2024-09-12 00:59:46
来源: Lưới sứa
Lưới sứa2024-09-12 00:59:46Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Sơn Phùng)Kinh nghiệm xương máu của nghề 'năng nhặt chặt bị'******
Đặc trưng của khí hậu miền Bắc, có giai đoạn thời tiết nồm ẩm. Kiểu thời tiết này thường ảnh hưởng rất lớn đến các thiết bị điện tử, trong đó có máy photocopy. Vào những ngày nồm ẩm, nếu máy ngưng sử dụng quá 24 tiếng, hoặc tắt toàn bộ nguồn điện, thiết bị sấy không hoạt động được thì sáng ra máy rất dễ… bị đơ.
Vì vậy nhiều cơ sở, đặc biệt là các cơ quan, doanh nghiệp, người sử dụng thường để máy ở chế độ chờ 24/24; có tắt máy thì cũng không rút phích ra khỏi nguồn điện để điện vào nuôi thanh sấy công suất khoảng 9W có trong mỗi khay giấy. Thanh sấy này có nhiệm vụ làm nóng giấy, tránh giấy bị hút ẩm, vì nếu giấy ẩm, khi sử dụng sẽ kẹt giấy.
Việc để máy chờ như vậy đã trở thành thói quen, nhất là ở các cơ quan, doanh nghiệp, theo đó, khi thời tiết không nồm ẩm, máy vẫn luôn được để chờ xuyên đêm rất tốn điện. Nguồn điện cung cấp cho máy photocopy thường được lấy qua thiết bị ổn áp, kể cả máy không chạy, thì một chiếc ổn áp 1 pha, công suất 25 KVA đến 30 KVA cũng tự ngốn từ 20 đến 23 số điện một tháng.
Để tiết kiệm, ở cơ sở của tôi khi hết giờ làm việc, toàn bộ nguồn điện cung cấp cho cơ sở sẽ bị ngắt cầu dao nguồn. Việc này trước hết nhằm đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ cho cơ sở, sau đó là giảm chi phí phải trả.
Nếu hôm nào thời tiết nồm ẩm, khi đóng nguồn điện lại, tôi sẽ không bật máy photocopy lên ngay, vì nếu bật sử dụng ngay rất dễ bị lỗi, có thể gây đánh lửa ở các chi tiết "nhạy cảm" như cao áp. Trước khi bật máy, tôi sử dụng một chiếc máy sấy tóc, xì khô vào các chi tiết "nhạy cảm" để tránh máy bị ẩm mà đánh lửa, như vậy máy sẽ hoạt động an toàn. Còn với giấy, vào ngày nồm không nên bóc vỏ, nên sử dụng đến đâu, bóc đến đó. Trong mỗi gram giấy đều được bao bọc bằng giấy chống ẩm (có lớp nilon phủ ngoài) nên không ngại giấy bị hút ẩm.
Tuy nhiên, việc ngắt toàn bộ thiết bị điện chỉ được thực hiện từ tối đến sáng. Nếu cơ sở nghỉ dài ngày vào dịp lễ, tết, cần bảo quản máy bằng cách dùng cuộn nilon màng mỏng bọc toàn bộ máy móc, tránh máy hút ẩm và cũng ngăn ngừa chuột bọ chui vào các khoang máy để cắn dây và các bảng mạch bên trong.
Những người làm nghề dịch vụ in ấn, photocopy thường chia sẻ với nhau là nghề "năng nhặt chặt bị". Bởi lẽ, đơn giá một tờ photocopy chỉ từ 200 đồng đến 300 đồng; trong khi có rất nhiều chi phí như mực, giấy, khấu hao, tiền điện, tiền thuế, tiền thuê mặt bằng... Việc ngắt nguồn để tiết kiệm mỗi tối từ 5 đến 6 số điện (đối với cơ sở nhỏ) và hơn thế đối với cơ sở có nhiều máy sẽ góp phần tiết kiệm điện năng, đảm bảo an toàn cháy nổ và giảm thêm chi phí cho cơ sở.
Mong rằng, với kinh nghiệm nêu trên, ở các văn phòng cơ quan, công sở, nơi có điều kiện tốt hơn về mặt bằng (có phòng ốc khép kín khô ráo), được trang bị điều hòa không khí có tính năng hút ẩm... thì nên từ bỏ thói quen để máy photocopy ở chế độ chờ 24/24. Để như vậy, một số chức năng của máy vẫn hoạt động và vẫn ngốn điện năng tiêu thụ. Khi bật lên, máy vẫn phải làm nóng như khi tắt máy hẳn. Vậy nên, nếu không sử dụng máy thường xuyên trong ngày thì không nên bật chế độ như vậy.
Vụ sạt lở hầm ở Đèo Cả: Phát hiện một lỗ hổng mới******
Ngày 14/4, ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh, cho biết đơn vị vừa phát hiện một lỗ hổng mới nằm bên ngoài, phía trên điểm sạt lở ở hầm Bãi gió, thuộc xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Từ lỗ hổng này, đơn vị thi công sẽ tiến hành khoan thăm dò địa chất, tìm vị trí đất rỗng do sạt lở mấy ngày nay. Phía trong hầm, nhà thầu bố trí 2 tổ phun bê tông vào vị trí đất đá sạt lở để giữ chân, không cho biến động.
"Sau khi tìm thấy vị trí đất rỗng, đơn vị thi công sẽ phun bê tông để làm đông cứng đất đá ở khu vực xung quanh, nhằm mục đích ngăn tình trạng sạt lở tiếp tục xảy ra. Thời gian để bê tông đông cứng mất khoảng 8 giờ, sau đó bộ phận ở trong hầm mới tiến hành gia cố vỏ hầm", ông Vinh cho hay.
Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh cho biết, theo tính toán, các công đoạn trên phải mất 3-4 ngày mới có thể hoàn thành và thông tuyến đường sắt bắc - nam.
Hiện Chi nhánh vận tải đường sắt Nha Trang vẫn trung chuyển hành khách giữa ga Giã (Khánh Hòa) và ga Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên).
Riêng các tàu hàng vẫn đang tạm dừng hành trình tại các ga trên địa bàn 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.
Như Dân tríđã thông tin, trong 2 ngày 12 và 13/4, tại hầm Bãi Gió xảy ra hiện tượng sạt lở với tổng khối lượng hơn 200m3 gây tê liệt đường sắt Bắc - Nam đoạn qua 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.
Hầm Bãi Gió được xây vào năm 1930 và đưa vào sử dụng năm 1936. Trước khi xảy ra vụ sạt lở, hầm Bãi Gió được đơn vị thi công gia cố các lớp chống thấm, khung thép và phun bê tông lên vỏ hầm. Việc thi công đang được triển khai thì xảy ra sự cố sạt lở.
Ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh, bác bỏ việc sạt, lở do quá trình thi công dự án gia cố hầm Bãi Gió. Nguyên nhân sạt lở là do các tầng đất đá ở trên vỏ hầm lâu năm bị phong hóa rồi rơi tự do.
Ngành đường sắt đã làm việc với Cảnh sát giao thông tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, tiến hành cấm tất cả các phương tiện xe tải đi trên đường Đèo Cả nhằm giảm áp lực cho vỏ hầm.
Trong ngày 13/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành công điện của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an toàn, thông suốt trong quá trình khai thác đối với vận tải đường sắt tuyến Hà Nội - TPHCM.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan huy động tối đa các nguồn lực để khắc phục kịp thời sự cố sạt lở hầm Bãi Gió.
Mức thu phí cao tốc Nha Trang******Ngày 21/4, Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm cho biết đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng về việc triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm theo hợp đồng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao).
Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm sẽ tiến hành thu phí dịch vụ đường bộ theo hình thức điện tử không dừng tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm kể từ ngày 26/4. Đây cũng là thời điểm mà tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dự kiến được đưa vào khai thác.
1km cao tốc Nha Trang - Cam Lâm sẽ có đơn giá là 1.669 đồng. Phương tiện trong đối tượng thu phí được chia làm 5 nhóm.
Nhóm 1 (xe dưới 12 chỗ, xe tải trọng dưới 2 tấn, xe buýt) có mức thu phí thấp nhất là 81.904 đồng/49km; xe nhóm 2 gấp 1,3 lần so với nhóm 1; nhóm 3 là 1,7 lần; nhóm 4 là 2,7 lần; nhóm 5 là 3,8 lần (tương đương với giá 311.234 đồng).
Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm được khởi công vào năm 2021 đến tháng 5/2023 chính thức thông xe.
Theo chủ đầu tư dự án, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm có tổng chiều dài hơn 49km, hiện đã đầu tư 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, vận tốc khai thác từ 60 đến 80km/h.
Tổng số vốn đầu tư của dự án hơn 7.600 tỷ đồng, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 4 tháng.
Sắp tới, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo được đưa vào vận hành, khớp nối với 4 tuyến (Long Thành - Dầu Giây, Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Vĩnh Hảo, Nha Trang - Cam Lâm) sẽ tạo thành đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông dài khoảng 380km, bắt đầu từ TPHCM tới Nha Trang (Khánh Hòa).
Việc khớp nối các cao tốc sẽ rút ngắn thời gian từ TPHCM đi Nha Trang sẽ còn 4-5h so với 8-9h như trước đây.
Bộ GTVT muốn điều chỉnh quy định giá vé máy bay******Theo dự thảo lấy ý kiến, Bộ GTVT cho biết luật Giá 2023 quy định giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa do Bộ GTVT định giá tối đa.
Trong khi đó, Thông tư 36/2015 của Bộ GTVT quy định giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa do Bộ GTVT quy định khung giá (gồm giá sàn và giá trần).
Luật Giá 2023 cũng loại bỏ giá dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay ra khỏi danh mục dịch vụ do Nhà nước định giá. Trong khi quy định hiện hành giao Bộ GTVT quy định mức giá cụ thể đối với loại dịch vụ trên.
Đưa ra 2 phương án lấy ý kiến, Bộ GTVT đề xuất lựa chọn phương án bỏ giá dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay ra khỏi danh mục dịch vụ do Nhà nước định giá và thay đổi hình thức định giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa từ khung giá sang quyết định giá tối đa.
Lý do việc này để thống nhất quy định của pháp luật khi luật Giá năm 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.7.
Trong dự thảo, Bộ GTVT cũng đề xuất điều chỉnh danh mục dịch vụ thực hiện kê khai giá. Cụ thể các doanh nghiệp hàng không phải kê khai các loại giá sau: dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa và giá dịch vụ cơ bản thiết yếu tại cảng hàng không, sân bay…
Giá vé máy bay cao có ảnh hưởng dịp cao điểm du lịch hè
Cục Hàng không được giao là cơ quan tiếp nhận văn bản kê khai giá đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa. Các cảng vụ hàng không là cơ quan tiếp nhận văn bản kê khai giá đối với dịch vụ cơ bản thiết yếu tại cảng hàng không, sân bay.
Theo Thông tư 34/TT-BGTVT bổ sung một số điều của Thông tư 17 điều chỉnh tăng giá trần vé máy bay chính thức có hiệu lực. Theo đó, các đường bay có khoảng cách dưới 500 km có mức giá trần là 1,6 triệu đồng/vé/chiều với đường bay phát triển kinh tế - xã hội và 1,7 triệu đồng/vé/chiều với các đường bay khác với đường bay từ 500 km đến dưới 850 km có mức giá trần là 2,25 triệu đồng/vé/chiều (giá cũ là 2,2 triệu đồng/vé/chiều).
Đường bay có khoảng cách từ 850 km đến dưới 1.000 km có giá vé tối đa là 2,89 triệu đồng/vé/chiều (giá cũ là 2,79 triệu đồng/vé/chiều).
Đường bay từ 1.000 km đến dưới 1.280 km có giá trần là 3,4 triệu đồng/vé/chiều (giá cũ là 3,2 triệu đồng/vé/ chiều).
Đường bay có khoảng cách từ 1.280 km trở lên là 4 triệu đồng/vé/chiều (giá cũ là 3,75 triệu đồng/vé/chiều).
Bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu******Ngày 26.4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang thực hiện lệnh bắt tạm giam Dương Hồng Hiếu (46 tuổi, ngụ P.Vĩnh Lạc, TP.Rạch Giá, Kiên Giang) để điều tra về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo kết quả điều tra ban đầu, từ đầu năm 2020 đến nay, Dương Hồng Hiếu sử dụng mạng xã hội có nick "Dương Hồng Hiếu", "Dương Hiếu", "Phù Dung Tự kêu oan", đăng tải nhiều bài viết, video có nội dung bịa đặt, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm ảnh hưởng đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang và nhiều cá nhân, chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang.
Cơ quan chức năng nhiều lần cảm hóa, giáo dục nhưng Hiếu vẫn không nhận thức được vi phạm, tiếp tục hoạt động ngày càng nhiều, tính chất phức tạp hơn.
Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định, Hiếu có hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Với những chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Dương Hồng Hiếu và khám xét nơi ở.
Vụ việc đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư******
3 lần trốn thoát cảnh bắt vợ
Cô gái trong câu chuyện trên là Sùng Thị Sơ, (22 tuổi, dân tộc Mông, ở xã Hồng Ca, H.Trấn Yên, Yên Bái). Cô đang là sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội.
Tục bắt hay kéo vợ của người H'Mông là nghi lễ trước khi kết hôn của các cặp đôi yêu nhau. Tuy nhiên, không ít người đã lợi dụng phong tục này để "bắt" cô gái về làm vợ khi chưa có sự đồng ý. Cô gái này đã 3 lần trở thành nạn nhân của tục lệ này.
Năm cô học lớp 8, khi đang đi chơi tết với em gái bỗng bị kéo về nhà người ta. Chuyện này xảy ra quá nhanh nên Sơ không kịp phản ứng. May mắn, em gái khóc lên nên mọi người xung quanh đã can ngăn.
Lần thứ hai, khi cô học lớp 10, cô tiếp tục bị bắt bởi một người không quen biết trước hôm nhập học một ngày.
Lần thứ ba, khi chuẩn bị thi THPT Quốc gia cũng là lúc nhiều địa phương giãn cách do dịch Covid-19. Do ôn thi nên Sơ đã ở nhà một mình thay vì đi làm nương cùng bố mẹ. Chiều tối, hai người lạ ở làng khác đã đến rủ đi chơi nhưng cô đã từ chối. Không được đồng ý, họ liền cưỡng chế kéo cô đi. Bị kẹp giữa trên xe, cô gái không thể vùng vẫy, phản kháng.
Ngay tối hôm đó, cô đã bị cưỡng ép, bắt ngủ với đối phương. Sơ biết rằng bị bắt rồi sẽ khó trốn về nhà nhưng vẫn quyết tâm trốn, không thể ở với người khác.
"Sáng hôm sau, mình lấy cớ gọi điện cho trường lấy lịch thi và lén gọi điện cầu cứu bố mẹ. May mắn, bố mình đã thuyết phục được người ta đưa về. Dù đã về nhà an toàn nhưng gia đình đối phương và những người xung quanh vẫn bàn tán, mong được cưới họ. Mình rất biết ơn bố mẹ vì đã mặc kệ những lời góp ý xung quanh", cô chia sẻ.
Từ nhỏ, Sơ đã chứng kiến nhiều gia đình không hạnh phúc. Khi lớn lên, cô chứng kiến nhiều bạn trẻ lấy chồng rất sớm đều bỏ chồng hoặc ngược lại. Nuôi thêm 2 - 3 người con khiến cuộc sống của những bạn đó rất cực khổ. Dù muốn tìm được sự giúp đỡ của người khác nhưng họ không có ai để chia sẻ, thậm chí không nói được tiếng phổ thông. Hành trình thoát khỏi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc dường như không có lối thoát.
Cô quyết tâm trở thành luật sư vì bản thân muốn được bảo vệ chính mình. Cô từng 3 lần bị bắt vợ nên đủ nhận thức rằng đó không phải là mong muốn của mình. Cô sẽ không thể lay chuyển được ai nếu chính mình không thay đổi, không chịu học hỏi và không có ước mơ.
Hiện cô đã bảo vệ xong khóa luận và đang trong quá trình xét tốt nghiệp. Cô tin một khi đã trở thành luật sư, việc giúp mọi người nhận thức đầy đủ về việc được học tập và theo đuổi những gì mình muốn.
Vượt khó khăn, đạt thành tích cao
Bố mẹ Sơ là nông dân, chủ yếu trồng trọt chăn nuôi ở quê. Họ đều không được đi học. Cô là con thứ 2 trong gia đình có 5 chị em. Chị gái đã đi lấy chồng, em gái mới tốt nghiệp trung cấp còn hai em trai đang đi học. Gia đình không có thu nhập ổn định, phụ thuộc vào nương rẫy.
Dù gặp khó khăn về tài chính nhưng cô vẫn thuyết phục bố mẹ được đi học sau khi tốt nghiệp THPT và hứa sẽ tự lo học phí. Có lúc, gia đình khó khăn đến mức không có dép đi, không có áo ấm mặc lúc mùa đông dù phải đi bộ khoảng 3 km đi học.
Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt ở thủ đô, Sơ thường làm giúp việc gia đình, phục vụ ở nhà hàng, quán ăn, quán cà phê và làm các công việc văn phòng khác. Có những thời điểm cô làm nhiều việc một lúc để có tiền ở lại Hà Nội và tiếp tục đi học.
"Đến tận năm 2020, mình cũng không mua nổi áo ấm. Lúc đó, mình từ Hà Nội lên Thái Nguyên thăm em gái ốm vì bạn ấy chỉ có một chiếc áo khoác mỏng nên đã nhường chiếc áo ấm duy nhất đó. Cả đoạn đường trở về Hà Nội, mình đã khóc rất nhiều. Khóc vì thương mình, thương em và thương cho sự vất vả của đấng sinh thành", cô gái xúc động.
Khác với những lời dị nghị, chê bai từ hàng xóm vì cho rằng: "Con gái chỉ là con gái thôi", bố mẹ Sơ luôn động viên con hết mình. Mỗi lần Sơ cầm giấy khen về nhà, ánh mắt của họ luôn chan chứa sự tự hào, sự tin tưởng và tình thương con vô bờ.
Với quyết tâm thay đổi cuộc sống của bản thân và những em gái xung quanh sau câu chuyện 3 lần là nạn nhân của tục bắt vợ, Sơ được lựa chọn là 1 trong 2 đại diện Việt Nam tại Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong tham luận trình bày tại hội thảo, cô đã nêu tình trạng tảo hôn chung tại Việt Nam và cộng đồng người H'mông nói riêng."Không có gì là không thể thay đổi cả, nếu mình sẽ có cơ hội để làm điều đó. Và mình tin sẽ có người sẵn sàng đứng lên để bảo vệ nên nếu gặp phải những trường hợp như vậy các em gái hãy kêu cứu. Chúng ta nên kết hôn khi đã đủ tuổi theo quy định của pháp luật, đủ lớn về cả nhận thức, có tri thức và có đủ sức để bảo vệ bản thân an toàn",cô viết trong bài tham luận.
Ngoài ra, cô cũng là một trong 15 thành viên thành viên quỹ Spark tại Đông Nam Á thuộc Quỹ Trẻ em toàn cầu. Tại đây, cô mong muốn sẽ có nhiều quyền lợi hơn cho những người yếu thế (người dân tộc thiểu số, người khuyết tật hay LGBT), không giới hạn ngôn ngữ để thêm nhiều cơ hội học tập cho các bạn trẻ, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.
Ông Sùng Công Của (43 tuổi), bố của Sơ nói rằng rất tôn trọng quyết định của con. Khi nghe tin con bị kéo đi làm vợ, người đàn ông rất đau lòng vì luôn thấy khao khát được đi học của con.
"Tôi xem việc đứng ra bảo vệ con là trách nhiệm của đấng sinh thành. Tôi mất ngủ nhiều đêm vì thương con, lo con gái sẽ không chịu được sau nhiều lần bị bắt. Tôi luôn nói với con rằng: "Hình hài là bố mẹ cho con nhưng cuộc sống này là của con, con muốn làm gì hãy nỗ lực giành lấy". ông Của bày tỏ.
Người cha cũng rất tự hào vì con là người đầu tiên trong làng học đại học thậm chí còn được đi nhiều nước trong khu vực. Gia đình luôn mong Sơ khỏe mạnh, hạnh phúc và đạt được nhiều mục tiêu đề ra.
Anh Cháng A Vàng, Bí thư Đoàn xã Hồng Ca đánh giá cao thành tích học tập của Sơ. Đoàn xã xem cô là tấm gương điển hình trong việc vươn lên trong học tập, mong các đoàn viên khác noi gương.
"Đối với cộng đồng người H'Mông ở địa phương, tỷ lệ các bạn đi học sau chương trình phổ thông không nhiều. Ngoài ra, tục bắt vợ ở địa phương dù đã giảm hơn so với nhiều năm trước nhưng vẫn chưa hết hẳn. Mình tin với nhận thức và sự nỗ lực của Sơ, bạn ấy sẽ lan tỏa được đến với mọi người", anh Vàng chia sẻ.
- Nhận bằng khen của Ủy ban Dân Tộc tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2019 - 2020
- Giải Bạc cuộc thi viết "Tinh thần sắt - Phụ nữ sắt" và Giải Nhất cuộc thi viết "Nhà - Nơi trú tâm hồn"
- Phó ban nhân sự, thành viên quốc gia Ban tham vấn Thanh Niên của Tổ chức Plan International Việt Nam
- 1 trong 2 đại diện Việt Nam tại Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực châu Á – Thái Bình Dương
- 1 trong 15 thành viên thành viên quỹ Spark tại Đông Nam Á thuộc Quỹ Trẻ em toàn cầu
- Đại biểu các hội nghị như: Sáng kiến thanh niên tiên phong của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, bàn tròn Thanh Niên về phát triển số 16 của Liên Hợp Quốc
Bé gái 11 tuổi ở Hà Nội mất tích sau khi đi xe buýt******Ngày 16/4, Công an TP Hà Nội phát thông báo tìm một bé gái mất tích.
Theo cơ quan chức năng, ngày 15/4, Công an phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) nhận thông tin của gia đình cháu Nguyễn Mai Khánh An (11 tuổi, trú tại địa phương) về việc cháu đi khỏi nhà chưa về.
Thông tin gia đình cho biết, cháu An lên xe buýt số 32 tại điểm bắt xe dưới chân tòa nhà 302 Cầu Giấy. An đi đến điểm cuối là bến xe Nhổn rồi đi bộ ngược về Hồ Tùng Mậu.
Khi đi, cháu An mặc áo phông ngắn tay xanh lá, quần dài màu nâu, tóc ngang vai, đeo balo hồng.
Nhà chức trách đề nghị ai biết hoặc nhìn thấy Khánh An ở đâu xin báo cho số điện thoại 0989.558.546 hoặc 0243.793.0694.
Đề xuất sớm xây cầu Nhơn Trạch 2 đồng bộ Vành đai 3 TPHCM******Sở GTVT TPHCM vừa có báo cáo gửi Bộ GTVT (cơ quan Thường trực ban chỉ đạo) về tình hình thực hiện các dự án quan trọng quốc gia và trọng điểm của ngành giao thông trên địa bàn.
Trong đó, Sở GTVT TP kiến nghị Bộ GTVT sớm triển khai xây dựng bổ sung cầu Nhơn Trạch 2, theo kế hoạch mở rộng dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1.
Nêu trong báo cáo, Sở GTVT TP kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận rà soát, điều chỉnh các yếu tố kỹ thuật của dự án thành phần 1A - Vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (giai đoạn 1).
Về nội dung này, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đã trình Bộ GTVT chấp thuận chủ trương điều chỉnh một số yếu tố kỹ thuật của dự án thành phần 1A để đảm bảo khai thác đồng bộ với các đoạn tuyến còn lại của dự án Vành đai 3 TPHCM.
Cầu Nhơn Trạch 2 có vị trí đối xứng với đơn nguyên hiện nay qua tim tuyến giai đoạn hoàn chỉnh, quy mô tương tự cầu Nhơn Trạch 1, bề rộng 19,75m. Tổng mức đầu tư khoảng 1.929 tỷ đồng.
Khi hoàn thành, cầu Nhơn Trạch 2 cùng với cầu Nhơn Trạch (đang xây dựng) sẽ được đưa vào khai thác với quy mô cao tốc giai đoạn hoàn thiện 8 làn xe.
Dự án thành phần 1A Vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch được Bộ GTVT phê duyệt vào năm 2016 và điều chỉnh lần cuối vào tháng 6/2022. Dự án được xây dựng với quy mô đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80km/h; rộng 20,5-26m, 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp.
Đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 đóng vai trò rút ngắn hành trình từ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, đến Bình Dương và TPHCM. Tuyến đường còn kết nối TPHCM với các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ; đặc biệt phân luồng từ xa và giảm ùn tắc cho các tuyến đường nội đô.
Tổng mức đầu tư dự án 1A là 6.900 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ODA của Hàn Quốc gần 4.176 tỷ đồng. Số còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, với vốn Trung ương khoảng 529 tỷ đồng, còn lại là ngân sách của Đồng Nai và TPHCM.
Vành đai 3 là đường liên vùng và điểm đầu của tuyến cao tốc hướng tâm như TPHCM - Long Thành - Dầu Giây; TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; TPHCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành...
Việc khép kín vành đai 3 góp phần hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới cao tốc kết nối TPHCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kéo giảm ùn tắc giao thông khu vực.
Khi tuyến đường được đưa vào khai thác, phương tiện vận tải liên tỉnh không cần đi qua trung tâm thành phố, khu vực đông dân cư; tiết kiệm được thời gian hành trình, chi phí, tạo thêm hướng kết nối giữa TPHCM với sân bay Long Thành ngoài cao tốc TPHCM - Long Thành.
biên tập:Đức Hồ
Tuyên bố về bản quyền Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311
- Trường cấp 2 đăng “những trường hợp kết quả không đạt yêu cầu ở các trường khác” và được yêu cầu gỡ bỏ.
- Có tin đồn phó hiệu trưởng bị sa thải vì bị tố cáo tấn công tình dục một nữ sinh khi đang tắm suối nước nóng.
- Trump gặp Abe, "chào" con gái, con rể và chụp ảnh chung
- Người phụ nữ ở Giang Tô dùng kéo đâm chết anh rể và dùng kéo làm bị thương chồng
- Cư dân mạng sinh sau 1995 đi xe máy đuổi theo tàu cao tốc, dùng TikTok để khoe khoang, đã bị bắt/a>
- Trump gặp Abe, "chào" con gái, con rể và chụp ảnh chung/a>
- Tranh luận sơ bộ lần thứ hai của đảng Dân chủ: Phiên bản nữ của Obama thu hút sự chú ý, nhưng Biden lại bị bao vây
- Hai mức cao: Xử phạt hành vi phạm tội thao túng chứng khoán "Thị trường OTC mới" và miễn hình phạt đối với các tội nhẹ
- Trong quá trình cảnh sát trưởng phòng chống tội phạm điều tra tội phạm, tiền được một băng nhóm liên quan đến tội phạm thả ra khỏi cửa nhà mẹ tôi.
- Quốc vụ viện ban hành văn bản: Hỗ trợ niêm yết và cấp vốn cho doanh nghiệp nông nghiệp đủ tiêu chuẩn
- Tòa án đã ấn định ngày xét xử, Song Jong Ki và Song Hye Kyo chính thức quay lại cuộc sống độc thân vào đầu tháng 8.
- Sau khi Bộ Công an cải cách tổ chức, Cục Điều tra Thực phẩm và Dược phẩm ra mắt và có ba trách nhiệm chính
- Nhân dân Nhật báo: Thuế quan Mỹ, Canada áp đặt là vô ích, Trung Quốc đủ sức chiến đấu đến cùng
- Người "hậu 80" này đi làm tạm thời khắp tỉnh thành từng là Chủ tịch Hội sinh viên Thanh Hoa
- Geng Yanbo được bổ nhiệm làm cố vấn Chính quyền tỉnh Sơn Tây, chủ đề nghiên cứu đầu tiên liên quan đến Đại Đồng.