2024-09-12 00:43:03
来源: Lưới sứa
Lưới sứa2024-09-12 00:43:03Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Long Thiện)7 vòng xoay ở TPHCM được đề nghị cải tạo******
Sở GTVT TPHCM vừa có văn bản gửi Sở Văn hóa và Thể thao, Công ty cổ phần Bóng đá TPHCM về việc đầu tư, cải tạo duy tu 7 vòng xoay nhằm phục vụ tuyên truyền an toàn giao thông.
7 vòng xoay được đề xuất cải tạo, duy tu gồm: Công trường Dân Chủ; Ngã sáu Cộng Hòa; giao lộ Lê Duẩn - Phạm Ngọc Thạch; vòng xoay Phú Lâm; vòng xoay mũi tàu Phú Lâm; vòng xoay Hòa Bình; vòng xoay Lý Thường Kiệt - Lạc Long Quân.
Sở GTVT ủng hộ việc đầu tư, cải tạo, duy tu, bảo trì các vòng xoay kết hợp mục đích tuyên truyền an toàn giao thông.
Tuy nhiên, để việc tuyên truyền đạt hiệu quả, cũng như đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Sở GTVT đề nghị Công ty cổ phần Bóng đá TPHCM liên hệ Sở Văn hóa và Thể thao để có thêm ý kiến về việc tuyên truyền, quảng cáo và thực hiện đúng quy định.
Công ty này phải tuân thủ quy định của UBND TPHCM về quản lý sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố và nộp phí khi sử dụng vỉa hè cho việc tuyên truyền.
Sở GTVT lưu ý thời gian khai thác, vận hành màn hình LED tại các vị trí này phải phù hợp đặc điểm giao thông từng giao lộ. Trong các khung giờ cao điểm (6h-9h và 16h-19h), màn hình chỉ ưu tiên thể hiện các hình ảnh tĩnh phục vụ tuyên truyền.
Khung giờ 22h đến 6h sáng hôm sau cần tăng cường tuyên truyền cảnh báo về an toàn giao thông, mức xử lý vi phạm hành chính...
Sở GTVT đề nghị không trình chiếu các video, hình ảnh chuyển động, độ sáng thay đổi liên tục trong thời gian ngắn với độ chói cao, làm giảm sự chú ý, ảnh hưởng tầm nhìn của người chạy xe, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Sở GTVT cũng yêu cầu phải bảo đảm tĩnh không đứng và ngang của trụ, màn hình LED không che khuất hệ thống tín hiệu giao thông đường bộ, không che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông…
Quyền Giám đốc Sở bác thông tin cấp dưới nói về 100 dự án bất động sản******
Ngày 28/3, một số cơ quan báo chí thông tin Quảng Ngãi có hơn 100 dự án khu dân cư, khu đô thị được giao đất không qua đấu thầu, đấu giá.
Thông tin này được trích dẫn từ phát biểu của ông Đỗ Sáu, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, tại hội thảo góp ý dự thảo các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ở thành phố Quy Nhơn (Bình Định).
Trao đổi với phóng viên Dân trívào chiều 29/3, ông Nguyễn Đức Trung, Quyền Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, cho biết thông tin nói trên là không chính xác.
Theo ông Trung, hiện tại Quảng Ngãi có 114 khu dân cư, khu đô thị. Trong đó có 53 dự án đã giao đất, 61 dự án chưa giao đất.
Trong số 53 dự án đã giao đất theo quyết định chủ trương đầu tư, có 11 dự án giao đất trước ngày 1/7/2014, ngày Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực. Có 42 dự án được quyết định giao đất sau thời điểm này.
Hiện tại có 2 dự án nhà đầu tư đã tự nguyện chấm dứt hoạt động, 1 dự án chỉ giao đất thương mại dịch vụ, chưa giao đất khu dân cư.
Như vậy, Quảng Ngãi hiện có 39 dự án khu đô thị, khu dân cư giao đất sau ngày 1/7/2014, dựa theo quyết định chủ trương đầu tư mà không thông qua đấu thầu, đấu giá. Tất cả các dự án này được giao đất trong giai đoạn 2016-2020.
Khi phát hiện việc này không đúng quy định, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã dừng việc giao đất cho nhà đầu tư không qua đấu giá, đấu thầu.
Theo ông Trung, nguyên nhân ban hành quyết định chủ trương đầu tư không thông qua đấu giá, đấu thầu là do các quy định của pháp luật liên quan chưa thống nhất, chưa đủ rõ nên việc hiểu và áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Hiện nay, khi tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cũng chỉ có 1 nhà đầu tư nộp hồ sơ tham gia nên được chỉ định.
Liên quan đến phát biểu của ông Đỗ Sáu được báo chí đăng tải, ông Trung nói hy vọng cấp dưới của mình phát biểu nhầm.
Phóng viên đã liên lạc với ông Đỗ Sáu, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, để tìm hiểu thêm về sự việc.
Ông Đỗ Sáu báo bận, hẹn sẽ trả lời ngay sau cuộc họp. Tuy nhiên, sau đó ông Đỗ Sáu không phản hồi, điện thoại không thể liên lạc được.
Trải nghiệm bay Hà Nội đến Điện Biên chỉ 30 phút thay vì nửa ngày ngồi ô tô******Nhân sự ‘cực lạ’ đấu U.23 Uzbekistan: HLV Hoàng Anh Tuấn toan tính đầy ẩn ý, Ngọc Thắng ra sân******Quan Văn Chuẩn dự bị, Duy Cương đội trưởng
U.23 Việt Nam và U.23 Uzbekistan đã sớm giành vé vào tứ kết giải U.23 châu Á 2024 sau khi cùng giành 6 điểm trọn vẹn ở 2 trận đầu. Cuộc so tài giữa hai đội lúc 22 giờ 30 hôm nay (23.4) nhằm phân định đội nhất và nhì bảng chung cuộc.
Nếu thắng U.23 Uzbekistan và giành ngôi nhất bảng, thầy trò ông Hoàng Anh Tuấn sẽ đối đầu U.23 Ả Rập Xê Út ở tứ kết. Còn nếu hòa hoặc thua ở trận đấu tối nay, U.23 Việt Nam sẽ đứng nhì bảng, đối đầu U.23 Iraq ở vòng sau.
Trong trận đấu không còn áp lực phải thắng bằng mọi giá, HLV Hoàng Anh Tuấn đã có một số xáo trộn trong đội hình U.23 Việt Nam.
Đứng trong khung gỗ là thủ thành Nguyễn Văn Việt, người chưa được ra sân trận đấu nào từ đầu giải. Quan Văn Chuẩn dự bị nên băng đội trưởng được trao cho Lương Duy Cương.
Tại sao Ngọc Thắng bị thẻ đỏ mà chỉ bị cấm 1 trận?
Bộ ba trung vệ được lựa chọn gồm Lương Duy Cương, Trần Quang Thịnh và Nguyễn Ngọc Thắng, cùng hai hậu vệ cánh Hoàng Văn Toàn (trái) và Nguyễn Hồng Phúc (phải).
Do ở giải trẻ, thẻ đỏ trực tiếp chỉ bị treo giò 1 trận (khác với 2 trận ở các giải cấp độ đội tuyển quốc gia) nên Ngọc Thắng đã kịp trở lại.
Ở tuyến giữa, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Đức Việt và Nguyễn Đức Phú là ba tiền vệ trung tâm được lựa chọn. Còn trên hàng tiền đạo, bộ đôi được tin dùng là Võ Nguyên Hoàng và Nguyễn Minh Quang.
Như vậy so với trận trước, U.23 Việt Nam chỉ giữ lại 3 cái tên trong đội hình xuất phát. Đó là Duy Cương, Thái Sơn và Nguyên Hoàng. Tín hiệu vui cho HLV Hoàng Anh Tuấn là tiền đạo Nguyễn Quốc Việt đã khỏi ốm và sẽ ngồi dự bị ở trận này.
U.23 Việt Nam mới một lần chạm trán U.23 Uzbekistan, đó là trận chung kết U.23 châu Á năm 2018, nơi toàn đội để thua với tỷ số 1-2 sau 120 phút thi đấu.
HLV Hoàng Anh Tuấn khẳng định: "Về con người chắc chắc sẽ có sự thay đổi. Về lối chơi thì chúng ta đã có câu trả lời rồi. Đây là trận mang tính bản lề, ngoài kết quả thắng thua thì cũng còn phải tính toán làm sao bước vào trận tứ kết có đội hình và lối chơi tốt nhất".
Trước khi trở lại sân tập, U.23 Việt Nam đã có buổi họp rút kinh nghiệm qua phân tích băng ghi hình các tình huống tiêu biểu trong trận đấu với U.23 Malaysia, đồng thời cũng phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ U.23 Uzbekistan.
"Thông qua hai trận vừa rồi, các cầu thủ của chúng ta trưởng thành nhiều, hiểu rõ sai số và những điểm còn thiếu sót. Chúng tôi có họp rút kinh nghiệm trận đấu tới và mổ xẻ nhiều vấn đề. Buổi tập hôm nay giúp ban huấn luyện khắc phục những gì còn tồn tại trước khi bước vào trận đấu với U.23 Uzbekistan", HLV Hoàng Anh Tuấn cho biết.
Thăm dò ý kiến
Đội U.23 Việt Nam đấu U.23 Uzbekistan tranh ngôi nhất nhì bảng D giải U.23 châu Á 2024 ngày 23.4
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Bình chọnXem kết quảXem Trực tiếp Thể thao đỉnh cao trên FPT Play, tại: https://fptplay.vn/
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ trong hoạt động Quốc hội******Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa dẫn đầu Đoàn đại biểu Ban Thư ký Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Hiệp hội Tổng Thư ký Nghị viện thế giới (ASGP) diễn ra tại Thụy Sỹ, từ 24 đến 26/3.
Tham gia Hội nghị có khoảng 150 đại biểu đến từ trên 90 Ban Thư ký nghị viện các nước thành viên IPU và một số nghị viện không phải thành viên IPU.
Phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị, ông Bùi Văn Cường đã chia sẻ về kinh nghiệm của Quốc hội Việt Nam trong việc lưu trữ biên bản các phiên thảo luận tại Quốc hội và định hướng ứng dụng công nghệ về vấn đề này.
Tổng Thư ký Quốc hội Việt Nam cũng chia sẻ với đại diện nghị viện các nước về việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống phần mềm, kho lưu trữ số, việc bảo đảm an ninh, an toàn đối với cơ sở dữ liệu lưu trữ cũng như giải pháp công nghệ trong quá trình số hóa, quản lý, lưu trữ biên bản các phiên họp của Quốc hội.
Trong chương trình Hội nghị, Ban Thư ký Quốc hội Việt Nam đã tham gia thảo luận nhóm để trao đổi, cung cấp thông tin về cách thức Quốc hội Việt Nam huy động sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học trong các hoạt động; đồng thời, lắng nghe các kinh nghiệm, thảo luận, làm rõ những phương thức phổ biến được các nghị viện thực hiện về vấn đề này.
Bên cạnh đó, các thành viên đoàn công tác của Ban Thư ký Quốc hội Việt Nam cũng tham dự các phiên thảo luận về những chủ đề quan trọng, thiết thực đối với công tác tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, như công tác báo cáo và giải trình của bộ trưởng tại nghị viện; khuôn khổ pháp lý và công cụ của nghị viện nhằm giám sát hiệu quả hoạt động chi tiêu của Chính phủ; vấn đề kiểm soát thời gian trong hoạt động của nghị viện...
Trong khuôn khổ chuyến công tác, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường và các thành viên đoàn công tác đã có các cuộc tiếp xúc song phương, nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác giữa Quốc hội, Ban Thư ký của Quốc hội Việt Nam với Hiệp hội ASGP và Ban Thư ký nghị viện các nước.
Tại cuộc gặp và làm việc với ông Najib El Khadi, Chủ tịch Hiệp hội Tổng Thư ký Nghị viện thế giới (ASGP), Tổng Thư ký Hạ viện Maroc, ông Bùi Văn Cường đề nghị Hiệp hội mở rộng hình thức hoạt động.
Việc này, theo Tổng Thư ký Quốc hội Việt Nam, nhằm tạo cơ hội trao đổi sâu rộng, thực chất về những vấn đề đặt ra trong hoạt động nghị viện.
Tại cuộc làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội bang Bern (Thụy Sỹ), Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã trao đổi về kinh nghiệm trong công tác tham mưu phục vụ Quốc hội.
Hai Tổng Thư ký nhất trí tăng cường kết nối, giao lưu giữa hai Ban Thư ký với các hình thức phù hợp, thiết thực.
Tại các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương với Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Trưởng đoàn ASGP Philippines, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh, Thụy Sỹ, ông Bùi Văn Cường chia sẻ mong muốn tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, trao đổi các đoàn công tác giữa Tổng Thư ký, Ban Thư ký của Quốc hội Việt Nam với Tổng Thư ký, Ban Thư ký nghị viện các nước.
Hai bên cũng thống nhất thúc đẩy thực hiện thỏa thuận đã ký giữa Ban Thư ký Quốc hội Việt Nam và các nước, góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa các nghị viện.
Đoàn đại biểu Ban Thư ký Quốc hội Việt Nam đã tham dự tất cả hoạt động tại Hội nghị, góp phần vào thành công của hội nghị và nâng cao uy tín, vị thế của Ban Thư ký Quốc hội Việt Nam cũng như vai trò của Tổng Thư ký Quốc hội.
Hiệp hội Tổng Thư ký Nghị viện thế giới là cơ quan tham vấn của Liên minh nghị viện thế giới (IPU). Hội nghị Hiệp hội Tổng Thư ký Nghị viện thế giới (ASGP) được tổ chức hằng năm cùng thời gian và địa điểm tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới.
Năm nay, Hội nghị được tổ chức tại Thụy Sỹ, từ ngày 24 đến ngày 26/3, song song với Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới IPU-148.
TPHCM lần đầu tiên bắn pháo hoa trên sà lan ngày 30/4******
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, vừa ký văn bản gửi Sở Văn hóa và Thể thao, Bộ Tư lệnh thành phố cùng các địa phương, đơn vị liên quan về việc bắn pháo hoa kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Dịp lễ 30/4 năm nay, TPHCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm. Trong đó, 1 điểm tầm cao được bố trí tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức), các điểm bắn tầm thấp được tổ chức tại nhiều điểm dọc sông Sài Gòn và một số hướng khác.
Điểm đặc biệt, trong số các điểm bắn pháo hoa tầm thấp, TPHCM sẽ bố trí một trận địa pháo hoa trên sà lan tại cầu tàu Bến Bạch Đằng (quận 1).
Các điểm bắn pháo hoa tầm thấp của TPHCM dịp này là Khu đô thị Vạn Phúc, cầu Rạch Chiếc, Khu biệt thự Thảo Điền, khu bờ sông phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức); công viên khu Thanh Đa, Khu công viên Landmark 81 (quận Bình Thạnh); cầu Ba Son (quận 1); cầu Tân Thuận 1 (quận 4); Trung tâm hành chính quận 7; Công viên Văn hóa Đầm Sen (quận 11); Khu Công nghiệp Tây Bắc (huyện Củ Chi); Khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn); Khu truyền thống cách mạng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 (huyện Bình Chánh); Quảng trường Rừng Sác (huyện Cần Giờ).
Thời gian bắn pháo hoa được tổ chức từ 21h đến 21h15 ngày 30/4.
Vụ hàng chục biệt thự trái phép ở Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng******Trong báo cáo gửi UBND tỉnh Lâm Đồng mới đây, Sở Xây dựng tỉnh này cho biết, 22 căn nhà liền kề xây dựng không phép tại thôn 10A (xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) đã hoàn thành việc xây móng, không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.
Trước đó, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã có buổi làm việc với UBND huyện Bảo Lâm.
Qua xác minh, khu vực này có tổng 22 thửa đất. Tháng 4/2022, khu đất này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn cho ông Dư Văn Phi và bà Tạ Thị Thanh Tuấn.
Sau đó, ông Phi, bà Tuấn đã chuyển nhượng 22 thửa đất cho những người khác. Trong đó, có 18 thửa được người nhận chuyển nhượng hợp thành 9 thửa (đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), 4 thửa còn lại giữ nguyên.
Tại các quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của huyện Bảo Lâm có nội dung: "Khi xây dựng nhà ở phải liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để hướng dẫn về thủ tục, tuân thủ quy hoạch liên quan".
Đối chiếu bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, huyện Bảo Lâm đã được tỉnh Lâm Đồng phê duyệt, khu vực, vị trí đất xây dựng các căn nhà được quy hoạch đất ở nông thôn.
Theo quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040 được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt, vị trí xây dựng các căn nhà nêu trên được quy hoạch là khu vực phát triển đô thị, du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng.
Về quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, khu vực, vị trí xây dựng các căn nhà thuộc quy hoạch đất nông nghiệp.
Qua rà soát, đối chiếu của các cơ quan chức năng cho thấy, khu vực, vị trí đã xây dựng khu nhà liền kề nêu trên chưa có sự thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng cụ thể; chưa phù hợp với Luật Xây dựng và Luật Nhà ở.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, việc 22 căn nhà được xây dựng trái phép cho thấy UBND xã Lộc Thành, UBND huyện Bảo Lâm chưa chấp hành nghiêm các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc tạm dừng các hoạt động xây dựng trên địa bàn; có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý về đất đai, xây dựng tại địa phương; chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý kiên quyết nên các căn nhà trên vẫn tiếp tục được xây dựng sau khi cơ quan chức năng kiểm tra.
Sở Xây dựng kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo UBND huyện Bảo Lâm tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của tỉnh tại Văn bản số 4791/UBND-ĐC ngày 30/6/2022.
Trong đó, yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan tạm dừng các hoạt động mở đường giao thông, phân lô, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất, san gạt mặt bằng, đầu tư xây dựng tại các khu vực cho đến khi hoàn thành công tác rà soát, điều chỉnh các đồ án quy hoạch, đảm bảo phù hợp và thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn, mới tiến hành các thủ tục tiếp theo.
Đồng thời, yêu cầu các trường hợp xây dựng nêu trên chấp hành nghiêm theo quy định; không để xảy ra các trường hợp vi phạm tương tự trên địa bàn huyện; chấm dứt trình trạng xây dựng công trình, nhà ở không đúng quy hoạch được phê duyệt.
Sở Xây dựng cũng kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng giao UBND huyện Bảo Lâm tổ chức kiểm điểm, có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức và cá nhân có liên quan khi để sự việc 22 căn nhà xây dựng trái phép.
Trước đó Dân tríđã phản ánh, mặc dù chính quyền địa phương nhiều lần đình chỉ xây dựng nhưng khu nhà liền kề vẫn ngang nhiên được xây dựng không phép trên một quả đồi tại thôn 10A, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm.
Ngày 21/3, UBND huyện Bảo Lâm chỉ đạo và giao các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm của các công trình trái phép.
Ngày 3/4, UBND huyện Bảo Lâm đã tạm đình chỉ công tác đối với ông Đỗ Ngọc Cần, Chủ tịch UBND xã Lộc Thành và Trần Ngọc Hoàn, công chức Địa chính - Nông nghiệp -Xây dựng và Môi trường xã Lộc Thành liên quan đến vụ việc trên.
Minh Hậu - Đặng Dương
Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương******Hàng chục hộ dân khối 11, phường Quán Bàu, thành phố Vinh, Nghệ An gửi đơn "kêu cứu" tới báo Dân trívề việc hệ thống mương thoát nước thải nơi đây nhiều năm chưa được thi công, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của nhân dân.
Những hộ dân nêu trên trong diện di dời của dự án mở rộng, nâng cấp đường Lê Ninh, được tái định cư tại khu vực Bàu Rối, khối 11, phường Quán Bàu. Tuy nhiên, tại đây hệ thống hạ tầng, đặc biệt là mương tiêu, thoát nước thải chưa được đấu nối đồng bộ. Trong đó khoảng 30m mương thoát nước vì vướng giải phóng mặt bằng nên chưa thể thi công.
Vì thế, nước thải sinh hoạt của hàng chục hộ dân không có nơi tiêu thoát, dẫn đến ứ đọng, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Chỉ cần một trận mưa lớn, nước ngập, cùng với vô số chất bẩn tràn vào nhà dân.
"Chỉ cần mưa là nước ngập vào nhà. Rác thải, chất bẩn tràn vào nhà, hôi thối. Thậm chí, nhà vệ sinh không xả được. Chúng tôi phải sống như thế này cả chục năm rồi, khổ lắm", ông Vũ Quốc Lý (SN 1949), trú tại khối 11, phường Quán Bàu bức xúc.
Cũng như ông Lý và nhiều hộ dân khác, ông Lê Xuân Liễu, trú khối 11 bức xúc khi nước thải của hàng chục hộ dân đều đổ ra đoạn mương này, ứ đọng, ô nhiễm, nhiều ruồi muỗi. Người dân nơi đây đã chịu đựng suốt nhiều năm qua.
Theo quan sát của phóng viên, một đoạn mương chỉ dài khoảng 30m, nằm giữa 2 dãy nhà dân đang thi công dang dở. Dọc theo đoạn mương thoát nước này có nhiều ống dẫn nước thải sinh hoạt của các hộ dân được đấu nối vào.
Tuy nhiên, đoạn mương này chưa được đấu nối vào hệ thống tiêu, thoát nước nên bị tắc. Nước thải chủ yếu tự ngấm vào đất, số còn lại ứ đọng, lâu ngày đen ngòm, bốc mùi hôi thối.
Ông Cao Xuân Trung, Bí thư chi bộ khối 11, phường Quán Bàu chia sẻ: "Nhân dân đã nhiều lần kiến nghị. Đặc biệt, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân nhiều lần có ý kiến nhưng đến nay chưa được giải quyết".
Cũng theo ông Trung, chỉ vì câu chuyện nước thải người dân nơi đây đã nhiều lần xảy ra mâu thuẫn, cãi vã: "Chỉ cần một hộ bị tắc lại, nước thải của các hộ khác không thoát được, chảy ngược vào nhà. Các hộ dân lại xảy ra mâu thuẫn. Tôi đã nhiều lần đi hòa giải rồi".
Trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo UBND phường Quán Bàu, thừa nhận vấn đề nhức nhối này.
Ông Phạm Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Quán Bàu cho biết, khu vực Bàu Rối thuộc dự án tái định cư đường Lê Ninh, được triển khai nhiều năm trước.
Tuy nhiên, trước đó do vướng vấn đề giải phóng mặt bằng nên còn một đoạn mương tiêu thoát nước chưa được thi công, đấu nối. Đây là dự án do Ban quản lý đầu tư và xây dựng thành phố Vinh làm chủ đầu tư.
UBND phường cũng đã nhiều lần làm việc với người dân. Có thời điểm UBND phường đã thống nhất được mặt bằng nhưng chủ đầu tư lại không liên lạc được với nhà thầu để thi công, dẫn đến vấn đề kéo dài.
Tồn đọng của dự án khiến hàng chục hộ dân nhiều năm liền sống khổ giữa lòng thành phố trong cảnh ô nhiễm. Nỗi thống khổ của người dân không biết sẽ kéo dài đến bao giờ khi thành phố Vinh chưa có giải pháp triệt để giải quyết "bài toán" 30m mương thoát nước.
biên tập:Đức Phong
Tuyên bố về bản quyền Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311
Những gì bạn nói sẽ quyết định số phận của bạn
- Yuan Renguo, cựu chủ tịch Maotai, bị khởi tố vì nhận hối lộ và nhận số tài sản khổng lồ
- Cái giá của việc gian lận vắc xin!Đơn xin phá sản của Trường Xuân Trường Sinh được tòa án chấp nhận
- Con gái “anh hùng chống tham nhũng” Hà Bắc mất tích 29 năm, gia đình cho biết đã tìm thấy hài cốt mới
- Yuan Renguo bị truy tố: Số tiền hối lộ mà anh ta nhận là vô cùng lớn và anh ta đã sử dụng Moutai để tham gia vào các hoạt động chính trị
- Hai người bị thương trong vụ xả súng bên ngoài nhà thờ Hồi giáo ở Pháp, tay súng tự sát/a>
- Học giả Trung Quốc thăm Australia xác nhận đã chết sau khi mất liên lạc Cảnh sát: Cái chết không đáng ngờ/a>
- Hai người bị thương trong vụ xả súng bên ngoài nhà thờ Hồi giáo ở Pháp, tay súng tự sát
- Twitter công bố quy định mới: Tweet của "kẻ điên Twitter" Trump có thể bị gấp lại
- Người đàn ông lớn tuổi trộm thuốc ở hiệu thuốc 4.700 nhân dân tệ: Cuộc sống khó khăn, ông trộm thuốc cho mình và con trai
- Wang Longqing, Chủ tịch CPPCC Thiểm Tây Hanzhong, bị điều tra: nghi vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng
- Tại sao nhóm lãnh đạo mới thành lập có tiền tố “中” lại gồm có 8 phòng ban này?
- “Khôi phục quan hệ ngoại giao” với chính quyền Đài Loan? Tổng thống mới của El Salvador trả lời
- Tại sao nhóm lãnh đạo mới thành lập có tiền tố “中” lại gồm có 8 phòng ban này?
- Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị - nông thôn: Tiếp tục đầu tư 21,3 tỷ đồng đẩy nhanh xây dựng cơ sở phân loại, xử lý rác thải
- Cục Bảo hiểm Y tế thúc đẩy tiêu chuẩn hóa mã hóa và giải quyết trực tiếp việc điều trị y tế ở những nơi khác sẽ được thực hiện