dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
betvisa khôi phục mật khẩu rút tền_ty le ca cuoc hôm nay

2024-06-03 07:01:36

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Đông Đặng



Lưới sứa2024-06-03 07:01:36Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Định Ngọc)Quảng Ngãi: Người dân chặn đoàn xe tải chở đất gây bụi******

Hằng ngày có nhiều lượt xe tải chở đất chạy trên tuyến ĐT628, đoạn qua địa bàn xã Hành Minh, H.Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) gây bụi, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Quảng Ngãi: Người dân chặn đoàn xe tải chở đất gây bụi- Ảnh 1.

Người dân bức xúc vì xe tải chở đất gây bụi nên đã chặn xe

HẢI PHONG

Bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (ở xã Hành Minh) cho biết, những ngày gần đây có rất nhiều xe tải trên 10 tấn chở đất chạy qua đường bê tông trước nhà bà gây bụi, ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của gia đình bà. 

"Mỗi lần xe chạy qua, bụi bặm bay vào nhà, bám đầy vào quán làm ảnh hưởng đến buôn bán. Xe chở đất gây bụi, đơn vị vận tải cũng có tưới nước nhưng chỉ tưới cho có", bà Xuyến nói.

Quảng Ngãi: Người dân chặn đoàn xe tải chở đất gây bụi- Ảnh 2.

Người dân dùng ghế nhựa, cây đặt trên đường để xe chạy chậm nhằm bớt bụi

HẢI PHONG

Ông Nguyễn Mạnh Lai (ở xã Hành Minh) cho biết, người dân ở đây dùng ghế đặt ngoài đường, để xe chở đất chạy chậm lại, bớt gây bụi, đỡ ảnh hưởng đến cuộc sống.

"Mong chính quyền địa phương cùng các cơ quan đơn vị xem xét lại tuyến xe chạy, nhằm đảm bảo an toàn giao thông, tránh gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân", ông Lai nói.

Quảng Ngãi: Người dân chặn đoàn xe tải chở đất gây bụi- Ảnh 3.

Bụi bám trên cây dọc tuyến ĐT628, đoạn qua địa bàn xã Hành Minh

HẢI PHONG

Kiểm tra, xử lý

Chiều 29.3, ghi nhận của PV Thanh Niên, trên tuyến ĐT628, đoạn thuộc địa bàn xã Hành Minh có rất nhiều xe tải chở đất chạy qua lại. Dọc hai bên đường, cây cối bám đầy bụi. Tuyến đường bê tông rộng chỉ 6 m, nhưng "gồng mình" trước hàng đoàn xe tải chở đất mỗi ngày.

Sau khi người dân chặn xe tải chở đất, nhiều tài xế cho dừng xe nối đuôi nhau thành đoàn, gây cản trở, ùn tắc giao thông.

PV Thanh Niên liên hệ với Đội CSGT Công an H.Nghĩa Hành, đại diện đơn vị tiếp nhận thông tin và cử lực lượng đến tuyến đường ĐT628 để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Quảng Ngãi: Người dân chặn đoàn xe tải chở đất gây bụi- Ảnh 4.

Nhiều xe tải chở đất dừng lại khi người dân chặn vì bức xúc

HẢI PHONG

Ông Đinh Xuân Sâm, Chủ tịch UBND H.Nghĩa Hành xác nhận việc xe tải chở đất phục vụ các công trình trên địa bàn huyện gây bụi, khiến người dân bức xúc nên chặn xe. Trước đó, ngày 24.3, người dân cũng chặn xe tải chở đất.

"Nhận được tin báo, UBND H.Nghĩa Hành giao Công an H.Nghĩa Hành kiểm tra xử lý. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị và phương tiện chấp hành nghiêm, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và tưới nước đều đặn khi vận chuyển đất", ông Sâm nói.

Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 29.3

VEC E sẽ ngừng quản lý vận hành cao tốc Phan Thiết******

Theo đại diện Ban quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây), đơn vị này đang hoàn tất thủ tục để bàn giao dự án cho Cục Đường bộ Việt Nam quản lý. Công tác bàn giao dự kiến hoàn tất vào cuối tháng 4.

Trước đó, khi dự án được thông xe vào ngày 29/4/2023, PMU Thăng Long đã bàn giao tuyến đường cho Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) là đơn vị quản lý vận hành tạm.

VEC E sẽ ngừng quản lý vận hành cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây - 1

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây nằm trên trục đường cao tốc Bắc - Nam từ TPHCM đi Nha Trang (Đồ họa: Ngọc Tân).

Tuy nhiên mới đây, công trình gặp rắc rối về chi phí vận hành. Chủ đầu tư chưa bố trí kinh phí trả tiền điện, khiến điện lực địa phương cúp điện trong vòng 5 phút tại 2 nút giao của tuyến cao tốc.

VEC E cho biết kinh phí quản lý vận hành trong gần một năm qua là gần 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa được thanh toán khoản tiền này do Bộ GTVT và PMU Thăng Long chưa xác định được nguồn kinh phí. 

Do khó khăn trong việc đảm bảo tiền lương cho người lao động, VEC E cho biết việc quản lý vận hành tuyến đường có thể phải tạm dừng vào cuối tháng 4.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khởi công tháng 9/2020, tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, quy mô 6 làn xe. Do thuộc diện đầu tư công, việc thu phí cao tốc này phải chờ quy định mới. Bộ GTVT và Bộ Tài chính đang hoàn thiện đề án thu phí sử dụng đường bộ đầu tư công để trình Chính phủ xem xét, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hai anh em đạp xe hàng trăm cây số từ Điện Biên đi Hà Nội tìm mẹ******

Chiều 19/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, cán bộ Công an huyện Mai Châu (Hòa Bình) cho biết đơn vị đang nỗ lực tìm người thân cho 2 cậu bé đi lạc đường để đưa về cho gia đình chăm sóc.

Hai anh em đạp xe hàng trăm cây số từ Điện Biên đi Hà Nội tìm mẹ - 1

Hai cậu bé dân tộc Mông đạp xe đi tìm mẹ (Hình ảnh các cháu sau khi đã được tắm rửa, cắt tóc, thay quần áo mới) (Ảnh: Công an huyện Mai Châu cung cấp).

"Sức khỏe của 2 cậu bé đã ổn định. Hai cháu không biết bản thân mình quê ở đâu, từng sinh sống ở đâu, sinh năm nào, họ tên là gì, chỉ nhớ mọi người gọi cháu nhỏ là Hình, cháu lớn là Chu; nhớ địa danh nơi sống là Mường Chà (nghi là huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên); đang đi xe đạp xuống Hà Nội để tìm mẹ", anh Bùi Văn Duy, cán bộ Công an huyện Mai Châu cho hay.

Cũng theo anh Duy, 2 cậu bé này là người dân tộc Mông, nói tiếng Kinh bập bẹ, vì thế đơn vị phải cắt cử cán bộ thông thạo tiếng dân tộc này để chăm sóc, động viên các cháu.

Qua trao đổi, hai cậu bé cho biết tuổi từ 13 đến 15, là anh em cùng cha khác mẹ; bố là Vừ A Khư; mẹ cháu lớn tên Giàng Thị Giông; mẹ cháu nhỏ tên Thào Thị Sử.

Hai cháu không được đi học từ nhỏ. Sau khi bố mất, hai cháu không biết mẹ đang ở đâu, cũng chưa từng thấy mẹ về thăm con, không nhớ mẹ đã đi từ năm nào.

Hai anh em sống nương tựa vào nhau bằng việc đi lượm phế liệu và sống trong căn lều tạm ven đường.

Hai anh em đạp xe hàng trăm cây số từ Điện Biên đi Hà Nội tìm mẹ - 2

Cán bộ công an chăm sóc sức khỏe cho 2 anh em (Ảnh: Công an cung cấp).

Được biết, khoảng cách từ huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đến Hà Nội khoảng 560km. Nếu các cháu đạp xe từ huyện Mường Chà đến địa điểm được giúp đỡ ở Mai Châu (Hòa Bình) là đã đạp xe vượt quãng đường khoảng 430km.

Trước đó chiều 18/4, gia đình anh Hà Văn Chuẩn (trú xóm Thung Khe, xã Thành Sơn, huyện Mai Châu) phát hiện hai cháu nhỏ đang dắt xe đạp đi qua cổng. Thấy các cháu có biểu hiện mệt mỏi, đói, khát, vợ chồng anh Chuẩn đã đưa vào nhà cho tắm rửa, thay quần áo, cắt tóc và nấu cơm cho cháu ăn.

Hai anh em đạp xe hàng trăm cây số từ Điện Biên đi Hà Nội tìm mẹ - 3

Hai chiếc xe đạp các cháu dùng để di chuyển đi tìm mẹ (Ảnh: Công an huyện Mai Châu cung cấp).

Biết 2 cháu đi lạc đường, gia đình đã liên lạc với Công an huyện Mai Châu nhờ giúp đỡ.

Đại diện Công an huyện Mai Châu đã đưa hai cháu về đơn vị chăm sóc; sau đó liên lạc với công an địa phương theo địa chỉ các cháu cung cấp để tìm người thân nhưng hiện chưa có kết quả.

Công an huyện Mai Châu thông báo, ai biết thông tin về người thân, gia đình hai cháu bé nói trên xin liên hệ với Công an huyện Mai Châu: 0218.3867213.

Năm 2024 có thêm ít nhất 130km đường cao tốc******

Thông tin này được đề cập tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Kinh tế, thẩm tra báo cáo kinh tế - xã hội (nội dung sẽ được trình Quốc hội ngay phiên khai mạc kỳ họp thứ 7).

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, năm 2023 có 1/3 số chỉ tiêu không đạt kế hoạch. Nếu năm 2024 không duy trì được đà phục hồi và phát triển, sẽ khó có thể hoàn thành mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Năm 2024 có thêm ít nhất 130km đường cao tốc - 1

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp (Ảnh: Nghĩa Đức).

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết những tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế phục hồi mạnh mẽ; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn, an ninh lương thực, an ninh năng lượng được bảo đảm.

Song bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều thách thức; sức mua giảm, người dân thắt chặt chi tiêu.

Đặc biệt, thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn, nhất là về quy định, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội.

Ngành hàng không cũng đối mặt với nhiều khó khăn, số máy bay thương mại giảm, làm tăng giá vé máy bay nội địa, ảnh hưởng đến phát triển du lịch và nhu cầu đi lại của người dân.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng phản ánh thực trạng thị trường tài chính, tiền tệ, hệ thống ngân hàng còn tiềm ẩn rủi ro. Quản lý thị trường vàng còn bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn.

Trong khi đó, một số cơ chế, chính sách, quy định, thủ tục hành chính vẫn chậm được sửa đổi; tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm chưa được xử lý dứt điểm.

Ông Trung nhận định cơ hội và thách thức sẽ đan xen trong năm 2024, nên Việt Nam có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu phát triển.

Nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Năm 2024 có thêm ít nhất 130km đường cao tốc - 2

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung (Ảnh: Nghĩa Đức).

Cho biết kế hoạch đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, ông Trung khẳng định trong năm nay, các bộ, ngành, địa phương sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ những dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, sân bay, cảng biển, đường cao tốc…

Năm 2024, phấn đấu đưa vào khai thác, sử dụng ít nhất 130km đường bộ cao tốc cũng là mục tiêu được Thứ trưởng Đỗ Thành Trung nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông đề cập giải pháp tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách Nhà nước; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn lực cho các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia và nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội.

Đáng lưu ý, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định sẽ hoàn thiện các quy định và tăng cường quản lý thị trường vàng; bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước; sẵn sàng phương án cung ứng, điều tiết nguồn điện để bảo đảm cung cấp điện, ứng phó với các kịch bản cực đoan có thể xảy ra.

Ngoài ra, chấn chỉnh, khắc phục triệt để việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong xử lý các vấn đề có tính liên ngành.

Hà Nội: Uống cốc bia cho mát, người đàn ông "bay mất" 17 triệu đồng******

Tối 5/4, tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) lập chốt xử lý nồng độ cồn trên đường Nguyễn Cơ Thạch (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, lúc 21h, tổ công tác phát hiện ô tô BKS 30H-936.xx, do anh K.V.C. (SN 1985, ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) điều khiển có biểu hiện nghi vấn nên dừng xe kiểm tra.

Hà Nội: Uống cốc bia cho mát, người đàn ông bay mất 17 triệu đồng - 1

Chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn trên đường Nguyễn Cơ Thạch tối 5/4 (Ảnh: Trần Thanh).

Qua kiểm tra nồng độ cồn, anh C. vi phạm ở mức 0,334mg/lít khí thở. Với vi phạm này, tài xế C. sẽ bị xử phạt 17 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 17 tháng và bị tạm giữ phương tiện.

Hà Nội: Uống cốc bia cho mát, người đàn ông bay mất 17 triệu đồng - 2

Anh C. vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,334mg/lít khí thở (Ảnh: Trần Thanh).

Phân trần với tổ công tác, anh C. cho biết mấy hôm nay thời tiết oi nóng, nên buổi tối cùng ngày anh và một số người bạn đã uống bia cho mát và dính vi phạm nồng độ cồn.

Hà Nội: Uống cốc bia cho mát, người đàn ông bay mất 17 triệu đồng - 3

CSGT kiểm tra nồng độ cồn với anh C. (Ảnh: Trần Thanh).

Khoảng 10 phút sau, CSGT phát hiện ô tô BKS 30A-348.xx do một nam tài xế điều khiển. Qua kiểm tra nồng độ cồn, người đàn ông này vi phạm ở mức 0,230mg/lít khí thở.

Phân trần với tổ công tác, nam tài xế ô tô cho biết vào chiều cùng ngày anh có sử dụng bia cùng với đồng nghiệp trong cơ quan nên đã trót dính vi phạm.

Hà Nội: Uống cốc bia cho mát, người đàn ông bay mất 17 triệu đồng - 4

Anh H. tại chốt CSGT (Ảnh: Trần Thanh).

Tiếp đó, lúc 21h20, tổ công tác phát hiện ô tô mang BKS 30K-682.xx, do anh Đ.T.H. (SN 1978, ở quận Nam Từ Liêm) điều khiển.

Tuy nhiên khi tổ công tác yêu cầu anh H. thổi vào máy đo nồng độ cồn thì máy báo kết quả bằng 0. Tổ công tác sau đó đã cho anh H. thổi lại lần 2 thì máy báo kết quả là 0,084mg/lít khí thở.

Với mức vi phạm này, anh H. sẽ bị xử phạt 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 11 tháng.

Hà Nội: Uống cốc bia cho mát, người đàn ông bay mất 17 triệu đồng - 5

Tổ công tác kiểm tra nồng độ cồn với anh C. (Ảnh: Trần Thanh).

Cũng theo ghi nhận của phóng viên, lúc 20h30, tổ công tác phát hiện xe máy BKS 30M3-05.xx, do anh P.Đ.C. (ở quận Nam Từ Liêm) điều khiển, phía sau chở theo vợ, cả 2 không đội mũ bảo hiểm.

Qua kiểm tra nồng độ cồn, anh C. vi phạm ở mức 0,186mg/lít khí thở.

Phân trần với tổ công tác, anh C. cho biết đã uống rượu từ trưa ngày hôm qua, tuy nhiên anh không hiểu vì sao đến tối nay vẫn dính nồng độ cồn.

Hà Nội: Uống cốc bia cho mát, người đàn ông bay mất 17 triệu đồng - 6

Cảnh sát niêm phong một chiếc ô tô vi phạm (Ảnh: Trần Thanh).

Với mức vi phạm kể trên, anh C. sẽ bị phạt 2,5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 11 tháng.

Đại úy Trương Xuân Hòa, tổ trưởng tổ công tác cho biết, tùy theo cơ địa của từng người khác nhau, mà nồng độ cồn trong cơ thể của họ sẽ bị đào thải nhanh hoặc chậm. Đối với trường hợp của anh C., khi máy đo nồng độ cồn cho kết quả, thì anh C. sẽ bị xử lý theo quy định.

Lúa đông xuân 'chạy mặn' trúng lớn******

Nhờ xuống giống sớm nên đến ngày 2.3, khi độ mặn trong nước sông tăng cao, các hộ nông dân trồng lúa ở Bến Tre đã thu hoạch xong vụ đông xuân năm 2023 - 2024, vụ lúa canh tác "chạy mặn" ở địa phương.

Lúa đông xuân 'chạy mặn'  trúng lớn- Ảnh 1.

Khi độ mặn trong nước tăng cao thì người nông dân Bến Tre đang thu hoạch lúa đông xuân sớm

BẮC BÌNH

Theo bà Nguyễn Thị Mười, xã Phước Ngãi, H.Ba Tri (Bến Tre), vụ lúa "chạy mặn" này, ruộng lúa 10.000 m2của gia đình bà thu được hơn 7 tấn lúa tươi. Năng suất năm nay cao hơn năm trước khoảng 500 kg/10.000 m2. Hiện giá bán lúa tươi là 10.300 đồng/kg (cao hơn năm trước gần 1.000 đồng/kg), gia đình bà Mười có lãi sau thu hoạch khoảng 20 triệu đồng. Ngoài ra, lượng rơm thu được cũng đủ để đàn bò hơn 10 con của gia đình bà an tâm không lo đói trong vài tháng xâm nhập mặn mùa khô tới.

Lúa đông xuân 'chạy mặn'  trúng lớn- Ảnh 2.

Năng suất và giá bán lúa OC10 tại Bến Tre hiện nay khiến người nông dân hài lòng

BẮC BÌNH

Ông Hồ Văn Khanh, cán bộ môi trường và nông nghiệp xã Phước Ngãi, cho biết từ thiệt hại quá lớn trong đợt hạn, mặn lịch sử vào mùa khô năm 2015 - 2016 nên ngành chuyên môn của H.Ba Tri và tỉnh Bến Tre khuyến cáo người nông dân không sản xuất vụ lúa đông xuân để tránh thiệt hại. Tuy nhiên, từ lâu, đông xuân là vụ lúa chính trong năm nên bà con đã chọn xuống giống. Và để "né" mặn, người nông dân đã xuống giống sớm hơn khoảng 2 tháng so với lịch thời vụ trước kia (thường xuống giống ngay sau Tết Nguyên đán).

Lúa đông xuân trúng lớn nhờ ‘chạy mặn’

Song song với việc xuống giống sớm, bà con nông dân còn đắp các đê bao cục bộ, làm đập tạm ngăn mặn, trữ ngọt trên đồng ruộng nên khi nước mặn bắt đầu xâm nhập vào kênh mương nội đồng thì lúa cũng đã bắt đầu được thu hoạch. Ngoài ra, trong những năm qua, với nỗ lực của chính quyền các cấp của tỉnh Bến Tre, hệ thống thủy lợi, nhất là việc nạo vét các kênh, mương nội đồng luôn được quan tâm, nhiều tuyến đê bao gia cố, hệ thống cống, đập ngăn mặn được xây dựng khá đồng bộ. Nhờ vậy, ruộng lúa, vườn rau của bà con luôn được bảo vệ khá tốt.

Sở NN-PTNT Bến Tre thống kê, vụ đông xuân năm nay, nông dân toàn tỉnh đã xuống giống hơn 7.730 ha, trong đó H.Ba Tri là 7.500 ha, còn lại là H.Giồng Trôm.


Đề xuất giảm mức phạt tù với người phạm tội chưa thành niên******

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên là một dự án luật chuyên biệt, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 32, sáng 17/4.

Xây dựng dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Tiến nhấn mạnh khi trình bày tờ trình dự thảo luật.

Dù đã có nhiều luật, văn bản dưới luật điều chỉnh về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên, song theo ông Tiến, hệ thống pháp luật hiện hành cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt, hệ thống hình phạt chưa phù hợp với độ tuổi, đặc điểm, tính chất hành vi phạm tội của người chưa thành niên.

Đề xuất giảm mức phạt tù với người phạm tội chưa thành niên - 1

Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Tiến trình bày tờ trình Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên (Ảnh: Phạm Thắng).

Theo Phó Chánh án TAND Tối cao, một số hình phạt theo quy định hiện hành không có sự phân hóa giữa người chưa thành niên và người trưởng thành. Mức hình phạt tù tối đa áp dụng với người chưa thành niên còn nghiêm khắc; điều kiện người chưa thành niên được tha tù trước hạn còn chặt chẽ...

"Quan điểm xử lý người chưa thành niên phạm tội vẫn còn nặng về răn đe, áp dụng hình phạt mà chưa xác định việc trừng phạt chỉ nên được sử dụng như là biện pháp cuối cùng…", theo quan điểm của cơ quan soạn thảo.

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định giữ nguyên hệ thống hình phạt với người chưa thành niên phạm tội như Bộ luật Hình sự hiện hành, gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn.

Hình phạt tù chung thân và tử hình không áp dụng với người chưa thành niên.

Lần này, dự thảo bổ sung hình phạt cảnh cáo cho người chưa thành niên khi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô ý và có tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt, đồng thời mở rộng trường hợp người chưa thành niên bị phạt tù được cho hưởng án treo.

Đề xuất giảm mức phạt tù với người phạm tội chưa thành niên - 2

Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 17/4 (Ảnh: Phạm Thắng).

Đáng chú ý, theo đề xuất của TAND Tối cao, đối tượng người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu có tài sản riêng có thể áp dụng hình phạt tiền và mức phạt tiền không quá một phần ba mức tiền phạt mà điều luật quy định.

Phó Chánh án TAND Tối cao nhấn mạnh, để đề cao tính nhân văn nhưng vẫn bảo đảm nghiêm minh của chính sách hình phạt với người chưa thành niên, dự thảo luật quy định giảm mức hình phạt tù với người chưa thành niên theo từng trường hợp cụ thể.

Cụ thể, cơ quan soạn thảo đề xuất giảm mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi từ 18 năm xuống 15 năm tù; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội từ 12 năm xuống 9 năm tù.

Với trường hợp phạm loại tội xâm phạm tính mạng sức khỏe và ma túy (giết người, hiếp dâm, hiếp dâm người dưới 16 tuổi, cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và tội sản xuất trái phép chất ma túy), mức hình phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết cơ quan thẩm tra tán thành quy định 4 hình phạt với người chưa thành niên phạm tội như dự thảo luật, gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; tù có thời hạn.

Đề xuất giảm mức phạt tù với người phạm tội chưa thành niên - 3

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga (Ảnh: Phạm Thắng).

Với đề xuất phạt tiền, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết có ý kiến đề nghị cân nhắc giữ quy định hiện hành, không áp dụng với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội, do các đối tượng này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng.

Một số ý kiến khác trong cơ quan thẩm tra đề nghị quy định người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi có các điều kiện như người trưởng thành cũng được áp dụng hình phạt tiền để bảo đảm công bằng trong chính sách hình sự.

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên dự kiến được trình ra Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 7, diễn ra vào tháng 5 tới.

TPHCM tìm cách mở thêm trạm sạc cho xe điện******

Sáng 11/4, Sở GTVT TPHCM chủ trì hội thảo bàn về tiêu chuẩn trạm sạc cho ô tô điện tại TPHCM. Buổi làm việc có sự tham gia của nhiều đơn vị, cùng chuyên gia trong và ngoài nước. 

Buổi thảo luận nhằm xây dựng các phương án bố trí, thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật, công suất nguồn điện lẫn vấn đề quản lý trạm sạc cho xe điện khi phương tiện này được chuyển đổi đại trà trong tương lai. 

Xe điện tăng vượt kỳ vọng

Theo ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở GTVT, TPHCM là một trong 10 thành phố có lượng phương tiện lớn nhất châu Á. TPHCM đang thực hiện đề án Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông.

"Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của TPHCM trong việc giảm phát thải", ông Bùi Hòa An nói.

TPHCM tìm cách mở thêm trạm sạc cho xe điện - 1

Phó giám đốc Sở GTVT TPHCM Bùi Hòa An tại buổi hội thảo sáng 11/4 (Ảnh: Thư Trần).

TPHCM cũng đang triển khai Quyết định 876 của Thủ tướng - phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải carbon và metan của TPHCM theo lộ trình 2030 đến 2050. 

TPHCM đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng xe điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải. Giai đoạn đến năm 2050, TP thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050. 

Theo ông An, tốc độ phát triển xe điện thời gian qua tại TPHCM là vượt mong đợi. Số lượng phương tiện điện được người dân lựa chọn có xu hướng tăng, thậm chí bứt xa so với kỳ vọng vào cuối năm 2023, đầu năm 2024.

"Tuy nhiên, chúng ta chưa có quy chuẩn về trạm sạc và cần bàn bạc để chuẩn bị cho lộ trình chuyển đổi phương tiện điện thời gian tới", ông An nói thêm.

Ông Patrick Haverman (Phó Đại diện thường trú của Liên hợp quốc - UNDP) nhận định TPHCM đóng vai trò đầu mối giao thông quan trọng tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Lượng phương tiện cá nhân tại TPHCM đóng vai trò chủ đạo, chiếm 90% nhu cầu đi lại của người dân. 

Điều này góp phần đáng kể vào lượng phát thải nhà kính và chất gây ô nhiễm không khí cao cho thành phố. Trong khi đó, thị phần giao thông công cộng như xe buýt lại chiếm tỷ lệ thấp. 

"Việt Nam đặt mục tiêu hướng đến 100% phương tiện giao thông đường bộ dùng điện, năng lượng xanh và TPHCM đang đóng vai trò chủ đạo trong việc hiện thực hóa các mục tiêu này", ông Patrick nói.

Kết nối trạm sạc với nhiều hãng xe điện

Góp ý tại hội thảo, PGS. TS Vũ Anh Tuấn, Đại học Việt Đức, nhận định, những chính sách tiêu chuẩn về trạm sạc, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về quản lý hoạt động đo lường của trạm sạc của Bộ Khoa học Công Nghệ ban hành trước đó chưa tập trung trực tiếp vào hệ thống trạm sạc cho xe điện.

Theo ông Tuấn, tính tham khảo của những tiêu chuẩn này chưa cao, quá trình triển khai thực tế sẽ không như kỳ vọng. Để ứng dụng, ông Tuấn cho rằng cần có báo cáo đánh giá về tiêu chuẩn này đã được tiếp thu, ứng dụng đến đâu, hạn chế là gì để cập nhật đến hiện tại. 

TPHCM tìm cách mở thêm trạm sạc cho xe điện - 2

PGS. TS Vũ Anh Tuấn, Đại học Việt Đức góp ý tại hội thảo bàn về tiêu chuẩn trạm sạc cho ô tô điện tại TPHCM (Ảnh: Thư Trần).

"Nếu không xây dựng tiêu chuẩn có tính mở, kết nối, cập nhật xu hướng sẽ làm giảm hiệu quả, lãng phí trong tương lai", ông Vũ Anh Tuấn gợi ý.

Ông Nguyễn Văn Khôi, Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, nhìn nhận, để đấu nối hệ thống trạm sạc xe điện chung vào hệ thống điện quốc gia sẽ cần nguồn tiêu thụ rất lớn. Vấn đề TCVN không giải quyết được bài toán trạm sạc và kết nối mà chỉ giải quyết vấn đề kỹ thuật của từng địa phương khi áp dụng. 

"Bên cạnh vấn đề an toàn, làm sao các dòng xe của các hãng khác nhau có thể dùng chung trạm sạc. Vấn đề quản lý kỹ thuật của địa phương thế nào, nguyên tắc cơ bản là phải có quy tắc quy phạm pháp lý cho các nhà khai thác, rút kinh nghiệm ở Hà Nội đang vướng quy định pháp lý về quản lý", ông Khôi góp ý. 

Phản hồi nhiều ý kiến, TS Đàm Hồng Phúc, Giám đốc Chương trình Đào tạo kỹ thuật ô tô Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho hay hệ thống sạc chia làm hai loại, dùng cho xe con và xe buýt. Việc đầu tư trạm sạc hiện phải đảm bảo tiết kiệm kinh phí nhưng phù hợp, hiệu quả. Công suất phải được hoạch định từ lúc thiết kế, quy hoạch. 

TPHCM tìm cách mở thêm trạm sạc cho xe điện - 3

TS Đàm Hồng Phúc, Giám đốc chương trình đào tạo kỹ thuật ô tô - nhóm nghiên cứu Đại học Bách Khoa Hà Nội (Ảnh: Thư Trần).

Liên quan mạng lưới trạm sạc, nhóm nghiên cứu đang giải quyết vấn đề giao thức giữa xe và trạm sạc phải thống nhất được với nhau. Một công ty xe buýt có thể mua ô tô của 5-7 hãng khác nhau, các xe này đều phải sạc và thanh toán qua các trạm. 

"Hiện nay, tất cả xe gặp vấn đề chia sẻ trạm sạc. Thứ hai là các trạm này phải kết nối mạng được với nhau, cách bao nhiêu mét có trạm sạc, có bao nhiêu vòi sạc đang trống, công suất là bao nhiêu", TS Phúc nói. 

Kết luận buổi hội thảo, Phó giám đốc Sở GTVT TPHCM Bùi Hòa An cho rằng, nếu không đầu tư, TPHCM sẽ phải trả giá cho sự phát triển. Trong khuôn khổ hội thảo, ông An cho biết các đơn vị cần đưa các tiêu chuẩn trạm sạc về gần nhau nhất để sớm đi đến thống nhất.

Để đạt mục tiêu chuyển đổi xe điện, TPHCM cần giải quyết rất nhiều vấn đề quan trọng bao gồm quy hoạch sử dụng đất, sử dụng nguồn điện, hạ tầng cung cấp điện và tiền điện, tiền sử dụng đất... 

Sắp tới, TP tổ chức đề án sử dụng phương tiện điện ở khu vực cụ thể. Xe đi vào khu vực này phải là xe điện. Theo ông An, TPHCM đang quản lý 9 triệu phương tiện, bài toán để giải quyết giảm phát thải ở khu vực liên quan rất nhiều chính sách. Trong đó, giao thông công cộng phải đặt lên hàng đầu, đảm bảo nhu cầu người dân.

biên tập:Phúc Bùi

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn