dewabet có lừa đảo không_barcelona celta vigo
Cần đề xuất mô hình thị trưởng, thêm nhiều thành phố tự chủ thuộc TPHCM******
Sáng 4/4, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM, chủ trì hội thảo khoa học lấy ý kiến xây dựng đề án xây dựng nền công vụ TPHCM hoạt động hiệu lực, hiệu quả giai đoạn 2024-2030. Hội nghị có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực hành chính công cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.
Mở đầu hội thảo, Chủ tịch TPHCM nhấn mạnh, việc xây dựng một nền công vụ, nền hành chính tiên tiến, phục vụ người dân, kiến tạo phát triển là kim chỉ nam của thành phố hiện nay và thời gian tới. Do đó, địa phương mong muốn học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm trong nước, quốc tế để xác định mô hình về nền công vụ phù hợp.
"Việc xác định mô hình phải chuẩn hóa lại các quy trình, quy định để vận hành, đi liền với đó là tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, hiện đại hóa nền công vụ và đảm bảo chính sách, điều kiện đi kèm. Đối với đề án này, có những vấn đề luật chưa có, cần đầu tư thêm và kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, cũng có những thứ TPHCM phải tự điều chỉnh", ông Phan Văn Mãi gợi mở.
Cần hạn chế xin - cho
TS Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Nghị quyết 98, nhìn nhận, nền công vụ có 3 cấu phần là thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thực thi công vụ. Nếu thiếu một cấu phần thì nền công vụ không thể hoạt động được.
Về thể chế, vị chuyên gia cho rằng, Nghị quyết 98 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù có ý nghĩa rất quan trọng đối với TPHCM. Chính phủ cần sớm ban hành nghị định mở rộng phân cấp, phân quyền cho thành phố trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước, nhất là 5 lĩnh vực đã được quy định trong Nghị quyết 98.
"Nền công vụ cần phân cấp, phân trách nhiệm, giải trình rõ ràng, hạn chế tới mức tối thiểu cơ chế xin - cho trong bộ máy", ông Trần Du Lịch góp ý.
TS Trần Du Lịch cũng đặt vấn đề về việc nghiên cứu, xây dựng mô hình chính quyền đô thị phù hợp với vị trí, vai trò của TPHCM. Mô hình này cần gắn với việc tổ chức các đô thị trực thuộc TPHCM trong quá trình đô thị hóa 5 huyện.
"Trong tương lai, cần thống nhất việc TPHCM hướng tới việc có nhiều thành phố, đô thị trực thuộc. Mỗi thành phố trực thuộc sẽ là một cấp chính quyền tự chủ. Bộ máy hành chính cấp sở, ngành chủ yếu phục vụ, thanh, kiểm tra công vụ đối với 15 quận nội thành", TS Trần Du Lịch góp ý.
Ông Trần Du Lịch cũng nhấn mạnh về việc không cào bằng các đô thị tự chủ sẽ giúp từng nơi mới có động lực phát triển. Việc không cào bằng về tổ chức, biên chế cũng cần áp dụng đối với tổ chức nhân sự từng phường, từng đơn vị hành chính.
Chủ tịch Hội đồng tư vấn Nghị quyết 98 cũng phân tích, bản nghị quyết này vẫn có phần dang dở trong việc huy động tài chính. Ông cho rằng, nếu không có dư địa để chính quyền huy động nguồn lực thì những thế mạnh của địa phương không thể phát huy.
"Cần nghiên cứu tăng quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch UBND TPHCM, có thể gần giống vai trò, mô hình thị trưởng ở các nước. Đồng thời, vai trò của sở, ngành trong chức năng quản lý Nhà nước cần được nâng cao, thay vì chỉ là cơ quan tham mưu, giúp việc như hiện nay", ông Lịch góp ý cho đề án.
Đề án mang tính chiến lược quốc gia
GS - TS Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana (Mỹ), nhìn nhận, TPHCM luôn đóng vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước. Đầu tàu khỏe sẽ kéo cả nước đi lên, đầu tàu yếu sẽ khiến cả nước bị ảnh hưởng.
"Động cơ để đầu tàu này hoạt động chính là nền công vụ. Do đó, nền công vụ của TPHCM có tầm quan trọng không chỉ cho địa phương này mà cho cả nước. Đây là bản đề án có tính chiến lược quốc gia", GS Trần Ngọc Anh bày tỏ.
Vị chuyên gia chia sẻ về một nghiên cứu mới được thực hiện về mức độ tăng trưởng các nước và chỉ số quản trị, chỉ số nền công vụ. Cụ thể, các nước thoát được bẫy thu nhập trung bình trong 25 năm qua đều có chỉ số quản trị, chỉ số nền công vụ cao hơn các nước đang vướng bẫy thu nhập trung bình và nước nghèo.
"Việt Nam đã thoát khỏi bẫy thu nhập thấp và đang ở trong bẫy thu nhập trung bình. Để thoát được bẫy, đạt mục tiêu trở thành nước thu nhập cao, nước công nghiệp vào năm 2045, một bệ phóng về mặt quản trị là điều cần thiết", GS Trần Ngọc Anh phân tích.
Vị chuyên gia cũng làm rõ, nền công vụ của TPHCM và cả nước đang có 3 thách thức cần giải quyết. Đầu tiên là thu nhập của công chức, viên chức không đủ sống; tính giải trình trong bộ máy của từng đơn vị, từng cán bộ còn hạn chế; môi trường pháp lý còn nhiều cản trở.
"Nếu không giải quyết được 3 thách thức này sẽ không xây dựng được nền công vụ hiệu lực, hiệu quả. TPHCM không thể tự mình làm mà cần sự vào cuộc của Trung ương, đây là điểm mấu chốt", GS Ngọc Anh lưu ý.
Về giải pháp, vị giáo sư của Đại học Indiana đưa ra phương án từng địa phương cần được giao quyền về lương, biên chế, tạo nguồn thu để có thêm thu nhập cho đội ngũ. Khi giao việc cho từng chuyên viên, các đơn vị cần đánh giá theo từng tháng, từng quý, lấy sự hài lòng của người dân để đánh giá, nâng cao trách nhiệm giải trình.
Về vấn đề pháp lý, Trung ương và địa phương cần có cơ quan giải nghĩa pháp luật. Hiện tại, do còn nhiều điểm mờ trong các quy định pháp luật, các lãnh đạo, cán bộ rất khó quyết định.
"Kinh nghiệm quốc tế là khi thí điểm các sáng tạo, người thực hiện thí điểm không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cần có cơ chế để luật hóa vấn đề này", GS Trần Ngọc Anh nêu giải pháp.
Thi công bất cẩn, 2 người bị điện giật ở độ cao 15m******Ngày 9/4, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an tỉnh Trà Vinh cho biết, đơn vị vừa cứu thành công 2 người bị điện trung thế giật ở độ cao 15m.
Theo thông tin, chiều 8/4, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Trà Vinh nhận được tin báo về vụ tai nạn khiến 2 người bị điện giật, mắc kẹt trên cao vừa xảy ra ở phường 5, TP Trà Vinh. Ngay lập tức, đơn vị điều động 3 xe chuyên dụng cùng 18 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng ghi nhận một nạn nhân đang bất tỉnh, người còn lại bị thương, cả 2 mắc kẹt trên giàn giáo cao 15m ngay sát đường điện trung thế.
Sau khi cắt điện, các chiến sĩ đã điều khiển xe thang tiếp cận, đưa các nạn nhân xuống mặt đất an toàn. 2 nạn nhân sau đó được đưa đi bệnh viện cấp cứu, sức khỏe đã ổn định.
Được biết, 2 nạn nhân là người ngoài tỉnh, đến Trà Vinh để lắp đặt biển hiệu cho văn phòng của một công ty dầu khí. Trong quá trình làm việc, một trong 2 người vô ý để thanh sắt vướng vào đường điện, dẫn đến tai nạn.
Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ 2024******Chỉ thị nêu rõ, để chủ động trong công tác hộ đê, phòng, chống lụt bão, ứng phó với các diễn biến bất thường của thời tiết, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện việc tổ chức tổng kết, đánh giá công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi, đê điều nhằm phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn công trình, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều.
Đồng thời, các địa phương chuẩn bị, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du, các khu vực được bảo vệ trong điều kiện xảy ra bão, lũ lớn, kể cả trường hợp mưa, lũ cực đoan vượt tần suất thiết kế...
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thành tu bổ, nâng cấp, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng công trình trước mùa mưa, lũ.
Đối với những sự cố công trình đã xảy ra trong các mùa mưa, lũ trước cần đặc biệt quan tâm và tập trung nguồn lực để hoàn thành việc xử lý; đồng thời, lập phương án bảo vệ trọng điểm trong mùa mưa, lũ năm 2024; đảm bảo chất lượng, an toàn chống lũ, bão và có phương án bảo đảm an toàn cho công trình khi có lũ, bão; tuyệt đối không cắt xẻ đê và không thi công các hạng mục công trình chính trong mùa mưa, lũ...
Đối với hệ thống đê điều, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mưa, lũ, bão; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để chủ động triển khai các phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều theo phương châm "4 tại chỗ" khi có tình huống xảy ra.
Các địa phương cần bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt và tổng hợp, báo cáo kịp thời khi xảy ra sự cố đê điều về Bộ NN&PTNT; Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai.
Lãnh đạo các địa phương cần chỉ đạo xử lý dứt điểm hành vi lấn chiếm mặt, mái đê, hành lang bảo vệ đê gây ảnh hưởng đến an toàn đê và khả năng thoát lũ, lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.
Các Sở NN&PTNT đề nghị cơ quan liên quan tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn nhằm đảm bảo sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo vận hành công trình; tăng cường công tác thông tin, truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về thủy lợi, đê điều.
Chàng trai về quê nuôi trùn quế, thu hàng chục triệu đồng/tháng******Làm nông theo hướng tuần hoàn
Sau khi tốt nghiệp tại một trường cao đẳng ở TP.HCM chuyên về ngành thiết kế đồ họa, Nguyễn được nhận vào làm ở một công ty với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng. "Công việc này giúp tôi có đủ chi phí sinh hoạt, trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, vào năm 2021, phụ huynh sức khỏe không tốt, vườn bị bỏ bê nên mình phải dừng mọi thứ tại TP.HCM để về quê", Nguyễn kể.
Về quê, Nguyễn tập trung vào công việc trồng trọt, nuôi heo tại gia. Năm 2021, Nguyễn vô tình thấy trên mạng mô hình nuôi trùn quế đem lại thu nhập cao rồi bắt đầu học hỏi, làm theo.
"Nhà mình có nuôi heo rừng. Trong quá trình nuôi, phân heo rừng làm ảnh hưởng không ít đến môi trường. Nhiều lúc mình suy nghĩ phải làm thế nào để giải quyết được vấn đề này nhưng lại không tốn quá nhiều sức, chi phí", anh cho hay.
"Mình vô tình biết rằng trùn quế hay ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy. Nhờ đó, trùn quế giúp giảm ô nhiễm môi trường do các loại phân chuồng như phân bò, heo gây ra. Mặt khác, phân của trùn quế là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho các loại cây trồng. Còn trùn quế làm thức ăn cho gia cầm, thủy sản rất tốt. Do đó, nuôi trùn quế theo hướng tuần hoàn không rác thải sẽ giảm nhiều thứ như chi phí đầu vào, tránh ô nhiễm môi trường", Nguyễn nói thêm.
Thế là, Hữu Nguyễn tận dụng 400 m2 đất nhà để xây dựng bể nuôi trùn quế, làm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn. "Quy trình nuôi trùn quế không cần kỹ thuật phức tạp nhưng phải chú ý đến nguồn thức ăn đầy đủ và phân phối độ ẩm vừa phải...", anh cho biết.
"Để trùn quế sinh trưởng tốt, mình xây dựng hệ thống bể xi măng dài khoảng 20 m, rộng 2 m và cao gần 50 cm. Bên trên và xung quanh dùng lưới bao phủ để che nắng, mưa và tránh gián, chuột, dế dũi phá hoại cũng như lắp hệ thống tưới nước cho các bể. Từ đó tạo được độ ẩm luôn duy trì ở mức khoảng 70 - 80%, nhiệt độ 30 - 35 độ C", Nguyễn cho hay.
"Phân chuồng được đưa vào các bể nuôi trùn quế theo dạng luống. Mình còn lót lưới bên dưới trước khi cho phân chuồng vào bể, như thế sẽ tạo được độ ẩm, thoát nước tốt nhưng không bị ngập úng. Và không quên tưới nước mỗi ngày để làm ẩm mặt luống...", anh cho biết.
Về nguồn thức ăn cho trùn quế, theo Nguyễn nếu là phân bò sữa thì cần xử lý 10 - 15 ngày là tốt nhất. Phân heo trắng thì cần xử lý vi sinh hơn 1 tháng. Còn nếu là phân của heo rừng đang nuôi thì có thể cho trùn quế ăn trực tiếp. "Vì trong thức ăn của gia súc này đã được xử lý bằng vi sinh. Sau khoảng 3 - 4 tháng, trùn quế sẽ tiêu hóa hết khối lượng phân bỏ vào và thải ra sản phẩm rất tốt cho cây trồng…", Nguyễn nói.
Giảm chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao
Hiện tại, Hữu Nguyễn cung cấp sản phẩm phân trùn quế đến các trang trại sản xuất nông sản... Thời gian tiếp theo, anh dự tính sẽ tiếp tục mở rộng diện tích để sản xuất phân bón vi sinh cung cấp cho người nông dân.
"Thời gian đầu mình gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra vì người dân ít ai biết đến tác dụng của trùn quế. Mình phải học thêm cách quảng bá, giới thiệu trùn quế trên mạng xã hội. Tự viết bài, quay video giải thích công dụng của phân trùn quế để dễ dàng tiếp cận với khách. Trung bình mỗi tháng mình cung cấp gần 20 tấn phân trùn quế với giá là 3,5 triệu đồng/tấn, thu gần 70 triệu đồng. Hiện tại mình còn đang làm thủ tục thành lập công ty riêng, cho ra nhiều sản phẩm từ phân trùn quế như: viên nén, dạng chất dịch…", Nguyễn nói.
Bên cạnh đó, Hữu Nguyễn còn có thêm nguồn thu nhập từ những cây trồng tại gia như: cà phê, sầu riêng, chuối. "Mình cũng sử dụng phân trùn quế để bón cho cây trồng. Riêng cây chuối, ngoài lấy quả thì mình còn dùng phần thân để làm thức ăn cho gia súc. Chính vì vậy, vòng khép kín tuần hoàn trong mô hình nông nghiệp của mình đã tận dụng được mọi đầu vào, giảm chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao", Hữu Nguyễn kể.
"Bạn trẻ khởi đầu nuôi trùn quế thì không nên nghĩ đến lợi ích. Trước tiên, cần giảm tối đa chi phí đầu vào, tận dụng phế phẩm nông nghiệp từ gia đình, hàng xóm để làm thức ăn cho trùn quế. Như thế vừa tiết kiệm lại có thời gian học được kinh nghiệm…", Nguyễn nói thêm.
Bà Hồ Thị Bích Linh, Trưởng ban Kinh tế xã hội, Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng, đánh giá cao mô hình nuôi trùn quế của Nguyễn. "Nguyễn siêng năng, chịu khó học hỏi những điều mới mẻ. Thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự cố gắng, Nguyễn cũng thực hiện thành công mô hình nuôi trùn quế, tạo ra kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thời gian tiếp theo, Nguyễn sẽ liên kết với các hộ dân để thành lập hợp tác xã, đồng thời hướng dẫn cách nuôi trùn quế, tạo thêm thu nhập cho bà con địa phương", bà Hồ Thị Bích Linh nói.
Thúc tiến độ khởi công cao tốc Hòa Bình******Ông Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) các dự án trọng điểm tỉnh Hòa Bình, vừa chủ trì hội nghị chuyên đề ban chỉ đạo về tình hình triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.
Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn Km19+00 - Km53+00 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình) được Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình ký quyết định phê duyệt đầu tư cuối năm 2023. Công trình có tổng mức đầu tư 9.997 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách trung ương 8.243 tỷ đồng, vốn của tỉnh 1.754 tỷ đồng).
Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2028. Trong giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến đường thuộc dự án được thiết kế là đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h.
Điểm đầu dự án thuộc thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc (Hòa Bình); điểm cuối thuộc xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ (Sơn La). Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình được giao làm chủ đầu tư dự án.
Tuyến đường có 3 hầm, 30 cầu. Dự án đi qua địa hình đồi, núi khó khăn và hiểm trở, địa chất phức tạp. Trong đó, việc chuẩn bị các điều kiện xây dựng cầu Hòa Sơn phức tạp vì đây là cầu nhịp chính dây văng lớn nhất Việt Nam.
Theo báo cáo của chủ đầu tư dự án, dự kiến trong tháng 4/2024 sẽ hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng và triển khai thực hiện các gói thầu theo kế hoạch được phê duyệt.
Đại diện chủ đầu tư cho hay, quá trình GPMB dự án đang gặp những khó khăn, vướng mắc. Công tác xin chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án…
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhấn mạnh, dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu có tầm quan trọng lớn. Dự án mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Hòa Bình nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung.
Ông Nguyễn Phi Long yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương và chủ đầu tư tăng cường trách nhiệm, chặt chẽ phối hợp, tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc, phấn đấu khởi công dự án vào quý II/2024.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình cũng yêu cầu phân công rõ nhiệm vụ cho từng người trong ban chỉ đạo, triển khai theo biểu đồ kế hoạch; gắn trách nhiệm người đứng đầu, Chủ tịch, Bí thư các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai dự án.
Bên cạnh đó, ông Long cũng yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo Ban quản lý dự án khẩn trương hoàn thiện thủ tục thiết kế kỹ thuật và đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp đảm bảo theo quy định của pháp luật để khởi công công trình.
Ban Quản lý dự án phối hợp với các sở, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư và thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ.
Huyện Đà Bắc và Mai Châu khẩn trương tiến hành kiểm kê, đo đạc phê duyệt chi trả cho các hộ bị ảnh hưởng và bàn giao mặt bằng sạch theo từng đoạn tuyến cho CĐT sớm khởi công công trình theo đúng kế hoạch đề ra.
Đồng thời, trong quá trình triển khai dự án đảm bảo quy định của pháp luật, lựa chọn nhà thầu, đơn vị tư vấn có năng lực, đảm bảo chất lượng và tiến độ dự án.
'Chơi' với chất liệu lụa, voan, lụa thun nhũ tạo nên những đường cong nóng bỏng******
BST hè 2023 Phụ nữ thành thị - Urban women trung thành với hình tượng những cô nàng trưởng thành, sành điệu yêu thời trang đầy thanh lịch và quyến rũ từ các chất liệu rũ mềm, nhẹ nhàng.
Lụa vẫn là chất liệu nền chủ đạo trong những thiết kế của Été Project, nhưng giờ đã được cách điệu thổi làn gió mới. "Chơi" với chất liệu nhiều hơn qua bàn tay của NTK khi đã phối thêm voan đi cùng lụa, tạo thêm nét nhẹ nhàng bay bổng, hay như chất liệu lụa thun nhũ đang cực kỳ xu hướng trong thời gian gần đây, tôn tạo nên những đường cong người phụ nữ nhưng lại khéo léo giấu đi những điểm còn hạn chế trên cơ thể bằng những đường xếp nếp vải, gấp vải, tạo nên tổng thể hài hòa, "nịnh mắt", tôn dáng cho người mặc.
BST Urban womencòn sử dụng chất liệu lụa thun nhũ, một trong những xu hướng nổi bật hiện nay. NTK của thương hiệu cho biết: " Lụa thun nhũ khi mặc dưới ánh sáng thì chất nhũ tạo nên độ óng ánh mới lạ và không phải chất liệu nào cũng có được. Vốn dĩ chất thun có nhiều ưu điểm nhưng lại toát lên vẻ đơn giản, vì vậy thun nhũ tiếp nhận ưu điểm của vải thun nhưng lại có tính nhũ cho nên vừa mềm mại vừa sang trọng. Tạo ra độ thông thoáng, khô ráo, không bết dính hoặc toát mồ hôi gây khó chịu cho cơ thể. Việc giặt giũ đơn giản và cũng mau khô hơn, thơm tho trang phục". Chất liệu được cách điệu và đa dạng hơn thông qua sự kết hợp với voan, tạo ra sự tươi mới. Sự kết hợp này mang lại sự nhẹ nhàng, bay bổng hơn cho trang phục, đồng thời tạo ra các đường cong quyến rũ cho người mặc.
Ảnh: @Été Project
Ngày 23.4, Tỉnh đoàn Thanh Hóa và Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ tuyên dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa, năm 2024.
Đây là sự kiện nhằm tổng kết kết quả phối hợp giữa Tỉnh đoàn Thanh Hóa với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa trong việc hỗ trợ thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 1 triệu thanh niên, trong đó, có hơn 130.000 thanh niên sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, là các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, và Khơ Mú. Thanh niên ở khu vực này gặp nhiều khó khăn trong học tập và phát triển kinh tế.
Thời gian qua, các chương trình, hoạt động của Tỉnh đoàn Thanh Hóa, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan, đơn vị khác phần nào đã giúp cho nhận thức, bản lĩnh của thanh niên vùng dân tộc thiểu số được nâng lên; trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, ý thức tôn trọng pháp luật được nâng cao... Qua đó, đến nay đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cá nhân tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực.
Một số mô hình, ý tưởng phát triển kinh tế tiêu biểu của thanh niên khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, như: mô hình ứng dụng kinh tế tuần hoàn để xây dựng hệ sinh thái ong rừng của nhóm thanh niên ở xã Bát Mọt (H.Thường Xuân, Thanh Hóa); sản phẩm thịt trâu gác bếp 36 Sinh Mai của chị Trần Thị Mai (H.Thạch Thành, Thanh Hóa); khôi phục và phát triển nét đẹp văn hóa dân tộc Mường phục vụ du lịch cộng đồng của anh Bùi Anh Sơn (ở xã Phượng Nghi, H.Như Thanh, Thanh Hóa); Trà quýt Hoi Pù Luông của nhóm thanh niên ở TT.Cành Nàng (H.Bá Thước, Thanh Hóa)...
Phát biểu tại lễ biểu dương, anh Lê Văn Châu, Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa, cho biết 40 thanh niên, sinh viên được biểu dương lần này là những điển hình tiên tiến của thanh niên vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đã có nhiều thành tích, đóng góp thiết thực cho cộng đồng, xã hội trên các lĩnh vực khác nhau.
"Thế hệ trẻ hôm nay đang sống trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, nên cần chủ động khắc phục những hạn chế, khó khăn để vươn lên. Đối với các cấp bộ đoàn, cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian tới cần chủ động nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; các cấp bộ Đoàn cần triển khai các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. Đồng thời, kịp thời tuyên dương, khen thưởng với những thanh niên, sinh viên có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực" anh Châu cho hay.
Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã biểu dương, khen thưởng cho 40 thanh niên, sinh viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa có nhiều thành tích xuất sắc trong lao động và học tập.
Cục trưởng Hải quan TP.HCM ngồi ghế Phó tổng cục trưởng Hải quan******Quyết định 499/QB-BTC về việc bổ nhiệm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ký ngày 25.3.2024. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trao quyết định bổ nhiệm.
Theo đó, quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Đinh Ngọc Thắng - Cục trưởng Hải quan TP.HCM giữ chức Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan kể từ ngày 2.4.2024.
Ông Đinh Ngọc Thắng sinh năm 1967, quê quán xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng. Ông Thắng có trình độ thạc sĩ luật học - Trường Đại học Luật TP.HCM; Cao cấp lý luận Chính trị.
Tháng 9.1995, ông Đinh Ngọc Thắng vào ngành hải quan. Trong 29 năm công tác trong ngành hải quan, ông Thắng đã trải qua nhiều vị trí quản lý từ cấp đội, phòng, Chi cục phó, Chi cục trưởng, Cục phó và Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM.
Cụ thể, từ tháng 1.2016 là công chức Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư. Từ năm 2006 - 2013, đảm nhiệm các vị trí Phó đội trưởng Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư; Phó đội trưởng, Đội trưởng, Phó chi cục trưởng, Bí thư Đảng bộ cơ sở, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Từ tháng 4.2013, ông làm Trưởng phòng tổ chức Cục Hải quan TP.HCM; từ tháng 9.2014, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM; từ tháng 9.2017, Phó cục trưởng - Phụ trách Cục Hải quan TP.HCM; từ tháng 6.2018, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM; Bí thư Đảng ủy Cục Hải quan TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ngày 25.3.2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ký Quyết định 499/QĐ-BTC, bổ nhiệm ông Đinh Ngọc Thắng - Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM giữ chức Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan từ ngày 2.4.2024.
Trong thời gian công tác, ông Đinh Ngọc Thắng đã nhận Huân chương Chiến công hạng nhất, hạng nhì và hạng ba; Huân chương lao động hạng nhì và hạng ba.
Phát biểu nhận nhiệm vụ mới, tân Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan gửi lời cảm ơn đến Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã tin tưởng lựa chọn bổ nhiệm ông vào vị trí Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan sau gần 30 năm công tác trong ngành. Ông nhấn mạnh, đây là trọng trách vô cùng lớn lao mà bản thân rất vinh dự và tự hào được giao phó.
Sau phần phát biểu giao nhiệm vụ từ Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn, ông Thắng cam kết ở cương vị mới, với tất cả nhiệt huyết và trí lực, sẽ nỗ lực hết sức hết mình cùng với lãnh đạo Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan, toàn thể cán bộ công chức ngành… sẽ không ngừng trau dồi, nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên vị trí công tác mới; cống hiến tâm lực, trí lực và tài lực cùng tập thể lãnh đạo Tổng cục Hải quan đoàn kết, dốc sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, cùng với lãnh đạo và đồng nghiệp đẩy mạnh cải cách hải quan số, hải quan thông minh, góp phần xây dựng thương hiệu hải quan Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả.
Chiều 22/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội năm 2023.
Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, về cơ bản nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đều bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Bên cạnh đó, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật hoặc còn những vướng mắc, bất cập, có thể tạo ra kẽ hở trong công tác quản lý.
Cũng theo ông Cường, có văn bản còn nội dung chưa được hướng dẫn cụ thể, chưa có sự thống nhất giữa các văn bản luật gây khó khăn trong triển khai thực hiện. Ví dụ, tại luật Phòng, chống ma túy, đến nay chưa có văn bản hướng dẫn tổ chức học văn hóa cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Bên cạnh đó, chưa có quy định cụ thể của Bộ LĐ&TB-XH về định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở ban hành giá dịch vụ công cai nghiện ma túy, sử dụng ngân sách nhà Nước để đặt hàng, giao nhiệm vụ làm cho hầu hết các địa phương chưa triển khai quy định về đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng cho đơn vị sự nghiệp công lập.
Cũng theo báo cáo của các cơ quan Quốc hội, vẫn còn nhiều văn bản quy định chi tiết được ban hành chậm hơn so với thời điểm có hiệu lực thi hành của luật, pháp lệnh, nghị quyết.
Cụ thể, trong số 325 văn bản được giám sát, có 32 văn bản ban hành chậm hơn thời điểm có hiệu lực thi hành của luật, pháp lệnh, nghị quyết. Trong đó văn bản chậm ít nhất là 14 ngày, văn bản chậm nhiều nhất là 35 tháng 24 ngày, một số văn bản chậm từ 22 đến 25 tháng.
Ngoài ra, có 83 điều, khoản thuộc 24 luật, 1 pháp lệnh, 5 nghị quyết giao quy định chi tiết nhưng chưa ban hành văn bản.
Đưa ra đánh giá chung, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhận định hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan của Quốc hội được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm.
Qua đó, các cơ quan đã phát hiện văn bản chậm hoặc chưa được ban hành, chỉ ra một số văn bản có nội dung chưa phù hợp, chưa khả thi trên thực tiễn, chưa bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, từ đó đã đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản khắc phục.
So với các kỳ giám sát trước đây, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2023 đã có sự chuyển biến tích cực, đạt những kết quả đáng khích lệ, theo ông Cường.
Song bên cạnh đó, ông chỉ ra công tác này vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập khi hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của một số cơ quan còn chưa được thực hiện thường xuyên, chủ động, kịp thời.
Tình trạng chậm ban hành văn bản tuy đã có bước khắc phục nhưng vẫn còn tồn tại, còn nợ đọng văn bản.
Trong kỳ giám sát, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết vẫn tiếp tục phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm tính, đồng bộ, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Trong khi đó, việc rà soát và ban hành văn bản công bố danh mục văn bản hết hiệu lực còn chậm hoặc không sửa đổi các văn bản quy định chi tiết đã hết hiệu lực thi hành.
Giá USD hôm nay 27.3.2024: Đến lượt ngân hàng tăng, thị trường tự do giảm******Sáng 27.3, tỷ giá trung tâm giữa VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.998 đồng, tăng 4 đồng so với hôm qua. Tương tự, giá USD tại các ngân hàng thương mại cũng đồng loạt đi lên. Chẳng hạn, Vietcombank tăng 20 đồng khi mua ở mức 24.580 đồng, bán ra 24.950 đồng; Eximbank tăng 10 đồng, đưa giá mua lên 24.540 đồng, bán ra 24.930 đồng...
Riêng giá USD tự do ngược chiều ngân hàng khi quay đầu giảm. Một số điểm thu đổi ngoại tệ tại TP.HCM giảm 5 đồng ở chiều mua vào, xuống 25.450 đồng và giảm 20 đồng ở chiều bán ra, xuống 25.580 đồng.
Biến động vàng ngày 27.3: Giá USD hôm nay
Hôm qua, Ngân hàng Nhà nước đã hút thêm 3.700 tỉ đồng khỏi hệ thống thông qua công cụ tín phiếu với kỳ hạn 28 ngày. Số tiền này chỉ bằng khoảng 1/4 bình quân các phiên trước đó. Như vậy, kể từ khi khởi động lại kênh tín phiếu trong tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã hút về tổng cộng gần 156.000 tỉ đồng. Động thái được xem là tích cực để giúp ổn định tỷ giá USD/VND khi áp lực từ đồng bạc xanh cũng như giá vàng thế giới vẫn ở mức cao.
Giá USD thế giới tăng trở lại. Chỉ số USD-Index đạt 104,04 điểm, tăng 0,16 điểm so với hôm qua. Đồng USD đi lên sau khi dữ liệu công bố trong ngày 26.3 cho thấy đơn đặt hàng đối với hàng hóa sản xuất lâu bền của Mỹ trong tháng 2 tăng hơn dự báo. Đồng thời chi tiêu của doanh nghiệp cho cơ sở vật chất có dấu hiệu phục hồi...
Hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ dự kiến công bố vào ngày 28.3 và theo sau đó là dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng cá nhân lõi (PCE) dự kiến công bố vào 29.3. Đây sẽ là những dữ liệu quan trọng để Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) xem xét trước khi có quyết định mới về chính sách tiền tệ nói chung và lãi suất nói riêng sắp tới...
(phóng viên nhật báo Quảng Minh Sơn Đinh Hào Không Huy Vương)tin tức liên quan
Bản quyền và tuyên bố từ chối trách nhiệm của News Network
1. Văn bản, hình ảnh và các bản thảo khác được in lại trên trang web này nhằm mục đích phổ biến những thông tin hữu ích đến công chúng và không nhằm mục đích thu lợi nhuận. Việc in lại bản thảo không có nghĩa là đồng ý với quan điểm của nó hoặc xác nhận tính xác thực của nội dung nó . Trang web này không có bất kỳ hình thức đảm bảo khoa học nào về sự an toàn, mức độ nghiêm trọng, v.v. Nếu các phương tiện, mạng hoặc cá nhân khác tải xuống và sử dụng nó từ trang web này, họ sẽ chịu trách nhiệm về bản quyền và các trách nhiệm pháp lý khác.
2. Tất cả các văn bản, hình ảnh, bản thảo âm thanh và video trên trang web này được đánh dấu bằng "Nguồn: Mạng tin tức Nam Xương" là nội dung gốc của trang web này và bản quyền thuộc về "Mạng tin tức Nam Xương". Không có phương tiện truyền thông, trang web hoặc cá nhân nào không được phép sao chép, liên kết, đăng lại hoặc sao chép khác mà không có sự cho phép của thỏa thuận trang web này. Bản quyền nội dung gốc trên trang web này thuộc về trang web này và nội dung này là quan điểm cá nhân của tác giả. Trang web này chỉ mang tính chất tham khảo và không cấu thành bất kỳ mục đích thương mại hoặc gợi ý ứng dụng nào. Các phương tiện truyền thông và trang web đã được thỏa thuận trang web này cho phép phải ghi rõ nguồn gốc của bản thảo khi tải xuống và sử dụng: "Mạng tin tức Nam Xương". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước trang web này.
3. Bản quyền của tất cả các bài viết, hình ảnh, âm thanh, tệp video và các tài liệu khác được sao chép trên trang web này thuộc về chủ sở hữu bản quyền. Các bài viết và hình ảnh không phải là bản gốc được sử dụng trên trang web này không thể được chia sẻ riêng với chủ sở hữu bản quyền. một. Liên hệ với chúng tôi. Nếu tác giả hoặc biên tập viên của bản thảo được sao chép trên trang web này tin rằng tác phẩm của mình không phù hợp để xem trực tuyến hoặc không nên được sử dụng miễn phí, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua email ([email protected]. cn) hoặc điện thoại (0791-86865371, 0791-86865387) thông báo cho website này, website này sẽ nhanh chóng có biện pháp phù hợp để tránh những tổn thất kinh tế không đáng có cho cả hai bên.
4. Đối với các bài viết, hình ảnh và các tài liệu khác đã được chủ sở hữu bản quyền cho phép sử dụng độc quyền các tài liệu được cung cấp cho trang này, nếu bạn cần in lại và sử dụng chúng, bạn phải được sự đồng ý của trang web này và bản quyền người sở hữu.