v9bet baccarat online_game bài tobet

2024-05-20 16:57:01 Nguồn: Truyền thông Nhân dân Trung Quốc tác giả:Đạt Ninh

Chia sẻ với điện thoại di động

Lãi suất cho vay vẫn neo cao******

Lãi suất cho vay bình quân gần 9 - 10%/năm

Trước ngày 1.4, các ngân hàng (NH) bắt đầu công bố lãi suất (LS) cho vay bình quân theo quy định. Đáng chú ý, mặc dù LS tiền gửi tiết kiệm đã giảm sâu xuống đáy nhưng LS cho vay bình quân vẫn ở mức cao ngất ngưởng. Chẳng hạn, LS cho vay bình quân tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) trong tháng 3 ở mức chung là 6,49%/năm; Chênh lệch giữa LS cho vay bình quân với huy động vốn bình quân là 3,12%/năm. 

NH TMCP Quốc tế (VIB) công bố LS cho vay bình quân trong tháng 2 của khách hàng cá nhân với khoản vay ngắn hạn là 7,29%/năm; vay trung và dài hạn là 8,6%/năm. Đối với khách hàng doanh nghiệp (DN), LS bình quân khoản vay ngắn hạn ở mức 6,83%; trung và dài hạn là 7,69%. Chênh lệch LS tiền gửi và cho vay bình quân của VIB là 3,16%/năm. 

Còn LS cho vay bình quân tại NH Bưu điện Liên Việt (LPBank) công bố vào cuối tháng 2 dành cho các khoản phát sinh trong tháng, không phân biệt cá nhân hay DN là 8,07%/năm; LS bình quân đối với tiền gửi tất cả các kỳ hạn là 5,82%/năm; Chênh lệch LS bình quân ở mức 2,25%/năm.

Lãi suất cho vay vẫn neo cao- Ảnh 1.

Lãi suất các khoản vay cũ vẫn trên 11 - 12%/năm

Ngọc Thắng

Hay NH TMCP Tiên Phong Bank (TPBank) công bố LS cho vay bình quân với khách hàng cá nhân 8,85%; khách hàng DN 7,34% và chênh lệch LS bình quân thực tế ở mức 3,75%/năm.

Trong khi đó, dù đã tìm kiếm rất nhiều tại các trang chủ của một số NH nhưng đến chiều 29.3 người viết vẫn chưa thấy công bố LS cho vay bình quân. Trong đó có những nhà băng thuộc top đầu như Vietcombank, Vietinbank, NH TMCP Hàng hải…

Theo chuyên gia tài chính, TS Nguyễn Trí Hiếu, LS cho vay bình quân lên trên 8 - 9%/năm thì đồng nghĩa nhiều cá nhân hay DN sẽ phải trả lãi vay ở mức cao hơn, từ 11 - 12%/năm. Đặc biệt, nếu so sánh LS cho vay với LS huy động tiền gửi tiết kiệm thì khách hàng sẽ thấy "choáng" bởi chênh lệch này quá cao. Giả sử, chi phí vốn của các NH hiện khoảng 5%/năm (chi phí vốn khác với LS tiền gửi tiết kiệm vì NH phải trả lãi tính trên tổng số tiền huy động nhưng phải để lại dự trữ bắt buộc…), cộng với biên lãi ròng thông thường (NIM) khoảng 3% thì LS cho vay sẽ lên mức 8%/năm. Nếu nhà băng nào cho vay cao hơn mức này thì có thể do chi phí vốn quá cao hoặc là thu lợi nhuận lớn. Đáng lẽ trong bối cảnh thanh khoản dồi dào, tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm bị âm thì các NH nên cần phải giảm bớt lợi nhuận của mình nhiều hơn, hỗ trợ khách hàng…

Cá nhân, DN vẫn trả lãi suất trên 11 - 12%/năm

Theo báo cáo mới nhất của NH Nhà nước, đến hiện tại, các NH đã đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng với các gói tín dụng có LS thấp. Cụ thể, LS bình quân huy động đối với các giao dịch phát sinh mới là 3,1%/năm, giảm khoảng 0,4%/năm và LS cho vay mới là 6,5%/năm, giảm 0,6%/năm so với cuối năm 2023.

Trên thực tế, các khoản vay mới đã có LS giảm mạnh từ cuối năm 2023 đến nay. Các NH liên tục đưa ra các gói LS cho vay ưu đãi dành cho khách hàng mới. Ví dụ chiều 29.3, nhân viên một phòng giao dịch Vietcombank tại TP.HCM cho biết NH vừa thông báo mức LS ưu đãi cho khách hàng cá nhân trong tháng 4 vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh tiếp tục giảm. Cụ thể, LS cố định cho 12 tháng đầu tiên là 5%/năm; cố định 2 năm đầu là 6%/năm… 

Nếu so với đầu năm nay, LS cho vay cá nhân của Vietcombank đã giảm khoảng 0,5 - 0,6%/năm. Sau thời gian ưu đãi, NH áp dụng công thức tính bằng LS tiết kiệm 12 tháng của Vietcombank + 3,5% nhưng không thấp hơn mức sàn (mức sàn công bố của Vietcombank hiện tại là 9%). Hay NH Shinhan áp dụng LS ưu đãi vay mua nhà cố định 12 tháng chỉ 5,2%/năm, cố định 36 tháng là 6%/năm…

Tuy nhiên, đa số các khoản vay cũ thì chỉ giảm nhỏ giọt. Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Công ty TNHH cao su Đức Minh, lãi vay công ty đang trả cho hợp đồng vay từ tháng 12.2023 là 6,5%/năm, giảm khá nhiều so với đầu năm 2023. Đây là khoản vay ngắn hạn trong vòng 6 tháng phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, khoản vay trung hạn với thời gian 36 tháng của công ty vẫn phải trả LS 11%/năm và chưa được thay đổi. 

Hơn nữa, NH có vẻ cũng không chào mời các gói vay trung - dài hạn mà hầu như chỉ "chào mới", tung các chương trình ưu đãi cho vay vốn lưu động từ 1 năm trở xuống. Ông cho rằng LS cho vay mới đã giảm và các DN chấp nhận được nhưng khoản vay trung và dài hạn vẫn còn khá cao, chỉ mong các NH xem xét cũng giảm thấp xuống dưới 10% để DN dễ thở hơn.

Đối với các cá nhân thì lãi càng cao hơn. Anh Q.T (Q.Tân Phú, TP,HCM) cho hay tháng 10.2022, anh vay từ một NH thương mại để mua căn hộ với LS ưu đãi trong năm đầu tiên là 9,9%/năm. Hết thời gian ưu đãi, NH áp dụng LS thả nổi theo công thức LS cơ sở + 3,7%. Cụ thể, LS tháng 11.2023 anh trả là 8,7% + 3,7%, tổng cộng lên 12,4%/năm. Mới nhất trong tháng 3, LS anh trả được tính theo LS cơ sở 8,5% + 3,7%, tổng cộng 12,2%/năm. Anh ngậm ngùi cho rằng LS này vẫn khá cao và khi nhìn thấy lãi tiết kiệm liên tục đi xuống thì cũng rất trông chờ sẽ được giảm mạnh hơn nữa.

Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Huân, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nhiều NH vẫn giữ NIM ở mức cao từ 4 - 4,5%, đặc biệt trong cách tính LS thả nổi cho khách hàng cũ. Hơn nữa, khách hàng cũ không thể đàm phán được với NH do đã mắc kẹt trong các hợp đồng đã ký trước đây. Chính vì thế nên NH càng "bắt chẹt" khách hàng và việc giảm LS là tùy ý nên đa số giảm rất ít. "Quy định cho phép khách hàng chuyển khoản nợ từ NH này sang NH khác là rất hay để giúp cho các NH có sự cạnh tranh nhiều hơn, người dân được chọn nơi vay tiền có LS thấp hơn. 

Thế nhưng, thực tế thời gian qua lại không phát huy được hiệu quả do việc thực hiện quy định còn khó khăn. Nhiều NH cố tình giữ chân khách hàng và không muốn làm thủ tục để bàn giao tài sản đảm bảo. NH Nhà nước cần xem xét để quy định chi tiết hơn. Chẳng hạn như có hợp đồng 3 bên khi khách hàng yêu cầu để NH cũ chuyển hẳn tài sản đảm bảo sang cho NH mới và sau đó NH mới sẽ giải ngân tiền vay trả nợ cho khách hàng. Chỉ có cách này thì mới hy vọng thúc đẩy được việc các NH giảm LS cho vay khách hàng cũ mạnh hơn", PGS-TS Nguyễn Hữu Huân nói. 

Theo NH Nhà nước, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 25.3 tăng 0,26% so với cuối năm 2023, đạt 13,6 triệu tỉ đồng. Trong đó riêng tháng 3 tăng 0,98%. Như vậy tháng 3 là tháng đầu tiên trong năm nay tăng trưởng tín dụng của ngành NH đạt mức dương với 0,98%. Trước đó, trong 2 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của ngành NH vẫn bị âm.

Sắp trình Quốc hội dự án cao tốc hơn 25.500 tỷ, thu phí trong 18 năm******

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp chiều 17/4.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết tuyến Gia Nghĩa - Chơn Thành thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây. Đây là trục giao thông quan trọng, kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và TPHCM.

"Đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, tạo không gian phát triển mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên", ông Thắng nói.

Khả thi khi có nguồn vốn Nhà nước tham gia

Theo quy hoạch, cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành có quy mô 6 làn xe. Giai đoạn phân kỳ đầu tư, dự án có chiều dài khoảng 128,8 km (đi qua địa phận tỉnh Đắk Nông 27,8km; qua địa phận tỉnh Bình Phước 101km), quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, giải phóng mặt bằng một lần 6 làn xe.

Sắp trình Quốc hội dự án cao tốc hơn 25.500 tỷ, thu phí trong 18 năm - 1

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng (Ảnh: Phạm Thắng).

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án này khoảng 25.540 tỷ đồng, gồm 12.770 tỷ đồng vốn Nhà nước và 12.770 tỷ đồng vốn do nhà đầu tư thu xếp.

Thẩm tra dự án này, Ủy ban Kinh tế đề nghị phân tích rõ hơn các chi phí thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đặc biệt chi phí liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lúa của dự án.

Cơ quan thẩm tra cũng lưu ý vốn do nhà đầu tư thu xếp chiếm 50% sơ bộ tổng mức đầu tư dự án, Chính phủ cần thống nhất chặt chẽ với nhà đầu tư quan tâm trong việc thu xếp vốn cho dự án, tránh phải điều chỉnh chủ trương từ đầu tư theo phương thức đối tác công - tư sang đầu tư công.

Làm rõ thêm, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh đây là dự án có nguồn vốn rất lớn, để đảm bảo lộ trình giải phóng mặt bằng xong trong năm 2024, triển khai năm 2025 và hoàn thành năm 2026, cũng là vấn đề.

Ông Thắng nêu 2 yếu tố sẽ tác động mạnh mẽ đến tiến độ dự án, là công tác giải phóng mặt bằng và hồ sơ mỏ vật liệu xây dựng.

Trong đó, về công tác giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng Thắng đề nghị sau khi Quốc hội thông qua chủ trương, các địa phương khẩn trương lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chuẩn bị kỹ các điều kiện, tránh bị tác động khi thực hiện.

Ví dụ, giải phóng mặt bằng cần rà soát quy hoạch, chuẩn bị quỹ đất sạch xây dựng các khu tái định cư vì theo kinh nghiệm, các dự án chậm do không kịp xây dựng quy hoạch và các khu tái định cư, dẫn đến khi triển khai mất rất nhiều thời gian.

Về hồ sơ mỏ vật liệu xây dựng, phải xác định cụ thể nguồn cung cấp vật liệu cho dự án ngay trong báo cáo nghiên cứu khả thi, đánh giá kỹ về trữ lượng, điều kiện khai thác, rà soát kỹ vướng mắc về thủ tục khai thác mỏ để chủ động tháo gỡ nhằm đảm bảo đủ nguồn nguyên vật liệu thi công.

Sắp trình Quốc hội dự án cao tốc hơn 25.500 tỷ, thu phí trong 18 năm - 2

Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 17/4 (Ảnh: Phạm Thắng).

Về việc đầu tư dự án theo phương thức PPP, ông Thắng khẳng định "dự án này tương đối khả thi và tương đối tốt vì có phần Nhà nước tham gia vào"

Hiện nay, phương án tài chính, thu hồi vốn khoảng 18 năm. Đây là khoảng thời gian mà các nhà đầu tư rất thích, vì từ trước đến nay, các dự án BOT chủ yếu thu hồi vốn trên 20 năm.

Sẽ đánh giá lưu lượng và doanh thu của các dự án BOT để tính toán

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh dẫn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho thấy có 2 dự án BOT song hành với dự án là dự án BOT Cầu 38 - thị xã Đồng Xoài và dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 14 đoạn Km817 - Km887, tỉnh Đắk Nông.

Theo ông, dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành được đầu tư sẽ làm giảm doanh thu và thay đổi phương án tài chính dự kiến ban đầu của các dự án trên. Do đó, cần bổ sung giải pháp cụ thể đối với dự án để Quốc hội có cơ sở xem xét, quyết định.

Sắp trình Quốc hội dự án cao tốc hơn 25.500 tỷ, thu phí trong 18 năm - 3

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh (Ảnh: Phạm Thắng).

Phân tích tác động của dự án đến các dự án giao thông BOT, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành song hành với quốc lộ 14 hiện hữu và trên quốc lộ 14 có 2 dự án BOT đang khai thác.

"Khi cao tốc này đi vào khai thác, việc chia sẻ lưu lượng là đương nhiên. Nhưng dự án này cũng là dạng thu phí, nên khi dự án đi vào vận hành, Bộ GTVT sẽ phối hợp địa phương đánh giá lưu lượng, doanh thu của 2 dự án BOT để đề xuất theo hướng kéo dài thời gian thu phí nếu tài chính sụt giảm trong phạm vi cho phép, hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền bổ sung vốn Nhà nước tham gia dự án BOT, đảm bảo hiệu quả tài chính của dự án", theo ông Thắng.

Kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 7.

Theo quy hoạch, mạng lưới đường bộ cao tốc gồm 41 tuyến với tổng chiều dài khoảng 9.014km.

Cả nước hiện đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường cao tốc, đang xây dựng 1.600km, chuẩn bị đầu tư khoảng 1.267km. Trong đó tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2025.

Đề nghị mở rộng tương trợ tư pháp trong phong tỏa, tịch thu tài sản******

Chiều 15/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 32, cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

VKSND Tối cao trước đó đã có tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về hình sự để đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Tờ trình do Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí ký.

Việc xây dựng luật này nhằm đáp ứng những yêu cầu về cải cách pháp luật, cải cách tư pháp và chuyển đổi số, cũng như thực tiễn phát triển của hoạt động tương trợ tư pháp.

Đề nghị mở rộng tương trợ tư pháp trong phong tỏa, tịch thu tài sản - 1

Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí (Ảnh: Hồng Phong).

Luật Tương trợ tư pháp hiện hành đang điều chỉnh cả bốn lĩnh vực, gồm: Tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

Theo VKSND Tối cao, điều này dẫn đến những bất cập trong thực tế bởi đây đều là lĩnh vực này mang tính chuyên ngành cao, có sự khác nhau lớn về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, mục đích, tính chất và nguyên tắc hợp tác…

Đặc biệt, hiện nay tình hình tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia ngày càng gia tăng, tạo nên xu hướng rõ nét và thường xuyên đòi hỏi hợp tác quốc tế về tư pháp hình sự.

Thống kê cho thấy chỉ riêng lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự, Việt Nam chỉ gửi một yêu cầu cho nước ngoài vào năm 2008 nhưng đến năm 2022, đã có 369 yêu cầu được gửi để đề nghị nước ngoài hỗ trợ thực hiện.

Trong đề nghị xây dựng luật này, cơ quan chủ trì soạn thảo dự kiến mở rộng phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự theo hướng bổ sung những nội dung mới tương trợ, như: cho phép người tiến hành tố tụng của nước yêu cầu được có mặt trong quá trình thực hiện tương trợ tư pháp tại nước được yêu cầu; tổ chức cho người tại nước được yêu cầu đến nước yêu cầu để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ.

Đặc biệt, dự luật dự kiến mở rộng tương trợ tư pháp trong việc phong tỏa tài khoản, kê biên, thu giữ, tịch thu và xử lý tài sản do phạm tội mà có và công cụ, phương tiện phạm tội. 

Theo VKSND Tối cao, phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự quy định tại Luật hiện hành còn hạn chế, chưa phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong cùng lĩnh vực; chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Đáng chú ý, Luật chưa có các quy định về những nội dung nêu trên, trong khi đây là những hoạt động tương trợ tư pháp đã được quy định trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương thuộc lĩnh vực tư pháp về hình sự mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và đã phát sinh trên thực tiễn.

xem đề

Hà Nội sẽ có phường Văn Miếu******

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025, quận Đống Đa (Hà Nội)cho biết địa phương sẽ sáp nhập 6 phường thành 4 phường trong giai đoạn tới. 

Cụ thể, hai phường Khâm Thiên và Trung Phụng sáp nhập thành phường Khâm Thiên; một phần phường Ngã Tư Sở nhập vào Khương Thượng và phần còn lại vào phường Thịnh Quang, được giữ tên gọi của hai phường Khương Thượng và Thịnh Quang.

Đồng thời một phần phường Trung Tự nhập vào phường Phương Liên thành phường Phương Liên - Trung Tự, phần còn lại của phường Trung Tự nhập vào Kim Liên được giữ tên phường Kim Liên. 

Đáng lưu ý, quận có hai phường thuộc diện khuyến khích sắp xếp là Quốc Tử Giám và Văn Miếu. Địa phương lên kế hoạch sáp nhập hai phường này thành phường mới Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngay giai đoạn này. 

Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, quận Đống Đa giảm từ 21 phường xuống còn 17 phường. 

Hà Nội sẽ có phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 1

Phường Quốc Tử Giám và phường Văn Miếu (quận Đống Đa, Hà Nội) có cụm Di tích Quốc gia đặc biệt khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Ảnh: Hữu Nghị).

Ngoài quận Đống Đa, nhiều địa phương tại Hà Nội công bố cụ thể phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025. 

Tại quận Hai Bà Trưng, địa phương sắp xếp 7 phường thành 4 phường, giảm 3 phường.

Trong đó, hai phường Đồng Nhân và Đống Mác sau khi sáp nhập có tên là Đồng Nhân. Một phần phường Cầu Dền sáp nhập vào phường Bách Khoa có tên mới là phường Bách Khoa, phần còn lại vào phường Thanh Nhàn. Hai phường Quỳnh Lôi và Bạch Mai sau khi sáp nhập lấy tên phường Bạch Mai. 

Tại quận Long Biên, một phần phường Sài Đồng vào phường Phúc Đồng và phần còn lại vào phường Phúc Lợi, giữ tên gọi của hai phường Phúc Đồng và Phúc Lợi. 

Quận Thanh Xuân, địa phương sáp nhập phường Thanh Xuân Nam vào Thanh Xuân Bắc, giữ tên gọi của phường mới là Thanh Xuân Bắc. Hai phường Kim Giang và Hạ Đình sau khi sáp nhập có tên gọi là phường Hạ Đình.

Quận Hà Đông có ba phường được sáp nhập là Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Quang Trung sẽ thành đơn vị hành chính mới dự kiến tên là phường Quang Trung. Nơi đặt trụ sở làm việc mới tại UBND phường Quang Trung và Nguyễn Trãi hiện tại.

Thị xã Sơn Tâycũng có ba phường được sáp nhập là Lê Lợi, Quang Trung và Ngô Quyền. Sau khi sắp xếp, phường mới có tên là Ngô Quyền. Địa phương lý giải lấy tên gọi này vì liên quan yếu tố lịch sử, vua Ngô Quyền sinh ra tại xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây.

Các địa phương cho biết sau khi sáp nhập, việc giữ lại một trong các tên gọi cũ cũng nhằm giảm thiểu công tác điều chỉnh, đính chính lại nội dung giấy tờ, văn bản hành chính, tư pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan. 

Hà Nội sẽ có phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 2

Sau khi niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở UBND các phường, xã ở Hà Nội thuộc diện sắp xếp lại, địa phương sẽ lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp (Ảnh: Hà Mỹ).

Tại huyện Mê Linh, xã Vạn Yên sáp nhập vào xã Liên Mạc, giữ tên xã Liên Mạc. 

Với huyện Phúc Thọ, xã Thọ Lộc và xã Tích Giang được sáp nhập lấy tên xã mới là Tích Lộc; xã Thượng Cốc sáp nhập vào Long Xuyên có tên mới là xã Long Thượng; xã Vân Hà sáp nhập vào xã Vân Nam thành xã Nam Hà. Đồng thời, xã Phúc Hòa sẽ sáp nhập vào thị trấn Phúc Thọ và giữ nguyên tên thị trấn. 

Tại huyện Ứng Hòa, 14 xã dự kiến được sắp xếp lại thành 5 xã. Trong đó, các xã Viên Nội, Viên An, Hoa Sơn được sáp nhập thành tên gọi mới là xã Hoa Viên; 3 xã Cao Thành, Sơn Công, Đồng Tiến thành xã Cao Sơn Tiến; xã Hòa Xá, Vạn thái, Hòa Nam thành xã Thái Hòa; xã Lưu Hoàng, Hồng Quang, Đội Bình thành xã Bình Lưu Quang; xã Trầm Lộng, Hòa Lâm thành xã Trầm Lộng.

Tại huyện Thạch Thất, xã Dị Nậu và Canh Nậu sáp nhập thành tên mới là xã Lam Sơn; xã Chàng Sơn sáp nhập với Thạch Xá giữ tên gọi cho xã mới là Thạch Xá; hai xã Hữu Bằng và Bình Phú thành xã mới tên Quang Trung. 

Huyện Chương Mỹ,xã Đồng Phú sáp nhập với xã Hồng Phong thành tên mới là xã Hồng Phú; hai xã Phú Nam An và Hòa Chính sau khi sáp nhập có tên gọi mới là xã Hòa Phú. 

Với các huyện là Hoài Đức, Đan Phượng và Gia Lâm, UBND TP Hà Nội cho biết các địa phương này dự kiến lên quận nên được ủy quyền lập hồ sơ đề án thành lập quận và các phường thuộc quận. Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cũng được các huyện trình trong đề án này. 

Hiện, nhiều quận, huyện đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp trên. 

Theo lộ trình, các địa phương sẽ lấy ý kiến cử tri về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường xong trước ngày 10/4. Sau đó, Sở Nội vụ Hà Nội tổng hợp, lập hồ sơ đề án để báo cáo UBND TP xin ý kiến Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và trình HĐND TP Hà Nội cho ý kiến, thông qua. 

Hồ sơ hoàn chỉnh sau đó sẽ được gửi Bộ Nội vụ, thời gian trước ngày 31/5. 

Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, 579 đơn vị hành chính cấp xã. Trong giai đoạn 2023-2025, qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí, thành phố dự kiến có 173 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp.

Hơn 2.500 người khuyết tật, trẻ mồ côi, công nhân được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí******

Ngày 17.3, tại khuôn viên trường thuộc xã Phú Quới, H.Long Hồ (Vĩnh Long), Trường ĐH Cửu Long phối hợp Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM, Đoàn thanh niên Công an tỉnh Vĩnh Long tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn. 

Hơn 2.500 người khuyết tật, trẻ mồ côi, công nhân được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí- Ảnh 1.

Quang cảnh buổi khám bệnh tại khuôn viên Trường ĐH Cửu Long

NAM LONG

Tại đây, hơn 200 bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế đang công tác tại các bệnh viện ở TP.HCM (Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM...) thực hiện khám bệnh, tư vấn cho hơn 2.500 người già neo đơn, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, công nhân, sinh viên và những người có hoàn cảnh khó khăn khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và các vùng lân cận.

Hơn 2.500 người khuyết tật, trẻ mồ côi, công nhân được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí- Ảnh 2.

Trước khi vào khám bệnh, người dân được do huyết áp, ghi nhận các chỉ số cơ thể

NAM LONG

Bệnh nhân được tư vấn, khám các bệnh về nội ngoại khoa tổng quát; răng, hàm, mặt; khám mắt, đo khúc xạ, đo thị lực, làm và phát kính miễn phí cho những bệnh nhân có bệnh về mắt; khám và chữa cơ xương khớp... Đồng thời, được cấp thuốc miễn phí dựa trên kết quả chỉ định của bác sĩ. 

Hơn 2.500 người khuyết tật, trẻ mồ côi, công nhân được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí- Ảnh 3.

Hơn 200 y, bác sĩ đến từ TP.HCM khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân Vĩnh Long

NAM LONG

Hơn 2.500 người khuyết tật, trẻ mồ côi, công nhân được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí- Ảnh 4.

Các đoàn viên thanh niên hỗ trợ người khuyết tật đến khám bệnh

NAM LONG

Đây là chương trình thiện nguyện với quy mô lớn, được tổ chức lần thứ 2 tại Trường ĐH Cửu Long. Chương trình nhằm chia sẻ khó khăn của người dân nghèo, trẻ mồ côi và khuyết tật, cũng như tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế, nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ******

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 1

Bức tượng Đức Linh Lang Đại vương trong miếu Bảo Hà những ngày Xuân Nhâm Dần 2022.

Báu vật của làng

Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) không chỉ nổi tiếng gần xa với nghề múa rối, tạc tượng truyền thống mà còn bởi có một bức tượng Đức Linh Lang Đại vương có thể chuyển động, đứng lên ngồi xuống vô cùng độc đáo thờ trong miếu Bảo Hà.

Ngôi miếu này còn có tên là Tam xã thượng đẳng từ bởi là tài sản chung của người dân 3 thôn: Bảo Động, Hà Cầu và Mai An ở xã Đồng Minh. Bên cạnh thờ Đức Linh Lang Đại vương, miếu còn thờ cụ Nguyễn Công Huệ, ông tổ nghề tạc tượng ở Bảo Hà.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 2

Nhiều người đến miếu Bảo Hà vì tò mò muốn được chiêm ngưỡng bức tượng có thể chuyển động đứng lên, ngồi xuống.

Nhiều du khách thập phương khi ghé thăm nơi đây không bỏ lỡ cơ hội được chiêm ngưỡng bức tượng độc nhất vô nhị này. Bức tượng tạc nét mặt khôi ngô, có hồn như người thật, vai khoác hoàng bào, tay cầm văn tự ngồi trên ngai, có thể đứng lên nhẹ nhàng rồi lại ngồi xuống từ từ như người thật.

Qua tìm hiểu được biết, bí mật sự chuyển động này nằm ở cánh cửa bên phải điện thờ với hệ thống truyền lực kéo - đẩy nối giữa cánh cửa với tượng. Khi mở cánh cửa thì bức tượng dần đứng lên nhưng khi khép cửa lại thì bức tượng lại trở về tư thế ngồi ban đầu.

Bức tượng là sự sáng tạo tài tình của cha ông, kết hợp khéo léo giữa nghệ thuật tạc tượng và nghệ thuật múa rối. Những nghệ nhân xưa đã sử dụng cách chuyển động trong múa rối để "thổi hồn" vào bức tượng tạo nên sự kỳ lạ, độc đáo.

Cận cảnh bức tượng đứng lên, ngồi xuống như người thật trong ngôi miếu cổ.

Bức tượng độc đáo này là "của hiếm" ở Việt Nam. Người dân địa phương coi đây là một báu vật và luôn bày tỏ niềm tự hào khi sở hữu một cổ vật là tinh hoa của làng nghề tạc tượng truyền thống.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bức tượng đứng lên, ngồi xuống đầu tiên đã bị phá hỏng khá nặng, hiện được lưu giữ trong hậu cung của miếu nhưng được che vải đỏ, bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ những vị chức sắc quan trọng của địa phương mới được lại gần. Sau này, dân làng quyết định tạc thêm một tượng Đức Linh Lang Đại vương giống với pho tượng cũ để cho mọi người chiêm bái như hiện nay.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 3

Một bức tượng tạc Đức Linh Lang Đại vương thờ ở bên ngoài được đánh giá vô cùng tinh xảo, đẹp mắt.

Theo thần phả, Linh Lang là con vua Lý Thánh Tông sinh năm Giáp Thìn (1064), được đặt tên là Hoằng Chân. Linh Lang được sinh ra tại làng Trị Chợ, Thủ Lệ (quận Ba Đình, Hà Nội ngày nay). Khi giặc Tống xâm lược nước ta, hoàng tử đã cầm quân chống giặc.

Trong một đợt hành quân, ngài đã tới trang Linh Động (làng Bảo Hà ngày nay) dựng đồn binh, luyện tập binh sĩ, tuyển mộ quân. Lúc ngài mất, dân làng xây miếu thờ ngay trên nền đồn binh xưa. Các triều đại sau như Cảnh Thịnh, Tự Đức, Duy Tân và Khải Định đều phong sắc cho ngài là thượng đẳng thần, còn dân làng Bảo Hà tôn ngài là thành hoàng và tạc tượng thờ.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 4

Dân làng Bảo Hà suy tôn Đức Linh Lang Đại vương là thành hoàng làng.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 5

Miếu Bảo Hà còn lưu giữ nhiều cổ vật quý là tinh hoa của làng nghề tạc tượng lâu đời.

Tạc đàn voi từ… 7 hạt gạo nếp

Miếu Bảo Hà là một trong những di tích ở xã Đồng Minh còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc qua nhiều thế hệ của người Linh Động, Hà Cầu xưa. Năm 1991, miếu Bảo Hà được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Ngôi miếu do chính bàn tay của những người thợ tài hoa của làng ở thế kỷ 13 chạm trổ có hoa văn tinh xảo, đẽo tạc những bức tượng đẹp được lưu giữ hàng trăm năm qua. Tổ nghề tạc tượng làng Bảo Hà là cụ Nguyễn Công Huệ.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 6

Cụ Tổ làng nghề tạc tượng Nguyễn Công Huệ phối thờ trong miếu Bảo Hà.

Tương truyền, cụ Huệ từng bị giặc Minh bắt đi phục dịch ở Quan Xưởng (Trung Quốc). Trong thời gian đó, cụ đã chú tâm học nghề chạm khắc, sơn mài và châm cứu. Đến đời vua Lê Nhân Tông, cụ Huệ trở về quê và dạy nghề tạc tượng cho dân làng.

Những người thợ tạc tượng Bảo Hà xuất sắc như cụ Hoàng Đình Ức, được phong chức Cục phó Cục Tạc tượng, tước Nam vào năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771), Diệu nghệ bá Tô Phú Luật và phải kể đến Kỳ tài hầu Tô Phú Vượng, người gắn liền với giai thoại "7 hạt gạo nếp tạc thành đàn voi".

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 7

Sắc phong cho cụ Tô Phú Vượng, hậu duệ của cụ Tổ Nguyễn Công Huệ.

Tương truyền, vua Lê Cảnh Hưng đã vời ông Vượng vào cung tạc ngai vàng. Sau khi tạc xong ngai vàng, ông sung sướng đã tạo ra một kiệt tác nên ngồi thử. Bị thái giám phát hiện và tâu với nhà vua, ông Vượng bị khép tội "khi quân phạm thượng", nhốt vào ngục tối chờ ngày xử trảm.

Sống trong ngục mấy hôm, ông Vượng cảm thấy buồn tẻ, nhìn những cọng rơm nếp còn sót lại một vài hạt thóc nên đã bóc, chuốt 7 hạt gạo nếp thành 7 con voi với các tư thế khác nhau. Chuyện về đàn voi tí hon truyền đi khắp nơi, nhà vua biết chuyện, cảm phục cái tài của người thợ tạc tượng tài hoa, đã quyết định tha bổng, phong ông Tô Phú Vượng tước Kỳ tài hầu và cho về quê mở mang, lưu truyền nghề nghiệp.

Rất nhiều những bức tượng đẹp trong các ngôi chùa như chùa Mía, chùa Thầy (Hà Nội) tương truyền là do những người thợ tài ba làng Bảo Hà sáng tạo ra. Ngày nay, nhiều hộ dân làng Bảo Hà vẫn lưu giữ nghề tạc tượng, làm con rối mà cha ông để lại.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 8

Các bức tượng do nghệ nhân làng Bảo Hà tạc mang nét riêng biệt rất độc đáo, ấn tượng so với các nơi khác.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 9

Trong miếu còn có một giếng nước hình bán nguyệt được gọi là "mắt rồng". Thời xưa, nếu thả quả bưởi xuống giếng, quả bưởi có thể trôi xa ra tận sông Vĩnh Trinh cách khoảng 500m phía trước miếu. Nhưng hiện nay, do người dân xây nhà nhiều, nên thả quả bưởi chỉ còn trôi xa khoảng 30-40m ra đến cái hồ trước cửa miếu.

Khám phá bức tượng kỳ lạ biết đứng lên, ngồi xuống trong ngôi miếu cổ - 10

Người dân địa phương tự hào và gìn giữ di tích hàng trăm tuổi miếu Bảo Hà.

Nam sinh lớp 7 tử vong sau khi tắm tại hồ bơi ở Quảng Trị******

Chiều 8/4, thông tin từ UBND phường 2, thành phố Đông Hà (Quảng Trị), lực lượng chức năng đang phối hợp làm rõ vụ việc một học sinh bị đuối nước tại một hồ bơi trên địa bàn.

Nạn nhân là em H.C.P., học sinh lớp 7, Trường Tiểu học và THCS Triệu Độ, huyện Triệu Phong (Quảng Trị).

Nam sinh lớp 7 tử vong sau khi tắm tại hồ bơi ở Quảng Trị - 1

Một học sinh lớp 7 tại Quảng Trị không may đuối nước khi vào tắm tại bể bơi (Ảnh: Nhật Anh).

Trước đó vào chiều 6/4, P. cùng bạn mua vé vào tắm tại một bể bơi ở địa bàn phường 2, thành phố Đông Hà và không may bị đuối nước.

Những người có mặt ở bể bơi nhanh chóng gọi xe cứu thương, đưa em P. vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cấp cứu, tuy nhiên, đến sáng 8/4, em P. đã tử vong.

Bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu******

Ngày 26.4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang thực hiện lệnh bắt tạm giam Dương Hồng Hiếu (46 tuổi, ngụ P.Vĩnh Lạc, TP.Rạch Giá, Kiên Giang) để điều tra về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

YouTuber, Facebooker Dương Hồng Hiếu bị bắt tạm giam

YouTuber, Facebooker Dương Hồng Hiếu bị bắt tạm giam

BÁCH HỶ

Theo kết quả điều tra ban đầu, từ đầu năm 2020 đến nay, Dương Hồng Hiếu sử dụng mạng xã hội có nick "Dương Hồng Hiếu", "Dương Hiếu", "Phù Dung Tự kêu oan", đăng tải nhiều bài viết, video có nội dung bịa đặt, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm ảnh hưởng đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang và nhiều cá nhân, chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang.

Cơ quan chức năng nhiều lần cảm hóa, giáo dục nhưng Hiếu vẫn không nhận thức được vi phạm, tiếp tục hoạt động ngày càng nhiều, tính chất phức tạp hơn.

Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định, Hiếu có hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Với những chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Dương Hồng Hiếu và khám xét nơi ở.

Vụ việc đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Tiền nhàn rỗi nhấp nhổm tìm cơ hội******

Lãi tiền gửi chỉ còn một nửa

Đầu tháng 4, chị Việt Nga (ngụ Q.10, TP.HCM) có sổ tiết kiệm 1 năm đáo hạn thì bất ngờ khi lãi suất (LS) tiền gửi đã lao dốc ngoài tưởng tượng. Chị cho biết, đầu năm hỏi ngân hàng (NH) thì LS kỳ hạn 1 năm vẫn còn 5,2% nhưng đến nay lại tiếp tục giảm còn 4,8%/năm. Nếu gửi 1 tỉ đồng, năm trước chị có lãi gần cả 100 triệu đồng thì nếu gửi đúng kỳ hạn này năm nay còn chưa đến 50 triệu đồng, giảm tới 50%. Tuy nhiên, chị chỉ chọn gửi lại kỳ hạn 6 tháng với LS 4,2%/năm nên số lãi còn ít hơn. "LS xuống thấp quá nên vẫn suy nghĩ chuyển sang đầu tư gì đó mà phân vân nên cứ gửi kỳ hạn ngắn rồi sẽ tính tiếp", chị Nga chia sẻ.

Lãi suất tiết kiệm xuống đáy

Lãi suất tiết kiệm xuống đáy

Đào Ngọc Thạch

Trong khi đó, ngay thời điểm sát Tết Âm lịch 2024, gia đình chị Kim Oanh (ở Q.Tân Bình, TP.HCM) đã "chốt" mua một căn nhà phố với giá trên 5 tỉ đồng. Bởi theo chị, số tiền này trong 2 năm trước chị đều gửi NH khi LS cao. Ước tính chỉ riêng năm 2023, chị cũng có mức lãi gần 500 triệu đồng khi LS nhảy vọt lên gần 10%/năm. Tuy nhiên, đến đầu năm 2024, LS kỳ hạn 12 tháng cũng chỉ còn xoay quanh 5,2 - 5,3% và do thấy giá nhà giảm so với trước nên chị chọn đầu tư nhà phố. Còn lại một ít vốn, chị vẫn gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng với tâm lý chờ xem có "chỗ nào đầu tư được thì rút ra nhanh hơn". Với kỳ hạn tiền gửi 3 tháng vào đầu năm chị nhận được LS gần 4%/năm, nhưng đến nay chỉ còn 3%/năm. "Việc mua nhà phố dù chưa thể tăng ngay thì cũng bảo toàn được vốn. Giờ chưa ở thì cho thuê cũng được hơn chục triệu đồng mỗi tháng, tính ra không bằng gửi tiết kiệm, nhưng mà mình vẫn nghĩ giá nhà sẽ tăng lại trong thời gian tới", chị Oanh tính toán.

Theo thống kê, LS gửi tiết kiệm của nhóm NH TMCP nhà nước kỳ hạn 3 tháng hiện 1,9%/năm; nhóm NH thương mại dao động từ 2,5 - 3%/năm. Đối với kỳ hạn 6 tháng, các NH lớn chỉ 2,9 - 3%/năm; NH thương mại từ 3,7 - 4,2%/năm. Riêng kỳ hạn 12 tháng, các NH lớn duy trì mức 4,7%/năm; NH nhỏ hơn từ 4,7 - 5%/năm. Nhìn chung, mức LS hiện tại ở kỳ hạn 6 - 12 tháng đã giảm từ 40 - 50% so với một năm trước. Như vậy, nếu khách hàng gửi tiết kiệm 1 tỉ đồng kỳ hạn 12 tháng đầu năm 2023 đến khi đáo hạn sẽ có khoảng 90 triệu đồng thì nay gửi đến lúc đáo hạn chỉ còn nhận được khoảng 47 - 50 triệu đồng.

Theo nhiều nhà đầu tư, bỏ vốn vào đâu trở thành một bài toán nan giải và tùy thuộc từng cá nhân theo các điều kiện cụ thể như số tiền đang có, kinh nghiệm đầu tư và cả mức độ chịu rủi ro. Nhưng khảo sát một số người, điểm gần giống là thời gian này, chọn gửi tiết kiệm ở kỳ hạn ngắn từ 3 - 6 tháng để chờ cơ hội.

Bỏ tiền vào đâu ?

Hôm qua 9.4, giá vàng trong nước tăng điên loạn. Chốt cuối ngày, SJC mua vàng miếng 82,8 triệu đồng/lượng và bán ra 84,8 triệu đồng; tăng 2,4 triệu đồng trong vòng 1 ngày. Đây là mức giá kỷ lục của vàng miếng. Tương tự, vàng nhẫn 4 số 9 cũng tăng vọt lên mức cao lịch sử khi được SJC mua vào 74,3 triệu đồng và bán ra 75,7 triệu đồng. Người mua vàng miếng từ đầu năm đến nay đã có lãi 9,3 triệu đồng, trong khi mua vàng nhẫn 4 số 9 cũng bỏ túi lợi nhuận 11,3 triệu đồng một lượng. Giá vàng tăng liên tục những tuần gần đây khiến nhiều người quan tâm và nhu cầu mua vào trên thị trường đã tăng cao.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 25.3, cho vay của ngành NH tăng 0,26% so với cuối năm 2023, trong khi huy động vốn lại giảm 0,76%. Điều này cho thấy người gửi tiền đã không chọn gửi tiết kiệm là ưu tiên hàng đầu như cuối năm vừa qua.

PGS-TS Nguyễn Hữu Huân, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nhận định thời gian gần đây khi vàng thế giới liên tục lập đỉnh mới mà đặc biệt vàng nhẫn trong nước tăng mạnh hơn nhiều giúp người mua thu lợi nhuận lớn. Điều này càng thu hút thêm nhiều người quan tâm đến vàng. Kế đến, một số bất động sản cũng có dấu hiệu ấm lại nên cũng thu hút được phần nào lượng tiền nhàn rỗi trong dân. Ngoài ra, kênh chứng khoán trong tháng 3 cũng sôi động khi dòng tiền giao dịch mỗi phiên đều ở mức tỉ USD trở lên.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, TS Nguyễn Hữu Huân cho rằng rót tiền mua vàng quá rủi ro khi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng được công bố theo yêu cầu của Chính phủ. Với bất động sản, vì đã giảm giá từ 30 - 40% so với đỉnh cao nên khả năng giảm nữa sẽ ít xảy ra. Theo ông, chứng khoán cũng có cơ hội mang lại lợi nhuận nhưng sẽ có sự phân hóa mạnh.

TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, nhận định: Thời gian qua cũng có thể dòng tiền chảy vào vàng khiến nhu cầu tăng cao. Nhưng với những người đã quen gửi tiết kiệm thì dù LS giảm mạnh vẫn tiếp tục lựa chọn kênh này do không có rủi ro. Còn bất động sản, dù đã giảm giá nhưng nhiều người chưa dám tham gia khi thị trường vẫn giao dịch yếu và không ai trả lời được câu hỏi khi nào tăng? 

Ông Hiển tính toán: Nếu mua nhà lớn, biệt thự với giá 40 tỉ đồng để rao cho thuê khoảng 40 triệu đồng/tháng, tương đương mức lãi chỉ 0,1%/tháng, không hấp dẫn. Riêng kênh chứng khoán thì đã có thống kê hơn 80% hay thậm chí đến 90% nhà đầu tư cá nhân không có lời. Dù vậy, theo ông Hiển, xét trên tổng thể, bất động sản và chứng khoán vẫn là kênh đầu tư tiềm năng dễ mang lại lợi nhuận cao hơn tiết kiệm. Vì vậy, chuyên gia này cho rằng hiện tại có thể gửi tiết kiệm thêm vài tháng. "Mua vàng lúc này là quá rủi ro dù không ai biết được sẽ tăng hay giảm. Tuy nhiên giá trong nước tăng quá mạnh thì mua vào là theo kiểu đánh bạc", ông Hiển nhận định.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông thường ở một số ngân hàng - ngày 9.4

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông thường ở một số ngân hàng - ngày 9.4

ĐỒ HỌA: BẢO NGUYỄN

 

betclub368 vaobongnhanh

Một hãng xe điện bên bờ vực phá sản, bị 40.000 khách hủy cọc******

Cho đến nay, hơn 40.000 trong số hơn 70.000 lượt đặt chỗ cho mẫu Fisker Ocean đã bị hủy. Trước đó, Fisker bắt đầu nhận đặt hàng vào tháng 11.2019 và tới tháng 2.2023 đã có khoảng 65.000 đơn đầu tiên. Tưởng rằng đây là khởi đầu tốt, nhưng hãng xe điện Mỹ không thể đáp ứng kỳ vọng về chất lượng xe, khiến khách hàng quay lưng.

Một hãng xe điện bên bờ vực phá sản, bị 40.000 khách hủy cọc- Ảnh 1.

Fisker Ocean bị nhiều khách hàng quay lưng do lo ngại về chất lượng

Khoảng 7 ngày trở lại đây, hãng xe Fisker có nhận 70 - 80 lần hủy đơn đặt mua xe mỗi ngày. Việc hủy đặt chỗ gây ra vấn đề lớn cho Fisker, điều này thể hiện doanh số bán hàng tiềm năng của hãng đang sụt giảm trong thời điểm công ty rất cần tạo thêm doanh thu.

Với việc mỗi suất đặt hàng được ghi nhận, người mua phải bỏ ra trước 250 USD (5,8 triệu đồng) để nhận lịch hẹn giao xe và sẽ được hoàn trả số tiền nếu khách hàng hủy đơn. Điều đó đồng nghĩa với việc Fisker sắp phải đối mặt với số tiền hoàn trả lên tới 9 triệu USD (212 tỉ đồng) trong bối cảnh hãng đang bên bờ vực phá sản do thiếu vốn.

Không những vậy, hàng nghìn khách hàng khác dù đã đặt cọc 5.000 USD (gần 120 triệu đồng) cũng đồng loạt hủy mua xe. Dù cho khoản cọc của họ sẽ không được hãng hoàn trả, tuy nhiên việc không thể thanh khoản hàng hóa cũng khiến Fisker bị mất đi số tiền mặt trị giá hàng triệu USD. Cho đến nay, Fisker mới chỉ giao hơn 6.000 chiếc xe kể từ khi nhà sản xuất ô tô này bắt đầu sản xuất mẫu xe SUV Fisker Ocean vào tháng 6.2023. 

Lý do nhiều khách hàng hủy mua xe vì do thời gian gần đây đã có nhiều phản hồi không tốt từ những người dùng trước đó đã nhận xe, những phản hồi này liên quan đến chất lượng, độ bền cũng như sự tin cậy ở hệ thống phần mềm khi xe Fisker vận hành trên đường. 

Một hãng xe điện bên bờ vực phá sản, bị 40.000 khách hủy cọc- Ảnh 2.

Fisker buộc phải "đại hạ giá" chiếc Ocean, khởi điểm chỉ 25.000 USD

Để đối phó, nhà sản xuất ô tô điện này đã giảm giá xe lên tới 39%. Điều này có nghĩa là phiên bản giá cả phải chăng nhất của mẫu SUV Fisker Ocean hiện đang được bán với giá khoảng 25.000 USD. Tuy vậy, một số nguồn tin cho hay, Fisker có thể không có đủ tiền để vận hành vào năm 2024 nếu bán với giá này.

Fisker Ocean Sport phiên bản tiêu chuẩn trước đây có giá bán lẻ đề xuất (MSRP) tại Mỹ là 38.999 USD, giờ giảm xuống chỉ còn 24.999 USD. Trong khi đó, bản Ocean Ultra giảm từ 52.999 USD xuống còn 34.999 USD. Mức giảm giá lớn nhất (39%) là của mẫu Ocean Extreme, từ 61.499 USD xuống chỉ còn 37.499 USD, sau khi đã giảm từ mức 68.999 USD vào tháng 10 năm ngoái.

Giờ đây, giá rẻ đang là điểm hấp dẫn lớn của mẫu xe điện Fisker Ocean, nhưng mẫu xe này không được tạp chí Consumer Reportscũng như nhiều chuyên gia đánh giá cao về độ bền. Hãng xe Mỹ đang chờ đợi những nhà đầu tư lớn để tiếp tục hoạt động.

Chánh án TAND tỉnh Kon Tum Đỗ Thị Kim Thư bị kỷ luật cảnh cáo******

Chiều 3/4, theo thông báo về kỳ họp thứ 39 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan này đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với Ban cán sự đảng TAND tỉnh Kon Tum nhiệm kỳ 2020-2025 và bà Đỗ Thị Kim Thư, Bí thư Ban cán sự đảng, Chánh án TAND tỉnh Kon Tum.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật khiển trách đối với ông Nguyễn Tiến Tăng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chánh án TAND tỉnh Kon Tum.

Chánh án TAND tỉnh Kon Tum Đỗ Thị Kim Thư bị kỷ luật cảnh cáo - 1

Bà Đỗ Thị Kim Thư, Chánh án TAND tỉnh Kon Tum (Ảnh: kontum.toaan.gov.vn)

Trước đó, tại kỳ họp thứ 37, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Ban Cán sự Đảng TAND tỉnh Kon Tum đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc và công tác cán bộ.

Ban Cán sự Đảng TAND tỉnh Kon Tum cũng thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để TAND tỉnh và một số tòa án cấp huyện vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của ngành tòa án trong công tác xét xử.

Cơ quan này đã áp dụng các điều luật, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tạm đình chỉ, cho hưởng án treo, hoãn chấp hành hình phạt tù không đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội; hủy, sửa nhiều bản án trái quy định pháp luật.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá, những vi phạm, khuyết điểm nêu trên gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu trong xã hội; ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đến uy tín của tổ chức Đảng và ngành tòa án tỉnh Kon Tum, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Cơ quan kiểm tra của Đảng khẳng định trách nhiệm với những vi phạm, khuyết điểm đó thuộc về Ban Cán sự Đảng TAND tỉnh Kon Tum các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và các nhân sự: Đỗ Thị Kim Thư, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chánh án; Nguyễn Tiến Tăng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Chánh án TAND tỉnh.

Liên quan đến các vi phạm, khuyết điểm còn có trách nhiệm của một số tổ chức Đảng, đảng viên tại Đảng bộ tỉnh Kon Tum.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc, khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm, khuyết điểm, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

'Cần đưa nghị quyết đại hội vào đời sống sinh viên'******

Chiều 28.2, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ban thư ký T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ nhất khóa XI, với sự chủ trì của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam; anh Nguyễn Bá Cát, Phó trưởng Ban Thanh niên trường học T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.

Học tập nghị quyết cần phải làm thường xuyên

Phát biểu tại hội nghị, anh Nguyễn Minh Triết cho biết đây là hội nghị đầu nhiệm kỳ của Hội Sinh viên Việt Nam. Hội nghị giải quyết 2 nhóm nội dung liên quan tới các công việc của nhiệm kỳ và điều hành phân công thực hiện nhiệm vụ. Trong đó có việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội Sinh viên lần thứ XI. Bên cạnh đó, sẽ bàn về công việc thường niên như: dự thảo báo cáo tổng kết học kỳ 1 năm học 2023 - 2024; các chương trình lớn của Hội như "Mùa hè xanh", "Tiếp sức mùa thi"…

'Cần đưa nghị quyết đại hội vào đời sống sinh viên'- Ảnh 1.

Anh Nguyễn Minh Triết phát biểu tại hội nghị

MINH HIỂN

Theo anh Nguyễn Minh Triết, Chương trình hành động triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, là nội dung hết sức quan trọng, nếu hội nghị thông qua thì đây là nội dung xuyên suốt nhiệm kỳ. Vì vậy, các đại biểu cần thảo luận để có định hướng, kế hoạch triển khai cụ thể, nếu cần thiết có thể điều chỉnh cập nhật những yếu tố mới đang ảnh hưởng đến sinh viên.

Anh Triết cũng cho biết việc học tập Nghị quyết đại hội cần được cụ thể hóa, để đưa nghị quyết vào đời sống sinh viên. "Chúng ta có lực lượng hội viên liên tục thay đổi, vì hằng năm đều có sinh viên ra trường và mới nhập học, nên việc triển khai học tập nghị quyết cần phải làm thường xuyên, triển khai đầu mỗi năm học, để sinh viên được tiếp cận, thực hiện thành công nghị quyết", anh Nguyễn Minh Triết nói.

Anh Nguyễn Minh Triết cho biết chiến dịch Mùa hè xanh và chương trình Tiếp sức mùa thi là 2 hoạt động lớn của tổ chức Hội, là nội dung trọng tâm của mỗi năm học. Đây cũng là năm đầu nhiệm kỳ, nên các hoạt động cần cập nhật mô hình mới, phương thức mới, để các chương trình, chiến dịch có khí thế, có sản phẩm cụ thể, thu hút đông đảo sinh viên tham gia.

Thành lập Quỹ hỗ trợ sinh viên học tập

Theo T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, để cụ thể hóa các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 11, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã xây dựng chương trình hành động với nhiều nội dung thiết thực.

'Cần đưa nghị quyết đại hội vào đời sống sinh viên'- Ảnh 2.

Anh Nguyễn Minh Triết và anh Nguyễn Bá Cát chủ trì hội nghị

MINH HIỂN

Đối với công tác tuyên truyền, triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt", các cấp Hội sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, các phương tiện truyền thông hiện đại, mạng xã hội… Trong đó, tập trung vào các nội dung tuyên truyền về mục tiêu, sứ mệnh của phong trào, giá trị của danh hiệu "Sinh viên 5 tốt".

Cùng với đó, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam sẽ ban hành hướng dẫn, thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả câu lạc bộ "Sinh viên 5 tốt" ở các cấp Hội; định kỳ 2 năm/lần tổ chức liên hoan "Câu lạc bộ Sinh viên 5 tốt" toàn quốc…

Đối với các giải pháp tạo môi trường cho sinh viên rèn luyện, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam sẽ phối hợp T.Ư Đoàn xây dựng công cụ học tập, đánh giá kết quả học tập của đoàn viên, thanh niên trên các ứng dụng "Thanh niên Việt Nam", "Sinh viên Việt Nam"; xây dựng, triển khai mô hình "Nhật ký trực tuyến làm theo 6 điều Bác Hồ dạy sinh viên".

Đáng chú ý, liên quan đến công tác đồng hành với sinh viên trong học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam sẽ phấn đấu thành lập Quỹ hỗ trợ sinh viên học tập, nghiên cứu các ngành, lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn, đặc thù.

Cùng với các cuộc thi, hội thi olympic thường niên, các cấp Hội Sinh viên Việt Nam sẽ nỗ lực triển khai, xây dựng và vận hành hiệu quả "Sàn giao dịch ý tưởng sáng tạo"; tổ chức các cuộc thi sáng kiến, ý tưởng sáng tạo trong sinh viên, "Hội thảo khoa học trẻ Việt Nam toàn cầu", các hội thảo khoa học dành riêng cho sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam ở nước ngoài…

Cần tăng cường hỗ trợ thí sinh sau kỳ thi

Góp ý tại chương trình, đa số các đại biểu nhất trí với những chương trình và kế hoạch mà Ban thư ký T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam trình bày. Anh Nguyễn Tất Toàn, Phó chủ tịch thường trực Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM, đề nghị trong kế hoạch hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học cần gắn với hoạt động tình nguyện.

'Cần đưa nghị quyết đại hội vào đời sống sinh viên'- Ảnh 3.

Đại biểu nêu ý kiến tại hội nghị

MINH HIỂN

"Khi sinh viên đến các địa bàn là biên giới, hải đảo để hoạt động tình nguyện, cần phát huy các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên gắn với địa bàn này", anh Toàn nói.

Anh Lê Khắc Nguyên Anh, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hải Phòng, cho rằng chương trình Tiếp sức mùa thi được triển nhiều năm, rất thiết thực nhưng thiết thực nhất là việc hỗ trợ trước và sau kỳ thi.

Vì vậy, anh Nguyên Anh đề nghị cần tăng cường hỗ trợ thí sinh sau khi thi, như cấp học bổng hỗ trợ sinh viên khó khăn đầu năm học, để các em viết tiếp ước mơ của mình. "Đây là chương trình tạo được hiệu ứng dư luận xã hội rất tốt, là một cách tiếp nối hiệu quả chương trình Tiếp sức mùa thi", anh Nguyên Anh nhấn mạnh.

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau******

Hiện nay hai cụ đang sống tại xã An Lục Long, H.Châu Thành, tỉnh Long An. Tuy tuổi cao nhưng hai cụ luôn sống rất lạc quan và là tấm gương cho con cháu noi theo về tình nghĩa vợ chồng.

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 1.

Âm thanh ngày xuân

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 2.

Phút thư giãn

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 3.

Tình già có nhau

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 4.

Giờ cơm chiều

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 5.

Chăm sóc khi trời trở gió

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 6.

Cùng nhau già đi

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 7.

Thêm một mùa xuân hạnh phúc bên nhau

DƯƠNG HOÀNG HẠNH

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: Hạnh phúc bên nhau- Ảnh 8.

Hoàn cảnh đáng thương của nữ sinh bị bạn bắt quỳ và tát ở Kon Tum******

Tối 29.3, Trung tâm Giáo dục thường xuyên H.Đăk Glei (Kon Tum) cho biết, nữ sinh bị bạn bắt quỳ và tát mà Báo Thanh Niênphản ánh có hoàn cảnh rất khó khăn.

Hoàn cảnh đáng thương của nữ sinh bị bạn bắt quỳ và tát ở Kon Tum- Ảnh 1.

Nữ sinh bị bạn bắt quỳ và tát

ẢNH CẮT TỪ CLIP

Nữ sinh tên M.T đang học lớp 10 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên H.Đăk Glei. Vào tối 27.3, một nhóm nữ sinh ở trường khác đã xông vào khu ký túc xá của Trung tâm Giáo dục thường xuyên để nói chuyện với nữ sinh T. Sau đó, nữ sinh T. bị hành hung. Tuy nhiên, các bạn cùng ký túc xá đã không báo cáo cho nhà trường. Sau khi vụ việc xảy ra, nữ sinh T. đã gọi ông ngoại đến đón về nhà.

Đến ngày 28.3, khi ông ngoại đến phản ánh, nhà trường mới nắm bắt thông tin sự việc. Được biết, nữ sinh T. có hoàn cảnh khó khăn khi mồ côi cha, còn mẹ thì mắc bệnh về thần kinh. Sau khi bị đánh, em chịu nhiều ảnh hưởng về tâm lý.

Hoàn cảnh đáng thương của nữ sinh bị bạn bắt quỳ và tát ở Kon Tum- Ảnh 2.

Nữ sinh bị bạo lực học đường có hoàn cảnh khó khăn khi mồ côi cha, mẹ mắc bệnh về thần kinh

ẢNH CẮT TỪ CLIP

Ngay khi vụ việc xảy ra, Trung tâm Giáo dục thường xuyên đã báo cho UBND H.Đăk Glei và công an huyện để nhanh chóng điều tra, làm rõ.

Trước đó, như Báo Thanh Niênđã đưa tin, trong những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện video ghi lại hình ảnh 1 nữ sinh bị bắt quỳ dưới nền nhà tại phòng ký túc xá. Trong video, 1 nữ sinh khác liên tục dùng tay tát vào mặt nữ sinh đang quỳ. Nữ sinh quỳ gối bị đánh đến ngã xuống nhưng vẫn bị yêu cầu quay lại quỳ ở vị trí ban đầu. Nhiều học sinh chứng kiến vụ việc nhưng không ai có ý định ngăn cản.

Kon Tum: Xác minh vụ nữ sinh bị bạn bắt quỳ và tát vào mặt


Không có chuyện bất động sản tăng 'nóng'******

Thị trường mới ngưng cắt lỗ

Những ngày qua, nhiều môi giới tung tin thị trường bất động sản Nhơn Trạch (Đồng Nai) sốt, nhà đầu tư Hà Nội "ào ào" vào gom đất. Có mặt tại đây, chúng tôi gặp Hoàng, một môi giới nhà đất khu vực Nhơn Trạch thì được người này "thổi" rằng lúc này đất Nhơn Trạch đang sốt, không mua nhanh thì thiệt. Khi chúng tôi tỏ ý nghi ngờ, Hoàng khẳng định sốt đất do nhà đầu tư, khách hàng mua bán nhiều, chứ môi giới không thể thổi giá lên được. "Hiện nay đất nền Nhơn Trạch giá khoảng 11 - 12 triệu đồng, còn khá rẻ bởi chỉ cách TP.HCM một con sông mà cầu vành đai 3 thì gần xong. Khi cầu vành đai 3 xong, Nhơn Trạch như là TP vệ tinh của TP.HCM", Hoàng lý giải.

Không có chuyện bất động sản tăng 'nóng'- Ảnh 1.

Những dự án mới chủ đầu tư mở bán tăng giá nhẹ

Đình Sơn

Tuy nhiên, dạo một vòng Nhơn Trạch thì thấy thị trường khá im ắng, không có sự tăng giá đột biến như những gì môi giới tung tin. Nhiều khu đô thị xây dựng khá hoành tráng nhưng vắng bóng người. Ghé vào Văn phòng môi giới bất động sản Minh Thành, chúng tôi được nhân viên ở đây tư vấn giá đất Nhơn Trạch còn rẻ và nhiều tiềm năng khi các tên tuổi lớn đều đổ về đây đầu tư như Tập đoàn Hưng Thịnh có dự án Sơn Tiên rộng hàng trăm héc ta, Tập đoàn Phú Long mua lại dự án Swan Bay từ đối tác Trung Quốc, Tập đoàn Ecopark đầu tư khu đô thị trên diện tích 55 ha; Gamuda Land của Malaysia cũng về đây đầu tư dự án khoảng 40 ha. 

"Các chủ đầu tư đang truyền thông để bán hàng nhưng không có sốt đất, giá cũng không tăng dù khách hàng quan tâm đến thị trường Nhơn Trạch đã nhiều hơn", người này nói. Chủ đầu tư một dự án ở Nhơn Trạch cũng khẳng định với chúng tôi rằng đến nay dù công ty đưa ra nhiều chính sách bán hàng đặc biệt nhưng giao dịch vẫn rất chậm, không có chuyện sốt đất.

Tại TP.HCM, nhiều môi giới cũng tung tin sốt đất. Như tại dự án Cardinal Court (thuộc khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Q.7) môi giới báo với chúng tôi các nhà đầu tư đang bán chênh lệch tầm 500 triệu đồng/căn 2 phòng ngủ vì "khách tìm mua nhiều nên những người mua trước giờ bán chênh lệch rất cao. Không những vậy thị trường đồng loạt lên giá hết nên giá tại đây cũng tăng theo". 

Để kiểm chứng, trong vai người mua nhà, chúng tôi gặp nhiều môi giới tại đây, tất cả đều nói rằng giá không hề tăng như lời đồn bởi có những khách rao bán giá cao nhưng không có người mua. Trong khi đó đa số khách đang rao bán bằng với giá đã mua từ chủ đầu tư trước đây. Thanh Dự, một môi giới đang nắm trong tay 10 căn nhà khách ký gửi bán, thừa nhận đa số là bán giá gốc. Điển hình như căn hộ 76 m2có 2 phòng ngủ ở tầng 7, chủ nhà bán 6,4 tỉ đồng trong khi giá gốc mua cách đây 2 năm là hơn 6 tỉ đồng. 

"Khoản chênh lệch 400 triệu đồng là tiền thuế thu nhập cá nhân và các loại phí. Hiện dự án đang bàn giao nhà, đa số khách bán lại bằng với giá gốc đã mua từ trước đây của chủ đầu tư. Nhiều người bán giá cao hơn nhưng không được quan tâm nhiều. Sở dĩ giá không tăng bởi chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng tung hàng mới liên tục và dự án sau giá luôn cao hơn dự án trước. Giá tăng chỉ ở những dự án mà chủ đầu tư bán ra còn dự án cũ gần như không có sự chênh lệch so với giá gốc đã mua trước đây", Thanh Dự nói. 

Dù giá không tăng nhưng trước những diễn biến tích cực của thị trường, nhiều người bán nhà đã bắt đầu tăng mức giá rao bán so với trước. Như trường hợp chị Nguyễn Thị Liên từ năm 2023 rao bán căn nhà phố 3 tầng, với diện tích đất 140 m2 ở xã Phước Kiển (H.Nhà Bè) với giá 12 tỉ đồng. Mới đây có người đồng ý mua nhưng chị Liên muốn tăng lên 13 tỉ đồng. "Khi rao bán căn nhà 12 tỉ đồng là rẻ so với thị trường vì lúc đó tôi cần tiền để xử lý công việc. Thế nhưng đến nay những khó khăn cơ bản đã đi qua nên tôi bán đúng giá, khách "chốt" được thì bán, không thì để ở", chị Liên cho biết.

Dạo một vòng quanh khu đô thị Vạn Phúc (TP.Thủ Đức), một trong những khu đô thị hiện đại, đáng sống bậc nhất ở TP.HCM hiện nay tình hình giao dịch vẫn không mấy khả quan, người mua khá thưa thớt. Những người có tiền chỉ tập trung "săn" hàng giảm giá. Thế nhưng đang có xu hướng người bán tăng giá so với trước đây. Như trường hợp anh Thanh Sang mua một căn nhà phố shophouse ở khu phố đi bộ từ năm 2020 với giá gần 24 tỉ đồng, anh kẹt tiền rao bán 27 tỉ đồng, nhưng người mua chỉ trả giá 25 tỉ đồng. Cho rằng mức giá trên quá rẻ nên anh Thanh Sang đã quyết định tăng giá bán lên 29 tỉ đồng. "Lúc thị trường đang trong giai đoạn thịnh vượng, giá mỗi căn ở đây có lúc lên đến gần 40 tỉ đồng. Nay thị trường đang khó khăn nên người mua ép giá. Tôi sẽ cố gắng gồng để chờ thị trường hồi phục mới tính đến chuyện bán hoặc để ở", anh Thanh Sang cho hay.

Theo các môi giới nhà đất khu vực này, đến nay nhiều nhà đầu tư bắt đầu rao bán nhà có mức giá tăng hơn nhiều so với năm 2023 nhưng giao dịch thực tế rất chậm. Chỉ những bất động sản giảm giá sâu mới được khách hàng đặt mua.

Giá sơ cấp tăng nhẹ

Trong khi thị trường thứ cấp mới vượt qua giai đoạn cắt lỗ thì theo ông Trần Hiếu, Phó tổng giám đốc DKRA Group, hầu hết các dự án đang mở bán mới đều có dấu hiệu tăng giá nhẹ. Đơn cử dự án Rivia (Q.Bình Tân) đợt bán mới đây đã tăng giá khoảng 5% so với mở bán đợt trước. Điều này cũng diễn ra với dự án Akari (H.Bình Chánh) của Nam Long, dự án The Classia Khang Điền (TP.Thủ Đức); dự án mới ở của Gamuda Land ở đường Mai Chí Thọ (TP.Thủ Đức) 

Không có chuyện bất động sản tăng 'nóng'- Ảnh 2.

Giá ở thị trường thứ cấp vẫn không có dấu hiệu tăng

Ông La Cẩm Nam, Tổng giám đốc Công ty An Phú Lộc, thừa nhận ở khu vực TP.Thủ Đức, nhà phố có tăng giá "chút đỉnh", chung cư đã bàn giao thậm chí một số người còn giảm giá để thoát hàng. Trong khi đó, các dự án mới chủ đầu tư đẩy giá lên rất cao. Như dự án ở Bình Dương đẩy lên đến 40 - 42 triệu đồng/m2trong khi chính ông trước đây 2 năm mua chỉ khoảng 38 triệu đồng/m2. "Tại Bình Dương, dự án mới đang được đẩy giá lên rất cao nên bán rất chậm. Còn những dự án đã giao nhà trước đây nay khách hàng bán lại giá gốc, thậm chí bán rẻ cũng khó tìm được khách mua. Mức tăng giá bán tập trung nhiều ở khu vực TP.Thủ Đức, các quận huyện khác giá vẫn không mấy thay đổi so với năm 2023", ông Nam cho hay.

Theo lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản, thị trường đã có những tín hiệu tích cực nên hy vọng quý 2 này sẽ tốt hơn. Hiện các sàn đang tuyển dụng lại nhiều môi giới để sẵn cho giai đoạn hồi phục.

Báo cáo từ batdongsan.com.vn cho thấy ở phía nam, mức độ quan tâm đất nền cũng đã ngưng đà giảm, tăng nhẹ ở TP.Thủ Đức. Trong khi đó, căn hộ cũng đang có xu hướng tăng giá. Tuy nhiên giao dịch vẫn chưa có nhiều cải thiện, đặc biệt đối với phân khúc cao cấp, có giá trị lớn. 

TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc tư vấn đầu tư của Savills VN, nhận định nguồn cung bất động sản thời gian qua nhất là tại Hà Nội vô cùng hạn chế nên chủ đầu tư đẩy giá lên cao. Ở TP.HCM, với các dự án mới chủ đầu tư cũng đang đưa ra mức giá cao hơn. Nhưng điều này không đại diện cho toàn thị trường, bởi số lượng dự án mở bán rất ít. Đây là mức tăng giá cục bộ ở một vài dự án bởi hiện nay thị trường đang còn khó khăn. Vì thế, tăng nóng hay sốt chắc chắn không có.

【biên tập】Giang Thanh
tuyên bố đặc biệt:

Bản quyền của tất cả các tác phẩm trên trang web này được đánh dấu "Nguồn: China People's Media" thuộc về China People's Media. Các tác phẩm trên không được phép sao chép, trích đoạn hoặc sử dụng theo cách khác mà không được phép. Nếu tác phẩm đã được trang web này cấp phép thì tác phẩm đó phải được sử dụng trong phạm vi được cấp phép và ghi rõ "Nguồn: China People's Media". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước trang web này theo quy định của pháp luật.

tin nóng hổi