Tin tức: 0791-86849275 Quảng cáo: 0791-86847125 Đóng góp: [email protected]
 

vị trí hiện tại của bạn: Nền tảng công nghệ tích hợp truyền thông Mạng Văn minh Việt Nam  >  Xây dựng nền văn minhXây dựng nền văn minh  >  Xây dựng nền văn minh

ket qua bong da cup c1 hom nay_suncity cách nhận khuyễn mãi

xs24h truc tiep

{time   Tác giả: Đạt La  Chỉnh sửa: Hào Phùng   Nguồn: Nhật báo Giang Tây

  Vài giờ nữa sẽ bắt đầu nhật thực 'trăm năm có một': Người Việt có thể quan sát trực tuyến******

Theo Livescienes, hôm nay 8.4, nhật thực toàn phần sẽ được nhìn thấy ở miền bắc Mexico, một phần của 15 tiểu bang của Mỹ và miền đông nam Canada.

Đây sẽ là một trong những nhật thực được theo dõi nhiều nhất từ trước đến nay với hơn 32 triệu người sống trong đường nhật thực toàn phần, một tuyến đường rộng 185 km xuyên qua Bắc Mỹ, nơi mặt trăng sẽ bao phủ 100% đĩa mặt trời.

Quan sát trực tuyến ở đâu?

Nếu không thể tận mắt chứng kiến nhật thực, bạn có thể xem tất cả các diễn biến diễn ra trên trang web của Livescience, Space.com. Theo đó, chương trình phát trực tiếp bắt đầu lúc 1 giờ chiều theo giờ EDT ngày 8.4 (tức 0 giờ ngày 9.4 theo giờ Việt Nam).

Vài giờ nữa sẽ bắt đầu nhật thực 'trăm năm có một': Người Việt có thể quan sát trực tuyến- Ảnh 1.

Dù không thể trực tiếp theo dõi nhật thực lần này, tuy nhiên người Việt Nam vẫn có thể quan sát trực tuyến

CAO AN BIÊN

Livescienescho biết lúc xảy ra nhật thực toàn phần, mặt trăng di chuyển giữa trái đất và mặt trời, có kích thước gần như giống hệt mặt trời. Trong thời gian toàn phần, mặt trăng chặn toàn bộ đĩa mặt trời trong vài phút (thời gian toàn phần phụ thuộc vào nơi bạn đang xem nó).

Trang web Skywatching, timeanddate.com cũng sẽ đưa tin về nhật thực toàn phần từ đầu đến cuối bằng blog trực tiếp và phát trực tiếp của họ, trong đó có các báo cáo tiến độ theo thời gian thực và thông tin cơ bản. Người yêu thiên văn có thể theo dõi thông tin ở đây.

Space.comcho hay, khu vực bờ biển Thái Bình Dương của Mexico sẽ là địa điểm đầu tiên ở Bắc Mỹ quan sát được nhật thực toàn phần, bắt đầu từ 11 giờ 7 phút sáng ngày 8.4 giờ địa phương (khoảng 1 giờ 7 phút rạng sáng ngày 9.4 theo giờ Việt Nam).

Anh Nguyễn Tấn (25 tuổi, ngụ Q.8) cho biết là người yêu thích các hiện tượng thiên văn, anh sẽ không bỏ lỡ lần nhật thực này. Dù ở Việt Nam không trực tiếp quan sát được, tuy nhiên anh dự định sẽ theo dõi những hình ảnh nhật thực trên các trang web phát trực tiếp.

Vài giờ nữa sẽ bắt đầu nhật thực 'trăm năm có một': Người Việt có thể quan sát trực tuyến- Ảnh 2.

Nhật thực toàn phần 2024 được xem là nhật thực "trăm năm có một"

HAAC

“Mình có biết một số trang thông tin nước ngoài về thiên văn phát hiện tượng này, nên cũng hồi hộp để xem. Lúc xảy ra nhật thực, ở Việt Nam cũng đã khuya, nhưng với mình đó là thời điểm lý tưởng vì không bận công việc. Dù sao cũng còn rất rất lâu mới xảy ra nhật thực hiếm có này nên xem online cũng là một điều thú vị”, anh cho biết.

Vì sao là nhật thực "trăm năm có một"?

Space.com cho biết khi nhật thực toàn phần kéo dài hơn 4 phút thì chắc chắn nó phải được coi là nhật thực đặc biệt. Bởi, trong 100 năm qua, từ năm 1925 đến năm 2024, thời gian tối đa của tổng số 75 lần nhật thực mà các nhà khoa học đã khảo sát, trung bình là 3 phút 13 giây. Nhật thực toàn phần sắp tới vào ngày 8.3, theo dự báo sẽ đạt thời lượng tối đa là 4 phút 28,2 giây ở phía bắc miền trung Mexico.


  Việt Trì sẽ phát triển theo 8 phân khu, có Khu di tích Đền Hùng******

Ngày 17/4, UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) đến năm 2040.

Mục tiêu điều chỉnh nhằm cụ thể hóa định hướng Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và xây dựng Việt Trì xứng tầm là đô thị loại I, thành phố trung tâm của tỉnh Phú Thọ, trung tâm vùng, cực phát triển phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội.

Việt Trì sẽ phát triển theo 8 phân khu, có Khu di tích Đền Hùng - 1

Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Ảnh: Cổng TTĐT Phú Thọ).

Quy hoạch vừa được duyệt nêu rõ, thành phố Việt Trì được phát triển theo mô hình "Một hành lang, một vành đai xanh". Với cấu trúc đô thị dựa trên trục đường Hùng Vương, Nguyễn Tất Thành từ Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến ngã ba Bạch Hạc sẽ hình thành trục không gian về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Các tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai và các tuyến kết nối không gian tới Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc cũng sẽ tạo nên các không gian phát triển gắn kết giữa đô thị hiện hữu với các vùng phát triển mới. Vành đai sông Hồng, sông Lô tạo nên vành đai xanh bao quanh thành phố - không gian cảnh quan, sinh thái tạo hình ảnh đô thị và kết hợp phát triển dịch vụ, du lịch.

Việt Trì sẽ mở rộng khu vực nội thị về phía Đông Bắc (xã Sông Lô, xã Trưng Vương, xã Phượng Lâu), hướng mở về sông Lô, khai thác các vùng trũng gắn với các hoạt động đô thị sinh thái, dịch vụ du lịch.

Thành phố ngã ba sông định hướng phát triển không gian theo 8 phân khu, gồm: Khu di tích văn hóa lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng; Khu trung tâm hiện hữu - Trung tâm hành chính, chính trị; Khu đô thị thương mại - dịch vụ, văn hóa - thể thao, y tế mới (thông minh); Khu đô thị du lịch - dịch vụ (phát triển xanh); Khu phức hợp công nghệ cao - đô thị thông minh; Khu đô thị dịch vụ hỗ trợ công nghiệp; Làng sinh thái kết hợp du lịch - dịch vụ; dải không gian ven sông (bãi bồi).

Việt Trì sẽ phát triển theo 8 phân khu, có Khu di tích Đền Hùng - 2

"Biển người" đổ về Khu di tích lịch sử Đền Hùng ngày 14/4 vừa qua (Ảnh: Phú Thọ TV).

Tổng thể thành phố bao gồm 3 vùng cảnh quan chính: Vùng 1 trọng tâm là Khu di tích lịch sử Đền Hùng - vùng núi Nghĩa Lĩnh.

Vùng 2 là vùng trung tâm các phường hiện hữu, là dải đất dọc hai bên trục đường Hùng Vương và Nguyễn Tất Thành.

Vùng 3 là vành đai ven sông Hồng, sông Lô gồm dải đô thị hỗn hợp ven sông (trong đê); dải bãi bồi ven sông là không gian xanh, hạn chế xây dựng (ngoài đê).

Theo điều chỉnh quy hoạch chung, diện tích tự nhiên của Việt Trì trên 11.149ha; dự báo quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 380.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 290.000 người. Đến năm 2040, dân số toàn thành phố khoảng 500.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 440.000 người.

  Cô gái duy nhất lái tàu metro Bến Thành******

Đang là giáo viên mầm non đi học văn bằng 2 để chuyển sang làm giáo viên tiểu học, chị Phạm Thị Thu Thảo (36 tuổi) nhìn thấy bản tin tuyển dụng lái tàu metro. 

5 ngày suy nghĩ, chị nộp đơn đăng ký và đây cũng trở thành bước ngoặt của cô giáo khi bắt đầu học, làm việc trong môi trường toàn đấng mày râu.

"Điều khiển đoàn tàu chạy rất sướng"

Chúng tôi hẹn gặp nữ lái tàu Thu Thảo khi chị vừa kết thúc khóa đào tạo thực tế lái tàu điện metro tại Nhật Bản. Chị Thảo gây ấn tượng với vẻ ngoài năng động, tự tin, gương mặt tươi tắn cùng nụ cười duyên dáng.

Chị Thảo là nữ duy nhất trong lớp học kỹ thuật viên lái tàu cho tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên vừa kết thúc quá trình đào tạo.

Tự hào lái 'ước mơ' của người dân TP.HCM - Ảnh 1.

Đang trong thời gian học văn bằng 2 để đi dạy tiểu học, chị Thảo quyết định đăng ký tuyển dụng đào tạo lái tàu metro

Nhật Thịnh

Nữ lái tàu duy nhất của tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên

Sau 15 tháng học lý thuyết về động lực hãm đoàn tàu, kết cấu tàu trên máy mô phỏng theo tài liệu của tuyến Cát Linh – Hà Đông để nắm kiến thức cơ bản, chị Thảo cùng lớp học thực hành tại Hà Nội.

"Cảm giác lần đầu tiên ngồi vào cabin điều khiển cần lái rất hồi hộp nhưng khi điều khiển được tàu chạy rồi thì cảm giác rất là sướng, bao nhiêu mong ước nay mình đã thực hiện được", chị xúc động kể.

Với sự hướng dẫn của những người đi trước, nữ lái tàu metro số 1 nhận xét, lái tàu metro khó nhất là dừng, đỗ đúng vị trí. Với ô tô, khi dừng xe, người điều khiển có thể cho dừng bất cứ đâu, nhưng với tàu metro, lái tàu phải dừng đúng vị trí trong sân ga thì cửa tàu mới mở, hành khách mới có thể lên xuống.

Công việc này cho chị Thảo cơ hội là một trong những người đầu tiên trải nghiệm tuyến metro số 1

Nhật Thịnh

Từng ngồi tàu metro ở khoang hành khách mỗi lần tàu chạy thử trên tuyến Bến Thành - Suối Tiên, chị Thảo rất ấn tượng với khung cảnh TP.HCM nhìn từ đường sắt trên cao - một góc nhìn hoàn toàn mới lạ.

Chị chia sẻ: "Trước giờ mình không có cơ hội trực tiếp nhìn thành phố từ trên cao mà chỉ qua tranh ảnh, ti vi. Khung cảnh ấy thật đặc biệt, dù mọi thứ đều rất quen thuộc nên mình nghĩ ai được trải nghiệm này cũng đều rất thích. Ngược lại, khi ngồi trong buồng lái, mình tập trung cho công việc, nhìn tín hiệu tàu nên không ngắm nhìn cảnh như ngồi ở khoang hành khách nữa".

Tôi thấy phụ nữ làm nghề này vất vả vì phải biết cân đối giữa gia đình – công việc. Thảo là "bông hồng" duy nhất trong lớp cũng là lớp trưởng nên luôn khéo léo, có cách ứng xử hay giúp kết nối mọi người.

Anh Nguyễn Xuân Tú (38 tuổi, kỹ thuật viên lái tàu metro số 1)

Chị Thảo có thời gian dài làm giáo viên mầm non trước khi chuyển sang học kỹ thuật lái tàu điện

NVCC

Nữ lái tàu duy nhất của tuyến metro số 1 cho biết đặc biệt ấn tượng với đoạn đường sắt qua nhà ga Ba Son ôm cua một vòng đi đến ga Văn Thánh. Nhịp sống của thành phố năng động khi đó mở ra trước mắt một bên là bờ sông Sài Gòn với cây cầu biểu tượng, một bên là những tòa cao ốc cùng xe cộ tấp nập trên đường.

Lái tàu có khô khan?

Chuyển nghề từ giáo viên sang kỹ thuật khi mọi thứ đang ổn định, đó có phải là quyết định liều lĩnh? - PV đặt câu hỏi. 

Chị Thảo suy nghĩ rồi cười đáp: "Mình cũng hỏi ý kiến gia đình, gia đình nói là con thích thì con cứ thử và mình quyết định nộp hồ sơ ứng tuyển. Khi trúng tuyển, học xong tôi cũng không báo cho đồng nghiệp cũ biết. Môi trường đi dạy và lái tàu khác nhau hoàn toàn, nhưng tôi thấy lái tàu không khô khan".

Chị Thảo hiện là "bóng hồng" duy nhất lái tàu metro số 1

Nhật Thịnh

Trong lớp học có đến 57 nam, chị Thảo được bầu làm lớp trưởng - người kết nối các thành viên trong lớp với nhau. Ngày đầu bước chân vào lớp, thấy chỉ một mình mình là nữ, chị có chút ngại ngùng, nhưng 1 tháng sau, cảm giác ấy mới dần tan biến khi chị hiểu hơn về các bạn trong lớp. Sự ngại ngùng của ngày đầu đã chuyển qua thành cảm xúc tự hào.

Nhắc về học của mình, "bóng hồng" duy nhất của lớp đào tạo cho biết dù thời gian không quá dài nhưng mọi người đã có rất nhiều kỷ niệm. Trong đó, kỷ niệm chị nhớ nhất là 20.10 năm ngoái.

Tự hào lái 'ước mơ' của người dân TP.HCM - Ảnh 5.

Kỹ thuật viên lái tàu phải qua thời gian đào tạo 19 tháng

Nhật Thịnh

"Vào giờ nghỉ giải lao buổi sáng mình đang ăn bánh mì và đang lướt điện thoại nghe cả lớp tiếng vỗ tay. Ngước lên thấy các bạn nam đang bưng hoa và một thùng quà rất to tiến về phía mình. Bên trong thùng quà là hộp sữa, bịch đường, chai nước tương… Mình bất ngờ vì các bạn lại dễ thương đến vậy", chị bộc bạch.

Công việc lái tàu yêu cầu về giờ giấc gắt gao nên tôi nghĩ phụ nữ sẽ khó khăn và cực hơn. Ở khoang buồng lái cũng rất nắng, có thể ảnh hưởng đến làn da của chị em.

Trong lớp, chị Thảo luôn thân thiện, vui vẻ, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Người ta hay nói "phụ nữ chân yếu tay mềm" nhưng với chị Thảo không phải vậy, chị rất bản lĩnh, kiên định nên tôi chưa thấy có điều gì là trở ngại với chị.

Anh Nguyễn Đức Lợi (30 tuổi, kỹ thuật viên lái tàu metro số 1)

Theo chị Thảo, lái tàu điện là công việc có nhiều đấng mày râu nhưng điều này không có nghĩa là phụ nữ không làm được. Chị cho rằng, dù bất kỳ việc gì thì chỉ cần đam mê, yêu nghề, dành thời gian học hỏi, luyện tập thì nam hay nữ đều có thể làm được.

Thay đổi

Chưa từng trải nghiệm đi tàu metro trước đó, nhưng khi thấy bản tin tuyển dụng, chị Thảo lại quyết định chuyển nghề. "Đó chắc là duyên", chị dí dỏm nói.

Từ giáo viên thướt tha trong tà áo dài, giày cao gót chuyển sang làm kỹ thuật viên lái tàu metro, chị Thảo thường xuất hiện với vẻ ngoài năng động cùng đôi giày thể thao. Chính thay đổi môi trường làm việc này đã giúp chị Thảo cảm thấy bản thân bản lĩnh hơn, có trách nhiệm hơn và biết phấn đấu vì những mục tiêu do chính mình đặt ra.

Nữ lái tàu metro số 1 thừa nhận bản lĩnh hơn khi bước vào môi trường làm việc này

Nhật Thịnh

Nghỉ dạy hơn 3 năm, nhưng mỗi lần gần đến ngày 20.11, chị lại có chút bồi hồi, nhớ về đám học trò nhỏ. Dù vậy, chị vẫn không hối tiếc vì đã chọn bước ngoặt cho nghề nghiệp của mình khi ngoài 30 tuổi.

"Khi được là một trong những thành viên đầu tiên trải nghiệm và đưa người dân đi lại trên tàu metro mình thấy rất vinh dự và tự hào vì đây là ước mơ của mình cũng như điều trông chờ của người dân thành phố", chị nói.

Tự hào lái 'ước mơ' của người dân TP.HCM - Ảnh 8.

Chị Thảo đặc biệt ấn tượng với khung cảnh TP.HCM nhìn từ bên sông qua đoạn nhà ga Ba Son

Nhật Thịnh

Nữ lái tàu duy nhất của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên cho biết, nghề lái tàu yêu cầu khám sức khỏe theo quy định của ngành đường sắt, chuyên môn yêu cầu có thêm bằng trung cấp lái tàu điện, bằng chuyển giao công nghệ của tuyến và thi đậu sát hạch để lấy giấy phép lái tàu.

Chính môi trường này cũng cho chị cơ hội được tham gia khóa đào tạo thực tế ở Nhật - đất nước có nền đường sắt đô thị phát triển. 

Chị bày tỏ: "Ở Nhật tàu điện là phương tiện thân thuộc, được người dân sử dụng hằng ngày. Mình hy vọng sau này ở TP.HCM cũng vậy. Tới giờ mình vẫn rất là tự hào mình cảm giác rất yêu nghề lái tàu, mình nghĩ quyết định ngày trước mình không theo sư phạm nữa mà qua công việc lái tàu là hoàn toàn đúng đắn".

Nữ lái tàu metro số 1 mong chờ ngày tuyến đường sắt chính thức đi vào hoạt động phục vụ người dân, du khách khi đến với TP.HCM

Nhật Thịnh

Yêu cầu tuyển dụng lái tàu metro

  • Tuổi từ 21 – 35
  • Sức khỏe tốt, thị lực tốt, không bị mù màu, không bị rối loạn sắc giác
  • Trách nhiệm, kỷ luật, chịu được áp lực công việc
  • Có thể xa nhà theo yêu cầu của chương trình đào tạo
  • Tốt nghiệp THPT trở lên

  Quy hoạch Hà Nội phải tái hiện được cảnh buôn bán "trên bến dưới thuyền"******

Nội dung này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh khi chủ trì cuộc họp sáng 9/4, nghe báo cáo điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội (Quy hoạch).

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết theo quy hoạch, Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế tài chính lớn, là cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của đất nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Dự thảo Quy hoạch đặt chỉ tiêu đến năm 2030, quy mô dân số khoảng 10,5 triệu người; tốc độ tăng GRDP bình quân đạt 8,5-9,5%/ năm; GRDP bình quân/người khoảng 13.500-14.000 USD.

Quy hoạch Hà Nội phải tái hiện được cảnh buôn bán trên bến dưới thuyền - 1

Toàn cảnh cuộc họp (Ảnh: Minh Khôi).

Về nhiệm vụ trọng tâm, quy hoạch nêu mục tiêu giải quyết ô nhiễm các dòng sông nội đô; xử lý ô nhiễm môi trường, không khí khu vực đô thị; giải quyết dứt điểm tình trạng ngập, úng cục bộ…

Đối với giao thông, phát triển đô thị, nông thôn, Hà Nội tập trung phát triển hạ tầng giao thông công cộng, giải quyết căn bản tình trạng ùn tắc; cải tạo các khu chung cư cũ; bảo tồn, chỉnh trang khu phố cổ, phố cũ…

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định cấu trúc không gian phát triển bao gồm: 5 không gian phát triển; 5 hành lang và vành đai kinh tế; 5 trục động lực; 5 vùng kinh tế, xã hội; 5 vùng đô thị (gồm: đô thị trung tâm; thành phố phía Tây; vùng đô thị Sơn Tây - Ba Vì; thành phố phía Bắc; đô thị phía Nam).

Cùng với TPHCM, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò là cực tăng trưởng của đất nước, đóng vai trò trọng yếu trong tam giác động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và tứ giác phát triển khu vực miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội cần có sự đồng bộ với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Liên quan đến thời kỳ trong quy hoạch, theo Phó Thủ tướng, Hà Nội nên dựa trên kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn, cần chứng minh tầm nhìn của yêu cầu quy hoạch có thể trong bao nhiêu năm thì chính xác, "nhìn rõ đến đâu thì xác định đến đó, cân nhắc và tính toán kỹ".

Theo ông, Hà Nội phải xem xét, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, báo cáo cấp thẩm quyền, xin chủ trương, kiến nghị hướng xử lý đối với những vấn đề mới đặt ra trong quy hoạch như trong thành phố có rừng, thành phố trong rừng…

Quy hoạch Hà Nội phải tái hiện được cảnh buôn bán trên bến dưới thuyền - 2

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: Minh Khôi).

Phó Thủ tướng mong muốn Quy hoạch sẽ tái hiện được một Hà Nội nghìn năm văn hiến, gắn với những con sông, nhất là sông Hồng và cảnh buôn bán tấp nập trên bến, dưới thuyền. 

Từ đó, đặt ra yêu cầu cải tạo, chỉnh trị và trả lại cho các con sông những chức năng như trước đây như là không gian mặt nước, thoát nước, thoát lũ, phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, vui chơi, giải trí.

Đề cập đến tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường, hạ tầng văn hóa xã hội quá tải, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị quy hoạch chung Hà Nội phải giải quyết các vấn đề này trong những năm tới, nếu không sẽ không thể vươn xa và vươn cao.

Về chỉnh trang đô thị, Hà Nội cần quy hoạch, sắp xếp lại, trong đó có khu vực trung tâm, khắc phục tình trạng cơ quan hành chính nằm lẫn trong khu dân cư, thương mại, dịch vụ; tránh để phố cổ là phố cũ.

Với vùng nông thôn rộng lớn, Phó Thủ tướng cho rằng, quy hoạch cần tạo sự kết nối giữa nông thôn và đô thị; nông thôn tạo thành vành đai sinh thái cho đô thị, sạch và xanh hơn, là không gian dự trữ cho phát triển.

  Ngăn chặn thả diều gần khu hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất******

Ngày 19/4, liên quan việc người dân thả diều gần khu vực hạ cánh của sân bay Tân Sơn Nhất, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Trần Doãn Mậu, Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Nam cho biết, đơn vị vừa ghi nhận tình trạng này.

Cụ thể, khoảng 17h17 ngày 14/4, chuyến bay VJ137 từ Hà Nội đến TPHCM, trong lúc hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, tổ bay phát hiện diều xuất hiện trên trục 25L ở độ cao 300feet. Sau khi tiếp nhận thông tin từ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cảng vụ hàng không miền Nam đã thông báo cho địa phương kịp thời ngăn chặn, xử lý.

Ngăn chặn thả diều gần khu hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất - 1

Diều bay gần khu vực hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất, đoạn trên đường Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12 (Ảnh: Hoàng Hướng).

Theo Nghị định 32/2016 NĐ-CP, những chướng ngại vật có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay; nằm trong phạm vi vùng trời lân cận của sân bay, có độ cao từ 45m trở lên so với mức cao sân bay; nằm ngoài phạm vi vùng trời phụ cận có độ cao từ 45m trở lên so với mặt đất tự nhiên phải được cảnh báo hàng không. 

"Cần căn cứ vào vị trí diều bay nằm trong đường cất hạ cánh máy bay hay không và độ cao của diều là bao nhiêu mới xác định được việc thả diều có ảnh hưởng đến an toàn bay hay không", ông Mậu nói.

Cảng vụ hàng không miền Nam là cơ quan quản lý Nhà nước, có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo an toàn bay. Tại sân bay Tân Sơn Nhất, cảng vụ đã nhiều lần tổ chức hội nghị, tuyên truyền các quy định đảm bảo an toàn bay cho địa phương lân cận.

Trong trường hợp phát hiện vi phạm an toàn bay trên không, liên quan chiều cao, phi công sẽ báo về trung tâm quản lý bay, cảng vụ sẽ nắm thông tin và xác định vị trí nơi xuất hiện, phối hợp với cơ quan chức năng địa phương để ngăn chặn, xử lý.

Tuy nhiên, việc xử lý các trường hợp thả diều, các thiết bị bay,... ảnh hưởng hoạt động bay đang còn nhiều bất cập. Nhiều trường hợp khó xác định vị trí chính xác. Từ lúc nhận thông tin, đơn vị phải mất tối thiểu nữa giờ để di chuyển, nhiều lần đến kiểm tra họ đã không còn ở địa điểm đó.

Ngăn chặn thả diều gần khu hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất - 2

Người dân thả diều sáo cỡ lớn ở bãi đất trống trên đường Vườn Lài (Ảnh: Hoàng Hướng).

Theo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, từ năm 2016 đến 2023, cảng ghi nhận 51 trường hợp vật thể bay, trong đó 38 trường hợp drone, flycam bay trong khu vực hoạt động bay. Trong năm 2023, phát hiện đến 16 trường hợp tăng dần theo từng năm, vụ việc gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn bay.

Những năm qua, Cảng vụ Hàng không Miền nam tăng cường phối hợp với các lực lượng liên quan đã ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vật thể bay trong khu vực máy bay cất hạ cánh.

Trước đó, ghi nhận của phóng viên tại đường Dương Quảng Hàm, phường 5, quận Gò Vấp, đang được thi công, mở rộng. Bên ngoài dự án được rào tôn cẩn thận, bên trong khu vực công trình, nhiều trẻ em vẫn vô tư vui đùa, thả diều vào chiều tối. Đáng nói, khu vực này chỉ cách đường hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 2km.

Cách đó không xa, tại đường Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12, nhiều cánh diều cũng bay cao trên bầu trời.

Đại diện Tổng công ty Quản lý bay (VATM) cho biết sân bay Tân Sơn Nhất có vùng an toàn không lưu rộng 5km, dài 15km.

Theo phản ánh của người dân, hoạt động thả diều chỉ cách đường hạ cánh của máy bay khoảng 2km.

Qua quan sát hình ảnh do người dân phản ánh, vị này đánh giá những chiếc diều do người dân thả đã ở trong khu vực hạn chế, cần cảnh báo ngay để tránh những rủi do liên quan đến an toàn bay.

"Trường hợp phát hiện diều gần luồng cất hạ cánh, kiểm soát viên không lưu sẽ phải báo ngay cho phi hành đoàn và lệnh cho máy bay bay chờ, thậm chí chuyển sang sân bay dự bị", đại diện VATM chia sẻ.

Vị này cho biết trách nhiệm quản lý diều hay các phương tiện bay siêu nhẹ trước hết được giao cho chính quyền địa phương, lực lượng quân đội, công an nơi có hoạt động bay. Bên cạnh đó, cảng vụ hàng không cũng có trách nhiệm kiểm soát tình trạng này.

  Vì sao buýt nhanh BRT chưa thu hút được đông hành khách?******

Mới đây, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có cuộc làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023.

Tại cuộc làm việc này, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết do hạn chế về hạ tầng, buýt nhanh thành "buýt chậm" nên BRT Kim Mã - Yên Nghĩa sẽ được thay thế bằng tuyến đường sắt đô thị số 11.

Thông tin trên đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.

Giờ cao điểm xe buýt BRTluôn chật kín hành khách

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, thời điểm 18-19/4, vào hai khung giờ cao điểm trong ngày là 6h30-8h và 16h30-18h, lượng khách trên xe BRT khá đông. Trong khoảng thời gian này, một chuyến xe có thể chở 70-90 hành khách.

Còn trong giờ thấp điểm vào 10h-12h và 14h-16 trong ngày, một chuyến xe chở khoảng 30-50 hành khách.

Là hành khách quen thuộc của tuyến buýt nhanh BRT, ông Phạm Văn Quyết (66 tuổi, trú quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết bản thân thường sử dụng xe buýt nhanh vì tiện lợi.

"Tôi đồng ý việc thay đổi là tốt. Nhưng nếu buýt nhanh BRT bị ngừng để xây dựng đường sắt đô thị thì trong thời gian xây dựng thành phố phải có phương án giải quyết vấn đề đi lại công cộng cho người dân", ông Quyết bày tỏ.

Cũng như ông Quyết, anh Vũ Nguyễn Tài Minh (22 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội), chia sẻ bản thân có thói quen sử dụng buýt nhanh từ năm 2017.

Vì sao buýt nhanh BRT chưa thu hút được đông hành khách? - 1

Buýt nhanh BRT lưu thông trong làn ưu tiên (Ảnh: Tiên Phong).

Anh Minh nhận định, làn đường dành riêng cho buýt nhanh BRT hoạt động thường xuyên bị xe máy lấn sang khiến nhiều thời điểm bị ùn tắc và điều này khiến buýt nhanh BRT không phát huy hết tác dụng.

Còn một nam tài xế buýt nhanh BRT đánh giá, hiện buýt nhanh là phương tiện công cộng hoạt động tương đối hiệu quả với sản lượng cao và tốc độ lưu thông nhanh.

Cụ thể, tại mỗi bến, hai chuyến xe liên tiếp chỉ cách nhau tối đa 3 phút. Trong giờ thấp điểm, con số này có thể nhanh hơn.

Vì sao buýt nhanh BRT chưa thu hút được đông hành khách? - 2

Giờ cao điểm buýt nhanh BRT luôn chật kín hành khách (Ảnh: Nguyễn Hải).

Theo tài xế này, việc xe máy đi vào làn ưu tiên dành cho buýt nhanh sẽ gây phiền toái cho tài xế nhưng không quá ảnh hưởng tới thời gian trong toàn lộ trình.

Khi so sánh với xe buýt thường, nam tài xế cho biết công việc của mình nhàn hơn nhưng cũng áp lực hơn.

"Với tính chất là tuyến điểm của Hà Nội, các cấp chính quyền theo dõi rất sát sao hoạt động của buýt nhanh BRT, nên chúng tôi phải lái xe đặc biệt an toàn" nam tài xế chia sẻ và cho biết, đặc thù của xe buýt nói chung là chiều vào thành phố đông hành khách thì chiều ra sẽ vắng.

Theo tài xế này, trong giờ cao điểm, buýt nhanh BRT giải quyết nhu cầu đi lại của rất nhiều người, các chuyến xe luôn chật kín hành khách.

Trước thông tin buýt nhanh BRT có thể bị thay thế bởi tuyến đường sắt đô thị số 11, nhiều tài xế mong muốn nếu điều này xảy ra, họ sẽ được bố trí công việc phù hợp.

Vì sao buýt nhanh BRT chưa thu hút được đông hành khách? - 3

Buýt nhanh BRT là phương tiện công cộng quen thuộc của nhiều hành khách (Ảnh: Tiên Phong).

Năm 2023 doanh thu cao nhất trong các tuyến buýt

Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết, khi xây dựng tuyến buýt nhanh BRT Việt Nam đã đi khảo sát ở một số nước. 

Tuy nhiên, tuyến BRT ở nhiều nước họ xây dựng khác Việt Nam khi có đầy đủ cơ sở hạ tầng. 

"Việc đầu tư vào BRT tốn khá nhiều tiền của Nhà nước, người dân nếu bây giờ thay thế bằng cái khác cần phải thận trọng xem xét, làm thế nào cho hợp lý", ông Liên nói và cho biết rất ủng hộ về chủ trương đổi mới đối với các loại hình giao thông công cộng.

Cũng thường xuyên sử dụng buýt nhanh BRT, ông Liên đánh giá các xe chạy đúng giờ, nhanh, xe chất lượng.

Song ông cũng nhìn nhận thực tế, buýt nhanh BRT chưa thu hút được đông hành khách bởi tuyến đường ngắn, ít tuyến kết nối.

Ông Liên cũng kiến nghị các cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý mạnh những trường hợp xe máy đi vào làn buýt nhanh BRT. 

Vì sao buýt nhanh BRT chưa thu hút được đông hành khách? - 4

Năm 2023 doanh thu của buýt nhanh BRT đạt 19,2 tỷ đồng, cao nhất trong các tuyến buýt của Hà Nội (Ảnh: Tiên Phong).

Theo thông tin từ lãnh đạo Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TP Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội), tổng hành khách vận chuyển của buýt nhanh BRT trong năm 2017 là 4,9 triệu lượt khách; năm 2018 đạt 5,3 triệu lượt hành khách (tăng hơn 6% so với năm 2017) và năm 2019 đạt 5,5 triệu lượt hành khách (tăng gần 4% so với năm 2018).

Năm 2017 đạt hơn 40 hành khách/lượt; năm 2018 đạt 42,6 hành khách/lượt; năm 2019 đạt 42,8 hành khách/lượt.

Khách bình quân giờ cao điểm trong điều kiện bình thường đạt 70 hành khách/lượt, nhiều lượt xe vận chuyển tới trên 100 hành khách.

Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lượng hành khách đã phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Trong năm 2022 đạt trung bình 45 hành khách/lượt; tổng cả năm là 5,3 triệu lượt; doanh thu 13,7 tỷ; tỷ lệ đúng giờ hơn 97%.

Năm 2023, đạt hơn 5,8 triệu lượt hành khách, hơn 16.040 hành khách/ngày; tỷ lệ xuất bến đúng giờ đạt 97%; doanh thu 19,2 tỷ đồng (tăng 40% so với năm 2022) cao nhất trong các tuyến buýt của TP Hà Nội.

Hiện nay, Hà Nội có hơn 23 nhà chờ được vận hành trên tuyến buýt nhanh BRT.

Tuyến buýt nhanh BRT tại Hà Nội kéo dài từ Kim Mã đến Yên Nghĩa với tổng chiều dài 14,7km. Buýt nhanh BRT chiếm một làn ưu tiên ngoài cùng bên trái trên những đoạn đường mà nó hoạt động.

Tuyến buýt này được đưa vào sử dụng tháng 12/2016 với tổng mức đầu tư trên 55 triệu USD (khoảng 1.100 tỷ đồng).

Hãy chú ý đến nhiều tin tức và thông tin liên quan hơn"barcelona đấu với ath. bilbao"。

về chúng tôi | Điều hướng Trang web | Dịch vụ quảng cáo | gợi ý | An ninh mạng công cộng Giang Tây 36010802000294号
Giám sát bởi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trung Quốc và Văn phòng Văn minh tỉnh Giang Tây | Được tài trợ bởi Nhật báo Beigan | Đường dây nóng báo cáo: 0791-868476679
Giấy phép phát sóng chương trình nghe nhìn mạng thông tin số: 1409348 Số 08100009-1
Giấy phép dịch vụ thông tin tin tức trên Internet số: 36120170003 Bài viết trên web [2021] Số 1463-016
Giấy phép xuất bản: Chứng chỉ mạng mới số 07 Số giấy phép kinh doanh: B2-20070031 Số giấy phép mạng Guoxin: 3612008001
Gửi tin tức: [email protected] Gửi tin tức sáng tạo nền văn minh: [email protected]
  • Khách hàng
  • Weibo chính thức
  • Wechat chính thức