dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
333666 có nên nạp tiền không_thong ke tan suat vip

2024-05-09 14:56:03

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Hoàng Thái



Lưới sứa2024-05-09 14:56:03Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Hào Trương)Cảnh báo mạo danh công ty mua bán nợ để lừa đảo******

Gần đây, một số đối tượng đã lợi dụng thông tin, hình ảnh của DATC thực hiện các hành vi lừa đảo với nhiều hình thức khác nhau

Gần đây, một số đối tượng đã lợi dụng thông tin, hình ảnh của DATC thực hiện các hành vi lừa đảo với nhiều hình thức khác nhau

DATC

Cụ thể, đối tượng lừa đảo giả mạo, lấy danh nghĩa là nhân viên của DATC liên hệ với những người tham gia đầu tư tài chính cá nhân như trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, sàn thương mại điện tử… đang có nhu cầu thu hồi vốn.

Các đối tượng này sử dụng thông tin liên quan đến tên đầy đủ và tên viết tắt của DATC, địa chỉ trụ sở, địa chỉ website, mẫu dấu, chữ ký người đại diện theo pháp luật của DATC để cắt ghép tạo hình ảnh giả mạo gửi cho người có nhu cầu thu hồi vốn.

Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo sử dụng thông tin của DATC tạo tài khoản mạng xã hội Facebook khác nhau đăng video dưới hình thức cảnh báo và hướng dẫn người có nhu cầu thu hồi vốn, cam kết thực hiện thu hồi vốn thành công; đồng thời yêu cầu những người này chuyển khoản một số tiền gọi là phí thu hồi vốn để lừa đảo, chiếm đoạt.

DATC khẳng định không thực hiện giao dịch liên quan tới công tác nghiệp vụ thông qua các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Facebook, tin nhắn... DATC chỉ cử cán bộ làm việc trực tiếp với đối tác và mọi hồ sơ giao dịch được DATC thực hiện trực tiếp tại trụ sở chính hoặc tại các chi nhánh của công ty.

Để tránh các rủi ro và tổn thất đáng tiếc có thể xảy ra, DATC khuyến cáo các đơn vị, tổ chức và cá nhân nâng cao tinh thần cảnh giác, tìm hiểu và kiểm tra kỹ thông tin, thận trọng trước các tình huống.

Trường hợp nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, giả mạo thông tin của DATC, người dân không nên vội vàng cung cấp thông tin cá nhân, không làm theo hướng dẫn giao dịch, cần lưu lại các bằng chứng như tin nhắn, hình ảnh hoặc ghi âm cuộc gọi, phản ánh tới cơ quan công an hoặc DATC.

Địa chỉ trụ sở chính của DATC: số 51 phố Quang Trung, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội; số điện thoại liên hệ: 02439454738.

Chi nhánh DATC TP.HCM: số 221 Trần Hưng Đạo B, P.10, Q.5; số điện thoại liên hệ: 0838553324.

Chi nhánh DATC Đà Nẵng: tầng 4 tòa nhà Đường Việt, số 30 đường Nguyễn Hữu Thọ, P.Hòa Thuận Tây, Q.Hải Châu; số điện thoại liên hệ: 02363840277.


Đà Nẵng công khai 18 sở, địa phương chậm giải quyết thủ tục hành chính******

Ngày 23/4, UBND thành phố Đà Nẵng đã công khai danh sách 18 cơ quan, đơn vị chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trong tháng 3.

7 sở bị nêu tên là: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ.

Đà Nẵng công khai 18 sở, địa phương chậm giải quyết thủ tục hành chính - 1

18 cơ quan, đơn vị ở Đà Nẵng chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trong tháng 3 (Ảnh: Hoài Sơn).

6 quận, huyện là: UBND huyện Hòa Vang, quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu, quận Ngũ Hành Sơn, quận Sơn Trà và quận Thanh Khê.

Khối phường, xã có 5 đơn vị: UBND phường Hòa Khuê, phường Khuê Mỹ, phường Khuê Trung, phường Thạch Thang và xã Hòa Nhơn.

Việc công khai nêu trên thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về định kỳ hằng tháng công khai danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Bất cẩn khi đốt rác, một căn nhà sàn bị thiêu rụi ở Gia Lai******

Ngày 14/4, UBND huyện Krông Pa, Gia Lai thông tin đã chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân khiến căn nhà sàn của một hộ dân trên địa bàn bị lửa thiêu rụi.

Khoảng 18h ngày 13/4, lực lượng chức năng nhận tin nhà của bà Nay H'Djil (49 tuổi, trú buôn Suối Cẩm, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa) bị cháy.

Công an xã đã mang theo 20 bình chữa cháy phối hợp các lực lượng địa phương dập lửa. Do đám cháy bùng lên dữ dội và nhà sàn có nhiều rơm khô, làm bằng gỗ nên không thể dập tắt.

Bất cẩn khi đốt rác, một căn nhà sàn bị thiêu rụi ở Gia Lai  - 1

Vụ cháy đã thiêu rụi căn nhà bà Nay H'Djil (Ảnh người dân cung cấp).

Đám cháy thiêu rụi căn nhà chính và 2 chòi đựng rơm, dụng cụ lao động, uớc tính thiệt hại hơn 500 triệu đồng.

Được biết, thời điểm xảy ra vụ cháy, bà H'Djil đang ở trong nhà và không biết sự việc. Nghe bà con xung quanh hô hoán, bà H'Djil mới xuống nhà rồi cùng người dân tham gia dập lửa.

Nguyên nhân ban đầu xác định do chủ nhà sơ suất khi đốt rác khiến tàn lửa bay vào đống rơm để dưới gầm nhà phụ. Sau đó, lửa cháy lan sang nhà sàn chính và nhà sàn phụ khác.

Michelin Guide gọi cà phê sữa đá là 'viên ngọc', cà phê trứng là 'tuyệt tác'******

Theo Michelin Guide, được người Pháp giới thiệu vào giữa thế kỷ 19, cà phê ở Việt Nam đã vượt qua nhiều thăng trầm của lịch sử, trở thành di sản ẩm thực Việt Nam. Ngày nay, cụm từ "đi uống cà phê" không chỉ bao hàm hành động thưởng thức một tách cà phê mà còn là tình bạn thân thiết khi gặp gỡ bạn bè hay trao đổi công việc.

Michelin Guide gọi cà phê sữa đá là 'viên ngọc', cà phê trứng là 'tuyệt tác'- Ảnh 1.

Cà phê du nhập vào Việt Nam giữa thế kỷ 19

MICHELIN GUIDE

"Ở Việt Nam, cà phê không chỉ đơn thuần là đồ uống mà còn là một nghi lễ xã hội", Michelin Guide nhận định.

Cà phê sữa đá: Cà phê biểu tượng của Việt Nam

Cẩm nang Michelin cho biết cà phê sữa đá của Việt Nam là một "viên ngọc thực sự" trong số các món cà phê Việt Nam. Thức uống cổ điển này được làm bằng cách để cà phê xay từ từ nhỏ giọt qua bộ lọc vào ly chứa đầy sữa đặc và đá.

Michelin Guide gọi cà phê sữa đá là 'viên ngọc', cà phê trứng là 'tuyệt tác'- Ảnh 2.

Cà phê sữa đá là cà phê biểu tượng của Việt Nam

CAO AN BIÊN

Sự hòa quyện của các hương vị, giữa vị đắng của cà phê với vị ngọt đậm đà của sữa đặc chính là điều khiến cà phê sữa đá gây ấn tượng với người yêu cà phê.

"Bắt nguồn từ những con phố nhộn nhịp của TP, thức uống mang tính biểu tượng này đã đi từ các quán ven đường để tìm chỗ đứng trong thực đơn của các địa điểm 5 sao. Ngày nay, cà phê sữa đá đã trở thành món uống chủ yếu của các nhà hàng Việt Nam trên toàn thế giới", Michelin Guide nói thêm.

Bạc xỉu: Cà phê hòa quyện từ ba nền văn hóa

Được chế tác bởi những người Hoa sống ở khu phố Tàu Sài Gòn vào đầu thế kỷ 20, bạc xỉu nổi lên như một minh chứng cho nền văn hóa phong phú của Sài Gòn, pha trộn ảnh hưởng từ truyền thống Trung Quốc, Việt Nam và Pháp.

Michelin Guide gọi cà phê sữa đá là 'viên ngọc', cà phê trứng là 'tuyệt tác'- Ảnh 3.

Bạc xỉu là món cà phê được nhiều người yêu thích

CAO AN BIÊN

Theo Michelin Guide, vì vị đắng đậm đà của cà phê đen và cà phê sữa là thách thức đối với phụ nữ và trẻ em vốn không quen với hương vị của nó nên người Hoa đã nghĩ ra một giải pháp sáng tạo. Họ sửa đổi công thức cà phê sữa truyền thống, điều chỉnh tỷ lệ cà phê và sữa để ngon miệng hơn.

Cà phê trứng: Tuyệt tác cà phê Hà Nội

"Vào những năm 1940, khi giá đường và sữa tăng vọt, ông Giảng, người sáng lập quán cà phê Giảng ở Hà Nội, đã chuyển sang dùng lòng đỏ trứng, lấy cảm hứng từ những trải nghiệm của ông tại khách sạn Metropole và sức hấp dẫn của cà phê cappuccino", Michelin nói về nguồn gốc của loại cà phê này.

Michelin Guide gọi cà phê sữa đá là 'viên ngọc', cà phê trứng là 'tuyệt tác'- Ảnh 4.

Cà phê trứng được ví như tuyệt tác cà phê Hà Nội

QUYỀN TRÂN

Michelin nhận định chính sự thay thế khéo léo này đã tạo ra một loại kem vàng trên nền cà phê đậm đà, đan xen một chút đắng với vị béo mịn của trứng, được làm ngọt một cách tinh tế bằng mật ong.

Được phục vụ trong những chiếc cốc nhỏ, Michelin Guide đánh giá cà phê trứng của Việt Nam mang đến trải nghiệm đầy cảm giác. Với sự cân bằng của các thành phần, đây là một loại thức uống đầy mê hoặc và quyến rũ.

Cà phê muối: Cuộc phiêu lưu ẩm thực độc đáo

Cà phê muối, theo Michelin Guide là sự hòa quyện giữa truyền thống cà phê lâu đời với sự sáng tạo của thế kỷ 21. Theo đó, cà phê này có nguồn gốc từ cố đô Huế, sự pha trộn sáng tạo này kết hợp hạt cà phê Robusta với một chút muối, tạo nên sự cân bằng tinh tế giữa đắng và ngọt.

Michelin Guide gọi cà phê sữa đá là 'viên ngọc', cà phê trứng là 'tuyệt tác'- Ảnh 5.

Cà phê muối phổ biến trong những năm trở lại đây

NGUYỄN VÂN ANH

"Được phục vụ theo từng lớp, với sữa đặc ở đáy, cà phê ở giữa và lớp kem bên trên, cà phê muối Việt Nam là một cuộc phiêu lưu ẩm thực độc đáo. Nó kết hợp các vị mặn, ngọt, đắng hòa quyện với nhau một cách hài hòa. Khi khuấy tất cả lại với nhau, vị mặn sẽ làm nổi bật hương vị đậm đà của cà phê đồng thời làm dịu đi vị đắng và tăng thêm vị ngọt, béo ngậy của sữa", Michelin Guide mô tả.

Cà phê nước cốt dừa: Bản giao hưởng hương vị

Pha chế cà phê này, theo Michelin Guide chứng tỏ tình yêu của người Việt Nam với các món ngon từ dừa. Cách pha hấp dẫn, hòa quyện giữa hương thơm đậm đà và vị đắng của cà phê nguyên chất với vị ngọt ngào, béo ngậy của nước cốt dừa và sữa đặc, tạo nên một bản giao hưởng hương vị làm say đắm các giác quan.

Pha chế một tách cà phê dừa bao gồm một quá trình tỉ mỉ. Đầu tiên, nước cốt dừa được trộn với sữa đặc và đá viên cho đến khi đạt được độ mịn mượt như nhung. Trong khi đó, cà phê đen được lắc mạnh trong chai cho đến khi hình thành bọt màu nâu nhạt trên bề mặt.

Cuối cùng, cà phê được rót một cách tinh tế vào cốc thủy tinh, sau đó là hỗn hợp nước cốt dừa cô đặc chảy chậm rãi, duyên dáng, tạo nên một loại đồ uống có hương vị tuyệt đẹp và hấp dẫn về mặt thị giác. "Với mỗi ngụm, cà phê dừa đưa người uống đến một thiên đường nhiệt đới…", cẩm nang mô tả.

Cold brew trái cây mới mẻ

Mang đến một nét mới mẻ cho văn hóa cà phê của Việt Nam, cà phê cold brew (cà phê được ngâm lạnh thay vì pha bằng nước sôi) đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của thực khách tại các thành phố nhộn nhịp như TP.HCM và Hà Nội.

Michelin Guide gọi cà phê sữa đá là 'viên ngọc', cà phê trứng là 'tuyệt tác'- Ảnh 6.

Cold brew - cà phê được ngâm lạnh thay vì pha bằng nước sôi

MICHELIN GUIDE

Sáng tạo này áp dụng phương pháp pha lạnh truyền thống, giúp cà phê Arabica 100% hòa quyện với hương vị sống động của trái cây hoặc nước trái cây, chẳng hạn như cam, vải thiều hoặc mơ, nâng trải nghiệm với loại thức uống này lên một tầm cao mới.



Kiên Giang công bố tình huống khẩn cấp do sạt lở ở U Minh Thượng******

Ngày 10/4, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành đã ký quyết định công bố tình huống khẩn cấp thiên tai về sạt lở đất, sụt lún do hạn hán khu vực vùng đệm U Minh Thượng. 

Kiên Giang công bố tình huống khẩn cấp do sạt lở ở U Minh Thượng - 1

Sạt lở, sụt lún 'bủa vây' vùng đệm U Minh Thượng (Ảnh: Bảo Trân).

Chủ tịch tỉnh Kiên Giang giao Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương theo dõi diễn biến thiên tai, thực hiện các giải pháp ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. 

Yêu cầu các cấp, các ngành áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra tại huyện U Minh Thượng. 

Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang có nhiệm vụ tiếp tục sửa chữa các vị trí sạt lở nghiêm trọng để đảm bảo lưu thông trong thời điểm thiên tai đang xảy ra. 

Sau thiên tai, Sở cần tổ chức khảo sát, đánh giá mức độ hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông, đề xuất giải pháp, kinh phí sửa chữa, nâng cấp trong năm 2024-2025, trình UBND tỉnh cho chủ trương thực hiện. 

UBND tỉnh Kiên Giang cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai các biện pháp khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của Chính phủ và Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về nội dung chi và mức chi của Quỹ Phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. 

Đồng thời, thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình, diễn biến thiên tai, sự cố công trình về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo, xử lý kịp thời. 

Kiên Giang công bố tình huống khẩn cấp do sạt lở ở U Minh Thượng - 2

Sạt lở gây chia cắt các tuyến đường (Ảnh: Bảo Trân).

Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh huy động nguồn lực địa phương để ứng phó với tình huống khẩn cấp. Trường hợp vượt quá khả năng ngân sách tỉnh, tham mưu UBND tỉnh báo cáo về Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, để trình Chính phủ xem xét, hỗ trợ theo thẩm quyền. 

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu trình UBND tỉnh phê duyệt, thực hiện Dự án chống ngập và chống hạn vùng đệm U Minh Thượng. Đặc biệt là đầu tư hạng mục nâng cấp, mở rộng tuyến kênh đê bao ngoài, xây dựng cống, trạm bơm để điều tiết nước. 

Theo quyết định này, UBND huyện U Minh Thượng thông báo rộng rãi đến người dân trên địa bàn vùng đệm U Minh Thượng đặc biệt là các hộ dân sống tại khu vực mé kênh đang xảy ra tình trạng rạn nứt nhanh chóng di dời để đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng. 

Qua công tác đánh giá, phân tích, UBND tỉnh Kiên Giang nhận định tình trạng sạt lở, sụt lún trên địa bàn vùng đệm U Minh Thượng là do ảnh hưởng hiện tượng El-Nino; mùa mưa năm 2023 kết thúc sớm; không có nguồn nước ngọt bổ sung vào trong vùng đệm; lượng mưa thiếu hụt so với trung bình nhiều năm đến 60%; các tuyến sông được nạo vét tối đa phục vụ các công trình. 

Ngoài ra, từ đầu tháng 3/2024 đến nay, mực nước trên kênh đê bao ngoài và các kênh trong vùng đệm U Minh Thượng hạ thấp ở mức độ cạn kiệt, khoảng cách từ mặt nước hiện tại cách cao độ mặt đường trên 5m, gây nên hiện tượng sụt lún, sạt lở các tuyến lộ giao thông ở mức nghiêm trọng. 

Trên địa bàn huyện U Minh Thượng có 310 điểm sạt lở, sụt lún với chiều dài 7,533m. Ước tính thiệt hại đến ngày 7/4 là gần 84 tỷ đồng. 

Từ những yếu tố trên, UBND tỉnh Kiên Giang quyết định công bố tình huống khẩn cấp thiên tai về sạt lở đất, sụt lún do hạn hán khu vực vùng đệm U Minh Thượng. 

Quy hoạch TP.Nha Trang bao gồm 14 phân khu nào?******

Ngày 31.3, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Chính phủ đã ký Quyết định số 259/QĐ-TTg phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040. Theo đó, quy mô lập quy hoạch có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 26.736 ha. Cụ thể, TP.Nha Trang có diện tích khoảng 25.422 ha và một phần H.Diên Khánh có diện tích khoảng 1.314 ha.

Quy hoạch TP.Nha Trang bao gồm 14 phân khu nào?- Ảnh 1.

Quang cảnh TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nhìn từ biển

THẾ QUANG

Mục tiêu, phát huy thương hiệu thành phố du lịch nghỉ dưỡng biển đối với quốc gia và quốc tế, thông qua nâng cấp chất lượng không gian và du lịch đô thị, hấp dẫn các nhà đầu tư du lịch đẳng cấp quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khai thác bền vững tài nguyên du lịch hiện có, với nét nổi bật đặc hữu là chuỗi không gian ven biển, không gian đảo và không gian sinh thái; hỗ trợ phát triển dịch vụ hậu cần hàng hải, thương mại - dịch vụ du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường.

Về quy mô dân số, đến năm 2030, TP.Nha Trang có khoảng 630.000 - 640.000 người; đến năm 2040 khoảng 750.000 - 780.000 người.

Về định hướng phát triển, TP.Nha Trang gồm 14 khu vực như sau: 

Khu 1: Khu vực trung tâm ven biển và phía nam sông Cái, diện tích khoảng 676 ha, dân số dự kiến khoảng 140.000 người; là trung tâm du lịch cả nước; trung tâm hành chính - văn hóa - thương mại cấp tỉnh và thành phố.

Quy hoạch TP.Nha Trang bao gồm 14 phân khu nào?- Ảnh 2.

Xây dựng Nha Trang trở thành một thành phố thương mại tài chính tầm vóc quốc gia và khu vực Đông Nam Á

THẾ QUANG

Khu 2: Khu vực sân bay Nha Trang cũ và vùng phụ cận, diện tích khoảng 263 ha, dân số dự kiến khoảng 23.200 người; là trung tâm dịch vụ du lịch, văn phòng, thương mại - tài chính vùng nam Trung bộ.

Khu 3: Khu vực phường Phước Long, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, diện tích khoảng 640 ha, dân số dự kiến khoảng 60.500 người; là trung tâm dịch vụ du lịch biển, dịch vụ cảng biển du lịch vùng Nam Trung bộ.

Khu 4: Khu vực phía tây đường Lê Hồng Phong, diện tích khoảng 501 ha, dân số dự kiến khoảng 70.000 người; là khu đô thị mới đan xen khu dân cư hiện trạng cải tạo chỉnh trang.

Khu 5: Khu đô thị ven biển, phía đông đường sắt - từ bắc sông Cái đến mũi Kê Gà, diện tích khoảng 1.212 ha, dân số dự kiến khoảng 108.800 người; là khu trung tâm đô thị hiện hữu, dịch vụ du lịch ven biển.

Khu 6: Khu vực từ phía nam núi Cô Tiên (nhỏ) đến phía bắc núi Hòn Ngang (núi Cô Tiên lớn), diện tích khoảng 1.631 ha, dân số dự kiến khoảng 16.100 người; là khu trung tâm đô thị hiện hữu, dịch vụ du lịch ven biển.

Khu 7: Khu vực đô thị phía bắc sông Cái và khu vực Hòn Nghê, diện tích khoảng 1.316 ha, dân số dự kiến khoảng 47.600 người; là trung tâm giáo dục, y tế, dịch vụ nước khoáng nóng.

khu 8: Khu vực đô thị phía tây Nha Trang, diện tích khoảng 1.584 ha, dân số dự kiến khoảng 109.300 người; là trung tâm khoa học kỹ thuật, nghiên cứu, đào tạo mới.

Khu 9: Khu vực phía nam đường Phong Châu và khu vực núi phía tây sông Tắc, diện tích khoảng 1.966 ha, dân số dự kiến khoảng 82.300 người; là khu đô thị - trung tâm hành chính mới, dịch vụ du lịch sinh thái núi, dịch vụ y tế vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên.

Khu 10: Khu vực Phước Đồng - Hòn Rớ - phía bắc núi Cù Hin, diện tích khoảng 4.626 ha, dân số dự kiến khoảng 64.100 người; là trung tâm giáo dục, thể dục thể thao và dịch vụ du lịch sinh thái.

Khu 11: Khu vực Đồng Bò - Trảng É, diện tích khoảng 810 ha, dân số dự kiến khoảng 11.000 người; là khu công nghiệp và dịch vụ logistics.

Khu 12: Khu vực phía tây bắc quốc lộ 1 - thuộc xã Vĩnh Phương, diện tích khoảng 2.522 ha, dân số dự kiến khoảng 8.900 người; là khu vực làng xóm hiện trạng cải tạo, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Khu 13: Khu vực xã Vĩnh Lương - phía bắc núi Hòn Ngang, diện tích khoảng 3.828 ha, dân số dự kiến khoảng 28.200 người; là khu dân cư hiện hữu, cải tạo, chỉnh trang kết hợp du lịch sinh thái núi.

Khu 14: Khu vực biển thuộc vịnh Nha Trang, biển ven bờ xã Vĩnh Lương và các đảo thuộc TP.Nha Trang, diện tích khoảng 3.848 ha, dân số dự kiến khoảng 10.000 người; là trung tâm dịch vụ du lịch biển đảo quốc gia và quốc tế kết hợp an ninh quốc phòng.

Thủ tướng: "Tránh tiêu cực, tham nhũng và xin******

Yêu cầu này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra khi chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3, ngày 25/3.

Tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận về: Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (sửa đổi); Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.

Các đại biểu cũng thảo luận về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm phân cấp việc cấp phiếu lý lịch tư pháp cho Phòng tư pháp thuộc UBND cấp huyện tại Hà Nội, TPHCM và tỉnh Nghệ An.

Thủ tướng: Tránh tiêu cực, tham nhũng và xin - cho trong xây dựng luật - 1

Toàn cảnh phiên họp Chính phủ về chuyên đề pháp luật ngày 25/3 (Ảnh: Đoàn Bắc).

Cùng với cho ý kiến vào từng nội dung các dự thảo xây dựng luật, nghị quyết, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các thành viên Chính phủ, nhất là các bộ, ngành chủ trì xây dựng, rà soát lại nội dung các dự thảo luật, nghị quyết nhằm bảo đảm tính phù hợp và thể chế hóa tối đa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề liên quan.

Ông nhấn mạnh yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp giữa các luật, nghị quyết với các luật, quy định đã ban hành, tránh xung đột, mâu thuẫn. "Đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác tối đa nguồn lực của đất nước; tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh xin - cho", người đứng đầu Chính phủ lưu ý.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, các bộ, ngành khi xây dựng luật phải làm rõ những nội dung cần bãi bỏ, cần bổ sung, hoàn thiện hoặc các nội dung mới.

Ông quán triệt luật phải được xây dựng theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm các thủ tục hành chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các đối tượng có tác động; đặc biệt phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong quá trình xây dựng luật, nghị quyết.

Thủ tướng: Tránh tiêu cực, tham nhũng và xin - cho trong xây dựng luật - 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính quán triệt tránh tiêu cực, tham nhũng trong xây dựng luật (Ảnh: Đoàn Bắc).

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ bố trí nguồn lực, cơ sở vật chất cho công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế.

Trước đó, cho ý kiến vào dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (sửa đổi), Chính phủ thảo luận về việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế; giải pháp, thiết kế phòng cháy, chữa cháy đối với công trình cải tạo; trách nhiệm thẩm tra, thẩm định thiết kế phòng cháy, chữa cháy…

Tại dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, các thành viên Chính phủ làm rõ tính chất, vai trò của các loại quy hoạch đô thị và nông thôn; phân loại đô thị gắn với quy mô, tính chất đô thị; mở rộng đối tượng lập quy hoạch không gian ngầm; phân cấp, phân quyền trong quy hoạch đô thị và nông thôn…

Về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, Chính phủ thảo luận về các vấn đề còn ý kiến khác nhau như phạm vi điều chỉnh đối với quản lý hoạt động chế biến khoáng sản; phân cấp, phân quyền quản lý khoáng sản; phân nhóm khoáng sản và phân cấp trong cấp phép khai thác khoáng sản; quy định về việc Nhà nước đầu tư khai thác các khoáng sản chiến lược, quan trọng, có giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng lớn.

Thủ tướng: Tránh tiêu cực, tham nhũng và xin - cho trong xây dựng luật - 3

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ sửa đổi (Ảnh: Đoàn Bắc).

Đối với Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm giao một số phòng tư pháp thuộc UBND cấp huyện tại thành phố Hà Nội, TPHCM và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp, các đại biểu cho rằng việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết là hết sức cần thiết.

Việc này nhằm phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ người dân, doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước.

Các thành viên Chính phủ cho rằng Nghị quyết cần quy định cụ thể các tiêu chí để lựa chọn các phòng tư pháp tham gia thí điểm; trình tự, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị phối hợp tra cứu xác minh thông tin để cấp phiếu lý lịch tư pháp…

Về Đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi), các thành viên Chính phủ cho rằng, việc sửa đổi Luật nêu trên là hết sức cần thiết nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.

Phát hiện hang động mới dài 2km, có thạch nhũ và hệ thống sông ngầm******

Chiều 26/4, ông Hoàng Trọng Đức, Chủ tịch UBND xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, xác nhận vừa có một hang động mới được phát hiện tại địa phương này.

Phát hiện hang động mới dài 2km, có thạch nhũ và hệ thống sông ngầm - 1

Hang động mới phát hiện tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Ảnh: Trường Tuấn).

Qua khảo sát ban đầu, hang động mới này có chiều dài 2km, cửa hang cao 8m, rộng 9m, có 4 nhánh hang với 100m hang khô, phần còn lại là hang có nước. Nơi cao nhất bên trong hang động khoảng 35m, có hệ thống sông ngầm. Đặc biệt trong hang có nhiều khối thạch nhũ lớn và đẹp

Người dân địa phương đã tạm đặt tên hang động này là hang Lũ. Từ bản Sắt, xã Trường Sơn vào đến hang Lũ mất khoảng 1 giờ đồng hồ đi bộ.

Phát hiện hang động mới dài 2km, có thạch nhũ và hệ thống sông ngầm - 2

Bên trong hang có nhiều khối thạch nhũ lớn và đẹp (Ảnh: Trường Tuấn).

Theo ông Đức, địa phương này sẽ tổ chức chuyến khảo sát, xác minh để có báo cáo cụ thể về vị trí hang động tại khu vực nào trong rừng tự nhiên, khu vực rừng này do ai quản lý, bảo vệ.

Sau khi khảo sát, xã Trường Sơn sẽ có cơ sở báo cáo và đề xuất các phương án phát triển du lịch (nếu có) lên cấp trên. 

Phát hiện hang động mới dài 2km, có thạch nhũ và hệ thống sông ngầm - 3

Chính quyền xã Trường Sơn sẽ khảo sát nghiên cứu tính khả thi trong phát triển du lịch (Ảnh: Trường Tuấn).

Trước đó vào giữa năm 2023, một hang động mới cũng được phát hiện tại bản Đìu Đo, xã Trường Sơn. Hang dài hơn 1,5km, nơi cao nhất của hang khoảng 30m, trong hang có nhiều thạch nhũ rất đẹp và được đặt tên là hang Sơn Nữ.

biên tập:Phúc Trần

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn