rubik88 đá bóng_xem game clip

2024-07-27 19:20:42 Nguồn: Truyền thông Nhân dân Trung Quốc tác giả:Sơn Phùng

Chia sẻ với điện thoại di động

Mời Tập đoàn Thuận An làm việc về 4 gói thầu ở TPHCM******

Ban quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM vừa gửi thư mời Công ty CP Tập đoàn Thuận An và Liên danh tư vấn giám sát để làm việc về tình hình thi công 2 gói thầu XL5, XL6, thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên. Cuộc họp dự kiến diễn ra vào đầu tuần tới.

Liên danh tư vấn giám sát được yêu cầu báo cáo tình hình thực hiện và kế hoạch thi công các gói thầu của nhà thầu Thuận An. Nhà thầu Thuận An phải báo cáo cụ thể kế hoạch triển khai thi công để đảm bảo hoàn thành các gói thầu trước ngày 30/4/2025.

Đồng thời, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP (chủ đầu tư dự án thành phần 1 vành đai 3 TPHCM và nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ) cũng phát thư mời làm việc với Tập đoàn Thuận An.

Tập đoàn Thuận An cho hay sẽ làm việc với hai ban quản lý dự án ở TPHCM để cam kết đảm bảo tiến độ của các gói thầu đang triển khai. Hiện nay, cơ cấu nhân sự, người đại diện pháp luật, tài chính... của doanh nghiệp đã được đảm bảo. Các gói thầu do Tập đoàn Thuận An vẫn đang được triển khai và thi công.

Mời Tập đoàn Thuận An làm việc về 4 gói thầu ở TPHCM - 1

Kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên nối từ sông Sài Gòn đến sông Chợ Đệm dài 31,46km (Ảnh: Hữu Khoa)

Trong dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, Tập đoàn Thuận An đóng vai trò thành viên của liên danh, tham gia thi công 2 gói thầu XL5 và XL6, trị giá 130 tỷ đồng. 

Gói thầu XL5 (đoạn từ cầu Tân Kỳ - Tân Quý đến cầu Bưng) dài hơn 3km, bao gồm thi công các hạng mục xây dựng đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật (trừ hạng mục cây xanh, điện chiếu sáng) bờ phải. 

Tại gói thầu XL6 (đoạn từ cầu Bưng đến cầu Tham Lương) dài 2,8km, Thuận An thực hiện thi công các hạng mục xây dựng đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật (trừ hạng mục cây xanh, điện chiếu sáng) bờ phải. 

Dự án xây dựng hạ tầng, cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên có tổng chiều dài tuyến gần 32km, đi qua quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh. Công trình có tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng bằng vốn ngân sách, được khởi công cuối tháng 2/2023, dự kiến hoàn thành vào 30/4/2025.

Tại dự án thành phần 1 Vành đai 3 TPHCM, Tập đoàn Thuận An là thành viên trong liên danh thực hiện gói thầu XL5 và gói XL2 thuộc dự án xây dựng hầm chui Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh do Ban Giao thông làm chủ đầu tư.

Tổng giá trị hợp đồng là hơn 2.303 tỷ đồng, nhà thầu Thuận An có tỷ lệ liên danh 26,5%, tương đương hơn 610 tỷ đồng. 

Như Dân trí đã đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.

Bộ Công an còn khởi tố, bắt tạm giam Trần Anh Quang (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) về tội Đưa hối lộ; Nguyễn Khắc Mẫn (Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.

Ông Nguyễn Văn Thạo (Giám đốc) và Đàm Văn Cường (Phó Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang) cùng bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Nhận hối lộ.

Ông Hoàng Thế Du (Trưởng phòng Ban QLDA tỉnh Bắc Giang) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Giải bài toán thiếu điện, đề xuất nhập khẩu điện từ Lào giá 1.700 đồng/kWh******

Dự án có công suất 250 MW, đặt tại tỉnh Bolikhamsai của Lào, kế hoạch sẽ được đưa vào vận hành trong quý 4/2025. Mức giá nhập khẩu điện từ dự án này là 6,95 US cent/kWh, tương đương khoảng 1.700 đồng/kWh.

Bộ Công thương cho hay, để nhập điện từ nhà máy điện gió về Việt Nam, phương án đấu nối được đề xuất là xây mới đường dây 220 kV mạch kép từ trạm biến áp 220 kV Nhà máy điện gió Trường Sơn, chiều dài 75 km đấu nối vào ngăn lộ 220 kV tại trạm biến áp 220 kV Đô Lương (Nghệ An - Việt Nam).

Giải bài toán thiếu điện, đề xuất nhập khẩu điện từ Lào giá 17.000 đồng/kWh - Ảnh 1.

Bộ Công thương cũng yêu cầu triển khai đường dây truyền tải mới từ Lào về Việt Nam để nâng công suất nhập khẩu điện

TN

Trước đó, tờ trình của EVN cho biết, EVN nhận được văn bản của chủ đầu tư - Công ty CP Đầu tư và phát triển năng lượng Việt - Lào đề xuất bán điện từ dự án này cho Việt Nam. Giá điện được chủ đầu tư cam kết là áp dụng theo quy định, với mức giá trần nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam cho loại hình nhà máy điện gió là 6,95 US cent/kWh (gần 1.700 đồng/kWh theo thời giá hiện tại).

Để đáp ứng tiến độ hoàn thành dự án năm 2025, chủ đầu tư đề xuất thực hiện đầu tư toàn bộ công trình đấu nối lưới điện phục vụ đấu nối Nhà máy điện gió Trường Sơn vào hệ thống điện Việt Nam bằng nguồn vốn của dự án.

Theo EVN, biên bản ghi nhớ giữa chính phủ hai nước Lào và Việt Nam đưa ra quy mô công suất nhập khẩu tối thiểu điện từ Lào về Việt Nam đến năm 2020 khoảng 1.000 MW, đến năm 2025 khoảng 3.000 MW và đến năm 2030 là 5.000 MW.

Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 10.2023, Thủ tướng đã thông qua chủ trương nhập khẩu từ các nguồn điện tại Lào với tổng công suất 2.689 MW. Trong đó, EVN đã ký kết 19 hợp đồng mua bán điện để điện từ 26 nhà máy điện của Lào với tổng công suất 2.240 MW. Bao gồm 7 dự án đã vận hành thương mại với tổng công suất là 806 MW và dự kiến đến năm 2025 có thể đưa vào vận hành thêm 1.171 MW.

Có 6 nhà máy thủy điện với công suất 449 MW, có 4 nhà máy đã được EVN giao cho Công ty Mua bán điện (EPTC) đàm phán PPA, còn lại 2 nhà máy là Nậm Kông 1 (160 MW) và Nậm Mouan (100 MW), chủ đầu tư đã có văn bản gửi EVN thông báo không tiếp tục bán điện.

Đối với các dự án vận hành sau năm 2025, việc tiếp tục triển khai sẽ phụ thuộc rất lớn vào cơ chế, chính sách và giá điện nhập khẩu sau năm 2025. Như vậy, đến nay tổng công suất nguồn điện tại Lào đã được phê duyệt chủ trương nhập khẩu điện về Việt Nam có thể đưa vào vận hành đến năm 2025 chỉ khoảng 1.977 MW, thấp hơn nhiều so với quy mô nhập khẩu theo biên bản ghi nhớ.

Vì vậy, EVN kiến nghị Bộ Công thương thẩm định và trình Thủ tướng chủ trương nhập khẩu điện từ Nhà máy điện gió Trường Sơn, bổ sung thêm quy hoạch các đường dây để thực hiện đấu nối, cũng như hướng dẫn cơ chế giá điện nhập khẩu và hợp đồng nhập khẩu theo đúng quy định.

Với điện gió, ngày 7.1.2023, Bộ Công thương ban hành quyết định về khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Theo đó, giá trần áp dụng cho điện gió trong đất liền là 1.587,12 đồng/kWh, điện gió trên biển là 1.815,95 đồng/kWh.

Ngoài dự án trên, EVN cũng đang làm việc với Công ty Impact Energy Asia Development Limited (IEAD) để nhập khẩu điện từ dự án điện gió Monsoon có công suất 600 MW. Việc mua điện từ dự án này được triển khai theo biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào.

Từ tháng 5.2020, theo kiến nghị của Bộ Công thương, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý nguyên tắc và mức giá trần nhập khẩu điện gió từ Lào về Việt Nam. Cụ thể, mức giá trần áp dụng cho điện gió nhập khẩu từ Lào về là 6,95 US cent/kWh. Mức giá này được áp dụng với các nhà máy điện vận hành trước ngày 31.12.2025 và áp dụng trong cả đời dự án là 25 năm. Mức giá này cũng được xác định tại biên giới Việt Nam, các bên có trách nhiệm đầu tư, xây dựng và vận hành đường dây truyền tải ở mỗi nước đến biên giới.


Múc đất làm dự án dù chưa được cấp phép vì "không còn cách nào khác"******

Những ngày đầu tháng 4, trên các tuyến đường dân sinh tại buôn Buôn M'liêng và Buôn Dren B (xã Đắk Liêng, huyện Lắk), hàng chục xe tải chở đất nối đuôi nhau cung ứng đất phục vụ thi công tuyến đường ven Hồ Lắk, đoạn quanh điểm du lịch buôn Jun (đường ven Hồ Lắk).

Làm sai quy định vì "không còn cách nào khác"

Dự án đường ven Hồ Lắk do Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng (BQLDA) huyện Lắk làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty TNHH Phú Xuyên. Dự án có chiều dài trên 500m với tổng kinh phí 29,9 tỷ đồng, được triển khai từ năm 2021 đến nay và phải tạm hoãn nhiều lần do nhiều lý do. 

Múc đất làm dự án dù chưa được cấp phép vì không còn cách nào khác - 1

Đơn vị thi công cho múc đất tại 2 vị trí chưa được cấp phép (Ảnh: Thúy Diễm).

Ông Phạm Viết Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Liêng, xác nhận cả 2 vị trí đơn vị thi công múc đất đều chưa được cơ quan chức năng cấp phép.

Trong đó, vị trí đất tại Buôn Dren B được quy hoạch mỏ đất nhưng chưa được cấp thẩm quyền cấp phép; mỏ đất tại Buôn M'liêng giáp ranh với rừng do Ban Quản lý rừng, lịch sử, văn hóa, môi trường Hồ Lắk (Ban quản lý rừng Hồ Lắk) quản lý.

Ông Tùng xác nhận việc múc đất "không đúng với quy định", sẽ cho cấp dưới đến hiện trường kiểm tra, làm rõ.

Múc đất làm dự án dù chưa được cấp phép vì không còn cách nào khác - 2

Chính quyền cho múc đất vì không còn cách nào khác (Ảnh: Uy Nguyễn).

Trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện BQLDA huyện Lắk cho biết, dự án đường ven Hồ Lắk nhằm bảo vệ khu vực dân cư tại buôn Jun (thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk) không bị nước hồ Lắk xâm thực vào mùa nước nổi và phục vụ du lịch trên địa bàn huyện.

Dù được triển khai từ 2021, dự án từng gặp vướng trong công tác giải phóng mặt bằng, trùng vào dịp lễ hội cà phê của tỉnh nên hoãn triển khai nhiều lần. Đến đầu năm 2024, dự án bắt đầu được triển khai lại.

Vị đại diện BQLDA huyện Lắk thừa nhận, trên địa bàn huyện chưa có mỏ đất được cấp phép, đó là khó khăn không riêng của huyện mà của toàn tỉnh Đắk Lắk khi thực hiện các dự án.

Múc đất làm dự án dù chưa được cấp phép vì không còn cách nào khác - 3

Tuyến đường ven Hồ Lắk đang được gấp rút thi công để kịp tiến độ trước khi bị nước hồ Lắk xâm thực (Ảnh: Uy Nguyễn).

"Dự án đang gấp rút được triển khai trong mùa khô, để kịp tiến độ trước tháng 7. Nếu để dự án qua tháng 7, nước hồ Lắk dâng ngập sẽ tiếp tục chậm tiến độ, sẽ bị tỉnh thu hồi vốn. Dù biết đơn vị thi công lấy đất ở địa điểm không đúng quy định nhưng không còn cách nào khác", đại diện BQLDA phân trần.

Một lãnh đạo UBND huyện Lắk mong các cơ quan, đơn vị cảm thông cho huyện trong việc không có mỏ đất thực hiện dự án. Huyện không thể để dự án kéo dài thêm nên đã cho đơn vị thi công múc đất để thực hiện kịp dự án.

Việc này, theo lãnh đạo huyện, nhằm phục vụ nhân dân, du lịch, cho cái chung, không có mục đích cá nhân.

"Tuýt" còi việc múc đất giáp ranh lấn vào rừng

Theo tìm hiểu, khu vực đơn vị thi công múc đất tại Buôn M'liêng có phần diện tích đất nông nghiệp của người dân tiếp giáp với đất rừng đặc dụng tại tiểu khu 1341.

Tại khu vực này, đơn vị thi công vừa san ủi đường để thực hiện một dự án khác, vừa lấy đất để thi công tuyến đường ven Hồ Lắk. Tuy nhiên, đơn vị thi công có thời điểm múc vào đất rừng, bị chủ rừng "tuýt" còi.

Múc đất làm dự án dù chưa được cấp phép vì không còn cách nào khác - 4

Quá trình múc đất, đơn vị thi công từng múc phạm vào đất rừng và bị nhắc nhở (Ảnh: Thúy Diễm).

Ông Nguyễn Đức, Giám đốc Ban quản lý rừng Hồ Lắk cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cùng UBND huyện Lắk, báo cáo về việc đơn vị thi công xâm phạm vào ranh giới đất rừng.

Theo ông Đức, quá trình đơn vị thi công triển khai, Ban quản lý rừng Hồ Lắk cử cán bộ, nhân viên giám sát thường xuyên. Tuy nhiên, do tuyến đường đi vòng dưới chân một số rẫy cà phê, có nguy cơ sạt lở vào mùa mưa, gây vùi lấp đường nên đơn vị thi công có hạ taluy để tránh sạt lở.

Ông cho biết thêm, việc múc đất hạ taluy dương có xâm phạm vào ranh giới đất rừng do đơn vị quản lý nên đã có nhắc nhở. 

Múc đất làm dự án dù chưa được cấp phép vì không còn cách nào khác - 5

Dự án đường ven hồ Lắk có tổng mức đầu tư 29,9 tỷ đồng và từng bị gián đoạn thi công vì nhiều lý do (Ảnh: Thúy Diễm).

Vị đại diện BQLDA huyện Lắk xác nhận có nhận được báo cáo của Ban quản lý rừng Hồ Lắk và đã nhắc nhở, chấn chỉnh đơn vị thi công không được xâm lấn đất rừng.

Đại diện đơn vị thi công là Công ty TNHH Phú Xuyên cho rằng, vị trí đơn vị múc đất tại rẫy cà phê của người dân, đơn vị này có đền bù tiền đất cho dân trên 100 triệu đồng và sẽ cho dừng ngay việc múc đất có lấn vào diện tích rừng.

keo nha cai ty le

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: 'Lộc trời' đầu xuân trên bãi biển Mân Thái******

Tầm 3 giờ chiều, tranh thủ lúc mặt trời đang rải những tia nắng lấp lánh trên mặt biển, bà con ngư dân sẽ thả lưới hoặc đẩy thuyền thúng ra vùng nước gần bờ. Chưa đầy mươi phút sau, họ lại kéo lưới về, từ từ gỡ và thu vô vàn "lộc trời". Mẻ lưới không nhiều cá, tôm nhưng con nào con nấy tươi rói.

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: 'Lộc trời' đầu xuân trên bãi biển Mân Thái- Ảnh 1.

Được mùa ruốc tươi hồng ngon mắt

CÁT NHI

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: 'Lộc trời' đầu xuân trên bãi biển Mân Thái- Ảnh 2.

"Lộc trời" đầu xuân

CÁT NHI

Cuộc mua bán diễn ra chớp nhoáng, khi người mua có thể là đám thanh niên đang chơi bóng chuyền trên bãi biển, ông già chạy bộ bên đường tò mò xúm lại hay chị gái cố tình tạt ngang "săn" mấy con cá tươi. Họ không cò kè giá cả, bởi vừa tận mắt nhìn thấy mồ hôi rỏ xuống từ tấm lưng khòm của người đánh bắt.

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: 'Lộc trời' đầu xuân trên bãi biển Mân Thái- Ảnh 3.

Những cư dân kéo lưới vào bờ

CÁT NHI

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: 'Lộc trời' đầu xuân trên bãi biển Mân Thái- Ảnh 4.

Bóng lưng lam lũ của người phụ nữ kéo lưới đầu xuân

CÁT NHI

Biển được mùa ruốc, nụ cười nở trên môi những người đàn bà lam lũ. Họ dùng thuyền thúng xúc ruốc vào bờ, lựa bỏ rong rác và bán ngay cho người dân địa phương. Theo bà con, 1kg ruốc tươi chỉ 40.000 đồng, chẳng nhiều nhặn gì nhưng phước lành mỗi buổi chiều họ đều bán được mấy chục ký. Dăm bảy người tụ họp lại, thoáng cái số ruốc đã được bán sạch veo. Niềm vui đầu năm mới chính là đây.

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: 'Lộc trời' đầu xuân trên bãi biển Mân Thái- Ảnh 5.

Người dân tụ tập mua ruốc biển

CÁT NHI

Thi ảnh Khát vọng năm rồng: 'Lộc trời' đầu xuân trên bãi biển Mân Thái- Ảnh 6.

Những con cá tươi rói được bán tại bãi biển

CÁT NHI

Nguyện cầu một năm Giáp Thìn mưa thuận gió hoà để ngư dân có những mùa hải sản bội thu.


Thi ảnh Khát vọng năm rồng: 'Lộc trời' đầu xuân trên bãi biển Mân Thái- Ảnh 7.
Thủ tướng nêu "6 điểm hơn", 6 nhiệm vụ của đảo ngọc Phú Quốc******

Ngày 31/3, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị tổng kết Quyết định 178/2004/QĐ-TTg, ngày 5/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 

Thủ tướng nêu 6 điểm hơn, 6 nhiệm vụ của đảo ngọc Phú Quốc - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị (Ảnh: Bảo Trân).

Phú Quốc có nhiều tiềm năng khác biệt

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng cho biết Phú Quốc có vai trò, vị trí quan trọng, rất đặc thù đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển văn hóa, du lịch, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

"Nơi đây có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách thúc đẩy Phú Quốc phát triển. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước là xuyên suốt, có trọng tâm, trọng điểm và có ưu tiên về chính sách, nguồn lực, tiềm lực bảo vệ an ninh quốc phòng", Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá, sau 20 năm, Phú Quốc đã cơ bản đạt được các mục tiêu trong Đề án phát triển tổng thể Phú Quốc theo Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg, khẳng định sự đúng, trúng, hiệu quả trong chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước với Phú Quốc.

Nổi bật là tăng trưởng vượt bậc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tốc độ tăng trưởng đạt 19,6%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị hoạt động du lịch giai đoạn 2011-2023 đạt trên 38%/năm, gấp 6 lần bình quân chung cả nước. Khách du lịch tăng từ 130 nghìn lượt năm 2004 lên 3,5 triệu lượt năm 2020; 5,57 triệu lượt năm 2023.

Thu hút đầu tư đạt kết quả ấn tượng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2023 đạt trên 21,6 nghìn tỷ đồng, gấp 64 lần năm 2004. Từ "không có dự án đầu tư nào" tăng lên 321 dự án với tổng vốn đầu tư 412 nghìn tỷ đồng năm 2023. Trong đó, nhiều dự án đầu tư có các sản phẩm chất lượng cao, mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.

"6 điểm hơn" sau 20 năm phát triển Phú Quốc

Tại hội nghị, Thủ tướng đã nêu "6 điểm hơn" sau 20 năm phát triển Phú Quốc: Tiềm lực được tăng cường hơn; Hạ tầng chiến lược đồng bộ hơn; Sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, nhân dân và bạn bè quốc tế nhiều hơn; Uy tín, vai trò, vị thế của Phú Quốc tăng lên; Đóng góp cho GDP, thu ngân sách, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cao hơn; Thời cơ, thuận lợi nhiều hơn dù khó khăn, thách thức cũng không ít hơn, nhất là cho phát triển xanh, bền vững và phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ.

 Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương nỗ lực và thành tựu đạt được của chính quyền, quân và dân thành phố Phú Quốc nói riêng, tỉnh Kiên Giang nói chung suốt nhiều năm qua, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước.

Thủ tướng cũng cho rằng, để đạt được những kết quả nói trên là nhờ sự lãnh đạo của Đảng; trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự đồng lòng, giúp đỡ của các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Kiên Giang và thành phố Phú Quốc; sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ rõ những hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức, như Phú Quốc chưa phát triển đúng tầm và có thể phát triển tốt hơn.

Thủ tướng nêu 6 điểm hơn, 6 nhiệm vụ của đảo ngọc Phú Quốc - 2

Thủ tướng Chính phủ khảo sát một công trình trọng điểm ở Kiên Giang trong chuyến công tác (Ảnh: Nhật Bắc).

Phú Quốc cũng đang phát triển nóng, có nhiều yếu tố thiếu bền vững như bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường (chưa có nhà máy, trung tâm xử lý rác thải phù hợp quy mô dân số); hạ tầng chuyển đổi số còn nhiều khó khăn.

Cùng với đó, tiềm năng lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp. Môi trường và nguồn nhân lực còn nhiều thách thức; những bất cập liên quan quản lý đất đai, đời sống một bộ phận người dân còn gặp khó khăn.

Theo Thủ tướng, có 3 vấn đề rất quan trọng để phát triển các đảo gồm nước, điện và sóng.

6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới

Kết thúc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới gồm: Đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng thị trường để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh.

Hai là đẩy mạnh phát triển hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại về giao thông, y tế, giáo dục, xã hội, công nghệ thông tin, ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Ba là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhiều hơn nữa cho Phú Quốc gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Bốn là đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hình thành các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng trong nước, khu vực và toàn cầu.

Năm là phát huy, khai thác truyền thống văn hóa lịch sử bản sắc, hào hùng của Phú Quốc, Kiên Giang, vùng ĐBSCL gắn với phát triển dịch vụ và du lịch.

Nhiệm vụ thứ 6, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương với Phú Quốc và Kiên Giang để Phú Quốc phát triển theo mục tiêu đã đề ra.

Nói Sài Gòn là "nơi lý tưởng cho tội phạm", TikToker triệu view bị xử phạt******

Ngày 2/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang cho biết đã ra quyết định xử phạt 7,5 triệu đồng đối với ông Nguyễn Nhật Hải (ở tỉnh Bắc Giang) về hành vi cung cấp, đăng tải thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm cá nhân.

Nguyễn Nhật Hải sở hữu trang TikTok "Nhật Hải Biết Tuốt" với gần 900.000 lượt theo dõi và hơn 30 triệu lượt yêu thích.

Nói Sài Gòn là nơi lý tưởng cho tội phạm, TikToker triệu view bị xử phạt - 1

TikToker Nhật Hải Biết Tuốt (Ảnh: Chụp màn hình).

Trước đó, kênh TikTok của Nhật Hải đăng tải clip với tựa đề "GIẬT BIM BIM Ở SÀI GÒN", cùng lời độc thoại "đố các bạn biết vì sao ở Sài Gòn thường hay bị giật điện thoại, giật dây chuyền, giật túi xách, rồi còn giật cả bim bim nữa…?".

Nhật Hải tự đưa nhận định "Sài Gòn nhậu nguyên ngày nguyên đêm" nên "hết xoài, hết ổi nên tranh thủ giật bim bim để nhậu tiếp...".

TikToker này cũng cho rằng trộm cắp ở Sài Gòn là "văn hóa", là "nơi cực kỳ lý tưởng cho tội phạm hoạt động".

Clip trên thu hút nhiều lượt tương tác. Nhiều bình luận thể hiện sự phân biệt vùng miền. Clip này đã được xóa.

'Cô tiên' ở TP.HCM làm phép màu những cuộc đoàn tụ Pháp******

"Cô tiên" nói trên chính là chị Nguyễn Hải Uyên (37 tuổi, ngụ TP.HCM), người gần 1 năm qua vẫn miệt mài trên hành trình giúp đỡ, hỗ trợ các trường hợp người nước ngoài mong muốn tìm thân nhân ở Việt Nam hoàn toàn miễn phí.

Duyên nợ

Quê Sóc Trăng, chị Uyên có nhiều năm sống tại Pháp và Bờ Biển Ngà. 9.2020, chị trở về Việt Nam, sau đó làm điều dưỡng tại một trung tâm xét nghiệm tư nhân ở TP.Thủ Đức, TP.HCM.

'Cô tiên' ở TP.HCM làm phép màu những cuộc đoàn tụ Pháp - Việt là ai?- Ảnh 1.

Chị Uyên hỗ trợ cho các trường hợp người nước ngoài về Việt Nam tìm thân nhân

CAO AN BIÊN

Có vốn tiếng Pháp tích lũy từ nhiều năm ở nước ngoài, chị Uyên không muốn nó bị "mai một" dần, nên vẫn tìm cách thực hành, trau dồi ngôn ngữ này mỗi ngày thông qua nhiều cách khác nhau, không chỉ thông qua giao tiếp hằng ngày, phim ảnh mà còn nhận thêm công việc phiên dịch.

Chị vẫn nhớ như in ngày 30.4.2023, chị nhận làm phiên dịch cho một chàng trai người Pháp (gốc Việt) và gia đình về Việt Nam tìm lại cha mẹ ruột. Cô gái không ngờ rằng đây chính là duyên nợ gắn kết chị với những hành trình hỗ trợ các trường hợp đoàn tụ xuyên biên giới như hiện tại.

Chương mới trọn vẹn của cô gái Pháp gốc Việt tìm cha mẹ ruột sau 30 năm

"Bạn người Pháp này tên Matis, được cả gia đình cha mẹ nuôi ủng hộ, mong tìm lại cha mẹ ruột ở Việt Nam. Mình đã về Lagi, Bình Thuận để phiên dịch cho cậu với những bảo mẫu năm xưa đã chăm sóc Matis ở trại trẻ mồ côi, cũng như hỗ trợ cậu ấy hỏi han chính quyền địa phương các thông tin để tìm”, chị nhớ lại.

Dù hành trình đó tới nay vẫn chưa có kết quả, nhưng đã mang đến cho chị Uyên cảm xúc đặc biệt, để cô gái quê miền Tây quyết định sẽ hỗ trợ cho những người nước ngoài có mong muốn tìm người thân ở Việt Nam. Đó không chỉ là cách để vốn tiếng Pháp của chị không bị lãng phí, mà còn giúp cho chị Uyên tìm thấy được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống của mình.

'Cô tiên' ở TP.HCM làm phép màu những cuộc đoàn tụ Pháp - Việt là ai?- Ảnh 2.

Cô gái Việt Nam nhân hậu đồng hành cùng Kim Hoa Gouguet trong hành trình tìm kiếm

CAO AN BIÊN

Từ đây, chị Hải Uyên "nằm vùng" trong những hội nhóm cộng đồng người nói tiếng Pháp, biết được nhiều câu chuyện tìm lại người thân, gia đình Việt Nam. Những trường hợp ở TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận, chị đều ngỏ ý mong được giúp đỡ.

Hạnh phúc

Hỗ trợ nhiều trường hợp người nước ngoài khác nhau tìm lại gốc gác, đa phần là những đứa trẻ bị cha mẹ ruột bỏ đi từ thuở mới lọt lòng vì nhiều lý do, nhiều trường hợp có kết quả, nhiều trường hợp "bít đường", nhưng câu chuyện nào cũng để lại cho chị Uyên những ấn tượng sâu sắc.

Nhớ nhất, với chị Uyên chính là trường hợp đầu tiên mình hỗ trợ tìm lại được thân nhân, sau nhiều tháng ròng hỏi thăm tin tức. Đó là câu chuyện của Maxim, một chàng trai người Pháp có mong muốn tìm lại gia đình Việt Nam.

Chị kể mình đã dành nhiều thời gian trao đổi với vợ chồng Maxim để biết được thông tin. Chị dành thời gian dài để dò la địa chỉ của gia đình Maxim ở Việt Nam. Cuối cùng, nhờ sự hỗ trợ, "mách nước" của những người tốt bụng, cũng có kết quả khi tìm được dì của chàng trai Pháp ở TP.HCM.

Ngay trong khoảnh khắc có kết quả xét nghiệm ADN, mình đã vỡ òa, nhảy lên ôm bạn bè, đồng nghiệp. Lúc đó, mình thấy hạnh phúc như thể chính mình đã được đoàn tụ cùng người thân ruột thịt của mình vậy. Sau đó, mình đã kết nối Maxim với gia đình ở Việt Nam, và họ vẫn giữ liên lạc với nhau tới thời điểm hiện tại. Chính trường hợp đầu tiên thành công đó đã tiếp thêm cho mình sức mạnh, động lực để tiếp tục hỗ trợ thêm những trường hợp khác

'Cô tiên' ở TP.HCM làm phép màu những cuộc đoàn tụ Pháp - Việt là ai?- Ảnh 3.Chị Nguyễn Hải Uyên, ngụ TP.HCM
'Cô tiên' ở TP.HCM làm phép màu những cuộc đoàn tụ Pháp - Việt là ai?- Ảnh 4.

Chị Uyên khóc, cười trên hành trình đặc biệt của mình

CAO AN BIÊN


Bận rộn với công việc làm điều dưỡng, nhiều lần, chị Uyên phải… xin nghỉ phép để tìm kiếm thông tin cho những trường hợp mình đang theo dõi. Chị nói mình mất thời gian, công sức, thậm chí là tiền bạc, nhưng điều chị nhận lại nhiều nhất chính là niềm hạnh phúc khi được mang lại niềm vui đoàn tụ cho những trái tim không quên nguồn cội, tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Với chị, đó, là điều vô giá!

Cô gái Pháp gốc Việt tìm cha mẹ ruột sau 30 năm: ‘Tôi sợ sau này sẽ quá trễ’

Không một mình

Hành trình tạo nên những phép màu đoàn tụ mà chị Uyên đang làm không hề đơn độc, bởi luôn có gia đình vài những người bạn thân luôn dõi theo và động viên. Chị tâm sự mỗi lần đi tìm một trường hợp nào đó, cha mẹ hay em trai ở quê luôn quan tâm chị, hỏi thăm về kết quả của cuộc tìm kiếm.

“Con giúp ai được thì là một điều tốt, là điều mà tôi luôn tự hào về Uyên. Tôi vẫn cầu nguyện cho hành trình của con suôn sẻ và có kết quả mong muốn", bà Nguyễn Thị Viện (62 tuổi), mẹ chị Uyên tâm sự.

Tôi không có từ nào để diễn tả hết niềm hạnh phúc đoàn tụ của mình cũng như sự biết ơn với chị Uyên. May mắn vì tôi đã gặp được chị Uyên và những người Việt tốt bụng, các bạn đã giúp tôi tìm thực hiện được ước mơ của mình! Tôi sẽ trở lại Việt Nam một ngày sớm nhất! 

'Cô tiên' ở TP.HCM làm phép màu những cuộc đoàn tụ Pháp - Việt là ai?- Ảnh 5.Kim Hoa Gouguet, Người Pháp gốc Việt
'Cô tiên' ở TP.HCM làm phép màu những cuộc đoàn tụ Pháp - Việt là ai?- Ảnh 6.

Cô gái vẫn sẽ tiếp tục hành trình của mình

CAO AN BIÊN

Chị Uyên cũng xúc động bởi mỗi trường hợp được đăng lên mạng xã hội để tìm kiếm hoặc chị đi trực tiếp để tìm, đều nhận được sự giúp đỡ hết sức, hết lòng từ những người xa lạ. Chính nhờ sự hỗ trợ đó, nhiều lần đã giúp chị Uyên có được kết quả trên hành trình tìm kiếm của mình. Chị vô cùng trân trọng.

Cảm ơn Báo Thanh Niên!

Những trường hợp tìm kiếm của chị Uyên, nhiều lần được Báo Thanh Niênđăng tải đã tạo nên những hiệu ứng tích cực. Nữ điều dưỡng cho biết sau mỗi bài báo được đăng tải, thông qua sức ảnh hưởng, lan tỏa của Báo Thanh Niên, chị nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn, hành trình tìm kiếm của chị cũng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều, thậm chí còn thấy được kỳ tích và phép màu.

Gần đây nhất, là câu chuyện về cô gái Pháp gốc Việt Kim Hoa Gouguet tìm được cha mẹ, anh em ruột ở Bình Dương chỉ sau 2 giờ câu chuyện được đăng lên báo, khiến chị Uyên và cô gái Pháp vô cùng bất ngờ. Chị hy vọng Báo Thanh Niênsẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ chị trên hành trình này, bởi nó vẫn còn được tiếp tục…

Thay da sinh học và cách chăm sóc sau khi 'lột, tẩy' da******

Peel da là phương pháp thay da sinh học, lấy đi lớp da già, sừng cỗi bằng a xít tự nhiên với nồng độ thích hợp; không những lấy đi lớp tế bào chết trên da mà còn cấu trúc lại làn da từ sâu bên trong. Còn rượu thuốc làm từ các loại thảo mộc, dược liệu tự nhiên và được ngâm trong rượu, chứa nồng độ cồn cao quá mức cho phép trên mặt. Được quảng cáo như thần dược đa năng trong làm đẹp da, đánh vào tâm lý muốn làm đẹp nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm của chị em.  

Thay da sinh học là gì?

Thay da sinh học và cách chăm sóc sau khi 'lột, tẩy' da- Ảnh 1.

Hình ảnh trước và sau khi peel da sinh học với tảo sống của một nữ khách hàng

@Viện thẩm mỹ La Ratio

Công nghệ thay da sinh học hay còn có tên viết tắt là peel da, là phương pháp sử dụng các a xít trái cây có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, lột đi lớp tế bào cũ, tái tạo lớp da mới khỏe mạnh hơn… hoặc khắc phục các vấn đề về da. Từ đó ức chế quá trình sản sinh melanin phát triển rộng và đậm như thâm, sạm, nám và tàn nhang… Đây được xem là một trong những phương pháp làm mờ vết sẹo, giảm thâm và trẻ hóa làn da rất hiệu quả.

Thay da sinh học và cách chăm sóc sau khi 'lột, tẩy' da- Ảnh 2.

Thay da sinh học không chỉ giúp loại bỏ lớp da chết cứng đầu mà chúng còn kích thích sản sinh các collagen và tái tạo lớp da mới khỏe mạnh hơn

@allure

Bên cạnh đó, các hoạt chất tác động lên da đều được chiết xuất từ thiên nhiên và sử dụng an toàn trong thẩm mỹ. Chính vì thế, đây là phương pháp thay da sinh học mang lại kết quả cao, an toàn mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ hay dị ứng nào. 

Bác sĩ da liễu thuộc Viện thẩm mỹ La Ratio cung cấp: "Peel da chỉ lấy đi lớp sừng già trên mặt giúp truyền tín hiệu để kích thích sản sinh tế bào mới tái tạo da. Hơn nữa thay da sinh học được khuyên nên dùng một lần/ tuần trong khi rượu thuốc được những người bán cho biết phải dùng hằng ngày, do đó rượu thuốc làm hao mòn da rất nhanh và rất nguy hiểm. 

Tác dụng của việc peel da 

Tái tạo tế bào da: Thay da sẽ giúp lột đi tế bào da chết, thúc đẩy sự tái tạo của các tế bào mới. Đồng thời, làm tăng sản sinh collagen và elastin mang lại một làn da khỏe mạnh và dễ dàng hấp thu các dưỡng chất từ những sản phẩm dưỡng da cũng như đẩy lùi các dấu hiệu của tuổi tác.

Làm đều màu da:  Việc phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hằng ngày cùng với hậu quả do mụn để lại khiến bạn tự ti với các khuyết điểm trên da như nám, sạm, thâm sạm, da không đều màu... Phương pháp này giúp lấy đi các mảng da chết trên bề mặt, khiến da hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn. Nhờ đó mà thay da sinh học giúp làm đều màu da, ngăn chặn quá trình sản sinh melanin khiến nám, tàn nhang xuất hiện.

Thay da sinh học và cách chăm sóc sau khi 'lột, tẩy' da- Ảnh 3.

Peel da là một quy trình điều trị da, sử dụng sản phẩm chất lượng chiết xuất thiên nhiên với các bước tác động lên da nhằm tái tạo đem lại làn da mới láng mịn

@Viện thẩm mỹ La Ratio

  • Cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho làn da
  • Khắc phục các khuyết điểm của làn da như: mụn, thâm sạm, sẹo…
  • Cải thiện nếp nhăn, trẻ hóa toàn diện
  • Trả lại làn da mịn màng, căng bóng
  • Đặc biệt, không bào mòn da, không gây tổn hại nào cho làn da

Kiểm soát nhờn

Ngoài những tác dụng như trên thì phương pháp này cũng giúp kiểm soát nhờn rất hiệu quả. Bạn không còn khó chịu bởi cảm giác khuôn mặt lúc nào cũng bóng loáng nhờn rít trên da nữa.

Những hiện tượng sau khi peel da có thể gặp phải 

Tùy vào cơ địa cũng như kỹ thuật peel mà mỗi người sẽ có các triệu chứng và tỷ lệ hồi phục sau khi thực hiện khác nhau, dưới đây là một số hiện tượng sau khi peel da phổ biến:

Da đỏ, sưng tấy

Peel da là quá trình sử dụng a xít hóa học tác động lên da nên có thể gây mẩn đỏ. Đây là dấu hiệu hết sức bình thường khi peel da và thường biến mất sau khoảng một giờ. Trường hợp, hiện tượng sau khi peel da xuất hiện các nốt đỏ, sẽ biến mất sau 1 - 2 ngày.

Lúc này, sự xâm nhập của các mao mạch máu tăng lên dẫn đến dịch trong mạch máu trào ra ngoài và bám vào các tế bào chết trên da. Tình trạng này sẽ chỉ kéo dài từ 1 giờ đến 2 ngày khi chất lỏng trong mạch máu cân bằng trở lại.

Thay da sinh học và cách chăm sóc sau khi 'lột, tẩy' da- Ảnh 4.

Ngoài mẩn đỏ, da còn có thể bị sưng tấy vì sau khi peel da, các tế bào da cần nhiều ô xy và chất dinh dưỡng hơn để thở

@Viện thẩm mỹ La Ratio

Mụn nổi lên và xuất hiện nhiều hơn

Sau một lần peel, nhân mụn sẽ được gom lại rồi đẩy lên trên, chính vì vậy nhiều bạn thắc mắc sau khi peel da sẽ nổi nhiều mụn hơn. Thực chất đây chỉ là những nốt mụn đang dần nổi lên, đặc biệt là mụn ở mũi. Tình trạng này sẽ hết sau một vài lần điều trị ban đầu.

Da tối màu, mất sắc tố và bong tróc

Tình trạng này thường xuất hiện khi kết thúc liệu trình điều trị, lớp sừng sần sùi và sạm đen trên da chính là lớp tế bào sừng tích tụ lại, sau một thời gian chúng sẽ bong ra và thay vào đó là lớp da mới mịn màng không tì vết.

Biến chứng sau khi peel da và nguyên nhân là gì?

Peel da tuy được coi là phương pháp chăm sóc da khá an toàn nhưng nếu không có kiến thức, phương pháp này có thể là “con dao hai lưỡi”. Bên cạnh một số hiện tượng sau khi peel da thường gặp như đã nêu trên, peel da còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

Bỏng da sau khi lột

Việc da bị đỏ, hơi châm chích sau quá trình peel da là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu vết mẩn đỏ kéo dài thì đây là dấu hiệu xấu, có thể gây bỏng da. Nguyên nhân có thể do nồng độ a xít quá cao, vượt ngưỡng an toàn cho da.

Da bị sạm sau khi lột

Trên thực tế, khoảng 1 - 3 ngày, hiện tượng sau khi peel da sẽ có dấu hiệu sạm lại. Đây là bước chuẩn bị cho da bong ra và tái tạo da mới. Tuy nhiên, nhiều người bị nám lâu năm sau khi peel da là do quá trình chăm sóc không đúng cách, không bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.

Chăm sóc da chuẩn sau khi thực hiện peel da

Có thể thấy, việc chăm sóc da sau peel đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp hạn chế tối đa các hiện tượng sau khi peel da. Vậy quy trình các bước chăm sóc da sau khi peel da như thế nào?

  • Dùng nước muối sinh lý để rửa mặt. Tránh dùng sữa rửa mặt trong những ngày này dễ gây kích ứng da.
  • Bảo vệ tuyệt đối làn da khỏi tác hại của tia UV bằng cách che chắn kỹ càng và bôi kem chống nắng.
  • Dưỡng ẩm và đắp mặt nạ cho da. Đừng quên xịt khoáng nhiều lần trong ngày để duy trì độ ẩm.
  • Cố gắng dừng các hoạt động thể thao, xông hơi… tránh đổ mồ hôi nhiều gây bong tróc, viêm nhiễm.

Bài viết với sự tư vấn chuyên môn của chuyên gia da liễu Quỳnh Giao (Trung tâm chăm sóc da Acclear) và bác sĩ da liễu thuộc Viện thẩm mỹ La Ratio

Khánh Hòa******

Hội nghị nhằm giới thiệu, quảng bá những tiềm năng, lợi thế vượt trội của tỉnh Khánh Hòa, các định hướng phát triển của tỉnh, thu hút nhà đầu tư Indonesia sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh sang Indonesia.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định, với những định hướng của Trung ương và cơ chế đặc thù đối với tỉnh Khánh Hòa; cùng các quy hoạch được duyệt là cơ sở, tiền đề quan trọng trong việc thực hiện hóa mục tiêu tổng quát được Bộ Chính trị đề ra. 

Khánh Hòa - Indonesia tìm cơ hội hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực- Ảnh 1.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân phát biểu tại hội nghị

TRẦN HẰNG

Theo ông Tuân, Indonesia và Việt Nam có sự gần gũi văn hóa sâu sắc và hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong ASEAN; còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Indonesia trong ASEAN.

"Hội nghị ngày hôm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tái khẳng định Indonesia là nhà đầu tư, đối tác quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Khánh Hòa. Tôi mong muốn các tập đoàn lớn cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ của Indonesia đầu tư nhiều hơn vào Khánh Hòa. Tỉnh cam kết và mở rộng cửa chào đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư Indonesia, thực hiện nhất quán quan điểm chính quyền địa phương luôn đồng hành cùng sự phát triển của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Indonesia", Chủ tịch UNBD tỉnh Khánh Hòa khẳng định. 

Ông Sakti Wahyu Trenggono, Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia, cho biết Indonesia và Khánh Hòa có điểm chung về thế mạnh phát triển kinh tế biển, du lịch, nuôi trồng thủy sản và mong muốn 2 bên tiếp tục tạo cơ hội hợp tác và phát triển. Đẩy mạnh hoạt động giao thương, xuất khẩu thủy sản, trái cây, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

"Chúng tôi cam kết sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Khánh Hòa và Việt Nam khi hợp tác, đầu tư vào Indonesia. Hiện chúng tôi có môi trường chính trị ổn định, lực lượng lao động chất lượng cao dồi dào, có nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã và đang đầu tư. Những điều kiện này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp 2 bên”, Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia nhấn mạnh.

Khánh Hòa - Indonesia tìm cơ hội hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực- Ảnh 2.

Ông Sakti Wahyu Trenggono, Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia

TRẦN HẰNG

Còn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi cho hay, hội nghị "Gặp gỡ Khánh Hòa - Indonesia" là cơ hội để doanh nghiệp hai bên tìm hiểu cơ hội đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực thủy hải sản, kinh tế số, du lịch, bất động sản. “Phía Indonesia khuyến khích các doanh nghiệp Indonesia đầu tư vào Việt Nam và Khánh Hòa. Trong dịp này, chúng tôi sẽ có những thỏa thuận và cam kết mạnh mẽ đầu tư vào Khánh Hòa”, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam thông tin. 

Sau hội nghị, các đại biểu Indonesia sẽ tham gia các hoạt động khảo sát thực địa tại khu vực khu nuôi cá chẽm của Công ty Australis, nhà máy điện mặt trời KN Vạn Ninh, tham quan các địa điểm du lịch và Hợp tác xã du lịch nông nghiệp Cuộc Sống Xanh...

Theo số liệu thống kê năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Khánh Hòa sang Indonesia đạt 2,06 triệu USD, chiếm 1,3% kim ngạch xuất khẩu trong khối ASEAN, chủ yếu là mặt hàng cà phê, dệt may, thủy sản; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Indonesia đạt 244,08 triệu USD, chiếm 72% kim ngạch nhập khẩu trong khối ASEAN với các mặt hàng chính nguyên liệu than (BOT Vân Phong), thủy sản, nguyên phụ liệu dệt may, các hàng hóa khác…

8b8 luật bóng đá nữ

Chê xe taxi nóng, khách hành hung tài xế******

Ngày 6/4, Công an phường Thắng Lợi (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cho biết đã nhận được trình báo và đang vào cuộc xác minh, làm rõ việc một tài xế bị hành khách hành hung.

Theo anh V.M.H. (tài xế taxi), khoảng 22h ngày 4/4, anh đón 2 hành khách tại một quán nhậu trên đường Trần Hữu Dực (thành phố Buôn Ma Thuột) để đến một quán karaoke trên đường Y Jút.

Chê xe taxi nóng, khách hành hung tài xế - 1

Vị khách phàn nàn taxi nóng và khó chịu với nam tài xế (Ảnh: Cắt từ clip).

Quá trình di chuyển, người đàn ông ngồi ghế phụ trước yêu cầu tài xế mở máy lạnh vì nóng, lúc này anh H. trình bày đã mở máy lạnh từ trước và nói rằng nếu cảm thấy nóng để mở thêm cửa kính lấy gió.

Tuy nhiên, khi nam tài xế vừa hé cửa kính, người đàn ông cho rằng bỏ tiền đi taxi mà không mở máy lạnh, nên anh H. tiếp tục kéo kính lên rồi di chuyển tiếp.

Cũng theo anh H., khi xe đi được một lát, vị khách đã dùng tay đập vào cửa kính. Trước sự việc, anh H. có thắc mắc, người khách nói không sao. Tiếp đó, khi anh H. dừng xe, bất ngờ bị vị khách đạp vào người khiến anh bị thương. Toàn bộ sự việc đều được camera của xe ghi lại.

Chê xe taxi nóng, khách hành hung tài xế - 2

Nam hành khách đạp vào người tài xế khi vừa xuống xe (Ảnh: Cắt từ clip).

Đoạn clip sau đó được lan truyền lên mạng xã hội. Qua nội dung đoạn clip, vị khách có biểu hiện say xỉn, thái độ bất mãn với nam tài xế, liên tục nói chuyện khó chịu và muốn đánh tài xế.

Khi xe dừng lại, vị khách mở cửa, dùng chân đạp thẳng vào tài xế đang ngồi trên xe. Sau đó, một người đàn ông mặc đồ Grab vào can ngăn để hành khách này dừng việc hành hung lại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lạng Sơn có tiềm năng phát triển du lịch******

Chiều 21/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Lạng Sơn giữ vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế

Tại hội nghị, Thủ tướng đánh giá Lạng Sơn là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế; là vùng đất địa đầu Tổ quốc, luôn giữ vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.

Lạng Sơn có vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kết nối quan trọng của vùng, cả nước và điểm trung chuyển quan trọng của khu vực, cầu nối quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại giữa Việt Nam, ASEAN, Trung Quốc và châu Âu; có lợi thế lớn trong phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch.

Hệ thống cửa khẩu trên địa bàn tỉnh có vai trò quan trọng nhất của cả nước trong kết nối với Trung Quốc, Trung Á và châu Âu, thuận lợi phát triển kinh tế cửa khẩu, nhất là các dịch vụ thương mại, logistics và vận tải, có tiềm năng phát triển du lịch. 

Theo Thủ tướng, Lạng Sơn đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá; sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch, dịch vụ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, chúc mừng những thành quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã đạt được trong thời gian qua, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước.

Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý, Lạng Sơn cần chú trọng, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như đổi mới và hoàn thiện thể chế, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch; đầu tư nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển du lịch trở thành một động lực tăng trưởng, ngành kinh tế mũi nhọn...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lạng Sơn có tiềm năng phát triển du lịch - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Nguyễn Hải).

Về các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thủ tướng cho biết, Lạng Sơn cần phải đảm bảo tính tuân thủ và đồng bộ trong tổ chức thực hiện quy hoạch; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành.

Lạng Sơn phải luôn đổi mới tư duy, tầm nhìn phát triển, khai thác tối đa nguồn lực bên trong, phát huy truyền thống lịch sử - văn hóa; đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư; khơi thông, huy động mọi nguồn lực cho phát triển, ưu tiên đầu tư các dự án động lực, trọng điểm có tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội...

Về hạ tầng giao thông, Thủ tướng mong muốn quốc lộ 4B nâng cấp phải làm nhanh, sớm hoàn thiện.

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá đây là tuyến giúp Cao Bằng, Lạng Sơn "có biển" nhờ kết nối với cụm cảng ở Hải Phòng, Quảng Ninh và hai cao tốc Hải Phòng đi Móng Cái, Hà Nội đến Lạng Sơn.

Xây dựng Lạng Sơn với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược

Ghi nhận các ý kiến của Thủ tướng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn cho biết quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược.

Quy hoạch sẽ mở rộng cánh cửa lớn thu hút đầu tư, nâng cao vị thế của tỉnh, sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Lạng Sơn trở thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái bảo đảm.

Lạng Sơn còn phấn đấu trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế có quy mô kinh tế và GRDP bình quân đầu người thuộc nhóm 5 tỉnh dẫn đầu của vùng trung du miền núi phía Bắc.

Lạng Sơn là cầu nối ngày càng quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại giữa Việt Nam, các nước ASEAN, Trung Quốc và châu Âu.

Theo ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn song song với việc xây dựng định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, quy hoạch tỉnh đã xác định cụ thể phương án bố trí, sắp xếp không gian phát triển cho các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội theo định hướng 1 trục phát triển, 2 hành lang kinh tế và 3 vùng kinh tế - xã hội cho cả thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là điểm mới, khác biệt, có tính đột phá chiến lược, vừa bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong tổ chức thực hiện, vừa phát huy được tiềm năng, lợi thế và cơ hội cho sự phát triển cho tỉnh Lạng Sơn.

Ông Thiệu cho biết thêm, tỉnh này tập trung thu hút đầu tư, trọng điểm là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh; năng lượng tái tạo; các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường; các dự án hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch, khu, cụm công nghiệp, hạ tầng dịch vụ logistics…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc******

Chiều 9/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc, với sự tham dự của đông đảo đại biểu nhân sĩ trí thức, các cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, các học giả, nhà nghiên cứu về Việt Nam cùng đại biểu doanh nghiệp, thanh thiếu niên...

Đây là lần thứ hai chương trình ý nghĩa này được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, sau Chương trình Gặp gỡ nhân sỹ hữu nghị và thế hệ trẻ Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đến Việt Nam hồi tháng 12/2023.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc - 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự chương trình Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc (Ảnh: TTXVN).

Hội trưởng Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc Dương Vạn Minh nhấn mạnh, tình hữu nghị nhân dân luôn là nền tảng quan trọng và nguồn động lực không ngừng của phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước.

Theo ông Dương Vạn Minh, các hoạt động giao lưu hữu nghị, thúc đẩy hợp tác của hai nước đóng góp tích cực cho việc xây dựng, kết nối lòng dân hai nước, tích cực phát triển quan hệ Trung - Việt.

Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông, sớm sớm cùng nghe tiếng gà gáy, nhân dân hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời.

Việt Nam luôn ghi nhớ tình đoàn kết gắn bó, sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ngày nay, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc - 2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi gặp gỡ (Ảnh: TTXVN).

Vui mừng trước sự phát triển rất tốt đẹp của quan hệ Việt - Trung những năm gần đây, ông Vương Đình Huệ cho biết hai bên đã xác lập định vị mới, nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược với nội hàm "6 hơn".

Nhấn mạnh một trong những phương hướng hợp tác cơ bản, quan trọng nhất của quan hệ Việt - Trung là củng cố nền tảng xã hội vững chắc hơn, Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại Gặp gỡ nhân sĩ hữu nghị và thế hệ trẻ hai nước Việt Nam - Trung Quốc ngày 13/12/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, "Những nguyện vọng thiết tha, sâu xa từ bao đời nay của nhân dân hai nước về hữu nghị, hòa bình, hợp tác và phát triển chính là nguồn sức mạnh to lớn và cơ sở vững chắc cho niềm tin về tương lai tươi sáng của quan hệ giữa hai nước".

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng chia sẻ, "Gốc rễ của quan hệ hai nước Trung - Việt là ở nhân dân" và "làm sao để tình hữu nghị Trung - Việt ngấm vào trái tim, khối óc của nhân dân hai nước".

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc - 3

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết chuyến thăm Trung Quốc lần này nhằm duy trì trao đổi chiến lược cấp cao, cụ thể hóa và triển khai thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước. (Ảnh: TTXVN).

Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, đại diện cho tiếng nói, ý chí và nguyện vọng của nhân dân mỗi nước, Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc luôn nỗ lực nắm bắt, phản ánh tâm tư, tình cảm của nhân dân, tăng cường định hướng, xây dựng đồng thuận xã hội, tạo dựng và củng cố nền tảng dân ý vững chắc cho quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt - Trung.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, chuyến thăm Trung Quốc lần này và việc ký mới Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc nhằm mục đích duy trì trao đổi chiến lược cấp cao, cụ thể hóa và triển khai thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước.

Việc này cũng góp phần thiết thực làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, đem lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc - 4

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với đại biểu Trung Quốc tại Chương trình Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc (Ảnh: TTXVN).

Ông Vương Đình Huệ mong muốn tiếp tục thúc đẩy, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa các đoàn thể nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, tổ chức tốt các hoạt động giao lưu truyền thống.

Bên cạnh đó, hai bên sẽ tăng cường thông tin, tuyên truyền tích cực về quan hệ hữu nghị Việt - Trung cũng như thành quả đổi mới, cải cách mở cửa của mỗi nước, củng cố nền tảng dân ý vững chắc hơn, định hướng xây dựng đồng thuận trong nhân dân về phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Vì sao mỏ cát đầu tiên phục vụ cao tốc Cần Thơ******

Chiều 3/4, ông Nguyễn Phi Đa - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết, mỏ cát tại xã An Nhơn, huyện Châu Thành đang bị đình chỉ; đơn vị khai thác có thể bị xử lý trách nhiệm nếu cơ quan chức năng xác định có sai phạm.

Theo ông Đa, trong năm 2023, tỉnh Đồng Tháp đã giao 7 mỏ cát khai thác theo cơ chế đặc thù cho nhà thầu thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Mỏ cát tại xã An Nhơn nằm trong lòng sông Tiền là mỏ đầu tiên được tỉnh Đồng Tháp bàn giao.

Tuy Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP mới được cấp phép khai thác từ ngày 20/9/2023, nhưng sau 4 tháng, cơ quan chức năng xác định nhiều điểm thuộc khu mỏ đã bị đào quá độ sâu cho phép.

"Khi thả thước đo, những nơi chưa khai thác vẫn nguyên trạng, nhưng nhiều điểm đã bị khai thác quá độ sâu cho phép. Cơ quan chức năng đang đình chỉ hoạt động mỏ cát này để rà soát lại.

Nếu xác định có sai phạm, đơn vị khai thác không chỉ phải đưa cát nơi khác đến bù đắp mà còn bị xử lý trách nhiệm. Nếu sai phạm quá mức, mỏ sẽ bị đóng", ông Đa nói.

Mỏ cát tại xã An Nhơn rộng hơn 20ha, tổng trữ lượng cát san lấp được phép khai thác là gần 548.000m³. Thời gian khai thác theo thiết kế là một năm.

Tuy vậy, theo tính toán của cơ quan chức năng, mới sau 4 tháng, Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP đã khai thác gần 330.000m³ (65% trữ lượng). Việc nhà thầu khai thác quá nhanh khiến cơ quan chức năng phải đánh giá lại tác động môi trường.

Cũng theo thông tin từ UBND tỉnh Đồng Tháp, vì các mỏ cát đang hoạt động đều đã bàn giao để phục vụ xây dựng cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, hiện tỉnh này không có cát để xây dựng các công trình trên địa bàn.

Trong năm 2024, Đồng Tháp cần 9,3 triệu m³ cát san lấp cho các công trình trong tỉnh, nhưng có thể phải đến tháng 9 mới chính thức có mỏ. Không những vậy, lượng cát cũng chỉ đáp ứng hơn 30% nhu cầu, dẫn tới các công trình đang bị ngưng trệ.

Thời tiết ngày mai 31/3: Miền Bắc vào hè, có nơi trên 37 độ C******

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 31/3, nắng nóng xuất hiện ở nhiều nơi trên cả nước bao gồm Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và Nam Bộ. Mức nhiệt cao nhất ở các khu vực trên phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm thấp nhất 50-55%. 

Tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố Đông Bắc Bộ, nền nhiệt tăng nhẹ so với một ngày trước, chạm ngưỡng 33 độ C. Thời tiết oi nóng kéo dài từ 10h đến 16h, buổi tối se lạnh.

Ngày 1/4, vùng thấp nóng phía tây mở rộng khiến nắng nóng gia tăng trên diện rộng ở miền Bắc. Một số nơi ở Tây Bắc Bộ và Trung Bộ có thể ghi nhận mức nhiệt cao nhất lên đến 36-38 độ C, có nơi trên 38 độ C. Đợt nắng nóng này khả năng kéo dài đến khoảng ngày 5/4. 

Thời tiết ngày mai 31/3: Miền Bắc vào hè, có nơi trên 37 độ C - 1

Miền Bắc bắt đầu mùa hè vào giai đoạn cuối tháng 3 và đầu tháng 4, khi nắng nóng xuất hiện trên diện rộng (Ảnh: Hữu Nghị).

Tương tự, nắng nóng duy trì ở Nam Bộ trong nhiều ngày tới và xuất hiện cục bộ ở Tây Nguyên.

Trước diễn biến nắng nóng, cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.  

Đáng lưu ý, nhiệt độ dự báo trong và nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời có thể chênh lệch 2-4 độ C, thậm chí có thể cao hơn phụ thuộc vào các điều kiện mặt đệm như bê tông, đường nhựa.

Dự báo thời tiết ngày 31/3 tại các vùng trên cả nước: 

- Hà Nội:Đêm không mưa, sáng sớm sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây, trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất 22-24 độ C, cao nhất 31-33 độ C.

- Phía Tây Bắc Bộ:Đêm mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng Tây Bắc nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ C; cao nhất 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. 

- Phía Đông Bắc Bộ:Đêm mưa vài nơi, sáng sớm sương mù nhẹ rải rác. Ngày nắng. Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ C; cao nhất 30-33 độ C.

- Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Đêm mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C; cao nhất phía bắc 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. 

- Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận:Đêm mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C; cao nhất phía bắc 34-37 độ C, phía nam 31-34 độ C.  

- Tây Nguyên: Chiều tối và đêm mưa rào kèm dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng trên 35 độ C. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C; cao nhất 31-34 độ C. 

- Nam Bộ:Chiều tối và đêm mưa rào kèm dông vài nơi, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C; cao nhất 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. 

Công ty cấp nước ra "tối hậu thư" với hộ dân có hóa đơn 57 triệu đồng******

Ngày 2/4, ông Nguyễn Quốc Huy (41 tuổi, ngụ quận 3) đã nhận thông báo từ Công ty CP Cấp nước Gia Định liên quan việc nước tiêu thụ của gia đình ông trong tháng 2 tăng bất thường với hóa đơn hơn 57 triệu đồng.

Theo ông Huy, đơn vị cấp nước yêu cầu gia đình ông phải cung cấp kết quả giám định đồng hồ nước trước ngày phát hành hóa đơn tiền nước kỳ tháng 4 để giải quyết theo quy định.

Công ty cấp nước ra tối hậu thư với hộ dân có hóa đơn 57 triệu đồng - 1

Phiếu hóa đơn tiền nước nhà ông Huy tăng bất thường trong tháng 2 (Ảnh: An Huy).

Nếu trước kỳ tháng 4 trên, ông chưa cung cấp được kết quả giám định, phía công ty yêu cầu ông phải thanh toán hóa đơn tiền nước đã được lập (tức phải thanh toán hơn 57 triệu đồng).

Chủ căn nhà cho biết đã gửi đơn đến Hội Bảo vệ người tiêu dùng để vào cuộc hỗ trợ. "Tôi đang tìm hiểu đơn vị nào có chức năng để làm giám định đồng hồ. Giám định phải theo luật giám định. Nếu không giải quyết được, hai bên có thể ra tòa", ông Huy nói.

Người đàn ông cho biết gia đình muốn làm rõ 3.000m2 nước thoát đi đâu khi không sử dụng. Nếu không làm rõ vấn đề này, có khả năng trong tương lai, gia đình ông còn xảy ra tình trạng tương tự. Nếu không phải nhà ông, nhiều hộ dân khác cũng có thể là nạn nhân.

Chiều 21/3, tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội, ông Lê Trọng Thuần, Giám đốc kinh doanh Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco), đã trả lời câu hỏi của phóng viên Dân trí liên quan tới vụ việc. Đại diện phía Sawaco thông tin, địa chỉ cấp nước này thuộc quản lý của Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định.

"Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định áp dụng phương án tính hóa đơn nước kỳ tháng 2 vẫn bằng trung bình các kỳ trước là khoảng 20m3. Sau khi có kết quả kiểm định đồng hồ nước, chúng tôi sẽ thông tin tới khách hàng và đưa ra hướng xử lý tiếp theo", ông Thuần nói.

Trước đó, ông Nguyễn Quốc Huy tá hỏa khi nhận hóa đơn tiền nước tháng 2 hơn 57 triệu đồng.

Theo ông Huy, tháng 1 (trước Tết), nhân viên đến đo đồng hồ nước nhưng gia đình đi vắng. Phía công ty lấy mặc định lượng nước sử dụng những tháng trước đó để ra hóa đơn và tính toán lại sau.

Tháng 2, khi nhận mức phí sử dụng nước trên, ông Huy quá bất ngờ. Trung bình mỗi tháng gia đình ông sử dụng khoảng 20m3 nước với số tiền hơn 200.000 đồng. Ông nghi đồng hồ nước có vấn đề mới xảy ra chuyện như vậy.

Chủ gia đình tính toán, nếu 3.000m3 nước thất thoát trong 2 tháng, mỗi ngày gia đình ông phải dùng tầm 50m3, tức 2m3 nước/giờ. Tuy nhiên, khi dùng thiết bị đo lượng nước từ đường ống qua máy bơm cung cấp cho gia đình, ông đo được áp suất nước tối đa chỉ 1,5m3/giờ.

【biên tập】Huy Trương
tuyên bố đặc biệt:

Bản quyền của tất cả các tác phẩm trên trang web này được đánh dấu "Nguồn: China People's Media" thuộc về China People's Media. Các tác phẩm trên không được phép sao chép, trích đoạn hoặc sử dụng theo cách khác mà không được phép. Nếu tác phẩm đã được trang web này cấp phép thì tác phẩm đó phải được sử dụng trong phạm vi được cấp phép và ghi rõ "Nguồn: China People's Media". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước trang web này theo quy định của pháp luật.

tin nóng hổi