Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

trực tiếp vĩnh long 1_Thể THAO 898bet

2024-05-20 18:59:08 tác giả:Giang Bùi nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Thanh niên phải '5 xung kích, 6 khát vọng'******

Với chủ đề "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia", cuộc đối thoại của Thủ tướng tập trung giải đáp các băn khoăn, thắc mắc và vai trò của người trẻ với chuyển đổi số.

Gắn lợi ích cá nhân với tập thể, đất nước

Nêu băn khoăn về thách thức bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng, em Nguyễn Thành Trung, học sinh Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm, hỏi Chính phủ có giải pháp như thế nào để đảm bảo an toàn không gian mạng?

Thanh niên phải '5 xung kích, 6 khát vọng'- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với thanh niên

Ngọc Thắng

Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Huy Dũng, an toàn - an ninh mạng được coi là "chiếc phanh" của chiếc xe chuyển đổi số, không phải để dừng chiếc xe này lại, mà để chúng ta yên tâm đi nhanh và an toàn hơn. Trong 3 năm qua, VN đã có những thay đổi và bước chuyển biến trong công tác đảm bảo an toàn an ninh mạng, được LHQ xếp trong 25 nước dẫn đầu trong số 193 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Dù vậy, theo lãnh đạo Bộ TT-TT, còn rất nhiều việc phải làm, với các giải pháp đã được Thủ tướng chỉ rất rõ trong Chiến lược về an toàn an ninh mạng quốc gia. Hiện có 3 lực lượng chủ chốt để đảm bảo an toàn an ninh mạng là Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ TT-TT. Ba nhóm mục tiêu bảo vệ an ninh mạng là các hệ thống thông tin trọng yếu của các cơ quan Đảng, Nhà nước; các hệ thống thông tin của các cơ quan doanh nghiệp (DN) và người dân.

"Với người dân, chiến lược đã chỉ ra 2 giải pháp quan trọng là bảo vệ từ sớm, từ xa. Thứ hai là bảo vệ thiết bị đầu cuối, với nhiều thiết bị khác nhau từ máy tính, điện thoại…", ông Dũng nêu.

Bộ TT-TT đã cung cấp những tri thức thông tin về lớp bảo vệ này để người dân tự bảo vệ mình, có thể truy cập vào địa chỉ www.khonggianmang.vn, tiếp nhận và giải đáp mọi thắc mắc của người dân về an ninh mạng. Đồng thời, cung cấp các công cụ miễn phí để người dân tự bảo vệ mình.

Chia sẻ thêm về câu hỏi này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ sẽ hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng; phân công các bộ ngành xử lý các vấn đề nếu có sự cố. "Như ngày 25.3 có sự cố liên quan tới chứng khoán, đã khiến thị trường mất tới 12 điểm", Thủ tướng nêu. Cụ thể, Chính phủ đã giao Bộ Công an triển khai Đề án 06, trong đó có phần liên quan an ninh mạng. Ngoài ra, phải nâng cao năng lực xử lý các vấn đề an ninh mạng bằng nhiều biện pháp khác nhau. Đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân để nâng cao cảnh giác và có các biện pháp phòng ngừa, trong đó các bạn trẻ phải làm nòng cốt, đi đầu về vấn đề này.

"Tôi đã từng chia sẻ rằng phong trào thanh niên muốn "sống" được thì phải gắn lợi ích giữa cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích của đất nước. Tại sao phong trào "Ba sẵn sàng" ngày xưa lại có sức sống như thế? Vì phong trào này mang lại lợi ích hòa bình, thống nhất cho mỗi cá nhân và cho cả nước", Thủ tướng chia sẻ.

Cho rằng phong trào thì nhiều, song theo người đứng đầu Chính phủ, cần tập trung 3 phong trào chính là nâng cao năng lực công nghệ thông tin; phong trào học tập ngoại ngữ để vừa là công dân VN, vừa trở thành công dân toàn cầu và phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường.

Đột phá nhờ cơ sở dữ liệu quốc gia

Doanh nhân trẻ Lê Thị Hồng, Giám đốc Công ty TNHH In Nhật Hàn, nêu câu hỏi: Chính phủ đã phê duyệt đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia nhằm hình thành kho dữ liệu về con người và kho dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia. Thời gian tới, Chính phủ có giải pháp gì để kết nối liên thông các dịch vụ từ dữ liệu này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trẻ khai thác, sử dụng?

Thanh niên phải '5 xung kích, 6 khát vọng'- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận bó hoa tươi thắm củaBí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy

Hồi đáp, Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Huy Dũng cho biết việc kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ người dân và DN đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai rất quyết liệt trong 3 năm qua. Điểm đột phá là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - đây cũng là một trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia ưu tiên triển khai cho giai đoạn vừa rồi.

Theo Thứ trưởng Dũng, nhờ kết nối, chia sẻ dữ liệu thời gian vừa qua, người dân nói chung và các bạn trẻ nói riêng đã được thụ hưởng rất nhiều lợi ích. Đơn cử mùa tuyển sinh vừa qua có hơn 97% thực hiện đăng ký tuyển sinh trực tuyến thay vì trực tiếp bằng bản giấy. Ông Dũng cho biết hiện có hơn 200 tổ chức nhà nước và DN đã kết nối chia sẻ dữ liệu với trung bình 3 triệu giao dịch một ngày.

Các DN trẻ muốn tìm hiểu về kết nối, chia sẻ dữ liệu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể liên hệ trực tiếp với Cục Chuyển đổi số quốc gia. Ngoài ra, một số địa phương như TP.HCM, Đà Nẵng đã cung cấp dữ liệu mở, mà người dân và DN có thể khai thác ngay.

Thông tin thêm, thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, thông tin: "VN hiện có trên 105 triệu dân, con số chính xác có được thông qua xây dựng dữ liệu dân cư "đúng, đủ, sạch, sống". Theo Nghị quyết 175, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng trung tâm dữ liệu dân cư quốc gia với 8 luồng dữ liệu sẽ xây dựng gồm dân cư, đất đai, đăng ký DN, tài chính, bảo hiểm, cán bộ công chức, thủ tục hành chính, tổng hợp quốc gia".

Xung kích trong chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành 1 tiếng cuối buổi gặp mặt để chia sẻ thẳng thắn, nhắn nhủ và gửi gắm khát vọng tới thanh niên cả nước.

Người đứng đầu Chính phủ cũng trân trọng chuyển lời chào, hỏi thăm và lời chúc tốt đẹp nhất của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới đoàn viên, thanh niên cả nước nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn. Tổng Bí thư luôn quan tâm tới thanh niên, mong muốn thanh niên phát huy vai trò của mình, Đoàn luôn là lực lượng xung kích, cánh tay đắc lực của Đảng.

Đánh giá cao chủ đề của cuộc đối thoại là "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia", Thủ tướng hoan nghênh những chia sẻ, ý kiến, câu hỏi, đề xuất và kiến nghị rất phong phú, đa dạng, sâu sắc, sát thực tiễn.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nhắc lại sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn đặc biệt quan tâm đến thanh niên và việc đào tạo, rèn luyện thế hệ trẻ. Người khẳng định "muốn thức tỉnh dân tộc phải thức tỉnh thanh niên, vì thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần là do thanh niên. Thanh niên là chủ tương lai của đất nước". "Chúng ta thực sự xúc động trước nhiều tấm gương sáng của thanh niên VN. Không chỉ ở thời chiến, ngay trong thời bình, nhiều cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an đã nỗ lực quên mình, hy sinh xương máu khi tuổi đời còn rất trẻ để bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên của nhân dân", Thủ tướng khẳng định.

Với chủ đề chuyển đổi số, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, đây là yêu cầu khách quan, là xu thế tất yếu, là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. VN không thể đứng ngoài xu thế chuyển đổi số. Chính phủ đã ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đặt mục tiêu tới năm 2030 kinh tế số chiếm 30% GDP.

VN là quốc gia có tốc độ chuyển đổi số nhanh trong khu vực, nhưng chúng ta xuất phát điểm thấp, do đó mục tiêu là làm sao "đi sau nhưng về trước", theo kịp, tiến cùng và bứt phá vươn lên. Trong đó, thanh niên phải là lực lượng xung kích, nòng cốt, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển VN sớm trở thành quốc gia số.

5 xung kích, 6 khát vọng

Thủ tướng đề nghị Đoàn thanh niên cùng toàn thể thanh niên VN phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia. Gồm: xung kích trong nâng cao nhận thức số; xung kích xây dựng, hoàn thiện thể chế số; xung kích phát triển hạ tầng số; xung kích đào tạo nguồn nhân lực số; xung kích trong đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp và văn hóa số.

6 khát vọng, gồm: khát vọng đóng góp, cống hiến; khát vọng học tập, rèn luyện; khát vọng đổi mới, sáng tạo; khát vọng lập thân, lập nghiệp; khát vọng hội nhập, phát triển; khát vọng đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể, sức mạnh toàn dân tộc.

3 câu hỏi Thủ tướng gửi gắm thanh niên

Tại buổi đối thoại, Thủ tướng đặt câu hỏi ngược trở lại với thanh niên: "Theo các bạn đâu là vấn đề cốt lõi để thanh niên thể hiện xung kích trong chuyển đổi số? Các bạn có hiến kế gì để Chính phủ đẩy mạnh xây dựng chính phủ số, xã hội số và công dân số. Trong quá trình hoạt động các bạn có đóng góp gì cho mục tiêu này?".

Xung phong trả lời, chị Nguyễn Thị Trang, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia thuộc Bộ Nội vụ, chia sẻ cần tìm ra những rào cản, thách thức của chuyển đổi số. Đó chính là văn hóa số, theo đó mỗi thanh niên, đoàn viên cần trang bị văn hóa số. Văn hóa số là ứng xử, chuẩn mực khi giao tiếp trên môi trường số. Chị Trang cũng hiến kế cần bổ sung nội hàm văn hóa số vào Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về môi trường làm việc của cán bộ, công chức.

Thanh niên giương cao ngọn cờ chuyển đổi số

Phát biểu khai mạc chương trình, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy cho biết chương trình Thủ tướng gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024 là chương trình đối thoại được tổ chức lần thứ hai sau khi có luật Thanh niên năm 2020.

Ngay sau đối thoại năm 2023 với chủ đề: "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0", Thủ tướng đã ban hành kết luận về việc giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương sau chương trình đối thoại. Các vấn đề thanh niên quan tâm, kiến nghị về cơ bản đã được giải quyết và được thông báo rộng rãi theo quy định. Năm nay, chủ đề được xác định là: "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia".

Theo anh Huy, chủ đề được lựa chọn đối thoại ngày hôm nay được thực hiện với 2 lý do cơ bản. Trong đó, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn dành cho thanh niên sự quan tâm đặc biệt, mong muốn xây dựng thế hệ thanh niên VN phát triển toàn diện. Đồng thời, kỳ vọng thanh niên VN phát huy cao tinh thần "5 sẵn sàng" như thông điệp mà Thủ tướng đã gửi gắm đến thanh niên VN tại chương trình đối thoại năm 2023. Đó là sẵn sàng bảo vệ mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; sẵn sàng giữ vững bản lĩnh, ý chí, khát vọng vươn lên; sẵn sàng thích ứng và làm chủ trong cuộc cách mạng 4.0; sẵn sàng tiên phong trong chuyển đổi số; sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì, xông pha việc khó, việc mới khi Tổ quốc cần.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng, Nhà nước ta xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm và là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nguồn lực bên trong và bên ngoài; giúp giải quyết hiệu quả các mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội. "Với sứ mệnh là chủ nhân tương lai, là rường cột của nước nhà, thanh niên chính là lực lượng giương cao ngọn cờ chuyển đổi số VN, vì một VN hùng cường, thịnh vượng, phát triển", anh Huy khẳng định.

Nhiều nhà đầu tư đang loay hoay tìm 'bến đỗ' dòng tiền******

Bài toán đầu tư tối ưu lợi nhuận

Cũng như nhiều người, chị Ngọc Thanh - một nhà đầu tư ngụ tại Q.5 (TP.HCM) đang loay hoay tìm một kênh đầu tư có thể giữ tiền an toàn và cả sinh lời. Chị cho biết: "Tôi từng nghĩ đến việc gửi tiền vào ngân hàng, tuy nhiên với số tiền 1,5 tỉ đồng, lãi suất tầm 6%/năm thì mỗi tháng chỉ sinh lời tối đa 7 triệu đồng, chưa thấm vào đâu trước ám ảnh tiền trượt giá và sinh hoạt gia đình ngày càng gia tăng".

Gửi ngân hàng là phương pháp tiết kiệm quen thuộc an toàn, tuy nhiên với xu hướng điều chỉnh giảm đang được duy trì cùng với nguy cơ lạm phát khiến đồng tiền bị mất giá nhanh, không giúp gia tăng giá trị. Và trong bối cảnh hiện tại, lãi suất giảm thấp nhất trong vòng 20 năm, ngân hàng "thừa tiền", tình cảnh cho vay ảm đạm, lãi suất ngân hàng được dự báo sẽ khó có thể phục hồi đi lên trong năm 2024.

Điều này khiến nhiều người có tiền đứng ngồi không yên, và chị Ngọc Thanh cũng vậy, họ gấp gáp thúc đẩy tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác như mua vàng tích trữ, đầu tư chứng khoán và bất động sản.

Nhiều nhà đầu tư đang loay hoay tìm 'bến đỗ' dòng tiền- Ảnh 1.

Nhiều nhà đầu tư đang nhắm đến các dự án BĐS trung tâm vừa có khả năng gia tăng giá trị, vừa sản sinh lợi nhuận bền vững và an toàn trong tương lai

Trước tình trạng biên độ giá vàng thay đổi khó kiểm soát và khó dự đoán, giới phân tích cho rằng, hiện có hai rủi ro lớn nhất với nhà đầu tư vàng, chính là chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới lên đến hàng chục triệu đồng/lượng; chênh lệch giữa giá bán ra và mua vào quá lớn. Trước tình hình đó, chỉ thích hợp bán ra, không thích hợp mua vào tích trữ.

Về kênh đầu tư chứng khoán, để có thể nhận được lợi nhuận cần rất nhiều kiến thức và dành nhiều thời gian theo dõi sát sao, kỹ lưỡng các chỉ số thị trường. Tình hình thị trường hiện nhiều phiên giảm liên tiếp, các cổ phiếu "chìm vào sắc đỏ", các chỉ số liên tục biến động khiến nhiều nhà đầu tư loay hoay, thậm chí là đang chôn vốn.

Sau nhiều quá trình tìm hiểu, chị Thanh cho hay: "Có dòng tiền nhàn rỗi thì mua bất động sản là phương án phù hợp trong bối cảnh hiện tại". Đối với người có tài chính tương đối ở đơn vị tỉ đồng, bất động sản là kênh ưu tiên hàng đầu. Dân số ngày càng tăng, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh kéo theo nhu cầu ở thực luôn tăng. Địa ốc lại là một trong những nhu cầu thiết yếu, giải quyết vấn đề nơi ăn chốn ở nên thanh khoản của mặt hàng này luôn cao. Đặc biệt là những chung cư tại những thành phố lớn luôn có mức độ quan tâm cao và loại hình này có triển vọng trong cả mảng bán và cho thuê, ít bị ảnh hưởng xấu trong thời gian qua.

Đầu tư căn hộ khu trung tâm, chọn mặt gửi vàng

Đứng trước những thay đổi trong chính sách thị trường, giới chuyên gia đặt kỳ vọng vào các dự án BĐS mang đến nguồn cung đạt chuẩn pháp lý cùng chính sách tối ưu để góp phần tạo được sự chuyển biến tích cực cho thị trường.

Trong các dự án đang rục rịch ra hàng hiện nay, DHA Corporation thu hút sự quan tâm từ thị trường với 2 giỏ hàng giới hạn đến từ 2 dự án: D-AQUA và D-HOMME có pháp lý đảm bảo và tiến độ sắp bàn giao.

Cả 2 dự án mang đến các sản phẩm căn hộ tiện nghi, hiện đại ngay tại trung tâm quận 8 và quận 6 của thành phố, góp phần giải cơn khát nguồn cung khu vực này. Nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp phát triển dự án mới gặp khó về quỹ đất và cấp phép đầu tư, các căn hộ đầy đủ pháp lý và tiến độ như 2 dự án trên được xem là điểm sáng của thị trường.

Nhiều nhà đầu tư đang loay hoay tìm 'bến đỗ' dòng tiền- Ảnh 2.

Phối cảnh dự án D-Aqua trên mặt tiền Bến Bình Đông

Tiêu biểu là dự án D-Aqua nằm ngay mặt tiền Bến Bình Đông - quận 8 - sở hữu 125m bờ sông thoáng mát. Tọa lạc tại khu vực sầm uất ngay tại lõi trung tâm khu vực với cơ sở hạ tầng phát triển sẵn có, các dịch vụ thương mại đều đang được mở rộng phát triển. Chỉ cách trung tâm thương mại sầm uất của quận 5 - Chợ Lớn khoảng 5 phút di chuyển, cách chợ Bến Thành 15 phút và dễ dàng kết nối đến khu vực trung tâm của quận 1, quận 5, quận 6 và quận 10.

Các chuyên gia nhận định rằng tiềm năng giá bất động sản tại quận 8 sẽ còn đi lên và số lượng giao dịch cũng tăng nhờ vào các dự án cầu Bình Tiên, tuyến Metro 3A Bến Thành - Tân Kiên, đường Vành đai 2 (đoạn An Lạc - Nguyễn Văn Linh) đi vào hoạt động,…

Nhiều nhà đầu tư đang loay hoay tìm 'bến đỗ' dòng tiền- Ảnh 3.

D-Homme là dự án hiếm có tại khu vực sở hữu 3 mặt tiền lớn: Ba Tháng Hai, Hồng Bàng và Minh Phụng

Tiếp theo là căn hộ mang thương hiệu D-Homme của nhà phát triển BĐS DHA Corporation. Dự án tọa lạc tại vị trí đắc địa hàng đầu trung tâm Chợ Lớn - thủ phủ giao thương thịnh vượng và lâu đời bậc nhất của Sài Gòn. Thừa hưởng hạ tầng từ khu Tây Nam Sài Gòn ngày càng hoàn thiện với sự kết nối của các công trình giao thông trọng điểm như: đại lộ Võ Văn Kiệt, Hưng Phú, Phạm Thế Hiển, Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 50, cao tốc TP.HCM - Trung Lương...

Đặc biệt hơn cả, dự án D-Homme được tạo nên vì sức khỏe và an toàn của mọi cư dân, ghi điểm với bộ sưu tập tiện ích vượt trội như: Khu hồ bơi liên hoàn trên không, hồ sục khoáng CO2, Aqua Gym, phòng khám, nhà trẻ, TTTM, Face ID, Digital Key, rạp phim 4D,… Tất cả những lợi thế từ vị trí và tiện ích độc đáo này chính đòn bẩy tạo sức bật cho thị trường bất động sản khu vực đảm bảo gia tăng giá trị bền vững.

Cả hai dự án kể trên đều có pháp lý đầy đủ, tiến độ xây dựng sắp cất nóc và sắp bàn giao, sẽ góp phần giúp thị trường bất động sản thêm sôi động và minh bạch.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư******

3 lần trốn thoát cảnh bắt vợ

Cô gái trong câu chuyện trên là Sùng Thị Sơ, (22 tuổi, dân tộc Mông, ở xã Hồng Ca, H.Trấn Yên, Yên Bái). Cô đang là sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 1.

Ít ai biết, Sơ (ngoài cùng bên trái) này từng 3 lần thoát khỏi cảnh bắt vợ

NVCC

Tục bắt hay kéo vợ của người H'Mông là nghi lễ trước khi kết hôn của các cặp đôi yêu nhau. Tuy nhiên, không ít người đã lợi dụng phong tục này để "bắt" cô gái về làm vợ khi chưa có sự đồng ý. Cô gái này đã 3 lần trở thành nạn nhân của tục lệ này.

Năm cô học lớp 8, khi đang đi chơi tết với em gái bỗng bị kéo về nhà người ta. Chuyện này xảy ra quá nhanh nên Sơ không kịp phản ứng. May mắn, em gái khóc lên nên mọi người xung quanh đã can ngăn.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 2.

Cô gái luôn lạc quan vượt qua khó khăn

NVCC

Lần thứ hai, khi cô học lớp 10, cô tiếp tục bị bắt bởi một người không quen biết trước hôm nhập học một ngày.

Lần thứ ba, khi chuẩn bị thi THPT Quốc gia cũng là lúc nhiều địa phương giãn cách do dịch Covid-19. Do ôn thi nên Sơ đã ở nhà một mình thay vì đi làm nương cùng bố mẹ. Chiều tối, hai người lạ ở làng khác đã đến rủ đi chơi nhưng cô đã từ chối. Không được đồng ý, họ liền cưỡng chế kéo cô đi. Bị kẹp giữa trên xe, cô gái không thể vùng vẫy, phản kháng.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 3.

Cô gái đạt nhiều thành tích cao trong học tập

NVCC

Ngay tối hôm đó, cô đã bị cưỡng ép, bắt ngủ với đối phương. Sơ biết rằng bị bắt rồi sẽ khó trốn về nhà nhưng vẫn quyết tâm trốn, không thể ở với người khác.

"Sáng hôm sau, mình lấy cớ gọi điện cho trường lấy lịch thi và lén gọi điện cầu cứu bố mẹ. May mắn, bố mình đã thuyết phục được người ta đưa về. Dù đã về nhà an toàn nhưng gia đình đối phương và những người xung quanh vẫn bàn tán, mong được cưới họ. Mình rất biết ơn bố mẹ vì đã mặc kệ những lời góp ý xung quanh", cô chia sẻ.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 4.

Cô luôn khát khao được đi học, được thay đổi cuộc sống

NCC

Từ nhỏ, Sơ đã chứng kiến nhiều gia đình không hạnh phúc. Khi lớn lên, cô chứng kiến nhiều bạn trẻ lấy chồng rất sớm đều bỏ chồng hoặc ngược lại. Nuôi thêm 2 - 3 người con khiến cuộc sống của những bạn đó rất cực khổ. Dù muốn tìm được sự giúp đỡ của người khác nhưng họ không có ai để chia sẻ, thậm chí không nói được tiếng phổ thông. Hành trình thoát khỏi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc dường như không có lối thoát.

Cô quyết tâm trở thành luật sư vì bản thân muốn được bảo vệ chính mình. Cô từng 3 lần bị bắt vợ nên đủ nhận thức rằng đó không phải là mong muốn của mình. Cô sẽ không thể lay chuyển được ai nếu chính mình không thay đổi, không chịu học hỏi và không có ước mơ.

Hiện cô đã bảo vệ xong khóa luận và đang trong quá trình xét tốt nghiệp. Cô tin một khi đã trở thành luật sư, việc giúp mọi người nhận thức đầy đủ về việc được học tập và theo đuổi những gì mình muốn.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 5.

Sơ hiện đã bảo vệ xong khóa luận tốt nghiệp đại học

NVCC

Vượt khó khăn, đạt thành tích cao

Bố mẹ Sơ là nông dân, chủ yếu trồng trọt chăn nuôi ở quê. Họ đều không được đi học. Cô là con thứ 2 trong gia đình có 5 chị em. Chị gái đã đi lấy chồng, em gái mới tốt nghiệp trung cấp còn hai em trai đang đi học. Gia đình không có thu nhập ổn định, phụ thuộc vào nương rẫy.

Dù gặp khó khăn về tài chính nhưng cô vẫn thuyết phục bố mẹ được đi học sau khi tốt nghiệp THPT và hứa sẽ tự lo học phí. Có lúc, gia đình khó khăn đến mức không có dép đi, không có áo ấm mặc lúc mùa đông dù phải đi bộ khoảng 3 km đi học.

Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt ở thủ đô, Sơ thường làm giúp việc gia đình, phục vụ ở nhà hàng, quán ăn, quán cà phê và làm các công việc văn phòng khác. Có những thời điểm cô làm nhiều việc một lúc để có tiền ở lại Hà Nội và tiếp tục đi học.

"Đến tận năm 2020, mình cũng không mua nổi áo ấm. Lúc đó, mình từ Hà Nội lên Thái Nguyên thăm em gái ốm vì bạn ấy chỉ có một chiếc áo khoác mỏng nên đã nhường chiếc áo ấm duy nhất đó. Cả đoạn đường trở về Hà Nội, mình đã khóc rất nhiều. Khóc vì thương mình, thương em và thương cho sự vất vả của đấng sinh thành", cô gái xúc động.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 6.

Bạn bè cũng tự hào về thành tích của Sơ (thứ 4 từ phải qua)

NVCC

Khác với những lời dị nghị, chê bai từ hàng xóm vì cho rằng: "Con gái chỉ là con gái thôi", bố mẹ Sơ luôn động viên con hết mình. Mỗi lần Sơ cầm giấy khen về nhà, ánh mắt của họ luôn chan chứa sự tự hào, sự tin tưởng và tình thương con vô bờ.

Với quyết tâm thay đổi cuộc sống của bản thân và những em gái xung quanh sau câu chuyện 3 lần là nạn nhân của tục bắt vợ, Sơ được lựa chọn là 1 trong 2 đại diện Việt Nam tại Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong tham luận trình bày tại hội thảo, cô đã nêu tình trạng tảo hôn chung tại Việt Nam và cộng đồng người H'mông nói riêng."Không có gì là không thể thay đổi cả, nếu mình sẽ có cơ hội để làm điều đó. Và mình tin sẽ có người sẵn sàng đứng lên để bảo vệ nên nếu gặp phải những trường hợp như vậy các em gái hãy kêu cứu. Chúng ta nên kết hôn khi đã đủ tuổi theo quy định của pháp luật, đủ lớn về cả nhận thức, có tri thức và có đủ sức để bảo vệ bản thân an toàn",cô viết trong bài tham luận.

Ngoài ra, cô cũng là một trong 15 thành viên thành viên quỹ Spark tại Đông Nam Á thuộc Quỹ Trẻ em toàn cầu. Tại đây, cô mong muốn sẽ có nhiều quyền lợi hơn cho những người yếu thế (người dân tộc thiểu số, người khuyết tật hay LGBT), không giới hạn ngôn ngữ để thêm nhiều cơ hội học tập cho các bạn trẻ, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 7.

Cô gái luôn mong các bạn ở vùng sâu, vùng xa được tự do lựa chọn cuộc sống

NVCC

Ông Sùng Công Của (43 tuổi), bố của Sơ nói rằng rất tôn trọng quyết định của con. Khi nghe tin con bị kéo đi làm vợ, người đàn ông rất đau lòng vì luôn thấy khao khát được đi học của con.

"Tôi xem việc đứng ra bảo vệ con là trách nhiệm của đấng sinh thành. Tôi mất ngủ nhiều đêm vì thương con, lo con gái sẽ không chịu được sau nhiều lần bị bắt. Tôi luôn nói với con rằng: "Hình hài là bố mẹ cho con nhưng cuộc sống này là của con, con muốn làm gì hãy nỗ lực giành lấy". ông Của bày tỏ.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 8.

Thời gian tới, cô sẽ tiếp tục kiên trì với ngành luật

NVCC

Người cha cũng rất tự hào vì con là người đầu tiên trong làng học đại học thậm chí còn được đi nhiều nước trong khu vực. Gia đình luôn mong Sơ khỏe mạnh, hạnh phúc và đạt được nhiều mục tiêu đề ra.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 9.

Hai em của Sơ cũng đang đi học và cô sẽ cố gắng lo học phí cho cả hai em

NVCC

Anh Cháng A Vàng, Bí thư Đoàn xã Hồng Ca đánh giá cao thành tích học tập của Sơ. Đoàn xã xem cô là tấm gương điển hình trong việc vươn lên trong học tập, mong các đoàn viên khác noi gương.

"Đối với cộng đồng người H'Mông ở địa phương, tỷ lệ các bạn đi học sau chương trình phổ thông không nhiều. Ngoài ra, tục bắt vợ ở địa phương dù đã giảm hơn so với nhiều năm trước nhưng vẫn chưa hết hẳn. Mình tin với nhận thức và sự nỗ lực của Sơ, bạn ấy sẽ lan tỏa được đến với mọi người", anh Vàng chia sẻ.

- Nhận bằng khen của Ủy ban Dân Tộc tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2019 - 2020

- Giải Bạc cuộc thi viết "Tinh thần sắt - Phụ nữ sắt" và Giải Nhất cuộc thi viết "Nhà - Nơi trú tâm hồn"

- Phó ban nhân sự, thành viên quốc gia Ban tham vấn Thanh Niên của Tổ chức Plan International Việt Nam

- 1 trong 2 đại diện Việt Nam tại Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực châu Á – Thái Bình Dương

- 1 trong 15 thành viên thành viên quỹ Spark tại Đông Nam Á thuộc Quỹ Trẻ em toàn cầu

- Đại biểu các hội nghị như: Sáng kiến thanh niên tiên phong của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, bàn tròn Thanh Niên về phát triển số 16 của Liên Hợp Quốc

Cảnh giác tiền tỉ trong tài khoản dồn dập 'bốc hơi'******

Vừa móc ruột bên trong, vừa bị hack từ bên ngoài

Cảnh giác tiền tỉ trong tài khoản dồn dập 'bốc hơi'- Ảnh 1.

Theo các chuyên gia, người dùng cá nhân cần nâng cao nhận thức về an toàn an ninh mạng, có kỹ năng về đảm bảo an toàn và cài đặt phần mềm bảo vệ thiết bị di động để hạn chế khả năng bị “hack” thông tin hay tiền

Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH

Những ngày qua, nhiều khách hàng hoang mang khi ngành công an thông tin về vụ việc một khách hàng sau hơn 2 năm gửi tiết kiệm tại Ngân hàng (NH) TMCP Hàng Hải (MSB) bỗng dưng bị mất hơn 58 tỉ đồng. Ngoài ra nhiều khoản tiền của các khách hàng khác cũng "bốc hơi" khỏi tài khoản MSB. Cơ quan an ninh điều tra cho biết ngày 18.10.2023 đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh (40 tuổi, ở Q.Long Biên, Hà Nội), Giám đốc Trung tâm khách hàng cá nhân MSB chi nhánh Thanh Xuân (Hà Nội), có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng. 

Bước đầu xác định bà Anh đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của 8 bị hại với số tiền 338 tỉ đồng. Tuy nhiên những khách hàng cũng bức xúc vì đến lúc này họ vẫn chưa lấy được tiền của mình. Vụ việc xảy ra ở MSB làm người ta nhớ đến vụ án được xem điển hình về trường hợp tiền gửi hàng trăm tỉ đồng trong NH bỗng nhiên biến mất, gây chấn động thị trường mấy năm trước. 

Đó là số tiền 245 tỉ đồng của bà Chu Thị Bình gửi tại Eximbank. Do số tiền gửi rất lớn nên bà Bình được NH chăm sóc theo chế độ khách hàng VIP. Ông Lê Nguyễn Hưng, Phó giám đốc Eximbank TP.HCM, đã lợi dụng sự tin tưởng của bà Bình cũng như kẽ hở của NH để chỉ đạo nhân viên lập chứng từ giả, rút tiền từ tài khoản của bà Bình với tổng số tiền 245 tỉ đồng. Năm 2018, vụ án được đưa ra xét xử và Eximbank đã phải trả lại bà Bình toàn bộ số tiền cùng lãi 92 tỉ đồng.

Đó chỉ là một số vụ tiền của khách hàng bị lừa đảo bởi chính nhân viên NH giả mạo chữ ký, giấy ủy quyền để rút tiền của họ. Còn những cú "hack" được thực hiện từ bên ngoài thì ngày càng gia tăng cả về số lượng và thủ đoạn. Mới đây, bà Nguyễn Thị Giang Hương, Chủ tịch UBND H.Nhơn Trạch (Đồng Nai), cũng thông tin đã bị một nhóm lừa đảo trên mạng lừa đảo và lấy hơn 170 tỉ đồng trong tài khoản. Vụ việc đang được cơ quan công an điều tra.

Đáng nói, ngay cả các chuyên gia tài chính, những người tưởng chừng biết rõ các thủ đoạn lừa đảo trên mạng, cũng không ngoại lệ. Chuyên gia tài chính, TS Nguyễn Trí Hiếu cũng đang là nạn nhân của một vụ hack tài khoản và vẫn chưa lấy lại được tiền. Theo chia sẻ của ông Hiếu, ngày 18.11.2023 khi ra NH để rút tiền thì ông tá hỏa khi nhân viên báo tài khoản chỉ còn đúng 50.000 đồng, trong khi trước đó số dư của ông có gần 500 triệu đồng. 

Theo sao kê từ NH cung cấp, trong thời gian từ ngày 3 - 17.11.2023, chủ tài khoản đã có nhiều lần chuyển tiền sang nhiều tài khoản khác nhau ở một số NH. Thậm chí, có 2 lần chủ tài khoản gửi yêu cầu cấp lại mật khẩu xác thực OTP thông qua ứng dụng Internet Banking. Mật khẩu này cũng được gửi qua số điện thoại mà TS Hiếu đã đăng ký với NH. Tuy nhiên, một điều lạ là thay vì gửi đến điện thoại ông Hiếu vẫn sử dụng là iPhone thì NH cho biết mật khẩu này được gửi đến một chiếc điện thoại Xiaomi. 

"Tôi đã có đơn gửi đến công an để trình báo vụ việc và vẫn còn đang trong quá trình điều tra, nhưng không biết có lấy lại được tiền hay không. Đến lúc này tôi vẫn chưa thể biết được cách thức mà kẻ lừa đảo đã tiến hành như thế nào", TS Hiếu nói.

Cảnh giác tiền tỉ trong tài khoản dồn dập 'bốc hơi'- Ảnh 2.

Các ngân hàng, công ty chứng khoán... là đối tượng dễ bị hacker tấn công mạng

NHẬT THỊNH

Tương tự là câu chuyện bà T.T.C yêu cầu Vietcombank bồi thường số tiền gần 12 tỉ đồng bị mất trong tài khoản, xảy ra từ năm 2022. Cụ thể, ngày 22.4.2022, bà đến Vietcombank chi nhánh Kinh Bắc (Bắc Ninh) mở tài khoản và 2 ngày sau đó đã chuyển hơn 11,9 tỉ đồng vào tài khoản vừa được mở. Nhưng sau đó, bà C. không nhận được bất cứ cuộc gọi điện thoại hay tin nhắn nào của Vietcombank chi nhánh Kinh Bắc về biến động số dư trong tài khoản vào số điện thoại mà bà đăng ký với NH khi mở tài khoản. Đến sáng 25.4.2022, bà đến NH để kiểm tra số dư tài khoản thì bàng hoàng khi được nhân viên thông báo tài khoản của bà chỉ còn 114.718 đồng. 

Phía máy chủ của Vietcombank đã xác định các giao dịch đều thực hiện trên số tài khoản, password, OTP đã cung cấp cho khách hàng, nhưng khách hàng đã bị đối tượng lừa đảo thao túng tâm lý, đe dọa, ép buộc nên đã tự cài phần mềm giả mạo vào máy điện thoại, không thực hiện đúng theo các hướng dẫn về giao dịch an toàn của NH nên đã bằng hành vi của mình tự cung cấp cho các đối tượng lừa đảo toàn bộ các thông tin bảo mật được NH cung cấp dành riêng cho khách hàng. 

Từ các thông tin bảo mật được cung cấp đó, đối tượng lừa đảo đã thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng. TAND TP.Từ Sơn (Bắc Ninh) trong tuần qua đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án, yêu cầu Vietcombank bồi thường cho khách hàng 700 triệu đồng nhưng bà C. không đồng ý nên đã nộp đơn kháng cáo…

Cú "hack" xuyên biên giới làm tê liệt công ty chứng khoán

Tuần qua, Công ty CP chứng khoán VNDIRECT thông báo bị tấn công mã hóa hệ thống công nghệ khiến thị trường chứng khoán rúng động. Hàng trăm ngàn nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tại công ty này suốt tuần đã phải chịu cảnh không thể giao dịch được. Theo dự kiến mới công bố của VNDIRECT, đến ngày 1.4 có thể sẽ hoạt động trở lại. VNDIRECT đang đứng thứ 3 về thị phần môi giới tại sàn HOSE, vì vậy thiệt hại khi ngừng giao dịch cả tuần cho cả khách hàng lẫn công ty là không hề nhỏ. Đây là vụ tấn công lớn nhất, để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với một công ty chứng khoán VN từ trước đến nay.

Cảnh giác tiền tỉ trong tài khoản dồn dập 'bốc hơi'- Ảnh 3.

Tài khoản ngân hàng bị “hack” có khi do lỗi hệ thống nhưng cũng có khi do người dùng chủ quan

NGỌC DƯƠNG

Trong tâm thư gửi khách hàng chiều 29.3, bà Phạm Thị Minh Hương, Chủ tịch HĐQT VNDIRECT, cho biết mặc dù công ty luôn đầu tư lớn để xây dựng hệ thống công nghệ thông tin an toàn và bảo mật, đội ngũ của VNDIRECT dù rất giỏi chuyên môn nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc phòng bị, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng tinh vi, ở tầm cỡ quốc tế như thế này. Do vậy, công ty đã bị bất ngờ ở những ngày đầu và phải viện đến sự hỗ trợ của các chuyên gia và công ty công nghệ hàng đầu VN, cũng như các cơ quan hữu quan của Nhà nước.

Chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH doanh nghiệp xã hội Chống lừa đảo, nhận định các vụ tấn công mạng vẫn đang diễn ra hằng ngày, hằng tuần. Với sự phát triển của công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo (AI), các vụ tấn công ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Hacker cũng là những tổ chức phát triển như một doanh nghiệp (DN) với nhiều nhân viên. Thậm chí có hacker mua chuộc nhân viên nội bộ ở nhiều DN để cùng giúp sức gây ra các vụ tấn công. 

Bên cạnh đó, có nhiều "chợ đen" mua bán thông tin, dữ liệu và đó cũng là cơ sở để tội phạm thực hiện tấn công, hack tài khoản người dùng để chiếm đoạt thông tin cá nhân hay tiền. Vì vậy, các DN cần xây dựng hệ thống giám sát mạng thường xuyên; đồng thời có đánh giá kiểm thử an toàn thông tin thường kỳ từ 6 tháng đến 1 năm. Các DN cũng phải có quy trình xử lý sự cố theo chuẩn quốc tế.

"Các vụ tấn công DN hay bị hack tài khoản cá nhân có khi là không thể tránh khỏi, nhưng đôi khi do chủ quan của người dùng. Ví dụ nhiều người thích sử dụng các phần mềm, ứng dụng trên điện thoại di động miễn phí nhưng đây là những chương trình dễ bị cài cắm vi rút, mã độc từ đó có khả năng bị chiếm quyền điều khiển. Hay như nhiều tổ chức hoặc cá nhân bỏ qua việc cập nhật các phần mềm đang sử dụng thì nguy cơ bị tấn công cũng nhiều hơn vì sử dụng phiên bản cũ sẽ có lỗ hổng và từ đó hacker sẽ khai thác, xâm nhập", chuyên gia Ngô Minh Hiếu nhấn mạnh.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ Công ty công nghệ an ninh mạng quốc gia VN, cũng đồng quan điểm khi cho rằng việc tấn công, hack tài khoản của DN hay người dùng cá nhân sẽ ngày càng tăng về số lượng. Đối với các DN, hacker thường tập trung vào những đơn vị có cơ sở dữ liệu trọng yếu như NH, chứng khoán, bảo hiểm hay cơ sở y tế, giáo dục… Hình thức tấn công vào lỗ hổng "zero day" khá phổ biến và với hình thức này thì tất cả hệ thống trên thế giới đều có thể bị tấn công. Do vậy DN, NH hay tổ chức nào cũng phải đầu tư đầy đủ để đảm bảo an ninh mạng. Tương tự, người dùng cá nhân cũng phải nâng cao nhận thức về an toàn an ninh mạng; có kỹ năng về đảm bảo an toàn và cài đặt phần mềm bảo vệ thiết bị di động của mình để hạn chế khả năng bị "hack" thông tin hay tiền.

Ngân hàng phải có trách nhiệm trong các vụ tiền gửi bị mất

Có rất nhiều vụ mất tiền tỉ trong thời gian gần đây với nhiều lý do. Phổ biến là những vụ bị lừa đảo hay người dùng mất cảnh giác, điện thoại di động hay máy tính bị chiếm quyền điều khiển, hoặc nhấn vào đường link lạ và nhầm tưởng của NH nên bị lộ mật khẩu… Trong trường hợp của mình, TS Nguyễn Trí Hiếu khẳng định ông không chia sẻ thông tin cá nhân, không bấm vào đường link lạ và cũng hoàn toàn không bị lừa đảo. Đây là một vụ hack tài khoản với chiêu trò tinh vi. Vị chuyên gia này đặt vấn đề: Liệu tính bảo mật của NH có đảm bảo an toàn?

TS Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội NH, nhận định những vụ việc mất tiền trong tài khoản diễn ra dồn dập thời gian gần đây cũng là hiện tượng cảnh báo đối với người dân và cả NH. Với sự phát triển ngày càng nhanh của công nghệ, các dịch vụ NH cũng phát triển mạnh và đi kèm là các hình thức lừa đảo một cách tinh vi, xảo quyệt. Thời gian gần đây lại xuất hiện chiêu thức chiếm quyền kiểm soát điện thoại của khách hàng, từ đó kẻ gian biết được tiền ra vào tài khoản của khách hàng và thực hiện chuyển tiền đi. Gần như các vụ lừa đảo tiền xảy ra, khách hàng rất khó có thể lấy lại được tiền. 

"Khách hàng gửi tiền vào NH mà để mất thì NH phải đền, đó là chuyện hiển nhiên. Ngược lại, khách hàng cũng cần có trách nhiệm đối với số tiền gửi của mình. Tuyệt đối không tin ai, kể cả cán bộ nhân viên NH. Quy trình NH hiện chặt chẽ, nhưng nếu khách hàng bỏ qua các bước một cách dễ dãi, tin tưởng vào cán bộ NH thì dễ bị lợi dụng, bị mất tiền. Một số trường hợp khách hàng gửi tiền NH với lãi suất thấp, nghe lời cán bộ NH, người bên ngoài mà chấp thuận cho họ sử dụng tiền để thực hiện đảo nợ cho khách hàng khác, kết quả là mất tiền mà không đòi được", ông Hùng nhấn mạnh.

Mỗi vụ mất tiền từ bị móc ruột bên trong bởi nhân viên NH hay từ bên ngoài thì câu hỏi lớn nhất đặt ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Luật sư Nguyễn Duy Hùng (Công ty luật IPIC) cho rằng trường hợp khách hàng thực hiện đầy đủ quy định tiền gửi thì NH phải trả lại tiền cho khách hàng, vì nếu cán bộ NH lợi dụng các quy định để làm sai, chiếm đoạt tiền gửi thì khách hàng không thể biết được. 

Khi khách hàng đến NH giao dịch, gửi tiền là khách hàng đã tin tưởng NH, nên khi có sự việc mất tiền xảy ra thì NH cũng có liên quan. Nếu cứ xử lý như thời gian qua, khách hàng và cán bộ NH chịu trách nhiệm mà NH đứng qua một bên thì NH cũng mất uy tín. Do đó cần có hướng xử lý hợp tình hợp lý hơn, NH có thể chia sẻ hơn về thiệt hại đối với khách hàng, nhất là trong trường hợp khách hàng bị mất quyền kiểm soát điện thoại, kẻ gian vào hack toàn bộ tiền trong tài khoản. Trong bối cảnh tội phạm công nghệ ngày càng tinh vi, NH cần tăng cường các lớp bảo mật tài khoản, tạo thêm các lớp bảo mật trong thanh toán, chuyển tiền. 

DN, NH hay tổ chức nào cũng phải đầu tư đầy đủ để đảm bảo an ninh mạng. Tương tự, người dùng cá nhân cũng phải nâng cao nhận thức về an toàn an ninh mạng; có kỹ năng về đảm bảo an toàn và cài đặt phần mềm bảo vệ thiết bị di động của mình để hạn chế khả năng bị "hack" thông tin hay tiền.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ Công ty công nghệ an ninh mạng quốc gia VN

Từ 1.7, chuyển tiền phải xác thực sinh trắc học

Trước rất nhiều sự vụ liên quan đến việc người dân bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng nhiều thủ đoạn và công nghệ ngày càng phức tạp tinh vi, NH Nhà nước đã ra quy định từ ngày 1.7, khi chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt hoặc vân tay. Nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng và tổng số tiền chuyển trong ngày không quá 20 triệu đồng thì xác thực bằng mã OTP, không cần xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Tổng số tiền các giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực bằng sinh trắc học (có thể dùng CCCD gắn chip, tài khoản VNeID hoặc dữ liệu sinh trắc học lưu trong cơ sở dữ liệu của NH).

Tăng cường đầu tư, giám sát đảm bảo an ninh mạng

Để giảm thiểu khả năng bị tấn công, các DN, tổ chức phải đầu tư thiết bị, công nghệ cho việc an toàn an ninh mạng. Giống như việc chúng ta dựng cửa chắc chắn cho ngôi nhà để phòng ngừa kẻ trộm. Tuy nhiên trong an ninh mạng, các thiết bị phần cứng hay phần mềm đều có khả năng vẫn tồn tại lỗ hổng "zero day". Vì vậy, bước kế tiếp là DN phải có hệ thống giám sát. Kết hợp cả hai bước thì có khả năng khi hacker đột nhập lỗ hổng thì DN sẽ phát hiện sớm. Từ đó giúp DN ngăn chặn và có thể vá lỗ hổng, tránh thiệt hại nặng nề khi hệ thống bị ngừng hoạt động lâu, ảnh hưởng đến khách hàng hay bị lọt lộ thông tin trọng yếu ra bên ngoài và bị hacker lợi dụng để lừa đảo.

Ông Vũ Ngọc Sơn,
Giám đốc công nghệ Công ty công nghệ an ninh mạng quốc gia VN

Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh******

Ngày hội “Tóc xanh - Vạt Áo" năm 2024 diễn ra tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM vào ngày 24.3. Chương trình được tổ chức trong thời điểm kỷ niệm 280 năm ngày Võ vương Nguyễn Phúc Khoát định chế áo dài (1744 - 2024), tiền thân của chiếc áo dài hiện đại.

Ngày hội cũng mong muốn góp phần khẳng định vị thế và vẻ đẹp của áo dài truyền thống trong dòng chảy thời trang đương đại. Chương trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, quy tụ 25 đơn vị làm văn hóa với 30 gian hàng trải nghiệm. Một số gian triển lãm long bào, áo ngũ thân, áo dài Nhật Bình và cho phép khách tham quan mặc thử.


Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 1.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 2.

Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam 2023 Bùi Thị Xuân Hạnh (trái) cùng á hậu hoàn vũ Hoàng Thị Nhung trình diễn trang phục truyền thống

PHÚC KHA

Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 3.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 4.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 5.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 6.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 7.

Những cô gái xinh đẹp thướt tha trong bộ đồ Việt phục biểu diễn tại đêm gala của chương trình

PHÚC KHA

Bên cạnh hoạt động triển lãm, trưng bày áo dài, ngày hội còn có nhiều chương trình đặc sắc khác như: Tọa đàm Thú chơi cổ ngoạn và cổ vật, trình diễn Việt phục của các thương hiệu nổi tiếng; trình diễn trang phục cổ truyền và nghệ thuật truyền thống Chămpa; trình diễn các loại hình nghệ thuật diễn xướng truyền thống VN như dân ca quan họ, cải lương, nhã nhạc cung đình Huế...

Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 8.

Ca sĩ Jun Phạm tham gia Ngày hội "Tóc xanh - Vạt áo"

BTC

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhận định: “Giữa thế kỷ XIX, trang phục áo ngũ thân đã trở thành loại lễ phục và thường phục phổ biến trong toàn cõi Việt Nam, trở thành quốc phục của người Việt với cả hai giới, nam và nữ. Từ đầu thế kỷ XX, âu phục từng bước trở thành trang phục phổ biến trong xã hội, tuy nhiên, áo dài vẫn luôn được xem là quốc phục của người Việt Nam. Như vậy, áo dài đã góp phần quan trọng tạo nên một hình ảnh riêng, bản sắc riêng, là thương hiệu và phương tiện nhận diện của người Việt Nam trong suốt mấy trăm năm qua”.

Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 9.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 10.

Tại ngày hội, bạn trẻ đã khoác lên mình chiếc áo truyền thống, gặp gỡ nhiều bạn bè cùng sở thích, có thêm kiến thức trang phục dân tộc và lưu lại nhiều khoảnh khắc đẹp

PHÚC KHA

Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 11.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 12.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 13.
Hoa hậu khoác Việt phục tham gia Ngày hội ‘Tóc xanh - Vạt áo’ - Ảnh 14.

Bạn trẻ tìm hiểu trang phục, mô hình nhân vật lịch sử

PHÚC KHA

Tiến sĩ Lưu Văn Quyết, Trưởng khoa lịch sử, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ: “Đây là cơ hội để người trẻ tham gia tìm hiểu, trải nghiệm những di sản văn hóa về vật chất và tinh thần, khoác lên mình trang phục truyền thống đầy tự hào. Thông qua chương trình, chúng tôi mong muốn lan tỏa nhiều hơn điều tích cực, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ về các giá trị văn hóa của dân tộc”.

Anh Tôn Thất Minh Khôi, đồng Trưởng ban tổ chức chương trình, cho biết ngày hội là nơi để những người trẻ yêu mến Việt phục giao lưu, trải nghiệm di sản vật chất, tinh thần của tiền nhân, lắng nghe câu chuyện về quốc phục của Việt Nam. Chương trình cũng là lời khẳng định của thế hệ trẻ về việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trong bộ quần áo Nhật Bình thời Nguyễn, Nguyễn Khánh Linh, sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, hào hứng tạo dáng chụp ảnh bên những cổ vật xưa. Khánh Linh nói: “Ngày hội là dịp để mình có thể diện những trang phục truyền thống mình yêu thích. Tại đây, mình không chỉ tìm hiểu thêm kiến thức về trang phục truyền thống mà còn gặp được những người chung sở thích”.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Liên (26 tuổi), ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM, chia sẻ: “Là những người yêu văn hóa lịch sử, mình và bạn trai dự định sử dụng cổ phục Việt cho ảnh cưới. Vì thế, hôm nay tụi mình đến đây để tìm hiểu những trang phục truyền thống nào phù hợp để chụp ảnh”.

Cẩm Vân ra MV 'Hành hương trên đồi cao' nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn******

MVHành hương trên đồi cao đượcđạo diễn Tùng Phan thực hiện tại đồi cỏ Ba Quáng, còn được gọi là đồi cỏ cháy Ba Quáng - một trong những địa điểm hút khách du lịch tại Cao Bằng. Khá bất ngờ khi ca sĩ Cẩm Vân chia sẻ Cao Bằng là quê cha cô. "Tôi đi gần như khắp Việt Nam, nhưng vẫn chưa đến Cao Bằng. Tôi vẫn nhớ ba từng nói 'sau này con phải đi Cao Bằng để biết quê cha đất tổ thế nào'...", chị thổ lộ.

Cẩm Vân ra MV 'Hành hương trên đồi cao' nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn- Ảnh 1.

Poster MV Hành hương trên đồi cao

Quốc Huy

Hành hương trên đồi caonằm trong album Xin cho tôi(ra mắt năm 2004, là đĩa nhạc best-seller lúc bấy giờ). Thật trùng hợp khi 20 năm sau, "khi có đủ duyên được đến với Cao Bằng, đúng hơn là về với quê cha đất tổ, tôi chọn bài hát này để quay MV vì thấy quá phù hợp... Chiều lên chiều lên, người vẫn âm thầm gõ buồn gót chân/Người đi hành hương về đồi núi xa/Người đi vẫn đi chiều qua vẫn qua...", chị hào hứng chia sẻ và cất giọng.

Chị cho biết, bài hát này được nhạc sĩ Bảo Phúc hòa âm, có nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn thổi kèn; là một trong những sáng tác ít được ca sĩ thể hiện, cũng như ít được biểu diễn. Cẩm Vân định ra MV để tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, để kỷ niệm, nhưng "xem đi xem lại vẫn cứ xúc động, hơn nữa đây là lần đầu tiên có sản phẩm âm nhạc... hoành tráng vậy - với bản thân mình, nên cảm thấy nếu không quảng bá thì… phí công đạo diễn, tiếc với cảnh đẹp và áy náy với quê hương, chứ không phải Cẩm Vân muốn được nổi tiếng thêm gì đâu (cười)". 

Cẩm Vân ra MV 'Hành hương trên đồi cao' nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn- Ảnh 2.
Cẩm Vân ra MV 'Hành hương trên đồi cao' nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn- Ảnh 3.
Cẩm Vân ra MV 'Hành hương trên đồi cao' nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn- Ảnh 4.

MV Hành hương trên đồi cao được đạo diễn Tùng Phan quay tại Cao Bằng, quê cha của Cẩm Vân

Hà Cương

Nhớ lại những ngày quay MV (cuối năm 2023), Cẩm Vân bảo rằng "không nghĩ mình đã làm được điều đó. Vì thứ nhất, Cẩm Vân bị đau lưng, thứ hai chân cẳng cũng… có tuổi rồi. Lại thêm trời lạnh, mưa phùn, sương mù… Vậy mà cuối cùng mình leo lên tận đỉnh của ngọn đồi…".

Giọng ca sinh năm 1959 cho biết, quay MV này xong, chị thấy mình như trẻ lại, yêu đời hơn, lên tinh thần và nói vui rằng "giờ tính chuyện làm sao có tiền để quay thêm nhiều MV như vầy nữa, vì đất nước mình đẹp quá…". 

Đồng hành cùng bà xã Hành hương trên đồi cao, nhạc sĩ Khắc Triệu xúc động chia sẻ: "Tôi mừng vì Cẩm Vân có một MV nhiều ý nghĩa như vậy, nhất là được ghi hình tại quê cha. Tôi cũng dành cho vợ mình lời khen, khi chứng kiến cảnh quay trên bè giữa hồ mấy tiếng. Lúc đó tôi vừa lo mà vừa thấy vợ mình... ngầu quá!".

Cẩm Vân ra MV 'Hành hương trên đồi cao' nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn- Ảnh 5.
Cẩm Vân ra MV 'Hành hương trên đồi cao' nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn- Ảnh 6.

Theo Cẩm Vân, thác Bản Giốc đẹp và hùng vĩ, được biết đến nhiều rồi, còn đồi cỏ cháy thì du khách gần đây mới đến check-in

Hà Cương

Với con gái út của Cẩm Vân và Khắc Triệu - ca sĩ CeCe Trương (giúp mẹ make up, chuẩn chỉnh phục trang và chụp hình cho mẹ), em "thấy vui vì lâu rồi mẹ mới có dự án riêng cho mình". Theo CeCe Trương, "hai chị em dụ hoài, cuối cùng mẹ cũng làm. Mẹ từng kể, lúc mang bầu CeCe, mẹ nói với ba là không biết sau này lớn lên mấy đứa nhỏ có biết hồi xưa mình nổi tiếng không... Bây giờ CeCe đã lớn như vậy rồi mà mẹ còn sức leo lên núi quay MV, rồi thức đêm thức hôm... CeCe thấy tự hào về mẹ lắm, vì mẹ tự vượt lên chính mình được rồi". CeCe cũng chia sẻ thêm, "thời gian qua, CeCe thấy mẹ cũng trẻ lại, đầy hứng khởi. Chỉ mong ba mẹ còn sức khỏe để tiếp tục những dự án tiếp theo...". 

Cẩm Vân ra MV 'Hành hương trên đồi cao' nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn- Ảnh 7.
Cẩm Vân ra MV 'Hành hương trên đồi cao' nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn- Ảnh 8.

CeCe Trương nói, "quay MV này xong, thấy mẹ cũng trẻ lại, đầy hứng khởi..."

CeCe Trương

Hạnh phúc khi hát nhạc Trịnh được công nhận

Như ca sĩ Cẩm Vân chia sẻ, sinh thời, chưa bao giờ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhắc đến Cẩm Vân trong âm nhạc của ông; song "hạnh phúc của tôi là tuy mình không phải nàng thơ, mà vẫn hát được nhạc anh và được khán giả đón nhận, công nhận".

Cẩm Vân ra MV 'Hành hương trên đồi cao' nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn- Ảnh 9.

Đến nay, Cẩm Vân có 3 album nhạc Trịnh: Huế - Sài Gòn - Hà Nội(2000), Xin cho tôi(2004), Xin mặt trời ngủ yên(2008)

Quốc Huy

Chị bảo, "nếu khán giả theo dõi và nghe kỹ, thì sẽ cảm nhận được Cẩm Vân đã tìm cho mình đường đi riêng với nhạc Trinh. Có người hát nhạc anh một cách dễ thương, có người hát lãng đãng nhẹ nhàng, người lại hát dữ dội hay lạnh lùng. Cẩm Vân chọn cách hát nóng". 

Hỏi Cẩm Vân chị nhớ điều gì nhất mỗi khi nhắc về cố nhạc sĩ, chị cho biết "đó là sinh nhật cuối cùng của anh Sơn. Sinh nhật năm nào tôi, cũng như nhiều ca nhạc sĩ thân thiết khác, cũng đến nhà anh. Và lần đó - năm 2001, anh đã yếu đi rồi, khi tôi đến thăm, anh nói, 'Vân hát cho anh nghe một bài đi, hát Sóng về đâuđi'. Tôi đã hát chay cho anh nghe. Đó cũng là lần hát cuối cùng hát bên anh. Sau này những ngày giỗ anh, tôi hay hát lại bài này...".

Cẩm Vân ra MV 'Hành hương trên đồi cao' nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn- Ảnh 10.

Sóng về đâudo Cẩm Vân trình bày từng vào top những ca khúc được yêu thích của Làn sóng xanh

Quốc Huy

Và một điều nữa mà Cẩm Vân luôn nhớ khi hát nhạc Trịnh Công Sơn, chính là lời nhắn nhủ của nhạc sĩ dành cho chị: "Hát nhạc anh sai nốt cũng được, nhưng đừng sai lời". Dù vậy, nữ ca sĩ cho biết trong khoảng 60 - 70 bài nhạc Trịnh từng hát và thu âm, có một bài chị đã tự ý sửa 1 chữ "mà tôi nghĩ là vẫn ổn, là chữ 'đủ' hát thành 'phủ' trong câu 'xin cho mây che đủ phận người' của Xin cho tôi.Nốt đó hay quá mà chữ 'đủ' tôi lại hát không hay nên đã mạn phép sửa...".

Dịp ra mắt MV Hành hương trên đồi cao, Cẩm Vân cũng tiết lộ sắp tới sẽ phát hành đĩa than nhạc Trịnh, được thu âm tại Mỹ.




Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư