dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
nhà cái BETVND_383sports Thanh toán trực tuyến

2024-05-20 11:50:33

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Khoa Thái



Lưới sứa2024-05-20 11:50:33Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Dương Dương)Cháy kho hàng ở TPHCM, người dân phá cửa đưa ô tô ra ngoài******

Ngày 30/3, Công an quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn đang phối hợp với các đơn vị liên quan làm rõ vụ hỏa hoạn xảy ra tại kho hàng ở phường 6.

Khoảng 19h30 cùng ngày, khói lửa bùng lên tại kho hàng chứa tã nằm trong hẻm trên đường Nguyễn Văn Dung, phường 6, quận Gò Vấp. 

Cháy kho hàng ở TPHCM, người dân phá cửa đưa ô tô ra ngoài - 1

Xe chuyên dụng của Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an quận Gò Vấp tại hiện trường (Ảnh: Hoàng Hướng).

Theo nhân chứng, thời điểm trên, kho hàng này khóa cửa, không có người bên trong. Phát hiện vụ việc, một số người dân xung quanh đã phá cửa đưa ô tô ra ngoài. Ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, cột khói đen bốc lên cao hơn chục mét.

Cháy kho hàng ở TPHCM, người dân phá cửa đưa ô tô ra ngoài - 2

Bên trong kho hàng chứa tã sau vụ cháy (Ảnh: Hoàng Hướng).

Nhận tin báo, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an quận Gò Vấp đã nhanh chóng điều động nhiều cán bộ, chiến sĩ cùng phương tiện chuyên dụng đến hiện trường dập lửa, chống cháy lan sang nhà dân.

Đám cháy được dập tắt ngay sau đó. Vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người tuy nhiên khiến một số tài sản bị thiêu rụi.

Khổ vì bị người khác kinh doanh tên thương hiệu y chang mình...******

"Anh em song sinh"

Chị Nguyễn Thị Hồng Thanh (37 tuổi), chủ một cơ sở kinh doanh rau má pha trên đường Nguyễn Văn Trỗi, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, phản ánh việc bị người khác xâm phạm nhãn hiệu. Cụ thể, trên hai tuyến đường Phù Đổng Thiên Vương và Phan Đình Phùng ở gần đó cũng "mọc" lên điểm bán rau má pha, sử dụng logo và tên thương hiệu y hệt. Chị Thanh yêu cầu người xâm phạm cần phải dừng ngay việc mạo danh nhưng không được hợp tác. Chị Thanh không biết làm gì ngoài việc đăng tải bài cảnh báo lên fanpage.

Trường hợp của chị Thanh không ngoại lệ. Theo luật sư Nguyễn Hải Long (Đoàn luật sư Tây Ninh), chuyện mạo danh thương hiệu khiến nhiều doanh nghiệp "đau đầu". Không ít thương hiệu nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực như: cà phê, bất động sản… đều từng vướng vào câu chuyện phải tranh chấp vì bị giả mạo thương hiệu.

"Có doanh nghiệp bất động sản đã bị người khác tạo fanpage, logo, tên trên bảng hiệu kinh doanh giống hệt 100%, nhìn như "anh em song sinh". Một trường hợp khác đã từng liên hệ tôi nhờ tư vấn, đó là một địa chỉ quán ăn đặc sản nổi tiếng bị người khác ngang nhiên xâm phạm nhãn hiệu. Vấn đề này phổ biến suốt thời gian qua", luật sư Long nói.

Khổ vì bị người khác kinh doanh tên thương hiệu y chang mình...- Ảnh 1.

Chủ thật của địa điểm lưu trú này đã viết bài cảnh báo về việc bị người khác mạo danh

CHỤP MÀN HÌNH

Anh Đặng Hoàng Anh (33 tuổi), chủ một homestay nổi tiếng ở TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, cho hay từng tá hỏa khi phát hiện người khác mạo danh thương hiệu. "Tên thương hiệu giống như của tôi. Họ cũng sử dụng logo của thương hiệu do tôi sở hữu… Mọi thứ đều giống, chỉ khác ở chỗ địa điểm kinh doanh", anh Hoàng Anh cho hay.

Nguyễn Việt An (26 tuổi), chủ một cơ sở cắt tóc trên đường Phổ Quang, Q.Tân Bình, TP.HCM. Sau ba năm kinh doanh thuận lợi, An mở thêm 2 nơi khác ở Q.Gò Vấp và TP.Thủ Đức, cùng thuộc TP.HCM.

Tuy nhiên vào đầu năm 2024, An bất ngờ khi phát hiện một điểm cắt tóc lấy tên giống thương hiệu y chang ở Q.8. "Tôi có đề nghị không được bắt chước như vậy thì họ không đồng ý, thậm chí buông lời thách thức", An kể.

Khổ vì bị người khác kinh doanh tên thương hiệu y chang mình...- Ảnh 2.

Một cơ sở chuyên kinh doanh rau má pha đã cảnh báo nơi khác mạo danh, lấy tên thương hiệu, logo y chang

CHỤP MÀN HÌNH

"Chờ được vạ, má đã sưng"

Theo anh Hoàng Anh, nhiều khách hàng ở các tỉnh, thành trên cả nước khi về TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng để du lịch đã từng "nghe tiếng" địa chỉ lưu trú của anh nhưng… đặt nhầm ở fanpage mạo danh. Thế nên mới xảy ra chuyện không hài lòng sau khi trải nghiệm những dịch vụ đã "mắng vốn". "Dân mạng đọc bài "phốt", cứ tưởng là thương hiệu của tôi "làm ăn" không ra gì. Điều này ảnh hưởng lớn đến uy tín của tôi", anh Hoàng Anh kể.

Chị Thanh cũng kể từng nhiều lần nhận phản ánh của khách trên fanpage, bị chê là thức uống dở. "Tuy nhiên thực tế thì khách hàng đã nhầm lẫn nơi mua. Chúng tôi kinh doanh ở đường Nguyễn Văn Trỗi. Còn họ mua ở đường Phan Đình Phùng, Phù Đổng Thiên Vương", chị Thanh cho hay và tiếp tục: "Nhiều lần đã lên tiếng trên fanpage, nhưng mọi việc đâu lại vào đấy. Chờ được vạ thì má đã sưng. Chúng tôi gặp nhiều thiệt thòi trong việc kinh doanh".

Không ít người trẻ khác cũng cho biết chuyện bị trách lầm, chê bai một cách vô cớ. Mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc chất lượng, dịch vụ sản phẩm của bên mạo danh thương hiệu không tốt.

Theo luật sư Nguyễn Hải Long, một vấn đề thường được người kinh doanh bỏ qua là quên đăng ký thương hiệu. Từ đó có thể dẫn đến những mâu thuẫn, tranh chấp. "Nhất là khi thấy người khác làm ăn được, mở quán thu hút nhiều khách… đã bắt chước làm theo, cạnh tranh không lành mạnh. Trong trường hợp chưa đăng ký thương hiệu thì rất khó để đòi lại quyền lợi", luật sư Long nói.

Theo luật sư Long, cá nhân, tổ chức đã được cấp văn bằng bảo hộ thì thương hiệu của chủ sở hữu chính là thương hiệu độc quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký. Khi đó, chủ sở hữu có quyền sử dụng mà không có chủ thể nào được xâm phạm đối với thương hiệu đó. Chủ sở hữu có quyền sở hữu, sử dụng và khai thác logo, nhãn hiệu, thương hiệu của mình trong phạm vi bảo hộ theo luật định. Đồng thời chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan pháp luật bảo vệ, khi có hành vi xâm phạm cũng như hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 

Ngoài ra, sẽ tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm mang thương hiệu của người khác. Và khi thương hiệu trở nên nổi tiếng, chủ sở hữu có thể cho phép bên khác sử dụng hoặc chuyển nhượng thương hiệu, từ đó sẽ thu được một khoản lợi nhuận…

Cũng theo luật sư Long, trong trường hợp đã đăng ký thương hiệu, nếu phát hiện người khác có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, có quyền yêu cầu phải chấm dứt, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp không được chấp thuận, có thể khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. "Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm, người có hành vi xâm phạm thương hiệu của người khác có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự", luật sư Long cho hay.

Lào Cai: Va chạm với xe goòng khi băng qua đường sắt, 2 trẻ nhỏ tử vong******

Một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra tại tuyến đường sắt qua xã Bảo Hà (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) vào chiều 13/4.

Thời điểm trên, chiếc xe goòng chở hàng của Công ty CP đường sắt Yên - Lào lưu thông qua lối đi tự mở thì bất ngờ gặp 2 cháu bé (12 tuổi và 4 tuổi) lái xe đạp điện băng cắt qua đường ray. Vụ va chạm khiến 2 em tử vong tại chỗ.

Lào Cai: Va chạm với xe goòng khi băng qua đường sắt, 2 trẻ nhỏ tử vong - 1

Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: Thông tin Bảo Hà).

Trao đổi với phóng viên Dân Trí, ông Trần Cao Thắng, Trưởng ban An ninh an toàn Tổng công ty đường sắt Việt Nam (VNR), cho biết vụ việc xảy ra tại lối đi tự mở, không có rào chắn và đèn cảnh báo. Nguyên nhân sơ bộ do các nạn nhân thiếu quan sát khi băng qua đường ray.

Sau khi tai nạn xảy ra, lãnh đạo địa phương và lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường khắc phục hậu quả tai nạn, thăm hỏi động viên gia đình nạn nhân.

Ông Chiến cho biết trên cung đường sắt Hà Nội - Lào Cai nói riêng và đường sắt tại Việt Nam nói chung còn rất nhiều lối đi tự mở, không có rào chắn và đèn cảnh báo. Chính quyền địa phương cần phối hợp xóa các lối đi tự mở này, vận động người dân lưu thông qua những đoạn có rào chắn và hệ thống giám sát.

Đà Nẵng: Xe bồn chở nhựa đường bốc cháy dữ dội trên quốc lộ 1A******

Theo người dân chứng kiến vụ việc, khoảng 12h45, xe bồn chở nhựa đường mang biển kiểm soát 43C-103.xx di chuyển qua cầu Đỏ trên quốc lộ 1A (thuộc thôn Đông Hòa, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) bất ngờ bốc khói.

Tài xế điều khiển phương tiện di chuyển xe thêm khoảng 200m, tấp vào lề, dừng lại. Lúc này lửa bốc lên dữ dội, người dân dùng bình chữa cháy để dập lửa nhưng không thành nên báo lực lượng chữa cháy.

Đà Nẵng: Xe bồn chở nhựa đường bốc cháy dữ dội trên quốc lộ 1A - 1

Xe bồn chở nhựa đường bị cháy đã được dập tắt lửa hoàn toàn (Ảnh: Hoài Sơn).

Nhận tin báo, lực lượng phòng cháy chữa cháy Đà Nẵng đã điều 2 xe chữa cháy đến hiện trường. Khoảng 1h50, đám cháy đã được khống chế hoàn toàn.

Ghi nhận của phóng viên Dân trí, xe bồn bị thiêu cháy phần sau xe. Sau đó, xe cẩu đã được điều đến hiện trường để đưa phương tiện gặp nạn rời đi.

Công an Đà Nẵng đang điều tra nguyên nhân vụ cháy.

Khoảnh khắc nhà bị sụp xuống sông ở Cần Thơ******

Trong 2 ngày 2-3/4, tại Cần Thơ liên tiếp ghi nhận nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng làm ít nhất 13 căn nhà bị ảnh hưởng, đường giao thông bị đứt gãy.

Cụ thể, lúc 6h20 ngày 3/4, 7 căn nhà liền kề bờ sông thuộc đường Lê Thị Hồng Gấm, quận Bình Thủy bất ngờ bị nứt toác rồi đổ sụp một phần xuống sông. Các nhà bị sập có kết cấu nhà cấp bốn, nhà 2 tầng và nhà trọ.

Do ghi nhận 3 nhà khác có dấu hiệu sạt lở, cơ quan chức năng đã di dời các hộ này đến khu vực an toàn.

Khoảnh khắc nhà bị sụp xuống sông ở Cần Thơ - 1

Hiện trường vụ sạt lở cuốn các căn nhà xuống sông (Ảnh: CTV).

Ông Nguyễn Văn Danh (một hộ gặp nạn tại phường Trà An) nói: "Sạt lở xảy ra bất ngờ, người trong nhà trở tay không kịp. Khi ấy tôi chỉ gom vội ít tài sản, chạy ào ra ngoài và chứng kiến một phần nhà sau bị nứt toác, kéo theo đồ đạc rơi xuống sông". 

Chiều dài đoạn sạt lở khoảng 55m, ăn sâu vào bờ hơn 14m. Vụ tai nạn không gây ảnh hưởng về người, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 700 triệu đồng. 

Khoảnh khắc "hà bá" nuốt chửng căn nhà ở TP Cần Thơ (Clip: CTV).

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, UBND phường Trà An đã vận động người dân tại khu vực có nguy cơ sạt lở di chuyển đến vị trí an toàn, đồng thời huy động các lực lượng hỗ trợ bà con di chuyển đồ đạc.

Khoảnh khắc nhà bị sụp xuống sông ở Cần Thơ - 2

Cảnh sát hỗ trợ người gặp nạn di dời tài sản (Ảnh: CTV).

Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố trực tiếp xuống hiện trường ghi nhận hiện trạng, chi hỗ trợ cho chủ nhà phải di dời, mỗi gia đình 20 triệu đồng.

Đến hơn 7h30 cùng ngày, một vụ sạt lở khác xảy ra tại kênh Cần Thơ Bé (thuộc phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt). Đoạn sạt lở dài 35m, cuốn sập hoàn toàn 3 căn nhà xuống kênh.

Ông Trà Ngọc Sính, Phó Chủ tịch UBND phường Thuận Hưng cho biết, địa phương đã hỗ trợ 3 hộ dân di dời đồ đạc ra khỏi hiện trường, đồng thời cùng bà con vớt tài sản rơi xuống sông.

Trưa cùng ngày, các hộ dân bị ảnh hưởng đã được Ban Chỉ đạo của thành phố hỗ trợ 30 triệu đồng.

Trước đó, ngày 2/4, một đoạn của tuyến đường bê tông Rạch Chanh (phường Long Hưng, quận Ô Môn) bị sạt lở khiến việc đi lại, lưu thông của người dân trong khu vực gặp nhiều khó khăn.

Vị trí sạt lở dài 25m, phía dưới lộ ra nhiều hàm ếch, có nguy cơ tiếp tục sạt lở.

Khoảnh khắc nhà bị sụp xuống sông ở Cần Thơ - 3

Nhà cửa nguyên vẹn chỉ còn là đống đổ nát (Ảnh: CTV).

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn TP Cần Thơ xảy ra 4 vụ sạt lở bờ sông. Đáng chú ý, chỉ trong 3 ngày đầu tháng 4 đã liên tiếp xảy ra 3 vụ sạt lở.

Trước tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và diễn biến ngày càng phức tạp có chiều hướng gia tăng của thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ tiếp tục đề ra nhiều biện pháp ứng phó, đặc biệt chú trọng đến phương châm "4 tại chỗ" cũng như thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội trong cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.

Bộ Tư pháp nói gì về quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe?******

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp chiều 12/4, bà Lê Thị Vân Anh, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, nhận được câu hỏi liên quan đến quy định về ngưỡng nồng độ cồn nêu ra trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Theo bà Vân Anh, Bộ Tư pháp tham gia thẩm định dự thảo luật này (do Bộ Công an chủ trì soạn thảo), trong đó đề xuất cấm tuyệt đối hay có ngưỡng về nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông được dư luận quan tâm.

Bộ Tư pháp nói gì về quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe? - 1

Bà Lê Thị Vân Anh, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp (Ảnh: Trần Văn).

Nhấn mạnh Luật Phòng chống tác hại rượu bia năm 2019 đã quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm. Trong đó, khoản 5 Điều 6 nghiêm cấm hành vi điều khiển giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Bà Vân Anh cho rằng việc cấm hay không cấm phải căn cứ vào tính chất khoa học, thực tiễn và ý thức tham gia giao thông của người dân.

"Trong quá trình thẩm định dự thảo luật, Bộ Tư pháp đã đề nghị Bộ Công an phối hợp với Bộ Y tế có những nghiên cứu mang tính khoa học, đảm bảo phù hợp với thực tiễn, phù hợp với ý thức tham gia giao thông của người dân; đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người dân và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật", bà Vân Anh thông tin.

Bộ Tư pháp nói gì về quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe? - 2

Một chốt kiểm tra nồng độ cồn của CSGT Hà Nội (Ảnh: Trần Thanh).

Trước đó, sáng 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về tiếp thu, chỉnh lý dự Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Dự thảo đưa ra 2 phương án. Phương án 1 quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Phương án 2 quy định như Luật Giao thông đường bộ năm 2008 là cấm: "Điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50miligam/100 mililít máu hoặc 0,25miligam/1 lít khí thở". Đồng thời, phải sửa đổi quy định liên quan tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, 100% ý kiến của thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí phương án cấm nồng độ cồn tuyệt đối khi lái xe vì cho rằng việc này đang từng bước hình thành văn hóa rất tốt, hạn chế tác hại của rượu, bia.

Ông Phương đề nghị tiếp tục làm rõ các ưu điểm, hạn chế của 2 phương án quy định nồng độ cồn và đưa ra lập luận khoa học cho vấn đề này.

Dự thảo Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 và dự kiến được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7 tới.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ******
Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 1

Bức tượng Đức Linh Lang Đại vương trong miếu Bảo Hà những ngày Xuân Nhâm Dần 2022.

Báu vật của làng

Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) không chỉ nổi tiếng gần xa với nghề múa rối, tạc tượng truyền thống mà còn bởi có một bức tượng Đức Linh Lang Đại vương có thể chuyển động, đứng lên ngồi xuống vô cùng độc đáo thờ trong miếu Bảo Hà.

Ngôi miếu này còn có tên là Tam xã thượng đẳng từ bởi là tài sản chung của người dân 3 thôn: Bảo Động, Hà Cầu và Mai An ở xã Đồng Minh. Bên cạnh thờ Đức Linh Lang Đại vương, miếu còn thờ cụ Nguyễn Công Huệ, ông tổ nghề tạc tượng ở Bảo Hà.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 2

Nhiều người đến miếu Bảo Hà vì tò mò muốn được chiêm ngưỡng bức tượng có thể chuyển động đứng lên, ngồi xuống.

Nhiều du khách thập phương khi ghé thăm nơi đây không bỏ lỡ cơ hội được chiêm ngưỡng bức tượng độc nhất vô nhị này. Bức tượng tạc nét mặt khôi ngô, có hồn như người thật, vai khoác hoàng bào, tay cầm văn tự ngồi trên ngai, có thể đứng lên nhẹ nhàng rồi lại ngồi xuống từ từ như người thật.

Qua tìm hiểu được biết, bí mật sự chuyển động này nằm ở cánh cửa bên phải điện thờ với hệ thống truyền lực kéo - đẩy nối giữa cánh cửa với tượng. Khi mở cánh cửa thì bức tượng dần đứng lên nhưng khi khép cửa lại thì bức tượng lại trở về tư thế ngồi ban đầu.

Bức tượng là sự sáng tạo tài tình của cha ông, kết hợp khéo léo giữa nghệ thuật tạc tượng và nghệ thuật múa rối. Những nghệ nhân xưa đã sử dụng cách chuyển động trong múa rối để "thổi hồn" vào bức tượng tạo nên sự kỳ lạ, độc đáo.

Cận cảnh bức tượng đứng lên, ngồi xuống như người thật trong ngôi miếu cổ.

Bức tượng độc đáo này là "của hiếm" ở Việt Nam. Người dân địa phương coi đây là một báu vật và luôn bày tỏ niềm tự hào khi sở hữu một cổ vật là tinh hoa của làng nghề tạc tượng truyền thống.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bức tượng đứng lên, ngồi xuống đầu tiên đã bị phá hỏng khá nặng, hiện được lưu giữ trong hậu cung của miếu nhưng được che vải đỏ, bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ những vị chức sắc quan trọng của địa phương mới được lại gần. Sau này, dân làng quyết định tạc thêm một tượng Đức Linh Lang Đại vương giống với pho tượng cũ để cho mọi người chiêm bái như hiện nay.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 3

Một bức tượng tạc Đức Linh Lang Đại vương thờ ở bên ngoài được đánh giá vô cùng tinh xảo, đẹp mắt.

Theo thần phả, Linh Lang là con vua Lý Thánh Tông sinh năm Giáp Thìn (1064), được đặt tên là Hoằng Chân. Linh Lang được sinh ra tại làng Trị Chợ, Thủ Lệ (quận Ba Đình, Hà Nội ngày nay). Khi giặc Tống xâm lược nước ta, hoàng tử đã cầm quân chống giặc.

Trong một đợt hành quân, ngài đã tới trang Linh Động (làng Bảo Hà ngày nay) dựng đồn binh, luyện tập binh sĩ, tuyển mộ quân. Lúc ngài mất, dân làng xây miếu thờ ngay trên nền đồn binh xưa. Các triều đại sau như Cảnh Thịnh, Tự Đức, Duy Tân và Khải Định đều phong sắc cho ngài là thượng đẳng thần, còn dân làng Bảo Hà tôn ngài là thành hoàng và tạc tượng thờ.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 4

Dân làng Bảo Hà suy tôn Đức Linh Lang Đại vương là thành hoàng làng.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 5

Miếu Bảo Hà còn lưu giữ nhiều cổ vật quý là tinh hoa của làng nghề tạc tượng lâu đời.

Tạc đàn voi từ… 7 hạt gạo nếp

Miếu Bảo Hà là một trong những di tích ở xã Đồng Minh còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc qua nhiều thế hệ của người Linh Động, Hà Cầu xưa. Năm 1991, miếu Bảo Hà được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Ngôi miếu do chính bàn tay của những người thợ tài hoa của làng ở thế kỷ 13 chạm trổ có hoa văn tinh xảo, đẽo tạc những bức tượng đẹp được lưu giữ hàng trăm năm qua. Tổ nghề tạc tượng làng Bảo Hà là cụ Nguyễn Công Huệ.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 6

Cụ Tổ làng nghề tạc tượng Nguyễn Công Huệ phối thờ trong miếu Bảo Hà.

Tương truyền, cụ Huệ từng bị giặc Minh bắt đi phục dịch ở Quan Xưởng (Trung Quốc). Trong thời gian đó, cụ đã chú tâm học nghề chạm khắc, sơn mài và châm cứu. Đến đời vua Lê Nhân Tông, cụ Huệ trở về quê và dạy nghề tạc tượng cho dân làng.

Những người thợ tạc tượng Bảo Hà xuất sắc như cụ Hoàng Đình Ức, được phong chức Cục phó Cục Tạc tượng, tước Nam vào năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771), Diệu nghệ bá Tô Phú Luật và phải kể đến Kỳ tài hầu Tô Phú Vượng, người gắn liền với giai thoại "7 hạt gạo nếp tạc thành đàn voi".

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 7

Sắc phong cho cụ Tô Phú Vượng, hậu duệ của cụ Tổ Nguyễn Công Huệ.

Tương truyền, vua Lê Cảnh Hưng đã vời ông Vượng vào cung tạc ngai vàng. Sau khi tạc xong ngai vàng, ông sung sướng đã tạo ra một kiệt tác nên ngồi thử. Bị thái giám phát hiện và tâu với nhà vua, ông Vượng bị khép tội "khi quân phạm thượng", nhốt vào ngục tối chờ ngày xử trảm.

Sống trong ngục mấy hôm, ông Vượng cảm thấy buồn tẻ, nhìn những cọng rơm nếp còn sót lại một vài hạt thóc nên đã bóc, chuốt 7 hạt gạo nếp thành 7 con voi với các tư thế khác nhau. Chuyện về đàn voi tí hon truyền đi khắp nơi, nhà vua biết chuyện, cảm phục cái tài của người thợ tạc tượng tài hoa, đã quyết định tha bổng, phong ông Tô Phú Vượng tước Kỳ tài hầu và cho về quê mở mang, lưu truyền nghề nghiệp.

Rất nhiều những bức tượng đẹp trong các ngôi chùa như chùa Mía, chùa Thầy (Hà Nội) tương truyền là do những người thợ tài ba làng Bảo Hà sáng tạo ra. Ngày nay, nhiều hộ dân làng Bảo Hà vẫn lưu giữ nghề tạc tượng, làm con rối mà cha ông để lại.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 8

Các bức tượng do nghệ nhân làng Bảo Hà tạc mang nét riêng biệt rất độc đáo, ấn tượng so với các nơi khác.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 9

Trong miếu còn có một giếng nước hình bán nguyệt được gọi là "mắt rồng". Thời xưa, nếu thả quả bưởi xuống giếng, quả bưởi có thể trôi xa ra tận sông Vĩnh Trinh cách khoảng 500m phía trước miếu. Nhưng hiện nay, do người dân xây nhà nhiều, nên thả quả bưởi chỉ còn trôi xa khoảng 30-40m ra đến cái hồ trước cửa miếu.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 10

Người dân địa phương tự hào và gìn giữ di tích hàng trăm tuổi miếu Bảo Hà.

Du khách nước ngoài: Nếu biết vịnh Hạ Long ô nhiễm như vậy đã không đến******

Mới đây, một du khách nước ngoài đã dùng tài khoản mạng xã hội có tên Patricia Mayerhofer phàn nàn về tình trạng ô nhiễm môi trường trên mặt nước vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và vịnh Lan Hạ (Cát Bà, Hải Phòng).

Du khách nước ngoài: Nếu biết vịnh Hạ Long ô nhiễm như vậy đã không đến - 1

Du khách nước ngoài phàn nàn tình trạng rác thải, ô nhiễm trên mặt nước ở vịnh Hạ Long và vịnh Lan Hạ (Ảnh chụp màn hình).

Vị du khách viết: "Chúng tôi vừa có chuyến đi tham quan bằng tàu tới vịnh Lan Hạ và Hạ Long. Cảnh rất đẹp và chuyến đi suôn sẻ. Nhưng tôi nghĩ không ai nên tới đây nữa vì rác thải ở khắp nơi trên biển, thậm chí có vết dầu loang trên biển. Thật tệ, thật đáng xấu hổ khi Việt Nam có phong cảnh đẹp mà tình trạng như vậy xảy ra. Nếu tôi biết trước như vậy, tôi đã không bao giờ đi".

Đây không phải là lần đầu tiên du khách nước ngoài phàn nàn về tình trạng ô nhiễm ở vịnh Hạ Long. 

Trước đó hồi tháng đầu tháng 3, tình trạng rác thải trôi nổi cũng xuất hiện tại khu vực trên. Sự việc thu hút sự quan tâm của dư luận khi có một khách nước ngoài đến đây và chia sẻ trên mạng xã hội rằng mặt biển Hạ Long bẩn, có váng dầu, nên không dám xuống bơi.

Ngày 4/4 vừa qua, phóng viên Dân tríđi thực tế ở khu vực vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long, ghi nhận vẫn có nhiều rác thải trôi nổi. Rác thải tại đây chủ yếu là phao xốp vỡ, khúc tre, gỗ,... cộng với những lớp váng màu nâu vàng nổi trên mặt biển.

Du khách nước ngoài: Nếu biết vịnh Hạ Long ô nhiễm như vậy đã không đến - 2

Rác trôi nổi trên mặt nước Vịnh Bái Tử Long (Ảnh: Nguyễn Dương).

Tại khu vực vịnh Bái Tử Long, rác còn trôi dạt gần vị trí các tàu du lịch nghỉ đêm trên vịnh.

Lý giải vấn đề trên, Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết, do quá trình thay thế phao xốp của các nhà bè nuôi trồng thủy sản và xử lý các lồng bè nuôi trồng thủy sản trái phép trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, nên đã xuất hiện rác trên mặt nước như phản ánh.

Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã tập trung nhân lực, huy động gần 20 tàu, xuồng, đò đến tất cả các luồng, tuyến tham quan trên vịnh để thu gom, vận chuyển rác trôi nổi trên mặt biển về bờ.

Có ý kiến cho rằng, nếu Ban Quản lý vịnh Hạ Long chỉ thu gom rác bằng phương pháp thủ công như hiện nay sẽ phải mất một thời gian dài nữa mới thu gom hết được lượng rác trôi nổi trên vịnh.

biên tập:Sơn Hồ

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn