Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

may88 loto vip_xổ số miền nam 18 tháng 6

2024-05-20 18:59:06 tác giả:Định Quang nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Công bố kết luận thanh tra bảo hiểm nhân thọ Dai******

Trả lời câu hỏi của Thanh Niêntại họp báo thường kỳ quý 1/2024 của Bộ Tài chính chiều nay 29.3 về tiến độ công bố kết luận thanh tra các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, bà Phạm Thu Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), cho biết đơn vị đã hoàn thành việc thanh tra doanh nghiệp bảo hiểm năm 2023.

Công bố kết luận thanh tra bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi- Ảnh 1.

Toàn cảnh họp báo

ĐT

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã công bố công khai kết luận thanh tra của Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam trên website của cục ngày 2.2.

“Ngoài công khai trên cổng thông tin cơ quan quản lý, chúng tôi công khai qua cuộc họp với thành phần gồm người ký quyết định thanh tra, cá nhân, tổ chức liên quan. Chúng tôi phát hiện sai phạm của doanh nghiệp bảo hiểm liên quan ban hành quy chế, kiểm soát, giám sát đại lý; quản lý và sử dụng đại lý sai phạm; hạch toán, kế toán có sai sót”, bà Phương nói.

Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết thêm, đơn vị đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Vấn đề liên quan xử lý thuế, cục phối hợp với cục thuế thực hiện. 

Nội dung tiến độ công bố kết luận thanh tra các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại không được bà Phương hồi đáp. 

Trước đó, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Tài chính chiều 19.1, trả lời câu hỏi của Thanh Niên về tình hình cụ thể thanh tra các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm 2023 và kế hoạch thanh tra năm 2024, Phó cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Doãn Thanh Tuấn cho biết, về thanh tra các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2023, đến thời điểm đó đã hoàn thành thanh tra 8/10 doanh nghiệp.

Dự kiến, việc thanh tra các doanh nghiệp sẽ kết thúc trước tết Nguyên đán 2024. "Sau khi ban hành kết luận thanh tra, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm sẽ công bố thông tin đầy đủ", ông Tuấn nói.

Từ thời điểm trước tết Nguyên đán 2024 đến nay,Thanh Niên đã nhiều lần liên hệ đại diện Cục Giám sát, quản lý bảo hiểm để cập nhật về tiến độ công bố các kết luận thanh tra bảo hiểm nhưng chưa nhận được phản hồi cụ thể, rõ ràng. 

Ngay chiều nay 29.3, khi truy cập vào website của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, phần "Thông báo" cũng chỉ hiển thị thông báo cũ nhất là ngày 23.2. Khi tìm kiếm ở các chuyên mục khác như "Hệ thống văn bản" hay "Tin quản lý, giám sát" hoặc gõ từ khóa tìm kiếm "bảo hiểm Dai-ichi" cũng chưa tìm ra kết luận thanh tra.

Công bố kết luận thanh tra bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi- Ảnh 2.

Thông báo mới nhất cập nhật trên website của Cục Quản lý giám sát, bảo hiểm là ngày 23.2

CHỤP MÀN HÌNH

Trước đó, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 18.3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Việt Nam có 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thì 2 doanh nghiệp trong nước, còn lại là doanh nghiệp liên doanh và nước ngoài. Trong năm 2023, Bộ Tài chính đã thanh tra 10/17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có doanh thu qua kênh ngân hàng.

"Doanh thu qua kênh ngân hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm này rất lớn, chiếm 96,83% trong tổng doanh thu. Đến thời điểm hiện tại, bộ đã lưu hành 5 kết luận đối với 5 công ty bảo hiểm; đang thực hiện trình thủ tục để ban hành 3 kết luận và 2 kết luận đang triển khai", ông Phớc thông tin.

Cũng theo người đứng đầu ngành tài chính, đến nay, bộ này đã thanh tra được 10 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ; kế hoạch sắp tới sẽ tiếp tục thanh tra 7 doanh nghiệp bảo hiểm nữa. "Như vậy, sắp tới sẽ lần lượt thanh tra hết các công ty bảo hiểm", ông Phớc nói.

Ngoài thanh tra theo kế hoạch, bộ sẽ thanh tra đột xuất dựa trên đơn thư khiếu nại hay đơn thư tố cáo của người tham gia bảo hiểm… để giải quyết quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Đồng thời, chấn chỉnh, xử lý sai phạm, bảo đảm các công ty bảo hiểm khi hoạt động phải bình đẳng và tuân thủ pháp luật, thể hiện sự công bằng, minh bạch trên thị trường bảo hiểm.

Được biết, năm 2024, Bộ Tài chính sẽ tiến hành thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm. Trong đó, 4 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 2 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Đoàn thanh tra sẽ thực hiện thanh tra theo kế hoạch được thông qua.

Liên quan tới việc thực hiện kết luận thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gồm Prudential, Sun Life, BIDV Metlife, MB Ageas mà Bộ Tài chính công bố ngày 30.6.2023, theo Bộ Tài chính, cơ bản các doanh nghiệp chấp hành.

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, năm 2023 thị trường bảo hiểm nhân thọ gặp khó khăn, chỉ khai thác được 1,9 triệu hợp đồng, giảm 43,8% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới toàn thị trường ước đạt 28.179 tỉ đồng, giảm 44,5%. Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường hơn 157.000 tỉ đồng, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường hơn 57.000 tỉ đồng, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tài xế ăn nhậu ở TPHCM thấy CSGT "sợ quá phải chạy vào hẻm"******

Tối 16/4, anh N.A.S. (SN 1991, quê Tiền Giang) lái xe máy chở vợ đi ăn tiệc công ty chuyên thiết kế nội thất tại nhà hàng trên đường Hoàng Sa, quận 1.

Lúc 21h30, trong lúc về lại nhà ở TP Thủ Đức, anh S. bất ngờ bị tổ công tác Đội CSGT - Trật tự Công an quận 1 dừng phương tiện kiểm tra trước số 141 Hoàng Sa, phường Tân Định.

Nam tài xế có nồng độ cồn mức 0,121mg/lít khí thở, bị CSGT lập biên bản xử phạt 2,5 triệu đồng, tước bằng lái 7 tháng.

Tài xế ăn nhậu ở TPHCM thấy CSGT sợ quá phải chạy vào hẻm - 1

Anh S. có nồng độ cồn dưới 0,25mg/lít khí thở (Ảnh: An Huy).

Anh S. cho biết hai vợ chồng làm chung cơ quan và đi ăn tiệc tối nay. Anh uống khoảng nửa ly bia. Trên đường về nhà bị CSGT kiểm tra.

"Bà xã đang mang thai, tôi đâu dám uống nhiều vì phải lái xe. Tôi biết rõ luật nồng độ cồn, nhưng trong bữa tiệc mọi người đều uống bia, họ mời tôi khó có thể từ chối. Tôi hạn chế thấp nhất việc uống bia bằng cách nhấp môi.

Văn hóa nước ta, nếu người khác mời bia mà không uống sẽ bị ghép vào hành vi khinh thường đối phương. Tối nay tôi nhấp môi chừng 20 lần cũng được gần nửa ly rồi. Mức phạt 2,5 triệu là gần nửa tháng lương của tôi", anh S. nói rồi ký vào biên bản.

Khoảng 15 phút sau, anh H.T.Đ. (SN 2001, quê Hải Phòng) lái xe máy trên đường Hoàng Sa. Đến gần cầu Trần Khánh Dư (phường Tân Định), Đ. thấy CSGT liền quay đầu xe chạy vào hẻm né tránh.

Tài xế ăn nhậu ở TPHCM thấy CSGT sợ quá phải chạy vào hẻm - 2

Đ. bị CSGT lập biên bản khi chạy vào hẻm né chốt nồng độ cồn bất thành (Ảnh: An Huy).

Phát hiện vụ việc, tổ công tác đã chặn xe Đ. lại, kiểm tra phát hiện nồng độ cồn mức 0,119mg/lít khí thở. Anh Đ. bị CSGT lập biên bản xử phạt 2,5 triệu đồng.

"Tối nay ngồi với bạn, tôi uống 2 lon. Có hơi men trong người, tôi thấy CSGT nên sợ quá, chạy vào hẻm né tránh, không ngờ các cán bộ đuổi theo giữ lại", Đ. nói.

Tương tự, ông N.D.Q. (SN 1982, quê Long An) thấy CSGT kiểm tra nồng độ cồn tại đầu cầu Trần Khánh Dư, cũng lái xe vào hẻm né tránh. Tuy nhiên, ông Q. bị tổ công tác chặn xe, kiểm tra và lập biên bản phạt 2,5 triệu đồng với nồng độ cồn 0,040mg/lít khí thở.

Tài xế ăn nhậu ở TPHCM thấy CSGT sợ quá phải chạy vào hẻm - 3

Tài xế Q. bị 3 CSGT và công an phường giữ xe khi chạy vào hẻm né chốt đo nồng độ cồn (Ảnh: An Huy).

Trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Đội CSGT - Trật tự Công an quận 1 cho biết, qua thời gian dài kiểm tra nồng độ cồn, ý thức chấp hành luật giao thông của người dân tăng lên rõ rệt. Mỗi đêm, CSGT kiểm tra hàng trăm trường hợp nhưng chỉ phát hiện vài tài xế vi phạm nồng độ cồn.

"Ngoài việc chấp hành nghiêm luật nồng độ cồn, người dân khi lái xe máy ra đường cần tuân thủ tốc độ, chú ý quan sát, đi đúng phần đường và làn đường, đội nón bảo hiểm, như vậy mới bảo vệ được bản thân và người xung quanh", vị này nói.

Cần gần 110 tỷ đồng vận hành thử metro số 1******

Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) vừa có công văn gửi Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) về dự toán chi phí phát sinh trong trường hợp đơn vị này tham gia vận hành thử (trial run) tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Dự kiến, chi phí phát sinh trong cho việc vận hành thử metro số 1 gần 110 tỷ đồng. 

Kinh phí này do UBND TP cấp từ ngân sách thành phố, giao MAUR đặt hàng HURC1 để chuẩn bị cho công tác vận hành khai thác thương mại tuyến metro số 1 trong quý III tới. 

Trong trường hợp kinh phí chưa được bố trí, HURC1 được tạm ứng từ vốn điều lệ để thực hiện và thu hồi tạm ứng bổ sung lại sau khi MAUR nghiệm thu, thanh toán. 

Cần gần 110 tỷ đồng vận hành thử metro số 1 - 1

Người dân TPHCM trải nghiệm tàu metro số 1 hồi tháng 8/2023 (Ảnh: Hải Long).

Gần 110 tỷ đồng được dùng thanh toán các khoản như điện phục vụ vận hành, máy móc, nhà ga, trung tâm điều độ OCC (Operation Control Center, trung tâm điều hành metro số 1); tiền lương nhân viên, nước uống, chi phí liên lạc, bảo vệ, chi phí thuê vận hành trạm biến áp...

Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 được thành lập năm 2015, đi vào hoạt động vào năm 2019 để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quản lý, vận hành metro số 1 khi hoàn thành.

Hiện, metro số 1 đạt 98% tổng khối lượng. Đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở thành phố, tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, dài gần 20km từ Bến Thành, quận 1, đến Depot Long Bình, TP Thủ Đức.

Trước đó, Thủ tướng ban hành Quyết định 65, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án metro số 1, lùi thời gian hoàn thành tuyến này vào cuối quý IV/2023 với cam kết không phát sinh chi phí.

Dự án phải lùi hạn đưa vào khai thác thương mại đến tháng 7 năm nay nhưng cũng không kịp. Cùng với 3 lần gia hạn trước, đây là lần thứ 4 tuyến này dời lịch khai thác vận hành. 

Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam trải nghiệm không gian đặc biệt ở Sri Lanka******

Trong chuyến thăm và làm việc tại Sri Lanka, đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam do anh Trần Văn Đông, Ủy viên Ban thường vụ T.Ư Đoàn, Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đoàn, Trưởng ban Kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn, đã đến dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt tại Thư viện thủ đô Colombo. 

Cùng tham dự chương trình có bà Hồ Thị Thanh Trúc, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Sri Lanka; ông Samitha Kavirathna, thư ký Thủ tướng Sri Lanka phụ trách quan hệ công chúng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh 3 lần tới Sri Lanka

Tại đây, đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam đã được trải nghiệm trong một không gian đặc biệt, thể hiện mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Sri Lanka.

Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam trải nghiệm không gian đặc biệt ở Sri Lanka- Ảnh 1.

Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam và Đại sứ Hồ Thị Thanh Trúc (giữa) dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh

VŨ THƠ

Trước khi Việt Nam giành được độc lập năm 1945 và Sri Lanka giành được độc lập năm 1948, nhân dân hai nước đã đồng cảm, chia sẻ và ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do.

Trong những ngày đầu trên hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới Sri Lanka lần đầu tiên vào ngày 14.6.1911, sau này Người đến Sri Lanka lần thứ hai năm 1928 và lần cuối cùng vào tháng 10.1946.

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và người anh hùng dân tộc của Sri Lanka, Hon. Philip Gunawardena đã có những năm tháng tại Pháp vào những năm 20 của thế kỷ trước, đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam trải nghiệm không gian đặc biệt ở Sri Lanka- Ảnh 2.

Các đại biểu tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tượng đài của Người được đặt ở Thư viện thủ đô Colombo, Sri Lanka

VŨ THƠ

Dưới sự lãnh đạo của Philip Gunawardena và các nhà cách mạng của Liên đoàn Thanh niên toàn Sri Lanka, vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, Liên đoàn Thanh niên toàn Sri Lanka đã tổ chức biểu tình ở Colombo để ủng hộ công cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Việt Nam.

Vị lãnh tụ đầu tiên của nước ngoài được tạc tượng ở Sri Lanka

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trong khuôn viên của thư viện tại thủ đô Colombo. Đặc biệt, tại đây có một không gian rộng lớn để trưng bày giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và đất nước Việt Nam.

Đại sứ Hồ Thị Thanh Trúc cho biết, đây là địa điểm Đại sứ quán triển khai các hoạt động tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và phối hợp hoạt động với Hội Hữu nghị Sri Lanka - Việt Nam.

Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam trải nghiệm không gian đặc biệt ở Sri Lanka- Ảnh 3.

Đại sứ Hồ Thị Thanh Trúc giới thiệu về những cuốn sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xuất bản bằng tiếng địa phương

VŨ THƠ

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng không gian Việt Nam - Hồ Chí Minh đã được khánh thành vào ngày 25.11.2013. Đến thời điểm đó, đây là tượng đài lãnh tụ nước ngoài duy nhất được đặt ở khu vực công cộng của Sri Lanka.

"Việc dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh là minh chứng sống động nhất, là biểu tượng trường tồn của mối quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Sri Lanka.

Các thế hệ lãnh đạo và người dân Sri Lanka luôn dành tình cảm khâm phục, kính trọng và yêu quý Bác Hồ. Việc dựng tượng đài thể hiện tình cảm sâu sắc của nhân dân Sri Lanka đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh", đại sứ Hồ Thị Thanh Trúc cho biết.

Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam trải nghiệm không gian đặc biệt ở Sri Lanka- Ảnh 4.

Không gian khắc họa cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

VŨ THƠ

Tại lễ khánh thành tượng đài, Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa đã ca ngợi cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Tổng thống Sri Lanka nhấn mạnh: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng, nguồn động viên to lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc và hạnh phúc. Tượng đài Hồ Chí Minh được dựng tại Colombo là một biểu tượng vĩnh cửu của tình hữu nghị truyền thống và quan hệ tốt đẹp của nhân dân Sri Lanka và Việt Nam."

Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam trải nghiệm không gian đặc biệt ở Sri Lanka- Ảnh 5.

Thư ký Thủ tướng Sri Lanka ông Samitha Kavirathna tham quan và tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

VŨ THƠ

Đại sứ Hồ Thị Thanh Trúc cũng chia sẻ địa điểm đặt tượng Bác Hồ không chỉ là nơi tham quan của du khách, mà còn là địa chỉ thường xuyên của nhiều tổ chức như Đảng Cộng sản Sri Lanka, Hội Đoàn kết Sri Lanka - Việt Nam tổ chức các hoạt động kỷ niệm, giáo dục truyền thống về mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho các thế hệ mai sau.

Tại Sri Lanka, tiểu sử và Nhật ký trong tùcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được dịch và xuất bản bằng tiếng địa phương, nhiều lần được tái bản. Nhiều nghệ sĩ Sri Lanka sáng tác tranh, bài hát và tiểu phẩm ca ngợi Hồ Chí Minh.

Chơi lễ 30.4 và 1.5: Nơi gần TP.HCM có hồ nước 'khổng lồ', được tắm suối mát******

Khung cảnh mộng mơ

Là người thích đi du lịch, đam mê chụp ảnh, Nguyễn Hà Thanh Hải (30 tuổi), sinh sống tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đề xuất: "Dịp lễ 30.4 và 1.5 hãy đến quê hương của mình vui chơi. Bởi nơi đây có những địa điểm nổi tiếng như: bãi biển Phước Hải, cánh đồng lúa An Nhứt. Đặc biệt còn có một số địa điểm khác đang được nhiều người trẻ quan tâm là các hồ nước "khổng lồ" như: Suối Môn, Bà Tô".

Nói đến hai hồ nước "khổng lồ" Suối Môn hay Bà Tô, Thanh Hải cho hay: "Tuy chỉ là những hồ nước thủy lợi nhưng lại có khung cảnh mộng mơ. Mùa hè tới rồi, ngoài đi biển, mình còn dành thời gian đến các hồ này để ngắm nhìn những sự xinh đẹp giản đơn".

Theo Hải, con đường bờ hồ Suối Môn vẫn đang trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, mỗi chiều vẫn có thể đến đây ngồi nhìn mặt hồ yên ả, nghe tiếng gió rì rào thổi bên tai, ngắm thời khắc mặt trời buông xuống sau những rừng cây, ngọn núi. 

434560106_18163032475306514_1400617235452631849_n.jpg

Đón gió tại hồ Suối Môn

THANH HẢI

"Dù đi đến đây thời điểm nào trong ngày, miễn là trời trong veo nắng thì mình vẫn sẽ có những rung cảm riêng biệt. Thú thật, có mấy địa điểm ở địa phương tưởng chừng bình thường nhưng lại trở nên đặc biệt đối với những người thích nắng hè và thiên nhiên như mình", Hải nói.

Theo Hải, hồ Bà Tô (thị trấn Phước Bửu, H.Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là một địa điểm cực kỳ xinh đẹp, được ví như biểu tượng tại địa phương này. Khu vực công viên quanh hồ được chỉnh trang rất chỉn chu, thích hợp cho việc đi dạo, tập thể dục và chụp ảnh. Xung quanh hồ có nhiều quán cà phê thoáng đãng, ngắm trọn vẹn sự rộng lớn của hồ nước.

433105392_18161400445306514_7294886206423194926_n.jpg

Cây hoa giấy "cô đơn" tại hồ Bà Tô đang được người trẻ tìm kiếm trên mạng xã hội

NVCC

"Những cây hoa giấy rực rỡ bên công viên Bà Tô đã thu hút mọi người. Mình đi loanh quanh hồ vui chơi, chụp hình, viết bài ngắn rồi đăng lên mạng xã hội để chia sẻ cảm xúc, trải nghiệm...", Hải cho hay.

433117746_18161400454306514_2637500176741334200_n.jpg

Hải thích những cảnh vật thiên nhiên

NVCC

433114090_18161400472306514_1733900925232084057_n.jpg

Có nhiều khung cảnh đẹp tại công viên Bà Tô

THANH HẢI

Thanh Hải cũng rất thích kết nối với thiên nhiên bằng việc đi loanh quanh rồi ngồi lại ngắm nhìn, quan sát, lắng nghe và cảm nhận. "Những điều này nghe có vẻ giản đơn và nhàm chán nhưng với mình thì đó là một liệu pháp tuyệt vời để giúp cho chúng ta luyện tập được sự an tĩnh", Hải nói thêm.

Địa điểm "trốn" nóng tuyệt vời

Anh Tạ Thanh Sang (33 tuổi), ngụ tại tỉnh Long An, hiện đang là trưởng nhóm Camping in VietNam - Cộng đồng thích cắm trại Việt Nam trên Facebook, đề xuất: "Nếu muốn đi du lịch tiết kiệm chi phí, có cảnh đẹp thì suối Thủy Nguyệt Cốc thuộc xã Gia Bắc, H.Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, là địa điểm đáng được quan tâm. Xuất phát từ TP.HCM, mình chỉ mất khoảng 5 tiếng đồng hồ đi bằng xe gắn máy để đến nơi này".

134439759_1381283752207007_5790710254410095785_n.jpg

Cảnh vật tuyệt đẹp tại Thủy Nguyệt Cốc

THANH SANG

Theo anh Tạ Thanh Sang, Thủy Nguyệt Cốc là 1 cụm thác 3 tầng (thác chính cao khoảng 15 m). "Các bạn ở TP.HCM có thể đến đây theo hướng quốc lộ 1 rồi đến Phan Thiết sau đó men theo quốc lộ 28. Hoặc di chuyển theo quốc lộ 20 đến H.Di Linh rồi men theo quốc lộ 28. Đoạn đường vào thác không có nhà dân nên các bạn hãy gửi phương tiện di chuyển tại làng (xã Gia Bắc - PV) rồi thuê xe ôm chở vào đầu cung đường đi bộ đến thác", anh Sang cho hay.

134432148_1381283818873667_7503402959671809850_n.jpg

Đoạn đi bộ đến thác khoảng 4 km

NVCC

"Đoạn đi bộ đến thác dốc liên tục khoảng 4 km. Trên đường có đi qua con suối nhỏ các bạn có thể lấy nước để dùng hoặc rửa mặt. Xã Gia Bắc khá nhỏ, thực phẩm không đa dạng vì thế các bạn nên chuẩn bị trước đồ ăn. Trong làng có bán gà, thịt lợn, nhu yếu phẩm...", anh Sang nói thêm.

Tại suối Thủy Nguyệt Cốc, anh Sang cùng bạn bè ngâm mình bên dòng nước trong vắt, ngắm nhìn thiên nhiên hoang dã xung quanh. "Tối đến, mình cắm trại, đốt lửa và nướng thịt. Cả nhóm ngồi nhâm nhi thức ăn, chuyện trò bên nhau rồi nghe tiếng nước chảy...", anh Sang kể lại.

134108271_1381283668873682_1007369596152412108_n.jpg

Khu vực Thủy Nguyệt Cốc còn hoang sơ, yên tĩnh

NVCC

Anh Sang nói thêm: "Sáng sớm mở cửa lều, mình tiếp tục đón nhận bầu không khí trong lành, nghe tiếng chim hót líu lo, thưởng thức một ly mì cay nóng hổi. Tất cả đã giúp mình xóa tan những muộn phiền của cuộc sống thường nhật… Tổng chi phí cho hành trình này khoảng 1 triệu đồng. Mình tin rằng thác Thủy Nguyệt Cốc là một địa điểm không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giúp bạn "trốn" nóng tuyệt vời trong dịp lễ 30.4 và 1.5 sắp đến".

Thuế thu nhập cá nhân đã quá lạc hậu******

Chưa mừng tăng lương, lại lo tăng thuế

Từ ngày 1.7, thu nhập của người lao động sẽ được tăng lên khi một loạt quyết định về lương sẽ chính thức có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa thu nhập tính thuế của người lao động cũng sẽ tăng. Theo dự thảo của Bộ LĐ-TB-XH, mức lương tối thiểu đối với người lao động tăng 6% so với mức hiện hành, tương ứng tăng từ 200.000 - 280.000 đồng tùy vùng. 

Bên cạnh đó, tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Dự kiến, kể từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hằng năm khoảng 7%. Lương tăng sẽ là niềm vui nhưng niềm vui này lại không trọn vẹn khi quy định về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) lại đứng yên, đồng nghĩa với việc một số người khi được tăng lương lại phải đóng thuế cao hơn.

Thuế thu nhập cá nhân đã quá lạc hậu- Ảnh 1.

Quy định về thuế TNCN giữ nguyên sau 12 năm quá lạc hậu so với thực tế

Ngọc Dương

Chị K.T (Q.3, TP.HCM) kể lại kỳ tăng lương tháng 7.2023 của chị được thêm hơn 700.000 đồng do lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, chưa kịp mừng thì nhận thông tin bị trừ thuế TNCN hơn 36.000 đồng do mức lương đã tăng lên gần 11,8 triệu đồng/tháng, thuộc ngưỡng phải chịu thuế. 

"Nghe lương tăng cũng vui nhưng không nhiều mà bỗng dưng trở thành người phải nộp thuế TNCN. Đợt này thì tăng lương tối thiểu, lương của công chức và trong đó chồng mình thuộc đối tượng điều chỉnh. Do chưa biết mức tăng nên cũng không biết thế nào, có thể bị rơi vào trường hợp giống mình vì đã gần ngưỡng mức đóng thuế. Phải chi ngưỡng giảm trừ gia cảnh (GTGC) được nâng theo lương thì đỡ hơn, vì mức lương tăng cũng không cao và vẫn chưa đủ chi tiêu khi giá hàng hóa còn tăng cao hơn nhiều", chị K.T chia sẻ.

Kế toán trưởng một doanh nghiệp tại TP.HCM nói với cách tính lương thay đổi vào đầu tháng 7, người lao động sẽ có mức tăng thu nhập từ vài trăm lên vài triệu đồng mỗi tháng. Điều này đồng nghĩa số thuế TNCN phải nộp cũng tăng theo.

Tiền thưởng tết có phải đóng thuế thu nhập và bảo hiểm xã hội không?

Thời gian qua, lương cơ sở, lương tối thiểu đã được Chính phủ tăng nhiều lần nhằm đảm bảo đời sống của người dân. Cụ thể, từ năm 2014 đến nay, lương tối thiểu vùng đã trải qua 8 lần điều chỉnh với mức tăng từ 5,5 - 15% mỗi năm. Đồng thời mức đề xuất mới tăng khoảng 11% so với năm 2013 và tăng 12,2% so với năm 2020. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người của người lao động tăng qua các năm. 

Theo công bố của Bộ Tài chính trước đây thì vào năm 2021, thu nhập bình quân đầu người là 4,2 triệu đồng/tháng, đến 2023 ước đạt 4,95 triệu đồng/người/tháng, tăng gần 280.000 đồng/người/tháng, tương ứng với tăng 5,9% so với thu nhập bình quân năm 2022. Như vậy, 3 năm trước, mức GTGC trong tính thuế TNCN là 11 triệu đồng/tháng, bằng hơn 2,6 lần so với thu nhập bình quân đầu người thì đến nay khi thu nhập bình quân tăng mà mức GTGC giữ nguyên nên chỉ còn 2,3 lần.

Thời gian qua, nhiều chuyên gia kinh tế, đại biểu Quốc hội đã kiến nghị cần phải sửa đổi thuế TNCN khi nhiều quy định đã lạc hậu. Mới nhất, trong phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18.3 vừa qua, nhiều đại biểu phản ánh mức GTGT cho người nộp thuế TNCN hiện nay không còn phù hợp với các chỉ số lạm phát tăng và tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. 

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng thừa nhận vừa qua đã có nhiều cơ quan báo chí nêu mức GTGC của thuế TNCN không còn phù hợp với điều kiện hiện nay khi thời giá ngày một cao. Với những người phụ thuộc, nuôi con nhỏ thì thu nhập thành thị không đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, theo kế hoạch, sắp tới trong năm 2025 Bộ Tài chính mới bắt đầu sửa luật Thuế TNCN. Lúc đó mới xây dựng lại yếu tố về GTGC trình Chính phủ, Chính phủ trình với Thường vụ Quốc hội. Dự kiến sau khi Quốc hội ban hành quy định sửa đổi thì đến năm 2026, các quy định hiện tại mới được thay đổi.

Mọi thứ đều tăng, chi phí 4,4 triệu/người làm sao đủ ?

Luật Thuế TNCN được ban hành vào năm 2007 và áp dụng từ đầu năm 2009. Lần sửa luật gần nhất là vào cuối năm 2012, đến nay đã 12 năm. Trong đó, vào đầu tháng 7.2020, do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm luật này có hiệu lực nên Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức GTGC lên 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc. 

Thế nhưng, sau gần 4 năm, giá cả thực tế đã tăng cao trong khi thu nhập lại giảm nên nhiều người làm công ăn lương tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM dù đang đóng thuế TNCN nhưng lại càng phải thắt lưng buộc bụng. Hay nói cách khác, những người lao động đang phải đóng thuế ở bậc 1, bậc 2 hiện nay chỉ ở mức đủ sống mà thôi. Để dễ hình dung hãy so sánh, giá mỗi lít xăng RON 95 vào giữa tháng 7.2020 chỉ 15.370 đồng/lít thì nay là 24.284 đồng/lít, tăng gần 9.000 đồng/lít, tương đương gần 60%. Xăng tăng thì hàng hóa thiết yếu cũng tăng theo dù ít hay nhiều. 

Điều này khiến nhiều gia đình phải chắt bóp chi tiêu dù họ vẫn đang thuộc nhóm phải đóng thuế TNCN. Chị Ngọc Ánh (Q.Tân Bình, TP.HCM) lấy ví dụ một tô phở ở TP.HCM trước năm 2020 chỉ khoảng 30.000 - 35.000 đồng thì nay đã lên 55.000 - 60.000 đồng; tiền gửi xe máy khoảng 2.000 - 5.000 đồng/chiếc hiện nay hầu hết lên 5.000 - 10.000 đồng. Hay con gái lớn của chị vào Trường ĐH Ngoại thương năm 2017 đóng học phí 18 triệu đồng/năm thì đến nay con thứ hai đang học năm nhất đã đóng 25 triệu đồng/năm. Hai vợ chồng chị làm ở một doanh nghiệp tư nhân, sau khi khấu trừ GTGC cho hai con vẫn thuộc diện đóng thuế TNCN ở bậc 2. Từ sau đại dịch Covid-19 đến nay công ty cũng khó khăn, đã 3 lần phải giảm lương nên thuế TNCN cũng giảm xuống chỉ còn đóng ở bậc 1. 

"Tất cả mọi chi phí đều tăng, từ bó rau, chai dầu ăn, nước mắm… hay chỉ là ổ bánh mì ăn sáng. Vậy mức GTGC cho một người phụ thuộc hiện 4,4 triệu đồng/tháng làm sao đủ? Ngay cả một em bé đang học tiểu học dù đã được miễn học phí nhưng tiền bán trú, mua đồng phục, học thêm ngoại ngữ, các môn ngoại khóa tối thiểu cũng lên đến 6 - 7 triệu đồng/tháng. Đó là chưa kể chi phí khám chữa bệnh, giải trí tối thiểu cho gia đình. Mang tiếng có thu nhập đóng thuế nhưng có khi hết tháng không còn tiền, không thể tích lũy được gì nữa", chị Ngọc Ánh nói.

Thuế thu nhập cá nhân đã quá lạc hậu- Ảnh 2.

Giá hàng hóa đã tăng mạnh trong những năm qua nhưng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế TNCN vẫn đứng yên

Nhật Thịnh

Ngoài mức GTGC, hàng loạt quy định khác cũng đã quá lạc hậu. Chẳng hạn, người có thu nhập 1 triệu đồng/tháng vẫn không được tính là người phụ thuộc; thu nhập vãng lai từ 2 triệu đồng phải đóng thuế... trong khi mức này là thấp hơn cả hộ nghèo mà Chính phủ quy định.

TS Châu Huy Quang, luật sư điều hành Hãng luật Rajah & Tann LCT, nhận định việc mới chỉ điều chỉnh tăng lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng mà chưa điều chỉnh đồng thời quy định thuế TNCN là chưa có sự đồng bộ và làm giảm ý nghĩa của chính sách tăng lương. Bởi lẽ, thu nhập thực tế của người làm công ăn lương có thể sẽ không tăng hoặc tăng không đáng kể, khi mà họ có thể "đột nhiên" trở thành đối tượng chịu thuế TNCN và bị khấu trừ một khoản ngay sau điều chỉnh tăng lương. 

Trong khi đó, thực tế hiện nay là cứ mỗi khi nhà nước tăng lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng thì giá cả hàng hóa và chi phí sinh hoạt lại tăng thêm một mức mới. Điều này khiến đời sống thực tế của nhiều người có thể khó khăn hơn so với trước khi tăng lương. Rõ ràng, càng kéo dài thời điểm sửa luật thuế TNCN thì sẽ càng kéo dài bất cập này. Do đó, ông cho rằng Chính phủ có thể xem xét áp dụng sớm các chính sách kèm theo, như miễn giảm thuế TNCN khi tăng lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng để bảo đảm thu nhập thực tế của người làm công ăn lương không bị suy giảm.

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai: "Đặc biệt đề nghị sớm sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân"

Cấp bách sửa luật

Chuyên gia về thuế, luật sư Trần Xoa (Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang) cảm thán người lao động nghe lương tăng chưa kịp mừng thì đã phải đóng thuế tăng theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Tăng 10 đồng, đóng thuế đến mấy đồng thì còn gì mà vui? Đó là chưa kể, tiền lương tăng lên, giá hàng hóa tiêu dùng cũng tăng, dẫn đến phần chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày cũng gia tăng qua các năm. Ông Trần Xoa cho rằng quy định mức GTGC hiện nay đã lạc hậu mà chờ đến năm 2025 mới sửa và qua năm 2026 mới áp dụng thì thật sự quá lâu. Việc sửa luật Thuế TNCN là sửa tổng thể, liên quan đến nhiều quy định khác nhau còn riêng mức GTGC đã lạc hậu, tồn tại từ nhiều năm và các cơ quan bộ ngành ai cũng thấy thì nên sửa ngay chứ không nên chờ.

"Ngay từ đầu năm, trong Nghị quyết 20 sau phiên họp thường kỳ tháng 1, Chính phủ cũng đã đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh mức GTGC trong tính thuế TNCN để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đời sống của người dân. Nếu lấn cấn về quy định tại luật Thuế TNCN là lạm phát (CPI) tăng 20% mới điều chỉnh mức GTGC thì đừng dựa vào sự bất hợp lý này. Bởi chỉ số CPI tính tổng thể trên 752 mặt hàng hóa, dịch vụ khác nhau, phục vụ cho quản lý vĩ mô. Trong khi đó, người lao động chỉ chịu tác động biến động giá ở vài chục mặt hàng hóa, dịch vụ, biến động mạnh hơn chỉ số CPI", ông Trần Xoa nói. 

Chuyên gia này dẫn chứng thêm năm 2020, chỉ số CPI tăng hơn 20% nên mức GTGC mặc nhiên được điều chỉnh theo quy định còn trong bối cảnh hiện nay, để kích cầu tiêu dùng, cũng nên điều chỉnh lại mức GTGC. Người dân có tiền thì mới có thể chi tiêu được.

"Theo thống kê, thu nhập bình quân đầu người của lao động VN tăng qua các năm nên cơ sở đề xuất mức GTGC sắp tới là 18 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế (2,5 lần thu nhập bình quân đầu người). Tuy nhiên, mức này tăng cao hơn hiện nay 7 triệu đồng/tháng nên khả năng tác động số thu ngân sách. Do đó, có thể điều chỉnh tăng lên 15 - 16 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế, còn người phụ thuộc chiếm 40%, tương ứng khoảng 6 triệu đồng/tháng. Mức này được duy trì cho đến thời điểm sửa luật Thuế TNCN. Năm nào số thu thuế TNCN cũng góp phần tăng thu cho ngân sách. 

Trong đó có đến 70% là thu nhập từ người làm công ăn lương. Do đó, mức GTGC cần được nghiên cứu điều chỉnh sớm để có thể trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 5 tới đây và áp dụng từ ngày 1.7 cùng với chính sách tiền lương nhằm chia sẻ với người lao động làm công ăn lương", luật sư Trần Xoa kiến nghị.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Tú, Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, cho rằng với biểu thuế lũy tiến từng phần của sắc thuế TNCN thì "thuyền lên, nước lên", thu nhập càng tăng thì số thuế phải đóng cũng lên theo. Mức GTGC không thay đổi thì việc tăng lương cũng không như kỳ vọng. 

Ông phân tích bất cập lớn nhất của thuế TNCN hiện nay là quy định mức GTGC bằng một số tiền cụ thể, được áp dụng trong nhiều năm liên tục. Trong khi đó, giá cả hàng hóa, dịch vụ thay đổi hằng ngày. Giá một tô phở hiện nay đã tăng lên so với cách đây 4 năm; những mặt hàng trong rổ tính CPI như ăn uống, học hành, y tế tăng lên rất nhiều; Chính sách lương cũng được thay đổi liên tục hằng năm để bù đắp cho người lao động phần nào mà GTGC lại bất động, đứng yên là quá vô lý. 

Chưa kể, nếu so sánh với thuế thu nhập doanh nghiệp mới thấy người làm công ăn lương đang chịu thiệt thòi. Từ khi luật Thuế thu nhập ra đời, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 32%, thuế TNCN cao nhất là 35%. Từ đó đến nay, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đã được giảm xuống 20% nhưng biểu thuế suất TNCN vẫn còn giữ mức 35%. Chính vậy không nên máy móc chờ CPI tăng lên 20% mới thay đổi mức GTGC mà Chính phủ cần sớm tăng mức này lên nhằm tránh gánh nặng thuế cho người dân. 

Đây cũng là vấn đề cấp bách mà nhiều đại biểu Quốc hội đã đề cập mấy năm qua. Không nên trì hoãn đến năm 2025 mới đưa ra sửa đổi quy định này cùng với luật Thuế TNCN. Để làm nhanh trong năm 2024, ông Nguyễn Ngọc Tú kiến nghị Bộ Tài chính có thể đưa ra mức tăng GTGC sớm để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. 

Càng chờ, quy định về thuế TNCN càng lạc hậu

Nếu chờ đến năm 2025 mới đưa ra mức GTGC, qua năm 2026 mới áp dụng luật Thuế TNCN sửa đổi, bổ sung thì mức GTGC lại càng lạc hậu. Từ sau đại dịch Covid-19, nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cũng cắt giảm chi phí nhiều để tồn tại, trong đó có cả lương của người lao động. Thêm vào đó, giá cả hàng thiết yếu tăng cao, nhưng thuế TNCN không có sự điều chỉnh, làm cho đời sống cá nhân có nhiều khó khăn. Với mức lương tối thiểu tăng lên, nên xem xét thực hiện GTGC theo tỷ lệ mức lương tối thiểu vùng hay hỗ trợ người lao động bằng chính sách miễn, giảm thuế TNCN như đã từng áp dụng năm 2019.

Ông Nguyễn Đức Nghĩa, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM

Cần nhìn nhận đúng đối tượng chịu thuế

Thuế TNCN mục đích ban đầu chỉ đánh vào đối tượng có thu nhập cao trong xã hội. Do đó, các nhà lập pháp nên nhìn nhận đúng đối tượng chịu thuế thì mới hạn chế tình trạng lạc hậu chính sách sau khi ban hành. Đáng lưu ý, ngưỡng thu nhập chịu thuế TNCN đã được đề xuất tham khảo theo các nghiên cứu cũng có thể sẽ trở lên lạc hậu ở thời điểm hiện tại nếu như chậm ban hành chính sách.

TS - luật sư Châu Huy Quang

Đề xuất cắt giảm từ 7 bậc thuế xuống 5 bậc

Sau khi rà soát và tổng hợp báo cáo từ các bộ, ngành, Bộ Tư pháp cho biết có 22 điều trong luật Thuế TNCN cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung. Trong đó chủ yếu liên quan đến thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế, cơ sở tính thuế và phương pháp xác định số thuế phải nộp đối với một số khoản thu nhập, thuế suất, mức GTGC và các nhóm vấn đề mang tính kỹ thuật khác. Chẳng hạn, biểu thuế lũy tiến từng phần hiện gồm 7 bậc với các mức thuế suất từ 5 - 25%. Qua rà soát cơ cấu biểu thuế hiện nay và nghiên cứu xu hướng cải thiện về mức sống dân cư trong thời gian tới cũng như kinh nghiệm quốc tế, có thể nghiên cứu để cắt giảm từ 7 xuống còn 5 bậc thuế; cùng với việc xem xét nới rộng khoảng cách thu nhập trong các bậc thuế, đảm bảo điều tiết ở mức cao hơn vào những người có thu nhập ở bậc thuế cao. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đề xuất mức GTGC cụ thể cần được nghiên cứu, tính toán một cách kỹ lưỡng…

Thuế thu nhập cá nhân đã quá lạc hậu- Ảnh 3.

 

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư