dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
five88 xo so soc trang_bet88 bxh premier league

2024-05-20 18:59:39

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Đức Hồ



Lưới sứa2024-05-20 18:59:39Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Nhật Phong)Nữ sinh cầm di ảnh mẹ nhận bằng tốt nghiệp: ‘Con sẽ ước mơ thay phần mẹ’******

Cầm trong tay di ảnh của mẹ, Anh Thư cho biết những bước đi của mình đầy tự tin hơn để nhận thành quả mà bản thân đã cố gắng trong 4 năm học. Theo Anh Thư, tấm bằng tốt nghiệp là món quà và một lời hứa đã được giữ đúng với mẹ của mình: “Con sẽ ước mơ thay phần mẹ”. Trên sân khấu, khi được giảng viên hỏi người trong hình là ai, Anh Thư tươi cười đáp: “Mom, she died…”.

Nữ sinh cầm di ảnh mẹ nhận bằng tốt nghiệp: ‘Con sẽ ước mơ thay phần mẹ’- Ảnh 1.

Anh Thư gây xúc động khi cầm di ảnh của mẹ lên sân khấu nhận bằng tốt nghiệp

NVCC

Năm học lớp 12, trái tim non nớt của Anh Thư như vỡ vụn khi biết được tin mẹ mắc bệnh ung thư. Anh Thư cho biết bản thân đau đớn đến mức không thể khóc, việc học cũng trở nên sa sút. “Thời gian đầu, mình không thể chấp nhận được sự thật. Đi học thì đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến mẹ. Bản thân luôn mang trong mình nỗi lo sợ bệnh tình của mẹ sẽ trở nặng”, Anh Thư chia sẻ.

Mẹ của Anh Thư phải ra TP.Huế để hóa trị, lúc này chỉ có cha của nữ sinh kề cận chăm sóc. Vài tháng sau, khi tình hình sức khỏe của mẹ đã trở nên ổn định, Anh Thư mới cân bằng lại được cuộc sống. Gia đình Anh Thư không mấy khá giả, vì vậy khi mẹ của cô gái này phát bệnh thì toàn bộ tiền đều dành để chạy chữa. Nhiều người khuyên Anh Thư chỉ nên học hết lớp 12 rồi đi làm hay học nghề để đỡ đần cho cha, mẹ.

Nữ sinh cầm di ảnh mẹ nhận bằng tốt nghiệp: ‘Con sẽ ước mơ thay phần mẹ’- Ảnh 2.

Anh Thư rất yêu thích âm nhạc

NVCC

Bản thân Anh Thư phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều để đưa ra quyết định cho tương lai: “Mình thật sự rất muốn đi học tiếp. Sống ở nông thôn, nhìn những người phụ nữ lớn lên chỉ biết ở nhà nội trợ rồi thỉnh thoảng lại bị bạo hành, xem thường nên mình càng muốn bản thân phải có vị trí tốt trong xã hội. Nhưng mình cũng thương mẹ, gia đình lúc đó thật sự chỉ còn đủ tiền chi trả cho việc chữa bệnh. Thấy mình phải khổ tâm suy nghĩ nên mẹ đã động viên đi học đại học. Mẹ dặn: Nếu đã chọn con đường này thì phải thật sự cố gắng, nỗ lực hết mình, có gian nan thì cũng không được bỏ”.

Vào năm nhất của đại học, bệnh tình của mẹ  Anh Thư trở nặng, bà đã được bác sĩ cho về nhà. Anh Thư không thể nào quên được khoảnh khắc hơi thở mẹ yếu dần rồi mất trong vòng tay của cha. Ngày hôm ấy, cảm giác của Anh Thư như cả bầu trời sụp đổ. Sẽ không có sự bù đắp nào có thể xoa dịu được nỗi đau mà cô gái 18 tuổi năm ấy phải gánh chịu. Anh Thư đã vĩnh viễn không còn mẹ trong đời.

Nữ sinh cầm di ảnh mẹ nhận bằng tốt nghiệp: ‘Con sẽ ước mơ thay phần mẹ’- Ảnh 3.

Anh Thư chơi được một số loại nhạc cụ như: guitar, vĩ cầm và cello

NVCC

“Nhớ lại những ngày sau hóa trị, mẹ được về nhà, dáng vẻ cũng trở nên tiều tụy hơn. Mình đã học nấu ăn và chế biến cho mẹ món bún thịt gà. Đó là lần đầu mình nấu ăn cho mẹ, bà vui lắm. Mình cảm thấy rất tiếc vì không thể lo cho mẹ được nhiều hơn. Giờ đây mình đã đi làm, có thể mua được quần áo đẹp, đồ ăn ngon… nhưng mẹ thì không còn nữa. Hình ảnh của mình chụp với mẹ cũng rất ít”, Anh Thư bộc bạch.

Sau khi mất, mẹ của Anh Thư đã để lại một số tiền được bảo hiểm chi trả, cộng với học bổng, đi làm thêm và sự trợ giúp của chị gái đã giúp nữ sinh này có đủ chi phí để trang trải cho việc học. Sau khi tốt nghiệp, Anh Thư sẽ ở lại trường để công tác ở vị trí cán bộ hỗ trợ sinh viên phát triển kỹ năng cá nhân.

Thạc sĩ Dương Khánh Vinh, Chủ nhiệm bộ môn quản trị kinh doanh của Trường ĐH Greenwich Việt Nam, nhận xét: “Anh Thư là sinh viên năng nổ trong các hoạt động phong trào. Trong lớp thì có mối quan hệ rất tốt đẹp với bạn bè. Ở Anh Thư luôn toát ra một nguồn năng lượng tích cực”.

Gần 400ha rừng giảm không rõ nguyên nhân: Trách nhiệm thuộc về chủ rừng******

Chiều 1/4, tại họp báo của UBND tỉnh Đắk Lắk, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đắk Lắk Nguyễn Minh Chí, đã phản hồi về thông tin gần 400ha rừng của Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng (Trung tâm bảo tồn voi) bị suy giảm chưa rõ nguyên nhân mà một số cơ quan báo chí, trong đó có báoDân tríđã phản ánh.

Theo ông Chí, báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh có nêu gần 400ha rừng do Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk quản lý, bảo vệ bị suy giảm. Trong đó, khoảng 4,6ha rừng bị phá và trên 392ha suy giảm do nguyên nhân khác chưa xác định.

Gần 400ha rừng giảm không rõ nguyên nhân: Trách nhiệm thuộc về chủ rừng - 1

Ông Nguyễn Minh Chí, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk thông tin về việc gần 400ha rừng bị suy giảm chưa rõ nguyên nhân (Ảnh: Thúy Diễm).

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đắk Lắk lý giải, với trên 392ha đã bị người dân lấn chiếm trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp. Hiện trường chỉ còn sót lại một số gốc bị chặt khô, mục, cháy.

Vì vậy, Hạt kiểm lâm địa phương cập nhật vào cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến với nguyên nhân khác (chưa xác định được chính xác nguyên nhân rừng bị giảm).

"Trong thực tế, diện tích rừng tự nhiên này bị suy giảm trong nhiều năm chứ không phải bộc phát mới đây, chủ yếu do tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc di cư tự do vào dựng nhà, phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy trái phép", ông Chí nói.

Ngoài ra, ông cho hay phần lớn diện tích rừng của Trung tâm bảo tồn voi nằm gần các khu dân cư, đặc biệt là khu dân cư tự phát, ngoài quy hoạch, có điều kiện sinh hoạt hết sức khó khăn, thiếu đất để sản xuất, sống phụ thuộc chủ yếu vào rừng.

Sở NN&PTNT Đắk Lắk cho rằng các diện tích này hầu hết là diện tích rừng nghèo, nghèo kiệt, có trữ lượng rất thấp, chủ yếu là những loài cây rụng lá vào mùa khô, địa hình bằng phẳng, dễ dàng tác động bằng công cụ thô sơ như dao, rựa, cuốc... nên công tác kiểm soát gặp rất nhiều trở ngại.

Ngoài ra, trải qua một khoảng thời gian lén lút chặt tỉa làm rừng bị hạ cấp trữ lượng, một số diện tích không đáp ứng được các tiêu chí xác định là rừng.

"Việc để diện tích rừng tự nhiên bị biến động lớn, trong thời gian dài nhưng không phát hiện, xử lý kịp thời, để người dân lấn chiếm, sử dụng trái phép, trách nhiệm thuộc về chủ rừng là Trung tâm bảo tồn voi và chính quyền địa phương", lãnh đạo Sở NN&PTNT Đắk Lắk nhận định.

Sau vụ việc, Sở NN&PTNT đã yêu cầu Trung tâm bảo tồn voi phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương kiểm tra, xác minh, lập hồ sơ sớm xử lý theo quy định về diện tích rừng bị biến động.

Cơ quan này yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể có liên quan trong việc để diện tích rừng bị giảm.

Đồng thời, Sở đề nghị Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể có liên quan trong việc xác minh, cập nhật diễn biến chưa chính xác, không làm rõ nguyên nhân đối với diện tích rừng bị giảm 392ha.

Hà Nội dành 5.500 tỷ đồng nâng cấp đường 70 Hà Đông******

HĐND TP Hà Nội vừa thông qua nội dung về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 và cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2021-2025 cấp thành phố. 

Theo đó, trong số 27 dự án được UBND TP trình, các đại biểu đã biểu quyết thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư 25 dự án, bao gồm 3 dự án nhóm A. 

Dự án thứ nhất là cải tạo, nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển - nút giao Tứ Hiệp. Theo đó, thành phố dự kiến xây dựng tuyến đường dài 7,08km, mặt cắt ngang 50m. Điểm đầu nối với khu đô thị Văn Quán, điểm cuối tại nút giao Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì. 

Tuyến đường này dự kiến kết nối với đường nối Pháp Vân - Cầu Giẽ với vành đai 3. Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 5.484 tỷ đồng, nguồn ngân sách thành phố. Thời gian thực hiện giai đoạn 2024-2028. 

Hà Nội dành 5.500 tỷ đồng nâng cấp đường 70 Hà Đông - Văn Điển - 1

Đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển chạy qua nhiều trường học, bệnh viện lớn nhưng đã xuống cấp, thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng (Ảnh: Mạnh Quân).

Ngoài xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình, dự án được đầu tư thêm 3 cầu trên tuyến, bao gồm: xây mới cầu vượt sông Tô Lịch và quốc lộ 1A, xây mới cầu qua sông Hòa Bình, mở rộng cầu Tó qua sông Tô Lịch. 

Để thực hiện, Hà Nội tách riêng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành một dự án thành phần với vốn đầu tư gần 740 tỷ đồng, chủ đầu tư là UBND quận Hà Đông. 

Theo tính toán, để thi công dự án trên, huyện Thanh Trì có khoảng 200 hộ dân cần di dời với tổng diện tích đất bị thu hồi hơn 41.300m2, trong khi quận Hà Đông có 193 hộ với tổng 6.163m2 đất bị thu hồi.

"Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đã tính toán áp dụng đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng đất ở cho các hộ này theo đề nghị, yêu cầu, nguyện vọng của chính quyền địa phương và cao sát giá thị trường. Nên việc giải phóng mặt bằng sẽ không gặp nhiều khó khăn", UBND TP Hà Nội cho biết. 

Hà Nội dành 5.500 tỷ đồng nâng cấp đường 70 Hà Đông - Văn Điển - 2

Dự án cải tạo đường tỉnh 70 nối từ đường Nguyễn Khuyến, Hà Đông qua Văn Điển đến nút giao Tứ Hiệp (đường màu cam) (Ảnh: Hà Mỹ).

Đánh giá về sự cần thiết của dự án trên, Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội cho biết những năm gần đây, khu vực phía nam thành phố đô thị hóa tăng nhanh, nhiều khu đô thị và các chung cư cao tầng được xây mới, làm mật độ dân số tăng cao cùng hệ thống bệnh viện, trường học phát triển. 

Vì vậy, tuyến đường 70 thường xuyên ùn tắc giao thông kéo dài, không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Một số điểm ùn tắc cục bộ trầm trọng vào giờ cao điểm như trước cổng Bệnh viện K cơ sở 3 Tân Triều, nút giao đường 70 với đường Chu Văn An, đoạn qua cầu Tó...

Dự báo thời gian tới, lưu lượng giao thông tiếp tục tăng, trong khi đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển đang xuống cấp nặng. Đây còn là tuyến đường đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hạ tầng giao thông khung của thành phố, kết nối với các trục hướng tâm và đường vành đai. 

Do đó, cơ quan thẩm tra đánh giá việc triển khai dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường trên là rất cần thiết. 

Đầu tư thêm nhà máy xử lý nước thải

Dự án nhóm A thứ hai được duyệt chủ trương đầu tư là xây dựng hệ thống thu gom nước thải (lưu vực S1) về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Dự án được đặt mục tiêu cải thiện môi trường sống của người dân các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Thanh Trì. 

Tổng mức đầu tư cho dự án này là hơn 2.598 tỷ đồng, dự kiến thực hiện giai đoạn 2025-2030. 

Hà Nội dành 5.500 tỷ đồng nâng cấp đường 70 Hà Đông - Văn Điển - 3

HĐND TP Hà Nội phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024, chiều 29/3 (Ảnh: Thanh Hải).

Cùng với đó, HĐND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng hệ thống thu gom và Nhà máy xử lý nước thải tây sông Nhuệ. Tổng mức đầu tư khoảng 2.950 tỷ đồng, dự kiến thực hiện giai đoạn 2025-2030 với công suất xử lý đến năm 2035 là gần 70.000m3/ngày đêm. 

Tại kỳ họp chuyên đề ngày 29/3, HĐND TP Hà Nội cũng quyết nghị phê duyệt điều chỉnh văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai và hỗ trợ nghiên cứu xây dựng hệ thống giao thông đô thị tích hợp cho dự án đường sắt đô thị. 

Theo đó, tổng vốn dự án sau khi điều chỉnh là gần 343 tỷ đồng, tương đương hơn 14 triệu USD. Nguồn vốn không hoàn lại của ADB và EU. 

Cũng liên quan đường sắt đô thị, Hà Nội thông qua việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án hỗ trợ chủ đầu tư quản lý đường sắt đô thị thí điểm đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Tổng mức đầu tư là hơn 6,53 triệu USD, bao gồm 5,8 triệu USD vốn vay ODA của ADB, còn lại 720.000 USD từ vốn ngân sách thành phố. 

Hai ô tô rượt đuổi, chèn đường nhau 'như phim hành động' trên cao tốc******

Cư dân mạng mới đây vô cùng bức xúc sau khi xem qua một đoạn video ghi lại tình huống giao thông nguy hiểm; khi hai tài xế ô tô xem thường luật, bất chấp nguy hiểm, cố tình lái xe lạng lách, "chèn đường" nhau trên cao tốc.

Vụ việc được xác định xảy ra vào gần 7 giờ ngày 26.3.2024 trên Đại lộ Thăng Long, đoạn qua địa bàn quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội.

Hai ô tô rượt đuổi, chèn đường nhau "như phim hành động" trên cao tốc - Video: OFFB

Theo hình ảnh được trích xuất từ camera hành trình gắn trên một ô tô cùng lưu thông, thời điểm nói trên, ô tô này đang di chuyển trên Đại lộ Thăng Long. Lúc này, từ phía sau xuất hiện hai ô tô con khác cùng màu đỏ bất ngờ phóng nhanh và vượt lên.

Đáng chú ý, không rõ trước đó có mâu thuẫn gì. Tuy nhiên, sau khi vượt qua ô tô gắn camera hành trình, hai xe ô tô nói trên liên tục lái xe chạy lạng lách. Thậm chí bất chấp nguy hiểm, liên tục tạt đầu, "kèn cựa" nhau. Tình huống nguy hiểm khiến nhiều người lái xe khác cùng lưu thông không khỏi hoảng hốt và bức xúc.

Hai ô tô rượt đuổi, chèn đường nhau 'như phim hành động' trên cao tốc- Ảnh 1.

Tình huống 2 ô tô lạng lách, chèn đường nhau trên cao tốc khiến nhiều người bức xúc

Trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại vụ việc sau khi được đăng tải cũng đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra bất bình và phẫn nộ trước cách lái xe bất chấp luật, xem thường mạng sống người khác của hai tài xế ô tô nói trên.

Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc xác minh và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô thực hiện hành vi lạng lách, đánh võng (Điểm b Khoản 7 Điều 5).

Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng trong trường hợp vi phạm lần đầu; nếu tái phạm sẽ tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.


Nhiều nữ sinh Hà Nội vi phạm luật giao thông bị CSGT xử phạt******

Trưa 8/4, Tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 2 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) ra quân xử lý hàng loạt học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông trên phố Phan Đình Phùng, đoạn trước khu vực cổng trường THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội).

Lúc 11h, tổ công tác phát hiện 2 chiếc xe máy điện do 2 nữ sinh điều khiển, đi ngược chiều trên vỉa hè phố Phan Đình Phùng, nên ra hiệu lệnh dừng xe.

Nhiều nữ sinh Hà Nội vi phạm luật giao thông bị CSGT xử phạt - 1

Em H.H.H.C. điều khiển xe máy điện chở theo một nữ sinh không đội mũ bảo hiểm phía sau, đi trên vỉa hè, ngược chiều đường Phan Đình Phùng (Ảnh: Trần Thanh).

Nữ sinh H.H.H.C. (SN 2007, ở quận Tây Hồ) điều khiển xe máy điện BKS 267.xx, phía sau chở một nữ sinh khác không đội mũ bảo hiểm.

Trường hợp thứ hai là em T.T.H.T. (SN 2007, ở quận Tây Hồ) điều khiển xe máy điện BKS 29AB-261.xx.

Nhiều nữ sinh Hà Nội vi phạm luật giao thông bị CSGT xử phạt - 2

Nhiều học sinh đi xe máy lên vỉa hè bị CSGT xử lý (Ảnh: Trần Thanh).

Nói với tổ công tác, cả 3 nữ sinh thừa nhận đều là học sinh của Trường THPT Phan Đình Phùng, do các em có việc gấp nên đã điều khiển xe đi lên vỉa hè cho nhanh.

Với lỗi vi phạm này, em C. và em T. sẽ bị xử phạt số tiền là 250.000 đồng.

Nhiều nữ sinh Hà Nội vi phạm luật giao thông bị CSGT xử phạt - 3

Một nữ sinh vi phạm (Ảnh: Trần Thanh).

Lúc 11h40, CSGT phát hiện một chiếc xe máy do em N.T.A. (SN 1998, ở quận Ba Đình) điều khiển, phía sau xe chở mẹ của em A, cả 2 cùng không đội mũ bảo hiểm. Tổ công tác sau đó đã ra hiệu lệnh dừng xe và đưa vào chốt để làm việc.

Tại đây, em A. cho biết đang chở mẹ mình đi có việc gấp nên quên không đội mũ bảo hiểm. Với lỗi vi phạm này, tổ công tác đã nhắc nhở và lập biên bản xử phạt em A. số tiền 500.000 đồng.

Nhiều nữ sinh Hà Nội vi phạm luật giao thông bị CSGT xử phạt - 4

Nhiều trường hợp học sinh thấy tổ công tác liền quay đầu bỏ chạy (Ảnh: Trần Thanh).

Khoảng 5 phút sau, tổ công tác phát hiện em N.A.Q. (SN 2008, ở quận Ba Đình) điều khiển xe máy điện nhưng không đội mũ bảo hiểm, lao nhanh qua chốt CSGT. Bằng biện pháp nghiệp vụ, tổ công tác đã dừng được phương tiện trên và đưa vào chốt làm việc.

Em Q. cho biết đang học lớp 10 của Trường THPT Hoàng Long. 

"Do hôm nay em vội đi học nên quên không mang mũ bảo hiểm. Sau này em sẽ rút kinh nghiệm và không dám tái phạm nữa", em Q. nói.

Nhiều nữ sinh Hà Nội vi phạm luật giao thông bị CSGT xử phạt - 5

Em Q. không đội mũ bảo hiểm bị CSGT dừng xe (Ảnh: Trần Thanh).

Cũng theo ghi nhận của phóng viên, trong ca làm việc buổi trưa cùng ngày, tại khu vực cổng trường THPT Phan Đình Phùng còn có tình trạng phụ huynh đưa, đón học sinh nhưng để con em mình không đội mũ bảo hiểm. Có trường hợp đèo theo các em học sinh đi lên vỉa hè, đi ngược chiều đường Phan Đình Phùng.

Thiếu tá Nguyễn Hoàng Hải, Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 2 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội), cho biết ngoài việc xử lý các trường hợp học sinh vi phạm, tổ công tác còn phát tờ rơi tuyên truyền tới các em, các bậc phụ huynh về việc nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông.

Nhiều nữ sinh Hà Nội vi phạm luật giao thông bị CSGT xử phạt - 6

CSGT phát tờ rơi tuyên truyền cho các em học sinh (Ảnh: Trần Thanh).

"CSGT sẽ tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông và kỹ năng tham gia giao thông, kỹ năng điều khiển phương tiện tham gia giao thông phù hợp cho từng lứa tuổi học sinh. Đối với những trường hợp học sinh vi phạm, chúng tôi sẽ gửi thông báo về nhà trường để có hình thức xử lý và biện pháp giáo dục phù hợp.

Nhiều nữ sinh Hà Nội vi phạm luật giao thông bị CSGT xử phạt - 7

Thiếu tá Nguyễn Hoàng Hải (Ảnh: Trần Thanh).

Ngoài ra, đơn vị sẽ xử lý nghiêm các trường hợp phụ huynh đưa đón học sinh vi phạm luật giao thông tại các tuyến đường gần khu vực trường học", Thiếu tá Hải nói.

Theo Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, trong 3 tháng đầu 2024, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 1.615 trường hợp học sinh vi phạm, tạm giữ 747 phương tiện các loại.

Nhiều nữ sinh Hà Nội vi phạm luật giao thông bị CSGT xử phạt - 8

Một nam sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy phóng nhanh trên đường Phan Đình Phùng (Ảnh: Trần Thanh).

Nhiều nữ sinh Hà Nội vi phạm luật giao thông bị CSGT xử phạt - 9

Một trường hợp học sinh vượt đèn đỏ bị CSGT xử lý (Ảnh: Trần Thanh).

Nhiều nữ sinh Hà Nội vi phạm luật giao thông bị CSGT xử phạt - 10

2 nữ sinh "đầu trần" phóng xe trên đường Phan Đình Phùng (Ảnh: Trần Thanh).

'CSGT mặc thường phục xử phạt nồng độ cồn, mắc cớ gì phải làm thế?'******

Sáng 27.3, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5 khóa XV thảo luận về dự án luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Có 3 luồng quan điểm xung quanh vấn đề nồng độ cồn. 

Một là ủng hộ cấm tuyệt đối. Hai là đề nghị cần có ngưỡng tối thiểu. Ba là ủng hộ cấm tuyệt đối nhưng cần có lộ trình thực hiện phù hợp.

'CSGT mặc thường phục xử phạt nồng độ cồn, mắc cớ gì phải làm thế?'- Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Phúc, đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu

MEDIA QUỐC HỘI

Tránh lạm dụng quy định để xử phạt, kiểm tra gây phản cảm

Đại biểu Lý Thị Lan (đoàn Hà Giang) bày tỏ đồng tình với phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế. Tuy nhiên, để luật đi vào cuộc sống, có sức thuyết phục khi thông qua, bà đề nghị rà soát, cân nhắc mức xử phạt, hình thức xử phạt cho phù hợp và phải có lộ trình, từng bước theo thời gian để tạo thành ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông.

Bà Lan dẫn chứng thực tế ở Hà Giang, việc sử dụng rượu là nét văn hóa của đồng bào và ở các vùng nông thôn, người dân khi tham gia giao thông chưa thể thực hiện triệt để việc không có nồng độ cồn.

"Chẳng hạn ở nông thôn dịp tết đi từ làng này sang làng kia mà có uống chén rượu, cốc bia và bị thổi nồng độ cồn thì đương nhiên vi phạm. Nhưng việc này có ảnh hưởng, liên quan đến tai nạn giao thông thì cần đánh giá.

Chúng tôi đề nghị cần rà soát mức xử phạt, hình thức xử phạt theo lộ trình để dần trở thành ý thức của người dân khi tham gia giao thông và thực hiện được, đúng yêu cầu pháp luật", bà Lan nói.

Nữ đại biểu cũng đề nghị khi áp dụng quy định luật thì cơ quan chức năng tránh lạm dụng quy định để xử phạt, kiểm tra, gây phản cảm của người dân với lực lượng chức năng.

Bà dẫn trên mạng xã hội có đưa nhiều hình ảnh dịp tết, lực lượng chức năng đi vào các vùng nông thôn, nơi rất khó khăn để kiểm tra nồng độ cồn và xử phạt người dân. "Như vậy gây sự phản cảm, cần xem xét xử phạt, kiểm tra và nên có sự mềm dẻo hơn", vị đại biểu nêu.

Bà Lan cũng nhắc đến câu chuyện Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh trực tiếp tham gia cùng tổ công tác, phát hiện một tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn, sau đó nhắc nhở và tuyên truyền thay vì xử phạt. Việc này, theo bà Lan, đã tạo sự đồng thuận rất lớn trong dư luận, vì thế nên xem xét lộ trình xử phạt hợp lý khi áp dụng cấm tuyệt đối nồng độ cồn.

'CSGT mặc thường phục xử phạt nồng độ cồn, mắc cớ gì phải làm thế?'- Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách

GIA HÂN

"Không nên quy định nồng độ cồn bằng 0"

Thảo luận về cùng nội dung, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết bản thân cũng thỉnh thoảng sử dụng chất có cồn và không ủng hộ việc đã uống rượu, bia mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Tuy nhiên, việc quy định nồng độ cồn bằng 0 khác với việc cấm người đã sử dụng rượu, bia mà vẫn lái xe (vì có những trường hợp không sử dụng rượu bia vẫn có nồng độ cồn - PV); vấn đề này phải có sự tham gia của các nhà khoa học cũng như cơ quan y tế.

Nữ đại biểu đề cập một cục nghiệp vụ của Bộ Y tế vừa qua đã tiến hành khảo sát để đánh giá nồng độ cồn thế nào là phù hợp. Trong khi chờ kết quả từ cơ quan chuyên môn, bà đề nghị cần có sự đánh giá khách quan, khoa học.

Nhắc tới việc tới đây lực lượng CSGT sẽ mặc thường phục để xử lý vi phạm nồng độ cồn, bà Phúc nói điều này "có vẻ" đi ngược lại mục đích khi xây dựng chính sách pháp luật là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản con người. "Mắc cớ gì phải làm những việc đó?", bà Phúc đặt vấn đề, đồng thời cho rằng nên tính toán biện pháp để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.

Hay như trường hợp sử dụng strongbow - một loại thức uống dấm táo hoặc hương vị khác, bà Phúc nói đã tham khảo một số tài liệu thì đây không phải là rượu hoặc bia, nhưng uống vào sẽ lên nồng độ cồn. Vậy trường hợp này xử phạt thế nào?

Từ những căn cứ đã nêu, đại biểu tỉnh đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng các cơ quan chuyên môn cần có đánh giá khách quan, khoa học.

"Nên cân nhắc kỹ càng, không nên quy định nồng độ bằng 0, trước hết là để thực thi pháp luật một cách tường minh, hai là bảo vệ hình ảnh của lực lượng thực thi công vụ, ba là tránh sai số trong thiết bị đo nồng độ cồn", nữ đại biểu nêu quan điểm.

Uống rượu, bia mà dắt xe thì có bị xử phạt nồng độ cồn?

Cũng liên quan đến vấn đề nồng độ cồn, đại biểu Thái Thị An Chung (đoàn Nghệ An) bày tỏ đồng tình với phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn. Điều này sẽ góp phần thay đổi thói quen lạm dụng, rượu bia của một bộ phận người dân.

Bà Chung cho rằng cần thực hiện việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn ít nhất trong 5 năm nữa; khi đã thay đổi thói quen thì sẽ tổng kết, đánh giá, cân nhắc có cần quy định ngưỡng hay không.

Tuy nhiên, bà kiến nghị dự thảo luật cần giải thích rõ thế nào là điều khiển phương tiện giao thông. Hiện có nhiều ý kiến băn khoăn hành vi dắt xe có phải là điều khiển phương tiện giao thông? Uống rượu, bia mà dắt xe thì có bị xử phạt nồng độ cồn?...

Nhân viên đường sắt ở Đồng Nai lao ra cứu người đàn ông chớp nhoáng******

Ngày 15/4, Công ty cổ phần Đường sắt Sài Gòn đã ra quyết định khen thưởng anh Trịnh Dũng (nhân viên gác chắn thuộc Đội đường sắt Biên Hòa) sau hành động quả cảm cứu người đàn ông lao vào đoàn tàu.

Khoảng 22h43 ngày 7/4, tàu hàng HH8 chạy tuyến Bắc - Nam chạy qua địa bàn tỉnh Đồng Nai. Khi đến huyện Trảng Bom, chắn đường ngang được nhân viên đóng lại để tàu đi qua. 

Nhân viên đường sắt ở Đồng Nai lao ra cứu người đàn ông chớp nhoáng - 1

Anh Dũng lao ra kéo người đàn ông vào khu vực an toàn (Ảnh: Cắt từ clip).

Thời điểm trên, anh Dũng đang làm nhiệm vụ gác chắn đoàn tàu tại đường ngang ở ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, Đồng Nai.

Lúc này, anh bất ngờ phát hiện một người đàn ông nhảy qua hàng rào, có ý định lao vào đoàn tàu đang chạy. Anh này liền lao ra kéo người đàn ông vào khu vực an toàn. Sự việc diễn ra trong chớp nhoáng.

Lãnh đạo Nga, Trung Quốc chúc mừng sinh nhật Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng******

Trong đó có lãnh đạo các nước, các đảng của Lào, Trung Quốc, Cuba, Nga, Belarus, Dominicana.

Lãnh đạo các nước, các chính đảng chúc mừng những thành tựu to lớn, nổi bật trong phát triển, xây dựng đất nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; khẳng định sẽ tiếp tục cùng Tổng Bí thư thúc đẩy các mối quan hệ song phương không ngừng phát triển.

Lãnh đạo Nga, Trung Quốc chúc mừng sinh nhật Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Mạnh Quân).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulithnhấn mạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "quan tâm sát sao và đóng góp tích cực vào việc vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam, giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững".

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bìnhkhẳng định "coi trọng cao độ quan hệ Trung - Việt, sẵn sàng cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng duy trì trao đổi chiến lược, định hướng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam đi vào chiều sâu và thực chất".

Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canelnhấn mạnh "những cống hiến cá nhân của đồng chí Nguyễn Phú Trọng mang tính quyết định trong việc lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam".

Tổng thống Liên bang Nga V. Putinđánh giá cao những đóng góp vô giá của đồng chí Tổng Bí thư "cho sự phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Việt". Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga M. Mishustin và Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga D. Medvedev đặc biệt nhấn mạnh đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc củng cố quan hệ hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau và Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga G. Zyuganov khẳng định "cả cuộc đời của Đồng chí Tổng Bí thư gắn liền với sự hình thành, phát triển, củng cố hàng ngũ, sự lớn mạnh và uy tín ngày càng tăng của Đảng Cộng sản Việt Nam trên trường quốc tế".

biên tập:Sơn Hồ

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn