dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
gamey8_giao dịch

2024-05-20 16:28:46

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Khánh Quốc



Lưới sứa2024-05-20 16:28:46Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Huy Trương)Ngày Phật thành đạo mùng 8 tháng chạp: Hiểu về giác ngộ, sống vị tha******

Ngày Phật thành đạo là sự kiện quan trọng của Phật giáo. Nhiều chùa gần đây tổ chức ngày lễ Phật thành đạo với tinh thần hân hoan, hạnh phúc.

Nguồn gốc ngày Phật thành đạo

Chia sẻ về nguồn gốc ngày Phật thành đạo, TT.TS Thích Chân Quang, trụ trì chùa Thiền Tôn Phật Quang (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, thái tử Siddhartha (Tất Đạt Đa) từ nhỏ đã được vua cha Suddhodana (Tịnh Phạn) kỳ vọng nối ngôi để trở thành một vị vua tài ba, cai trị cả cõi đất này. Tuy nhiên, tâm hồn của thái tử lúc nào cũng khắc khoải và thôi thúc về chí nguyện xuất gia tu hành, để tìm ra con đường hạnh phúc mãi mãi cho chúng sinh. Năm 29 tuổi, trong đêm 8.2 âm lịch năm 595 TCN, ngài đã bỏ kinh thành Ca - tỳ - la - vệ để đi xuất gia.

Ngày Phật thành đạo mùng 8 tháng chạp: Hiểu về giác ngộ, sống vị tha- Ảnh 1.

Ban đầu, ngài tìm đến học với các vị đạo sư danh tiếng nhất thời bấy giờ, rồi ngài tự mình tu theo lối khổ hạnh luyện thân. Sau 6 năm tu khổ hạnh, dù thân thể ngài trở nên tiều tụy, cái chết đã cận kề, nhưng sự giác ngộ vẫn chưa xuất hiện nên ngài từ bỏ và chọn con đường thiền định.

Ngài tìm đến cội cây assatha (bồ đề) ở Gaya, làng Uruvela (nước Magadha) để ngồi thiền. Ngài nhanh chóng nhập vào sơ thiền mà ngài đã chứng được năm 12 tuổi, rồi nhập sâu dần vào nhị thiền, tam thiền, tứ thiền…

"Khi sao mai vừa lên ở lưng trời vào rạng sáng ngày 8.12 âm lịch năm 589 TCN, ngài đã chứng được đạo quả vô thượng bồ đề. Lúc đó, chư thiên các tầng trời đều hướng về khu rừng Uruvela để chiêm ngưỡng khoảnh khắc Đức Phật thành đạo", TT.TS Thích Chân Quang chia sẻ.

Ý nghĩa lễ Phật thành đạo

Theo vị thượng tọa, với sự kiện này, ngài đã mang đến cho nhân loại sự giác ngộ. Đây là đỉnh cao tột cùng trong tâm linh mà con người có thể đạt được. "Giác Ngộ chứa đựng tất cả những gì hoàn hảo nhất, vừa là đạo đức toàn thiện không còn lỗi lầm, vừa là trí tuệ mênh mông thấu hết mọi điều và cũng là hạnh phúc tuyệt đối vắng bóng hoàn toàn khổ đau", thượng tọa giải thích.

Ngày Phật thành đạo mùng 8 tháng chạp: Hiểu về giác ngộ, sống vị tha- Ảnh 2.

Người dân, Phật tử dự lễ Phật thành đạo tại Thiền Tôn Phật Quang

Diệu Mi

Tại Thiền Tôn Phật Quang, vào dịp này, 30 năm qua, được sự ủng hộ của các cấp chính quyền và giáo hội ngày lễ Phật thành đạo được tổ chức trang nghiêm vào ngày 6, 7, 8.12 âm lịch với nhiều hoạt động như: tụng kinh, thuyết pháp, quy y tam bảo, lễ xuất gia, tọa đàm giao lưu với khách mời, chương trình văn nghệ… Đặc biệt, lễ chính thức diễn ra lúc 4 giờ sáng ở đại tượng lộ thiên để tái hiện lại khoảnh khắc Đức Phật chứng đạo.

Trụ trì chùa Thiền Tôn Phật Quang cho rằng, không chỉ người đệ tử Phật, mà tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm bảo tồn và phát huy những giá trị cao đẹp mà Đức Phật đã để lại.

Ngày Phật thành đạo mùng 8 tháng chạp: Hiểu về giác ngộ, sống vị tha- Ảnh 3.

TT.TS Thích Chân Quang, trụ trì Thiền Tôn Phật Quang

P.Q

Vị trụ trì cho hay, để làm được điều này, trước hết, chúng ta phải học để hiểu về ý nghĩa của sự giác ngộ, rộng hơn là hiểu về hệ thống giáo lý đồ sộ mà Đức Phật đã dạy trong suốt 45 năm thuyết pháp.

"Mỗi người nên siêng năng thực hành giáo lý, bố thí, thương người, tu dưỡng, biết thấy lỗi của mình, biết tôn trọng mọi người, tôn kính những bậc đáng kính... Ngoài ra, mỗi người phải siêng năng đem đạo lý đến cho nhiều người còn lang thang đau khổ, chưa biết gì về tam bảo thiêng liêng", TT.TS Thích Chân Quang chia sẻ.

Sau cùng, vị trụ trì chùa Thiền Tôn Phật Quang nhấn mạnh, bổn phận quan trọng cao quý nhất để bảo tồn sự giác ngộ là bản thân mỗi người phải cố gắng tu tập - mà cốt lõi là thực hành bát chánh đạo, sống đạo đức vị tha và tinh tấn thiền định hướng về giác ngộ vô ngã.

Cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu để theo cơ chế thị trường******

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 29.3, Bộ Công thương đã giải thích về một số điểm mới trong dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu thay thế các nghị định hiện nay, trong đó có cơ chế cho phép doanh nghiệp đầu mối tự quyết, công bố giá xăng dầu.

Cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu để theo cơ chế thị trường- Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, giải thích về những điểm mới trong dự thảo nghị định xăng dầu đang được Bộ Công thương ban hành, lấy ý kiến

P.HẬU

Theo bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), cơ chế giá xăng dầu trong dự thảo được xây dựng để giá xăng dầu tiến gần hơn với cơ chế thị trường. Nhà nước sẽ ban hành công thức tính giá để thương nhân kinh doanh xăng dầu chủ động tính toán các chi phí và quyết định mức giá bán. Nhưng mức giá bán này không được cao hơn giá tính theo công thức giá đã quy định.

Đối với đề xuất giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu, bà Nguyễn Thúy Hiền thừa nhận, thời gian vừa qua, việc vận hành quỹ bộc lộ một số điểm bất cập, cần thiết phải nghiên cứu xem xét sửa đổi. Theo đó, dự thảo nghị định xăng dầu mới sẽ có những quy định cụ thể hơn mức trích, chi và thời gian thực hiện trích, chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Bà Hiền khẳng định, dự thảo nghị định quy định rõ thời điểm bình ổn giá xăng dầu. Bộ Công thương chủ trì phối hợp với bộ, ngành gửi đề xuất đến Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chủ trương quyết định thời điểm thực hiện bình ổn giá xăng dầu phù hợp với quy định của luật Giá năm 2023 mới ban hành, có hiệu lực từ ngày 1.7.

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, đối với cơ chế giá xăng dầu trong dự thảo nghị định, qua nghiên cứu các phương án, liên bộ Công thương - Tài chính đưa ra công thức tính giá trần để các doanh nghiệp tham khảo và tự tính toán giá của mình phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đó, điều hành giá xăng dầu sẽ sát với thị trường hơn nhưng vẫn đảm bảo vai trò định hướng, điều tiết của cơ quan quản lý khi giá doanh nghiệp công bố không được vượt quá giá trần.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu, hiện có 2 luồng ý kiến, một là giữ lại, hai là bỏ đi. "Bộ Công thương tiếp tục lắng nghe các ý kiến góp ý để có sự điều chỉnh trong nghị định mới", ông Tân nói.

Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên******

Đám cưới đặc biệt của cặp đôi Việt - Mỹ được chia sẻ ào ạt và nhận về "mưa tim" từ cư dân mạng vì mang đậm bản sắc văn hóa của người Thái Đen.

Đám cưới "hot" nhất mạng xã hội

Theo đó, hình ảnh đám cưới đặc biệt của cô dâu Việt Nam và chú rể người Mỹ, với sự tham gia của gia đình 2 bên cùng nghi thức hôn lễ mang đậm truyền thống của người Thái, được anh Đạt Key (ngụ Sơn La) chia sẻ lên mạng xã hội đã nhận về sự quan tâm lớn và chia sẻ ào ạt của mạng xã hội.

Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 1.
Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 2.

Đám cưới Việt - Mỹ theo phong tục truyền thống của người dân tộc Thái

ĐẠT KEY

Anh Đạt Key cho biết đám cưới diễn ra ở xã Nà Bó, H.Mai Sơn (Sơn La) vào ngày 19.3 vừa qua, còn anh là thợ chụp ảnh chính của đám cưới. Chàng trai cho biết bản thân vô cùng bất ngờ và hạnh phúc khi bộ ảnh do mình chụp nhận được sự quan tâm quá lớn từ mọi người.

“4 năm làm nghề này, mình đã chụp rất nhiều bộ ảnh cưới, bộ ảnh nào với mình cũng đặc biệt hết. Tuy nhiên, lần này ấn tượng với mình ở chỗ có sự giao lưu văn hóa dân tộc thiểu số của Việt Nam mình với người nước ngoài. Mình vô cùng ấn tượng với hình ảnh nhà trai người Mỹ mặc trang phục truyền thống của dân tộc Thái, nhập gia tùy tục", anh Đạt Key nói thêm.

Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 3.
Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 4.

Các thành viên trong gia đình anh Henry từ Mỹ sang Việt Nam tham dự hôn lễ

ĐẠT KEY

Người thợ chụp ảnh gửi lời chúc đặc biệt tới cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc, sớm sinh quý tử. Với anh, được lưu giữ những khoảnh khắc đặc biệt trong ngày vui của các cặp đôi và nhận được sự hài lòng từ họ là một niềm hạnh phúc rất lớn.

Chuyện tình đặc biệt

Liên lạc với chị Thúy, cô dâu trong bộ ảnh được chia sẻ rần rần mạng xã hội những ngày vừa qua, cô gái cho biết bản thân bất ngờ, không nghĩ chuyện tình và đám cưới của 2 vợ chồng nhận được sự quan tâm, chúc phúc của nhiều người đến vậy. Điều đó làm cho hạnh phúc mà cặp đôi đang có thêm phần trọn vẹn hơn.

Chị kể mình gặp anh hồi 5 năm trước. Khi đó, chị đang học tiếng Anh, có ra Hồ Gươm (Hà Nội) để tìm người nước ngoài trò chuyện, giao lưu phát triển khả năng của mình. Duyên số đã đưa chị gặp anh chàng người Mỹ, Henry kém chị 2 tuổi đến từ thủ đô Washington DC, trong những ngày anh đang du lịch ở Việt Nam.

Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 5.

Sau 5 năm kể từ lần đầu gặp mặt, họ nên duyên vợ chồng

ĐẠT KEY

Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 6.
Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 7.
Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 8.

Ngày hạnh phúc của cô gái Thái nhận được lời chúc phúc của cư dân mạng

ĐẠT KEY

“Anh cũng có mong muốn được học tiếng Việt, Tụi mình giữ liên lạc, kết nối. Trong 1 tháng anh du lịch ở Việt Nam, tụi mình cũng có gặp gỡ thêm, mình giới thiệu cho anh ấy về văn hóa Việt", chị nhớ lại.

Anh Henry trở về Mỹ, vì cảm mến mà họ giữ liên lạc với nhau. Dù gặp nhiều trở ngại về khoảng cách địa lý, thậm chí có thời gian dài không thể gặp nhau vì dịch Covid-19, nhưng họ vẫn vượt qua và gắn bó cùng nhau.

Sau dịch, anh Henry về Việt Nam định cư, cũng từ đây, mối quan hệ của họ ngày càng gắn kết. Sau 5 năm quen biết, tìm hiểu, yêu nhau, giờ đây, họ cảm thấy tình cảm chín muồi và quyết định về chung một nhà trong sự chúc phúc và ủng hộ của gia đình 2 bên.

Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 9.
Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 10.
Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 11.

Chiếc khăn Piêu truyền thống của người Thái do chính tay chị Thúy làm gửi tặng cho gia đình nhà chồng

ĐẠT KEY

Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 12.
Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 13.
Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên- Ảnh 14.

Gia đình chồng chị Thúy gây thích thú khi mặc trang phục truyền thống của người Thái

ĐẠT KEY

Trước khi đám cưới, trong cuộc gọi online giữa 2 bên gia đình, mọi người bàn bạc với nhau về cách tiến hành hôn lễ. Cuối cùng, gia đình thống nhất hôn lễ diễn ra ở Việt Nam sẽ được tiến hành theo nghi thức truyền thống của người Thái. Chị Thúy tâm sự bản thân may mắn vì gia đình chồng rất tôn trọng văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Đám cưới diễn ra trong niềm hạnh phúc của cặp đôi. Với anh chị, đó là ngày đặc biệt mà mình không thể quên trong đời. Vợ chồng son cho biết họ sẽ tiếp tục sống và làm việc ở Hà Nội, đắp xây tổ ấm.

Huyện sáp nhập nhiều xã, thị trấn nhất ở tỉnh Vĩnh Phúc******

Huyện ủy Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) vừa tổ chức hội nghị Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025. Theo phương án của tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo Bộ Nội vụ, 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện này thuộc diện sắp xếp, sáp nhập giai đoạn tới.

Để thực hiện sắp xếp, huyện Vĩnh Tường đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện; UBND các xã, thị trấn đã lập và niêm yết danh sách trên 84.000 cử tri tại trụ sở, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố.

UBND các xã, thị trấn ở Vĩnh Tường cũng đã dự kiến phương án bố trí, sắp xếp và giải quyết chế độ chính sách với 282 cán bộ, công chức và 117 người hoạt động không chuyên trách.

Dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 đã được niêm yết công khai tại 15 trụ sở UBND và 74 thôn, tổ dân phố trên địa bàn.

Huyện sáp nhập nhiều xã, thị trấn nhất ở tỉnh Vĩnh Phúc - 1

Trụ sở HĐND, UBND huyện Vĩnh Tường (Ảnh: Cổng TTĐT Vĩnh Tường).

Ông Nguyễn Xuân Quang, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Vĩnh Tường, khẳng định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023- 2025 là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện theo đúng lộ trình, kế hoạch.

Do vậy, ông Quang nhấn mạnh đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng cần huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, sự đồng thuận, ủng hộ cao của các tầng lớp nhân dân.

Bí thư Huyện ủy Vĩnh Tường chỉ đạo các xã, thị trấn thuộc diện phải sáp nhập ban hành văn bản theo thẩm quyền để triển khai thực hiện, đảm bảo đúng quy định, đúng thời gian, hiệu quả và tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Khi phát sinh vấn đề phức tạp, khó khăn trong triển khai phải kịp thời báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy.

Trước đó, Vĩnh Phúc báo cáo Bộ Nội vụ phương án sắp xếp, sáp nhập 28 xã trên địa bàn tỉnh. Huyện Vĩnh Tường có số lượng xã, thị trấn thuộc diện sáp nhập cao nhất tỉnh này.

Cụ thể, Vĩnh Phúc đề xuất sáp nhập xã Tân Tiến và xã Đại Đồng thành xã mới mang tên Đồng Tiến; sáp nhập xã Lý Nhân và xã An Tường thành xã Lý An.

Sáp nhập xã Vân Xuân và xã Bình Dương thành xã Lương Điền; xã Vĩnh Ninh sáp nhập với xã Phú Đa thành xã mới Vĩnh Phú.

Sáp nhập 3 xã Việt Xuân, Bồ Sao, Cao Đại thành xã mới Mộ Chu; sáp nhập xã Vĩnh Sơn vào thị trấn Thổ Tang, mang tên thị trấn Thổ Tang; xã Tam Phúc sáp nhập vào Thị trấn Vĩnh Tường, mang tên thị trấn Vĩnh Tường.

Tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các huyện phải đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện, cấp xã và niêm yết tại trụ sở UBND xã để lấy ý kiến góp ý của cử tri, nhân dân về việc sắp xếp, sáp nhập.

"UBND cấp huyện chỉ đạo UBND xã lấy ý kiến cử tri theo từng thôn, tổ dân phố", tỉnh Vĩnh Phúc nêu rõ.

Sở Nội vụ Vĩnh Phúc có trách nhiệm hoàn thành các quy trình, thủ tục liên quan trình cấp có thẩm quyền thông qua hồ sơ, đề án của tỉnh Vĩnh Phúc gửi Bộ Nội vụ trước ngày 30/4.

Huyện sáp nhập nhiều xã, thị trấn nhất ở tỉnh Vĩnh Phúc - 2

Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc (Ảnh: UBND huyện Vĩnh Tường).

Vì sao Việt Nam chỉ bán 5 USD/tấn carbon rừng?******

Việt Nam bán theo giá của thị trường carbon tự nguyện

Theo Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), hiện nay, thị trường carbon (CO2) trên thế giới cơ bản được vận hành gồm thị trường CO2 quốc tế tự nguyện và thị trường CO2 nội địa (bắt buộc).

Thị trường CO2 quốc tế tự nguyện hướng đến nhu cầu tự nguyện giao dịch tín chỉ CO2 để phục vụ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; xây dựng hình ảnh trước công chúng và nhằm tạo thêm nguồn cung tín chỉ cho thị trường CO2 nội địa.

Vì sao Việt Nam chỉ bán 5 USD/tấn carbon rừng?- Ảnh 1.

Hiện nay, tín chỉ CO2 rừng của Việt Nam chỉ giao dịch được trên thị trường tự nguyện

ĐT

Thị trường CO2 tự nguyện thường dựa trên cơ sở các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia. Do vậy, giá bán tín chỉ CO2 được điều tiết bởi thị trường (cung - cầu).

Hiện nay, mức giá CO2 trên thị trường tự nguyện trên thế giới dao động từ 2 - 4 USD/tấn. Trong đó, giá CO2 trung bình của các chương trình, dự án tại khu vực châu Á biến động qua các năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là 1,8 USD/tấn; 1,6 USD/tấn; 3,09 USD/tấn. Giá trung bình hiện nay là 1,07 USD/tấn CO2.

Thị trường CO2 nội địa (thị trường bắt buộc) là do quốc gia hoặc vùng lãnh thổ quy định và được thành lập, vận hành nhằm mục tiêu thực hiện các cam kết giảm phát thải của quốc gia, vùng lãnh thổ đó.

Các tổ chức, doanh nghiệp được giao hạn ngạch phát thải và nếu vượt quá hạn ngạch được giao thì phải đóng thuế hoặc mua hạn ngạch, tín chỉ CO2. Đối với thị trường CO2 nội địa, giá bán CO2 sẽ phụ thuộc vào quy định chính sách của quốc gia.

Hiện nay, trên thế giới có gần 30 quốc gia, vùng lãnh thổ đã ban hành thuế CO2, mức thuế từ 1 - 137 USD/tấn.

Lãnh đạo Cục Lâm nghiệp cho biết, hiện nay tín chỉ CO2 rừng của Việt Nam chỉ giao dịch được trên thị trường tự nguyện.

Riêng ở góc độ giá CO2 tại thị trường EU cao hơn gấp nhiều lần mức giá chuyển nhượng CO2 của Việt Nam, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, phân tích: "Thị trường CO2 của EU là thị trường carbon đầu tiên trên thế giới (hoạt động từ năm 2005) và có quy mô lớn nhất, chiếm khoảng 45% tổng lượng phát thải toàn EU và khoảng 3/4 thị trường phát thải CO2 toàn cầu.

Trên carboncredits.com cập nhật và theo dõi thị trường CO2 trên thế giới, mức giá CO2 tại thị trường EU ngày 22.3 là 59,37 euro/tấn. Thị trường CO2 của EU không cho phép tín chỉ CO2 được tạo ra từ các quốc gia ngoài EU giao dịch trên thị trường".

Đảm bảo tính dài hạn, có cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng

Trao đổi với Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, 5 USD/tấn CO2là mức giá chuyển nhượng theo hình thức tự nguyện, nên thấp hơn giá theo hình thức bắt buộc.

Bên cạnh đó, kết quả giảm phát thải chuyển nhượng cho Ngân hàng Thế giới (WB) là kết quả tạo ra trong quá khứ (giai đoạn 2018 - 2019), nên rất khó có thể tìm kiếm các đối tác khác để thực hiện trao đổi, thương mại.

Vì sao Việt Nam chỉ bán 5 USD/tấn carbon rừng?- Ảnh 2.

Để nâng cao giá trị tín chỉ CO2 rừng, một trong những yếu tố quan trọng là cần có cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng, minh bạch cho cộng đồng địa phương

ĐT

"Quan trọng là WB chỉ mua tượng trưng, họ thực nhận 5%, còn tới 95% kết quả chuyển nhượng sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào NDC. NDC là cam kết của quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính để đạt mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được thông qua tại Hội nghị COP21", Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nói.

Về các yếu tố quyết định tới giá bán tín chỉ carbon, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, phân tích thêm yếu tố chính trên thị trường tự nguyện gồm: tính dài hạn của tín chỉ CO2 tạo ra; các rủi ro từ các chương trình, dự án tạo tín chỉ CO2 như đảo nghịch, dịch chuyển phát thải; sự tuân thủ về đảm bảo an toàn môi trường xã hội; tính minh bạch, chính xác của chương trình và dự án tạo tín chỉ CO2.

Ngoài ra, sự tham gia và hưởng lợi của cộng đồng địa phương cũng ảnh hưởng tới giá bán tín chỉ CO2.

Để nâng cao giá trị tín chỉ CO2 rừng, ông Bảo nhấn mạnh: "Tín chỉ CO2 rừng của Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các yếu tố trên, đồng thời cần có cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng, minh bạch cho cộng đồng địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số".

Bộ NN-PTNT mới đây có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và về tình hình triển khai Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA) và đề xuất chuyển nhượng lượng giảm phát thải khí nhà kính còn dư thuộc giai đoạn 2018 - 2019.

Báo cáo nêu rõ, tháng 10.2023, WB có thư gửi Bộ NN-PTNT xác nhận báo cáo kết quả thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải kỳ 1 vùng Bắc Trung bộ. Theo đó, WB xác nhận kết quả giảm phát thải tạo ra từ báo cáo kỳ 1 đạt 16,21 triệu tấn CO2. Kết quả này đã đủ để chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2theo ERPA đã ký. Với giá chuyển nhượng 5 USD/tấn CO2, số tiền thu về ước khoảng trên 1.200 tỉ đồng.

Sau khi chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2theo ERPA đã ký, Việt Nam còn dư 5,91 triệu tấn CO2trong giai đoạn 2018 - 2019. Bộ NN-PTNT đề xuất cho phép chuyển nhượng 1 triệu tấn CO2cho WB theo ERPA đã ký với giá 5 USD/tấn, khoảng 95% kết quả chuyển nhượng này sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào NDC.

Số 4,91 triệu tấn CO2còn lại, Bộ NN-PTNT đề nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến đề nghị WB xem xét giới thiệu đối tác tiềm năng mua lượng giảm phát thải này theo phương thức đã thực hiện tại ERPA đã ký, hoặc hỗ trợ Việt Nam kết nối thực hiện thí điểm đấu giá thông qua các sàn giao dịch quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thủ tướng Lào******

Chiều 22/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp, làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đang ở Hà Nội nhân dịp dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. 

Bày tỏ vui mừng được gặp lại Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Sonexay Siphandone chúc mừng những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đạt được trong thời gian qua.

Ông cũng hoan nghênh và đánh giá cao ý tưởng tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN trong năm 2024 của Thủ tướng Phạm Minh Chính, khi Lào đang đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thủ tướng Lào - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone (Ảnh: Thành Đông).

Thủ tướng Lào cho rằng diễn đàn là sự kiện rất có ý nghĩa với sự tham gia, đóng góp ý kiến của đại diện các chính phủ, học giả, nhà nghiên cứu ở khu vực và thế giới, đồng thời thể hiện đóng góp chủ động, thiết thực của Việt Nam cho Cộng đồng ASEAN trong bối cảnh mới, giúp nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới.

Trao đổi về quan hệ song phương, hai Thủ tướng nhất trí đánh giá mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào tiếp tục phát triển tốt đẹp, vững chắc và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực thời gian qua.

Quan hệ chính trị không ngừng được củng cố, thúc đẩy theo hướng ngày càng tin cậy, gắn bó thông qua việc hai bên thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao và các cấp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thủ tướng Lào - 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công các trọng trách quốc tế năm 2024 (Ảnh: Thành Đông).

Hợp tác quốc phòng và an ninh tiếp tục là những trụ cột quan trọng, ngày càng chặt chẽ và hiệu quả, góp phần vào việc bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội ở mỗi nước. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh và có nhiều chuyển biến tích cực.

Thương mại song phương trong quý I đạt 476,8 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Hiện Việt Nam có 245 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn đăng ký 5,5 tỷ USD, tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào. Hợp tác trên các lĩnh vực khác như giáo dục - đào tạo, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch và giao lưu nhân dân… tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng nâng cao hiệu quả và chất lượng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thủ tướng Lào - 3

Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đánh giá cao ý tưởng tổ chức Diễn đàn tương lai ASEAN của Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh: Thành Đông).

Nhân dịp này, hai Thủ tướng đã cùng nhau trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao và kết quả của Kỳ họp 46 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào.

Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; triển khai tốt các thỏa thuận giữa hai Chính phủ, trong đó có Thỏa thuận Chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2030, Hiệp định về hợp tác song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2025 và Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác Việt Nam - Lào 2024. 

Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh để đối phó hiệu quả với các thách thức phi truyền thống, trong đó có công tác quản lý, bảo vệ biên giới và phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thủ tướng Lào - 4

Toàn cảnh cuộc gặp, làm việc giữa hai bên chiều 22/4 (Ảnh: Thành Đông).

Để nâng cao hiệu quả hợp tác trong thời gian tới, hai Thủ tướng nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông, du lịch. 

Hai bên hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả; phối hợp rà soát, giải quyết dứt điểm các vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam yên tâm đầu tư, kinh doanh tại Lào; thực hiện hiệu quả các nghị định thư, đề án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.

Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, Liên hợp quốc và các cơ chế tiểu vùng sông Mê Công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam tiếp tục ủng hỗ và hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công các trọng trách quốc tế trong năm 2024, trong đó có vai trò Chủ tịch ASEAN.

Người dân ở TPHCM tiếp tục chịu nắng gắt 2 ngày cuối tuần******

Sáng 30/3, trao đổi với phóng viên Dân trí,ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng dự báo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, trong 24 giờ qua, khu vực Nam Bộ có rãnh áp thấp ở khoảng 25-28 độ vĩ Bắc suy yếu. Áp cao lục địa di chuyển ra phía Đông.

Trên cao, áp cao cận nhiệt đới qua Nam Trung Bộ. Trên vùng biển phía Đông Nam Bộ, gió Đông đến Đông Bắc hoạt động với cường độ trung bình - yếu.

Người dân ở TPHCM tiếp tục chịu nắng gắt 2 ngày cuối tuần - 1

Người dân đậu xe dưới gầm cầu tránh nắng trong lúc chờ đèn đỏ trên đường Võ Nguyên Giáp, TP Thủ Đức (Ảnh: An Huy).

Do đó, cường độ nắng nóng giảm so với 24 giờ trước. Các tỉnh miền Đông có nắng nóng diện rộng; các tỉnh miền Tây cục bộ có nắng nóng. Chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.

Nhiệt độ cao nhất ban ngày phổ biến ở các tỉnh Đông Nam Bộ 34,2-37 độ C; các tỉnh miền Tây 31,6-35,1 độ C; TPHCM là 35 độ C.

Theo ông Quyết, trong ngày hôm nay, khu vực miền Đông và miền Tây, áp có cao lục địa di chuyển lệch ra phía Đông và suy yếu nhanh. Vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển trở lại, mở rộng dần về phía đông và đông nam, thiết lập rãnh áp thấp có trục ở khoảng 26-29 độ vĩ Bắc

Trên cao, áp cao cận nhiệt đới qua Nam Bộ lấn Tây và hoạt động mạnh hơn. Nhiễu động giơ đông trên cao suy yếu dần. Trên vùng biển phía Đông Nam Bộ, gió Đông đến Đông Nam hoạt động với cường độ yếu.

Tại Nam Bộ mây thay đổi, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất ngày có xu hướng tăng nhẹ trở lại. Nắng nóng có xu hướng gia tăng trở lại. Miền Đông nắng nóng diện rộng, miền Tây cục bộ có nắng nóng.

Chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông đề phòng gió giật mạnh, lốc. Miền Đông có nhiệt độ cao nhất ban ngày 35-37 độ C, Miền Tây 32-35 độ C.

Thời tiết TP.HCM, Nam bộ: Dự báo nắng nóng đặc biệt gay gắt một số nơi******

Ngày hôm qua (7.4), thời tiết TP.HCM, Nam bộ tiếp tục nắng nóng với cường độ nắng nóng gia tăng hơn hôm trước, càng vừa trưa chiều càng hầm hập khó chịu.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, cả khu vực ngày hôm qua có nắng nóng gay gắt xảy ra diện rộng ở khu vực Đông Nam bộ, cục bộ đã xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt. Miền Tây có nắng nóng diện rộng, cục bộ có nắng nóng gay gắt.

Thời tiết TP.HCM, Nam bộ: Dự báo nắng nóng đặc biệt gay gắt một số nơi- Ảnh 1.

Càng về trưa chiều, thời tiết càng hầm hập, người dân ngại ra đường

Vũ Phượng

Nhiệt độ cao nhất ở Đông Nam bộ hôm qua từ 35,2 - 39,2oC (trong khi nhiệt độ cao nhất ngày hôm trước là 37,1oC). Các tỉnh miền Tây nhiệt độ cao nhất từ 33,6 - 37,5oC (cao nhất hôm trước là 35,9oC).

Thời tiết TP.HCM hôm qua cũng ghi nhận một ngày nắng nóng gia tăng, không mưa với mức nhiệt cao nhất là 36oC tại trạm Tân Sơn Nhất.

Đây là các số liệu được đo trong lều khí tượng bởi nhiệt kế chuyên dụng. Thực tế khi di chuyển ngoài đường, mức nhiệt cảm nhận có thể lên trên 40oC, đặc biệt vào thời điểm trưa chiều vì tác động của các phản xạ nhiệt.

Xem nhanh 20h ngày 7.4: Nắng nóng gay gắt, nhiều người than trời

Nắng nóng đặc biệt gay gắt

8 giờ sáng nay, thời tiết TP.HCM nhiều mây, ít nắng, không mưa, nhiệt độ 30oC, độ ẩm 79%, gió đông nam 4 m/giây.

Thạc sĩ Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho hay, hôm nay vùng áp thấp tiếp tục bị nén dịch về phía nam qua Nam bộ. Phía bắc, không khí lạnh tác động tới thời tiết các tỉnh Bắc bộ. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới nâng trục dần lên phía bắc qua Bắc Trung bộ hoạt động mạnh.

Thời tiết TP.HCM, Nam bộ: Dự báo nắng nóng đặc biệt gay gắt một số nơi- Ảnh 2.

Bản đồ dự báo nhiệt độ cao nhất 14 giờ ngày 8.4.2024

Đài KTTV Nam bộ

Dự báo thời tiết Nam bộ mây thay đổi, đêm không mưa. Nam bộ có nắng nóng diện rộng, Đông Nam bộ có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ cao nhất Đông Nam bộ phổ biến 35 - 38oC, có nơi trên 38oC; miền Tây 34 - 37oC, có nơi trên 37oC.

Thời tiết TP.HCM hôm nay mây thay đổi, ngày nắng nóng, không mưa. Nhiệt độ cao nhất ở TP.HCM có thể xuất hiện từ 13 - 14 giờ.

Dự báo thời tiết TP.HCM, Nam bộ từ 48 - 72 giờ tới mây thay đổi, đêm không mưa. Cường độ nắng nóng duy trì. Ngày nắng nóng xảy ra trên diện rộng; có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt ở Đông Nam bộ, miền Tây có nơi nắng nóng gay gắt.

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ lưu ý, do ảnh hưởng của nắng nóng, độ ẩm trong không khí giảm thấp nên nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn ở khu vực dân cư và cháy rừng. Ngoài ra, người dân cần đề phòng nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt khi tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao.

biên tập:Lâm Loan

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn