|
|
Giáo viên nghi đánh bé gái lớp 1 từng ký cam kết không bạo hành học sinh******
Chiều 22/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Anh Thủy, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải cho biết, vào chiều cùng ngày, cháu Lù Thị L., học sinh lớp 1C, Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) TH&THCS La Pán Tẩn, đã được gia đình đón về nhà chăm sóc, sức khỏe của cháu đã dần ổn định.
Cháu C. là bé gái lớp 1, nghi bị cô giáo chủ nhiệm đánh thâm tím 2 mắt được báo Dân tríđăng tải trong những ngày qua.
Theo ông Thủy, cách đây vài tháng, phòng đã yêu cầu hiệu trưởng, ban giám hiệu các trường trên địa bàn ký cam kết với từng giáo viên, không để xảy ra các vụ việc liên quan đến bạo hành học sinh.
Cụ thể, tại trường PTDTBT TH&THCS La Pán Tẩn, cô giáo Giàng Thị S. (cô giáo nghi đánh bé gái lớp 1) cũng đã ký cam kết không để xảy ra sự việc liên quan đến bạo hành học sinh.
"Đây là sự việc rất đáng tiếc. Chúng tôi đã yêu cầu lãnh đạo trường PTDTBT TH&THCS La Pán Tẩn phối hợp với các cơ quan chức năng, để tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân sự việc và xử lý nghiêm theo mức độ vi phạm", Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải nói.
Cũng theo vị này, về nguyên nhân bé gái lớp 1 bị thâm tím 2 mắt, cơ quan công an vẫn đang vào cuộc để làm rõ.
Trước đó, theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Mù Cang Chải, sáng 15/4, trong quá trình dạy học, cô giáo Giàng Thị S., giáo viên chủ nhiệm lớp 1C của trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) TH&THCS La Pán Tẩn, có dùng thước kẻ tác động nhẹ lên đầu học sinh Lù Thị L., học sinh lớp 1C.
"Do trong tiết ôn tập, cô giáo rèn học sinh ôn luyện cuối năm, học sinh Lù Thị L. quên nhiều kiến thức, để cô hướng dẫn nhiều lần, cô giáo có sự nóng nảy, mất bình tĩnh nên đã dùng thước kẻ tác động nhẹ vào đầu học sinh", báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Mù Cang Chải nêu.
Đến ngày 17/4, học sinh Lù Thị L. mắt có quầng thâm không rõ nguyên nhân, cô giáo đã báo cáo lãnh đạo nhà trường. Ngay khi nhận được thông tin, lãnh đạo nhà trường đã kiểm tra, nắm bắt tình hình sức khỏe học sinh, sau đó nhà trường đã đưa học sinh Lù Thị L. đi kiểm tra sức khỏe tại Trạm Y tế xã La Pán Tẩn; kết quả thăm khám tại trạm y tế xã cũng không rõ nguyên nhân.
Tới ngày 18/4, nhà trường đã mời cha mẹ, đưa em Lù Thị L. chuyển lên huyện Mù Cang Chải để kiểm tra tại các cơ sở y tế tuyến trên. Kết quả kiểm tra cho thấy em L. bị dập phần mô mềm trên da đầu, dẫn đến tụ máu truyền sang mắt, không thấy tổn thương hộp sọ; Phòng khám Hà Nội đã kê đơn thuốc cho cháu bé về uống. Cha mẹ học sinh xin nhà trường cho con về nhà để chăm sóc.
Ngày 19/4, sau khi nhận được thông tin của trường PTDTBT TH&THCS La Pán Tẩn, Phòng Giáo dục và Đạo tạo huyện Mù Cang Chải đã cử đoàn công tác phối hợp với lực lượng chức năng xác minh, làm rõ sự việc.
Ngày 21/4, cô Giàng Thị S., bị tạm đình chỉ công việc.
Thiếu đường ống dẫn nước sạch, hàng nghìn hộ dân chịu "cơn khát" mùa khô******
Theo tìm hiểu, công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Bình Nghi do UBND huyện Tây Sơn (Bình Định) làm chủ đầu tư với tổng vốn 35 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2017-2021.
Công trình có trạm xử lý nước công suất 2.500 m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho hơn chục nghìn hộ dân. Tháng 9/2023, công trình bắt đầu được đưa vào sử dụng nhưng đến nay mới cấp nước được cho vài trăm hộ dọc 2 bên tuyến đường chính.
Bởi vậy, hàng nghìn hộ dân xã Bình Nghi vẫn từng ngày mòn mỏi chờ nước sạch. Trong khi đó, mùa khô đang cận kề, các giếng đào, giếng khoan sẽ cạn nước nếu nắng hạn kéo dài.
Nhiều năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Đông (63 tuổi, thôn Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi, Tây Sơn) phải chi ít nhất 300.000 đồng mua nước sạch đóng bình để uống vì nước giếng khoan nhiễm phèn.
"Bây giờ ung thư nhiều quá, ai cũng sợ nên phải mua nước sạch đóng bình về uống. Nhà tôi chỉ 3 người nhưng 3-4 ngày uống hết một bình (10.000 đồng/bình 20 lít), mùa nắng 2 ngày hết một bình", bà Đông nói.
Gia đình bà Đông ở cách nhà máy nước sạch chỉ 300m, là một trong những hộ đăng ký sử dụng nước sạch từ rất sớm, nhưng đến nay không hiểu vì sao nhà máy chưa cấp nước.
Ông Nguyễn Ngọc Như (79 tuổi, thôn Thủ Thiện Thượng) cho hay người dân ở đây rất mong có nước sạch để dùng nhưng đợi mãi chưa có. Nhiều hộ chờ lâu quá phải bỏ tiền 25-30 triệu đồng đóng giếng khoan để giải quyết cơn "khát nước".
Còn gia đình anh Nguyễn Văn Phúc (ở xóm 7, thôn 2, xã Bình Nghi), nhà cách đường trục chính khoảng 700m nên không có khả năng tự bỏ tiền lắp đường ống dẫn nước vào nhà.
"Để lắp đường ống dẫn từ đường chính vào nhà phải mất vài chục triệu đồng thì người dân không có khả năng. Hiện tại chúng tôi vẫn phải dùng nước giếng khoan, nếu nắng hạn giếng cạn thì đi mua nước sử dụng", anh Phúc nói.
Theo ông Đặng Văn Mười, Trưởng thôn Thủ Thiện Thượng, bức bách của người dân địa phương là đường ống dẫn nước mới lắp ở các tuyến đường chính, còn các ngã rẽ vào xóm chưa có. Người dân muốn sử dụng nước sạch phải bỏ số tiền lớn nên nhiều hộ không có khả năng.
"Làm sao phải như cấp điện, nhà nước lo chi phí trước đồng hồ, còn sau đồng hồ nhà dân chịu. Hiện nay, người dân muốn sử dụng nước sạch phải mua đồng hồ, chi phí lắp đường ống từ đường chính vào. Rất mong nhà nước tính toán có phương án hỗ trợ người dân", ông Mười nói.
Cũng theo ông Mười, đến mùa khô hạn kéo dài, các xóm phía tây của xã như thôn Lai Nghi, thôn 2, nhiều hộ ở thôn 1 và thôn 3 sẽ thiếu nước nghiêm trọng.
Ông Phan Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn (Bình Định), chia sẻ vấn đề chậm cấp nước sạch ở xã Bình Nghi cũng là vấn đề khó khăn của địa phương. Bởi trước đây, hệ thống nhà máy nước cũ chỉ làm đường ống lớn tại một số tuyến chính.
Năm 2023, huyện đã bố trí kinh phí để mở mạng, đến nay đã cấp được vài trăm hộ, tập trung ở khu đông dân cư trước. Hiện tại huyện đang hoàn tất thủ tục phê duyệt bố trí thêm 5,5 tỷ đồng, lắp đặt tuyến ống nhánh để cấp nước sạch cho người dân.
"Huyện đang lập hồ sơ phê duyệt, sau đó tổ chức mời thầu, đấu thầu mất khoảng 30 ngày, có kết quả sẽ triển khai ngay. Thuận lợi bây giờ là mở tuyến ống tới đâu, cấp nước cho bà con tới đó. Chúng tôi cố gắng mùa nắng này sẽ giải quyết cơ bản cho người dân", ông Hùng nói.
Bất động sản Bình Châu******
Năm 2023 được đánh giá là năm trở lại của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu với những chuyển biến tích cực. Theo báo cáo từ Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2023, tổng số khách tham quan, du lịch đến địa phương này khoảng 14.105.500 lượt khách, đạt 101% kế hoạch năm, tăng 15% so cùng kỳ. Bên cạnh đó, cũng trong năm 2023, theo bảng xếp hạng Most Loved Ranking (bảng xếp hạng các thương hiệu ngành du lịch dựa trên mức độ yêu thích và nhận biết của du khách Việt Nam do The Outbox công bố, Bà Rịa Vũng Tàu được bình chọn là điểm đến trong nước được du khách Việt Nam yêu thích nhất trong quý 1 và quý 2.
Năm 2024, ngành du lịch tỉnh đặt mục tiêu đón trên 15,5 triệu lượt khách, doanh thu khoảng 16.491 tỉ đồng. Để thực hiện mục tiêu này, ngành du lịch đã đề ra một số nhiệm vụ quan trọng nhằm đẩy mạnh phục hồi, tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới. Trong đó, tiếp tục khai thác các xu hướng du lịch, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, chú trọng chiều sâu chất lượng với đa dạng loại hình, sản phẩm.
Với vị trí chiến lược chỉ cách TP.HCM hơn 100km, khu vực Bình Châu - Hồ Tràm được ghi nhận là điểm đến hàng đầu của đông đảo du khách và nhà đầu tư trong thời gian qua tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Nằm giữa cung đường nối TP.HCM và Phan Thiết, Bình Châu chỉ cách TP.HCM hơn 2 giờ lái xe, nơi đây xứng tầm "thủ phủ" du lịch 5 sao đẳng cấp đồng thời mở ra tiềm năng đầu tư bất động sản biển hấp dẫn. Vị trí chiến lược giúp Bình Châu đón 2 dòng du khách lớn, đầu tiên là dòng khách từ TP.HCM với thu nhập cao, sẵn sàng chi trả "mạnh tay" để tận hưởng các kỳ nghỉ giá trị. Dòng khách tiềm năng không kém là lượng du khách toàn cầu hàng triệu người đi qua sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.
Song song đó, sự đồng bộ và nâng cấp liên tục của hệ thống hạ tầng giao thông kết nối khu vực đồng thời góp phần thúc đẩy thị phát triển của thị trường bất động sản địa phương.
Bên cạnh lợi thế vị trí, yếu tố không kém phần quan trọng Bình Châu - Hồ Tràm ngày càng tiến xa trên bản đồ du lịch chính là hệ sinh thái rừng - biển nguyên sinh độc đáo, hiếm hoi tại Việt Nam. Đây được xem là lợi thế lớn để phát triển các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng biển sang trọng.
Theo ghi nhận thực tế, thị trường bất động sản Bình Châu - Hồ Tràm trong những năm qua tập trung vào phân khúc cao cấp và ưu tiên hội tụ các yếu tố như vị trí, dịch vụ vận hành pháp lý vững chắc… Nổi bật trong đó là dự án Wyndham Grand Lagoona Bình Châu đến từ chủ đầu tư Đạt Gia.
Sở hữu quy hoạch bài bản, nơi đây sở hữu đa dạng tiện ích điểm nhấn với trung tâm giải trí Lagoona Center gồm nhà hàng, Spa, Lounge, Sảnh M.I.C.E sang trọng. Cụm công viên trung tâm và công viên rừng đước di sản mang đến không gian sinh thái thiên nhiên đặc sắc với đầy đủ khu trò chơi, vườn BBQ, bến thuyền Kayak, phố đi bộ, nhà hàng trung tâm, hồ cá Koi, lối đi bộ xuyên rừng… Tất cả góp phần tạo nên một bức tranh trải nghiệm đa tầng nghỉ dưỡng - ẩm thực - thương mại - giải trí hàng đầu khu vực.
Trước đó, dự án Wyndham Grand Lagoona Bình Châu đã giới thiệu dòng sản phẩm Premier Villa và Shop Villa với các loại hình biệt thự đơn lập, song lập sở hữu lâu dài, đã có sổ đỏ riêng biệt. Mới đây chủ đầu tư đã tiến hành bàn giao các căn biệt thự cho khách hàng trong tháng 3.2024. Điều này minh chứng rõ nét cho tâm huyết, nguồn lực và cam kết của chủ đầu tư Đạt Gia với khách hàng. Hiện nay, dự án đang tiếp tục giới thiệu thêm các dòng sản phẩm Lagoona Shop Villa, Park Villa, Gardenia Villa và Oceania Villa với đa dạng diện tích.
Không chỉ dừng lại là tài sản bền vững Wyndham Grand Lagoona Bình Châu còn là ngôi nhà nghỉ dưỡng khác biệt và đẳng cấp\ với những giá trị sống được cân bằng giữa thiên nhiên, văn hóa, con người và dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế.
Hiện nay, khách hàng lựa chọn sở hữu sản phẩm tại dự án Wyndham Grand Lagoona Bình Châu sẽ được nhận tất cả các ưu đãi bên dưới nếu thoả điều kiện và được trừ vào giá bán:
1. Ưu đãi dành cho Khách hàng booking sớm:
· Khách hàng booking trước ngày 25.4.2024 được tặng 200 triệu đồng/căn
· Khách hàng booking sau ngày 25.4.2024 được tặng 150 triệu đồng/căn.
2. Tặng voucher nội thất trị giá 1,5 tỉ VNĐ/căn cho các sản phẩm bàn giao theo tiêu chuẩn hoàn thiện thô (áp dụng cho 50 căn đầu tiên trong các đợt mở bán).
3. Cam kết thuê lại 2 năm đầu tiên đối với các căn đơn lập dãy E, F theo tiêu chuẩn hoàn thiện Wyndham Grand trị giá 1,5 tỉ VNĐ/căn (áp dụng cho 10 căn đầu tiên đợt mở bán).
4. Ưu đãi theo lịch thanh toán chuẩn và nhanh dành cho khách hàng ( 3%-5%-7%-9%).
5. Miễn phí quản lý lên đến 24 tháng.
Xem thêm thông tin tại: https://wyndhamgrand.lagoonabinhchau.com/
Hotline: 0909382266.
(*) Chính sách bán hàng được áp dụng tại thời điểm công bố theo thông tin của chủ đầu tư và ngân hàng.
(*) Thời gian áp dụng chương trình: Từ ngày 22.3.2024 đến khi có thông báo mới.
Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm ngày thành lập lực lượng CSCĐ******
Tối 13/4, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tổ chức chương trình nghệ thuật "50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vẻ vang" tại Nhà hát Hồ Gươm, nhằm kỷ niệm 50 năm ngày thành lập lực lượng cảnh sát cơ động 15/4/1974-15/4/2024.
Chương trình có sự tham dự của Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Đại tướng Lê Hồng Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an.
Chương trình nghệ thuật có hơn 340 nghệ sĩ và chiến sĩ, bao gồm cả những người trong và ngoài lực lượng CAND cùng tham gia biểu diễn.
Chương trình có sự hỗ trợ của công nghệ âm thanh, ánh sáng hiện đại và công nghệ trình chiếu Mapping, 3D... kết hợp với các tiết mục biểu diễn bao gồm ca múa, nhạc kịch và những hình ảnh tư liệu quý, giúp khán giả hiểu rõ hơn về lịch sử và vai trò quan trọng của lực lượng này.
Chương trình nghệ thuật "50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vẻ vang" đã được chia thành 4 phần chính, gồm: "Chặng đường vẻ vang - Những mốc son lịch sử", "Vì bình yên cuộc sống", "Quả đấm thép giữa thời bình", và "Mãi một niềm tin theo Đảng".
Chương trình được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Thiếu tướng Lê Ngọc Châu, Tư lệnh Cảnh sát Cơ động và Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thanh, Phó Tư lệnh Cảnh sát Cơ động.
Đại tá, nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn đảm nhận vai trò Giám đốc âm nhạc và chỉ đạo nghệ thuật, Đại tá, NSND Thu Hà cùng với Thạc sĩ Hải Trọng chịu trách nhiệm viết kịch bản và lời bình.
Cận cảnh món ngon vùng miền: thực khách ‘quên lối về’ ở lễ hội ẩm thực Việt******
Từ 16 giờ ngày 28.3, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 mở cửa đón khách tại khu du lịch Văn Thánh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Ngay từ cổng vào, không gian chợ quê thân thuộc giữa lòng phố thị vừa chân chất, vừa mộc mạc khiến ai nấy đều cảm thấy gần gũi.
Lễ hội năm nay tiếp tục là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực 3 miền được trình diễn và phục vụ bởi các thương hiệu ẩm thực nổi tiếng đến từ các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng 4 - 5 sao thuộc Saigontourist Group cùng các đối tác.
Các đầu bếp giàu kinh nghiệm từ hơn 40 đơn vị thành viên thuộc hệ thống Saigontourist Group giới thiệu với công chúng hơn 400 món ăn, thức uống đặc trưng vùng miền tại hơn 40 gian hàng ẩm thực được bố trí thành 3 khu vực Bắc, Trung, Nam.
Ngay từ khi lễ hội mở bán vé, chị Minh Thy (ngụ Q.Bình Thạnh) đã mua trước cho cả gia đình để lấy ưu đãi. Thực khách này nhận xét, chất lượng món ăn ở lễ hội ngon y hệt ăn trong khách sạn 5 sao nhưng giá rất bình dân, các món ăn đa dạng từ Bắc tới Nam. "Năm trước, nhà tôi đi 2 tối với những món ăn khác nhau. Năm nay cả nhà vừa ăn xong thì qua khu làm bánh, trò chơi dân gian. Ngay trung tâm mà có lễ hội hoành tráng nhưng đậm màu bản sắc quê hương như thế này thiệt quá đã", chị bày tỏ.
Nhiều bàn ghế được kê ở các khu ẩm thực để phục vụ thực khách. Điểm cộng của lễ hội ẩm thực này là không gian rộng rãi, thoáng mát, lộng gió, có nhân viên vệ sinh luôn túc trực thu dọn rác, lau bàn ghế để khách có trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Vùng đất Tổ Phú Thọ có món mì cọ Sài Gòn - Phú Thọ, kết hợp giữa mì gạo ở làng nghề Hùng Lô nổi tiếng cùng gà đồi Phong Châu, chả nướng truyền thống và quả cọ ỏm chỉ có ở vùng trung du Phú Thọ.
Cụm gian hàng ẩm thực miền Trung sẽ gọi mời thực khách bằng nhiều món ngon, đậm vị miền Trung.
Món cơm muối Hoàng cung, món "cơm tiến Vua" thời xưa. Đây là món ăn được làm từ những nguyên liệu dân dã, các quan "ngự trù" (đầu bếp nấu ăn cho Vua) xưa kia đã tạo nên món cơm muối Huế độc đáo, nổi tiếng bởi sự cầu kỳ trong việc lựa chọn nguyên liệu cũng như hương vị đặc trưng, và từ thời vua Minh Mạng đã được xếp vào các món mỹ thực cung đình. Cơm muối Huế sử dụng đến 9 loại muối khác nhau, các đĩa muối được sắp xếp thành một vòng tròn hoặc hình đóa hoa, thể hiện vẻ đẹp tinh tế và nghệ thuật của nền văn hóa ẩm thực Huế.
Thực khách được chứng kiến và trải nghiệm nấu cơm chạy - tức là vừa đi vừa nấu cho đến khi cơm chín và thưởng thức tại chỗ niêu cơm nóng hổi. Đoàn nấu cơm đi tới đâu, sự chú ý của thực khách lại đổ dồn tới đó để theo dõi hoạt động thú vị này.
Món bánh xèo hải sản Ninh Chữ, đổ trên khuôn làm bằng đất sét xuất xứ từ làng gốm Bàu Trúc, làng nghề truyền thống cổ xưa nhất Đông Nam Á, ăn kèm gồm nhiều loại nước chấm như mắm đậu phộng, mắm cà chua, mắm tỏi ớt... khi ăn chan mắm ngập, thấm đều và ăn khi vừa vớt ra khuôn còn nóng hổi, giòn tan.
Lễ hội ẩm thực với thiên đường món ngon được đầu tư về cả hình thức lẫn chất lượng làm hài lòng các nhóm khách đủ độ tuổi khác nhau. Chị Hoàng Lan (ngụ Q.Phú Nhuận) chia sẻ: "Cách đầu bếp chăm chút cho món ăn, nhân viên tận tình và các hoạt động tương tác rất thú vị, cả nhà tôi tới từ 18 giờ, ăn đủ món ngon ở khắp nơi".
Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 mở cửa đón khách từ 16 - 22 giờ liên tục từ ngày 28 - 31.3.2024. Lễ hội được tổ chức vào các năm 2022 và 2023 đã thu hút hơn 80.000 lượt khách đến tham dự và cũng là lễ hội vinh dự nhận giải thưởng Lễ hội Ẩm thực đặc sắc nhất Thế giới 2023.
Xe container chở củi bốc cháy ngùn ngụt ở Đắk Lắk******
Chiều 3/4, một lãnh đạo xã Cư Kbang (huyện Ea Súp, Đắk Lắk) cho biết, khoảng 13h30 cùng ngày, xe container mang biển kiểm soát 78H-005.04 (chủ xe là ông Lê Văn H., 46 tuổi, trú tỉnh Phú Yên) đang dừng bốc củi tại một trạm cân trên địa bàn thôn 16, xã Cư Kbang, xe bất ngờ bốc cháy từ phần đầu xe và lan nhanh.
Theo vị lãnh đạo xã, bước đầu cơ quan chức năng nhận định nguyên nhân cháy có thể do nắng nóng dẫn đến chập điện ở bình ắc quy gây cháy.
Vụ cháy khiến phần đầu xe hư hỏng, phần đuôi xe chở hàng không bị thiệt hại nhiều.
Trước sự việc, người dân xung quanh đã bơm nước để dập lửa nhưng bất thành và đã báo cho lực lượng chức năng.
Tiếp nhận tin báo, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Đắk Lắk đã có mặt, dập tắt đám cháy.