2024-09-12 01:10:31
来源: Lưới sứa
Lưới sứa2024-09-12 01:10:31Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Anh Vương)Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp cộng đồng người Việt tại Trung Quốc******
Gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc là hoạt động đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam ngay khi đặt chân tới Thủ đô Bắc Kinh, để bắt đầu lịch trình thăm chính thức Trung Quốc từ 7 đến 12/4.
Sau khi nghe Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai báo về kết quả công tác của Đại sứ quán, tình hình quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc và công tác người Việt Nam tại đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ xúc động khi đến thăm Đại sứ quán và gặp mặt đông đảo bà con.
Ông cho biết đã nhiều lần thăm Trung Quốc nhưng đây là lần đầu tiên thăm chính thức trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, theo lời mời của Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế.
Đây cũng là chuyến thăm Trung Quốc sau 5 năm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, diễn ra sau hai chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử của hai lãnh đạo cao nhất Đảng, Nhà nước hai nước là chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2022 và chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam tháng 12/2023.
Chủ tịch Quốc hội nhắc lại trong chuyến thăm Việt Nam năm 2023 của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược với 6 "hơn".
Theo ông, đây là dấu mốc rất quan trọng đưa quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước bước vào giai đoạn mới, định vị mới cho quan hệ hai nước.
Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần này trong việc duy trì đà tiếp xúc cấp cao, trao đổi chiến lược cấp cao, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc năm 2023 đã xác định "định vị mới" cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và trách nhiệm của tất cả chúng ta là triển khai, cụ thể hóa nhận thức chung giữa lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước, đem lại những kết quả cụ thể tốt đẹp hơn, đặc biệt là trong 6 trụ cột hợp tác đã được xác định.
Bên cạnh đó, ông đề cập nhiệm vụ tăng cường, củng cố và thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa cơ quan lập pháp hai nước, phát huy vai trò của hợp tác nghị viện trong triển khai, cụ thể hóa các định hướng hợp tác chiến lược giữa hai nước.
Chia sẻ với kiều bào về hoạt động của Quốc hội, ông Vương Đình Huệ thông tin đến nay, Quốc hội đã tổ chức thành công 12 kỳ họp, trong đó có 6 kỳ họp bất thường.
Quốc hội đã có những quyết sách kịp thời, đúng, trúng với yêu cầu của thực tiễn, trong đó nhiều quyết sách đặc biệt, chưa có tiền lệ nhằm kịp thời xử lý các vấn đề mới, khó phát sinh trong bối cảnh đặc biệt vừa qua, theo lời ông Vương Đình Huệ.
Về lập pháp, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật quan trọng với tinh thần kiến tạo phát triển, trong đó có nhiều chính sách mới liên quan đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và biểu dương những đóng góp quan trọng của Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc đối với quan hệ hai nước cũng như trong công tác bảo hộ công dân.
Ông mong Đại sứ quán Việt Nam tiếp tục triển khai và thúc đẩy triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có giữa hai nước; chú trọng nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong xây dựng Đảng, xây dựng thể chế, quản trị đất nước và phòng, chống tham nhũng, quản trị doanh nghiệp...
Với đà phát triển ngày càng mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội nhận định số lượng người Việt Nam tại Trung Quốc sẽ ngày càng tăng, cần quan tâm phát triển công tác hội đoàn, tham khảo kinh nghiệm, những cách làm hay của các nước trong lĩnh vực này để cộng đồng người Việt "đông nhưng phải mạnh".
Ông khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc, là một bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là một trong những động lực, nguồn sức mạnh phát triển của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội mong cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc nỗ lực phấn đấu vươn lên, hội nhập tích cực, tuân thủ pháp luật và đóng góp cho phát triển ở sở tại; đồng thời, luôn hướng về quê hương, đất nước, là cầu nối cho quan hệ truyền thống hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Vi phạm đấu giá nhà đất 225m2 ở Hà Nội: Thực hiện nghiêm kết luận thanh tra******
Liên quan đến sự việc nhà đất 225,8m2 ở huyện Thanh Trì, Hà Nội bán đấu giá gần 4,5 tỷ đồng có nhiều vi phạm gây ồn ào dư luận, ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), cho biết đã chỉ đạo Cục Thi hành án dân sự Hà Nội và Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thanh Trì thực hiện nghiêm túc kết luận của Thanh tra Bộ Tư pháp.
"Tổng cục đã đôn đốc, chấn chỉnh việc xử lý, khắc phục các thiếu sót mà kết luận đã đưa ra", ông Lợi thông tin.
Trong khi đó, Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp Đặng Minh Quân nói đã nhận được đầy đủ báo cáo của đối tượng thanh tra và các cơ quan liên quan.
Thanh tra Bộ Tư pháp đang phối hợp với cơ quan thẩm quyền để tiếp tục xem xét, xử lý vụ việc theo đúng quy định pháp luật.
Trước đó, Dân tríphản ánh, bản án của tòa tuyên buộc ông Kim Xuân Quý, ông Kim Văn Quỳnh (anh em ruột, trú ở Thanh Trì, Hà Nội) phải trả nợ cho ngân hàng tổng số tiền trên 2,3 tỷ đồng. Nếu không trả được nợ, ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phát mại tài sản là nhà đất 225,8m2 của hai ông này tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì.
Năm 2021, Công ty Đấu giá hợp danh Trường Uy tổ chức đấu giá nhà đất nói trên; có hai khách hàng tham gia là ông Nguyễn Sỹ Hùng (trú tại TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) và ông Nghiêm Xuân Hải (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Kết quả, ông Nghiêm Xuân Hải trúng đấu giá với phiếu trả giá cao hơn, 4,497 tỷ đồng (cao hơn giá khởi điểm đúng 20 triệu đồng).
Ngày 12/4/2022, chấp hành viên có quyết định cưỡng chế giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho người mua trúng đấu giá.
Đến ngày 30/6/2023 chấp hành viên phối hợp với cơ quan chức năng giao tài sản cho ông Dương Văn Chuyên, đại diện theo ủy quyền của ông Nghiêm Xuân Hải.
Sau khi chỉ ra các vi phạm trong quá trình đấu giá nhà đất này, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Diện yêu cầu chấp hành viên và Công ty Đấu giá hợp danh Trường Uy thực hiện thỏa thuận với người mua trúng đấu giá để hủy kết quả bán đấu giá.
Trường hợp không thỏa thuận được, ông Nguyễn Hồng Diện kiến nghị chấp hành viên khởi kiện ra tòa để hủy kết quả bán đấu giá và hủy hợp đồng mua bán tài sản đã được công chứng; thực hiện lại việc bán đấu giá nhà đất nói trên.
Thanh tra Bộ Tư pháp cũng đã xác minh và phát hiện các khách hàng tham gia đấu giá có dấu hiệu thông đồng, dàn xếp làm ảnh hưởng đến kết quả đấu giá nên sẽ chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục giải quyết.
Sưởi ấm trái tim trẻ mồ côi******Chị Nguyễn Trang Anh Thư cho biết trong 2 năm qua, Tỉnh đoàn Bạc Liêu đã vận động các nhà hảo tâm và đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động giúp đỡ 85 trẻ mồ côi do Covid-19 vươn lên trong cuộc sống.
Trong đó có các em Nguyễn Vũ Toàn (13 tuổi), Nguyễn Vũ Thắng (6 tuổi) và Nguyễn Vũ Mãi (3 tuổi). Cả ba là con của vợ chồng anh Nguyễn Vũ Lâm và Thạch Thị Sáng (33 tuổi, ngụ ấp 19, xã Vĩnh Bình, H.Hoà Bình, Bạc Liêu). Trước đây, do không đất sản xuất nên anh Lâm cùng vợ con lên Bình Dương làm phụ hồ sinh sống. Năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát, anh Lâm phải nghỉ làm phụ hồ, còn chị Sáng đang mang thai đứa con thứ tư, sắp đến ngày sinh. Sau đó, chị Sáng bị bệnh Covid-19, sinh con được 7 ngày thì chị qua đời. Lúc này, anh Lâm cũng nhiễm Covid-19. Hết bệnh, anh đưa các con về nhà mẹ vợ tá túc trong cảnh thiếu thốn trăm bề.
Tương tự, gia cảnh em Hàng Chí Khang (13 tuổi, học sinh lớp 6, ngụ ấp Giồng Bướm A, xã Châu Thới, H.Vĩnh Lợi) vô cùng đáng thương. Nhà quá khó khăn, năm 2021, cha mẹ em rời quê đi làm thuê ở Bình Dương. Mẹ em bị nhiễm bệnh Covid-19 rồi không qua khỏi. Hiện, cha Khang vẫn đi làm thuê ở Bình Dương để kiếm tiền gửi về phụ giúp gia đình còn Khang đang sống chung với ông bà ngoại. Không có đất sản xuất nên hằng ngày ông Liêu Văn Thắng (ông ngoại của Khang) đi bán vé số dạo kiếm tiền trang trải cuộc sống. Bà ngoại của Khang bệnh nặng, không có khả năng lao động.
Anh Thạch Ủ (36 tuổi) và vợ là Tăng Thị Siêu (34 tuổi, ngụ ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu). Vợ chồng anh Siêu có 3 con, gồm: Tăng Thến (7 tuổi), Tăng Lến, Tăng Thảo (cùng 5 tuổi). Do hoàn cảnh gia đình khốn khó, vợ chồng anh rời lên TP.HCM mưu sinh. Năm 2021, chị qua đời do nhiễm Covid-19. Không thể trụ lại TP.HCM, anh Ủ đành bồng bế các con về quê tìm kế sinh nhai.
Theo chị Nguyễn Trang Anh Thư, mô hình "Nối vòng tay yêu thương" là một trong những hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thể hiện tinh thần trách nhiệm và tấm lòng tương thân tương ái của các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm; đặc biệt là các bạn đoàn viên, thanh niên trong tỉnh.
Mô hình được thực hiện từ đầu năm 2022. Qua 2 năm, đã vận động nhiều tổ chức, đoàn thể được hơn 1 tỉ đồng. Trong đó, Câu lạc bộ doanh nhân thuộc Ban liên lạc đồng hương Bạc Liêu - Cà Mau nhận đỡ đầu 26 em học sinh, mức hỗ trợ từ 5 - 7 triệu đồng/em/năm (tùy theo cấp học). Quỹ Mái ấm hạnh phúc hỗ trợ 29 trẻ mồ côi, mức hỗ trợ 5 triệu đồng/em/năm. Mạng lưới Tình nguyện Quốc gia khu vực miền Trung - Trung tâm Tình nguyện Quốc gia, hỗ trợ 18 em, mức hỗ trợ 500.000 đồng/em/tháng. Ngoài ra, còn hỗ trợ xây dựng 4 căn nhà nhân ái cho các em khó khăn về nhà ở.
Bên cạnh đó,Tỉnh đoàn Bạc Liêu còn thực hiện nhiều chương trình như: Vòng tay nhân ái; Nối vòng tay yêu thương; Em nuôi của Đoàn... Qua đó đã kết nối sự chung tay của các tổ chức, cá nhân kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ trẻ mồ côi vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều biển số xe ô tô ngũ quý sắp được VPA đấu giá******Dự kiến, trong ngày đầu tiên của phiên thứ ba, nhiều biển số ô tô "siêu đẹp" gồm biển ngũ quý, tứ quý và sảnh tiến được đưa ra đấu giá tại trang thông tin đấu giá trực tuyến https://vpa.com.vn. Tiêu biểu có thể kể đến như biển số ngũ quý: 30L-222.22, 51L-444.44, 17A-444.44, biển số sảnh tiến: 30L-234.56, 51L-456.78.
Ngoài ra, ngày 15/4 còn có các biển số tứ quý như: 30L-177.77, 30L-188.88, 30L-199.99, 51L-399.99… và rất nhiều biển số đẹp của các tỉnh/thành phố trên cả nước được đưa ra đấu giá.
Khách hàng có thể tham khảo chi tiết thời gian đăng ký, nộp tiền hồ sơ, tiền đặt trước đối với các biển số xe ô tô, quy chế đấu giá trực tuyến biển số xe ô tô tại trang thông tin đấu giá trực tuyến của Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam ở địa chỉ: https://vpa.com.vn.
Ông Dương Công Minh khẳng định không liên quan bà Trương Mỹ Lan******Trả lời chất vấn cổ đông khi nào Sacombank mới chia cổ tức, ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, theo quy định pháp luật thì phải hoàn lại vốn điều lệ mới tái cơ cấu thành công. Điều kiện để chia cổ tức là phải hoàn vốn điều lệ và sau đó đưa nợ xấu về dưới 3% và ngân hàng quyết tâm thực hiện trong năm nay. Theo ông Minh, sau 7 năm, Sacombank có vốn chủ sở hữu hơn 45.000 tỉ đồng, là điển hình ngân hàng tự tái cơ cấu thành công. Tổng tài sản và dư nợ tín dụng cũng tăng trưởng qua các năm.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tổng giám đốc Sacombank giải thích thêm: Vấn đề cuối cùng của việc chia cổ tức là ngân hàng phải xử lý xong 32% cổ phần của ông Trầm Bê và những người liên quan. Sau khi được phê duyệt đấu giá xong thì không có lý do gì để không chia cổ tức. Hiện tại lợi nhuận chưa phân phối là 18.400 tỉ đồng, tương đương với 100% vốn điều lệ.
Ông Dương Công Minh phủ nhận các thông tin bị cấm xuất cảnh do liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan do ông Thắng Đặng viết trên Facebook. Ông Minh giải thích, nguyên nhân của việc này là khi Sacombank cho Bamboo vay tiền, ông phải làm cố vấn cho khoản tín dụng của Bamboo không mất vốn. Việc ông Thắng viết lên Facebook là không đúng sự thật.
Năm 2023, lợi nhuận trước thuế Sacombank đạt được 9.595 tỉ đồng, tăng hơn 51% so với năm trước và hoàn thành kế hoạch đặt ra. Về công tác xử lý nợ xấu, năm 2023, Sacombank thu hồi xử lý 7.941 tỉ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, trong đó 4.487 tỉ đồng là các khoản thuộc đề án, kéo giảm tỷ trọng trong tổng tài sản xuống còn 3%. Trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định, tổng số dư dự phòng đạt 25.099 tỉ đồng, tăng hơn 10%, trong đó dự phòng cho vay tăng 34%.
Dự kiến năm 2024, tổng tài sản đặt ra đến cuối năm 2024 đạt 724.100 tỉ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Tổng nguồn vốn huy động đạt 636.600 tỉ đồng, tăng 10%. Tổng dư nợ tín dụng đạt 535.800 tỉ đồng, tăng 11% và sẽ điều chỉnh theo mục tiêu tăng trưởng huy động và cho vay phù hợp với hạn mức được Ngân hàng Nhà nước phân bổ. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế đặt ra là 10.600 tỉ đồng, tăng 10% so với kết quả năm 2023.
5.000 chiến sĩ tập duyệt lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Bộ Tư lệnh CSCĐ******
Sáng 31/3, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) tổ chức buổi tổng duyệt lần 1 cho Lễ kỷ niệm 50 năm truyền thống lực lượng cảnh sát cơ động (15/4/1974-15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trực tiếp Trung tướng Nguyễn Văn Long (Thứ trưởng Bộ Công an) và Thiếu tướng Lê Ngọc Châu (Tư lệnh Cảnh sát cơ động) quan sát, kiểm tra buổi tổng duyệt.
Tại buổi tổng duyệt, 5.000 chiến sĩ Cảnh sát cơ động từ các lực lượng, đơn vị trên toàn quốc diễu binh, trình diễn động tác "đúng, đều, mạnh mẽ, đẹp, thống nhất". 5.000 chiến sĩ hôm nay đại diện cho gần 33.000 cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát cơ động toàn quốc.
Các đại biểu được chứng kiến các chiến sĩ Cảnh sát cơ động biểu diễn võ thuật, khí công, dùng tay đấm vỡ chồng ngói, dùng tay chặt gạch, nằm lưng trần trên bàn chông, đi chân trần qua đống thủy tinh…
Phát biểu tại buổi tổng duyệt, Trung tướng Nguyễn Văn Long biểu dương tinh thần trách nhiệm, sự quyết tâm, cố gắng, khắc phục khó khăn, vất vả của các chiến sĩ, đặc biệt là những cán bộ chiến sĩ các khối tham gia tập luyện phục vụ lễ kỷ niệm trong gần 3 tháng qua.
"Đây là thành quả của một quá trình, một thời gian dài nỗ lực luyện tập, chuẩn bị công phu, chu đáo của các chiến sĩ", Trung tướng Long cho biết.
Thứ trưởng Bộ Công an đề nghị các cán bộ, chiến sĩ cần tiếp tục tổ chức luyện tập nghiêm túc, an toàn... để đảm bảo các phần biểu diễn phải đều, đẹp, thể hiện sức mạnh và tính chính quy, tinh nhuệ của lực lượng Cảnh sát cơ động.
Tập đoàn Thuận An trúng thầu dự án nào ở Quảng Nam?******Chiều tối 16/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Như Công - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam - cho hay, qua rà soát, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không có dự án nào liên quan đến Tập đoàn Thuận An do các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và UBND các huyện của tỉnh này làm chủ đầu tư.
Năm 2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nay là Cục đường bộ Việt Nam) phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu XL17 sửa chữa, gia cường cầu Giằng, Quốc lộ 14D (Quảng Nam), dự án thành phần 2, giai đoạn 2 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, gia cường các cầu trên quốc lộ đảm bảo đồng bộ tải trọng khai thác trên tuyến.
Dự án này do liên danh Công ty cổ phần thương mại, tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng - Công ty cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thuận An (tiền thân của Tập đoàn Thuận An ngày nay) là đơn vị trúng thầu.
Giá trúng thầu dự án này hơn 34,8 tỷ đồng, loại hợp đồng theo đơn giá cố định, thời gian thực hiện hợp đồng 10 tháng.
Tháng 12/2022, Cục đường bộ Việt Nam phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu XD02 thi công xây dựng đoạn Km40+00 - Km71+500 thuộc dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 14E, đoạn Km15+270 - Km89+700, tỉnh Quảng Nam.
Đơn vị trúng thầu là liên danh Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Tân Hoàng Long - Công ty cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thuận An - Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình Tây An. Nhà thầu phụ là Công ty cổ phần 134 Việt Nam.
Giá trúng thầu hơn 507 tỷ đồng, loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thời gian thực hiện hợp đồng 650 ngày.
Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14E đi qua các huyện Thăng Bình, Hiệp Đức và Phước Sơn (Quảng Nam) do Cục Đường bộ Việt Nam được giao làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án 4 được giao quản lý dự án.
Công trình có bề rộng nền đường 9m (mặt đường xe chạy rộng 7m; lề gia cố mỗi bên rộng 0,5m; lề đất mỗi bên 0,5m). Riêng đoạn tuyến qua nút giao đường sắt Bắc - Nam tại lý trình km15+270 - km16+054 (xã Bình Quý, Thăng Bình) có bề rộng nền đường 12m.
Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 với tổng mức đầu tư gần 1.850 tỷ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành năm 2025.
Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14E đang chậm tiến độ do vướng mặt bằng. UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức nhiều cuộc họp với các địa phương có tuyến đường đi qua để đốc thúc giải phóng mặt bằng.
Như Dân tríđưa tin, ngày 16/4, ông Nguyễn Như Công - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam - ký văn bản gửi các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc phối hợp, cung cấp thông tin liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An.
Theo Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam, qua theo dõi trên các phương tiện truyền thông, UBND tỉnh Quảng Nam nắm bắt thông tin Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An vi phạm quy định về đấu thầu.
Do đó, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương chỉ đạo các phòng, đơn vị, địa phương liên quan rà soát các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn có liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An (nhà thầu, nhà đầu tư).
Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ 2024******Chỉ thị nêu rõ, để chủ động trong công tác hộ đê, phòng, chống lụt bão, ứng phó với các diễn biến bất thường của thời tiết, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện việc tổ chức tổng kết, đánh giá công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi, đê điều nhằm phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn công trình, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều.
Đồng thời, các địa phương chuẩn bị, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du, các khu vực được bảo vệ trong điều kiện xảy ra bão, lũ lớn, kể cả trường hợp mưa, lũ cực đoan vượt tần suất thiết kế...
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thành tu bổ, nâng cấp, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng công trình trước mùa mưa, lũ.
Đối với những sự cố công trình đã xảy ra trong các mùa mưa, lũ trước cần đặc biệt quan tâm và tập trung nguồn lực để hoàn thành việc xử lý; đồng thời, lập phương án bảo vệ trọng điểm trong mùa mưa, lũ năm 2024; đảm bảo chất lượng, an toàn chống lũ, bão và có phương án bảo đảm an toàn cho công trình khi có lũ, bão; tuyệt đối không cắt xẻ đê và không thi công các hạng mục công trình chính trong mùa mưa, lũ...
Đối với hệ thống đê điều, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mưa, lũ, bão; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để chủ động triển khai các phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều theo phương châm "4 tại chỗ" khi có tình huống xảy ra.
Các địa phương cần bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt và tổng hợp, báo cáo kịp thời khi xảy ra sự cố đê điều về Bộ NN&PTNT; Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai.
Lãnh đạo các địa phương cần chỉ đạo xử lý dứt điểm hành vi lấn chiếm mặt, mái đê, hành lang bảo vệ đê gây ảnh hưởng đến an toàn đê và khả năng thoát lũ, lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.
Các Sở NN&PTNT đề nghị cơ quan liên quan tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn nhằm đảm bảo sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo vận hành công trình; tăng cường công tác thông tin, truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về thủy lợi, đê điều.
biên tập:Đức Hồ
Tuyên bố về bản quyền Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311
Truyền thông Nga: Văn phòng tổng thống mới của Ukraine đề xuất dời thủ đô Ukraine
- Một người đàn ông đã mở cửa an ninh khi máy bay cất cánh Người trong cuộc: Anh ta đang có tâm trạng không tốt khi chờ chuyến bay.
- Người đàn ông dùng dao cướp 2.000 Đài tệ của phụ nữ trong phòng ATM và bị bắt 3 giờ sau đó
- Diện tích phân bố của Enteromorpha Enteromorpha ở Hoàng Hải vượt quá 50.000 km2.
- Người phụ nữ cho biết chồng bà đã chết tại đồn công an. Công an: Bà đập vào tường rồi tử vong.
- Peng Dan tông phải Rolls-Royce trên chiếc Maybach và bị phạt 128.000 nhân dân tệ sau gần nửa năm./a>
- Thai phụ Trung Quốc rơi khỏi vách đá ở Thái Lan bị "cưỡng bức xuất viện": mong được trở về Trung Quốc điều trị càng sớm càng tốt/a>
- Sau khi Bộ Công an cải cách tổ chức, Cục Điều tra Thực phẩm và Dược phẩm ra mắt và có ba trách nhiệm chính
- Một chiếc xe tải chở hơn 20 con chó cưng ở An Huy bị điều tra, tài xế nói sẵn sàng ăn thịt chúng.
- Bốn tháng sau khi từ chức thị trưởng Thái Nguyên, Geng Yanbo đảm nhận chức vụ mới ở tỉnh Sơn Tây
- Bắt băng nhóm sản xuất, bán sản phẩm chăm sóc sức khỏe giả: thêm "Viagra" và dựa vào "loa" để bán hàng
- Học sinh tiểu học có thị lực dưới 5,0 không được xếp loại “ba tốt”? Bộ Giáo dục: Mong phát triển toàn diện
- Bố chồng cũ đâm chết con dâu vì quyền nuôi con, lại bị chính vợ cũ đâm chết.
- Bé trai Tây An bị đánh, nhét khăn vào người?Cảnh sát: Mẹ bé bị đánh vì học tập kém
- Một cô gái bị 4 người lạ đánh suốt 1 tiếng đồng hồ, những kẻ tấn công nói đùa và đưa tin.
- Thai phụ Trung Quốc rơi khỏi vách đá ở Thái Lan bị "cưỡng bức xuất viện": mong được trở về Trung Quốc điều trị càng sớm càng tốt