eu9 đánh lô giàn_vn86 so xo kien thiet

2024-05-20 17:01:49 Nguồn: Truyền thông Nhân dân Trung Quốc tác giả:Khải Đỗ

Chia sẻ với điện thoại di động

Bí thư Đoàn nặng lòng với bà con vùng cao******

Anh Duy là một trong 100 cán bộ đoàn tiêu biểu toàn quốc nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024 do T.Ư Đoàn trao tặng.

Với phương châm "Cán bộ trẻ lấy chuyên môn làm tình nguyện, lấy chuyên môn phục vụ cộng đồng", năm 2023, anh Duy đã tổ chức 8 đợt khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí với hơn 1.000 cơ số thuốc (trị giá gần 100 triệu đồng) đến tận tay bà con có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, đồng bào vùng sâu, vùng xa. Thông qua các chương trình hoạt động Đoàn, anh Duy vận động, quyên góp, gửi tặng đến bà con hơn 250 suất quà, 200 thẻ BHYT (tổng giá trị hơn 120 triệu đồng); tặng 10 "tủ thuốc ngư dân", 10 lá cờ Tổ quốc (trị giá trên 15 triệu đồng) để động viên ngư dân xã Hòa Xuân Nam (H.Đông Hòa, Phú Yên) vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Bí thư Đoàn nặng lòng với bà con vùng cao- Ảnh 1.

Anh Duy trong một lần thăm khám, phát thuốc cho bà con có hoàn cảnh khó khăn

NVCC

Bên cạnh đó, anh phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị để giữ lửa cho "bếp ăn từ thiện", qua đó tặng cơm, cháo, nước uống… cho hơn 2.000 lượt bệnh nhân. Anh Duy còn tổ chức và thực hiện các công trình "thắp sáng đường quê" tại xã An Hiệp (H.Tuy An) và xã Xuân Sơn Nam (H.Đồng Xuân) với tổng chiều dài gần 10 km, trị giá hơn 50 triệu đồng.

Luôn nhiệt thành và hết mình trong công tác Đoàn nhưng anh Duy chưa bao giờ quên công tác chuyên môn. Là một bác sĩ khoa tim mạch can thiệp, dù công việc khá bận rộn nhưng anh không ngừng học tập và nghiên cứu chuyên môn. Từ năm 2019 đến nay, anh Duy đã có 5 đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực tim mạch được Sở Y tế tỉnh Phú Yên và Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên thông qua, áp dụng trong điều trị lâm sàng.

Trong một lần đến thăm khám tại xã Ea Lâm (H.Sông Hinh, Phú Yên), anh Duy nhận thấy có rất nhiều bà con vùng này mắc bệnh mãn tính. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, lại gặp rào cản ngôn ngữ nên bà con chưa có nhiều cơ hội đi thăm khám định kỳ.

"Lúc đó, chúng tôi cần người địa phương hỗ trợ phiên dịch trong giao tiếp để hiểu rõ tình trạng bệnh tình của từng người nên mất khá nhiều thời gian. Nhận thấy nhiều bà con mắc những bệnh mãn tính nhưng lại chưa có cơ hội để khám định kỳ khiến tôi trăn trở nhiều. Đặc biệt, người dân bày tỏ mong muốn được khám bệnh và nhận thuốc để điều trị. Thậm chí, có người từ xã khác nghe tin có đoàn khám bệnh từ thiện cũng đến thăm khám, nhận thuốc. Từ đó, tôi nghĩ nếu bà con không có điều kiện xuống dưới xuôi thì chúng tôi sẽ tìm cách lên miền núi thăm khám", anh Duy chia sẻ.

Anh Duy cho biết trong thời gian tới, các hoạt động của Đoàn cơ sở Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên sẽ hướng về vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều khó khăn để được đồng hành, chia sẻ với bà con.

Chi tiền triệu để mua con nuốc sống về ăn, liệu có tốt cho sức khỏe?******

Dùng một lần là nghiện ngay

Những ngày qua, mạng xã hội xuất hiện rất nhiều clip có nội dung như: "Người miền Tây lần đầu ăn nuốc Huế", hay "Ăn sống con nuốc sẽ như thế nào?", đạt từ hàng trăm ngàn đến triệu lượt xem. Họ nhận xét con này màu xanh rất đẹp, giòn tan và có vị mặn khi thưởng thức. Cũng tại đây, nhiều người để lại bình luận với thắc mắc "Không biết con nuốc ăn có tốt cho sức khỏe hay không?".

z5295898661181_bbd90741d82dab9d36e6e2189dce7d59.jpg

Hiện tại, trào lưu ăn nuốc sống đang "gây sốt" trên mạng xã hội

CHỤP MÀN HÌNH

Nguyễn Thị Thùy Trâm (26 tuổi), làm truyền thông tại 236 Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, cũng chi tiền triệu để mua nuốc sống về thưởng thức. "Sau khi thấy trào lưu ăn nuốc trên mạng, gia đình mình cũng mua 5 kg về dùng. Nếu tính luôn tiền vận chuyển thì tổng chi phí gần 1,2 triệu đồng", Trâm cho hay.

Gia đình Trâm bắt chước cách ăn nuốc từ những clip trên mạng. "Mình sơ chế nuốc và để cho ráo nước sạch sẽ. Sau đó, mình vắt chanh, đường, chuẩn bị thêm các loại rau thơm để ăn cùng với nuốc sống", Trâm cho hay.

z5295904155404_09e4895fc98a57341b31e01f5b0c777c.jpg

Nhiều người dùng nuốc sống với mắm ruốc

NVCC

"Mình thấy con nuốc giòn, mát lạnh. Khi ăn kèm thêm rau sống thì cảm thấy hấp dẫn hơn, dùng một lần là nghiện ngay", Trâm nói thêm.

Không chỉ gây ấn tượng bởi màu sắc lạ mắt, nhiều người còn có cách thưởng thức khá thú vị, ăn cùng mắm ruốc, trái vả hoặc dưa gang. Bên cạnh đó, con nuốc còn được chế biến thành món gỏi, bún giấm. Hiện tại, trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử giá bán nuốc dao động từ 190.000 đến 200.000 đồng/kg.

z5295902796601_81b97a9fc397e326aefaee94e7c1d8c8.jpg

Một số người trẻ sẵn sàng chi tiền triệu để mua nuốc về ăn

NVCC

Gần 1 tuần nay, chị Lê Thị Ngọc Quyên (33 tuổi), ngụ tại 7/28 Thành Thái, Q.10, TP.HCM, đã bán được hàng chục kg nuốc. "Hiện tại, con nuốc đang "sốt" trên mạng xã hội, nhiều người hỏi mua liên tục. Mình phải kết nối với bạn bè, nơi bán ở Huế mới nhập hàng về được. Mình bán giá nuốc từ 150.000 đến hơn 200.000 đồng/kg, tùy chất lượng", chị Quyên nói.

Khó chịu ở bụng và nổi một số mẩn ngứa 

Trong khi đó, Trần Tấn Phát (29 tuổi), ngụ tại Q.10, TP.HCM, cho hay: "Lúc đầu, mình cảm thấy sợ khi nhìn mọi người ăn nuốc sống. Nhưng với bản tính tò mò thì mình cũng mua nuốc về chế biến và dùng thử. Sau khi ăn nuốc khoảng 20 phút thì mình thấy khó chịu trong bụng, nổi một số mẩn ngứa ở cổ và tay…".

Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Ngọc Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng (cơ sở TP.HCM), cho hay con nuốc có màu xanh da trời rất đẹp, tựa như được nhuộm hoa đậu biếc. "Con nuốc là một loài nhuyễn thể, cùng họ với sứa, có tên khoa học là Catostylus Townsendi. Con nuốc trong suốt, thân hình tròn, chỉ lớn hơn quả chanh một chút", bác sĩ Hùng nói.

z5295902793661_f30f931af0412942bd7cc9d752146bd4.jpg

Một số người dị ứng với nuốc

NVCC

"Thành phần của con nuốc na ná sứa. Trên 100 gram con nuốc có chứa đến 98% là nước. Còn lại 2% là chất đạm, omega cùng một số loại khoáng chất khác như: canxi, magie, kali, Iot… Màu xanh của nuốc là một dạng protein, có khả năng phản quang khi chúng ta chiếu ánh sáng tự nhiên hay tia cực tím vào", thạc sĩ, bác sĩ Đặng Ngọc Hùng nói.

"Con nuốc là thực phẩm ăn được, có thể là an toàn, thú vị, giải nhiệt mùa nóng. Tuy nhiên, đối với những người có cơ địa dị ứng khi tiếp xúc với nuốc sẽ dễ bị mẫn cảm, ngứa. Khi đó, người dùng nên dừng ăn nuốc lại, nếu thấy triệu chứng nặng thì đến phòng khám gần nhất để được điều trị", bác sĩ Đặng Ngọc Hùng thông tin.

Các giải chạy tại TPHCM mang lại nhiều lợi ích kinh tế******

Trong bối cảnh phong trào chạy bộ phát triển mạnh mẽ và được thực hiện ồ ạt trong thời gian qua tại TPHCM và cả nước, Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) TPHCM đã có chia sẻ về giải pháp trong khâu quản lý đối với hoạt động này. Đây là những công việc nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho các giải chạy trên địa bàn.

Cơ quan này cho biết, các giải chạy được tổ chức dưới 2 hình thức là do cơ quan Nhà nước tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời phát động các phong trào đến quần chúng nhân dân. Các giải chạy cũng có thể được doanh nghiệp phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức.

Các giải chạy tại TPHCM mang lại nhiều lợi ích kinh tế - 1

Các giải chạy bộ ngày càng được người dân đón nhận nhiệt tình tại TPHCM và cả nước (Ảnh: BTC).

Bên cạnh hiệu quả về kinh tế, các giải chạy bộ do doanh nghiệp tổ chức còn góp phần mang lại hiệu quả phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao.

Đại diện Sở VH&TT thông tin thêm, từ ngày 26/7/2023, UBND TPHCM đã ban hành quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn. Các giải chạy bộ đều nằm trong đối tượng phải nộp phí sử dụng.

Đến nay, tất cả giải chạy tại TPHCM đều đã thực hiện đóng phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào nguồn ngân sách của thành phố.

Ngoài ra, các giải chạy đã đóng góp cho nhiều quỹ từ thiện từ nguồn thu của đơn vị tổ chức giải như hỗ trợ cho Quỹ bảo trợ Tài năng thể thao Thành phố, Quỹ an sinh xã hội ở các địa điểm tổ chức. Bên cạnh mục đích vận động, tuyên truyền, cổ động, phát triển phong trào thể dục thể thao, các giải chạy cũng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

Để đảm bảo an toàn cho người chạy, chống thương mại hóa và đảm bảo hiệu quả thiết thực của giải chạy, Sở VH&TT đều làm việc với các cơ quan để rà soát kế hoạch, phân trách nhiệm, nhiệm vụ các bên trong công tác tổ chức. Sở cũng chủ động phối hợp cùng Liên đoàn Điền kinh Thành phố có ý kiến với Liên đoàn Điền kinh Việt Nam xây dựng bộ tiêu chí tổ chức giải chạy để đảm bảo công tác chuyên môn trong quá trình thực hiện.

Sở VH&TT nhìn nhận, việc các giải chạy bộ được người dân đón nhận nhiệt tình tại TPHCM và cả nước là dấu hiệu đáng mừng. Thực tế này cho thấy người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe, chú trọng luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể chất.

Bên cạnh đó, chạy bộ là môn thể thao dễ tiếp cận, mang lại hiệu quả cao cho sức khỏe người tập.

Trong năm 2024, TPHCM dự kiến sẽ có 14 giải chạy lớn (có số lượng trên 5000 người tham dự) gồm:

- Giải chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân.

- Giải chạy Chào mừng ngày giải phóng Miền Nam 30/4.

- Giải Running Diamond Cup 2024 (do Hội liên hiệp Thanh Niên Việt Nam tổ chức).

- Giải chạy Midnight Quận 1 (do UBND quận 1 tổ chức).

- Giải Marathon Quốc tế Techcombank năm 2024.

- Giải HCMC (giải chạy TPHCM).

- Giải Run to live.

- Giải Run for "Em".

- Giải Pocari run.

- Giải Night run.

- Giải Marathon VnExpress.

- Giải Marathon Cần Giờ Xanh lần 3, năm 2024.

- Giải Half Marathon "Tự hào Tổ quốc tôi" lần thứ 1.

- Giải HCMC Skyrun 2023 - Giải chạy bậc thang tại tòa nhà Bitexco.

hi88 bom tấn vip

Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch xin nghỉ phép sau khi mất hơn 170 tỷ đồng******

Chiều 1/4, đại diện lãnh đạo UBND huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) thông tin bà Nguyễn Thị Giang Hương, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) đang nghỉ phép năm.

Đây là đợt nghỉ phép năm của công chức theo quy định. Sau khi chủ tịch huyện xin nghỉ phép, Huyện ủy Nhơn Trạch đã phân công ông Nguyễn Thế Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch tạm thời thay mặt bà Hương giải quyết các công việc theo thẩm quyền.

Trao đổi với Dân trí về việc xin nghỉ phép, bà Giang Hương cho biết: "Hiện tôi không trả lời được vì đang bận nhiều việc lắm". 

UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã chấp thuận cho bà Nguyễn Thị Giang Hương nghỉ phép năm. 

Bà Nguyễn Thị Giang Hương (SN 1973) hiện giữ chức Phó Bí thư huyện ủy Nhơn Trạch, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) nhiệm kỳ 2021-2025.

Trước đó, tại cuộc họp báo quý I do Bộ Công an tổ chức sáng 26/3, đại diện Cục Cảnh sát hình sự, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thông tin về vụ nữ Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) bị lừa mất khoảng 170 tỷ đồng.

Theo Thiếu tướng Tô Cao Lanh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, sau khi nhận thông tin vụ việc, Công an tỉnh Đồng Nai đã nhanh chóng vào cuộc tổ chức điều tra, đồng thời báo cáo các đơn vị nghiệp vụ chức năng Bộ Công an như Cục An ninh mạng, Cục Cảnh sát hình sự… tích cực vào cuộc.

"Hiện nay đã khởi tố vụ án và đang tiến hành điều tra. Kết quả điều tra sẽ được kịp thời công bố", Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự nói.

Thủ tướng: Xem xét giảm phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước******

Đây là nội dung trong Chỉ thị số 12/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa được Thủ tướng ký ban hành.

Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thúc đẩy và kiểm soát phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả các thị trường tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Điều hành kịp thời, linh hoạt, hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính trong tháng 5 trình giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính trong tháng 5 trình giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

T.N

Thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; khắc phục ngay, hiệu quả tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế ở mức cao. Kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, buôn lậu, thổi giá vàng. Đồng thời, điều tiết kịp thời, hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp, người dân.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 theo đúng quy định, không để tiếp tục chậm trễ, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với khả năng thực hiện, giải ngân và đúng quy định pháp luật về đầu tư công.

Quyết liệt giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tiến độ thi công các dự án, công trình trọng điểm, đẩy nhanh việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo tinh thần lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội.

Về thị trường trong nước và xuất khẩu, khẩn trương triển khai các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các thị trường lớn, tiềm năng, phát huy hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận thương mại đã ký kết.

Đặc biệt, Thủ tướng giao Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5 việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, giảm tiền thuê đất, mặt nước.

Bộ Công thương chủ động có các biện pháp theo thẩm quyền và quy định để đảm bảo cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, tuyệt đối không để thiếu điện, thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống.

Cạnh đó, Thủ tướng giao các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội; quan tâm hỗ trợ kịp thời người có công, đối tượng chính sách; tổ chức triển khai quyết liệt, hiệu quả Phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát", hoàn thành mục tiêu đề ra trên cả nước trong năm 2025.

Về các vấn đề tồn đọng, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thành việc định giá các ngân hàng bắt buộc và phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém, trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Trước đó, chính sách giảm 50% lệ phí đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước theo Nghị định 41/2023/NĐ-CP chính thức hết hiệu lực cuối năm 2023.

Từ đầu năm 2024 đến nay, doanh số trên thị trường xe có xu hướng giảm. Nhiều mẫu mã ô tô trên thị trường tiếp tục được nhà sản xuất, phân phối "đại hạ giá" với mức giảm từ vài chục đến cả trăm triệu đồng để tạo sức hút.

Thủ tướng yêu cầu huy động tối đa nguồn lực khắc phục sạt lở hầm Bãi Gió******

Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành công điện của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an toàn, thông suốt trong quá trình khai thác đối với vận tải đường sắt tuyến Hà Nội - TPHCM.

Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch UBND các tỉnh Phú yên, Khánh Hòa.

Nội dung Công điện nêu: hầm Bãi Gió được xây dựng trên tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM từ thời Pháp với tuổi thọ hơn 100 năm, việc có nguy cơ xảy ra sạt lở hầm đã được nhận định, dự báo, đánh giá từ trước.

Vào lúc 12h45 ngày 12/4 trong quá trình thi công hầm Bãi Gió xảy ra hiện tượng sạt lở đất đá trên đỉnh hầm làm ách tắc vận tải đường sắt.

Thủ tướng yêu cầu huy động tối đa nguồn lực khắc phục sạt lở hầm Bãi Gió - 1

Điểm sạt lở bên trong hầm đường sắt Bãi Gió (Ảnh: Trung Thi).

Sau khi xảy ra sự cố, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án 85 (chủ đầu tư), các nhà thầu thi công và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp, huy động các nguồn lực thi công xuyên đêm để khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Tuy nhiên, do hầm Bãi Gió xuống cấp nghiêm trọng, điều kiện địa chất phức tạp, mặt bằng thi công hạn chế, đến nay mới khắc phục được vị trí sạt lở đầu tiên, chưa khắc phục xong vị trí sạt lở thứ 2.

Để đảm bảo an toàn, thông suốt trong quá trình khai thác đối với vận tải đường sắt tuyến Hà Nội - TPHCM, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải khẩn trương chỉ đạo Chủ đầu tư dự án và các cơ quan trực thuộc huy động tối đa tất cả các nguồn lực để khắc phục kịp thời sự cố sạt lở hầm Bãi Gió, khẩn trương thông tuyến trong thời gian sớm nhất; đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công, cũng như trong quá trình khắc phục sự cố.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để bảo đảm các điều kiện an toàn về phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông trong quá trình thực hiện chuyển tải qua đoạn ách tắc do sự cố sạt lở hầm Bãi Gió.

Thủ tướng yêu cầu huy động tối đa nguồn lực khắc phục sạt lở hầm Bãi Gió - 2

Công nhân hàn khung thép gia cố điểm sạt lở ( Ảnh: Trung Thi).

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với chủ đầu tư dự án huy động lực lượng tại chỗ để khẩn trương khắc phục sự cố; bố trí phương tiện, cơ sở vật chất để phục vụ tốt cho nhân dân trong thời gian thực hiện chuyển tải.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch UBND các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và các cơ quan liên quan chỉ đạo các đơn vị triển khai với tinh thần trách nhiệm cao nhất, đảm bảo về an toàn, tính mạng và tài sản.

Như Dân tríđã thông tin, trong 2 ngày 12 và 13/4, tại hầm Bãi gió xảy ra hiện tượng sạt lở với tổng khối lượng hơn 200m3 gây tê liệt đường sắt Bắc - Nam đoạn qua 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Do đó các tàu đi từ phía nam ra phải dừng ở ga Giã, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa; các tàu đi từ phía bắc vào phải dừng ở ga Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Chi nhánh vận tải đường sắt Nha Trang đã huy động ô tô trung chuyển hành khách qua lại giữa 2 ga này.

Ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh, cho biết để khắc phục sự cố sạt, lở tại hầm Bãi Gió, ngành đường sắt đã huy động hơn 200 nhân lực cùng 2 đoàn tàu công trình, 4 máy đào nhỏ cùng các trang thiết bị để gia cố vỏ hầm.

Thủ tướng yêu cầu huy động tối đa nguồn lực khắc phục sạt lở hầm Bãi Gió - 3

Các phương tiện trọng tải lớn bị công an đề nghị quay đầu không đi qua khu vực sạt lở (Ảnh: Trung Thi).

Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh bác bỏ việc sạt, lở do quá trình thi công dự án gia cố hầm Bãi Gió. Nguyên nhân do hầm Bãi Gió được xây dựng cách đây khoảng 90 năm, nên các tầng đất đá ở trên vỏ hầm lâu năm bị phong hóa rồi rơi tự do xuống phía dưới đường ray.

Ngành đường sắt đã làm việc với Cảnh sát giao thông tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, tiến hành cấm tất cả các phương tiện xe tải đi trên đường Đèo Cả nhằm giảm áp lực cho vỏ hầm.

Trạm thu phí BOT trên cao tốc Cam Lâm******

Ngày 4/4, ông Nguyễn Văn Long, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án 85, cho biết tuyến chính cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã hoàn thiện. Nhà thầu đang hoàn tất các hạng mục phụ còn lại của dự án, đảm bảo đúng thời gian vận hành vào dịp lễ 30/4 theo kế hoạch. 

Trạm thu phí BOT trên cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo được bỏ barie ở đầu vào - 1

Lối vào cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo từ hướng Bình Thuận đi Ninh Thuận không còn barie, dải phân cách cứng phân làn thuận tiện cho các xe lưu thông (Ảnh: Phước Tuần).

Theo thông tin từ Tập đoàn Đèo Cả, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Khác với hai tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây, nhà đầu tư tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ sớm thu phí khi đưa vào vận hành tuyến đường.

Đây là tuyến cao tốc áp dụng công nghệ thu phí không dừng (ETC) hoàn toàn. Xe không phải dừng khi thu phí giúp tiết kiệm thời gian, giảm ùn tắc và tiết kiệm nhiên liệu. 

Đại diện Tập đoàn Đèo Cả cho biết, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo khi đưa vào khai thác sẽ có 3 trạm thu phí được lắp đặt tại nút giao Du Long (huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận), nút giao quốc lộ 27 (huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) và trạm cuối tuyến km133+700 (huyện Tuy Phong, Bình Thuận).

Trạm thu phí BOT trên cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo được bỏ barie ở đầu vào - 2

Hệ thống camera lắp đặt tại các trạm thu phí (Ảnh: Phước Tuần).

Tại các lối vào trạm thu phí, chủ đầu tư lắp đặt hệ thống nhận diện không có barie, không có cabin thu phí. Thiết bị camera được gắn trên giá long môn sẽ tự động quét và đọc thẻ ETC dán trên ô tô khi qua trạm.

Ở lối ra được điều chỉnh 2 làn ETC và 1 barie tự động. Xe đi qua khu vực barie với tốc độ 60km/h, thay vì 40km/h như trước. 

Chủ đầu tư cho biết các trạm thu phí gồm nhiều linh kiện và thiết bị như: Giá long môn, camera, biển báo, đèn... Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo có ba trạm thu phí chỉ duy trì giá long môn với thiết bị thu phí gắn bên trên. Các phương tiện lưu thông tự do đa làn khi qua khu vực trạm thu phí. Tuy nhiên, các trạm thu phí trên cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo chỉ bỏ barie ở lối vào, vẫn duy trì barie ở lối ra cao tốc.

Về thời gian bắt đầu thu phí, đại diện Ban quản lý dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo cho biết, dự kiến cuối tháng 4, tuyến cao tốc này được đưa vào vận hành, thời gian bắt đầu thu phí phải chờ quyết định từ Bộ Giao thông Vận tải. 

Trạm thu phí BOT trên cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo được bỏ barie ở đầu vào - 3

Camera nhận diện biển số ô tô khi đi vào cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo (Ảnh: Phước Tuần).

Tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài hơn 78km đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa (5km), Ninh Thuận (63 km) và Bình Thuận (12km). Đây là đoạn cao tốc cuối cùng kết nối tuyến đường cao tốc huyết mạch từ TPHCM đi Nha Trang.

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo do liên danh Tập đoàn Đèo Cả và Công ty 194 làm chủ đầu tư với tổng vốn 8.925 tỷ đồng theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP). Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc, trong đó giai đoạn phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m với vận tốc thiết kế 90km/h. 

Lên phương án bảo hộ công dân Việt Nam sau động đất 7,4 độ ở Đài Loan******

Chiều 3/4, Bộ Ngoại giao dẫn thông tin từ Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc cho biết sáng cùng ngày, một trận động đất với cường độ lớn và dư chấn đã xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng hầu hết các khu vực của Đài Loan (Trung Quốc), khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương.

Nhận thông tin trên, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc nhanh chóng liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại và đầu mối cộng đồng người Việt Nam nắm bắt thông tin, kịp thời ứng phó tình hình.

"Đến nay, chưa có thông tin về thương vong của người Việt trong trận động đất này", nhà chức trách cho biết. 

Đồng thời, Bộ Ngoại giao cũng chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản và Philippines sẵn sàng chuẩn bị các phương án bảo hộ công dân, sau khi chính quyền các nước này đã phát cảnh báo sóng thần.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan tiếp tục theo dõi sát tình hình, giữ liên lạc chặt chẽ với các đầu mối cộng đồng người Việt Nam, sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam cần giúp đỡ có thể liên hệ với Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc theo số điện thoại +886 933262836 hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao tại số điện thoại +84 981 84 84 84.

Lên phương án bảo hộ công dân Việt Nam sau động đất 7,4 độ ở Đài Loan - 1

Một tòa nhà ở thành phố Hoa Liên (Đài Loan) nghiêng ngả do động đất (Ảnh: CNA).

Sáng 3/4, một trận động đất mạnh 7,4 độ xảy ra ngoài khơi Đài Loan. Đây được coi là trận động đất mạnh nhất 25 năm qua ở hòn đảo.

Động đất có thể cảm nhận ở các thành phố của Đài Loan, trong khi Nhật Bản, Philippines đưa ra cảnh báo sóng thần và dỡ bỏ sau đó.

Guardiandẫn thông tin từ Cơ quan Cứu hỏa Đài Loan cho biết, trận động đất khiến ít nhất 125 tòa nhà bị hư hại. Trong đó, một nửa tòa nhà tọa lạc ở Hoa Liên, thành phố cách tâm chấn chỉ 25km.

Lãnh đạo thành phố Hsu Chen-wei cho hay, 4 tòa nhà ở Hoa Liên bị sập một phần. Cư dân ở 3 tòa nhà được sơ tán an toàn, trong khi lực lượng cứu hộ tiếp tục tìm kiếm người mắc kẹt trong tòa nhà 9 tầng Uranus bị nghiêng sang phải do sập tầng trệt.

Theo thống kê, trên khắp Đài Loan, trận động đất khiến ít nhất 7 người thiệt mạng, 77 người còn mắc kẹt trong tòa nhà bị sập, hơn 700 người bị thương.

Giá nhà cho thuê tăng nhiệt******

Nhu cầu thuê tăng

Sau nhiều lần tìm hiểu mua nhà, cuối cùng anh Nguyễn Viết Thành (Q.4, TP.HCM) quyết định thuê căn hộ tại chung cư Khánh Hội 2 với mức giá 10 triệu đồng/tháng. Anh kể trước đó anh có khoảng 250 triệu đồng, dự tính vay thêm ngân hàng để mua nhà. Tuy nhiên, sau khi tính toán, vay ngân hàng thời hạn 10 - 20 năm lãi suất cũng nhiều mà hiện nay công việc không ổn định, thu nhập giảm sút. 

Trong khi đó, bạn bè anh giới thiệu đất trên Đắk Lắk hiện đã trồng sẵn cây tràm, khoảng 2 năm nữa sẽ cho thu hoạch nên anh quyết định xuống tiền đầu tư. "Sau khi kết thúc mùa tràm, tôi dự kiến sẽ trồng cây ăn quả hoặc trồng tiêu để có thu nhập ổn định hơn. Tôi cũng kỳ vọng giá đất sẽ tăng, khi đó tôi bán rồi mua nhà cũng chưa muộn", anh Thành cho biết.

Giá nhà cho thuê tăng nhiệt- Ảnh 1.

Nhu cầu thuê nhà ngày càng tăng

Đình Sơn

Từng có nhà ở Q.8, TP.HCM nhưng anh Phùng Đình Quyền cũng kêu bán lấy 1,6 tỉ đồng rồi đi thuê một căn hộ tại chung cư Gold View (Q.4) với giá 20 triệu đồng/tháng. Lý do là công việc thường làm ban đêm, phải tan ca về khuya mà nhà cũ xa chỗ làm, mỗi tháng tiền thuê taxi cũng hơn 20 triệu đồng. "Tôi dùng số tiền này để trả tiền thuê nhà. Tiền bán nhà đã mua một mảnh vườn đang trồng sầu riêng. Hiện ở quê tôi tốc độ đô thị hóa đang rất cao, giá bất động sản tăng liên tục. Sau một vài năm tôi tin rằng tốc độ tăng giá của đất sẽ cao hơn căn hộ", anh Quyền tính toán.

Không chỉ anh Thành , anh Quyền có tính toán như vậy mà hiện xu hướng người trẻ chọn thuê thay vì mua nhà ngày càng nhiều. Thế nên trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn, phân khúc căn hộ cho thuê ở TP.HCM cũng ít bị ảnh hưởng hơn. Anh Trần Thưởng, môi giới bất động sản khu vực TP.Thủ Đức, cho hay tại nhiều chung cư, lượng khách thuê luôn sẵn, căn nào giá tốt, nhà đẹp thường chưa kết thúc hợp đồng cũ đã có khách cọc giữ chỗ, chỉ cần người thuê cũ trả nhà là họ dọn vào ở ngay. Tại dự án Him Lam Phú Đông và Phú Đông Sky Garden (TP.Thủ Đức) tỷ lệ nhà đầu tư mua căn hộ để cho thuê chiếm khoảng 30 - 35%. Giá căn hộ 2 - 3 phòng ngủ cho thuê giá 8 - 13 triệu đồng/tháng và luôn trong tình trạng được lấp đầy. 

Tại chung cư The Sun Avenue (TP.Thủ Đức) giá cho thuê dao động từ 15 - 18 triệu đồng/căn 2 phòng ngủ đầy đủ nội thất/tháng (chưa bao gồm phí). Tại chung cư Metropole giá cho thuê đắt đỏ hơn từ 30 - 45 triệu đồng/căn hộ 2 phòng ngủ (chưa bao gồm phí). Tại khu chung cư Vinhomes Central Park (Q.Bình Thạnh) giá cho thuê mỗi căn hộ 2 phòng ngủ từ 20 - 22 triệu đồng/tháng, với đầy đủ nội thất.

Khu vực Q.4 nhà cho thuê cũng luôn trong tình trạng cầu nhiều hơn cung. Anh Trần Hiếu, một môi giới khu vực này, cho hay Q.4 giáp ranh với khu vực trung tâm TP nên nhu cầu thuê nhà ở đây rất lớn. Không chỉ thuê nhà để ở, nhiều người thuê nhà để làm căn hộ Airbnb cho thuê theo ngày. Do vậy giá thuê khu vực này bình quân khoảng 30 triệu đồng/căn hộ 2 phòng ngủ/tháng. Dù đắt đỏ là vậy nhưng "hở căn nào ra là hết căn đó"…

Mức lợi nhuận tốt và ổn định

Các chuyên gia của Tập đoàn bất động sản Savills cho rằng thời điểm này đang là giai đoạn tốt để xuống tiền đầu tư căn hộ cho thuê. Trong 3 - 5 năm tới, nguồn cung căn hộ nội thành TP.HCM sẽ vẫn khan hiếm, do quỹ đất cạn kiệt, pháp lý vướng mắc. Vì thế, sau khoảng thời gian khai thác cho thuê, nhà đầu tư có thể bán ra. Tỷ suất sinh lời trên căn hộ vẫn khá ổn, trong khi có thêm dòng tiền cho thuê.

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vnkhu vực miền Nam, thông tin trong năm 2023, tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư căn hộ cho thuê tại TP.HCM đã tăng lên mức 4,6%. Dù chưa thể về như trước dịch nhưng đã tích cực hơn năm 2022. Trong những tháng đầu năm 2024, giá thuê căn hộ TP.HCM có thể sẽ tăng 4 - 6%, theo đó, tỷ suất lợi nhuận cho thuê cũng sẽ tăng trở lại mức 4,9% như thời điểm trước dịch. Nhờ vậy, nhu cầu đầu tư vào phân khúc căn hộ này cũng sẽ tăng trở lại, kéo thanh khoản thoát khỏi tình trạng ảm đạm trong thời gian tới.

Theo báo cáo về xu hướng và tâm lý người tiêu dùng bất động sản (CSS) của Công ty PropertyGuru, giá nhà tăng cao cùng tình hình kinh tế khó khăn khiến xu hướng thuê nhà được dự báo sẽ gia tăng trong nửa đầu năm 2024. Trong đó, chung cư là loại hình bất động sản được người thuê quan tâm nhiều nhất (43%), sau đó là nhà riêng (18%) và nhà trọ (18%). Chỉ một bộ phận nhỏ (9%) quan tâm đến nhà phố cho thuê.

Ông Lê Bảo Long, Giám đốc chiến lược PropertyGuru VN, nhận xét: Với nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn, căn hộ cho thuê vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn vì có tỷ suất lợi nhuận trung bình cao (cộng gộp mức tăng giá theo thời gian và lợi nhuận cho thuê), trung bình khoảng 12,5%/năm. Đây là mức lợi nhuận tốt và ổn định hơn so với nhiều kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, ngoại tệ, đất nền, gửi tiết kiệm… Việc tiếp cận nhà chung cư ngày càng trở nên khó khăn khi tốc độ tăng thu nhập không bắt kịp tốc độ tăng giá nhà. Trong tương lai, các dự án chung cư sơ cấp sẽ có mặt bằng giá cao vì chủ đầu tư phải tối ưu hóa lợi nhuận khi các chi phí bị đẩy lên. Điều này phần nào lý giải xu hướng nhiều gia đình trẻ đi thuê nhà ở hiện nay.

Ông Lê Mai Tài, Tổng giám đốc Công ty TNHH Phát triển Bất động sản C.R.E Group, nhận định: Sự chuyển dịch nhu cầu tiêu dùng của người dân thay đổi ngày càng đáng kể sau khi xảy ra những biến động lớn như Covid-19, khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các khách hàng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, chỉ tập trung vào các nhu cầu thiết yếu đời sống như ăn uống, ở, làm việc gây tác động không nhỏ đến thị trường cho thuê bất động sản trong thời gian qua. Điểm sáng lớn nhất có thể nói đến là lĩnh vực nhà ở, dù sản phẩm căn hộ cho thuê được cung cấp ra thị trường rất lớn trong vòng 10 năm đổ lại đây. 

Tuy nhiên với sự phát triển của xã hội cũng như cuộc sống hiện đại hóa khiến cho người dân dần chuyển hướng ưu tiên lựa chọn không gian sống tiện tích ngày càng cao làm cho nhu cầu thuê căn hộ chung cư, căn hộ cao cấp để ở cũng tăng không kém so với lượng cung căn hộ ra thị trường. Giá mua bán căn hộ chung cư tại TP.HCM hiện tại cũng rất cao so với thu nhập trung bình của người dân, do đó lựa chọn thuê căn hộ để ở vẫn đang là lựa chọn hợp lý hơn so với phần lớn người dân.

Năm 2024 vẫn sẽ là một năm có nhiều biến động lớn về vĩ mô, tuy nhiên chúng ta may mắn đang sống trong một quốc gia có sự ổn định cao về đời sống, kinh tế-xã hội. Nếu biết thích nghi và nắm bắt xu thế kinh doanh phù hợp cho giai đoạn này thì bất động sản vẫn sẽ là kênh tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, công ăn việc làm cũng như ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

Ông Lê Mai Tài, Tổng giám đốc Công ty TNHH Phát triển Bất động sản C.R.E Group

i9bet dien thoai nam nghieng

Nhà đầu tư của VNDIRECT như ngồi trên đống lửa vì không thể giao dịch******

Chứng khoán tăng nhưng chỉ có thể nhìn

Sáng nay (27.3), thị trường chứng khoán mở cửa giao dịch trong sắc xanh. Nhiều cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và bất động sản duy trì được đà tăng. Trong đó, cổ phiếu VND của Công ty chứng khoán VNDIRECT cũng tăng nhẹ sau hai phiên giảm mạnh trước đó. Tuy nhiên, sau gần 4 ngày bị tấn công mạng, hệ thống VNDIRECT vẫn chưa thể hoạt động trở lại và điều này khiến các nhà đầu tư tiếp tục ngồi chờ, không thể mua hay bán trong 3 phiên giao dịch liên tiếp.

Nhà đầu tư của VNDIRECT như ngồi trên đống lửa vì không thể giao dịch- Ảnh 1.

Hàng trăm ngàn nhà đầu tư có tài khoản giao dịch tại VNDIRECT đang ngồi trên đống lửa khi 3 ngày liên tục không thể giao dịch được

M.P

Trên các diễn đàn, nhóm nhà đầu tư hết sức sốt ruột và bức xúc. "Anh em xài sàn VND đang như ngồi trên đống lửa, trong đó có mình. Toàn lướt hàng nóng mà 3 ngày rồi chưa đăng nhập nổi. Làm sao chịu được", một nhà đầu tư tên L.B than thở. Trong khi đó, một nhà đầu tư khác cũng cho hay: "Mình ngán ngẩm thật sự, còn cổ phiếu và tiền trong đó. Giờ không thể vào xem hoặc bán đi được, cảm giác rất bức bối".

Nhà đầu tư tên T.A (TP.HCM) chia sẻ, sáng thứ hai đầu tuần khi chị có lịch nhập viện để mổ. Ngay từ sáng sớm khi thị trường chưa giao dịch, chị đăng nhập vào tài khoản của VNDIRECT để rút tiền ra ngân hàng để tạm ứng viện phí. Loay hoay mãi không vào được trên app qua điện thoại, tưởng mình bị sai mật khẩu hay máy bị hư. Nhưng sau một lúc mới đọc được thông báo hệ thống mạng của công ty chứng khoán này bị tấn công mạng. "Tuần trước mình bán bớt một ít chứng khoán để có tiền mặt rút ra sử dụng dịp này. Thế nhưng giờ không vô được tài khoản là bó tay. Đành phải đi mượn tạm người quen rồi chờ khi nào vô lại sẽ rút ra trả. Chán thiệt sự. Tự dưng mình có tiền mà phải đi mượn", chị T.A nói.

Lo lắng nhất là những nhà đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường phái sinh. Theo anh N.T - một nhà đầu tư lâu năm tại TP.HCM -  các nhà đầu tư có hợp đồng phái sinh sẽ bị thiệt hại lớn nhất. Bởi giao dịch phái sinh thường chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày, thậm chí chỉ trong vòng 1 giờ khi biến động được tính theo từng phút. Hơn nữa, giao dịch phái sinh thường sử dụng margin lớn. Do đó sau 3 ngày không giao dịch được, các tài khoản không thể đóng những hợp đồng phái sinh và nếu biến động của thị trường đi ngược với trạng thái của nhà đầu tư thì thiệt hại này sẽ lớn hơn rất nhiều so với chứng khoán cơ sở.

Nhiều nhà đầu tư đã đặt vấn đề: Thiệt hại của họ khi không giao dịch được thì VNDIRECT có bồi thường không. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế lẫn pháp lý, rất khó để đánh giá được mức độ thiệt hại của nhà đầu tư. Bởi không ai chứng minh được là có ý định mua hay bán một cổ phiếu ở giá đó. Việc đưa ra chính sách hỗ trợ như thế nào là tùy vào VNDIRECT sau khi đưa hệ thống hoạt động trở lại.

Khi nào VNDIRECT giao dịch trở lại?

Đến gần 11 giờ sáng 27.3, trang chủ của VNDIRECT vẫn tiếp tục hiển thị thông báo như hôm qua là hệ thống hiện đang trong quá trình khắc phục và kết nối trở lại. Trong ngày 26.3, ông Nguyễn Vũ Long, Tổng giám đốc VNDIRECT trả lời trên VTV cũng cho biết hệ thống công ty bị tấn công bởi một nhóm tấn công chuyên nghiệp, làm mã hóa tất cả dữ liệu của công ty. Hiện công ty đã giải mã các dữ liệu bị mã hóa, tiếp tục bước tiếp theo là khắc phục hệ thống và dự kiến sẽ mất thêm một thời gian nữa. Ngay chính lãnh đạo cao nhất của công ty cũng không đề cập đến thời gian khi nào hệ thống mới hoạt động trở lại.

Nhà đầu tư của VNDIRECT như ngồi trên đống lửa vì không thể giao dịch- Ảnh 2.

Trang chủ của VNDIRECT đến trưa 27.3 tiếp tục hiển thị thông báo đang trong quá trình khắc phục

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Sáng nay (27.3), trả lời Báo Thanh Niênvề vấn đề này, phụ trách truyền thông của VNDIRECT cho biết khó nói được về thời gian để nhà đầu tư giao dịch trở lại và công ty vẫn đang cố gắng hết sức để khôi phục hệ thống. Do vậy, thời gian chính xác để nhà đầu tư có tài khoản tại VNDIRERCT giao dịch trở lại hiện vẫn chưa rõ.

Theo ông Nguyễn Tử Quảng - CEO Tập đoàn Công nghệ BKAV, một trong những đơn vị tham gia khắc phục sự cố cho VNDIRECT - đây là một hình thức tấn công tương đối phổ biến trong những năm gần đây ở Việt Nam và trên thế giới. Hacker sẽ sử dụng 1 lỗ hổng nào đó để xâm nhập vào trong hệ thống. Sau đó Hacker sẽ tìm cách để cài đặt virus vào hệ thống của công ty và mã hóa dữ liệu sau đó sẽ dùng khóa mã hóa đó để có thể tống tiền các nạn nhân. Ở Việt Nam và trên thế giới cũng có nhiều công ty lớn đã từng bị như vậy.

"Hệ thống của VNDIRECT rất phức tạp và rất lớn. Đến nay công cụ và các biện pháp để giải mã đã có và hiện nay hầu hết các công ty lớn về công nghệ ở Việt Nam đều đang tham gia, như FPT, Viettel, BKAV và nhiều các đồng nghiệp khác của chúng tôi đều đã tham gia. Chúng tôi coi đây là một vấn đề chung của xã hội, mọi người cùng chung tay vào để khắc phục. Chúng tôi đang rất nỗ lực để hệ thống quay trở lại hoạt động bình thường trong một vài ngày tới. Thời điểm hiện tại, một số dịch vụ đã bắt đầu hoạt động trở lại. Có một nội dung nữa mà tôi nghĩ các bạn quan tâm là tài khoản và tài sản của họ trong hệ thống VND thế nào? Thì rất may tất cả đã đang được đảm bảo, các bạn có thể tạm yên tâm", ông Nguyễn Tử Quảng nói.

Còn theo ông Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc Công nghệ Công ty An ninh mạng Quốc gia NCS -VNDIRECT đã thông báo lấy được mã khóa (key). Đây là cuộc tấn công mã hóa dữ liệu và nếu có key thì sẽ khôi phục được toàn bộ dữ liệu. Nếu để dựng lại hệ thống thì không quá phức tạp. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều vấn đề khác. Quan trọng nhất là tìm ra được lỗ hổng và bịt lỗ hổng mà hacker đã xâm nhập. Nếu theo dự kiến từ công ty mà một số phương tiện truyền thông đăng tải là sẽ đưa hệ thống quay lại hoạt động trong vài ngày tới thì đây không phải là thời gian dài. Đối với nhà đầu tư, ông Sơn cho biết sau khi công ty chứng khoán đã cho hệ thống hoạt động quay trở lại thì cần kiểm tra ngay tài khoản, và đổi mật khẩu truy cập, vì có thể đã lộ lọt thông tin. Tránh trường hợp hacker có mật khẩu và chiếm đoạt tài sản liên quan.

Bụi đá bao trùm cao tốc Nha Trang******

Ngày 23/4, Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN&MT) tỉnh Khánh Hòa cho biết đã có công văn gửi 3 công ty khai thác đá về việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ đá Dốc Sạn.

Sở TN&MT lưu ý 3 công ty trên tăng cường thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi trong quá trình khai thác, chế biến và vận chuyển khoáng sản, không để phát tán bụi ảnh hưởng đến hoạt động tuyến đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm.

Bụi đá bao trùm cao tốc Nha Trang - Cam Lâm - 1

Bụi từ mỏ đá bay mịt mù ở cao tốc Nha Trang - Cam Lâm (Ảnh: Đức Hưng).

Trước đó, Công ty TNHH đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm đã có văn bản gửi các cơ quan có liên quan, về việc có giải pháp xử lý tình trạng bụi từ quá trình khai thác mỏ đá phát tán lên cao tốc Nha Trang - Cam Lâm gây che khuất tầm nhìn, có nguy cơ cao mất an toàn giao thông.

Ngoài ra, bụi mịn còn làm hư hỏng các thiết bị vận hành hầm Dốc Sạn thuộc dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm.

Ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Công ty TNHH quản lý khai thác đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, cho biết đầu tháng 4 đến nay, bụi mịn từ 3 mỏ đá gần hầm Dốc Sạn phát tán mạnh ra đường cao tốc. Thời điểm giữa trưa bụi thường bay dày đặc, khiến các phương tiện đi qua khu vực này gặp nhiều khó khăn.

Bụi đá bao trùm cao tốc Nha Trang - Cam Lâm - 2

Một mỏ đá nằm gần hầm Dốc Sạn (Ảnh: Trung Thi).

"Có thời điểm bụi mịn dày đặc, các phương tiện phải dừng lại ở cao tốc chờ bụi tan đi mới di chuyển được", ông Hưng cho hay.

Cũng theo ông Hưng, bụi từ mỏ đá phát tán vào 2 ống hầm Dốc Sạn, phủ kín, che mờ các thiết bị vận hành hầm như camera, điện chiếu sáng, quạt thông gió, hệ thống phòng cháy chữa cháy, thông tin liên lạc làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành hoạt động của hệ thống.

"Hiện phía công ty cho công nhân tăng cường kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị điện tử, biển báo để đảm bảo cho việc vận hành cao tốc", ông Hưng thông tin.

Liên quan đến vụ việc trên, Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa cho biết sẽ phối hợp với UBND thành phố Cam Ranh giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 3 mỏ đá gần hầm Dốc Sạn và sẽ xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm được khởi công vào năm 2021 đến tháng 5/2023 chính thức thông xe.

Bụi đá bao trùm cao tốc Nha Trang - Cam Lâm - 3

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm được đầu tư với 4 làn xe (Ảnh: Trung Thi).

Theo chủ đầu tư dự án, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm có tổng chiều dài hơn 49km, hiện đã đầu tư 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, vận tốc khai thác từ 60 đến 90km/h.

Tổng số vốn đầu tư của dự án hơn 7.600 tỷ đồng, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 4 tháng.

Dự kiến ngày 26/4, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo được đưa vào vận hành, khớp nối với 4 tuyến (Long Thành - Dầu Giây, Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Vĩnh Hảo, Nha Trang - Cam Lâm) sẽ tạo thành đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông dài khoảng 380km, bắt đầu từ TPHCM tới Nha Trang (Khánh Hòa).

Việc khớp nối các cao tốc sẽ rút ngắn thời gian từ TPHCM đi Nha Trang sẽ còn 4-5h so với 8-9h như trước đây.

Bắt giam một Phó cục trưởng Bộ Công Thương******

Thông tin tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/4, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết cơ quan điều tra tiến hành tố tụng vụ án liên quan Xuyên Việt Oil.

Hiện nay, Cục An ninh điều tra A09 Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng liên quan vụ án trên gồm: Trần Duy Đông, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương bị bắt về tội Nhận hối lộ.

Ông Đinh Tiến Dũng, Kế toán trưởng Công ty Xuyên Việt Oil và ông Nguyễn Tiến Long, Trưởng phòng kinh doanh Công ty Xuyên Việt Oil cùng bị bắt về tội Đưa hối lộ.

Bắt giam một Phó cục trưởng Bộ Công Thương - 1

Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, thông tin tại họp báo chiều 3/4 (Ảnh: Đoàn Bắc).

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil đã âm vốn chủ sở hữu trên 462 tỷ đồng; nợ Nhà nước tiền thuế bảo vệ môi trường trên 1.246 tỷ đồng; nợ Quỹ bình ổn giá xăng dầu trên 212 tỷ đồng.

Bắt giam một Phó cục trưởng Bộ Công Thương - 2

Ông Trần Duy Đông, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương (Ảnh: Bộ Công Thương).

Theo tính toán của thanh tra, dù công ty nợ (tính sơ bộ) trên 1.920 tỷ đồng nhưng đang cho bà Mai Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch HĐQT công ty, nợ 2.978 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ còn phát hiện, Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho Tổng công ty xăng dầu Quân đội sản lượng xăng dầu không đúng với sản lượng xăng dầu thực tế.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, Công ty Xuyên Việt Oil đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng với sản lượng xăng dầu trên hóa đơn nhiều hơn so với sản lượng thực giao 2.580m3 xăng và 7.433m3 dầu DO, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; việc kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường và trích, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Ngày 8/9/2023, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Mai Thị Hồng Hạnh (SN 1979, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) và Nguyễn Thị Như Phương (SN 1992, Phó Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Ngày 14/12/2023, Cơ quan An ninh điều tra tiếp tục khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Đến ngày 19/12/2023, Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Duy Minh (cựu Cục trưởng Cục Thuế TPHCM, Giám đốc Sở Tài chính TPHCM) về tội Nhận hối lộ. Ngày 21/12/2023, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đỗ Thắng Hải (Thứ trưởng Bộ Công Thương) về tội Nhận hối lộ.

Chiều 27/12, đại diện Cục An ninh điều tra Bộ Công an cho biết ông Hoàng Anh Tuấn (Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương) và ông Đặng Công Khôi (Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính) đã bị khởi tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Đê sông Cà Lồ lún nứt nghiêm trọng******

Sáng 27/3, UBND TP Phúc Yên (Vĩnh Phúc) thông tin, 800m mặt đê dọc theo sông Cà Lồ (đoạn thuộc địa phận thôn Cao Quang và thôn Đức Cung, xã Cao Minh) xuất hiện các vết nứt rải rác, nhiều đoạn bị lún nứt sâu và rộng. Bề rộng vết nứt khoảng 1,5-5cm, chiều sâu từ 60-80cm tùy từng vị trí.

Chủ tịch UBND TP Phúc Yên Phan Tiến Dũng vừa đi kiểm tra thực địa khu vực này. Ông Dũng đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn của thành phố khẩn trương thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố nhằm đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.

Lãnh đạo TP Phúc Yên chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát, hạn chế xe tải trọng lớn lưu thông trên tuyến đê cho đến khi xử lý xong sự cố.

Đê sông Cà Lồ lún nứt nghiêm trọng - 1

Ông Phan Tiến Dũng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Phúc Yên, kiểm tra vị trí lún nứt đê sông Cà Lồ ngày 26/3 (Ảnh: Cổng TTĐT Phúc Yên).

Trước đó, UBND TP Phúc Yên thành lập tổ công tác kiểm tra, đánh giá thực tế về địa chất, mức độ ảnh hưởng, quy mô và độ an toàn của thân đê tại vị trí xảy ra sự cố lún nứt trên.

Các cơ quan liên quan đều đánh giá vết nứt trên mặt đê rất nghiêm trọng, cần sửa chữa khẩn cấp trước mùa mưa lũ sắp tới.

UBND xã Cao Minh được giao tổ chức lực lượng canh gác đê và lập sổ theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố, báo cáo kịp thời khi vết nứt lan rộng có nguy cơ làm mất an toàn đê.

Sông Cà Lồ có tổng chiều dài 86km chảy qua địa bàn các huyện Yên Lạc, Bình Xuyên, TP Phúc Yên của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Mê Linh, Sóc Sơn thuộc Hà Nội rồi đổ ra sông Cầu tại ngã ba Xá, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, Bắc Ninh.

Bé gái sơ sinh còn nguyên dây rốn tử vong dưới kênh******

Sáng 15/4, ông Trịnh Cáp - Phó Chủ tịch UBND phường Điện An, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) - cho biết, lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường và điều tra vụ việc một cháu bé sơ sinh tử vong dưới mương dẫn nước.

Khoảng 5h cùng ngày, người dân khối phố Phong Nhất, phường Điện An phát hiện thi thể bé gái sơ sinh ở dưới con kênh ở địa phương này. Bé gái sau đó đã được vớt lên đưa về nhà văn hóa khối phố.

Bé gái sơ sinh còn nguyên dây rốn tử vong dưới kênh  - 1

Nơi phát hiện thi thể cháu bé (Ảnh: Bình An).

Sau khi nhận được thông tin, lực lượng công an phường phối hợp với Công an thị xã Điện Bàn đến khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ việc.

Thông tin ban đầu, bé gái sơ sinh tử vong dưới mương nước chưa được cắt dây rốn.

Địa phương đang chờ lực lượng pháp y khám nghiệm, kiểm tra ADN để xác định thân nhân bé gái.

Tối nay bầu trời Việt Nam xuất hiện Trăng Hồng: Vì sao có tên gọi này?******

Trăng Hồng xuất hiện cùng mưa sao băng

Theo Livescience, trăng tròn thứ 4 của năm 2024, có biệt danh là Trăng Hồng, sẽ xuất hiện trên bầu trời tuần này, xuất hiện sáng và tròn từ thứ 2 đến thứ 4 (22 - 24.4). Thời điểm này, mặt trăng sẽ tỏa sáng ở chòm sao Xử Nữ, gần với Spica, một trong 20 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm.

Trăng tròn tháng 4 gọi là Trăng Hồng

Trăng tròn tháng 4 gọi là Trăng Hồng

HUY HYUNH

Các nhà nghiên cứu cho biết những ngày Trăng Hồng, trùng với đỉnh điểm của trận mưa sao băng Lyrids và có thể làm lu mờ phần nào sự xuất hiện của các ngôi sao băng diễn ra hàng năm.

Theo đó, thời điểm tốt nhất để đón cơn mưa sao băng này là đêm 22 - rạng sáng 23.4 khi mặt trăng ở vị trí thấp nhất, ngay trước bình minh.

Từ Bắc Mỹ, thời điểm tốt nhất để ngắm trăng tròn là thứ ba, khi nó mọc ở phía đông rất gần với hoàng hôn. Kiểm tra thời gian mặt trăng mọc và lặn ở vị trí của bạn và tìm một địa điểm có tầm nhìn thấp về đường chân trời phía đông.

Trong khi đó, ở Việt Nam, theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) thời điểm mặt trăng tròn nhất xảy ra lúc 6 giờ 50 phút rạng sáng ngày 24.4 (giờ Việt Nam). Khi đó mặt trăng sẽ nằm ở phía đối diện của trái đất so với mặt trời và mặt của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn.

Bí mật đằng sau các tên gọi

HAS cho biết lần trăng tròn này được các bộ lạc người Mỹ bản địa đầu tiên gọi là Trăng Hồng vì nó đánh dấu sự xuất hiện của hoa Phlox màu hồng rêu, hay hoa phlox đất hoang, một trong những loài hoa đầu tiên của mùa xuân.

Như vậy, tên gọi Trăng Hồng xuất phát từ nguồn gốc nói trên, không phải do mặt trăng có màu hồng như một số người lầm tưởng.

Tối nay bầu trời Việt Nam xuất hiện Trăng Hồng: Vì sao có tên gọi này?- Ảnh 2.

Trăng Hồng là trăng tròn thứ 4 trong năm 2024

HUY HYUNH

Bên cạnh đó, nó còn được gọi với tên Trăng Băng Vỡ, Trăng Non, Trăng Thức Tỉnh và Trăng Trứng. Các tên khác của người Mỹ bản địa cho trăng tròn tháng 4 bao gồm Trăng Cỏ Mọc (Tlingit), Trăng Dâu Đen (Choctaw), Trăng Hoa (Cherokee) và Trăng Lá To (Apache).

Trong Do Thái giáo, Trăng Hồng còn được gọi là Trăng Vượt Qua vì nó đánh dấu ngày đầu tiên của Lễ Vượt Qua (Pesach) của người Do Thái.

Thường xuyên dành thời gian quan sát bầu trời đêm, anh Triệu Văn Thiện (25 tuổi, ngụ Đắk Lắk) cho biết khu vực nhà anh ít bị ô nhiễm ánh sáng. Đó là lý do mà ban đêm, khi thời tiết trở nên mát mẻ, anh thường quan sát mặt trăng, các trận mưa sao băng.

“Trăng tròn tháng 4 đã tới, có tên gọi Trăng Hồng nhưng tôi biết mặt trăng không có màu hồng. Vào những đêm trời trong như vậy, tôi hay tưới nước cho các vườn cà phê, vừa ngắm mặt trăng và bầu trời đêm, thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời. Những ngày đi làm ở thành phố, không có nhiều cơ hội để hòa mình với thiên nhiên, bầu trời như vậy", anh cho biết.

【biên tập】Phong Lâm
tuyên bố đặc biệt:

Bản quyền của tất cả các tác phẩm trên trang web này được đánh dấu "Nguồn: China People's Media" thuộc về China People's Media. Các tác phẩm trên không được phép sao chép, trích đoạn hoặc sử dụng theo cách khác mà không được phép. Nếu tác phẩm đã được trang web này cấp phép thì tác phẩm đó phải được sử dụng trong phạm vi được cấp phép và ghi rõ "Nguồn: China People's Media". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước trang web này theo quy định của pháp luật.

tin nóng hổi