sin88 nạp rút nhanh_97win sổ số ba miền

2024-06-03 07:01:34 Nguồn: Truyền thông Nhân dân Trung Quốc tác giả:Quang Vĩnh

Chia sẻ với điện thoại di động

Quảng Ninh: 4 công nhân Công ty than Thống Nhất tử vong do sự cố hầm lò******

Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh, 0h20 ngày 3/4 tại Công ty Than Thống Nhất thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) ở Cẩm Phả, Quảng Ninh, xảy ra sự cố ở gương lò XV5-140 số 2, phân xưởng đào lò 2.

"Lò đào diện tích 23m2, chống thép SVP-27, bước chống 0,5m/vì. Lò đã đào được 240m/thiết kế 380m. Bước đầu xác định nguyên nhân sự cố do cháy khí Mê tan. Sự cố làm 4 công nhân tử vong", UBND tỉnh Quảng Ninh thông tin.

Quảng Ninh: 4 công nhân Công ty than Thống Nhất tử vong do sự cố hầm lò - 1

Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ở thời điểm chỉ đạo công tác cứu hộ (Ảnh: Hoàng Yến).

Đến lúc 3h15 phút đã kết thúc công tác tìm kiếm cứu nạn.

Các cấp chính quyền, Công ty than Thống Nhất đang phối hợp và hỗ trợ gia đình những người bị nạn để đưa họ về gia đình, lo hậu sự chu đáo.

Với mỗi người bị nạn, tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ ban đầu 20 triệu đồng/người; Tập đoàn TKV hỗ trợ 20 triệu đồng/người và Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam hỗ trợ 20 triệu đồng/người.

Các giải chạy tại TPHCM mang lại nhiều lợi ích kinh tế******

Trong bối cảnh phong trào chạy bộ phát triển mạnh mẽ và được thực hiện ồ ạt trong thời gian qua tại TPHCM và cả nước, Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) TPHCM đã có chia sẻ về giải pháp trong khâu quản lý đối với hoạt động này. Đây là những công việc nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho các giải chạy trên địa bàn.

Cơ quan này cho biết, các giải chạy được tổ chức dưới 2 hình thức là do cơ quan Nhà nước tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời phát động các phong trào đến quần chúng nhân dân. Các giải chạy cũng có thể được doanh nghiệp phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức.

Các giải chạy tại TPHCM mang lại nhiều lợi ích kinh tế - 1

Các giải chạy bộ ngày càng được người dân đón nhận nhiệt tình tại TPHCM và cả nước (Ảnh: BTC).

Bên cạnh hiệu quả về kinh tế, các giải chạy bộ do doanh nghiệp tổ chức còn góp phần mang lại hiệu quả phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao.

Đại diện Sở VH&TT thông tin thêm, từ ngày 26/7/2023, UBND TPHCM đã ban hành quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn. Các giải chạy bộ đều nằm trong đối tượng phải nộp phí sử dụng.

Đến nay, tất cả giải chạy tại TPHCM đều đã thực hiện đóng phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào nguồn ngân sách của thành phố.

Ngoài ra, các giải chạy đã đóng góp cho nhiều quỹ từ thiện từ nguồn thu của đơn vị tổ chức giải như hỗ trợ cho Quỹ bảo trợ Tài năng thể thao Thành phố, Quỹ an sinh xã hội ở các địa điểm tổ chức. Bên cạnh mục đích vận động, tuyên truyền, cổ động, phát triển phong trào thể dục thể thao, các giải chạy cũng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

Để đảm bảo an toàn cho người chạy, chống thương mại hóa và đảm bảo hiệu quả thiết thực của giải chạy, Sở VH&TT đều làm việc với các cơ quan để rà soát kế hoạch, phân trách nhiệm, nhiệm vụ các bên trong công tác tổ chức. Sở cũng chủ động phối hợp cùng Liên đoàn Điền kinh Thành phố có ý kiến với Liên đoàn Điền kinh Việt Nam xây dựng bộ tiêu chí tổ chức giải chạy để đảm bảo công tác chuyên môn trong quá trình thực hiện.

Sở VH&TT nhìn nhận, việc các giải chạy bộ được người dân đón nhận nhiệt tình tại TPHCM và cả nước là dấu hiệu đáng mừng. Thực tế này cho thấy người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe, chú trọng luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể chất.

Bên cạnh đó, chạy bộ là môn thể thao dễ tiếp cận, mang lại hiệu quả cao cho sức khỏe người tập.

Trong năm 2024, TPHCM dự kiến sẽ có 14 giải chạy lớn (có số lượng trên 5000 người tham dự) gồm:

- Giải chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân.

- Giải chạy Chào mừng ngày giải phóng Miền Nam 30/4.

- Giải Running Diamond Cup 2024 (do Hội liên hiệp Thanh Niên Việt Nam tổ chức).

- Giải chạy Midnight Quận 1 (do UBND quận 1 tổ chức).

- Giải Marathon Quốc tế Techcombank năm 2024.

- Giải HCMC (giải chạy TPHCM).

- Giải Run to live.

- Giải Run for "Em".

- Giải Pocari run.

- Giải Night run.

- Giải Marathon VnExpress.

- Giải Marathon Cần Giờ Xanh lần 3, năm 2024.

- Giải Half Marathon "Tự hào Tổ quốc tôi" lần thứ 1.

- Giải HCMC Skyrun 2023 - Giải chạy bậc thang tại tòa nhà Bitexco.

Nắng nóng lan rộng khắp miền Bắc******

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (18/4), nhiều nơi xuất hiện nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Riêng nhiều tỉnh vùng núi Bắc Bộ có mưa dông cục bộ, một số nơi mưa lớn kèm dông lốc. 

Ngày 19/4, vùng áp thấp nóng phía tây mở rộng ảnh hưởng ra khắp miền Bắc, nắng nóng bao trùm khu vực. Đồng bằng Bắc Bộ ghi nhận mức nhiệt cao nhất 34-36 độ C, trong khi các tỉnh phía Tây Bắc Bộ tiếp tục nắng nóng phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C. 

Tình trạng trên cũng tiếp diễn từ Thanh Hóa đến Phú Yên và Nam Bộ. 

Đợt nắng nóng diện rộng ở miền Bắc nhiều khả năng duy trì hết tuần này, riêng Tây Bắc Bộ còn kéo dài thêm nhiều ngày tới. 

Cơ quan khí tượng lưu ý người dân đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.  

Nắng nóng lan rộng khắp miền Bắc - 1

Nắng nóng lan rộng ra Hà Nội và nhiều nơi tại miền Bắc từ ngày 19/4, không chỉ xuất hiện cục bộ ở Tây Bắc (Ảnh: Hữu Nghị).

Dự báo thời tiết ngày 19/4 tại các vùng trên cả nước: 

- Hà Nội:Đêm không mưa, ngày nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C, cao nhất 35-36 độ C.

- Phía Tây Bắc Bộ:Đêm mưa rào kèm dông vài nơi, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C; cao nhất 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C.  

- Phía Đông Bắc Bộ:Đêm mưa rào kèm dông vài nơi, ngày nắng, riêng đồng bằng có nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C; cao nhất 32-35 độ C, riêng vùng đồng bằng 35-36 độ C. 

- Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Đêm mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C; cao nhất 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C. 

- Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận: Đêm mưa rào kèm dông vài nơi, ngày nắng. Riêng phía bắc nắng nóng, nắng nóng gay gắt và có nơi đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C; cao nhất 32-35 độ C, riêng phía bắc có nơi 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C. 

-Tây Nguyên: Đêm mưa rào kèm dông vài nơi. Ngày nắng, có nơi nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ C; cao nhất 32-35 độ C.  

- Nam Bộ:Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C; cao nhất 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. 

nhà cái bancah5

Chủ tịch Quốc hội nói về loại bỏ phương tiện giao thông quá cũ và lạc hậu******

Sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023".

Thời gian giám sát từ ngày 1/7/2009 đến 31/12/2023. Đoàn Giám sát đã thành lập 3 Đoàn công tác trực tiếp tiến hành giám sát tại 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới.

Phân kỳ đầu tư cũng phải đảm bảo điều kiện tối thiểu về an toàn

Theo ông Lê Tấn Tới, qua giám sát cho thấy công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ của lực lượng chức năng đạt kết quả cao. Các lực lượng đã tập trung ra quân xử lý kiên quyết các vi phạm, trọng tâm là vi phạm "nồng độ cồn", quá tải trọng, xe "cơi nới"…

Chủ tịch Quốc hội nói về loại bỏ phương tiện giao thông quá cũ và lạc hậu - 1

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới (Ảnh: Hồng Phong).

Đoàn Giám sát cũng chỉ ra việc đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông ở một số địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấp phép lái xe còn hạn chế, tình trạng lái xe vi phạm, lái xe sử dụng các chất ma túy vẫn diễn ra.

Theo Đoàn giám sát, cần tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo trì quốc lộ và xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông.

Khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Hà Nội, TPHCM, cũng là một trong những kiến nghị được Đoàn Giám sát nêu ra.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá dù đây là báo cáo bước đầu nhưng chất lượng báo cáo giám sát tốt.

Nhắc đến trọng điểm giao thông đường bộ, ông Huệ đề nghị làm rõ thêm vấn đề sản xuất, nhập khẩu, quản lý, đăng ký lưu hành đăng kiểm các phương tiện giao thông. Vấn đề về đăng kiểm cần gắn với tiêu chuẩn, tiêu chí về khí phát thải, theo Chủ tịch Quốc hội.

Ông lý giải nếu sử dụng phương tiện quá cũ sẽ tác động đến vấn đề trật tự an toàn giao thông đường bộ rất lớn, những phương tiện không đủ điều kiện vừa không an toàn, vừa gây phát thải nhà kính.

"Nếu không có tiêu chuẩn tiêu chí về khí phát thải, sẽ khó có lộ trình để thu đổi, loại bỏ dần những phương tiện đã quá cũ và lạc hậu, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa gây nguy cơ cao về an toàn giao thông, tác động đến kết cấu hạ tầng nói chung và đường bộ nói riêng", ông Huệ nói.

Chủ tịch Quốc hội nói về loại bỏ phương tiện giao thông quá cũ và lạc hậu - 2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp (Ảnh: Hồng Phong).

Liên quan tiêu chuẩn, tiêu chí về kết cấu hạ tầng giao thông và phân kỳ đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, ông Huệ cho rằng chúng ta phải "lấy ngắn nuôi dài", vì nguồn lực không đủ nên phải phân kỳ đầu tư. Song ông nhấn mạnh, phân kỳ phải đảm bảo điều kiện tối thiểu về vận hành, khai thác và tính an toàn.

Dẫn chứng, ông nhắc cao tốc La Sơn - Túy Loan 2 làn xe nhưng không có làn dừng khẩn cấp và cho biết vừa rồi Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo kịp thời, Quốc hội cũng dành quan tâm cho những dự án này.

Nhấn mạnh tính đồng bộ trong đầu tư, Chủ tịch Quốc hội lưu ý việc đầu tư hạ tầng, trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc.

"Lái xe chạy đường dài mà chạy miết cũng dễ căng thẳng và gây tai nạn, có trạm dừng nghỉ hợp lý vừa hồi phục về thể chất, vừa hồi phục về tinh thần", ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quan tâm hệ thống hành lang giao thông và trạm dừng nghỉ.

Phân bổ nguồn lực đầu tư kết nối hạ tầng giao thông cũng là vấn đề được Chủ tịch Quốc hội đặt ra. Ông dẫn chứng  khu vực ĐBSCL đường bộ yếu nhưng đường thủy nội địa cũng chưa được quan tâm.

"Hồi tôi làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, 1km2 diện tích đồng bằng có 0,76km chiều dài kênh rạch, nhưng tỷ trọng đầu tư vào giao thông thủy ở ĐBSCL chỉ có mười mấy phần trăm thôi", ông Huệ nêu thực tế.

Theo ông, nếu đường thủy làm tốt sẽ giảm tải cho đường bộ và giảm rủi ro, hiệu quả logistics cũng tốt hơn.

Xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông không nghiêm

Góp ý thêm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Đoàn Giám sát đánh giá rõ 2 nội dung.

Đầu tiên là ý thức của người tham gia giao thông. Theo bà Nga một bộ phận người tham gia giao thông có ý thức rất kém, sẵn sàng vi phạm, vượt đèn đỏ, nhưng điều đáng nói là vẫn con người đó, nếu ra nước ngoài lại chấp hành rất tốt quy định trật tự an toàn giao thông, còn trong nước thì cứ vi phạm.

"Điều đó chứng tỏ hệ thống xử lý của chúng ta không nghiêm", bà Nga nói.

Chủ tịch Quốc hội nói về loại bỏ phương tiện giao thông quá cũ và lạc hậu - 3

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng hệ thống xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông ở Việt Nam không nghiêm (Ảnh: Hồng Phong).

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị đưa giảng dạy về trật tự an toàn giao thông vào trường học từ sớm, để rèn luyện ý thức của người tham gia giao thông cho học sinh ngay từ nhỏ.

Nội dung thứ hai, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Đoàn Giám sát đánh giá tiêu cực trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Chủ tịch Quốc hội nói về loại bỏ phương tiện giao thông quá cũ và lạc hậu - 4

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định (Ảnh: Hồng Phong).

"Lâu nay, người dân rất phàn nàn về tiêu cực của cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông và đăng kiểm. Chúng tôi đề nghị trong lần giám sát này, cũng đánh giá liệu hiện nay còn tiêu cực trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông nữa không", bà Nga nói cần làm rõ để có giải pháp khắc phục.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng cho rằng, hiện nay ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt, ngồi lên ô tô không thắt dây an toàn, đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng.

Do đó, ông đề nghị báo cáo giám sát có kiến nghị cụ thể như yêu cầu ngồi trên ô tô phải thắt dây an toàn, đội mũ bảo hiểm phải đảm bảo chất lượng.

Theo báo cáo giám sát, từ năm 2009 đến năm 2023, toàn quốc đã xảy ra 406.688 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 138.784 người, bị thương 386.002 người. Trung bình mỗi năm tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của gần 10.000 người, trong đó đa số là lực lượng đang trong độ tuổi lao động.

Qua hoạt động giám sát cho thấy, nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông đường bộ hầu hết do nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng điều khiển phương tiện của người lái xe.

Giá vàng hôm nay 5.4.2024: 'Bốc hơi' gần triệu đồng sau một ngày******

Sáng 5.4, giá vàng miếng lao dốc theo đà đi xuống của thế giới. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vàng miếng 78,9 triệu đồng, bán ra 80,9 triệu đồng, giảm 400.000 đồng so với cuối ngày hôm qua; Công ty PNJ mua vào 79 triệu đồng, bán ra 81,1 triệu đồng, giảm 500.000 đồng... Tổng cộng trong vòng 24 giờ qua, mỗi lượng vàng miếng SJC đã bốc hơi gần cả triệu đồng.

Riêng vàng nhẫn 4 số 9 biến động ngược. SJC mua vào 70,6 triệu đồng và bán ra 71,85 triệu đồng, giảm 250.000 đồng so với cuối ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với đầu ngày 4.4, vàng nhẫn SJC vẫn đang cao hơn 300.000 đồng bất chấp vàng miếng cùng thương hiệu lao dốc. Tương tự, Công ty PNJ mua vào 70,85 triệu đồng, bán ra 72,05 triệu đồng, tăng 100.000 đồng; Công ty Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội) mua vào 70,98 triệu đồng và bán ra 72,18 triệu đồng, tăng 200.000 đồng…

Giá vàng hôm nay 5.4.2024: 'Bốc hơi' gần triệu đồng sau một ngày- Ảnh 1.

Giá vàng nhẫn sáng 5.4 vẫn tăng cao trên 72 triệu đồng bất chấp thế giới giảm

M.P

Biến động vàng ngày ngày 5.4: Giá vàng 'bốc hơi' gần triệu đồng sau một ngày

Giá vàng thế giới sau khi đạt mức cao kỷ lục 2.300 USD/ounce trong ngày 4.4 đã quay đầu đi xuống. Hiện vàng thế giới đang giao dịch ở mức 2.285,5 USD/ounce. Mặc dù vậy, nhiều nhà phân tích vẫn cho rằng đà tăng của kim loại quý chưa chấm dứt. Nhiều nhà đầu tư vẫn tin vào cam kết của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell rằng sẽ bắt đầu giảm lãi suất vào một thời điểm nào đó trong năm nay. Lãi suất giảm sẽ giúp vàng được hưởng lợi. Đây là động lực chính thúc đẩy giá vàng tăng cao. Chỉ riêng trong tuần này, giá vàng đã liên tục lập kỷ lục mới.

Ngoài ra, các rủi ro địa chính trị gia tăng, bao gồm cả ở Trung Đông và Ukraine cũng góp phần thúc đẩy kim loại quý đi lên khi được xem là kênh trú ẩn an toàn. Bloomberg trích dẫn một báo cáo mới nhất do Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) tổng hợp cũng cho thấy, các ngân hàng trung ương tiếp tục bổ sung lượng vàng nắm giữ trong tháng 2 vừa qua, đánh dấu tháng tích lũy thứ 9 liên tiếp. Trung Quốc chiếm vị trí hàng đầu trong hoạt động này, trong khi Ấn Độ và Kazakhstan cũng đẩy mạnh mua vào kim loại quý...

Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc******

Tại Quy hoạch thủ đô thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua ngày 29/3, UBND TP đề xuất thêm nhiều điểm mới so với tờ trình trước đó. 

Cụ thể, Hà Nội đưa ra quan điểm thủ đô là đô thị đặc biệt, bao gồm không gian đô thị trung tâm và không gian ngoài đô thị trung tâm, gồm cả khu vực đô thị và nông thôn được tổ chức theo mô hình thành phố thuộc thủ đô, đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái... 

Theo đó, thành phố định hướng sông Hồng là trục xanh cảnh quan văn hóa, du lịch, dịch vụ trung tâm, phát triển đô thị phía bắc sông Hồng cân đối với đô thị phía nam. 

Để thực hiện, Hà Nội dự kiến xây dựng trung tâm hành chính mới và trung tâm thể thao quốc gia, trung tâm vui chơi giải trí ở khu vực đô thị phía bắc sông Hồng, trục đô thị Nhật Tân - Nội Bài là đô thị thông minh - kết nối toàn cầu. 

Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc - 1

Phương án sắp xếp và tổ chức không gian trên địa bàn Hà Nội, theo quy hoạch thủ đô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Ảnh: UBND TP Hà Nội).

Theo định hướng đến năm 2050, thủ đô có hai thành phố trực thuộc là thành phố Khoa học và Đào tạo Hòa Lạc và thành phố phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh. 

Ngoài ra, Hà Nội đề xuất nghiên cứu hình thành thêm hai thành phố: thành phố Du lịch ở khu vực Sơn Tây - Ba Vì và thành phố sân bay phía Nam ở Phú Xuyên - Ứng Hòa khi có sân bay thứ hai vùng Thủ đô. 

Trước mắt, Hà Nội ưu tiên thành lập thành phố phía Bắc và phía Tây, hai thành phố còn lại sẽ được nghiên cứu hình thành thêm. Các thành phố này được coi là vùng phát triển đặc thù, nên cần cơ chế riêng biệt, bao gồm mô hình chính quyền đô thị với thể chế đặc thù. 

Với kế hoạch này, Hà Nội định hướng phát triển 5 vùng đô thị tương ứng 4 thành phố trên và một đô thị trung tâm.

Quy hoạch 14 tuyến đường sắt đô thị

Về giao thông, quy hoạch định hướng đầu tư xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị, tăng 4 tuyến so với quy hoạch cũ. Trong đó, thành phố ưu tiên hoàn thành hệ thống đường sắt vành đai và các ga đầu mối trên tuyến vành đai, các tuyến kết nối với thành phố phía Bắc, phía Tây, khu vực Yên Viên, Gia Lâm. 

Cụ thể ngoài 13 tuyến đã được đề cập trong Quy hoạch chung thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Hà Nội muốn bổ sung thêm một tuyến Vĩnh Tuy - Minh Khai - Trường Chinh - Láng - Nhật Tân. 

Đồng thời, xây dựng mạng lưới đường sắt tại khu vực đô thị trung tâm đảm bảo mật độ các ga tàu có khoảng cách phù hợp dành cho người đi bộ, có thể di chuyển đến mọi vị trí trong thành phố, đủ năng lực thay thế phương tiện giao thông cá nhân. 

Thành phố cũng dự kiến xây dựng đường sắt nhẹ (monorail) trên cao, chạy theo ven hai bờ sông Hồng, kết hợp du lịch, cảnh quan và kết nối với khu vực phố cổ. 

Cùng với đó, Hà Nội lên kế hoạch chuẩn bị các điều kiện để phối hợp với Trung ương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đóng vai trò là trục "xương sống", tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc - 2

Ngoài 10 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch cũ, Hà Nội muốn bổ sung thêm 4 tuyến metro mới (Đồ họa: Thủy Tiên - Hà Mỹ).

Với hàng không, quy hoạch định hướng nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với công suất phục vụ 60 triệu hành khách/năm vào năm 2030 và 100 triệu hành khách/năm vào năm 2050. 

Đồng thời, thành phố quy hoạch phát triển sân bay thứ hai vùng Thủ đô sau năm 2030 với chức năng hỗ trợ cho sân bay Nội Bài. Dự kiến, sân bay thứ hai có thể đón khoảng 30-50 triệu hành khách và 1 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Sân bay Gia Lâm và Hòa Lạc dành để phục vụ lưỡng dụng dân sự, quân sự. 

Với khối lượng công việc đồ sộ đề ra trong bản quy hoạch, Hà Nội đưa ra một số giải pháp để thực hiện bao gồm: dự báo nhu cầu, huy động vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, cũng như những cơ chế, chính sách liên kết phát triển...

Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc - 3

Hơn 15 năm kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, nội đô Hà Nội vẫn ngày càng chật chội (Ảnh: Mạnh Quân).

Cho ý kiến vào bản quy hoạch trên tại kỳ họp sáng 29/3, đại biểu Nguyễn Tiến Minh, Bí thư Huyện ủy Thường Tín, đề nghị thành phố chú trọng vào quy hoạch giao thông vận tải để xứng đáng với quy mô thành phố 100 triệu dân, lấy sông Hồng làm trung tâm của quy hoạch.

Đồng thời, ông Minh đề nghị đối với cơ chế hai bên bờ sông Hồng, thành phố cần làm rõ cho phép quy hoạch đến thế nào và có nên xem xét triển khai mô hình "đê trong đê" hay không.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Minh Đức (quận Hoàng Mai) đề nghị có đánh giá đầy đủ về thực hiện các quy hoạch đã phê duyệt được kế thừa và phát triển vào quy hoạch mới này thế nào.

Quan tâm lĩnh vực giao thông, ông Đức cho rằng phát triển đường sắt đô thị là vấn đề cốt yếu để Hà Nội giải quyết "vấn nạn" ùn tắc.

Sau khi Nghị quyết về quy hoạch trên được thông qua ngày 29/3, HĐND TP Hà Nội giao UBND TP tiếp thu ý kiến thẩm tra và ý kiến của đại biểu để hoàn thiện nội dung của Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch này sẽ được trình cấp có thẩm quyền báo cáo Bộ Chính trị dự kiến vào đầu tháng 5 và trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, sau đó trình Thủ tướng phê duyệt theo quy định. 

Vụ "xóa tên" quê hương Bà Chúa thơ Nôm: Đề xuất tên gọi mới******

Ngày 20/4, ông Trần Đức Hữu, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hậu (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), cho biết Tổ công tác của huyện đã có buổi làm việc với lãnh đạo 2 xã Quỳnh Hậu và Quỳnh Đôi về đặt tên cho 2 xã sau sáp nhập.

Trước đóm phương án ghép tên 2 xã sau sáp nhập thành xã Đôi Hậu nhận được nhiều ý kiến của người dân 2 xã và dư luận xã hội. Việc ghép tên cơ học khiến nhiều người lo ngại tên Quỳnh Đôi gắn liền với danh xưng quê hương Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương bị "xóa sổ".

Vụ xóa tên quê hương Bà Chúa thơ Nôm: Đề xuất tên gọi mới - 1

Xã Quỳnh Hậu là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và là 1 trong 6 xã văn hóa đầu tiên của tỉnh Nghệ An (Ảnh: Trần Hữu).

Theo ông Hữu, Quỳnh Hậu và Quỳnh Đôi chưa từng sáp nhập, không có tên chung trước đây. Trong khi đó, xã Quỳnh Đôi có làng Quỳnh Đôi, xưa thuộc tổng Phú Hậu. Có ý kiến dùng tên Phú Hậu khi sáp nhập nhưng không được phía Quỳnh Đôi đồng ý.

Phương án ghép tên hay lấy tên có yếu tố lịch sử không đi đến thống nhất, Tổ công tác của UBND huyện và đại diện chính quyền 2 xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Hậu quyết định sẽ chọn tên mới sau sáp nhập.

Tên mới phải có chữ Quỳnh, vừa là một phần tên của 2 xã, vừa được tách ra từ tên huyện Quỳnh Lưu.

Có 3 tên được đưa ra để hai bên bàn bạc, thống nhất, gồm Quỳnh Phú, Quỳnh An và Quỳnh Hương.

Theo lý giải, Quỳnh Phú có ý nghĩa giàu có, trù phú, với mong muốn sau khi sáp nhập, nhân dân 2 xã đoàn kết, xây dựng quê hương ngày càng giàu có, to đẹp. Tên xã Quỳnh Hương cũng có nghĩa là đẹp.

Còn xã Quỳnh An, có ý nghĩa là bình an, an yên, với mong muốn người dân 2 xã đoàn kết, xây dựng quê hương bình yên, phát triển. "Tên gọi này còn đặc biệt ở chỗ là ghép từ chữ Quỳnh của huyện Quỳnh Lưu và chữ An từ tên tỉnh Nghệ An", ông Hữu thông tin.

Vụ xóa tên quê hương Bà Chúa thơ Nôm: Đề xuất tên gọi mới - 2

Một góc làng Quỳnh Đôi, nơi nổi tiếng là làng khoa bảng của đất học xứ Nghệ (Ảnh: Làng Quỳnh Đôi).

Theo Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hậu, Tổ công tác UBND huyện Quỳnh Lưu cơ bản thống nhất với tên gọi Quỳnh An.

Phía xã Quỳnh Hậu đồng tình với phương án này và đề nghị UBND huyện báo cáo, đề xuất lên UBND tỉnh Nghệ An về tên gọi mới để đưa vào quy trình lấy ý kiến, vận động người dân chọn tên gọi Quỳnh An sau sáp nhập.

Trong khi đó, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Dân trí, ông Hồ Bảo Thông, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Đôi, cho biết "chưa có gì mới để thông tin" về tên gọi sau sáp nhập.

Theo Chủ tịch UBND xã Quỳnh Đôi, mặc dù hôm nay là thứ 7 nhưng địa phương vẫn tổ chức họp để bàn bạc về tên gọi sau sáp nhập.

Trước đó, đề xuất phương án về tên gọi của các đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập của huyện Quỳnh Lưu chưa được Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An chấp thuận.

Nguyên do là có sự thay đổi về tên gọi dự kiến sau sáp nhập so với phương án trước đó, trong đó ghép tên Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu thành tên Đôi Hậu có nhiều ý kiến băn khoăn từ dư luận. 

Hiến kế đấu giá 'đất vàng' Thủ Thiêm******

Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, thời gian đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Theo luật sư Trần Mạnh Cường (Đoàn luật sư TP.HCM), Nghị định 12 sửa đổi bổ sung nghị định số 44 quy định về giá đất ban hành ngày 5.2 đã bổ sung quy định cụ thể các phương pháp xác định giá đất, điều kiện áp dụng, trình tự, nội dung xác định giá đất theo các phương pháp khác nhau. Như vậy, việc xác định giá khởi điểm đấu giá được quy định rõ ràng, chi tiết và minh bạch. Vấn đề còn lại là cần cụ thể hóa các tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực và sự quan tâm thực chất.

Để làm được điều này, luật sư Trần Mạnh Cường lưu ý, cần cân nhắc tiêu chí kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần nhất, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, tổng vốn, số lượng dự án bất động sản đã từng thực hiện. Tiếp đó là về khả năng thực hiện dự án. Có thể sàng lọc bằng cách thông qua kế hoạch phát triển dự kiến của họ trên khu đất tham gia đấu giá, như điều kiện về vốn chủ sở hữu, kế hoạch thu xếp vốn chi trả tiền sử dụng đất, khả năng huy động vốn phát triển dự án. Ngoài ra, cần nghiên cứu khả thi của phương án kinh doanh và phát triển. Việc sàng lọc này giúp tránh những đơn vị có khả năng gây nhiễu loạn thị trường.

Hàng ngàn căn hộ và nhiều lô đất tại Thủ Thiêm sẽ tiếp tục được mang ra đấu giá

Hàng ngàn căn hộ và nhiều lô đất tại Thủ Thiêm sẽ tiếp tục được mang ra đấu giá

ĐÌNH SƠN

Ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam phân tích, giá khởi điểm thường được xác định dựa trên phương pháp thặng dư. Phương pháp này ước tính tổng chi phí phát triển trên cơ sở hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, số tầng cao tối đa của công trình theo quy hoạch đã được phê duyệt. Tuy nhiên, trên thực tế, thông số quy hoạch này chưa chắc đã phải là kế hoạch sử dụng đất có hiệu quả cao nhất, phù hợp thị trường nhất. Ví dụ, những lô đất có diện tích thương mại như văn phòng hay khách sạn quá cao ở những khu vực không phát triển hai loại hình này.

Do đó, khi xác định giá đất, có thể sẽ dẫn đến sự khác biệt giữa giá khởi điểm đưa ra và giá thị trường mà các nhà đầu tư có thể đấu giá được. Điều này dẫn đến khả năng cuộc đấu giá không thành công, do giá khởi điểm không hấp dẫn nhà đầu tư. Cần có quy hoạch phù hợp và đơn giá khởi điểm hợp lý. Ngoài đơn vị chủ quản và cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cần có sự tham gia của các đơn vị tư vấn chuyên môn (quy hoạch và thị trường), am hiểu phát triển.

Liên quan đến số tiền đặt cọc khi đấu giá đất, theo luật Đấu giá tài sản hiện hành, tại điểm khoản 1 điều 39, khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu 5% và tối đa 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Trong khi đó, Nghị định 10 quy định tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải đặt trước khoản tiền bằng 20% giá khởi điểm, quy định này đã được áp dụng từ 20.5.2023.

Luật Đất đai quy định việc đấu thầu theo quy định của luật Đấu giá tài sản. Do đó, để hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường và trục lợi, có thể cân nhắc nâng tỷ lệ tiền đặt trước tối thiểu lên 10%, thay vì 5% khi đấu giá quyền sử dụng đất. Cũng cần có thêm quy định về chế tài xử phạt trường hợp trúng đấu giá mà bỏ cọc.

Vì sao khách không muốn quay lại bến xe?******

Tại tọa đàm "Vì sao khách chưa quay trở lại bến xe?" do BáoGiao thôngtổ chức chiều 24.4, ông Trần Hoàng, Phó giám đốc Công ty CP bến xe Hà Nội, chia sẻ sau Covid-19, các bến xe cả nước cũng như Hà Nội đều sụt giảm.

Ông Trần Hoàng, Phó giám đốc Công ty CP bến xe Hà Nội

Ông Trần Hoàng, Phó giám đốc Công ty CP bến xe Hà Nội

BGT

Trong đó, 3 bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm giảm bình quân 300.000 lượt xe/tháng, chiếm 28%, riêng bến xe Gia Lâm giảm gần 50%.

Về hành khách, mức độ ảnh hưởng trầm trọng hơn, số lượng giảm trên toàn công ty là 52%, trong đó bến xe Gia Lâm giảm gần 70%.

"Lượng xe về bến và hành khách suy giảm đã kéo theo sụt giảm về doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là con số rất đáng lo ngại," ông Hoàng đánh giá.

Còn theo ông Nguyễn Văn Lập, Giám đốc bến xe Nước Ngầm, trước dịch Covid-19, bến xe đón khoảng 600 - 700 lượt xe/ngày thường. Riêng dịp lễ, tết là trên 900 lượt nhưng hiện nay chỉ còn 250 - 300 lượt xe/ngày. Trong tháng 3 - tháng 4 này là trên 400 lượt xe/ngày, tỷ lệ giảm gần 50%.

Đánh giá về nguyên nhân, ông Nguyễn Công Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng số lượng xe hợp đồng gia tăng so với xe tuyến cố định lên đến hàng chục nghìn xe. Chưa kể còn xuất hiện loại hình xe ghép, xe tiện chuyến cũng đang cạnh tranh không công bằng với xe tuyến cố định.

"Các điều kiện quản lý xe hợp đồng quá lỏng lẻo khi không phải đăng ký xin vào nốt, không đăng ký luồng tuyến, lái xe không bị kiểm soát, văn phòng đại diện mọc khắp nơi như một bến xe thu nhỏ, gây ra sự hỗn loạn, không thể quản lý", ông Hùng nói.

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng kiến nghị cần tập trung quản lý chặt, giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương vì chỉ có họ mới biết trên địa bàn mình có bao nhiêu doanh nghiệp đang hoạt động để xử lý.

Khó chứng minh vi phạm xe hợp đồng trá hình?

Ông Cao Văn Hiệp, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, thì cho rằng để chứng minh hành vi vi phạm của xe hợp đồng trá hình hay còn gọi là xe limousine lách luật hoạt động trái phép không dễ và mất nhiều thời gian.

Các bến xe trên địa bàn Hà Nội đang sụt giảm mạnh doanh thu

Các bến xe trên địa bàn Hà Nội đang sụt giảm mạnh doanh thu

BGT

Thực tế đã có nhiều quy định về việc các xe hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình, phải gửi hợp đồng trước khi thực hiện chuyến đi tới cơ quan chức năng để cơ quan quản lý giám sát. Song, nhiều doanh nghiệp tìm nhiều cách né tránh. "Để xác định vi phạm, phải kiểm tra trực tiếp tại các doanh nghiệp, văn phòng đại diện mới xác định được hành vi vi phạm", ông Hiệp nói.

Thiếu tá Trần Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP.Hà Nội, đánh giá những hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, chế tài xử lý chưa đảm bảo tính răn đe đã khiến nhiều đơn vị vận tải kinh doanh theo loại hình xe hợp đồng tìm mọi phương thức, thủ đoạn để né tránh cơ quan chức năng, trốn tránh khi bị xử lý.

Cần dịch vụ trung chuyển ở bến xe

Từ thực tế doanh nghiệp, ông Đỗ Văn Bằng, Hiệp hội Vận tải Hà Nội, nhận định hành khách đã thay đổi hành vi trong việc tìm kiếm phương tiện vận tải, chủ yếu thông qua internet. Các doanh nghiệp vận tải, bến xe cần nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu này của hành khách.

Ông Trần Hoàng, Phó giám đốc Công ty CP bến xe Hà Nội, cũng cho rằng dịch vụ của xe khách liên tỉnh không chỉ nằm ở bến xe, đơn vị vận tải mà là ở một chuỗi những dịch vụ đưa hành khách từ nhà ở địa phương này đến một điểm khác ở địa phương kia. Vì thế, phải trả lời câu hỏi hành khách từ nhà đến bến xe bằng cách nào, vào bến được đón tiếp ra sao, lên chuyến xe được phục vụ như nào?

Muốn làm được điều này phải có quy hoạch về luồng tuyến, bổ sung biểu đồ để đáp ứng nhu cầu hành khách. Cạnh đó, Sở GTVT Hà Nội đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ cho xe trung chuyển đến các bến xe để thời gian tới có thể thực hiện công tác quản lý, tăng cường hiệu quả hơn.

kqxsmn thu 2

Nghị viện châu Âu vừa loại trừ được ‘gián điệp’ Trung Quốc khỏi nội bộ?******

Chính trị gia Maximilian Krah và trợ lý Jian Guo (làm mờ mặt)

Chính trị gia Maximilian Krah và trợ lý Jian Guo (làm mờ mặt)

CHỤP TỪ FACEBOOK

AFP dẫn lời phía công tố Đức xác định đối tượng bị bắt là Jian Guo, trợ lý của nghị sĩ Maximilian Krah (Đức) từ năm 2019, và xác định người này là "thành viên cơ quan mật vụ Trung Quốc".

Người họ Guo, quốc tịch Đức, bị nghi ngờ chuyển thông tin của Nghị viện châu Âu cho Trung Quốc và "theo dõi các thành viên phản đối chính quyền Bắc Kinh cho cơ quan tình báo nước này", theo phía công tố Đức

Trong khi đó, nghị sĩ Krah là ứng viên hàng đầu của đảng cực hữu Đức là AfD cho nỗ lực ứng cử vào Nghị viện châu Âu, diễn ra từ ngày 6-9.6.

Vụ bắt giữ diễn ra một ngày sau khi Đức bắt giữ 3 kẻ tình nghi là gián điệp Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ trước các vụ bắt giữ, mà theo nước này là tìm cách "bôi nhọ và đàn áp" Trung Quốc.

Những gì vừa xảy ra cũng giáng đòn đau cho AfD, trong lúc đảng cực hữu Đức đang đối mặt một loạt các vụ bê bối, bao gồm các cáo buộc một số thành viên của đảng có liên hệ với Nga.

Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser gọi cáo buộc đối với trợ lý Guo là "vô cùng nghiêm trọng" và yêu cầu phía giới hữu trách phải mở cuộc điều tra rốt ráo về vấn đề này.

"Nếu kết quả điều tra xác nhận hành vi làm gián điệp cho Trung Quốc đã diễn ra trong lòng Nghị viện châu Âu, đó là âm mưu tấn công vào nền dân chủ châu Âu từ bên trong", AFP dẫn lời Bộ trưởng Faeser.

NASA cảnh báo bước tiến ‘vượt bậc mà bí mật’ của Trung Quốc trong không gian

Quảng Nam: 120 cơ quan, hơn 5.500 hộ dân ở huyện Đại Lộc thiếu nước sạch******

Tình trạng thiếu nước xảy ra hàng tuần

Tụt áp, nước đục là những phiền phức mà người dân huyện Đại Lộc phải chịu đựng từ đầu tháng 4 này.

Khi nghe thông báo cúp nước từ nhà máy Ái Nghĩa, chị Tr.H.N. ở thị trấn Ái Nghĩa (Đại Lộc) tất bật trữ nước để dùng. Nước máy chập chờn khiến cuộc sống của gia đình chị bị đảo lộn. Lúc có lại bị đục, nước mùi tanh không thể sử dụng được.

Quảng Nam: 120 cơ quan, hơn 5.500 hộ dân ở huyện Đại Lộc thiếu nước sạch - 1

Nước sinh hoạt của người dân có lúc khá đục (Ảnh: Người dân cung cấp).

Nhiều người dân thị trấn Ái Nghĩa, xã Đại Hiệp và Đại Nghĩa cũng bị tình trạng tương tự từ đầu tháng 4 đến nay, dù chỉ mới bước vào đầu mùa nắng nóng.

Để có nước sạch sử dụng, người dân phải dùng thiết bị lọc hay để qua đêm cho nước lắng xuống, một số người dân khác thì bơm nước giếng nhưng cực chẳng đã phải sử dụng vì nước nhiễm phèn, ô nhiễm…

Người dân rất lo lắng cho sức khỏe nếu sử dụng nguồn nước bị đục, ô nhiễm trong thời gian dài.

Quảng Nam: 120 cơ quan, hơn 5.500 hộ dân ở huyện Đại Lộc thiếu nước sạch - 2

Mực nước sông Vu Gia xuống dưới "họng" thu nước thô của nhà máy (Ảnh: Công Bính).

Ông Huỳnh Ngọc Chương - Giám đốc nhà máy nước thị trấn Ái Nghĩa - cho biết những năm trước, đến tháng 8 mới bị thiếu nước nhưng năm nay mới tháng 2 đã xảy ra tình trạng này. Tình trạng thiếu nước từ chiều thứ 6 đến chiều thứ 2 hàng tuần và rất thường xuyên.

Theo ông Chương, khi mực nước sông xuống thấp, khả năng sản xuất nước sạch của nhà máy giảm, lúc này buộc phải điều tiết nước ưu tiên cho khu vực thị trấn Ái Nghĩa và Bệnh viện Đa khoa miền núi phía Bắc Quảng Nam.

Lý do nước máy bị đục, ông Chương cho hay, trong quá trình điều tiết nước sẽ xảy ra tình trạng sốc thủy lực đường ống, do đó một số vị trí xa hoặc cuối đường ống nước sẽ bị đục. Những năm trước, tình trạng thiếu nước rất hiếm và cùng lắm chỉ một vài đợt. Tuy nhiên, năm nay tình trạng thiếu nước xảy ra hàng tuần.

Theo ghi nhận thực tế của phóng viên, mực nước sông Vu Gia những ngày qua xuống dưới họng thu nước thô của nhà máy. Để khắc phục tạm thời, đơn vị vận hành đã thuê bơm chống hạn bơm nước thô vào nhà máy.

120 cơ quan, hơn 5.500 hộ dân thiếu nước

Ông Trương Công Trái - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp Đại Lộc (đơn vị quản lý nhà máy nước) - thừa nhận tình trạng thiếu nước thời gian qua.

Quảng Nam: 120 cơ quan, hơn 5.500 hộ dân ở huyện Đại Lộc thiếu nước sạch - 3

Đơn vị vận hành thuê máy bơm để bơm nước thô vào nhà máy để xử lý (Ảnh: Công Bính).

Theo ông Trái, nhà máy đang cung cấp nước sạch cho 120 cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ, hơn 5.500 hộ dân (gần 19.000 nhân khẩu), với nhu cầu khoảng 8.900m3/ngày đêm.

"Tính thêm lượng nước phục vụ súc xả đường ống định kỳ, thất thoát 30%, nhu cầu tổng thể phải là 11.583m3/ngày đêm. Chưa tính đến nhu cầu sử dụng nước các dự án sản xuất kinh doanh trong Cụm công nghiệp trên địa bàn thị trấn và các xã lân cận, với nhu cầu dùng nước hiện tại, công suất nhà máy đang hoạt động sẽ không đáp ứng được", ông Trái nói.

Cũng theo ông Trái, vào mùa khô hạn, nhà máy thường xuyên thiếu hụt nước nên phải điều tiết cấp nước theo vùng, ưu tiên cho bệnh viện.

Đến khi cấp nước trở lại cho toàn mạng lưới thì xảy ra hiện tượng đục như người dân phản ánh. Ngoài ra, công suất hiện tại không đủ cung cấp cho khách hàng nên xảy ra hiện tượng tụt áp trong thời gian cao điểm.

Quảng Nam: 120 cơ quan, hơn 5.500 hộ dân ở huyện Đại Lộc thiếu nước sạch - 4

Hơn 20 năm sử dụng, nhà máy nước đã xuống cấp, lạc hậu (Ảnh: Công Bính).

Nguyên nhân do hệ thống đường ống nước sạch lắp đặt từ năm 2001 đến nay chưa được cải tạo thay thế, van thao tác thiếu, lắp đặt không đồng bộ, đường kính ống nhỏ.

Bên cạnh đó, từ cuối tháng 3 đầu tháng 4, các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia vận hành xả nước với lưu lượng ít hơn quy định khiến mực nước sông Vu Gia xuống thấp hơn cao độ của tuyến ống nước thô, do đó nhà máy nước không thể hoạt động…

"Nhà máy nước đã đầu tư hơn 20 năm, công nghệ lạc hậu, cùng với đó là nguồn nước đầu vào phụ thuộc thủy điện. Nếu thủy điện xả mới có nước, nếu thủy điện đóng, dưới này nước bị hụt. Lúc này, phải thuê bơm đưa nước thô vào nhà máy xử lý", ông Trái giải thích.

Để nhà máy nước hoạt động ổn định, theo ông Trái cần phải nâng cấp, cải tạo hệ thống với kinh phí 20 tỷ đồng, kinh phí đầu tư mới khoảng 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn để thực hiện huyện đang khó khăn nên chưa thể triển khai.

Liên quan đến khắc phục sự cố thiếu hụt nguồn nước thô phục vụ sản xuất, cung cấp nước sạch cho nhà máy nước thị trấn Ái Nghĩa, ngày 16/4, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam  đã có văn bản đề nghị UBND huyện Đại Lộc chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách huyện, chỉ đạo đơn vị quản lý, vận hành nhà máy tiếp tục thuê máy móc, thiết bị để bơm nước thô từ sông Vu Gia vào hố thu của nhà máy để xử lý, cung cấp nước sạch cho nhân dân trên địa bàn.

Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các chủ hồ thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia tổ chức vận hành hồ chứa tuân thủ quy trình vận hành theo quy định, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước ở hạ du…

Thủ tướng chỉ đạo đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc 2 làn xe******

Nhiệm vụ này được Thủ tướng Phạm Minh Chính giao cho Bộ trưởng GTVT tại Công điện số 27 vừa ban hành, việc khẩn trương hoàn thiện, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc và báo cáo kết quả nghiên cứu phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã được đầu tư đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh.

Theo người đứng đầu Chính phủ, việc sớm hoàn thành, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc là rất cần thiết và cấp bách.

"Đây là căn cứ pháp lý quan trọng trong quy hoạch, thiết kế, quản lý đầu tư xây dựng và vận hành, khai thác các dự án đường bộ cao tốc mới, cũng như sớm triển khai nâng cấp các tuyến đường cao tốc đã đầu tư theo quy mô phân kỳ", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng chỉ đạo đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc 2 làn xe - 1

Tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn được đầu tư phân kỳ 2 làn xe (Ảnh: Báo Giao thông).

Ông đặc biệt lưu ý yêu cầu này đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu công trình phụ trợ, trạm dừng nghỉ, các nút giao chưa phù hợp...

Để kịp thời khắc phục các tồn tại, bất cập tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, nâng cao năng lực, hiệu quả khai thác các tuyến đường bộ cao tốc, Thủ tướng yêu cầu ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc.

Trong đó, ông chỉ đạo Bộ trưởng GTVT khẩn trương hoàn thiện, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc.

Theo yêu cầu của người đứng đầu Chính phủ, Bộ GTVT cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và triển khai phù hợp với các điều kiện thực tế của Việt Nam.

Trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường cao tốc, Thủ tướng nhấn mạnh cần quy định về số làn đường, mặt cắt ngang, dải phân cách, làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế, trạm dừng nghỉ…

Quy chuẩn này cũng phải có nguyên tắc bố trí, thiết kế, tổ chức các nút giao, phù hợp với yêu cầu khai thác thực tế, khoa học, hiệu quả, chiều rộng và tốc độ thiết kế của nút giao cho phù hợp với tốc độ của đường cao tốc.

Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu tổ chức, quản lý khai thác vận hành các tuyến cao tốc bảo đảm thuận lợi, an toàn, hiệu quả… phù hợp với yêu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Đặc biệt, theo lãnh đạo Chính phủ, cần khai thác tối đa hiệu quả đầu tư của các tuyến đường bộ cao tốc, tạo ra không gian phát triển mới, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực.

Công việc này, Thủ tướng quán triệt hoàn thành trước 5/4.

Về nghiên cứu, triển khai đầu tư, nâng cấp ngay các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các địa phương khẩn trương gửi phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã và đang đầu tư theo quy mô phân kỳ đến Bộ GTVT.

Bộ trưởng GTVT được giao khẩn trương báo cáo Thủ tướng kết quả nghiên cứu phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã được đầu tư phân kỳ đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh.

Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh cần có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ...

Giá hàng loạt nông sản tăng kỷ lục******

Cà phê, sầu riêng, gạo… khởi đầu như mơ

Báo cáo của Bộ NN-PTNT cho biết cà phê là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất. Tổng lượng xuất khẩu gần 800.000 tấn, tương đương kim ngạch 1,9 tỉ USD, tăng 44% về lượng và 54% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số xuất khẩu kỷ lục của ngành cà phê VN.

Giá cà phê liên tục phá kỷ lục và được dự đoán có thể sẽ duy trì ở mức caoảnh: Hoàng Nguyễn

Giá cà phê liên tục phá kỷ lục và được dự đoán có thể sẽ duy trì ở mức cao

Hoàng Nguyễn

Diễn biến thực tế của thị trường cà phê còn sôi động hơn nhiều, đặc biệt trong những ngày cuối tháng 3. Ngày 28.3, giá cà phê tại VN đạt mốc 100.000 đồng/kg, cao nhất mọi thời đại. Chỉ riêng từ đầu tuần đến nay đã tăng 5.000 đồng/kg. Thị trường thế giới tăng liên tiếp 3 phiên với tổng mức tăng 201 USD lên mốc lịch sử mới là 3.559 USD/tấn. Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã từ chối bình luận về giá cà phê hiện tại vì… đã tăng quá cao, "vượt quá mọi sự tưởng tượng".

Trước việc giá cà phê tăng dựng đứng, câu hỏi mà nhiều người quan tâm lúc này là sắp tới sẽ diễn biến ra sao. Ông Nguyễn Đắc Đạt, Giám đốc Công ty TNHH MTV thương mại Nga Thanh tại H.Krông Nô (Đắk Nông), cho biết: Từ chiều tối 26.3, giá cà phê tại địa phương đã đạt mốc 100.000 đồng/kg sau khi giá thế giới liên tục tăng nhiều ngày trước đó. Giá cà phê cứ tăng khiến nhiều người nắm giữ cà phê không dám bán ra vì sợ lỗ. Điều này làm cho nguồn cung càng khan hiếm, đẩy giá tiếp tục leo thang. Nhiều đơn vị không gom được hàng giao cho đối tác dù đã tăng giá thu mua cao hơn mức bình quân trên thị trường. Cục diện thị trường căng thẳng kéo dài nhưng là sự căng thẳng "ngọt ngào", nhất là với người trồng cà phê. Trước đó, ở mốc giá khoảng 95.000 đồng/kg, nhiều bà con nông dân đã chốt lời trong sự hưng phấn vô cùng.

Cơn sốt giá cà phê đã kéo dài suốt nhiều tháng qua. So với cùng kỳ, giá cà phê hiện tại đã tăng gấp đôi, một mức giá mà ngay chính những người trong ngành này, từ bà con nông dân, doanh nghiệp, chuyên gia thị trường đều bất ngờ.

Giá hàng loạt nông sản tăng kỷ lục- Ảnh 2.

VN chuẩn bị ký nghị định thư với Trung Quốc cho mặt hàng sầu riêng đông lạnh và dừa tươi

Hoàng Nguyễn

Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN (Vicofa), cho biết: Cơn sốt giá cà phê hiện nay bắt đầu từ niên vụ 2022/23 khi VN không còn hàng tồn kho. Tình trạng thiếu hụt tiếp tục kéo dài đến hiện nay và xảy ra ở nhiều nước sản xuất cà phê khác.

"Từ 4 - 5 năm trước, diện tích cà phê VN đã bị thu hẹp do hiệu quả kinh tế thấp, trong khi nhiều mặt hàng nông sản khác, đặc biệt là sầu riêng, đang rất cao. Bà con chặt cà phê thay bằng sầu riêng và một số loại cây khác. Đến khi giá cà phê khởi sắc thì gặp phải tình trạng El Nino gây nắng nóng và khô hạn. Vì thế, về tổng quan là cung vẫn thấp, không đủ cho nhu cầu. Giá cà phê tăng mạnh như hiện nay dĩ nhiên còn nhiều nguyên nhân khác. Nhưng về mặt cung cầu thì xu hướng giá sẽ tiếp tục duy trì mức cao vì cây cà phê không phải cây trồng ngắn ngày, không phải muốn là tăng sản lượng được ngay. Nhưng giá quá cao cũng có thể có những rủi ro của nó", ông Nguyễn Nam Hải nhận định.

Cùng có khởi đầu như mơ trong năm mới phải kể đến mặt hàng rau quả, đặc biệt là sầu riêng. Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng tươi đạt tới 172 triệu USD tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu bình quân đạt 4.417 USD/tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 3, nguồn cung sầu riêng của VN tại thị trường Trung Quốc vẫn ở thế "một mình một chợ" nên giá trị tiếp tục đạt mức cao. Giá bán sầu riêng xô tại vườn lên đến 100.000 đồng/kg, còn hàng loại một có giá từ 140.000 - 160.000 đồng/kg tùy chất lượng.

Từ tháng 4 trở đi, các tỉnh ĐBSCL bắt đầu vào vụ thu hoạch sầu riêng chính vụ. Sầu riêng chính vụ của VN sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 10 theo các vùng địa lý từ miền Tây sang miền Đông rồi đến các tỉnh Tây nguyên. Nếu tình hình diễn ra bình thường, khi sầu riêng vào vụ thu hoạch rộ, kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN sẽ tiếp tục tăng mạnh. Năm 2023, vào cao điểm chỉ một tháng xuất khẩu sầu riêng đã đạt gần nửa tỉ USD. Cú bứt tốc của sầu riêng đã góp phần quan trọng đưa kim ngạch của ngành rau quả trong quý 1/2024 đạt 1,23 tỉ USD, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số kỷ lục của ngành xuất khẩu rau quả trong quý 1 nhiều năm qua.

Nói về khởi đầu như mơ, không thể quên hồ tiêu. Giá hồ tiêu xuất khẩu đạt 4.153 USD/tấn, tăng 36%. Hiện nông dân các vùng trồng hồ tiêu ở Tây nguyên và Đông Nam bộ đang bước vào giai đoạn cuối vụ thu hoạch với giá duy trì ở mức rất cao, lên tới 96.000 đồng/kg, cao hơn đến 30.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2023.

Trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của VN đạt khoảng 35.000 tấn, trị giá 143 triệu USD giảm 12,3% về lượng, nhưng tăng 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Giá hồ tiêu xuất khẩu bình quân đạt 4.041 USD/tấn, tăng gần 29% so với cùng kỳ năm 2023.

Mở thị trường cho sầu riêng đông lạnh và dừa non

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang chuẩn bị ký nghị định thư với VN cho mặt hàng sầu riêng đông lạnh và dừa tươi. Bà Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre), phấn khởi: "Trước nay, chúng tôi vẫn xuất khẩu mặt hàng sầu riêng đông lạnh qua các thị trường như Thái Lan, Mỹ, EU, Nhật Bản… Thời gian qua, chúng tôi cũng chuẩn bị đầy đủ thủ tục để đưa hàng vào thị trường Trung Quốc khi nghị định thư được ký kết. Chúng tôi đã sẵn sàng cho việc này từ lâu rồi".

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả VN (VINAFRUIT), phân tích: Thị trường sầu riêng Trung Quốc năm 2023 trị giá gần 7 tỉ USD, trong đó phân khúc hàng đông lạnh có giá trị khoảng 1 tỉ USD do Thái Lan và Malaysia thống trị. Cũng như mặt hàng sầu riêng tươi, khi có thêm nguồn cung từ VN thì dung lượng thị trường càng mở rộng. Tùy theo thời điểm ký nghị định thư, nếu ký sớm có thể kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh của VN trong năm 2024 sẽ đạt từ 300 - 400 triệu USD.

Giá hàng loạt nông sản tăng kỷ lục- Ảnh 3.

Xuất khẩu cà phê dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt, giá cao do nhu cầu thế giới tăng mạnh và nguồn cung từ VN hạn chế

Hoàng Nguyễn

"Ngoài những cơ sở đóng gói đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sầu riêng đông lạnh thì đầu tư cơ sở hạ tầng cho việc này cũng không quá phức tạp. Vì thế, sắp tới sẽ có nhiều đơn vị đầu tư vào khâu này. Những trái sầu riêng đạt chuẩn sẽ được xuất khẩu dạng tươi, còn những trái ngoài chuẩn sẽ được tách lấy cơm, cấp đông. Như vậy, mặt hàng sầu riêng rộng đường xuất khẩu, không lo rớt giá vì "đụng hàng" khi sầu riêng Thái Lan vào vụ thu hoạch", ông Đặng Phúc Nguyên nói.

Sầu riêng đông lạnh gồm nhiều hình thức như quả sầu riêng có vỏ, sầu riêng xay nhuyễn, cơm sầu riêng không vỏ. Năm 2023, VN xuất khẩu sầu riêng đông lạnh đạt 137 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân là 2.632 USD/tấn. Trong 2 tháng đầu năm 2024, mặt hàng sầu riêng đông lạnh đạt 13 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2023. Giá sầu riêng đông lạnh xuất khẩu tăng lên tới 3.966 USD/tấn, tương đương tăng 47% so với cùng kỳ.

"Nếu việc ký nghị định thư thuận lợi, xuất khẩu sầu riêng năm 2024 có thể đạt đến 3,5 tỉ USD, tăng hơn 1 tỉ USD so với năm 2023. Qua đó, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN cả năm lên 6,5 - 7 tỉ USD", ông Nguyên tính toán.

Những con số nói trên hoàn toàn có cơ sở khi vào tháng 4, thời điểm các tỉnh miền Tây bước vào thu hoạch sầu riêng chính vụ cũng là lúc sầu riêng các tỉnh miền Đông Thái Lan vào mùa hái quả. Năm ngoái, sự cạnh tranh của sầu riêng Thái Lan đã ảnh hưởng ít nhiều đến giá sầu riêng VN, nhưng năm nay nếu được xuất khẩu sầu riêng đông lạnh thì giá sầu riêng sẽ tiếp tục duy trì mức cao.

Cùng với sầu riêng đông lạnh, dừa tươi cũng là mặt hàng chuẩn bị ký nghị định thư với Trung Quốc. Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng thư ký Hiệp hội Dừa, hồ hởi: Từ vùng trồng đến các nhà máy chế biến đã sẵn sàng trước cơ hội xuất khẩu dừa tươi vào thị trường 1,4 tỉ dân. Đối với vùng trồng, diện tích dừa ở Nam Trung bộ và Nam bộ thời gian qua tăng khoảng 50.000 ha. Các nhà máy chế biến từ sơ chế đến sản phẩm tiện dụng, giá trị cao cũng đã chuẩn bị sẵn sàng. 

Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp đầu tư cả phần ống hút đi kèm là sản phẩm "xanh" để đáp ứng các yêu cầu cao nhất về môi trường. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dừa tươi chưa cao trong chuỗi giá trị ngành dừa cũng như rau quả nói chung. Nếu mở cửa được thị trường Trung Quốc, sắp tới dừa tươi có thể là mặt hàng quan trọng. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu quả dừa tươi cũng góp phần xây dựng hình ảnh cho chuỗi giá trị ngành dừa nói chung.

Không ngủ quên trên chiến thắng

Biến đổi khí hậu, hạn hán khắp nơi chính là nguyên nhân chủ yếu khiến nhu cầu nông sản nói chung tăng cao. Thế nhưng, khi giá nhiều nông sản tăng sốc, lại dấy lên những lo ngại về chất lượng. Mới đây, Trung Quốc cảnh báo về chất lượng của 30 lô hàng sầu riêng VN. Ông Đặng Phúc Nguyên nhận định: Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường Trung Quốc đang khó tính dần lên và giờ họ quan tâm tới những thứ bên trong sản phẩm như dư lượng hóa chất, kim loại nặng... Điều này cũng không khác gì các thị trường EU, Nhật Bản hay Mỹ.

"Sắp bước vào tháng 4, thời điểm nguồn cung sầu riêng từ Thái Lan quay lại thị trường Trung Quốc. Điều này nhắc nhở chúng ra rằng nếu không đảm bảo tốt chất lượng thì rất có thể gặp nhiều rắc rối. Để tránh tình trạng này tái diễn, các cơ quan chức năng cần giám sát chặt các loại phân, thuốc bảo vệ thực vật; thường xuyên cập nhật các yêu cầu thị trường để kịp thời điều chỉnh, khuyến cáo người dân. Đối với bà con nông dân, cần nghiêm túc tuân thủ các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt, ít nhất phải chuẩn VietGAP. Chúng ta cần chăm chút chất lượng nhiều hơn nữa cho trái sầu riêng", ông Nguyên khuyến cáo.

Là một trong những chuyên gia kinh tế có nhiều năm gắn bó với lĩnh vực nông nghiệp, TS Võ Hùng Dũng, nguyên Giám đốc Liên đoàn Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) TP.Cần Thơ, lo lắng: Theo quy luật, khi giá cả hàng hóa tăng cao, người sản xuất sẽ chạy theo sản lượng để chớp lấy cơ hội nhất thời mà ít tập trung vào vấn đề chất lượng. Tuy nhiên, không thể có mặt hàng nào tăng giá mãi, sẽ đến lúc bão hòa và rồi quay đầu giảm. Lúc đó chuỗi cung ứng sẽ gặp vấn đề là cung vượt cầu, gây khó khăn cho các nhà sản xuất. Chúng ta có rất nhiều bằng chứng cho việc này ngay trong chính các mặt hàng nông sản của VN.

Vì thế, theo TS Võ Hùng Dũng, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước là rất quan trọng trong việc giữ cho hàng hóa luôn đảm bảo chất lượng. Ví dụ, với mặt hàng sầu riêng xuất khẩu, chúng ta cần đảm bảo tuân thủ các quy định về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu khác về chất lượng của thị trường tiêu thụ. 

Để đáp ứng được yêu cầu đó, khâu đầu tiên là tổ chức sản xuất. Người nông dân cần được liên kết lại trong các mô hình tổ hợp tác và hợp tác xã thật sự hiệu quả. Các mô hình sản xuất quy mô lớn này sẽ là đầu mối liên kết với các doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu. Khi trong cùng một tổ chức và có liên kết với đầu ra ổn định, sẽ hạn chế được tình trạng "bẻ kèo", sản xuất không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn. 

Các mối liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi giá trị sẽ là những người giám sát để giữ được chất lượng hàng hóa ổn định. Từ đó, họ có thể ký kết các hợp đồng dài hạn với tỷ lệ phân chia lợi nhuận hợp lý. Khi đó, các chuỗi giá trị nông sản sẽ phát triển tốt, hạn chế được các tác động tiêu cực từ thị trường.

Bên cạnh đó, VN vẫn là nước nhỏ, nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Để đảm bảo quyền và lợi ích của người dân, Nhà nước cũng cần tổ chức những hiệp hội ngành hàng thực chất và đủ mạnh. Những đơn vị này cũng cần được đầu tư khoa học công nghệ, kiến thức kinh tế thị trường, đàm phán quốc tế… Điều này sẽ giúp việc mở cửa giao thương quốc tế được thuận lợi hơn. Chỉ có những hiệp hội ngành hàng mạnh, hiểu rõ việc sản xuất và thị trường mới có thể đảm bảo quyền và lợi ích cho từng chuỗi giá trị hàng hóa.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, còn nhiều mặt hàng tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023 như: gỗ đạt 2,3 tỉ USD, tăng 27%; gạo đạt gần 2,1 triệu tấn tương đương 1,4 tỉ USD, tăng 12% về lượng và 40% về giá trị. Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 661 USD/tấn, tăng 5%.

Dự báo xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục thuận lợi trong năm 2024 bởi tác động của hiện tượng El Nino vẫn còn kéo dài. Nhiều khách hàng nhập khẩu gạo lớn của VN như Philippines dự báo vẫn là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng khoảng 4 triệu tấn. Đứng thứ hai là Indonesia với sản lượng 3,6 triệu tấn… Bên cạnh đó là việc quay trở lại thị trường của đất nước 1,4 tỉ dân Trung Quốc.

Giá hàng loạt nông sản tăng kỷ lục- Ảnh 4.

NGUỒN: BỘ NN-PTNT - ĐỒ HỌA: BẢO NGUYỄN

Giá hàng loạt nông sản tăng kỷ lục- Ảnh 5.

NGUỒN: TỔNG HỢP - ĐỒ HỌA: BẢO NGUYỄN

 

Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM 0******

* NHẬN ĐỊNH TRƯỚC TRẬN ĐẤU

Duyên nợ đưa hai đội nằm cùng bảng C tái đấu ở trận tranh chức vô địch. Có thể nói, đây là trận chung kết đỉnh cao của bóng đá sinh viên Việt Nam khi đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM và đội Trường ĐH Thủy lợi đều những là thế lực hàng đầu. Hai đội từng cống hiến cho khán giả một trận hấp dẫn ở vòng đấu bảng và hứa hẹn sẽ tiếp tục tranh tài nảy lửa ở chung kết.

Đội Trường ĐH Thủy lợi lần thứ 2 liên tiếp góp mặt ở trận chung kết giải bóng đá Thanh Niênsinh viên VN. Năm 2024 trùng với kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Trường ĐH Thủy lợi nên thầy trò HLV Vũ Văn Trung càng có thêm động lực.

Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM 0-0 (4-2 luân lưu) Trường ĐH Thủy lợi: Vô địch thuyết phục- Ảnh 1.

Hai đội từng bất phân thắng bại ở vòng bảng (hòa 1-1)

ĐỘC LẬP

Highlight ĐH SP TDTT TP.HCM - ĐH Thủy lợi: Quyết định nhà vô địch trên chấm luân lưu

HLV Vũ Văn Trung chia sẻ: "Tinh thần của đội Trường ĐH Thủy lợi luôn bất diệt, đó là các cầu thủ sẽ cháy hết mình ở chung kết. Hy vọng rằng các cầu thủ sẽ tiếp tục chơi thăng hoa. Đã vào đến đây rồi thì không có bất cứ lo lắng gì cả. Tôi mong các cầu thủ hãy làm điều gì đó, góp công tạo nên bông hoa tươi thắm, báo công cho Trường ĐH Thủy lợi nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường".

Tuy nhiên, HLV Vũ Văn Trung cũng thừa nhận đội Trường ĐH Thủy lợi sẽ gặp khó khăn ở trận đấu cuối cùng. "Đối thủ Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM có tính chuyên nghiệp cao. Đến lúc này, tất cả các ẩn số, con bài đã lộ diện. Tôi đánh giá cao tiền đạo Nguyễn Minh Nhật. Đây là cầu thủ nguy hiểm, đa năng và là linh hồn của đội bạn. Chúng tôi sẽ có những đấu pháp để đối phó với Minh Nhật", ông Trung nói.

Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM 0-0 (4-2 luân lưu) Trường ĐH Thủy lợi: Vô địch thuyết phục- Ảnh 2.

Minh Nhật (trái) của đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM đang dẫn đầu danh sách vua phá lưới với 5 bàn

NGỌC DƯƠNG

Trong khi đó, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM đã vượt qua cột mốc bán kết ở mùa trước để góp mặt ở trận chung kết năm nay. HLV Phạm Thái Vinh khẳng định: "Đội Trường ĐH Thủy lợi là đối thủ đáng gờm, chơi thứ bóng đá rực lửa. Tuy nhiên, các cầu thủ của tôi đã thể hiện được bản lĩnh, khi vượt qua nhiều khó khăn để đến với trận chung kết. 14 năm rồi, Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM mới đá lại một trận chung kết giải sinh viên sân 11 người. Chúng tôi sẽ cống hiến một trận cầu để đời".

Trận chung kết cũng là màn so tài của 2 tay săn bàn cự phách nhất giải. Tiền đạo Nguyễn Minh Nhật (đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM) đang dẫn đầu danh sách vua phá lưới với 5 bàn thắng, còn Trần Đức Hoan (đội Trường ĐH Thủy lợi) xếp ngay phía sau với 4 pha lập công. Hai cầu thủ này cũng đua tranh danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải.

Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM 0-0 (4-2 luân lưu) Trường ĐH Thủy lợi: Vô địch thuyết phục- Ảnh 3.

Đức Hoan (7) là chân sút nguy hiểm nhất của đội Trường ĐH Thủy lợi, đang có 4 pha lập công

ĐỘC LẬP

Nguyễn Minh Nhật cho biết: "Sẽ rất vui nếu tôi bảo vệ thành công danh hiệu vua phá lưới tại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên VN, vì đó là nỗ lực của cá nhân tôi và tất cả các đồng đội trong xuyên suốt giải đấu. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là chiến thắng của đội bóng. Tôi sẽ nỗ lực hết mình ở trận chung kết, cố gắng đóng góp những pha bóng hay, đẹp để cùng toàn đội giành thắng lợi".

CĐV phủ kín 3 mặt khán đài, chung kết bóng đá sinh viên 'nóng' chưa từng thấy

Phía bên kia, Trần Đức Hoan cũng là nhân tố được đánh giá có thể định đoạt trận chung kết hứa hẹn rất kịch tính giữa đội Trường ĐH Thủy lợi và đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM. Chân sút sinh năm 2002 có khả năng dứt điểm tốt, đặc biệt là những tình huống đánh đầu. Đức Hoan cho biết anh và toàn đội đang đặt quyết tâm rất cao và có niềm tin sẽ giành chức vô địch. "Mùa trước, chúng tôi đã chơi tốt nhưng để trượt chức vô địch trên loạt luân lưu. Tuy nhiên, ở mùa giải năm nay, đội Trường ĐH Thủy lợi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và cải thiện rất nhiều. Toàn đội đang rất tập trung, thực hiện tốt chiến thuật do ban huấn luyện đề ra để hướng đến chức vô địch", Đức Hoan bày tỏ.

Đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM có lực lượng mạnh nhất. Trong khi đó, đội Trường ĐH Thủy lợi tổn thất nhân sự, khi Vũ Văn Huy và Trần Bảo Trung bị treo giò vì thẻ phạt.

Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM 0-0 (4-2 luân lưu) Trường ĐH Thủy lợi: Vô địch thuyết phục- Ảnh 4.

 

Khan hiếm máy bay, Bộ GTVT yêu cầu không tăng giá vé trái quy định******

Theo Bộ GTVT, thời gian qua, một số hãng hàng không Việt Nam triển khai việc tái cơ cấu, thực hiện trả máy bay, cắt giảm khai thác một số đường bay.

Khan hiếm máy bay, Bộ GTVT yêu cầu không tăng giá vé trái quy định- Ảnh 1.

Bộ GTVT yêu cầu các hãng đảm bảo khai thác, không tăng giá vé trái quy định

T.N

 Bên cạnh đó, theo thông báo của nhà sản xuất động cơ Pratt&Whitney (PW), một số máy bay của các hãng hàng không phải triệu hồi để kiểm tra, sửa chữa chuyên sâu động cơ PW1100 đã ảnh hưởng đến các đường bay nội địa và quốc tế.

Nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đối với hành khách, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các hãng hàng không khẩn trương nghiên cứu, xây dựng kế hoạch khai thác, bổ sung máy bay đảm bảo và duy trì lực lượng vận tải, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30.4, 1.5 và giai đoạn cao điểm hè sắp tới.

Cùng đó, thực hiện các giải pháp hạn chế tình trạng chậm, hủy chuyến, nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như thực hiện nghiêm các quy định, điều lệ vận chuyển liên quan đến nghĩa vụ của người vận chuyển.

Cục Hàng không Việt Nam cần hỗ trợ và khuyến khích các hãng hàng không tăng năng lực khai thác, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn (nếu có).

Đồng thời, tăng cường kiểm tra hoạt động vận tải, phục vụ hành khách, cùng công tác bán vé, thực hiện kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá vé máy bay của hãng hàng không, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé trái quy định, phải kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh, xử lý vi phạm (nếu có).

Ngoài ra, tổ chức giám sát chặt chẽ công tác an ninh, an toàn hàng không và chỉ đạo, phối hợp với các hãng hàng không thông tin cho cơ quan báo chí về tình hình hoạt động vận tải hàng không để người dân, hành khách nắm bắt được kịp thời.

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã tập trung rà soát các kế hoạch, chính sách liên quan, tổ chức thực hiện các biện pháp thích ứng với tình hình thực tế.

Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam chủ động kế hoạch khai thác và có phương án dự phòng bổ sung số lượng tàu bay bị thiếu hụt do dừng bay (kế hoạch tiếp nhận tàu bay, thuê ướt tàu bay trong các giai đoạn cao điểm tết Nguyên đán, cao điểm hè, tính toán tối ưu kế hoạch khai thác động cơ đến hạn…).

Đầu năm 2023, các hãng hàng không trong nước sở hữu hơn 220 máy bay, nhưng tới nay chỉ còn khoảng 170 máy bay. Mới nhất, Pacific Airlines - công ty con của Vietnam Airlines đã trả toàn bộ đội máy bay để xóa khoản nợ 220 triệu USD của các đối tác nước ngoài.


【biên tập】Hà Vương
tuyên bố đặc biệt:

Bản quyền của tất cả các tác phẩm trên trang web này được đánh dấu "Nguồn: China People's Media" thuộc về China People's Media. Các tác phẩm trên không được phép sao chép, trích đoạn hoặc sử dụng theo cách khác mà không được phép. Nếu tác phẩm đã được trang web này cấp phép thì tác phẩm đó phải được sử dụng trong phạm vi được cấp phép và ghi rõ "Nguồn: China People's Media". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước trang web này theo quy định của pháp luật.

tin nóng hổi