Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

Nổ Hũ k3bet_dwin trùng ip

2024-05-20 14:50:31 tác giả:Đức Quốc nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Thừa Thiên Huế có thể trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào 2025******

Sáng 6/4, Thủ tướng  Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tóm tắt Quy hoạch Thừa Thiên Huế trong 13 chữ: Bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững.

Thừa Thiên Huế có thể trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào 2025 - 1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Vi Thảo)

Theo Thủ tướng, Quy hoạch có vai trò rất quan trọng, tạo ra những cơ hội lớn, tác động lâu dài, là động lực quan trọng trong phát triển đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng.  

Thủ tướng nhấn mạnh tỉnh Thừa Thiên Huế có vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối từ Bắc vào Nam. Do đó, việc phát triển địa phương toàn diện là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu.

Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội, như có biển và hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, là vùng đất địa linh, nhân kiệt, văn hiến, cố đô lịch sử, thành phố di sản của thế giới, với 5 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận; có hệ thống giáo dục, y tế phát triển.

Thừa Thiên Huế có thể trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào 2025 - 2

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Ảnh: Ngọc Hiếu)

Những năm qua, Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp vào kết quả chung của cả nước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023 của tỉnh đạt 7,03%, xếp thứ 28/63 trong cả nước. Tỉnh có nhiều tiến bộ trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhiều chỉ số xếp ở vị trí hàng đầu cả nước.  

Tuy nhiên, tỉnh cũng đối diện với nhiều khó khăn, hạn chế, thách thức, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

Thời gian tới, Thủ tướng lưu ý Thừa Thiên Huế chú trọng, tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh" khi triển khai các quy hoạch.

Theo đó, địa phương cần huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống, tạo đột phá trong những động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ...

Thừa Thiên Huế cần tập trung phối hợp với bộ, ngành hoàn thành thủ tục về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội, theo yêu cầu của Thủ tướng.

Mục tiêu được người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh là năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương nếu đủ điều kiện.

Thừa Thiên Huế có thể trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào 2025 - 3

Theo quy hoạch, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (Ảnh: Vi Thảo)

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, cùng toàn thể các bộ, ngành và lãnh đạo các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế: Đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; tạo khí thế, động lực mới cho phát triển.

Theo quy hoạch, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu.

Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững.

Về các định hướng, ưu tiên phát triển, quy hoạch xác định 3 trung tâm đô thị, 3 hành lang kinh tế, 3 động lực tăng trưởng, 5 khâu đột phá phát triển.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao giấy chứng nhận đầu tư mới cho 13 dự án với tổng vốn đăng ký trên 3,5 nghìn tỷ đồng.

Các tiệm bánh mì nổi tiếng hơn 5 thập kỷ ở TP.HCM phục vụ người dân******

Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 2 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 17.5 - 19.5 tại Công viên Lê Văn Tám (Q.1, TP.HCM) với chủ đề "Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới".

Lễ hội năm nay dự kiến có 130 - 150 gian hàng gồm: các thương hiệu bánh mì nổi tiếng trên 50 năm, các đơn vị nhà hàng phục vụ món ăn kèm bánh mì, tiệm bánh mì, các đơn vị cung cấp nguyên liệu gia vị, thiết bị phục vụ cho công nghệ làm bánh mì. Lễ hội dự kiến đón hơn 100.000 lượt khách đến tham quan và trải nghiệm.

Các tiệm bánh mì nổi tiếng hơn 5 thập kỷ ở TP.HCM phục vụ người dân- Ảnh 1.

Ban tổ chức cho biết Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 2 đặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu

Vũ Phượng

Bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM - đơn vị tổ chức chương trình cho biết, khách đến lễ hội bánh mì có thể trải nghiệm, tìm hiểu bánh mì Việt Nam qua các thời kỳ, thưởng thức các thương hiệu bánh mì nổi tiếng trên 50 năm và các tiệm bánh mì nổi tiếng ở TP.HCM như: bánh mì Cụ Lý, 7 Kẹo, Nguyên Sinh, Bảy Hổ, Tăng...

Song song sự kiện tại công viên, chương trình bánh mì nghĩa tình sẽ đưa bánh mì đến với những nơi nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, khuyết tật, bệnh viện; dự kiến năm nay, 20 xe bánh mì sẽ được tài trợ cho phụ nữ và học viên ngành bánh khởi nghiệp.

Bánh mì Việt nam đã được ghi vào từ điển Oxford được 13 năm

Bánh mì Việt nam đã được ghi vào từ điển Oxford được 13 năm

Giang Vũ

Lần đầu tham gia lễ hội, đại diện Vinamilk cho hay, đơn vị này sẽ có chương trình bánh mì chấm sữa miễn phí theo khung giờ để phục vụ người dân, du khách và hoạt động tương tác.

Tính đến nay, bánh mì Việt nam đã được ghi vào từ điển Oxford được 13 năm. Tên tuổi của món bánh mì liên tục được thăng hạng và món ăn này không ngừng được phát triển ngày càng phong phú, hấp dẫn.


Lãnh đạo Nga, Trung Quốc chúc mừng sinh nhật Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng******

Trong đó có lãnh đạo các nước, các đảng của Lào, Trung Quốc, Cuba, Nga, Belarus, Dominicana.

Lãnh đạo các nước, các chính đảng chúc mừng những thành tựu to lớn, nổi bật trong phát triển, xây dựng đất nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; khẳng định sẽ tiếp tục cùng Tổng Bí thư thúc đẩy các mối quan hệ song phương không ngừng phát triển.

Lãnh đạo Nga, Trung Quốc chúc mừng sinh nhật Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Mạnh Quân).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulithnhấn mạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "quan tâm sát sao và đóng góp tích cực vào việc vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam, giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững".

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bìnhkhẳng định "coi trọng cao độ quan hệ Trung - Việt, sẵn sàng cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng duy trì trao đổi chiến lược, định hướng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam đi vào chiều sâu và thực chất".

Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canelnhấn mạnh "những cống hiến cá nhân của đồng chí Nguyễn Phú Trọng mang tính quyết định trong việc lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam".

Tổng thống Liên bang Nga V. Putinđánh giá cao những đóng góp vô giá của đồng chí Tổng Bí thư "cho sự phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Việt". Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga M. Mishustin và Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga D. Medvedev đặc biệt nhấn mạnh đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc củng cố quan hệ hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau và Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga G. Zyuganov khẳng định "cả cuộc đời của Đồng chí Tổng Bí thư gắn liền với sự hình thành, phát triển, củng cố hàng ngũ, sự lớn mạnh và uy tín ngày càng tăng của Đảng Cộng sản Việt Nam trên trường quốc tế".

Số hóa khu tưởng niệm người cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa******

Sáng 29.3, Tỉnh đoàn Thanh Hóa phối hợp cùng MobiFone Thanh Hóa tổ chức khánh thành công trình số hóa thông tin Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập (tại xã Xuân Lộc, H.Hậu Lộc, Thanh Hóa).

Số hóa khu tưởng niệm người cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa- Ảnh 1.

Sáng 29.3, Tỉnh đoàn Thanh Hóa phối hợp cùng MobiFone Thanh Hóa tổ chức khánh thành công trình số hóa thông tin khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập

MINH HẢI

Đây là một trong những công trình nhằm số hóa các địa chỉ đỏ mà tuổi trẻ tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai nhân tháng thanh niên năm 2024, và chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2024).

Phát biểu tại buổi lễ, chị Phùng Tố Linh, Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa, cho biết công trình số hóa Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập nhằm giúp đoàn viên, thanh niên và người dân dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu về khu tưởng niệm, cũng như quá trình hoạt động cách mạng của ông Lê Hữu Lập.

Công trình số hóa Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập do Tỉnh đoàn Thanh Hóa phối hợp với MobiFone Thanh Hóa thực hiện, có giá trị khoảng 100 triệu đồng.

Công trình sử dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo để xây dựng hình ảnh thực tế ảo VR360 của toàn bộ khu tưởng niệm, với các góc nhìn trên cao và mặt đất, đem đến những hình ảnh trực quan, sinh động và chân thực cho người xem.

Số hóa khu tưởng niệm người cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa- Ảnh 2.

Lãnh đạo Tỉnh đoàn Thanh Hóa và MobiFone Thanh Hóa trao công trình số hóa cho chính quyền địa phương quản lý, duy trì hoạt động

MINH HẢI

Tổng thể công trình là những hình ảnh thực tế ảo được xây dựng với 1 điểm cảnh flycam 360 độ trên cao, 6 điểm cảnh VR360 độ mặt đất, từ khu vực cổng chính, bình phong đến khuôn viên sân di tích và khu nhà tưởng niệm, mô tả đầy đủ, chân thực và chính xác những hình ảnh của khu tưởng niệm.

Cạnh đó, MobiFone đã sử dụng công nghệ AI TTS để thuyết minh toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Hữu Lập và các thông tin liên quan.

Website thực tế ảo VR360 được quảng bá trực tiếp trên website của Tỉnh đoàn Thanh Hóa (http://tuoitrethanhhoa.vn/) và các website quảng bá du lịch khác, góp phần giới thiệu và quảng bá khu tưởng niệm đến đoàn viên, thanh niên và người dân, du khách.

Khu tưởng niệm được xây dựng trên tổng diện tích mặt bằng gần 10.000 m2, tại xã Xuân Lộc, gồm các hạng mục chính: nhà tưởng niệm, tượng đài, bia ghi danh, vườn hoa… hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2016, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và tri ân các nhà lãnh đạo tiền bối của tuổi trẻ Thanh Hóa nói riêng và tuổi trẻ cả nước nói chung.

Số hóa khu tưởng niệm người cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa- Ảnh 3.

Các em học sinh thích thú khi tham quan, tìm hiểu thông tin về người cộng sản đầu tiên của Thanh Hóa

MINH HẢI

Theo tài liệu lịch sử, đồng chí Lê Hữu Lập sinh năm 1897, tại xã Xuân Lộc (H.Hậu Lộc), trong một gia đình nhà nho yêu nước. Giữa năm 1924, ông Lê Hữu Lập được nhà cách mạng Đinh Chương Dương đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) tham gia tổ chức Tâm Tâm Xã. Tổ chức này ra đời năm 1923, do các nhà cách mạng Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu và một số thanh niên có tư tưởng tiến bộ thành lập.

Tháng 6.1925, Lê Hữu Lập được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội - tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, ông được cử về Việt Nam hoạt động, xây dựng phong trào cách mạng và tuyển chọn những thanh niên tiến bộ đưa sang Trung Quốc tham gia tổ chức.

Đầu năm 1927, Lê Hữu Lập trở về nước và vận động thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội tỉnh Thanh Hóa, trực tiếp làm Bí thư Tỉnh bộ lâm thời của tổ chức này. Đầu năm 1930, Lê Hữu Lập trở thành người cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

Sau khi xây dựng phong trào tại Thanh Hóa, ông Lê Hữu Lập tiếp tục được cử vào Nghệ Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay) gây dựng phong trào cách mạng. Tại đây, ông tuyển chọn, giới thiệu hàng chục thanh niên ưu tú, gửi sang Trung Quốc học tập, đào tạo sau đó quay trở về quê hương hoạt động cách mạng. Năm 1934, ông Lê Hữu Lập mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời tại Nghệ An.

Miễn nhiệm ủy viên UBND TP.Hà Nội đối với Giám đốc Sở Y tế******

Chiều 29.3, phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP.Hà Nội, Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, trên cơ sở các báo cáo, tờ trình của UBND thành phố, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND thành phố, các đại biểu HĐND thành phố đã biểu quyết thông qua 18 nghị quyết để kịp thời quyết định các nội dung, cơ chế, chính sách, giải pháp quan trọng đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội.

Miễn nhiệm ủy viên UBND TP.Hà Nội đối với Giám đốc Sở Y tế- Ảnh 1.

Lãnh đạo Thành ủy - HĐND TP.Hà Nội tặng hoa chúc mừng bà Trần Thị Nhị Hà và ông Lê Thanh Nam

KHẮC HIẾU

Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội lưu ý, về quy hoạch thủ đô, trên cơ sở báo cáo thẩm tra của Ban Đô thị HĐND thành phố, ý kiến phát biểu của các đại biểu và nội dung nghị quyết đã được thông qua, đề nghị UBND thành phố khẩn trương tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện nội dung quy hoạch để Ban Thường vụ Thành ủy báo cáo với Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ báo cáo với Quốc hội đảm bảo chất lượng, tiến độ và đảm bảo các quy định.

Về kế hoạch đầu tư công, tại kỳ họp này, HĐND thành phố xem xét, quyết nghị điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp thành phố; phê duyệt chủ trương, điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án quan trọng về các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hoá, thoát nước, xử lý nước thải, giao thông, hạ tầng kỹ thuật tái định cư…

"Đây là những dự án cấp thiết, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân thủ đô", ông Tuấn nhấn mạnh.

Đặc biệt, đối với các dự án không có khả năng triển khai, UBND thành phố cần kiên quyết cắt giảm để bố trí nguồn lực cho các dự án có tính khả thi cao, dự án trọng điểm, dự án cấp bách, giải quyết vấn đề dân sinh bức xúc như: ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường; đường sắt đô thị; công viên, vườn hoa, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; các chương trình cấp nước sạch, xử lý rác thải, nước thải, thoát nước, bảo vệ môi trường…

Liên quan đến công tác nhân sự, HĐND thành phố đã quyết nghị miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND thành phố và thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND thành phố đối với bà Trần Thị Nhị Hà, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Y tế. Bà Hà mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm chức vụ Phó trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đồng thời, miễn nhiệm ông Nguyễn Huy Cường, nguyên Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội (đã được điều động sang giữ chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy), và bầu bổ sung Ủy viên UBND thành phố đối với ông Lê Thanh Nam, tân Giám đốc Sở TN-MT.

Bí thư Hà Nội thị sát cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch******

Sáng 16/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đi kiểm tra tiến độ thi công dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội và đoàn đã kiểm tra thực địa công trường gói thầu số 2, trực tiếp kiểm tra hệ thống cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch tại khu vực ngã ba sông Lừ - sông Tô Lịch, thuộc địa bàn quận Hoàng Mai.

Hiện, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản hoàn thành, dự kiến đưa vào vận hành thử trong quý II, sau đó đi vào vận hành chính thức trong năm nay. 

Riêng hai gói thầu còn lại vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc.

Bí thư Hà Nội thị sát cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch - 1

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng kiểm tra hệ thống cống ngầm thu nước thải khu vực sông Tô Lịch (Ảnh: Viết Thành).

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội, đơn vị đã rà soát và có văn bản, gửi JICA cho ý kiến với dự kiến nhu cầu vốn cho Hiệp định 2 khoảng 6,8 tỷ yên Nhật, tương đương 1.110 tỷ đồng.

Về việc hoàn thiện thủ tục pháp lý chấm dứt hợp đồng gói thầu số 3, Ban và các bên đã ký xác nhận điểm dừng khối lượng công việc hoàn thành, làm cơ sở thực hiện thủ tục và tổ chức lựa chọn lại nhà thầu.

Đồng thời, đơn vị có báo cáo với UBND TP Hà Nội xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang xin ý kiến 11 đơn vị liên quan làm cơ sở thẩm định, báo cáo UBND TP xem xét theo quy định.

Bí thư Hà Nội thị sát cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch - 2

Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đang trong giai đoạn về đích (Ảnh: Mạnh Quân).

Về việc đẩy nhanh tiến độ gói thầu số 4, nhà thầu đã hoàn thiện hồ sơ pháp lý và tổ chức thi công trở lại trên phố Vũ Trọng Khánh từ ngày 1/4. Đơn vị đang tiếp tục xin cấp phép thi công các vị trí còn lại, phấn đấu hoàn thành trong năm 2025 như chỉ đạo.

Đáng chú ý, Ban quản lý đã chỉ đạo giải quyết xong vướng mắc tại giếng 14.0 trong tháng 3. Nhà thầu gói thầu số 2 đã tiếp nhận mặt bằng và đang triển khai thi công, dự kiến hoàn thành, đủ điều kiện dẫn nước về nhà máy trong tháng 4...

Đồng thời, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp TP Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng sớm có ý kiến về chủ trương tiếp tục đầu tư 9 bể lắng sơ cấp và 6 bể nén bùn trọng lực bằng nguồn vốn thành phố, bảo đảm hoàn thiện quy trình xử lý của nhà máy, giải pháp bổ cập nước và công nghệ xử lý bùn thải theo chỉ đạo của UBND TP.

Kết luận buổi kiểm tra, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá là dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với thành phố, đòi hỏi sự quan tâm, tập trung thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp, các ngành.

Vì vậy, Bí thư Hà Nội đề nghị các đơn vị tiếp tục bám sát chặt chẽ yêu cầu, tập trung đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm hiệu quả, chất lượng; giải quyết tốt khó khăn, vướng mắc, đưa dự án vận hành thử và vận hành chính thức theo kế hoạch.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư