Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

tinycat99 có uy tín không_nohu

2024-06-03 12:03:32 tác giả:Bình Mạnh nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Mua ô tô điện lần đầu: Nên mua pin hay thuê pin?******

Ô tô điện tại Việt Nam trong 2 năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh về số lượng. Người dùng dần làm quen với ô tô điện và sẵn sàng mua ngay từ lần đầu sở hữu xe. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức thuê pin hay mua pin vẫn là mối quan tâm lớn của người dùng mua ô tô điện lần đầu.

Thuê pin dành cho người đi nhiều

Với hình thức thuê pin, người dùng hiện tại chỉ có thể lựa chọn các dòng xe của VinFast vì chỉ có hãng xe Việt Nam cung cấp hình thức này. Tất cả các dòng xe của hãng hiện tại đều áp dụng phương thức thuê pin bên cạnh lựa chọn mua đứt.

Mua ô tô điện lần đầu: Nên mua pin hay thuê pin?- Ảnh 1.

Các xe điện chạy dịch vụ sẽ chọn hình thức thuê pin

Với khách hàng mua xe lần đầu thường quan tâm đến mẫu xe VinFast VF 5, đây là chiếc ô tô điện có sạc nhanh dễ tiếp cận nhất ở Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Giá thuê pin của xe này khoảng 1,6 triệu/tháng cho quãng đường dưới 3.000 km và 2,7 triệu/tháng khi khách hàng đi trên 3.000 km, còn giá mua luôn pin là 80 triệu đồng.

Hình thức thuê pin trên VinFast VF 5 phù hợp với những khách hàng di chuyển thường xuyên trên 3.000 km/tháng. Đặc biệt rất có lợi dành cho người dùng mua xe để kinh doanh dịch vụ, thường di chuyển với quãng đường từ 5.000 - 10.000 km/tháng.

Ví dụ, VinFast VF 5 nếu chạy 5.000 km/tháng sẽ có chi phí thuê pin và sạc pin vào khoảng 5,2 triệu đồng/tháng, số tiền này sẽ mua được khoảng 216 lít xăng. Với một chiếc xe hạng A chạy xăng trung bình 8 lít/100 km sẽ chỉ di chuyển được khoảng 2.700 km/tháng với lượng xăng này. Con số chênh lệch này sẽ càng lớn hơn nếu người dùng xe VF 5 chạy nhiều do chi phí thuê pin 2,7 triệu đồng/tháng là cố định.

Mua ô tô điện lần đầu: Nên mua pin hay thuê pin?- Ảnh 2.

Hình thức thuê pin chỉ phù hợp cho người di chuyển trên 3.000 km/tháng

Như vậy, rõ ràng với những người dùng mua xe để di chuyển mỗi ngày với tần suất trên 3.000 km/tháng phù hợp với hình thức thuê pin. Lúc này chi phí để sử dụng xe vẫn rẻ, giảm được một số tiền mua xe ban đầu và không phải lo lắng đến chất lượng pin, do là pin thuê nên khi sử dụng nhiều có hư hỏng pin cũng sẽ được hãng xe đổi mới.

Người dùng cá nhân, gia đình nên mua luôn pin

Người dùng gia đình và cá nhân với tần suất di chuyển ít dưới 3.000 km/tháng nên chọn hình thức mua pin thay vì thuê. Việc xe chỉ sử dụng ít giảm rất nhiều rủi ro liên quan đến pin, nhưng chi phí hàng tháng lại có khi rẻ hơn cả xe máy.

Nếu một chiếc Wulinng Hongguang Mini EV hay VinFast VF 5 mua luôn pin sẽ chỉ tốn chi phí di chuyển từ 300 - 500 đồng/km, con số này có thể bằng hoặc rẻ hơn một chiếc xe máy chạy xăng thông thường, phù hợp cho người dùng thường xuyên di chuyển trong thành phố, ít đi xa.

Mua ô tô điện lần đầu: Nên mua pin hay thuê pin?- Ảnh 3.

Người dùng xe điện cỡ nhỏ cho mục đích di chuyển cá nhân và gia đình nên mua luôn pin

Người dùng lần đầu khi mua ô tô điện thường chọn mua các dòng xe cỡ nhỏ, đây là phân khúc sử dụng pin dung lượng thấp, do đó chi phí mua pin cũng không quá cao so với các dòng xe điện cỡ lớn hay cao cấp. Ví dụ, một chiếc VinFast VF 5 mua pin có giá cao hơn chỉ 80 triệu đồng, tương đương hơn 4 năm thuê pin gói 1,6 triệu đồng/tháng. Như vậy, nếu sử dụng xe từ 5 năm trở lên, người dùng đã được lợi hơn nhiều so với thuê pin.

Hơn thế nữa, người dùng gia đình thường không sử dụng xe quá thường xuyên, có khi không di chuyển. Nếu thuê pin, dù không sử dụng xe cũng sẽ phải trả tiền thuê pin mỗi tháng, điều này sẽ mất đi cảm giác "siêu tiết kiệm" mà xe điện mang lại cho người dùng. 

Công nghệ chế tạo pin ngày càng phát triển và xe điện đang dần phổ biến, các hãng xe tham gia sản xuất dòng xe này ngày càng nhiều. Dự đoán trong tương lai giá bán pin sẽ giảm đi đáng kể so với hiện tại. Với tuổi thọ pin được dự đoán khoảng 10 năm, người dùng xe điện hiện tại có thể kỳ vọng giá pin sẽ rẻ hơn đáng kể ở thời điểm họ thay pin cho xe trong tương lai.

Khánh Hòa******

Hội nghị nhằm giới thiệu, quảng bá những tiềm năng, lợi thế vượt trội của tỉnh Khánh Hòa, các định hướng phát triển của tỉnh, thu hút nhà đầu tư Indonesia sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh sang Indonesia.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định, với những định hướng của Trung ương và cơ chế đặc thù đối với tỉnh Khánh Hòa; cùng các quy hoạch được duyệt là cơ sở, tiền đề quan trọng trong việc thực hiện hóa mục tiêu tổng quát được Bộ Chính trị đề ra. 

Khánh Hòa - Indonesia tìm cơ hội hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực- Ảnh 1.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân phát biểu tại hội nghị

TRẦN HẰNG

Theo ông Tuân, Indonesia và Việt Nam có sự gần gũi văn hóa sâu sắc và hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong ASEAN; còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Indonesia trong ASEAN.

"Hội nghị ngày hôm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tái khẳng định Indonesia là nhà đầu tư, đối tác quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Khánh Hòa. Tôi mong muốn các tập đoàn lớn cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ của Indonesia đầu tư nhiều hơn vào Khánh Hòa. Tỉnh cam kết và mở rộng cửa chào đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư Indonesia, thực hiện nhất quán quan điểm chính quyền địa phương luôn đồng hành cùng sự phát triển của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Indonesia", Chủ tịch UNBD tỉnh Khánh Hòa khẳng định. 

Ông Sakti Wahyu Trenggono, Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia, cho biết Indonesia và Khánh Hòa có điểm chung về thế mạnh phát triển kinh tế biển, du lịch, nuôi trồng thủy sản và mong muốn 2 bên tiếp tục tạo cơ hội hợp tác và phát triển. Đẩy mạnh hoạt động giao thương, xuất khẩu thủy sản, trái cây, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

"Chúng tôi cam kết sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Khánh Hòa và Việt Nam khi hợp tác, đầu tư vào Indonesia. Hiện chúng tôi có môi trường chính trị ổn định, lực lượng lao động chất lượng cao dồi dào, có nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã và đang đầu tư. Những điều kiện này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp 2 bên”, Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia nhấn mạnh.

Khánh Hòa - Indonesia tìm cơ hội hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực- Ảnh 2.

Ông Sakti Wahyu Trenggono, Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia

TRẦN HẰNG

Còn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi cho hay, hội nghị "Gặp gỡ Khánh Hòa - Indonesia" là cơ hội để doanh nghiệp hai bên tìm hiểu cơ hội đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực thủy hải sản, kinh tế số, du lịch, bất động sản. “Phía Indonesia khuyến khích các doanh nghiệp Indonesia đầu tư vào Việt Nam và Khánh Hòa. Trong dịp này, chúng tôi sẽ có những thỏa thuận và cam kết mạnh mẽ đầu tư vào Khánh Hòa”, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam thông tin. 

Sau hội nghị, các đại biểu Indonesia sẽ tham gia các hoạt động khảo sát thực địa tại khu vực khu nuôi cá chẽm của Công ty Australis, nhà máy điện mặt trời KN Vạn Ninh, tham quan các địa điểm du lịch và Hợp tác xã du lịch nông nghiệp Cuộc Sống Xanh...

Theo số liệu thống kê năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Khánh Hòa sang Indonesia đạt 2,06 triệu USD, chiếm 1,3% kim ngạch xuất khẩu trong khối ASEAN, chủ yếu là mặt hàng cà phê, dệt may, thủy sản; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Indonesia đạt 244,08 triệu USD, chiếm 72% kim ngạch nhập khẩu trong khối ASEAN với các mặt hàng chính nguyên liệu than (BOT Vân Phong), thủy sản, nguyên phụ liệu dệt may, các hàng hóa khác…

Mức thu phí cao tốc Nha Trang******

Ngày 21/4, Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm cho biết đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng về việc triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm theo hợp đồng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao).

Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm sẽ tiến hành thu phí dịch vụ đường bộ theo hình thức điện tử không dừng tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm kể từ ngày 26/4. Đây cũng là thời điểm mà tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dự kiến được đưa vào khai thác.

Mức thu phí cao tốc Nha Trang - Cam Lâm cao nhất hơn 310.000 đồng - 1

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm (Ảnh: Trung Thi).

1km cao tốc Nha Trang - Cam Lâm sẽ có đơn giá là 1.669 đồng. Phương tiện trong đối tượng thu phí được chia làm 5 nhóm.

Nhóm 1 (xe dưới 12 chỗ, xe tải trọng dưới 2 tấn, xe buýt) có mức thu phí thấp nhất là 81.904 đồng/49km; xe nhóm 2 gấp 1,3 lần so với nhóm 1; nhóm 3 là 1,7 lần; nhóm 4 là 2,7 lần; nhóm 5 là 3,8 lần (tương đương với giá 311.234 đồng).

Mức thu phí cao tốc Nha Trang - Cam Lâm cao nhất hơn 310.000 đồng - 2

Biểu giá thu phí cao tốc Nha Trang - Cam Lâm (Ảnh: Trung Thi).

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm được khởi công vào năm 2021 đến tháng 5/2023 chính thức thông xe.

Theo chủ đầu tư dự án, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm có tổng chiều dài hơn 49km, hiện đã đầu tư 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, vận tốc khai thác từ 60 đến 80km/h.

Tổng số vốn đầu tư của dự án hơn 7.600 tỷ đồng, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 4 tháng.

Mức thu phí cao tốc Nha Trang - Cam Lâm cao nhất hơn 310.000 đồng - 3

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm có vận tốc khai thác từ 60 đến 80km/h (Ảnh: Trung Thi).

Sắp tới, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo được đưa vào vận hành, khớp nối với 4 tuyến (Long Thành - Dầu Giây, Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Vĩnh Hảo, Nha Trang - Cam Lâm) sẽ tạo thành đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông dài khoảng 380km, bắt đầu từ TPHCM tới Nha Trang (Khánh Hòa).

Việc khớp nối các cao tốc sẽ rút ngắn thời gian từ TPHCM đi Nha Trang sẽ còn 4-5h so với 8-9h như trước đây.

Vì sao khách không muốn quay lại bến xe?******

Tại tọa đàm "Vì sao khách chưa quay trở lại bến xe?" do BáoGiao thôngtổ chức chiều 24.4, ông Trần Hoàng, Phó giám đốc Công ty CP bến xe Hà Nội, chia sẻ sau Covid-19, các bến xe cả nước cũng như Hà Nội đều sụt giảm.

Ông Trần Hoàng, Phó giám đốc Công ty CP bến xe Hà Nội

Ông Trần Hoàng, Phó giám đốc Công ty CP bến xe Hà Nội

BGT

Trong đó, 3 bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm giảm bình quân 300.000 lượt xe/tháng, chiếm 28%, riêng bến xe Gia Lâm giảm gần 50%.

Về hành khách, mức độ ảnh hưởng trầm trọng hơn, số lượng giảm trên toàn công ty là 52%, trong đó bến xe Gia Lâm giảm gần 70%.

"Lượng xe về bến và hành khách suy giảm đã kéo theo sụt giảm về doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là con số rất đáng lo ngại," ông Hoàng đánh giá.

Còn theo ông Nguyễn Văn Lập, Giám đốc bến xe Nước Ngầm, trước dịch Covid-19, bến xe đón khoảng 600 - 700 lượt xe/ngày thường. Riêng dịp lễ, tết là trên 900 lượt nhưng hiện nay chỉ còn 250 - 300 lượt xe/ngày. Trong tháng 3 - tháng 4 này là trên 400 lượt xe/ngày, tỷ lệ giảm gần 50%.

Đánh giá về nguyên nhân, ông Nguyễn Công Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng số lượng xe hợp đồng gia tăng so với xe tuyến cố định lên đến hàng chục nghìn xe. Chưa kể còn xuất hiện loại hình xe ghép, xe tiện chuyến cũng đang cạnh tranh không công bằng với xe tuyến cố định.

"Các điều kiện quản lý xe hợp đồng quá lỏng lẻo khi không phải đăng ký xin vào nốt, không đăng ký luồng tuyến, lái xe không bị kiểm soát, văn phòng đại diện mọc khắp nơi như một bến xe thu nhỏ, gây ra sự hỗn loạn, không thể quản lý", ông Hùng nói.

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng kiến nghị cần tập trung quản lý chặt, giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương vì chỉ có họ mới biết trên địa bàn mình có bao nhiêu doanh nghiệp đang hoạt động để xử lý.

Khó chứng minh vi phạm xe hợp đồng trá hình?

Ông Cao Văn Hiệp, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, thì cho rằng để chứng minh hành vi vi phạm của xe hợp đồng trá hình hay còn gọi là xe limousine lách luật hoạt động trái phép không dễ và mất nhiều thời gian.

Các bến xe trên địa bàn Hà Nội đang sụt giảm mạnh doanh thu

Các bến xe trên địa bàn Hà Nội đang sụt giảm mạnh doanh thu

BGT

Thực tế đã có nhiều quy định về việc các xe hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình, phải gửi hợp đồng trước khi thực hiện chuyến đi tới cơ quan chức năng để cơ quan quản lý giám sát. Song, nhiều doanh nghiệp tìm nhiều cách né tránh. "Để xác định vi phạm, phải kiểm tra trực tiếp tại các doanh nghiệp, văn phòng đại diện mới xác định được hành vi vi phạm", ông Hiệp nói.

Thiếu tá Trần Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP.Hà Nội, đánh giá những hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, chế tài xử lý chưa đảm bảo tính răn đe đã khiến nhiều đơn vị vận tải kinh doanh theo loại hình xe hợp đồng tìm mọi phương thức, thủ đoạn để né tránh cơ quan chức năng, trốn tránh khi bị xử lý.

Cần dịch vụ trung chuyển ở bến xe

Từ thực tế doanh nghiệp, ông Đỗ Văn Bằng, Hiệp hội Vận tải Hà Nội, nhận định hành khách đã thay đổi hành vi trong việc tìm kiếm phương tiện vận tải, chủ yếu thông qua internet. Các doanh nghiệp vận tải, bến xe cần nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu này của hành khách.

Ông Trần Hoàng, Phó giám đốc Công ty CP bến xe Hà Nội, cũng cho rằng dịch vụ của xe khách liên tỉnh không chỉ nằm ở bến xe, đơn vị vận tải mà là ở một chuỗi những dịch vụ đưa hành khách từ nhà ở địa phương này đến một điểm khác ở địa phương kia. Vì thế, phải trả lời câu hỏi hành khách từ nhà đến bến xe bằng cách nào, vào bến được đón tiếp ra sao, lên chuyến xe được phục vụ như nào?

Muốn làm được điều này phải có quy hoạch về luồng tuyến, bổ sung biểu đồ để đáp ứng nhu cầu hành khách. Cạnh đó, Sở GTVT Hà Nội đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ cho xe trung chuyển đến các bến xe để thời gian tới có thể thực hiện công tác quản lý, tăng cường hiệu quả hơn.

Xung đột Trung Đông nguy cơ leo thang, Tổng thống Biden trong 'thế khó'******

Theo Đài CNN ngày 8.4, việc không thể giúp kiểm soát được xung đột Hamas - Israel có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho nền chính trị Mỹ cũng như khó khăn cho nỗ lực tái tranh cử của chính ông Biden giữa lúc chỉ còn chưa đầy 7 tháng nữa sẽ tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Từ thảm họa nhân đạo

Cuộc khủng hoảng nhân đạo thảm khốc ở Dải Gaza đã làm dấy lên những chỉ trích đối với cả Israel và Mỹ. Bà Cindy McCain, Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), đã cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn với CNN hôm 7.4 rằng: "Trẻ em đang chết khi chúng ta nói chuyện về Gaza và kêu gọi mở thêm nhiều lối di chuyển hơn để tiếp tế viện trợ vào khu vực này".

Người Gaza tuyệt vọng gánh tổn thất xung đột

WFP hiện tích trữ lượng lương thực cho 1,1 triệu người trong 3 tháng ngay bên ngoài biên giới Gaza, nhưng bà McCain nhấn mạnh: "Chúng ta chỉ cần đưa nó vào. Đó là lý do tại sao những lối vào rất quan trọng và cần có nhiều điểm tiếp cận hơn nữa".

Cơ quan Y tế Gaza cho biết ít nhất 33.175 người Palestine đã thiệt mạng, trong đó có 13.000 trẻ em, và 75.886 người khác bị thương trong chiến sự Hamas - Israel kể từ ngày 7.10.2023. Bên cạnh đó, hơn 95% trong số 2,3 triệu người ở miền bắc Gaza đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng an ninh lương thực.

Người Palestine nhận viện trợ nhân đạo ở Gaza ngày 19.2.2024

Người Palestine nhận viện trợ nhân đạo ở Gaza ngày 19.2.2024

REUTERS

Theo The Guardianngày 8.4, cơ quan và tổ chức từ thiện của Liên Hiệp Quốc cho biết tình hình vượt quá thảm họa trong bối cảnh nạn đói đang rình rập khắp Dải Gaza.

Đến nguy cơ xung đột mới

Cùng với thảm họa nhân đạo ở Gaza, các diễn biến xung đột gần đây đã làm tăng nguy cơ leo thang chiến tranh trong khu vực.

Người dân Iran trong một cuộc tuần hành sau tang lễ của các thành viên Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel tại đại sứ quán Iran ở thủ đô Damascus (Syria) ngày 5.4.2024

Người dân Iran trong một cuộc tuần hành sau tang lễ của các thành viên Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel tại đại sứ quán Iran ở thủ đô Damascus (Syria) ngày 5.4.2024

REUTERS

Sau vụ tấn công của Israel tòa nhà ngoại giao của Iran tại thủ đô Damascus (Syria) hôm 1.4, phía Iran đã thề sẽ trả thù cho cái chết của 7 chỉ huy Vệ binh Cách mạng Hồi giáo nước này thiệt mạng trong vụ tấn công. Đồng thời, Iran cảnh báo không đại sứ quán nào của Israel an toàn và Tehran coi khả năng xung đột với Israel là quyền hợp pháp, theo Reuters ngày 7.4.

Iran cảnh báo mọi đại sứ quán Israel đều không an toàn

Nhiều mối lo ngại xuất hiện về cuộc xung đột nóng có thể xảy ra giữa Iran và Israel. Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Ohio Michael Turner đã chỉ trích cách xử lý của Nhà Trắng đối với cuộc xung đột và lên án hành động tấn công vào Damascus của Israel - điều mà giới quan sát mô tả như một thách thức đối với các lằn ranh đỏ của Iran. Đồng thời, ông Turner nói rằng Mỹ đang cố gắng gây áp lực lên Iran để ngăn chặn việc Iran tham chiến, tránh kịch bản leo thang chiến tranh trên toàn khu vực.

Bên cạnh đó, các diễn biến trên bàn đàm phán giữa Hamas - Israel vẫn chưa có đột phá, dẫn tới kịch bản mờ mịt về một lệnh ngừng bắn và kết thúc chiến sự. Theo Reuters hôm nay 8.4, một quan chức của Hamas nói rằng không có tiến triển nào đạt được trong vòng đàm phán ngừng bắn mới tại Cairo (Ai Cập) với sự tham dự của các phái đoàn từ Israel, Qatar và Mỹ.

Khủng hoảng đối ngoại 

Khả năng giao tranh kéo dài đã khiến mũi rìu dư luận hướng vào Tổng thống Mỹ Biden, trong đó nhiều cử tri trẻ tuổi và người Mỹ gốc Ả Rập phản ứng dữ dội và đặt ra thách thức lớn đến nỗ lực tái đắc cử của ông.

Chẳng hạn, vào ngày 29.3, một số người biểu tình đã xông vào buổi gây quỹ của ông Biden với 2 người tiền nhiệm Barack Obama và Bill Clinton tại New York (Mỹ), trong khi hàng trăm người khác bao vây bên ngoài. Gần đây, trong sự kiện tranh cử tại bang Wisconsin (Mỹ), bài phát biểu dài 22 phút của ông Biden cũng bị gián đoạn không dưới chục lần bởi những người biểu tình kêu gọi ngừng bắn ở Gaza.

Ông Biden yêu cầu Israel bảo vệ dân thường ở Gaza

Trong một cuộc khảo sát gần đây của AJC (Mỹ) cho thấy người Do Thái ở Mỹ cảm thấy kém an toàn hơn và người Mỹ đang đấu tranh với nhau vì một cuộc xung đột nước ngoài.

Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ còn phải đối mặt với áp lực chính trị ngày càng tăng từ các quan chức đảng Dân chủ trong việc kiềm chế Israel và yêu cầu nâng các điều kiện để thông qua lô vũ khí trị giá tỉ USD cho Israel.

Đặc biệt, sau vụ việc không kích của Israel khiến 7 nhân viên của tổ chức cứu trợ World Central Kitchen (WCK-Mỹ) thiệt mạng, ngày càng nhiều đảng viên đảng Dân chủ gửi tín hiệu cho ông Biden rằng cần làm nhiều hơn để kiểm soát đối với Israel và cảnh báo rủi ro chính trị mà đương kim tổng thống có thể gặp phải.

Xung đột Trung Đông nguy cơ leo thang, Tổng thống Biden trong 'thế khó'- Ảnh 3.

Tổng thống Mỹ Joe Biden điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Nhà Trắng (Mỹ) ngày 4.4.2024

REUTERS

Trong khi đó, đảng Cộng hòa phản ứng gay gắt với việc Nhà Trắng phụ thuộc nhiều vào Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và phớt lờ lợi ích của nước Mỹ.

Ngoài ra, chiến sự Hamas - Israel đã khiến liên minh Mỹ - Israel bộc lộ nhiều rạn nứt và mâu thuẫn. Cụ thể, Tổng thống Mỹ Biden đặt ra yêu cầu ngừng bắn "ngay lập tức" trong cuộc điện đàm kéo dài 30 phút với Thủ tướng Netanyahu hôm 4.4. Ngược lại, phía Israel mong muốn tiêu diệt hoàn toàn Hamas và yêu cầu trao trả toàn bộ con tin Israel trước khi kết thúc cuộc xung đột.

Theo The Times of Israelngày 7.4, Thủ tướng Israel Netanyahu nhắc lại các mục tiêu của cuộc chiến: một là trả lại tất cả các con tin cho Israel; hai là hoàn thành việc tiêu diệt Hamas trên toàn bộ Dải Gaza bao gồm cả Rafah; ba là đảm bảo không có hoạt động khủng bố nào có thể phát động từ Gaza và đe dọa Israel trong tương lai.

Trả lời phỏng vấn CNN ngày 8.4, cựu Thủ tướng Israel Naftali Bennett nói: "Tôi nghĩ rằng các quyết định được đưa ra đều có lý do chính đáng. Israel không thể kết thúc cuộc chiến này nếu Hamas còn trụ vững. Chúng tôi không thể để một lực lượng - đe dọa sự tồn vong của Israel, và cảnh báo thực hiện thường xuyên các cuộc tấn công vào đất nước - tồn tại. Vì vậy, chúng tôi phải loại bỏ Hamas".

Nhà Trắng chưa bình luận gì thêm.

Quốc hội dự kiến thông qua 10 luật tại kỳ họp thứ 7******

Vì khối lượng công việc nặng nề ấy, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5 diễn ra sáng 26/3 có ý nghĩa rất quan trọng để giúp Quốc hội trong công tác lập pháp.

Ông Huệ cho biết tại kỳ họp thứ 7, chương trình xây dựng pháp luật rất nặng. Quốc hội dự kiến xem xét thông qua 10 dự án luật, trong đó 1 dự án luật Chính phủ chưa kịp trình, 1 dự án luật đang xin rút ra xin ý kiến sau.

Ngoài ra, Quốc hội sẽ cho ý kiến 10 dự án luật khác, chưa kể một số lượng khá lớn dự thảo nghị quyết Chính phủ đang đề xuất.

Quốc hội dự kiến thông qua 10 luật tại kỳ họp thứ 7 - 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc hội nghị (Ảnh: Phạm Thắng).

"Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan rà soát để phân kỳ, những gì cấp bách cần làm ngay thì đưa vào kỳ họp thứ 7, cái gì chưa đủ chín, đủ rõ, chưa chuẩn bị kỹ thì để kỳ họp thứ 8 hoặc chậm lại. Nhưng dù tình huống nào, khối lượng công việc của kỳ họp thứ 7", ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5 diễn ra trong 2,5 ngày, cho ý kiến 8 dự án luật, gồm: Luật Thủ đô sửa đổi; Luật Tổ chức TAND sửa đổi; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ; Luật BHXH sửa đổi; Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Chủ tịch Quốc hội cho biết từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức 4 hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, đóng góp 323 ý kiến vào 25 dự án luật.

Từ đầu nhiệm kỳ, Quốc hội biểu quyết thông qua 32 dự án luật và có 25 dự án luật theo quy trình xin ý kiến đại biểu Quốc hội. Nhờ vậy các cơ quan làm luật đã tiếp thu, chắt lọc được nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội. Một số luật quan trọng như Luật Đất đai được xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách 2-3 lần nên chất lượng được nâng lên, đạt tỷ lệ biểu quyết cao khi Quốc hội thông qua.

8 dự án luật trên, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 với hơn 900 ý kiến phát biểu tại tổ và hội trường cùng 30 ý kiến gửi bằng văn bản.

Trong phiên họp thường kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 2 và 3, các đại biểu cũng đã cho ý kiến 8 dự án luật này. "Về tiến độ, các dự án luật trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7 sớm hơn các kỳ họp trước", ông Huệ nhận định.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội chuyên trách trước hết cho ý kiến về cơ sở chính trị của việc xây dựng các dự án luật.

Hai là cho ý kiến về tính hợp hiến, hợp pháp và đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Ba là rà soát xem các dự án luật đã bám sát những chính sách lớn đặt ra khi xây dựng luật chưa. Với những nội dung mới và vấn đề được bổ sung tuân thủ quy trình đánh giá tác động của chính sách mới, ông Huệ lưu ý.

Ngoài ra, ông đề nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến với những vấn đề lớn và vấn đề cho đến nay còn ý kiến, phương án khác nhau hay những vấn đề liên quan áp dụng pháp luật và điều khoản chuyển tiếp.

Ông Huệ lưu ý thêm trong 8 dự án luật lần này có những dự án có thể chế, chính sách đặc thù vượt trội khác với luật hiện hành, như Luật Thủ đô sửa đổi.

"Luật Thủ đô sửa đổi phải có cơ chế đặc thù cho Thủ đô, vì đây là luật cho một đô thị đặc biệt, cần nội dung khác hơn so với hệ thống pháp luật hiện hành", ông Huệ lưu ý làm sao để khi ban hành luật mang tính khả thi và không chồng chéo với luật khác.

Chủ tịch Quốc hội cũng quán triệt tinh thần xây dựng luật với những vấn đề đã chín, đã rõ và có sự đồng thuận cao thì quy định trong luật. Còn với vấn đề thực sự cấp bách nhưng chưa thống nhất cao mà có sự chấp thuận của cơ quan chức năng có thẩm quyền thì nghiên cứu có bước đi phù hợp, như triển khai thí điểm.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư