Trang chủ

bons cái đôi_xstp t2

大字 日期:2024-05-20 11:02:36 nguồn:Quảng Minh hàng ngày

  Thanh tra Chính phủ "thúc" Hà Nam dứt điểm vụ việc liên quan 1.600 hộ dân******

Chiều 19/4, thông tin từ Thanh tra Chính phủ cho biết, ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra, vừa chủ trì buổi tiếp công dân tháng 4 đối với vụ việc của ông Nguyễn Hữu Quảng (Cầu Giẽ, xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) - đại diện cho hơn 1.600 hộ dân liên quan đến Dự án TNR STARS Đồng Văn, huyện Duy Tiên, Hà Nam.

Buổi tiếp công dân diễn ra tại trụ sở Tiếp công dân tỉnh Hà Nam.

Thanh tra Chính phủ thúc Hà Nam dứt điểm vụ việc liên quan 1.600 hộ dân - 1

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy phát biểu chỉ đạo tại cuộc tiếp công dân tại Hà Nam (Ảnh: TTCP).

Theo Thanh tra Chính phủ, các công dân đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thuộc Dự án Khu nhà ở phục vụ khu công nghiệp Đồng Văn II (dự án TNR STARS Đồng Văn).

Ông Nguyễn Hữu Quảng trình bày, từ năm 2017 các hộ dân đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc Dự án TNR STARS Đồng Văn và nộp 95% giá trị mỗi lô đất, nhưng đến nay chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ.

Liên quan đến vụ việc, tháng 6/2021 Thanh tra Chính phủ đã có quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành rà soát một số vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài tại tỉnh Hà Nam, trong đó có vụ việc về Dự án TNR STARS Đồng Văn. Đến đầu tháng 3 vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã có báo cáo kết quả rà soát vụ việc.

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam cho biết, UBND tỉnh đã giao cho các sở, ngành rà soát tổng thể thủ tục đất đai của dự án và đề xuất các thủ tục để giải quyết. Hiện nay địa phương đang chờ chủ đầu tư điều chỉnh dự án và phải được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt. 

Đối với 30.395m2 đất chưa được giao, chủ đầu tư phải hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục, sau đó mới cấp sổ đỏ

Tại buổi tiếp dân, ông Phạm Hùng, Phó Cục trưởng Cục I (Thanh tra Chính phủ) nói đây là vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Hà Nam nhiều lần tiếp dân, thực hiện nhiều giải pháp nhưng đến nay vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm.

Lãnh đạo Cục I kiến nghị Thanh tra Chính phủ có ý kiến yêu cầu UBND tỉnh Hà Nam khẩn trương phối hợp cùng chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để thực hiện việc cấp sổ đỏ cho các hộ gia đình, cá nhân theo đúng quy định pháp luật.

Thanh tra Chính phủ thúc Hà Nam dứt điểm vụ việc liên quan 1.600 hộ dân - 2

Dự án TNR Stars Đồng Văn, Hà Nam (Ảnh: Đức Văn).

Theo Thanh tra Chính phủ, tại buổi tiếp dân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Anh Chức khẳng định tỉnh này đã giao các sở, ban, ngành tham mưu thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể để thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Văn bản 2255 ngày 5/4/2024 về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến Dự án TNR STARS Đồng Văn.

Kết luận buổi tiếp công dân, Phó Tổng Thanh tra Dương Quốc Huy chia sẻ những khó khăn của người dân và nhà đầu tư trong quá trình tham gia dự án. Ông cũng ghi nhận và đánh giá cao UBND tỉnh Hà Nam trong việc xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Nhấn mạnh Thanh tra Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát vụ việc và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, ông Dương Quốc Huy đề nghị UBND tỉnh Hà Nam nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Hà Nam cần khẩn trương chỉ đạo sở, ngành và cơ quan chức năng xem xét, sớm yêu cầu chủ đầu tư thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật để giải quyết dứt điểm vụ việc, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân, không để công dân tiếp tục khiếu kiện vượt cấp lên các cơ quan Trung ương.

Tiến độ thực hiện các công việc nêu trên, tỉnh Hà Nam phải có báo cáo gửi về Thanh tra Chính phủ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư. Do đó, UBND tỉnh Hà Nam cần chỉ đạo quyết liệt để chủ đầu tư đưa ra được tiến độ thời gian thực hiện cụ thể. Cơ quan thanh tra sẽ giám sát việc thực hiện.

Ông Huy giao Ban Tiếp công dân Trung ương phối hợp với Cục I theo dõi, giám sát, đôn đốc UBND tỉnh Hà Nam trong việc thực hiện giải quyết các nội dung khiếu nại, kiến nghị của công dân.

Thừa Thiên Huế đứng đầu cả nước về chỉ số PAPI 2023******

Sáng 2/4, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển - Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI)năm 2023.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đứng đầu bảng xếp hạng PAPI 2023 với tổng số điểm trên 46,04 điểm.

Thang điểm này được dựa trên khảo sát sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai minh bạch trong việc ra quyết định; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường; quản trị điện tử.

Thừa Thiên Huế đứng đầu cả nước về chỉ số PAPI 2023 - 1

PAPI 2023 công bố sáng 2/4 cho thấy, Thừa Thiên Huế đứng đầu cả nước với trên 46,04 điểm, tỉnh Đắk Nông đứng cuối bảng xếp hạng với 38,97 điểm (Ảnh: Thế Kha).

Các địa phương đứng kế tiếp trong bảng xếp hạng gồm Thái Nguyên (45,78 điểm), Bắc Ninh (45,70 điểm), Sóc Trăng (45,61 điểm), Bạc Liêu (45,57 điểm), Ninh Thuận (45,50 điểm).

Trong khi đó, Hà Nội chỉ đạt 43,96 điểm và TPHCM đạt trên 41,77 điểm.

Tỉnh Đắk Nông đứng cuối cùng của bảng xếp hạng PAPI 2023 với 38,97 điểm. 2 tỉnh Bình Dương và Quảng Ninh không có dữ liệu.

"Dữ liệu của tỉnh Bình Dương và Quảng Ninh bị khuyết do kết quả khảo sát vượt giá trị sai số cho phép trong thống kê", báo cáo giải thích.

Thừa Thiên Huế đứng đầu cả nước về chỉ số PAPI 2023 - 2

Tỉnh Thừa Thiên Huế đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số PAPI 2023 (Ảnh: TP Huế).

Theo báo cáo đánh giá của PAPI 2023, chất lượng quản trị và hành chính công tại các tỉnh, thành phố phía Bắc và miền Trung có xu hướng được người dân đánh giá cao hơn so với các địa phương phía Nam.

Trong 15 địa phương thuộc nhóm "cao", có 5 địa phương thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, 4 địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.

Trong 16 địa phương thuộc nhóm "thấp" có 7 địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 3 địa phương thuộc vùng Tây Nguyên.

"Khoảng cách hiệu quả quản trị và hành chính công giữa các tỉnh, thành phố có xu hướng thu hẹp. Mức chênh lệch điểm chỉ số PAPI 2023 tổng hợp giữa điểm thấp nhất (38,97 điểm) và cao nhất (46,04 điểm) là khoảng 7,07 điểm - nhỏ hơn khoảng cách của Chỉ số PAPI 2021 và 2022 (khoảng cách lần lượt là 9,07 điểm và 10,84 điểm)", báo cáo cho hay.

PAPI là khảo sát xã hội học lớn nhất tại Việt Nam tập trung tìm hiểu hiệu quả công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh giá và trải nghiệm của người dân, với dữ liệu được thu thập thường niên.

Chỉ số PAPI là sản phẩm của hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa CECODES và UNDP tại Việt Nam từ năm 2009 cho tới nay, cùng với sự hỗ trợ của nhiều đối tác trong suốt quá trình triển khai thực hiện nghiên cứu.

Các Ủy ban MTTQ thuộc các tỉnh/thành phố, huyện/quận, xã/phường cũng giúp đỡ tạo điều kiện để nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát tại thực địa.

Kinh nghiệm xương máu của nghề 'năng nhặt chặt bị'******

Đặc trưng của khí hậu miền Bắc, có giai đoạn thời tiết nồm ẩm. Kiểu thời tiết này thường ảnh hưởng rất lớn đến các thiết bị điện tử, trong đó có máy photocopy. Vào những ngày nồm ẩm, nếu máy ngưng sử dụng quá 24 tiếng, hoặc tắt toàn bộ nguồn điện, thiết bị sấy không hoạt động được thì sáng ra máy rất dễ… bị đơ.

Cơ sở photocopy của tôi luôn ngắt nguồn điện khi đóng cửa

Cơ sở photocopy của tôi luôn ngắt nguồn điện khi đóng cửa

TGCC

Vì vậy nhiều cơ sở, đặc biệt là các cơ quan, doanh nghiệp, người sử dụng thường để máy ở chế độ chờ 24/24; có tắt máy thì cũng không rút phích ra khỏi nguồn điện để điện vào nuôi thanh sấy công suất khoảng 9W có trong mỗi khay giấy. Thanh sấy này có nhiệm vụ làm nóng giấy, tránh giấy bị hút ẩm, vì nếu giấy ẩm, khi sử dụng sẽ kẹt giấy.

Việc để máy chờ như vậy đã trở thành thói quen, nhất là ở các cơ quan, doanh nghiệp, theo đó, khi thời tiết không nồm ẩm, máy vẫn luôn được để chờ xuyên đêm rất tốn điện. Nguồn điện cung cấp cho máy photocopy thường được lấy qua thiết bị ổn áp, kể cả máy không chạy, thì một chiếc ổn áp 1 pha, công suất 25 KVA đến 30 KVA cũng tự ngốn từ 20 đến 23 số điện một tháng.

Để tiết kiệm, ở cơ sở của tôi khi hết giờ làm việc, toàn bộ nguồn điện cung cấp cho cơ sở sẽ bị ngắt cầu dao nguồn. Việc này trước hết nhằm đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ cho cơ sở, sau đó là giảm chi phí phải trả.

Nếu hôm nào thời tiết nồm ẩm, khi đóng nguồn điện lại, tôi sẽ không bật máy photocopy lên ngay, vì nếu bật sử dụng ngay rất dễ bị lỗi, có thể gây đánh lửa ở các chi tiết "nhạy cảm" như cao áp. Trước khi bật máy, tôi sử dụng một chiếc máy sấy tóc, xì khô vào các chi tiết "nhạy cảm" để tránh máy bị ẩm mà đánh lửa, như vậy máy sẽ hoạt động an toàn. Còn với giấy, vào ngày nồm không nên bóc vỏ, nên sử dụng đến đâu, bóc đến đó. Trong mỗi gram giấy đều được bao bọc bằng giấy chống ẩm (có lớp nilon phủ ngoài) nên không ngại giấy bị hút ẩm.

Tuy nhiên, việc ngắt toàn bộ thiết bị điện chỉ được thực hiện từ tối đến sáng. Nếu cơ sở nghỉ dài ngày vào dịp lễ, tết, cần bảo quản máy bằng cách dùng cuộn nilon màng mỏng bọc toàn bộ máy móc, tránh máy hút ẩm và cũng ngăn ngừa chuột bọ chui vào các khoang máy để cắn dây và các bảng mạch bên trong.

Những người làm nghề dịch vụ in ấn, photocopy thường chia sẻ với nhau là nghề "năng nhặt chặt bị". Bởi lẽ, đơn giá một tờ photocopy chỉ từ 200 đồng đến 300 đồng; trong khi có rất nhiều chi phí như mực, giấy, khấu hao, tiền điện, tiền thuế, tiền thuê mặt bằng... Việc ngắt nguồn để tiết kiệm mỗi tối từ 5 đến 6 số điện (đối với cơ sở nhỏ) và hơn thế đối với cơ sở có nhiều máy sẽ góp phần tiết kiệm điện năng, đảm bảo an toàn cháy nổ và giảm thêm chi phí cho cơ sở.

Mong rằng, với kinh nghiệm nêu trên, ở các văn phòng cơ quan, công sở, nơi có điều kiện tốt hơn về mặt bằng (có phòng ốc khép kín khô ráo), được trang bị điều hòa không khí có tính năng hút ẩm... thì nên từ bỏ thói quen để máy photocopy ở chế độ chờ 24/24. Để như vậy, một số chức năng của máy vẫn hoạt động và vẫn ngốn điện năng tiêu thụ. Khi bật lên, máy vẫn phải làm nóng như khi tắt máy hẳn. Vậy nên, nếu không sử dụng máy thường xuyên trong ngày thì không nên bật chế độ như vậy.


Mới đầu hè, hội chị em đã 'thiêu đốt' mọi ánh nhìn bằng trang phục cut out******

Trang phục cut out giờ đây không còn quá táo bạo kém duyên như những năm về trước. Chúng đã được các nhà mốt tiết chế lại để phù hợp hơn với cuộc sống đời thường và khiến người mặc dễ dàng chinh phục vẻ đẹp hoàn mỹ.

Mới đầu hè, hội chị em đã 'thiêu đốt' mọi ánh nhìn bằng trang phục cut out- Ảnh 1.

Minh Hằng nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau thời gian dài "ở cữ". Vốn nổi tiếng là người đẹp có thân hình chuẩn chỉnh trong showbiz Việt nên nữ ca sĩ rất biết cách tôn vinh triệt để ưu điểm này. Xuất hiện tại một sự kiện, bà mẹ một con diện bộ váy đuôi cá màu đỏ rực rỡ, các chi tiết khoét xẻ nhẹ nhàng ở phần vai giúp ngoại hình người mặc trông điệu đà và ấn tượng hơn hẳn. Cô kết hợp bộ đồ với bốt dáng dài nhằm tăng hiệu quả "ăn gian" chiều cao

@minhhang2206

Mới đầu hè, hội chị em đã 'thiêu đốt' mọi ánh nhìn bằng trang phục cut out- Ảnh 2.

Trang phục cut out còn mê đắm cả những "nàng bầu" hay bà mẹ "bỉm sữa", trong đó có Joyce Phạm. Con gái lớn của đại gia Minh Nhựa từ lâu đã nổi tiếng là một rich kid sở hữu phong cách thời trang đỉnh cao. Xuống phố với bộ đồ mang vẻ phóng khoáng, phá cách; cô kết hợp áo dệt kim dáng ngắn với chân váy bèo tầng, đi giày cao gót cài quai và xách mẫu túi Chanel ô quả trám màu hồng xinh xắn

@joyce.pham1106

Mới đầu hè, hội chị em đã 'thiêu đốt' mọi ánh nhìn bằng trang phục cut out- Ảnh 3.

Mỹm Trần hóa nàng thơ yêu kiều trong bộ váy lụa dáng dài. Thiết kế cổ yếm cùng khoảng hở táo bạo nơi vòng 1 cùng phần chân váy xẻ tà sâu đã khiến vẻ ngoài của hot girl chuyển giới trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Váy lụa cut out là món thời trang thích hợp chưng diện trong những buổi tiệc mùa hè bởi chúng khiến vẻ ngoài người mặc trở nên thanh thoát và gợi cảm

@hiitsmyxm

Mới đầu hè, hội chị em đã 'thiêu đốt' mọi ánh nhìn bằng trang phục cut out- Ảnh 4.

Không chỉ có mặt trên đường phố hay trong những bữa tiệc xa hoa, váy áo cut out còn được các sao nữ đem lên sân khấu biểu diễn. Phương Ly "cháy" hết mình trong bộ đồ vải da màu tím lạ mắt, chi tiết đan dây trên bộ trang phục tạo hiệu ứng "nửa kín nửa hở" đầy mãn nhãn. Giọng ca Anh là ngoại lệ của emkhông giới hạn phong cách trong những mẫu váy thướt tha mà cô còn làm mới thời trang cut out qua các món đồ cá tính

@may_lily

Mới đầu hè, hội chị em đã 'thiêu đốt' mọi ánh nhìn bằng trang phục cut out- Ảnh 5.

Trần Tiểu Vy khoe nhan sắc đằm thắm pha chút trong trẻo ngọt ngào qua mẫu váy ngắn bèo tầng xinh yêu. Hoa hậu Việt Nam 2018mặc một thiết kế khoét nhẹ phần eo nhằm khoe khéo vòng 2 phẳng lì. Các chi tiết như diềm bèo, cúc bọc, tay bồng và gam màu hồng dễ thương của chiếc váy đã giúp người đẹp 10X thêm trẻ trung, yêu kiều. Đây là một gợi ý đáng để thử cho buổi hẹn hò hay cà phê dạo phố

@trantieuvy_20

Mới đầu hè, hội chị em đã 'thiêu đốt' mọi ánh nhìn bằng trang phục cut out- Ảnh 6.

Nhân đôi vẻ quyến rũ hút hồn bằng sự kết hợp giữa chất liệu sequins và kiểu váy cut out. Hà Nhi tỏa sáng "ngời ngời" trong thiết kế cổ yếm đính hoa to bản, khoảng hở nhỏ nhắn nhưng vẫn đủ sức hấp dẫn người nhìn ở phần hông và nơi giữa ngực giúp nữ ca sĩ ghi điểm tuyệt đối. Để tăng thêm vẻ long lanh, cuốn hút cho tổng thể, bạn có thể tô điểm trang sức vàng, vòng cổ ngọc trai hoặc khuyên tai

@hanhii_tran

Mới đầu hè, hội chị em đã 'thiêu đốt' mọi ánh nhìn bằng trang phục cut out- Ảnh 7.

Tông đen huyền bí vẫn luôn là một gam màu có sức cạnh tranh cao độ trong bất kể trường hợp nào. Người mẫu ảnh Thanh Thảo khoe vóc dáng nuột nà, làn da trắng muốt không tỳ vết trong bộ váy cúp ngực dáng dài. Tuy không quá phô trương diêm dúa nhưng thiết kế vẫn trở nên nổi bật nhờ chi tiết đắt giá ở phần áo bra sequins tách rời có khả năng tôn lên vòng 1 đẫy đà và thân hình tuyệt đẹp của người mặc

@himlam_

Mới đầu hè, hội chị em đã 'thiêu đốt' mọi ánh nhìn bằng trang phục cut out- Ảnh 8.

Màu trắng tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết nhẹ nhàng nhưng không vì thế mà chúng mất đi sự gợi cảm vốn có. Mẫu váy rủ bèo phối lụa phi bóng tạo hiệu ứng dáng thon gọn và thanh thoát, đồng thời tôn lên nét quyến rũ tự nhiên cho beauty blogger Chloe Nguyễn. Kết hợp bộ váy đồng điệu với chiếc túi xách trắng và khuyên tai kim loại để trở nên sang chảnh miễn chê

@bychloenguyen

Chị em đừng chỉ giới hạn phong cách trong những món đồ "kín cổng cao tường" bởi trang phục cut out nhẹ nhàng cũng rất đáng để bổ sung cho tủ đồ. Chúng ghi điểm ở sự trẻ trung, quyến rũ, tạo cảm giác chân dài, vóc dáng trở nên cao ráo và hút hồn hơn. Váy áo cut out phù hợp để diện đi tiệc, đi du lịch hoặc dạo phố thường nhật.

Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết trao 3 công trình số hóa cho tỉnh Đồng Tháp******

Ông Phan Văn Thắng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp, cùng các ngành liên quan và Tỉnh đoàn Đồng Tháp tiếp và làm việc với đoàn công tác.

Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết tặng 3 công trình số hóa cho tỉnh Đồng Tháp - Ảnh 4.

Anh Nguyễn Minh Triết cùng trải nghiệm ứng dụng số hóa di tích lịch sử, địa chỉ đỏ tại Khu di tích Mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

TRẦN NGỌC

Tại buổi làm việc, anh Huỳnh Minh Thức, Bí thư Tỉnh đoàn Đồng Tháp, cho biết năm 2023 với chủ đề "Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn", Tỉnh đoàn Đồng Tháp đã cụ thể hóa các nội dung hoạt động phù hợp với tình hình thực tế địa phương và chỉ đạo các tổ chức Đoàn trực thuộc tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao, tổ chức các hoạt động đảm bảo hiệu quả, thiết thực.

Đồng Tháp đã thành lập 12 tổ thanh niên chuyển đổi số cộng đồng cấp huyện, 143 tổ cấp xã. Từ đó, tổ chức hơn 4.800 các hoạt động chuyển đổi số cho hơn 250.000 lượt người dân thụ hưởng, tiếp cận. Trong phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, tuổi trẻ Đồng Tháp đã triển khai 105 km công trình thắp sáng đường quê; xây dựng 25 căn nhà nhân ái; sửa chữa và làm mới 217 km đường giao thông nông thôn; khởi công và khánh thành 39 cầu Hy vọng. Toàn tỉnh có 1.098 đội hình tình nguyện tham gia thực hiện 1.106 công trình, với tổng giá trị hơn 31 tỉ đồng...

Đối với việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, Tỉnh đoàn Đồng Tháp luôn xác định là nhiệm vụ trọng tâm, là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng. Từ đó, các cấp bộ đoàn trong tỉnh triển khai nghiêm túc, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo tiến độ và đúng yêu cầu giúp cho cán bộ, đoàn viên nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng, những nội dung cơ bản, chủ trương, giải pháp lớn của Đoàn trong nhiệm kỳ mới, góp phần đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Đến nay, gần 100% đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã cài đặt ứng dụng Thanh niên Việt Nam.

Qua làm việc, anh Nguyễn Minh Triết đề nghị Tỉnh đoàn Đồng Tháp tiếp tục phát huy kết quả đạt được để công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của tỉnh đạt hiệu quả tốt. Anh Triết đề nghị trong năm 2024, Tỉnh đoàn Đồng Tháp cần đầu tư, nâng chất lượng các chương trình, chiến dịch trọng điểm để triển khai hiệu quả. Chú trọng hoạt động thể hiện chủ đề năm, trong đó, tỉnh Đoàn đăng cai tổ chức chương trình lớn, các chương trình thường xuyên cần phân cấp để tổ chức Đoàn cấp huyện đăng cai...

Chiều cùng ngày, anh Nguyễn Minh Triết cùng đoàn công tác đã đến viếng mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP.Cao Lãnh. Tại đây, anh Triết bàn giao 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ từ cuộc vận động "Tự hào một dải non sông" cho các khu di tích trị giá 300 triệu đồng.

Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết tặng 3 công trình số hóa cho tỉnh Đồng Tháp - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Minh Triết thực hiện nghi thức kích hoạt công trình số hóa di tích lịch sử, địa chỉ đỏ tại Khu di tích mộ Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

TRẦN NGỌC

Dịp này, Đoàn thanh niên các tỉnh đồng bằng sông Tiền trao tặng tặng 80 bản đồ Việt Nam số hóa cho các khu di tích, các cơ sở Đoàn - Hội - Đội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Anh Nguyễn Minh Triết đã đến Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, P.4, TP.Cao Lãnh treo bản đồ số hóa cho thầy và trò của trường.

Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết tặng 3 công trình số hóa cho tỉnh Đồng Tháp - Ảnh 5.

Anh Nguyễn Minh Triết cùng đoàn công tác của T.Ư Đoàn thực hiện nghi thức treo bản đồ Việt Nam Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, P.4, TP.Cao Lãnh

TRẦN NGỌC

  Tập đoàn Thuận An trúng thầu dự án nào ở Quảng Nam?******

Chiều tối 16/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Như Công - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam - cho hay, qua rà soát, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không có dự án nào liên quan đến Tập đoàn Thuận An do các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và UBND các huyện của tỉnh này làm chủ đầu tư.

Tập đoàn Thuận An trúng thầu dự án nào ở Quảng Nam? - 1

Tập đoàn Thuận An tham gia thi công dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14, tỉnh Quảng Nam (Ảnh: Anh Vũ).

Năm 2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nay là Cục đường bộ Việt Nam) phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu XL17 sửa chữa, gia cường cầu Giằng, Quốc lộ 14D (Quảng Nam), dự án thành phần 2, giai đoạn 2 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, gia cường các cầu trên quốc lộ đảm bảo đồng bộ tải trọng khai thác trên tuyến.

Dự án này do liên danh Công ty cổ phần thương mại, tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng - Công ty cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thuận An (tiền thân của Tập đoàn Thuận An ngày nay) là đơn vị trúng thầu.

Giá trúng thầu dự án này hơn 34,8 tỷ đồng, loại hợp đồng theo đơn giá cố định, thời gian thực hiện hợp đồng 10 tháng.

Tháng 12/2022, Cục đường bộ Việt Nam phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu XD02 thi công xây dựng đoạn Km40+00 - Km71+500 thuộc dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 14E, đoạn Km15+270 - Km89+700, tỉnh Quảng Nam.

Đơn vị trúng thầu là liên danh Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Tân Hoàng Long - Công ty cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thuận An - Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình Tây An. Nhà thầu phụ là Công ty cổ phần 134 Việt Nam.

Giá trúng thầu hơn 507 tỷ đồng, loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thời gian thực hiện hợp đồng 650 ngày.

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14E đi qua các huyện Thăng Bình, Hiệp Đức và Phước Sơn (Quảng Nam) do Cục Đường bộ Việt Nam được giao làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án 4 được giao quản lý dự án.

Công trình có bề rộng nền đường 9m (mặt đường xe chạy rộng 7m; lề gia cố mỗi bên rộng 0,5m; lề đất mỗi bên 0,5m). Riêng đoạn tuyến qua nút giao đường sắt Bắc - Nam tại lý trình km15+270 - km16+054 (xã Bình Quý, Thăng Bình) có bề rộng nền đường 12m.

Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 với tổng mức đầu tư gần 1.850 tỷ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành năm 2025.

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14E đang chậm tiến độ do vướng mặt bằng. UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức nhiều cuộc họp với các địa phương có tuyến đường đi qua để đốc thúc giải phóng mặt bằng.

Như Dân tríđưa tin, ngày 16/4, ông Nguyễn Như Công - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam - ký văn bản gửi các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc phối hợp, cung cấp thông tin liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An.

Theo Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam, qua theo dõi trên các phương tiện truyền thông, UBND tỉnh Quảng Nam nắm bắt thông tin Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An vi phạm quy định về đấu thầu.

Do đó, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương chỉ đạo các phòng, đơn vị, địa phương liên quan rà soát các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn có liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An (nhà thầu, nhà đầu tư).

Khánh Hòa sửa nội dung văn bản pháp lý liên quan 17 dự án******

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội quý I/2024.

Trong công tác thanh tra, tỉnh Khánh Hòa đã điều chỉnh và loại bỏ nội dung "đất ở không hình thành đơn vị ở" tại tất cả các văn bản pháp lý có liên quan đối với 17 dự án.

Khánh Hòa sửa nội dung văn bản pháp lý liên quan 17 dự án - 1

Dự án "đất ở không hình thành đơn vị ở" chủ yếu nằm ở khu vực Bãi Dài thuộc huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa (Ảnh: Phú Khánh).

Ngoài ra, tỉnh Khánh Hòa đã điều chỉnh và loại bỏ nội dung "đất ở không hình thành đơn vị ở" một phần trong các văn bản pháp lý có liên quan đối với 13 dự án khác.

Khánh Hòa cũng ban hành quyết định thu hồi đất 5 căn biệt thự tại Khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại, ở khu vực núi Cảnh Long, thuộc phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, giao cơ quan nhà nước quản lý, trùng tu và khai thác.

Trước đó, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, đã ra văn bản chỉ đạo cơ quan, đơn vị dừng các thủ tục liên quan hình thức "đất ở không hình thành đơn vị ở", cho đến khi được điều chỉnh theo đúng quy định của Luật Đất đai.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ vào năm 2020 đã chỉ ra "đất ở không hình thành đơn vị ở" tại Khánh Hòa chưa có quy định theo pháp luật hiện hành.

Khánh Hòa sửa nội dung văn bản pháp lý liên quan 17 dự án - 2

Khánh Hòa thu hồi đất 5 căn biệt thự tại Khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại giao cơ quan nhà nước quản lý, trùng tu và khai thác (Ảnh: Trung Thi).

Thanh tra Chính phủ nhận định, việc tồn tại loại hình "đất ở không hình thành đơn vị ở" trong khu du lịch tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp, khiếu kiện.

Trên thực tế, những năm gần đây tại Khánh Hòa đã xảy ra các tình trạng khiếu kiện, khiếu nại về loại đất "đất ở không hình thành đơn vị ở".

Vụ mua phân, lúa từ công ty xây dựng: Phê bình chủ tịch huyện******

Liên quan đến vụ Phòng Nông nghiệp huyện Thới Bình mua phân, lúa từ công ty chuyên kinh doanh xây dựng, tại buổi họp báo quý I/2024 của tỉnh Cà Mau ngày 9/4, ông Nguyễn Văn Đảm, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau, đã thông tin việc kiểm điểm trách nhiệm đối với lãnh đạo UBND huyện này.

Vụ mua phân, lúa từ công ty xây dựng: Phê bình chủ tịch huyện - 1

Ông Nguyễn Văn Đảm, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau, thông tin với báo chí (Ảnh: Huỳnh Hải).

Theo ông Đảm, theo kết luận của Thanh tra tỉnh Cà Mau, ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, với vai trò người đứng đầu chịu trách nhiệm chung nhưng thiếu kiểm tra, giám sát, không phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót, vi phạm trong việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu đặt hàng mua lúa giống, chỉ định thầu mua phân bón năm 2020, 2021 không đúng quy định.

"Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và có công văn phê bình nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc đối với ông Vững trong vụ việc này", ông Đảm cho hay.

Trước đó, Thanh tra tỉnh Cà Mau kết luận, trong năm 2020 và 2021, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình thông qua một số công ty đã mua lúa giống, phân bón với giá chênh lệch hàng trăm triệu đồng. 

Điều bất thường là các công ty này kinh doanh chính ở lĩnh vực xây dựng, chỉ thực hiện việc mua bán lúa giống, phân bón với Phòng Nông nghiệp huyện Thới Bình một lần, không mua bán 2 sản phẩm này với đơn vị nào khác.

Ngoài vấn đề trên, cơ quan thanh tra còn phát hiện không ít hạn chế, thiếu sót trong đầu tư xây dựng các công trình như cầu, đường, trường học,... tại các phòng, ban chuyên môn của UBND huyện Thới Bình.

Vì sao mỏ cát đầu tiên phục vụ cao tốc Cần Thơ******

Chiều 3/4, ông Nguyễn Phi Đa - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết, mỏ cát tại xã An Nhơn, huyện Châu Thành đang bị đình chỉ; đơn vị khai thác có thể bị xử lý trách nhiệm nếu cơ quan chức năng xác định có sai phạm.

Theo ông Đa, trong năm 2023, tỉnh Đồng Tháp đã giao 7 mỏ cát khai thác theo cơ chế đặc thù cho nhà thầu thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Mỏ cát tại xã An Nhơn nằm trong lòng sông Tiền là mỏ đầu tiên được tỉnh Đồng Tháp bàn giao.

Tuy Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP mới được cấp phép khai thác từ ngày 20/9/2023, nhưng sau 4 tháng, cơ quan chức năng xác định nhiều điểm thuộc khu mỏ đã bị đào quá độ sâu cho phép.

"Khi thả thước đo, những nơi chưa khai thác vẫn nguyên trạng, nhưng nhiều điểm đã bị khai thác quá độ sâu cho phép. Cơ quan chức năng đang đình chỉ hoạt động mỏ cát này để rà soát lại.

Nếu xác định có sai phạm, đơn vị khai thác không chỉ phải đưa cát nơi khác đến bù đắp mà còn bị xử lý trách nhiệm. Nếu sai phạm quá mức, mỏ sẽ bị đóng", ông Đa nói.

Mỏ cát tại xã An Nhơn rộng hơn 20ha, tổng trữ lượng cát san lấp được phép khai thác là gần 548.000m³. Thời gian khai thác theo thiết kế là một năm.

Tuy vậy, theo tính toán của cơ quan chức năng, mới sau 4 tháng, Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP đã khai thác gần 330.000m³ (65% trữ lượng). Việc nhà thầu khai thác quá nhanh khiến cơ quan chức năng phải đánh giá lại tác động môi trường.

Cũng theo thông tin từ UBND tỉnh Đồng Tháp, vì các mỏ cát đang hoạt động đều đã bàn giao để phục vụ xây dựng cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, hiện tỉnh này không có cát để xây dựng các công trình trên địa bàn.

Trong năm 2024, Đồng Tháp cần 9,3 triệu m³ cát san lấp cho các công trình trong tỉnh, nhưng có thể phải đến tháng 9 mới chính thức có mỏ. Không những vậy, lượng cát cũng chỉ đáp ứng hơn 30% nhu cầu, dẫn tới các công trình đang bị ngưng trệ.

"Vì một nền thủy sản minh bạch, trách nhiệm, bền vững và hội nhập"******

Ngày 29/3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản và 10 năm ngày ra mắt lực lượng Kiểm ngư Việt Nam.

Dẫn câu ngạn ngữ: "Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền", Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh trọng trách gìn giữ, bảo vệ, phát triển bền vững vùng nước vùng biển rộng lớn của quê hương luôn có sự đóng góp, chung sức, chung lòng của ngành thủy sản, lực lượng kiểm ngư, cùng bà con ngư dân, cộng đồng doanh nghiệp, người dân gắn bó với ngành nghề thủy sản…

Ghi nhớ lời gửi gắm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ", 65 năm qua, ngành thủy sản vững bước phát triển nhanh, toàn diện và ổn định, trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của đất nước, đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn an ninh, khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng Tổ quốc.

Năm 2024 đánh dấu hành trình 10 năm lực lượng Kiểm ngư Việt Nam bắt đầu hoạt động, tích cực hỗ trợ ngư dân trên biển, tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, với bao công việc quan trọng, ý nghĩa.

Qua những thành tựu đạt được, ngành thủy sản, cùng với lực lượng Kiểm ngư, tự tin hướng tới những mục tiêu lớn hơn, dài hạn hơn, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia "mạnh về biển, giàu từ biển", nhất quán với quan điểm lãnh đạo của Đảng, và cũng là nguyện vọng của bà con ngư dân, toàn thể người dân.

Vì một nền thủy sản minh bạch, trách nhiệm, bền vững và hội nhập - 1

Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: Hồng Thắm).

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhìn nhận phía trước chúng ta là "hải trình" hướng đến mục tiêu vì một nền thủy sản "minh bạch, trách nhiệm, bền vững và hội nhập", vì thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.

Phía trước chúng ta là 3 trụ cột trong chiến lược kinh tế thủy sản là giảm khai thác, tăng nuôi trồng, bảo tồn biển; cấu trúc lại ngành thủy sản dựa trên ngư nghiệp, ngư dân và ngư trường...

Ông Hoan chúc ngành thủy sản Việt Nam phát triển bền vững, hiện đại trong sản xuất, tăng tốc trong xuất khẩu, nâng tầm trong hội nhập.

Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam luôn đồng hành với ngư dân; hướng tới chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; bảo vệ nguồn lợi thủy sản vì ngành thủy sản xanh, bền vững.

"Chúng ta giống như những hòn đảo giữa biển khơi, tách biệt trên bề mặt nhưng kết nối dưới tầng sâu. Chúng ta cùng nhau kết nối thành hệ sinh thái vì ngành thủy sản Việt Nam bền vững", Bộ trưởng Hoan nói.

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm các làng cá và bà con ngư dân ở các đảo Tuần Châu, Cát Bà.

Tại đây, Bác đã căn dặn: "Biển bạc của ta do dân ta làm chủ". 

Lời dạy của Bác thể hiện tư tưởng lớn về tiềm năng vô tận của kinh tế biển và khơi dậy ý thức về bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

"Ngành thủy sản đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu", ông Luân khẳng định.

Sau hơn 30 năm phát triển toàn diện, ngành thủy sản đã có những bứt phá vượt bậc.

Sản lượng thủy sản năm 2023 đạt hơn 9,3 triệu tấn, gấp hơn 7 lần so với năm 1995, nuôi trồng thủy sản đạt 5,5 triệu tấn, gấp hơn 5 lần so với năm 1995.

Cơ cấu sản lượng thủy sản có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng sản lượng nuôi trồng tăng từ 31% năm 1995 lên gần 57% năm 2023. 

Với sự năng động sáng tạo, vượt qua bao khó khăn thử thách, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 thị trường, kim ngạch xuất khẩu lần đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD (năm 1999) và gần 11 tỷ USD (năm 2022), đưa Việt Nam vào vị trí số 3 trong các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới (Trung Quốc, Na Uy, Việt Nam)...

(phóng viên nhật báo Quảng Minh Ngọc Hà Hùng Hồ Định Quang)

[Biên tập viên:Long Thiện]

Bản quyền và tuyên bố từ chối trách nhiệm của News Network

1. Văn bản, hình ảnh và các bản thảo khác được in lại trên trang web này nhằm mục đích phổ biến những thông tin hữu ích đến công chúng và không nhằm mục đích thu lợi nhuận. Việc in lại bản thảo không có nghĩa là đồng ý với quan điểm của nó hoặc xác nhận tính xác thực của nội dung nó . Trang web này không có bất kỳ hình thức đảm bảo khoa học nào về sự an toàn, mức độ nghiêm trọng, v.v. Nếu các phương tiện, mạng hoặc cá nhân khác tải xuống và sử dụng nó từ trang web này, họ sẽ chịu trách nhiệm về bản quyền và các trách nhiệm pháp lý khác.

2. Tất cả các văn bản, hình ảnh, bản thảo âm thanh và video trên trang web này được đánh dấu bằng "Nguồn: Mạng tin tức Nam Xương" là nội dung gốc của trang web này và bản quyền thuộc về "Mạng tin tức Nam Xương". Không có phương tiện truyền thông, trang web hoặc cá nhân nào không được phép sao chép, liên kết, đăng lại hoặc sao chép khác mà không có sự cho phép của thỏa thuận trang web này. Bản quyền nội dung gốc trên trang web này thuộc về trang web này và nội dung này là quan điểm cá nhân của tác giả. Trang web này chỉ mang tính chất tham khảo và không cấu thành bất kỳ mục đích thương mại hoặc gợi ý ứng dụng nào. Các phương tiện truyền thông và trang web đã được thỏa thuận trang web này cho phép phải ghi rõ nguồn gốc của bản thảo khi tải xuống và sử dụng: "Mạng tin tức Nam Xương". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước trang web này.

3. Bản quyền của tất cả các bài viết, hình ảnh, âm thanh, tệp video và các tài liệu khác được sao chép trên trang web này thuộc về chủ sở hữu bản quyền. Các bài viết và hình ảnh không phải là bản gốc được sử dụng trên trang web này không thể được chia sẻ riêng với chủ sở hữu bản quyền. một. Liên hệ với chúng tôi. Nếu tác giả hoặc biên tập viên của bản thảo được sao chép trên trang web này tin rằng tác phẩm của mình không phù hợp để xem trực tuyến hoặc không nên được sử dụng miễn phí, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua email ([email protected]. cn) hoặc điện thoại (0791-86865371, 0791-86865387) thông báo cho website này, website này sẽ nhanh chóng có biện pháp phù hợp để tránh những tổn thất kinh tế không đáng có cho cả hai bên.

4. Đối với các bài viết, hình ảnh và các tài liệu khác đã được chủ sở hữu bản quyền cho phép sử dụng độc quyền các tài liệu được cung cấp cho trang này, nếu bạn cần in lại và sử dụng chúng, bạn phải được sự đồng ý của trang web này và bản quyền người sở hữu.

< cài đặt
+ - 正文字号