TPHCM đã ban hành quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn. Các giải chạy bộ đều nằm trong đối tượng phải nộp phí sử dụng.

Đến nay, tất cả giải chạy tại TPHCM đều đã thực hiện đóng phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào nguồn ngân sách của thành phố.

Ngoài ra, các giải chạy đã đóng góp cho nhiều quỹ từ thiện từ nguồn thu của đơn vị tổ chức giải như hỗ trợ cho Quỹ bảo trợ Tài năng thể thao Thành phố, Quỹ an sinh xã hội ở các địa điểm tổ chức. Bên cạnh mục đích vận động, tuyên truyền, cổ động, phát triển phong trào thể dục thể thao, các giải chạy cũng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

Để đảm bảo an toàn cho người chạy, chống thương mại hóa và đảm bảo hiệu quả thiết thực của giải chạy, Sở VH&TT đều làm việc với các cơ quan để rà soát kế hoạch, phân trách nhiệm, nhiệm vụ các bên trong công tác tổ chức. Sở cũng chủ động phối hợp cùng Liên đoàn Điền kinh Thành phố có ý kiến với Liên đoàn Điền kinh Việt Nam xây dựng bộ tiêu chí tổ chức giải chạy để đảm bảo công tác chuyên môn trong quá trình thực hiện.

Sở VH&TT nhìn nhận, việc các giải chạy bộ được người dân đón nhận nhiệt tình tại TPHCM và cả nước là dấu hiệu đáng mừng. Thực tế này cho thấy người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe, chú trọng luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể chất.

Bên cạnh đó, chạy bộ là môn thể thao dễ tiếp cận, mang lại hiệu quả cao cho sức khỏe người tập.

Trong năm 2024, TPHCM dự kiến sẽ có 14 giải chạy lớn (có số lượng trên 5000 người tham dự) gồm:

- Giải chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân.

- Giải chạy Chào mừng ngày giải phóng Miền Nam 30/4.

- Giải Running Diamond Cup 2024 (do Hội liên hiệp Thanh Niên Việt Nam tổ chức).

- Giải chạy Midnight Quận 1 (do UBND quận 1 tổ chức).

- Giải Marathon Quốc tế Techcombank năm 2024.

- Giải HCMC (giải chạy TPHCM).

- Giải Run to live.

- Giải Run for "Em".

- Giải Pocari run.

- Giải Night run.

- Giải Marathon VnExpress.

- Giải Marathon Cần Giờ Xanh lần 3, năm 2024.

- Giải Half Marathon "Tự hào Tổ quốc tôi" lần thứ 1.

- Giải HCMC Skyrun 2023 - Giải chạy bậc thang tại tòa nhà Bitexco.

Bí thư Nguyễn Văn Nên: Không để khuyết điểm kéo dài trở thành vi phạm******

Ngày 23/4, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng tiêu cực TPHCM, chủ trì hội nghị quán triệt quy định 132 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và một số quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tại hội nghị, người đứng đầu Đảng bộ thành phố đã yêu cầu các cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án cần rà soát, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp, khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách liên quan đến đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công và các lĩnh vực tiềm ẩn tham nhũng, tiêu cực.

Bí thư Nguyễn Văn Nên: Không để khuyết điểm kéo dài trở thành vi phạm - 1

Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM (Ảnh: Q.Huy).

Các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng. Bí thư Thành ủy TPHCM đề cập tới việc thực hiện phương châm phòng ngừa, tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa và khuyến khích cơ chế tự kiểm tra, tự giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu để kịp thời phòng ngừa, phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục, sửa chữa.

"Không để khuyết điểm kéo dài trở thành vi phạm, không để vi phạm nhỏ tích tụ trở thành vi phạm lớn, vi phạm của một người trở thành vi phạm của tập thể", Bí thư Nguyễn Văn Nên quán triệt.

Lãnh đạo Thành ủy TPHCM cũng đề cập đến phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc cán bộ làm công tác kiểm tra phải có dũng khí đấu tranh, chính trực và hơn ai hết phải liêm, phải sạch. Không liêm, không sạch thì không nói được ai, không kiểm tra, giám sát, không kỷ luật được người khác.

Qua đó Bí thư Thành ủy lưu ý tiếp tục quan tâm kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đội ngũ phải đảm bảo đủ số lượng, chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp làm việc khoa học, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh, công tâm khách quan trong thực thi nhiệm vụ; xây dựng văn hóa liêm chính trong đội ngũ cán bộ này.

Cuối cùng, Bí thư Thành ủy TPHCM yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nhận thức sâu sắc, hành động quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các hoạt động kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Máy nghiền bất ngờ chạy khi 7 người đang sửa******

Cuối giờ chiều 22/4, trao đổi với phóng viên Dân trí,ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, cho biết UBND tỉnh này đã có báo cáo về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái khiến 10 người thương vong.

7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Máy nghiền bất ngờ chạy khi 7 người đang sửa - 1

Khu vực xưởng xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng (Ảnh: Văn Yên).

Cụ thể, khoảng 13h30 ngày 22/4, tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái ở thị trấn Yên Bình, một nhóm công nhân của công ty này đang tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 thì bất ngờ xảy ra sự cố.

Hậu quả làm 7 công nhân tử vong tại chỗ, 3 người khác bị thương nhẹ, đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái.

7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Máy nghiền bất ngờ chạy khi 7 người đang sửa - 2

Công an đến hiện trường vụ tai nạn lao động (Ảnh: Hoàng Mạnh).

"Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sự cố của động cơ điện của máy nghiền đá, đã dẫn tới vụ tai nạn khiến các công nhân đang trực tiếp bảo dưỡng, sửa chữa bị thương vong", báo cáo của UBND tỉnh nêu rõ.

Ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, thông tin thêm, thời điểm xảy ra sự việc, 7 công nhân chui vào máy nghiền thì bất ngờ mô tơ của máy tự hoạt động trở lại, khiến các công nhân bị va đập mạnh dẫn tới tử vong.

"Bình thường khi bảo dưỡng máy, hệ thống điện của mô tơ máy sẽ được ngắt, tuy nhiên khi đó mô tơ máy bất ngờ bật trở lại khiến máy hoạt động, dẫn tới vụ tai nạn thương tâm", ông Tuấn nói thêm.

Theo lãnh đạo Tỉnh ủy Yên Bái, sau khi xảy ra sự việc, các cơ quan chức năng của tỉnh này phối hợp với Công ty cổ phần Xi Măng và Khoáng sản Yên Bái đã triển khai các biện pháp hỗ trợ các nạn nhân, đồng thời điều tra làm rõ vụ việc để xử lý nghiêm nếu có vi phạm.

biên tập:Hùng Mạnh

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn