Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

rồng bạch kim kết quả xổ số miền bắc_dafabet nhà cái

2024-05-20 18:59:28 tác giả:Quốc Không nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Vì sao 2 năm chưa kết thúc điều tra vụ 600 người ngộ độc ở Nha Trang?******

Chiều 25/4, tại cuộc họp báo quý I/2024 của tỉnh Khánh Hòa, Thiếu tá Đỗ Bảo Liêm, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh này, cung cấp về tiến độ điều tra liên quan đến vụ ngộ độc tập thể tại trường iSchool Nha Trang.

Theo ông Liêm, sau khi ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm làm hơn 600 học sinh, giáo viên phải nhập viện (trong đó có 1 học sinh 6 tuổi tử vong) tháng 11/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, xảy ra tại trường iSchool Nha Trang.

Vì sao 2 năm chưa kết thúc điều tra vụ 600 người ngộ độc ở Nha Trang? - 1

Thiếu tá Đỗ Bảo Liêm, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Khánh Hòa (Ảnh: Trung Thi).

Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết đến nay việc điều tra vẫn đang được tiếp tục. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đang phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án.

"Trên quan điểm không bỏ lọt tội phạm, Cơ quan cảnh sát đang đánh giá lại và sẽ sớm có kết quả thông tin cho báo chí về vụ việc ngộ độc thực phẩm của trường iSchool Nha Trang", ông Liêm thông tin.

Còn theo ông Nguyễn Thanh Hà, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa, tính chất vụ việc rất phức tạp nên các ngành cần có thời gian hội ý, ý kiến.

Như Dân tríđã thông tin, giữa tháng 11/2022, trường iSchool Nha Trang tổ chức ăn bán trú với các món cơm gà, gỏi gà, cánh gà chiên, súp canh gà.

Sau bữa trưa, hơn 600 học sinh, giáo viên của trường này bị ngộ độc với tình trạng đau bụng, tiêu chảy, sốt, phải nhập viện. Trong số đó có một học sinh 6 tuổi tử vong.

Vì sao 2 năm chưa kết thúc điều tra vụ 600 người ngộ độc ở Nha Trang? - 2

Phần cơm gây ngộ độc tại trường iSchool Nha Trang (Ảnh: Phú Khánh).

Được biết, vụ hơn 600 người tại trường iSchool Nha Trang nhập viện là vụ ngộ độc thực phẩm lớn nhất trong học đường từ trước tới nay.

Kết quả điều tra của Đội điều tra ngộ độc thực phẩm thành phố (Trung tâm y tế TP Nha Trang, Khánh Hòa) xác định, 2 món trong bữa ăn trưa là cánh gà chiên và nước mắm có nhiều vi khuẩn độc hại.

Báo cáo cũng xác định tỷ lệ người ăn món cánh gà chiên bị ngộ độc thực phẩm lên đến 94,6%; từ đó khẳng định món này là nguyên nhân chính gây ngộ độc.

Đặc biệt, phần cánh gà được đông lạnh, tuy nhiên chưa rã đông hoàn toàn đã chế biến món ăn.

Đội điều tra ngộ độc thực phẩm thành phố đưa ra quan điểm rằng việc thực phẩm chưa rã đông hoàn toàn, nấu chưa chín kỹ, nguồn nguyên liệu không đảm bảo cũng là điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật trong thức ăn phát triển gây nhiễm khuẩn thức ăn.

Vụ việc được Công an tỉnh Khánh Hòa tiếp nhận điều tra, sau đó khởi tố vụ án. Sau gần 2 năm, vụ án đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.

Hạn hán khốc liệt, Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp******

Ngày 15/4, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa công bố tình huống khẩn cấp hạn hán trên địa bàn tỉnh.

Hạn hán đang ảnh hưởng trên toàn tỉnh Cà Mau, trong đó nặng nhất tại các huyện Trần Văn Thời và U Minh. Chỉ tính riêng huyện Trần Văn Thời đã xuất hiện hơn 600 điểm sụt lún, sạt lở nằm trên 132 tuyến kênh, với tổng chiều dài hơn 15.890m.

Hạn hán khốc liệt, Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp - 1

Tuyến đường giao thông bị sụt lún ở huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) do ảnh hưởng hạn hán (Ảnh: Huỳnh Hải).

Theo UBND tỉnh Cà Mau, hiện mực nước trên các kênh, rạch trong vùng ngọt hóa huyện U Minh và Trần Văn Thời xuống mức thấp, khô cạn.

Trong khi đó, 2 ngày đầu tháng 4 trong tỉnh xuất hiện mưa trái mùa cục bộ với lượng mưa nhỏ đến mưa vừa, thời gian còn lại không mưa, ngày nắng. Tổng lượng mưa tại các trạm đo ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm 75-100%.

Tỉnh này dự báo, trong vài ngày tới có khả năng xuất hiện mưa trái mùa cục bộ ở diện hẹp, với lượng mưa nhỏ. Mực nước trên các kênh, rạch tiếp tục xuống thấp, một số kênh lớn còn nước sẽ dần khô cạn.

Tình hình hạn hán trên địa bàn tỉnh còn kéo dài đến hết tháng 4, qua đầu tháng 5. Mùa mưa năm 2024 có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 5.

Thời gian tới Cà Mau khả năng còn tiếp tục xuất hiện thêm các điểm sụt lún đất, sạt lở bờ kênh, đường lộ giao thông, gây khó khăn cho giao thương hàng hóa và đi lại; thiếu nước ngọt phục vụ đời sống người dân và sản xuất nông nghiệp.

Hạn hán khốc liệt, Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp - 2

Nhiều tuyến kênh, rạch trên địa bàn Cà Mau đã cạn nước (Ảnh: Huỳnh Hải).

Trước tình hình hạn hán khốc liệt, Cà Mau đưa ra các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay để ứng phó như: Xác định các khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt, triển khai các giải pháp phục vụ cấp, trữ nước và xử lý nước cho các hộ gia đình; tuyệt đối không để người dân thiếu nước sinh hoạt.

Tập trung rà soát các tuyến giao thông ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở, sụt lún để lắp đặt các biển cảnh báo và triển khai biện pháp phù hợp nhằm giảm tối đa thiệt hại; huy động nhân dân tham gia phòng, chống thiệt hại do sụt lún, sạt lở đất và khắc phục những vị trí có nguy cơ đe dọa an toàn đến người và phương tiện trong quá trình lưu thông.

Rà soát, cập nhật kế hoạch, phương án sản xuất phù hợp với diễn biến thời tiết; đồng thời, khuyến cáo người dân tổ chức sản xuất đúng lịch mùa vụ, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Thầy giáo trẻ vùng quê đưa học sinh trường làng vươn xa******

Thầy giáo Phùng Văn Tráng (34 tuổi), Bí thư Chi đoàn Trường tiểu học Võ Thị Sáu là thanh niên duy nhất của Hậu Giang và là 1 trong 100 cán bộ Đoàn tiêu biểu toàn quốc vinh dự nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024.

Thầy giáo trẻ vùng quê đưa học sinh trường làng vươn xa- Ảnh 1.

Thầy Tráng tham gia hoạt động tình nguyện phát bánh mì vào buổi sáng cho người lao động khó khăn ở TP.Vị Thanh, Hậu Giang

THANH DUY

Quê gốc của Tráng ở Hưng Yên. Các anh chị trong gia đình đều nghỉ học sớm, chỉ có anh nuôi ước mơ chinh phục con chữ trở thành giáo viên. Năm 2014, thầy Tráng xin về dạy môn tin học tại Trường TH Võ Thị Sáu (xã Hỏa Lựu, TP.Vị Thanh, Hậu Giang). Đây là xã vùng sâu, có nhiều đồng bào dân tộc Khmer, cuộc sống người dân còn khó khăn. Trường không đủ máy tính thực hành nên học sinh phải dùng chung.

Đồng cảm với những thiếu thốn này, thầy Tráng đã sắp xếp thời gian và phân loại học sinh để dạy. Những em chậm được phụ đạo thêm buổi chiều và ngày cuối tuần. Đối với học sinh giỏi, thầy Tráng bồi dưỡng để tham gia các cuộc thi. Sự quyết tâm của thầy Tráng đã mang lại cho ngôi trường vùng sâu nhiều quả ngọt. Đến nay, thầy đã giúp học sinh gặt hái 22 giải thưởng ở các cuộc thi tin học trẻ; giải toán qua mạng Violympic; sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng (21 giải cấp thành phố, 1 giải cấp tỉnh - PV).

Theo thầy Tráng, hầu hết học sinh ở quê không có máy tính ở nhà, việc thực hành chỉ diễn ra trong tiết tin học. Đó là nỗi trăn trở thôi thúc thầy không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, chuyển đổi số trong dạy học để "truyền lửa" cho học sinh niềm đam mê tin học.

Thầy giáo trẻ này chủ động sử dụng những công cụ, ứng dụng Kahoot, Quizizz, Class Dojo, Microsoft Forms và Google Forms vào giảng dạy. Bên cạnh đó, thầy thường xuyên tham gia tập huấn, chia sẻ trực tuyến và trực tiếp cho đồng nghiệp. Thầy Tráng đã 2 lần được tổ chức Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục sáng tạo (năm học 2019 - 2020 và 2021 - 2022), được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2023.

Đặc biệt, năm học 2022 - 2023, thầy Tráng có 2 sáng kiến được Sở GD-ĐT Hậu Giang và UBND TP.Vị Thanh công nhận mang lại hiệu quả cao. Một là website học tập "Tin học sáng tạo", nhằm hỗ trợ học sinh thành thạo thao tác soạn thảo văn bản tiếng Việt; nâng cao kiến thức lập trình. Thứ hai là xây dựng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông. Đặc biệt, từ sáng kiến này, thầy Tráng đã hướng dẫn học sinh tham gia hội thi "An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ" và đoạt 1 giải nhất, 1 giải nhì cấp quốc gia.

Tháng 3.2023, thầy Tráng thành lập mô hình "Chắp cánh ước mơ" nhằm vận động các nhà hảo tâm chăm lo cho những học sinh khó khăn. Hiện mô hình đỡ đầu cho 2 học sinh Hồ Mỹ Chi (lớp 2A2) và Lê Hải Đăng (lớp 3A3, cùng Trường TH Võ Thị Sáu).

"Em Chi thuộc diện hộ nghèo, không có cha, một mình mẹ nuôi hai chị em ăn học. Em Đăng thì thuộc diện khó khăn, ba mẹ ly hôn và có gia đình riêng, hiện sống với bà ngoại không nghề nghiệp, không ruộng đất. Mô hình đã tặng nhiều phần quà như tiền mặt, tập viết, sách giáo khoa, cặp sách, quần áo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, gạo, mì gói, nhu yếu phẩm hằng ngày. Đến nay, các nhà hảo tâm đã ủng hộ khoảng 20 triệu đồng", thầy Tráng chia sẻ.

Bận bịu dạy học nhưng thầy giáo Phùng Văn Tráng vẫn hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện. Tại nhiều phường ở TP.Vị Thanh, người dân hay thấy thầy tặng bánh mì cho lao động nghèo trên đường, tặng cơm cho bệnh nhân trong bệnh viện, tặng quà cho người già neo đơn trong trung tâm công tác xã hội, tặng quà cho học sinh khó khăn trong trường...

Kỳ 101: Immanuel Kant và khát vọng xây dựng nguyên tắc đạo đức tối cao******

Kỳ 101: Immanuel Kant và khát vọng xây dựng nguyên tắc đạo đức tối cao- Ảnh 1.

Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam - một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.

Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành "Cà Phê Triết Đạo".

Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!

Người Nhật đã làm được!

NgườiViệtmìnhcũnglàmđượclàmtốthơn!

Triết học vì con người và cho con người

Thế kỷ 17 - 18, Khai sáng được xem là cuộc cách mạng tư tưởng ở châu Âu và Bắc Mỹ. Đây là thời đại mà năng lực lý trí được con người sử dụng tối đa để mở rộng kiến thức, duy trì quyền tự do cá nhân và đảm bảo hạnh phúc. Con người đã chứng minh được năng lực cải tạo thực tiễn, vươn đến cuộc sống tốt đẹp hơn khi hàng loạt thành tựu kinh tế, công nghệ, khoa học… nở rộ.

Đặc biệt, sự lạc quan về thế giới tốt đẹp hơn cùng năng lực tư duy phát triển mạnh mẽ, đã thúc đẩy các nhà tư tưởng, triết gia liên tục đặt ra những câu hỏi, thách thức những niềm tin được chấp nhận, phản biện quan điểm của nhau, để trả lời cho các vấn đề lâu đời về lối sống, đạo đức và hạnh phúc nhân loại, nhằm hướng đến mục tiêu chung xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trong đó, triết gia người Đức Immanuel Kant (1724 - 1804), được xem là một trong 10 nhà tư tưởng khai sáng quan trọng đưa triết học phương Tây lên tầm cao mới. Với hệ thống triết học đồ sộ nghiên cứu con người như một chủ thể nhận thức và một chủ thể hành động, những quan điểm về đạo đức của Immanuel Kant hướng đến những giá trị chung của nhân loại, thể hiện khát vọng của con người hướng tới cái thiện, tới hạnh phúc cho mỗi cá nhân.

Kỳ 101: Immanuel Kant và khát vọng xây dựng nguyên tắc đạo đức tối cao- Ảnh 2.

Xuất thân từ gia đình sùng đạo, tuổi thơ của Immanuel Kant tiếp nhận sự giáo dục từ các mục sư. Năm 16 tuổi, ông vào đại học Königsberg với tư cách là sinh viên thần học, thậm chí còn thuyết giảng ở một vài dịp đặc biệt. Thế nhưng, trưởng thành trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, của nhận thức tư duy về tự nhiên và con người, ông bị thu hút bởi vật lý, toán học. Immanuel Kant bắt đầu nghiên cứu tác phẩm của các triết gia Gottfried Wilhelm Leibniz (1646 - 1716), Christian Wolff (1679 - 1754), Isaac Newton (1643 - 1727) và hoàn thành tác phẩm đầu tiên khi 23 tuổi.

Trải qua một vài biến cố gia đình, Immanuel Kant quyết tâm theo đuổi sự nghiệp học thuật và trở thành giảng viên đại học. Tại đây, vừa giảng dạy, ông vừa duy trì công việc nghiên cứu và sáng tạo các bài luận về chủ đề khoa học tự nhiên. Với tinh thần không ngừng cầu tiến, Kant đảm nhận giảng dạy nhiều môn khác nhau ngoài toán và vật lý, bao gồm địa lý, siêu hình học, triết học đạo đức… thu hút lượng lớn sinh viên kể cả giới học giả theo học.

Đặc biệt, kể từ năm 1770, Immanuel Kant dành toàn bộ thời gian và công sức vào nghiên cứu. Thành quả sau 11 năm là một loạt các tác phẩm vĩ đại ra đời:Phê phán lý tính thuần túy (1781);Phê phán lý tính thực tiễn(1788), Phê phán phán đoán(1790)… Tất cả thể hiện quan điểm triết học của Kant trên ba khía cạnh cơ bản của con người: Con người trong mối quan hệ với tự nhiên; con người trong mối quan hệ với con người, xã hội; con người trong mối quan hệ với chính mình.

Kỳ 101: Immanuel Kant và khát vọng xây dựng nguyên tắc đạo đức tối cao- Ảnh 3.

Quy luật đạo đức hướng đến cái thiện và hạnh phúc

Ảnh hưởng bởi tư duy trí tuệ của thời đại Khai sáng, Immanuel Kant nhìn nhận rằng, nhà tư tưởng phải có bước đột phá trong việc sử dụng phương pháp khoa học, không chỉ khám phá những điều mới về thế giới vật chất, mà còn cải thiện cuộc sống và tổ chức xã hội loài người. Đồng thời, ông khẳng định, mục đích quan trọng của triết học là về vận mệnh con người và nền triết học về vận mệnh con người chính là vấn đề đạo đức. Do đó, Kant đã lấy con người làm trọng tâm nghiên cứu và học thuyết đạo đức của ông luôn đề cập đến giá trị con người và nhân loại.

Kant mang khát vọng xây dựng một nguyên tắc đạo đức tối cao mang tính tuyệt đối, dựa trên lý trí và tách rời khỏi cảm tính, danh lợi, hướng tới thế giới tốt đẹp mà ông gọi là "thế giới của thiên thần". Ông đã nghiên cứu lịch sử tư tưởng nhân loại từ cổ đại đến cận đại trên tinh thần phê phán, và phát triển cấu trúc đạo đức của riêng mình trong 3 tác phẩm: Nền tảng siêu hình học đạo đức(1785), Phê phán lý tính thực tiễn(1788) và Siêu hình học đạo đức(1797).

Theo đó, Kant đã đưa ra một khái niệm hoàn toàn mới, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực ngày nay, là "mệnh lệnh tuyệt đối". Mệnh lệnh tuyệt đối được Kant xem là chuẩn mực duy nhất và cao nhất để đánh giá hành vi đạo đức của con người. Nó yêu cầu mọi hành vi của con người phải xem người khác là mục đích, hướng tới những giá trị tích cực nhằm làm cho đời sống tốt đẹp, hạnh phúc, chứ không phải lấy người khác làm phương tiện để bản thân đạt được hạnh phúc riêng. Con người cảm thấy có bổn phận và trách nhiệm làm "đúng", làm theo "lẽ phải" dù điều đó có hay không có lợi ích cho mình.

Kỳ 101: Immanuel Kant và khát vọng xây dựng nguyên tắc đạo đức tối cao- Ảnh 4.

Học thuyết đạo đức của Kant còn có giá trị lớn về mặt thực hành. Không chỉ xác lập mối liên hệ giữa đạo đức với các vấn đề xã hội như pháp quyền, tôn giáo, lịch sử, Kant còn đưa ra quan điểm vượt trội về "tự do". Theo Kant, tự do không phải là thỏa mãn sở thích cá nhân, mà phải gắn liền với những nguyên tắc đạo đức, pháp luật và trách nhiệm của cá nhân trước bản thân và cộng đồng. Tự do đòi hỏi con người không ngừng tu dưỡng, rèn luyện theo các nguyên tắc đạo đức để làm chủ chính mình trong mọi tình huống.

Lý luận về tự do của Kant có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục và phát triển nhân cách con người. Đồng thời, Kant đóng góp một bước tiến vượt thời đại, khi dự báo trong tương lai nhân quyền sẽ trở thành một trong nhiều vấn đề cốt yếu của nhân loại. Quả thật, đạo đức học của Kant đã được đưa vào Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (1948), các Hiệp ước Chính trị và Kinh tế (1966) và Tòa án Hình sự Quốc tế (2002).

Immanuel Kant không chỉ luận giải mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, mà tiến xa hơn với các vấn đề mang tầm nhân loại. Tuy các nguyên tắc đạo đức của Kant ít đề cập đến khía cạnh giai cấp, dân tộc, nhưng lại nhấn mạnh đến giá trị chung, mang tính phổ quát toàn nhân loại, thích dụng cho mọi dân tộc, mọi thời đại. Đặc biệt, học thuyết của Kant nổi bật với ý tưởng xây dựng một nền hòa bình vĩnh cửu cho nhân loại, một nền hòa bình được xây dựng trên cơ sở liên minh của các dân tộc. Trong "Bản phác thảo triết học ngắn về Hòa bình vĩnh viễn" (1795), Kant vạch ra những điều kiện tiên quyết để tạo ra một nền hòa bình lâu dài. Đương thời, đề xuất này được đánh giá là xa rời thực tế, nhưng trong thế kỷ 20, nó nhận được nhiều sự chú ý và được xem là tiền thân của Hội Quốc Liên và Liên Hợp Quốc .

Kỳ 101: Immanuel Kant và khát vọng xây dựng nguyên tắc đạo đức tối cao- Ảnh 5.

Trên hành trình xây dựng một nguyên tắc đạo đức phổ quát, nhằm hướng con người đến sự thiện tối cao và lối sống hòa bình, hạnh phúc, cà phê - thức uống thăng hoa trí tuệ được giới tri thức khai sáng yêu thích, đã luôn song hành với triết gia Immanuel Kant. Thưởng thức cà phê trở thành một nếp sinh hoạt trong lịch trình cố định hàng ngày của Kant: thức dậy, uống cà phê, viết lách, giảng bài, đi dạo.

Được xem là một nhà triết học có cuộc sống trật tự, có quy luật, Immanuel Kant đã biến "sự đồng nhất nhất định" trong lối sống của mình từ một thói quen đơn thuần thành một nguyên tắc đạo đức. Đến những ngày cuối đời, Kant vẫn gắn bó với thói quen thưởng thức cà phê và thường xuyên yêu cầu phục vụ cà phê "ngay tại chỗ". Trong tác phẩm Những ngày cuối cùng của Immanuel Kant(1827), Thomas de Quincey mô tả rằng uống cà phê là niềm vui rất quan trọng với Kant mỗi ngày, đến mức Kant phải ghi chú vào giấy để nhắc nhở phải phục vụ cà phê trong các cuộc hẹn có mặt ông sắp tới.

Có thể thấy, triết học của Immanuel Kant là triết học vì con người và cho con người. Trong đó, đạo đức học của Kant đã hướng đến những giá trị chung toàn nhân loại, mang khát vọng của con người hướng tới cái thiện và cuộc sống hạnh phúc. Đồng thời, sự song hành của cà phê trong cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại giúp tái tạo nhận thức con người và kích thích tiến bộ xã hội của Immanuel Kant, cho thấy cà phê một lần nữa gắn liền với tiến trình con người muốn vượt lên số phận để tìm kiếm hạnh phúc từ tư duy minh triết của chính mình.

CÀ PHÊ TRIẾT ĐẠO Cà phê và Sách - Công thức thịnh vượng của người Đức

Thân mời bạn đọc đón xem loạt video Cà Phê Triết Đạo đã được đăng tải trên kênh https://bit.ly/caphetrietdao

Kỳ 101: Immanuel Kant và khát vọng xây dựng nguyên tắc đạo đức tối cao- Ảnh 6.

Đón đọc kỳ sau: Cà phê - Một nghệ thuật sống

Công bố nhiều tài liệu lưu trữ gốc về chiến dịch Điện Biên Phủ******

Ngày 5/4, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) và 70 năm ngày ký Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (tháng 7/1954), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức buổi giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia liên quan những sự kiện trên. 

Bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, cho biết dịp này, trung tâm giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ gốc trong khoảng hàng nghìn tài liệu, để công chúng có điều kiện tiếp cận và giới thiệu nguồn tài liệu lưu trữ mà Nhà nước đang quản lý.

Công bố nhiều tài liệu lưu trữ gốc về chiến dịch Điện Biên Phủ - 1

Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Trần Việt Hoa phát biểu sáng 5/4 (Ảnh: Hà Mỹ).

Theo đó, trung tâm đang bảo quản khối lượng lớn hồ sơ, tài liệu tái hiện hoàn cảnh lịch sử, quá trình chỉ đạo, sự chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ; cũng như diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch, quá trình quân dân cả nước phối hợp cùng chiến trường Điện Biên Phủ...

Nhiều hình ảnh, tư liệu ghi lại công tác hậu cần chiến dịch, chính sách của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa với các thương bệnh binh và với các hàng binh; tài liệu về tinh thần lạc quan chiến đấu, phục vụ chiến đấu của quân và dân ta trong chiến dịch. 

Các tư liệu nhằm phản ánh về sự lãnh đạo tài tình, những quyết sách, chiến lược nhạy bén của Đảng và Chính phủ, Quân đội nhân dân Việt Nam, về sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của toàn dân, toàn quân quyết tâm chiến thắng trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc; vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy chiến dịch...

Công bố nhiều tài liệu lưu trữ gốc về chiến dịch Điện Biên Phủ - 2

Bức ảnh "Dân công thồ hàng bằng xe đạp phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ" của TTXVN có trong danh sách tư liệu được công bố sáng 5/4.

Về tài liệu liên quan Hội nghị Genève về lập lại hòa bình ở Đông Dương năm 1954, trung tâm lưu trữ những tài liệu, hình ảnh về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả hội nghị, tác động và quá trình thực thi hiệp định...

Đặc biệt, nhiều bản đồ tuyên bố về lập trường, quan điểm của các bên tham gia hội nghị, về sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam đã phản ánh một cách sinh động về diễn biến của Hiệp định Genève. 

Công bố nhiều tài liệu lưu trữ gốc về chiến dịch Điện Biên Phủ - 3

Các hồ sơ, tài liệu liên quan chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Genève được trưng bày, công bố tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Ảnh: Hà Mỹ).

Hiện, tài liệu, tư liệu, hình ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Genève được chỉnh lý, sắp xếp khoa học và được bảo quản an toàn, phục vụ các nhu cầu khai thác của đông đảo công chúng. 

Trung tâm Lưu trữ quốc gia III cũng đang phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia Pháp, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức triển lãm "Quan hệ Việt Nam - Pháp: Từ Điện Biên Phủ đến đối tác chiến lược", với nguồn tài liệu của nhiều cơ quan, tổ chức. 

Khai trương tủ sách tại bến xe để phục vụ hành khách******

Ngày 25.3, tủ sách thanh niên được khai trương tại bến xe TP.Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), trưng bày hàng trăm cuốn sách, báo... phục vụ người dân và hành khách. Chương trình do Chi đoàn bến xe TP.Đồng Hới thực hiện.

Khai trương tủ sách tại bến xe để phục vụ hành khách- Ảnh 1.

Mô hình tủ sách thanh niên sẽ còn được nhân rộng tại các bến xe khác trong tỉnh

THANH LỘC

Sau thành công từ việc thí điểm tủ sách thanh niên tại bến xe thị xã Ba Đồn, đến nay mô hình này tiếp tục được nhân rộng tại bến xe TP.Đồng Hới. Bên cạnh các đầu sách, nơi đây còn có các ấn phẩm báo chí hằng ngày để phục vụ nhu cầu thông tin của người dân và hành khách.

Khai trương tủ sách tại bến xe để phục vụ hành khách- Ảnh 2.

Khai trương tủ sách thanh niên tại bến xe TP.Đồng Hới

THANH LỘC

Bà Phan Thị Lệ Nhung, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ và quản lý bến xe khách Quảng Bình, hy vọng thông qua chương trình sẽ góp phần phát triển văn hóa đọc trong mỗi cán bộ, nhân viên và người dân. Để hưởng ứng xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng và hướng tới xây dựng mô hình bến xe thân thiện, an toàn, văn minh. Sắp tới, nhiều bến xe khác trên địa bàn Quảng Bình sẽ tiếp tục triển khai mô hình tủ sách thanh niên.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư