Tin tức: 0791-86849275 Quảng cáo: 0791-86847125 Đóng góp: [email protected]
 

vị trí hiện tại của bạn: Nền tảng công nghệ tích hợp truyền thông Mạng Văn minh Việt Nam  >  Xây dựng nền văn minhXây dựng nền văn minh  >  Xây dựng nền văn minh

xs lâm đồng_tỷ lệ trực tuyến

huto bet huto

{time   Tác giả: Minh Quốc  Chỉnh sửa: Luân Tôn   Nguồn: Nhật báo Giang Tây

  '70 năm trước không nhiều người tin Việt Nam sẽ mở chiến dịch Điện Biên Phủ'******

Sáng 27.3, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp Báo Quân đội nhân dân, Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo khoa học "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại". Đây là một trong những hội thảo khoa học đầu tiên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024).

Tham luận tại hội thảo, đại tá, tiến sĩ Nguyễn Văn Trường, Chủ nhiệm khoa Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng), cho biết cách đây 70 năm, ngày 6.12.1953, Bộ Chính trị, T.Ư Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã thông qua phương án tác chiến mùa xuân năm 1954 của Tổng Quân ủy, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ với bí danh là "Trần Đình".

'70 năm trước không nhiều người tin Việt Nam sẽ mở chiến dịch Điện Biên Phủ'- Ảnh 1.

Đại tá, tiến sĩ Nguyễn Văn Trường, Chủ nhiệm khoa Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng), tham luận tại hội thảo

NGỌC THẮNG

Đảng ủy Mặt trận được thành lập gồm Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm, Chủ nhiệm Cung cấp Đặng Kim Giang. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao giữ chức Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận.

"Phải tập trung hoàn thành cho kỳ được"

Sau 70 năm, ông Trường đánh giá, đây chính là một quyết định chính xác, mang tính lịch sử, thể hiện quyết tâm, tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quyết định này đã mở đường cho thắng lợi Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Phân tích ý nghĩa của quyết định lịch sử này, tiến sĩ Trường nhấn mạnh, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp.

Theo ông Trường, trong giới chuyên gia quân sự thế giới thời điểm đó, ngay cả phía Liên Xô, không nhiều người tin rằng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Vẫn theo ông Trường, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ đã thể hiện một tư duy quân sự sắc sảo, trí tuệ tuyệt vời của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chỉ đạo chiến tranh cách mạng.

Ông phân tích, quyết định tiến công vào Điện Biên Phủ là một quyết định được đưa ra với những tính toán cực kỳ kỹ lưỡng. Chính sự tính toán rất khoa học này đã làm nên thành công của chiến dịch.

'70 năm trước không nhiều người tin Việt Nam sẽ mở chiến dịch Điện Biên Phủ'- Ảnh 2.

Hội thảo khoa học "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại"

NGỌC THẮNG

Khi hạ quyết tâm tiến công Điện Biên Phủ, T.Ư Đảng và Bộ Chính trị không chỉ nhìn nhận những chỗ mạnh của địch, những khó khăn, trở ngại của ta mà còn phân tích thấu đáo trên mọi phương diện để thấy được chỗ yếu của quân địch mà ta có thể lợi dụng, thấy được khả năng to lớn của quân đội và nhân dân ta có thể vượt qua; đồng thời, chỉ ra được những thuận lợi mang tính quyết định của ta.

Trong báo cáo của Tổng Quân ủy trình Bộ Chính trị ngày 6.12.1953, Tổng Quân ủy đã khẳng định rằng: "Trận Điện Biên Phủ sẽ là một trận công kiên lớn nhất từ trước tới nay... sự chuẩn bị có nhiều khó khăn, cần ráo riết tập trung lực lượng mới làm kịp, nhưng nếu kiên quyết khắc phục khó khăn, hoàn thành được chiến dịch thì thắng lợi này sẽ là một thắng lợi rất lớn".

Đề xuất của Tổng Quân ủy sau đó đã Bộ Chính trị phê chuẩn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được".

Phù hợp với khát khao giải phóng của dân tộc

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Trường, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ còn phù hợp với khát khao giải phóng của dân tộc Việt Nam và sự mong đợi của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Ông Trường nhìn nhận, tính đến cuối năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đã diễn ra được 8 năm.

'70 năm trước không nhiều người tin Việt Nam sẽ mở chiến dịch Điện Biên Phủ'- Ảnh 3.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu, 17 giờ 30 ngày 7.5.1954, lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" của quân ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

TƯ LIỆU

Nhân dân Việt Nam luôn mong muốn được sống trong hòa bình, sẵn sàng tiến hành một trận quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp để đứng lên giải phóng mình và dân tộc mình.

Ông Trường dẫn chứng, khi Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ thế giới, nhất là nhân dân các dân tộc bị áp bức đã hết lòng ủng hộ.

Theo báo cáo của Hội đồng Cung cấp mặt trận T.Ư vào ngày 10.7.1954, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, "đồng bào các dân tộc Tây Bắc, Việt Bắc, Liên Khu III, Liên Khu IV đã đóng góp hơn 260.000 dân công (tính ra khoảng 13 triệu ngày công), 20.991 xe đạp thồ và hàng nghìn phương tiện vận chuyển thô sơ và bán thô sơ khác".

"Quyết định tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã trực tiếp làm nên một Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", làm thay đổi lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới", ông Trường nhấn mạnh.

Sau khi Bộ Chính trị hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nhanh chóng bước vào giai đoạn chuẩn bị và tiến hành chiến dịch.

Ngày 13.3.1954, quân ta nổ súng tấn công cụm cứ điểm Him Lam và Độc Lập, mở màn cho chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm chiến đấu, 17 giờ 30 ngày 7.5.1954, lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" của quân ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

  Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Điều tra nghi vấn có đồng phạm******

Chiều 28/3, tại họp báo của UBND TP Hà Nội về tình hình kinh tế - xã hội quý I, Phó giám đốc Công an TP Nguyễn Thanh Tùng thông tin về vụ nam sinh lớp 8 ở quận Long Biên bị đánh chấn thương sọ não xuất phát từ va chạm, mâu thuẫn trong sinh hoạt đời thường. 

Ông Tùng cho biết sau khi xác minh, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Trương Văn Minh (16 tuổi, ở phường Việt Hưng, quận Long Biên) về tội Cố ý gây thương tích.

"Chúng tôi đang tiến hành xác minh, điều tra, làm rõ vấn đề có đồng phạm hay không", ông Tùng nói và cho biết mạng xã hội đã đưa những thông tin, nghi vấn thất thiệt về người trực tiếp đánh nạn nhân. 

Lãnh đạo Công an TP Hà Nội dẫn chứng một số thông tin cho rằng người đánh nạn nhân không phải Trương Văn Minh mà là bố của Minh. Ông Tùng khẳng định đây đều là những thông tin xấu độc. Cơ quan điều tra làm việc trên cơ sở điều tra rõ, bắt người phải có bằng chứng cụ thể. 

"Công an thành phố đang giao cho đơn vị chức năng để truy bằng được người đăng thông tin xấu độc này, không để tin không chính thống lan truyền. Quy định của pháp luật hoàn toàn có căn cứ để xử lý những hành vi này", ông Tùng khẳng định. 

Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Điều tra nghi vấn có đồng phạm - 1

Phó giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Thanh Tùng thông tin tại họp báo (Ảnh: Hà Mỹ).

Cũng tại họp báo này, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội thông tin vụ lừa đảo liên quan Facebook "Huấn Hoa Hồng". 

Theo ông Tùng, cơ quan cảnh sát điều tra khi tiếp nhận tin báo đã giao Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phát đi thông báo truy tìm nạn nhân bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tới tài khoản không gian mạng có tên "Huấn Hoa Hồng".

Sau khi phát tin, cơ quan chức năng đã tiếp nhận các bị hại đến để trình báo. Từ các thông tin đó, Công an TP Hà Nội đã xác lập án để đấu tranh. 

"Kết quả điều tra xác định đây là một ổ nhóm tội phạm có tổ chức. Kết quả, Công an TP Hà Nội đã khởi tố, bắt giữ 14 bị can về 5 nhóm tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Mua bán bộ phận cơ thể người; Đánh bạc; Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; Mua bán trái phép chất ma túy", ông Tùng thông tin. 

Trong đó, 7 bị can bị khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả danh các tài khoản mạng liên quan "Huấn Hoa Hồng" để cho vay tín chấp.

Căn cứ vào kết quả điều tra, cơ quan chức năng bước đầu xác định các đối tượng lợi dụng việc Bùi Xuân Huấn (tên thường gọi là Huấn "Hoa hồng", trú tại TP Hà Nội) là cá nhân có nhiều người theo dõi trên trang mạng xã hội.

Cá nhân này thường xuyên phát trực tiếp và đăng tải các hình ảnh, video chia sẻ về của cải, vật chất, khoe các mối quan hệ với các đối tượng xã hội. Lợi dụng việc này, các bị can đã lập các tài khoản Facebook, Zalo giả liên quan đến Huấn.

Thủ đoạn của các đối tượng là mua lại tài khoản Facebook, Zalo được đăng ký từ trước rồi sử dụng hình ảnh của Bùi Xuân Huấn để đăng tải, chạy quảng cáo, hỗ trợ vay vốn 30-500 triệu đồng, thủ tục nhanh gọn, tư vấn nhiệt tình, kết bạn qua Zalo, số máy điện thoại để được tư vấn.

Khi bị hại kết bạn, các đối tượng đưa ra lý do khác nhau để lừa đảo, yêu cầu chuyển tiền, phí đặt cọc, phí bảo hiểm, phí giải ngân tài khoản để chiếm đoạt tài sản.

Cơ quan điều tra xác định 7 bị can chiếm đoạt 526 triệu đồng của 34 bị hại.

Để phục vụ việc điều tra mở rộng, Công an TP Hà Nội phát đi cảnh báo về phương thức của các đối tượng trong vụ án và cung cấp 21 số tài khoản mà các đối tượng sử dụng để nhận tiền lừa đảo, đề nghị các cá nhân bị lừa đảo đến trình báo. 

Theo Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, căn cứ vào tài liệu điều tra, cá nhân Bùi Xuân Huấn không có quan hệ quen biết gì với các bị can, các đối tượng trong vụ án để điều tra.

Các tài khoản ngân hàng mang tên Bùi Xuân Huấn, tài khoản mạng xã hội Zalo, Facebook các đối tượng sử dụng đều là mạo danh.

  Vụ xin khai thác "kho báu" 3 tấn vàng ở Bình Thuận: Ông tổ báo mộng?******

Sáng 7/4, một lãnh đạo UBND xã Long Điền (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) cho biết, địa phương đã làm việc bước đầu với ông Huỳnh Phú Tân (42 tuổi), người xin khai thác "kho báu" 3 tấn vàng ở sông Cà Ty (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận).

"Ông Tân nói đã gửi đơn đến tỉnh Bình Thuận hồi tháng 10/2023. Ngành chức năng có hướng dẫn chỉnh mấy lần nội dung, nơi nhận,...", vị lãnh đạo xã thông tin với phóng viên Dân trí.

Vụ xin khai thác kho báu 3 tấn vàng ở Bình Thuận: Ông tổ báo mộng? - 1

Sông Cà Ty chảy qua TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Ảnh: Hoàng Bình).

Theo lãnh đạo xã, về câu chuyện "kho báu" 3 tấn vàng chôn giấu dưới sông Cà Ty, ông Tân nói chỉ mình ông biết vì được "ông tổ báo mộng", chứ gia đình, người thân không ai biết gì.

"Khi làm việc, ông Tân không muốn nói cụ thể về vụ việc này mà chỉ nói chờ phía tỉnh Bình Thuận trả lời rồi tính tiếp", vị lãnh đạo xã cho hay.

Nhiều năm trước, ông Tân đi làm ở tỉnh Bình Thuận. Ông này về quê đã 3-4 năm nay và nuôi tôm với gia đình. Hiện giờ ông Tân nghỉ nuôi tôm vì lỗ và đi vác muối thuê.

Chia sẻ với báo chí, bà O. (mẹ ông Tân) cho biết gia đình bất ngờ khi hay tin con trai làm đơn xin khai thác "kho báu" 3 tấn vàng dưới sông ở tỉnh Bình Thuận.

Theo bà O., trước đây có nghe con trai nói nằm mơ thấy câu chuyện này và bà cho rằng chỉ là tâm linh không căn cứ, nhưng không ngờ ông Tân lại làm đơn xin khai thác thật.

Khi trao đổi với phóng viên vào tối 6/4, ông Tân cho rằng mọi chuyện của ông gần ổn, chỉ đang chờ phản hồi về giấy phép khai thác 3 tấn vàng của tỉnh Bình Thuận.

Như Dân trí đã đưa tin, ông Huỳnh Phú Tân gửi đơn đến Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, xin phép được khai thác kho báu khoảng 3 tấn vàng của người Nhật chôn giấu dưới lòng sông Cà Ty (TP Phan Thiết). 

Theo đơn trình bày, ông Tân cho biết được người nhà phát hiện quân đội Nhật giấu khoảng 3 tấn vàng dưới lòng sông Cà Ty nên chỉ điểm con cháu đi tìm.

Ông Tân xin địa phương đi thẳng vào phương án khai thác, không qua thăm dò vì cho rằng đã biết địa điểm. Nếu được tỉnh cho phép, ông sẽ khai thác khoảng 10 ngày (có thêm thời gian chuẩn bị).

Người đàn ông cam kết sẽ ký quỹ phục hồi môi trường trước cho tỉnh 500 triệu đồng và xin nhận lại sau khi bàn giao lại hiện trạng ban đầu.

Theo ông Tân, tài sản sau khi khai thác được ông sẽ lấy 30%, số còn lại bàn giao cho Kho bạc tỉnh Bình Thuận. Ông cũng đề nghị địa phương hỗ trợ thêm lực lượng bảo vệ, kiểm kê tài sản trong quá trình khai thác. 

  Camera ghi cảnh vụ nổ ở TPHCM khiến 2 người bị thương******

Ngày 11/4, Công an TP Thủ Đức vẫn đang phối hợp với các đơn vị liên quan làm rõ vụ nổ bình gas mini tại tiệm làm tóc trên đường 42, phường Bình Trưng Đông khiến hai người bị thương.

Hình ảnh từ camera an ninh cho thấy, khoảng 12h ngày 10/4, bên trong cửa hàng này có 3 người. Trong đó, cô gái làm tóc cho một phụ nữ, ngồi cách đó không xa là một thanh niên.

Camera ghi cảnh vụ nổ ở TPHCM khiến 2 người bị thương - 1

Camera ghi lại cảnh nổ bình gas mini khiến 2 người bị thương (Ảnh: Cắt từ clip).

Thời điểm trên, khu vực bếp gas bất ngờ bốc cháy dữ dội. Lúc này, người phụ nữ nhanh chóng chạy ra ngoài, cô gái cùng nam thanh niên vào trong xem. Tiếng nổ phát lớn ngay sau đó khiến 2 người bị thương.

Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo UBND phường Bình Trưng Đông cho biết vụ việc khiến nam thanh niên bị thương nhẹ, cô gái bị bỏng nặng được chuyển vào Bệnh viện Lê Văn Thịnh cấp cứu sau đó chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy. 

Vụ việc cũng khiến phần mái của cửa tiệm đổ sập, nhiều đồ vật văng tung tóe.

Lực lượng chức năng TP Thủ Đức đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, lấy lời khai nhân chứng để điều tra nguyên nhân vụ việc.

  Hà Tĩnh phê bình chủ đầu tư dự án mở rộng Cảng cá Thạch Kim******

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, vừa ký văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh này, gửi đến các đơn vị liên quan về việc phê bình chậm thực hiện kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án mở rộng Cảng cá Thạch Kim, huyện Lộc Hà.

Theo đó, ông Võ Trọng Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nghiêm khắc phê bình Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn - chủ đầu tư dự án.

Lãnh đạo Hà Tĩnh yêu cầu chủ đầu tư tập trung khắc phục các hạn chế, thiếu sót để tổ chức thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, giải ngân nguồn vốn kịp thời theo quy định.

Hà Tĩnh phê bình chủ đầu tư dự án mở rộng Cảng cá Thạch Kim - 1

Cảng cá Thạch Kim (Ảnh: Văn Nguyễn).

Chủ đầu tư cũng được yêu cầu tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/4.

"Trường hợp dự án không hoàn thành đúng thời gian, không giải ngân hết nguồn vốn theo tiến độ, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và khắc phục toàn bộ hậu quả theo quy định", nội dung văn bản nêu.

Chủ tịch Hà Tĩnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng theo đúng quy định.

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng cá Thạch Kim được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt vào ngày 12/7/2021.

Dự án có tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng, sử dụng khoản tiền bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.

Mục tiêu là đầu tư mở rộng Cảng cá Thạch Kim đáp ứng các tiêu chí của cảng cá loại II, góp phần hoàn thiện hệ thống cảng cá trên địa bàn Hà Tĩnh phù hợp với quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt; đáp ứng nhu cầu hậu cần nghề cá, góp phần phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa, xã hội, vệ sinh môi trường; khôi phục phát triển sản xuất thủy sản và xây dựng nông thôn mới.

Dự án gồm các hạng mục bến cập tàu cá 90-400CV, kè bảo vệ, nạo vét khu nước trước bến, đường giao thông, san nền, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải, nhà vệ sinh, tường rào, cây xanh,..; thời gian thực hiện 2019-2022.

Song, dự án này sau đó chậm tiến độ. Đến ngày 20/9/2023, UBND tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến 31/12.

Ngày 17/4, trao đổi với phóng viên, đại diện Ban quản lý các cảng cá Hà Tĩnh xác nhận, đến nay, chưa hạng mục nào của dự án này được triển khai.

Tháng 5/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định giao cho 4 tỉnh miền Trung gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thực hiện đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá và dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh - nguồn lợi thủy sản.

Nhóm dự án này sử dụng khoản tiền bồi thường sau sự cố môi trường biển năm 2016 của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Đến tháng 9/2019, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã giao Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh này làm chủ đầu tư để thực hiện các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá với kinh phí 400 tỷ đồng, được phân bổ từ khoản tiền bồi thường nói trên.

Với số tiền đó, Hà Tĩnh phê duyệt thực hiện 4 dự án, gồm: Đầu tư xây dựng cảng cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) với kinh phí 280 tỷ đồng; nạo vét và chỉnh trị tuyến luồng, cửa vào khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ (Nghi Xuân) kinh phí 20 tỷ đồng; xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá tại khu neo đậu tránh trú bão Cửa Khẩu - Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh) 40 tỷ đồng và mở rộng Cảng cá Thạch Kim (Lộc Hà) 60 tỷ đồng.

Trong số này, mới chỉ có Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá tại Khu neo đậu tránh, trú bão Cửa Khẩu - Kỳ Hà hoàn thành; dự án đầu tư xây dựng Cảng cá Cửa Nhượng đang triển khai.

  Hơn 3 tỉ đồng giúp phẫu thuật mắt miễn phí cho 2.000 người nghèo******

Kinh phí tài trợ phẫu thuật mắt cho 2.000 bệnh nhân nghèo là hơn 3 tỉ đồng, do bà Lê Thị Giàu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thực phẩm Bình Tây (TP.HCM), cùng bạn bè thân hữu đóng góp.

Hơn 3 tỉ đồng giúp phẫu thuật mắt miễn phí cho 2.000 người nghèo- Ảnh 1.

Lãnh đạo Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM và bà Lê Thị Giàu (thứ hai từ trái sang) cùng những bệnh nhân phẫu thuật mắt miễn phí vào ngày 4.4

D.A

100 bệnh nhân được phẫu thuật mắt miễn phí trong ngày 4.4 còn được bà Lê Thị Giàu tặng mỗi người 1 phần quà nhu yếu phẩm, kèm thêm 200.000 đồng tiền mặt.

Theo anh Võ Văn Xuân, Chánh văn phòng Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM, bà Lê Thị Giàu đã đồng hành cùng chương trình "Phẫu thuật mắt miễn phí đem lại ánh sáng cho người nghèo" trong nhiều năm qua. Bà Giàu còn ủng hộ kinh phí xây cầu và làm đường bê tông nông thôn, góp phần vào việc phát triển kinh tế của địa phương.

Thay mặt những người nghèo được phẫu thuật mắt miễn phí, ông Trần Thành Long, Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM, gửi lời cảm ơn đến bà Lê Thị Giàu cũng như Công ty cổ phần thực phẩm Bình Tây vì đã luôn đồng hành, hỗ trợ cho các chương trình từ thiện vì cộng đồng của Hội. 

Hãy chú ý đến nhiều tin tức và thông tin liên quan hơn"188bet vé số vietlott"。

về chúng tôi | Điều hướng Trang web | Dịch vụ quảng cáo | gợi ý | An ninh mạng công cộng Giang Tây 36010802000294号
Giám sát bởi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trung Quốc và Văn phòng Văn minh tỉnh Giang Tây | Được tài trợ bởi Nhật báo Beigan | Đường dây nóng báo cáo: 0791-868476679
Giấy phép phát sóng chương trình nghe nhìn mạng thông tin số: 1409348 Số 08100009-1
Giấy phép dịch vụ thông tin tin tức trên Internet số: 36120170003 Bài viết trên web [2021] Số 1463-016
Giấy phép xuất bản: Chứng chỉ mạng mới số 07 Số giấy phép kinh doanh: B2-20070031 Số giấy phép mạng Guoxin: 3612008001
Gửi tin tức: [email protected] Gửi tin tức sáng tạo nền văn minh: [email protected]
  • Khách hàng
  • Weibo chính thức
  • Wechat chính thức