|
|
Chủ tịch Quốc hội thăm Khu thí điểm thương mại tự do Thượng Hải******
Sáng 11/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm Khu thí điểm thương mại tự do Thượng Hải (SHFTZ) và tọa đàm với lãnh đạo SHFTZ.
Khu thí điểm thương mại tự do Thượng Hải được thành lập từ tháng 9/2013, là khu mậu dịch tự do đầu tiên được thí điểm thành lập nhằm thực hiện chính sách mở cửa đa phương hóa, đa dạng hóa của Trung Quốc. Đến nay, Trung Quốc đã có 22 Khu tương tự.
Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, SHFTZ đã trở thành một mô hình kinh tế đổi mới tiêu biểu, góp phần đưa quy mô kinh tế của Thượng Hải ngày càng mở rộng và giúp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn.
Tính đến cuối năm 2022, tổng cộng có 84.000 doanh nghiệp mới đã được thành lập tại SHFTZ. Riêng Khu mới Phố Đông đã thu hút tới 18.691 dự án đầu tư nước ngoài mới, với số vốn đăng ký lũy kế đạt 217,2 tỷ USD. Quy mô thương mại hàng hóa tăng từ 207,6 tỷ USD năm 2013 lên 340,5 tỷ USD vào năm 2022.
Về khung khổ thể chế, lãnh đạo SHFTZ cho biết, Nhân đại toàn quốc Trung Quốc trao quyền cho Nhân đại các địa phương ban hành các văn bản pháp quy, quy định các cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả với từng Khu.
22 Khu thí điểm thương mại tự do của Trung Quốc không có luật khung điều chỉnh chung, mà mỗi Khu sẽ có những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát huy hiệu quả cao nhất. Ngay trong từng khu trực thuộc cũng sẽ có những chính sách phù hợp.
Đơn cử, với Khu mới Phố Đông, Nhân đại thành phố Thượng Hải đã ban hành các văn bản pháp quy đặt ra 23 biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy nâng cấp công nghiệp, đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh, đi sâu quản lý đô thị khoa học, thúc đẩy dẫn dắt, thực thi chính sách mở cửa hiệu quả cao...
Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cảm ơn lãnh đạo SHFTZ đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng, nhất là thông tin về cơ chế, chính sách, khung khổ pháp lý để vận hành SHFTZ.
Chủ tịch Quốc hội mong Nhân đại toàn quốc Trung Quốc và chính quyền thành phố Thượng Hải tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan của Quốc hội Việt Nam trong việc xây dựng khung khổ thể chế đối với sự vận hành của các Khu thí điểm tự do thương mại.
Lãnh đạo thành phố Thượng Hải và SHFTZ khẳng định sẽ tăng cường thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với phía Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh sẵn sàng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các ngành, lĩnh vực, địa phương của Việt Nam để cùng nhau phát triển.
Đà Nẵng: Xe bồn chở nhựa đường bốc cháy dữ dội trên quốc lộ 1A******
Theo người dân chứng kiến vụ việc, khoảng 12h45, xe bồn chở nhựa đường mang biển kiểm soát 43C-103.xx di chuyển qua cầu Đỏ trên quốc lộ 1A (thuộc thôn Đông Hòa, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) bất ngờ bốc khói.
Tài xế điều khiển phương tiện di chuyển xe thêm khoảng 200m, tấp vào lề, dừng lại. Lúc này lửa bốc lên dữ dội, người dân dùng bình chữa cháy để dập lửa nhưng không thành nên báo lực lượng chữa cháy.
Nhận tin báo, lực lượng phòng cháy chữa cháy Đà Nẵng đã điều 2 xe chữa cháy đến hiện trường. Khoảng 1h50, đám cháy đã được khống chế hoàn toàn.
Ghi nhận của phóng viên Dân trí, xe bồn bị thiêu cháy phần sau xe. Sau đó, xe cẩu đã được điều đến hiện trường để đưa phương tiện gặp nạn rời đi.
Công an Đà Nẵng đang điều tra nguyên nhân vụ cháy.
Chung tay bảo vệ hệ sinh thái san hô cùng TH true MILK******
Khởi động từ ngày 1.2 và kéo dài đến hết 31.12, chương trình cùng TH true MILK thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn.
Để tham gia chương trình, người tiêu dùng chỉ cần làm sạch vỏ hộp sữa giấy đã qua sử dụng, không phân biệt nhãn hiệu, nhà sản xuất sau đó mang tới 1/20 cửa hàng TH true mart từ 8:00 - 17:30 hàng ngày, sẽ có nhân viên tiếp nhận. Tại đây, người tiêu dùng quét QR code để quay số may mắn nhận quà tặng. Chương trình không giới hạn số lần, số lượng thu gom tối thiểu để nhận lượt tham gia vòng quay may mắn. Mỗi số điện thoại đăng ký tương ứng với 1 mã quay thưởng trong tháng.
Với "Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh 2024", mỗi tháng TH tặng 1.000 túi vải canvas chất lượng cao cho khách hàng may mắn. Ngoài ra, tuần từ 22 - 28.4 có "Ngày trái đất" và tuần có "Ngày Môi trường thế giới từ 3.6 - 9.6, TH tặng thêm 10.000 cuốn sổ tay thân thiện với môi trường được làm từ vật liệu tái chế cho khách hàng đầu tiên đến cửa hàng thu gom từ 30 vỏ hộp sữa TH trở lên.
Cùng TH "Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh 2024" là người tiêu dùng đang chung tay giúp bảo tồn hệ sinh thái san hô ở VQG Cát Bà
Điểm nhấn đặc biệt của chương trình năm nay là với mỗi kg vỏ hộp sữa thu gom của người tiêu dùng, TH sẽ đóng góp 100.000 đồng vào dự án Giám sát bảo tồn rạn san hô tại Vườn quốc gia Cát Bà.
Môi trường là một trong những trụ cột luôn được TH ưu tiên trong chiến lược Phát triển Bền vững của Tập đoàn. Theo đó, nhiều năm nay, Tập đoàn này khuyến khích khách hàng dùng hành động nhỏ thu gom - tái chế vỏ hộp sữa để chung tay tạo tác động lớn, giúp bảo tồn hệ sinh thái san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. Bên cạnh đó, TH còn kiên định triển khai nhiều dự án bảo vệ môi trường khác trong khuôn khổ Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E) mà Tập đoàn đã tham gia sáng lập.
Chương trình Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh 2024 được Tập đoàn TH duy trì hàng năm, khuyến khích cộng đồng cùng hành động, lan tỏa lối sống xanh. Mỗi cá nhân tham gia chương trình có thể truy cập vào hệ thống lưu trữ thông tin thu gom của mình để chia sẻ trên mạng xã hội như một thành quả "sống xanh - yêu môi trường" đáng tự hào.
Trước đó, năm 2023, chương trình thu hút hàng trăm nghìn khách hàng ở mọi lứa tuổi với trên 300.000 vỏ hộp sữa được thu gom, tương đương 1,9 tấn rác thải giấy, tăng 72% so với năm 2022.
Chương trình thu gom, tái chế thường niên của Tập đoàn TH đã mở ra hàng triệu "cuộc đời khác" cho hàng triệu vỏ hộp sữa. Đó chính là vòng tuần hoàn của rác thải khi trở lại là nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm tái chế thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng như thùng carton, túi giấy, sổ tay, giấy gói quà, khung ảnh, bàn ghế, tấm lợp sinh thái…
Người tiêu dùng đang cùng TH tạo nên vòng tuần hoàn cho vỏ hộp sữa khi thu gom thành nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm tái chế thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng
Theo tính toán của các chuyên gia, trung bình 8.000 vỏ hộp sữa sẽ tái chế ra một tấm lợp sinh thái. Vỏ hộp sữa thu gom được nghiền nhỏ và luyện trong nhiệt độ khoảng 300 độ C, sau đó ép thành những tấm vật liệu sản xuất móc áo, thùng rác, bàn ghế… với độ bền tốt, ngâm nước trong 6 tháng không bị hư hỏng.
Tập đoàn TH kỳ vọng hành động thu gom vỏ hộp xuyên suốt nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng trong năm sẽ góp phần thúc đẩy và duy trì thói quen "sống xanh" của người tiêu dùng. Một khi cộng đồng thu gom, tái chế được phát triển rộng khắp sẽ tạo ra sức mạnh lan tỏa lối sống xanh, giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường hiệu quả.
Không chỉ là thành viên sáng lập của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam), Liên minh doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E), Tập đoàn TH đang là thành viên tích cực trong Liên minh các nhà bán lẻ giảm thiểu rác thải nhựa, tiên phong nhiều giải pháp tiêu dùng thân thiện với môi trường.
Đại diện Tập đoàn TH khẳng định: "Thu gom và tái chế bao bì sản phẩm đã được chúng tôi bền bỉ thực hiện suốt nhiều năm qua. Tập đoàn TH là nhà sản xuất có trách nhiệm với tôn chỉ "Trân quý mẹ Thiên nhiên", chúng tôi theo đuổi khát vọng về một Việt Nam xanh - sạch - đẹp và nỗ lực thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn".
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc******
Tại Quy hoạch thủ đô thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua ngày 29/3, UBND TP đề xuất thêm nhiều điểm mới so với tờ trình trước đó.
Cụ thể, Hà Nội đưa ra quan điểm thủ đô là đô thị đặc biệt, bao gồm không gian đô thị trung tâm và không gian ngoài đô thị trung tâm, gồm cả khu vực đô thị và nông thôn được tổ chức theo mô hình thành phố thuộc thủ đô, đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái...
Theo đó, thành phố định hướng sông Hồng là trục xanh cảnh quan văn hóa, du lịch, dịch vụ trung tâm, phát triển đô thị phía bắc sông Hồng cân đối với đô thị phía nam.
Để thực hiện, Hà Nội dự kiến xây dựng trung tâm hành chính mới và trung tâm thể thao quốc gia, trung tâm vui chơi giải trí ở khu vực đô thị phía bắc sông Hồng, trục đô thị Nhật Tân - Nội Bài là đô thị thông minh - kết nối toàn cầu.
Theo định hướng đến năm 2050, thủ đô có hai thành phố trực thuộc là thành phố Khoa học và Đào tạo Hòa Lạc và thành phố phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh.
Ngoài ra, Hà Nội đề xuất nghiên cứu hình thành thêm hai thành phố: thành phố Du lịch ở khu vực Sơn Tây - Ba Vì và thành phố sân bay phía Nam ở Phú Xuyên - Ứng Hòa khi có sân bay thứ hai vùng Thủ đô.
Trước mắt, Hà Nội ưu tiên thành lập thành phố phía Bắc và phía Tây, hai thành phố còn lại sẽ được nghiên cứu hình thành thêm. Các thành phố này được coi là vùng phát triển đặc thù, nên cần cơ chế riêng biệt, bao gồm mô hình chính quyền đô thị với thể chế đặc thù.
Với kế hoạch này, Hà Nội định hướng phát triển 5 vùng đô thị tương ứng 4 thành phố trên và một đô thị trung tâm.
Quy hoạch 14 tuyến đường sắt đô thị
Về giao thông, quy hoạch định hướng đầu tư xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị, tăng 4 tuyến so với quy hoạch cũ. Trong đó, thành phố ưu tiên hoàn thành hệ thống đường sắt vành đai và các ga đầu mối trên tuyến vành đai, các tuyến kết nối với thành phố phía Bắc, phía Tây, khu vực Yên Viên, Gia Lâm.
Cụ thể ngoài 13 tuyến đã được đề cập trong Quy hoạch chung thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Hà Nội muốn bổ sung thêm một tuyến Vĩnh Tuy - Minh Khai - Trường Chinh - Láng - Nhật Tân.
Đồng thời, xây dựng mạng lưới đường sắt tại khu vực đô thị trung tâm đảm bảo mật độ các ga tàu có khoảng cách phù hợp dành cho người đi bộ, có thể di chuyển đến mọi vị trí trong thành phố, đủ năng lực thay thế phương tiện giao thông cá nhân.
Thành phố cũng dự kiến xây dựng đường sắt nhẹ (monorail) trên cao, chạy theo ven hai bờ sông Hồng, kết hợp du lịch, cảnh quan và kết nối với khu vực phố cổ.
Cùng với đó, Hà Nội lên kế hoạch chuẩn bị các điều kiện để phối hợp với Trung ương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đóng vai trò là trục "xương sống", tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Với hàng không, quy hoạch định hướng nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với công suất phục vụ 60 triệu hành khách/năm vào năm 2030 và 100 triệu hành khách/năm vào năm 2050.
Đồng thời, thành phố quy hoạch phát triển sân bay thứ hai vùng Thủ đô sau năm 2030 với chức năng hỗ trợ cho sân bay Nội Bài. Dự kiến, sân bay thứ hai có thể đón khoảng 30-50 triệu hành khách và 1 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Sân bay Gia Lâm và Hòa Lạc dành để phục vụ lưỡng dụng dân sự, quân sự.
Với khối lượng công việc đồ sộ đề ra trong bản quy hoạch, Hà Nội đưa ra một số giải pháp để thực hiện bao gồm: dự báo nhu cầu, huy động vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, cũng như những cơ chế, chính sách liên kết phát triển...
Cho ý kiến vào bản quy hoạch trên tại kỳ họp sáng 29/3, đại biểu Nguyễn Tiến Minh, Bí thư Huyện ủy Thường Tín, đề nghị thành phố chú trọng vào quy hoạch giao thông vận tải để xứng đáng với quy mô thành phố 100 triệu dân, lấy sông Hồng làm trung tâm của quy hoạch.
Đồng thời, ông Minh đề nghị đối với cơ chế hai bên bờ sông Hồng, thành phố cần làm rõ cho phép quy hoạch đến thế nào và có nên xem xét triển khai mô hình "đê trong đê" hay không.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Minh Đức (quận Hoàng Mai) đề nghị có đánh giá đầy đủ về thực hiện các quy hoạch đã phê duyệt được kế thừa và phát triển vào quy hoạch mới này thế nào.
Quan tâm lĩnh vực giao thông, ông Đức cho rằng phát triển đường sắt đô thị là vấn đề cốt yếu để Hà Nội giải quyết "vấn nạn" ùn tắc.
Sau khi Nghị quyết về quy hoạch trên được thông qua ngày 29/3, HĐND TP Hà Nội giao UBND TP tiếp thu ý kiến thẩm tra và ý kiến của đại biểu để hoàn thiện nội dung của Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch này sẽ được trình cấp có thẩm quyền báo cáo Bộ Chính trị dự kiến vào đầu tháng 5 và trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, sau đó trình Thủ tướng phê duyệt theo quy định.
Nữ đại úy xinh đẹp là 'Gương mặt trẻ công an thành phố tiêu biểu'******
Chia sẻ cảm xúc khi được tuyên dương, Ngọc Anh cho biết cảm thấy may mắn và tự hào khi giải thưởng này là cột mốc quan trọng trong cuộc đời. Càng đặc biệt hơn khi năm nay là lần đầu tiên Công an TP.HCM tổ chức tuyên dương "Gương mặt trẻ công an thành phố tiêu biểu" năm 2024 và Ngọc Anh là 1 trong 26 cá nhân tiêu biểu được vinh danh.
Sau khi tốt nghiệp ngành trinh sát của Trường ĐH Cảnh sát nhân dân TP.HCM, Ngọc Anh về công tác tại Công an Q.10. Trong quá trình công tác tại đây, Ngọc Anh đã đạt được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ.
Có thể kể như thực hiện công tác tham mưu cho ban chỉ huy đơn vị trong việc chỉ đạo, triển khai các kế hoạch, chương trình công tác, xây dựng lực lượng, thi đua khen thưởng, cũng như xây dựng các báo cáo thường kỳ và báo cáo chuyên đề của đơn vị, thực hiện có chất lượng và hiệu quả.
Đặc biệt, nữ đại úy xinh đẹp này là "gương mặt thân quen" trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Ở hầu hết các chương trình văn hóa của Công an TP.HCM, Ngọc Anh đều đảm nhận vai trò là MC. Cô gái này còn thường xuyên xuất hiện trong mục An ninh TP.HCM của HTV ở vai trò người dẫn chương trình. Ngọc Anh để lại ấn tượng bởi sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp, dịu dàng, gương mặt khả ái cùng giọng nói truyền cảm và cách dẫn dắt thông minh, lôi cuốn.
Trong các Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng Cảnh sát nhân dân, Liên hoan truyền hình Công an nhân dân toàn quốc… do Bộ Công an tổ chức, Ngọc Anh đều tích cực tham gia, đóng góp vào thành tích chung của Công an TP.HCM với nhiều huy chương vàng, huy chương bạc.
Mới đây, trong cuộc thi Duyên dáng tài năng Công an TP.HCM năm 2024, Ngọc Anh đã xuất sắc đoạt giải nhì. Còn tại vòng chung kết Hội thi tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước và gương điển hình tiên tiến thành phố do UBND TP.HCM tổ chức, Ngọc Anh cùng đồng nghiệp đã đoạt giải nhất. Nữ đại úy 33 tuổi này cũng được trao giải nhì ở hội thi Duyên dáng áo dài online do Công an TP.HCM tổ chức dịp 8.3 vừa qua…
Nhờ vậy, trong 3 năm liên tục (2021 - 2023) Ngọc Anh đã nhận được danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở. Cô cũng nhận được bằng khen của Chủ tịch UBND TP.HCM nhờ thành tích xuất sắc trong quá trình công tác…
Hỏi Ngọc Anh: "Học trinh sát nhưng hiện tại lại làm việc tại Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, liệu có "lạc quẻ" hay không?", nữ đại úy cười và nói: "Được khoác lên mình bộ quân phục của chiến sĩ công an nhân dân đã là niềm vinh hạnh. Nên dẫu làm bất kỳ công việc gì thì tôi cũng cảm nhận được hạnh phúc".
Về chuyện thường xuyên xuất hiện trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, Ngọc Anh cho rằng dường như bản thân hợp với sân khấu, có thêm một chút năng khiếu về nói… nên được tạo điều kiện để dẫn chương trình. "Chính vì thế, tôi luôn nỗ lực phát huy thế mạnh, sở trường của bản thân để đóng góp cho lực lượng Công an Q.10 nói riêng và Công an TP.HCM nói chung", Ngọc Anh chia sẻ.
Ít ai biết, dù cuốn hút người nghe trong vai trò MC, thế nhưng nữ đại úy này chưa từng học chuyên sâu về dẫn chương trình. "Phần lớn tôi tự rèn về kỹ năng phát âm, dẫn hiện trường", Ngọc Anh cho biết và kể thêm: "Hiện tại tôi tranh thủ thời gian để luyện tập nhằm tiếp tục nâng cao kỹ năng. Tháng 10.2024 sẽ đại diện Công an TP.HCM tham gia cuộc thi về MC do Bộ Công an tổ chức".
Ngọc Anh chia sẻ, với bản thân cô, công an nhân dân là tên gọi thật sự thiêng liêng khi vừa giản dị, gần gũi lại vừa thân thương. Vậy nên khi trở thành người chiến sĩ công an nhân dân, bản thân càng thêm tự hào. Suốt hơn 10 năm công tác, cô cảm nhận đã trưởng thành và mạnh mẽ hơn khi liên tục được tôi luyện về lòng dũng cảm, trách nhiệm với cộng đồng…
"Mỗi người sẽ có những ước mơ riêng trong cuộc đời. Còn tôi, chỉ ước mơ sao sự nhiệt huyết và những phẩm chất cao đẹp của người công an nhân dân trong mình vẫn sáng mãi. Để từ đó, có thể làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc và nhân dân cần đến. Tôi cũng luôn nỗ lực phát huy sức sáng tạo, trí tuệ, không ngừng học tập nâng cao năng lực, trình độ, rèn luyện kỹ năng công tác, tu dưỡng đạo đức cách mạng, khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Qua đó xây dựng hình ảnh người chiến sĩ công an đẹp trong lòng nhân dân", Ngọc Anh bày tỏ.
Chia sẻ với những cô gái có mong muốn thi vào các trường công an, nữ đại úy cho rằng sau khi đáp ứng được các tiêu chuẩn về chính trị, văn hóa, sức khỏe… thì cũng cần nghiên cứu về đặc thù của ngành. "Nên hiểu rằng làm công an cần sự hy sinh, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Con gái muốn làm công an phải xác định có thể gặp một số thiệt thòi trong cuộc sống. Chẳng hạn như ngày lễ, tết phải trực 24/24, hay bị yêu cầu công việc bất kể giờ nào cũng phải đáp ứng. Sẽ có những vướng bận, lo toan khi lập gia đình… Hãy chọn ngành này nếu có đủ nhiệt huyết, đam mê, lòng dũng cảm, không ngại khó ngại khổ", nữ đại úy xinh đẹp chia sẻ.
Hỏi Ngọc Anh: "Bản thân là phái đẹp, liệu có gặp nhiều khó khăn trong công việc hay không?", cô gái này cười, rồi nói: "Vì sự nhiệt huyết luôn tràn đầy nên tôi không cảm thấy vất vả. Nhưng tôi tin rằng, bất kỳ ai, dẫu trong hoàn cảnh nào, rồi cũng sẽ có cách để sắp xếp thời gian hợp lý nhằm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao".
Chia sẻ về kế hoạch trong thời gian tới, Ngọc Anh cho biết đang viết đề án để báo cáo cấp trên về việc mở lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, chiến sĩ Công an Q.10. "Tôi có thể chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, cũng như mời các diễn giả, chuyên gia về hướng dẫn. Kỳ vọng sau đó mọi người sẽ có thể tự dẫn chương trình trong các hoạt động đoàn thể, tự tin hơn trong việc nói chuyện trước đám đông", Ngọc Anh cho hay.
Nhiều hộ dân Quảng Ngãi chưa giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc******
Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông, đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (Bình Định) có chiều dài 88km. Trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Ngãi dài 60,3km.
Tính đến thời điểm này, tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đạt 99,98% tổng diện tích quy hoạch. Trong đó, phần diện tích đã hoàn thành giải phóng mặt bằng đạt 98,67%. Hiện còn 69 hộ dân chưa thống nhất nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng.
Theo ông Nguyễn Đăng Vinh, Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa, hiện trên địa bàn huyện còn 52 hộ ở xã Nghĩa Kỳ chưa nhận tiền bồi thường. Nguyên nhân do người dân chưa đồng ý với mức bồi thường, chính sách tái định cư.
Thời gian qua, huyện Tư Nghĩa đã tổ chức đối thoại với người dân, giải thích cụ thể các quy định liên quan về chính sách bồi thường, tái định cư. Trên cơ sở đó mong muốn người dân đồng thuận giao mặt bằng để thực hiện dự án.
Tuy nhiên, còn nhiều hộ dân chưa đồng ý bàn giao mặt bằng. Trường hợp đã thực hiện đầy đủ các chính sách về bồi thường nhưng người dân không đồng thuận, huyện Tư Nghĩa sẽ tổ chức cưỡng chế.
Tại huyện Nghĩa Hành còn 4 hộ chưa nhận tiền bồi thường. Ông Đinh Xuân Sâm, Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành, cho biết các hộ này đã khiếu nại nhiều lần và huyện đã ban hành các quyết định giải quyết khiếu nại theo đúng quy định.
Trường hợp các hộ dân vẫn không bàn giao mặt bằng, huyện sẽ ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Ngoài ra, tại huyện Nghĩa Hành còn 30 trường hợp chưa hoàn thiện nhà ở tại khu tái định cư. Các hộ dân này cam kết sẽ bàn giao mặt bằng ngay khi hoàn thiện nhà ở.
Tại địa bàn thị xã Đức Phổ có 13 hộ chưa nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng. Huyện sẽ tiếp tục làm công tác vận động để người dân đồng thuận. Tuy nhiên, trường hợp các hộ dân vẫn không đồng ý bàn giao mặt bằng, thị xã Đức Phổ sẽ triển khai thực hiện cưỡng chế. Chậm nhất đến ngày 28/4 sẽ hoàn thành công tác này.
Liên quan đến nội dung này, ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chính quyền địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu phải tăng cường phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ thi công, giải phóng mặt bằng và ổn định đời sống người dân sau khi di dời tái định cư.
Quá trình giải quyết các vướng mắc về bồi thường, phải đảm bảo quyền lợi cao nhất cho người dân theo quy định của pháp luật.
Ông Trần Phước Hiền nhấn mạnh, giải phóng mặt bằng cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh. Do đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải vào cuộc quyết liệt, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ này trước 30/4.