|
|
Nghiệp vụ trung cấp kế toán nên năng lực quản lý hạn chế******
Ngày 25.3, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HQĐT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo. Các luật sư tiếp tục bào chữa cho bị cáo trong vụ án.
Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Phương Anh (Phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula, bị Viện KSND TP.HCM đề nghị từ 19 – 20 năm tù về tội tham ô tài sản), luật sư cho rằng, không có ý kiến về tội danh, nhưng mong HĐXX bối cảnh thực hiện hành vi phạm tội.
Bị cáo Nguyễn Phương Anh lúc đó cần có tiền trả viện phí cho vợ, nuôi bố mẹ. Bản thân bị cáo chỉ là người làm công ăn lương, không được hưởng lợi ích gì, mức lương cao nhất từ 70 triệu - 120 triệu đồng/tháng.
Luật sư cho hay, hành vi của Nguyễn Phương Anh không phải là nguyên nhân gây ra trực tiếp thiệt hại trong vụ án.
Về trách nhiệm dân sự, trong quá trình điều tra, bị cáo Phương Anh nộp 300 triệu đồng, số tiền này vợ của bị cáo phải vay mượn để khắc phục thiệt hại vụ án.
Xem nhanh 12h ngày 25.3: Diễn biến phiên toà xét xử Vạn Thịnh Phát
Theo luật sư, do thiếu hiểu biết luật pháp, nên bị cáo Phương Anh đã mù quáng thực hiện theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan. Không hề nghĩ được việc làm đó dẫn đến trách nhiệm hình sự hôm nay gánh chịu. Từ khi vụ án chưa được khởi tố bị cáo Phương Anh đã tích cực phối hợp với cơ quan điều tra, giảm thiểu thiệt hại cho vụ án.
Luật sư trình bày: "Bị cáo Phương Anh đứng tên là Phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula cho có lệ, chứ không có quyền đúng nghĩa của Phó tổng giám đốc. Vì vậy, mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo để bị cáo có thể trở về chăm sóc vợ con, gia đình".
Sau khi luật sư bào chữa, bị cáo Nguyễn Phương Anh không có ý kiến thêm, chỉ mong HĐXX xem xét cho bị cáo được giảm nhẹ hình phạt.
Theo cáo trạng, Nguyễn Phương Anh là Phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula, giúp sức cho Trương Mỹ Lan trong việc quản lý, điều hành tìm người đứng tên đại diện pháp luật các công ty "ma", đứng tên cổ phần, vay vốn, ký chứng từ rút, nộp tiền tạo dựng hồ sơ vay vốn khống và rút tiền giải ngân tại SCB.
Ngoài ra, Trương Mỹ Lan còn giao cho Nguyễn Phương Anh theo dõi toàn bộ việc thu, chi tiền giải ngân từ SCB và các nguồn tiền khác; phối hợp với các bị cáo khác để "giải quỹ" các khoản vay đã được SCB được giải ngân vào tài khoản công ty thụ hưởng cuối cùng.
Cáo trạng xác định, hành vi của Nguyễn Phương Anh đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 297.417 tỉ đồng, gây thiệt hại số tiền 128.730 tỉ đồng.
Đến phiên bào chữa cho bị cáo Đặng Phương Hoài Tâm (Trưởng văn phòng HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), luật sư cho rằng Viện KSND TP.HCM đề nghị 19 – 20 năm tù về hành vi tham ô tài sản là nặng so với mức hành vi của bị cáo. Chồng của bị cáo Tâm mới mất được 2 năm, nay là mẹ đơn thân, nên mong bị cáo được xem xét giảm nhẹ mức án.
Theo luật sư, bị cáo Đặng Phương Hoài Tâm chỉ có nghiệp vụ trung cấp kế toán, nên năng lực quản lý của bị cáo còn hạn chế. Luật sư cho rằng ngồi ở vị trí đó thì bị cáo Tâm hay bất cứ người nào cũng phải làm theo chỉ đạo.
Được tự bào chữa bổ sung, bị cáo Đặng Phương Hoài Tâm nói rằng, công việc quản lý thì bị cáo chỉ quản lý tài sản công ty, tài sản thế chấp ở Vạn Thịnh Phát chứ bị cáo không quản lý dư nợ của các công ty vay.
Theo bị cáo Tâm, về việc giải quỹ, từ đầu đến cuối bị cáo không biết gì vấn đề này, cáo buộc thể hiện bị cáo tham gia lên phương án giải quỹ đối với số tiền đã được SCB giải ngân là không đúng. Bị cáo vừa khóc vừa nói rằng do phòng không có ai quản nên mới được bổ nhiệm chức vụ.
"Bị cáo không biết mình phạm pháp tội gì mà bị cáo phải chịu hình phạt ngang ngửa các sếp. Bây giờ bản thân bị cáo đi làm nuôi con, nuôi mẹ già, nhưng giờ bị đề nghị mức án 19 - 20 năm tù bị cáo không biết làm sao", bị cáo Hoài Tâm nói.
Vừa khóc vừa nghẹn ngào nói: "Bị cáo mong HĐXX giảm án cho bị cáo", lúc này chủ tọa trấn an, mời bị cáo về chỗ để ổn định tinh thần.
Theo cáo trạng, bị cáo Đặng Phương Hoài Tâm làm việc tại Văn phòng HĐQT của Công ty Vạn Thịnh Phát và Công ty Đầu tư Vạn Thịnh Phát từ tháng 9.2011, ban đầu Tâm có nhiệm vụ quản lý, theo dõi tài sản của 2 công ty trên và các tài sản của Trương Mỹ Lan nhưng giao các cá nhân đứng tên sở hữu, đồng thời theo dõi các thông tin về việc thế chấp tài sản, dư nợ các khoản vay tại SCB và đưa thông tin các tài sản vào thế chấp cho SCB khi có yêu cầu của Lan.
Vụ án Trương Mỹ Lan: Hơn 2.000 người ký tên xin giảm án cho Nguyễn Cao Trí
Từ ngày 15.11.2019, Tâm phụ trách, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Văn phòng HĐQT, theo dõi tổng thể thông tin các công ty "ma", cá nhân đứng tên khoản vay, cổ đông, việc hứa chuyển nhượng cổ phần và tài sản thuộc của Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Cáo trạng xác định, bị cáo Đặng Phương Hoài Tâm là đầu mối phối hợp với Nguyễn Phương Anh, các bộ phận khác thành lập công ty, thuê cá nhân đứng tên để sử dụng cho các hoạt động vay vốn, rút tiền, che giấu dòng tiền của Trương Mỹ Lan.
Bị cáo Tâm còn được Trương Mỹ Lan giao nhiệm vụ chi trả lương cho các cá nhân được thuê đứng tên thành lập doanh nghiệp, cổ đông, đứng tên các khoản vay và đứng tên tài sản.
Cáo trạng xác định, tổng hợp trách nhiệm của Đặng Phương Hoài Tâm là 406 khoản vay còn dư nợ 257.286 tỉ đồng, và lãi phát sinh là 57.363 tỉ đồng, giá trị tài sản đảm bảo theo kết quả định giá của Công ty thẩm định giá Hoàng Quân và kết quả đánh giá đủ pháp lý của SCB là 85.927 tỉ đồng.
Bùng nổ ca bệnh nhiễm giun lây từ thú cưng: Người nuôi cần làm gì?******
Hiện tại đang nuôi 2 con mèo để làm thú cưng, Võ Thị Phương (24 tuổi), ngụ ở đường Quách Xân, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng), chia sẻ bắt đầu chăm sóc chúng từ năm 2019. “Ban đầu mình nuôi 5 con nhưng hiện tại chỉ còn có 2. Mình thương tụi nó nên xem như người thân, gọi con và xưng mẹ. Thời gian rảnh mình đều quấn quýt bên tụi nó, vuốt ve, ôm ấp và thậm chí là cho ngủ chung”, Phương chia sẻ.
Để phòng bệnh cho thú cưng cũng như tránh lây nhiễm sang người, Phương cho biết đã tiêm vắc xin đầy đủ cho vật nuôi khi chúng còn nhỏ. Ngoài ra, cô nàng còn tiêm 3 mũi phòng bệnh, cứ 3 tháng tiêm nhắc lại 1 lần và xổ giun định kỳ cho mèo. Và bản thân cô nàng gen Z cũng xổ giun định kỳ mỗi năm 2 lần.
Bên cạnh việc tiêm phòng, xổ giun đầy đủ Phương còn thường xuyên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho các con mèo. “2 tuần mình sẽ tắm cho tụi nó 1 lần, còn phân thì bỏ vào 1 chỗ rồi ngày nào cũng dọn và xịt khử mùi hôi”, Phương cho biết.
Xổ giun theo định kỳ cho thú cưng và cả bản thân cũng là cách mà Nguyễn Thị Thu Hương, làm việc ở đường Ngô Gia Tự, P.9, Q.5 (TP.HCM) đang áp dụng. “Mình có nuôi 1 con chó gần 3 năm nay. Thời gian gần đây, các ca bệnh nhiễm giun đũa chó, mèo đang gia tăng nên cũng khá lo, mặc dù mình đã cho xổ giun, sán định kỳ. Mình cũng có tìm hiểu về những con đường lây nhiễm giun, sán từ thú cưng sang người nên kỹ hơn trong khâu ăn uống như: rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn và sau khi tiếp xúc với chó. Mình cũng hạn chế để nó liếm vào mặt hay lên giường ngủ cùng”, Hương cho hay.
Cũng đang nuôi mèo làm thú cưng nhiều năm nay, Trần Thị Đức Tâm (23 tuổi), ngụ tại kiệt 325 Hùng Vương, P.Vĩnh Trung, Q.Thanh Khê (TP.Đà Nẵng) cho rằng khả năng lây nhiễm sán, giun sang người sẽ rất khó nếu tiêm phòng đầy đủ.
“Mình nghĩ nếu tiêm phòng đầy đủ, xổ giun cho vật nuôi đều đặn theo định kỳ thì sẽ không sao. Khi mới 1 - 2 tháng tuổi mình đã cho mèo đi tiêm phòng và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Có sổ theo dõi lịch tiêm đàng hoàng. Mình cũng chú trọng dọn dẹp vệ sinh phòng sạch sẽ, cho tụi nó đi vệ sinh đúng nơi”, Tâm cho biết.
Trước khi nuôi thú cưng, Tâm cũng đã tìm hiểu kỹ về các con đường lây nhiễm giun, sán từ vật nuôi sang người. Do vậy, hiện tại chưa có bất cứ vấn đề nào xảy ra với cô nàng và vật nuôi.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Bệnh viện Thú y Kim Sơn, Q.Bình Thạnh (TP.HCM), cho biết bệnh giun, sán ở chó và mèo lây sang người qua nhiều con đường khác nhau. “Ấu trùng có trong phân của thú cưng thải ra ngoài môi trường không may lây nhiễm vào các nguồn nước, thực phẩm như rau củ quả. Nếu người nào có thói quen ăn rau sống, đồ chưa qua nấu chín sẽ rất dễ bị lây nhiễm giun, sán chó, mèo. Hoặc khi lông của chó, mèo bay vào đồ ăn của người cũng rất dễ bị nhiễm giun, sán", bác sĩ Nhung chia sẻ.
Để phòng nhiễm giun, sán bác sĩ Nhung cho biết người nuôi cần xổ giun định kỳ, diệt bọ chét cho thú cưng. Bác sĩ Nhung thông tin: “Vật nuôi nào ăn thịt sống thì cần tăng tần số xổ giun lên 2 tháng/lần và người nuôi cũng cần xổ giun định kỳ 6 tháng/lần. Ngoài ra, còn phải thường xuyên vệ sinh, tắm rửa cho thú cưng, xử lý phân của chúng cẩn thận, sạch sẽ. Mọi người cũng cần ăn chín uống sôi, hạn chế dùng rau sống, thịt chưa được nấu chín kỹ. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với thú cưng”.
Bác sĩ Nhung cho biết thêm muốn ngủ chung hay ôm ấp, vuốt ve thú cưng thì phải tắm rửa cho chúng sạch sẽ, xổ giun sán đều đặn theo định kỳ để tránh bị lây nhiễm.
Bố mẹ mất tích trên biển để lại 3 con nhỏ: Tìm thấy thi thể người mẹ******
Tối 26/3, một lãnh đạo UBND xã Kỳ Thịnh (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đã tìm thấy thi thể chị Phạm Thị Làn (SN 1988) trên vùng biển xã Kỳ Lợi, cách bờ biển khoảng hơn 12 hải lý.
Chiều cùng ngày, thi thể nạn nhân được chuyển vào đất liền bàn giao cho thân nhân lo hậu sự.
Trước đó, khuya 16/3, chị Làn cùng chồng là anh Dương Văn Toán (SN 1985) sử dụng tàu cá đi đánh bắt hải sản tại vùng biển Kỳ Anh. Sau đó người thân không thấy họ trở về.
Trưa 17/3, người dân phát hiện tàu cá của anh Toán trôi dạt tại khu vực Hòn Chim, thuộc đảo Sơn Dương, cách bờ biển Cảng Sơn Dương khoảng 5 hải lý. Trên tàu không có người, chỉ có một số ngư lưới cụ.
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh sau đó cử hàng chục cán bộ, chiến sĩ sử dụng ca nô phối hợp với lực lượng địa phương cùng người dân tìm kiếm.
Ngày 22/3, thi thể người chồng được tìm thấy.
Theo chính quyền địa phương, gia đình anh Toán thuộc diện khó khăn, sống trong căn nhà lụp xụp. Hàng ngày vợ chồng anh Toán làm nghề đánh bắt hải sản trên biển để nuôi 3 con nhỏ ăn học. Các con của anh Toán, chị Làn có cháu đầu học lớp 8, cháu thứ hai học lớp 7 và cháu út học lớp 6.
Người đàn ông chế tạo ngựa sắt ở TP.HCM: Ra đường có bị CSGT phạt?******
Đoạn clip dài hơn 1 phút được chia sẻ ghi lại hình ảnh con ngựa sắt đang kéo theo một chiếc thùng phía sau như trong phim Trung Quốc quen thuộc trên truyền hình bước đi chậm rãi. Con ngựa sắt chỉ có 2 chân trước, phía sau trụ vững nhờ 2 bánh xe của chiếc thùng.
Quan sát từng bước đi của con ngựa sắt, người xem có thể thấy khói xì ra từ một số bộ phận. Người đàn ông có thể ngồi trên thùng xe và điều khiển ngựa sắt đi bằng một số máy móc gắn ở thân sau.
Người đàn ông chế tạo ngựa sắt ở TP.HCM
Clip trên nhanh chóng được chia sẻ khắp mạng xã hội kèm thông tin "Người đàn ông ở Bình Chánh (TP.HCM) chế tạo thành công ngựa giả y như ngựa thật, khiến thời gian đi từ TP.HCM sang Đồng Nai chỉ mất 1 tháng".
Người đàn ông chế tạo ngựa sắt ở TP.HCM- Ra đường có bị CSGT phạt?
Phía dưới các bài đăng, nhiều người ngạc nhiên vì sự sáng tạo của chủ nhân ngựa sắt nhưng cũng thắc mắc vì xem clip ngựa đi xong thấy đi bộ sẽ khỏe hơn.
Tài khoản Nguyễn Văn Đóa viết: "Ngồi trên con ngựa này tự hành xác mất thời gian". Facebooker Tú Lương Anh bình luận: "Đi về không đau chân mà đau toàn thân". Nhiều người khác cũng chia sẻ "không nhịn được cười" hay "độc lạ Bình Chánh" hoặc e ngại say xe khi ngồi trên con ngựa sắt này.
Đây không phải là lần đầu ngựa sắt "đi được như thật" xuất hiện trên mạng xã hội. Trước đó, nhiều người cũng trầm trồ khi thấy một lão nông ở Long An chế tạo ngựa sắt cưỡi đi được trên đường quê y như thật.
Xem đoạn clip, lãnh đạo một đội CSGT nhận định, ngựa sắt là xe tự chế - tức là loại xe không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật được sản xuất, lắp đặt trái quy định tham gia giao thông.
Theo quy định của luật Giao thông đường bộ 2008, việc đưa các loại xe tự chế không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật là hành vi bị nghiêm cấm tham gia giao thông đường bộ.
Trong đó, đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng.
"Ngựa sắt tự chế không được tham gia giao thông đường bộ, nếu phát hiện vi phạm, CSGT có thể tịch thu", vị CSGT chia sẻ.
'Chiến mã phế liệu' siêu độc đáo của cụ ông ve chai gây sốt Cần Thơ
Cấm xe khách trên 30 chỗ vào cao tốc Cam Lộ******
Ngày 1/4, Cục trưởng Cục Đường bộ Nguyễn Xuân Cường đã ký quyết định phân luồng lại giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Quyết định này nêu rõ từ 6h ngày 4/4, xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và xe đầu kéo) sẽ không đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Thay vào đó, các xe này phải lưu thông trên những tuyến đường khác.
Cục Đường bộ yêu cầu Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh lắp bổ sung biển báo cấm 2 loại xe nói trên, đồng thời tổ chức thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng 3 ngày liên tục để lái xe được biết và thực hiện.
Khu quản lý đường bộ II có trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình hình giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và các tuyến đường bộ có liên quan khác, kiến nghị giải pháp nếu thấy cần thiết.
Trong quyết định này, Cục Đường bộ không nêu rõ 2 loại phương tiện bị cấm sẽ sử dụng tuyến đường nào thay thế, nhưng trong các nghiên cứu trước đó, Cục đã xác định quốc lộ 1 chạy song song sẽ nhận san sẻ luồng phương tiện này.
Theo đánh giá của Cục Đường bộ, việc loại xe cỡ lớn khỏi cao tốc Cam Lộ - La Sơn cơ bản giúp giải quyết tình trạng xe chạy tốc độ chậm trên quãng đường không được vượt, gây ức chế cho tài xế và dẫn tới những pha vượt ẩu tiềm ẩn tai nạn.
Khi cao tốc đã được tái phân luồng, Cục Đường bộ yêu cầu trong mọi trường hợp lái xe phải chấp hành quy tắc giao thông, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành hiệu lệnh, biển báo, tuân thủ quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn, tuân thủ quy định về chuyển hướng, vượt xe, tránh xe đi ngược chiều và các quy định khác về giao thông đường bộ.
Cây sanh 'khổng lồ' 70 năm tuổi thành điểm tránh nắng lý tưởng cho nhiều người******
Sau nhiều giờ làm việc "bã người" dưới thời tiết gần 40 °C, ông Trương Văn Dũng (60 tuổi, làm nghề bán hàng rong) tìm đến cây xanh cổ thụ trước trường THPT chuyên Quốc học Huế, trong công viên Lý Tự Trọng (TP.Huế, Thừa Thiên – Huế) để tránh nắng, chợp mắt buổi trưa.
Ông Dũng cho biết, từ đầu hè này, đây trở thành điểm nghỉ lý tưởng của ông và nhiều người lao động khác. Sự mát mẻ, dễ chịu tại đây giúp ông "nạp lại" năng lượng để tiếp tục mưu sinh trong những ngày nắng rát da.
"Ngủ trưa ở đây có làn gió tự nhiên từ sông Hương thổi vào, bên dưới tán cây rộng lớn còn được bố trí dãy ghế gỗ bao quanh nên chúng tôi có thể nghỉ ngơi 1 chút để tiếp tục làm việc vào đầu giờ chiều", ông Dũng nói.
Còn với ông Lê Văn Tâm (57 tuổi, người dân TP.Huế), tìm đến đây như để trốn cái nóng gay gắt và sự bức bí ở nhà. "Dù hôm nay không đi làm nhưng tôi cũng lên đây ngồi để hóng gió, vì ở nhà cũng chật hẹp nóng quá không chịu nổi. Dưới bóng cây những tia nắng không thể xuyên qua được, kèm với làn gió trời dịu mát từ sông thổi vào, dễ chịu lắm", ông Tâm nói
Cây xanh này còn được đeo nhiều sợi dây băng màu đỏ, tung bay trong gió khiến cho khung cảnh nơi đây càng trở nên yên bình bởi thiên nhiên hòa quyện.
Lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh TP.Huế cho biết, đây là một trong những cây cổ thụ có kích thước lớn tại TP.Huế, cây có dạng hình mâm xôi, tán rộng chừng 25 m, thân cây có đường kính gần 2 m, đã hơn 70 năm tuổi.
Trước đây, dưới gốc cây có nhiều tượng điêu khắc, bụi rậm nhếch nhác, sau này Trung tâm Công viên cây xanh TP.Huế đã di dời đi chỗ khác để lắp dãy ghế cho du khách ngồi nghỉ. Vì được trồng ở vị trí công viên, có không gian nên cây phát triển mạnh. Hiện cây sanh này đang được chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên.