Tin tức: 0791-86849275 Quảng cáo: 0791-86847125 Đóng góp: [email protected]
 

vị trí hiện tại của bạn: Nền tảng công nghệ tích hợp truyền thông Mạng Văn minh Việt Nam  >  Xây dựng nền văn minhXây dựng nền văn minh  >  Xây dựng nền văn minh

so dau dui mn_009 mơ gãy răng

xổ số long an thứ bảy hàng tuần

{time   Tác giả: Luân Quang  Chỉnh sửa: Minh Loan   Nguồn: Nhật báo Giang Tây

  Năm 2024 có thêm ít nhất 130km đường cao tốc******

Thông tin này được đề cập tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Kinh tế, thẩm tra báo cáo kinh tế - xã hội (nội dung sẽ được trình Quốc hội ngay phiên khai mạc kỳ họp thứ 7).

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, năm 2023 có 1/3 số chỉ tiêu không đạt kế hoạch. Nếu năm 2024 không duy trì được đà phục hồi và phát triển, sẽ khó có thể hoàn thành mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Năm 2024 có thêm ít nhất 130km đường cao tốc - 1

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp (Ảnh: Nghĩa Đức).

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết những tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế phục hồi mạnh mẽ; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn, an ninh lương thực, an ninh năng lượng được bảo đảm.

Song bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều thách thức; sức mua giảm, người dân thắt chặt chi tiêu.

Đặc biệt, thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn, nhất là về quy định, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội.

Ngành hàng không cũng đối mặt với nhiều khó khăn, số máy bay thương mại giảm, làm tăng giá vé máy bay nội địa, ảnh hưởng đến phát triển du lịch và nhu cầu đi lại của người dân.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng phản ánh thực trạng thị trường tài chính, tiền tệ, hệ thống ngân hàng còn tiềm ẩn rủi ro. Quản lý thị trường vàng còn bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn.

Trong khi đó, một số cơ chế, chính sách, quy định, thủ tục hành chính vẫn chậm được sửa đổi; tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm chưa được xử lý dứt điểm.

Ông Trung nhận định cơ hội và thách thức sẽ đan xen trong năm 2024, nên Việt Nam có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu phát triển.

Nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Năm 2024 có thêm ít nhất 130km đường cao tốc - 2

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung (Ảnh: Nghĩa Đức).

Cho biết kế hoạch đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, ông Trung khẳng định trong năm nay, các bộ, ngành, địa phương sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ những dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, sân bay, cảng biển, đường cao tốc…

Năm 2024, phấn đấu đưa vào khai thác, sử dụng ít nhất 130km đường bộ cao tốc cũng là mục tiêu được Thứ trưởng Đỗ Thành Trung nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông đề cập giải pháp tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách Nhà nước; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn lực cho các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia và nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội.

Đáng lưu ý, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định sẽ hoàn thiện các quy định và tăng cường quản lý thị trường vàng; bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước; sẵn sàng phương án cung ứng, điều tiết nguồn điện để bảo đảm cung cấp điện, ứng phó với các kịch bản cực đoan có thể xảy ra.

Ngoài ra, chấn chỉnh, khắc phục triệt để việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong xử lý các vấn đề có tính liên ngành.

  Một người dân xin khai thác kho báu khoảng 3 tấn vàng dưới sông Cà Ty******

Ngày 6/4, đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, thông tin vừa nhận đơn xin phép của một người dân Bạc Liêu xin khai thác kho báu khoảng 3 tấn vàng dưới sông Cà Ty.

Theo đó, ông Huỳnh Phú Tân (ngụ xã Long Điền, huyện Long Hải, Bạc Liêu), đã gửi đơn đến Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận xin phép được khai thác kho báu khoảng 3 tấn vàng của người Nhật chôn giấu dưới lòng sông Cà Ty (TP Phan Thiết). 

Một người dân xin khai thác kho báu khoảng 3 tấn vàng dưới sông Cà Ty - 1

Sông Cà Ty chảy qua thành phố Phan Thiết, Bình Thuận (Ảnh: Hoàng Bình).

Theo đơn trình bày, ông Tân cho biết được người nhà phát hiện quân đội Nhật giấu khoảng 3 tấn vàng dưới lòng sông Cà Ty nên chỉ điểm con cháu đi tìm. Theo ông Tân, do thời gian quá dài nên tư liệu, hình ảnh không còn. Thông tin số vàng được người thân truyền tới đời ông Tân biết được địa điểm.

Ông Tân xin địa phương đi thẳng vào phương án khai thác, không qua thăm dò vì cho rằng đã biết địa điểm. Nếu được tỉnh cho phép, ông sẽ khai thác khoảng 10 ngày (có thêm thời gian chuẩn bị).

Người đàn ông cam kết sẽ ký quỹ phục hồi môi trường trước cho tỉnh là 500 triệu đồng và xin nhận lại sau khi bàn giao lại hiện trạng ban đầu.

Theo ông Tân, tài sản sau khi khai thác được sẽ lấy 30%, số còn lại bàn giao cho Kho bạc tỉnh Bình Thuận. Ông cũng yêu cầu địa phương hỗ trợ thêm lực lượng bảo vệ, kiểm kê tài sản trong quá trình khai thác.

Trước đây, cụ Trần Văn Tiệp (SN 1915, mất năm 2016, trú quận Phú Nhuận, TPHCM) đã có hành trình hàng chục năm khai thác kho báu 4.000 tấn vàng trên núi Tàu, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.

Dù UBND tỉnh Bình Thuận đã nhiều lần cấp giấy phép, gia hạn giấy phép, nhưng đến khi cụ Tiệp mất, kho báu vẫn chưa tìm thấy.

  Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư******

3 lần trốn thoát cảnh bắt vợ

Cô gái trong câu chuyện trên là Sùng Thị Sơ, (22 tuổi, dân tộc Mông, ở xã Hồng Ca, H.Trấn Yên, Yên Bái). Cô đang là sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 1.

Ít ai biết, Sơ (ngoài cùng bên trái) này từng 3 lần thoát khỏi cảnh bắt vợ

NVCC

Tục bắt hay kéo vợ của người H'Mông là nghi lễ trước khi kết hôn của các cặp đôi yêu nhau. Tuy nhiên, không ít người đã lợi dụng phong tục này để "bắt" cô gái về làm vợ khi chưa có sự đồng ý. Cô gái này đã 3 lần trở thành nạn nhân của tục lệ này.

Năm cô học lớp 8, khi đang đi chơi tết với em gái bỗng bị kéo về nhà người ta. Chuyện này xảy ra quá nhanh nên Sơ không kịp phản ứng. May mắn, em gái khóc lên nên mọi người xung quanh đã can ngăn.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 2.

Cô gái luôn lạc quan vượt qua khó khăn

NVCC

Lần thứ hai, khi cô học lớp 10, cô tiếp tục bị bắt bởi một người không quen biết trước hôm nhập học một ngày.

Lần thứ ba, khi chuẩn bị thi THPT Quốc gia cũng là lúc nhiều địa phương giãn cách do dịch Covid-19. Do ôn thi nên Sơ đã ở nhà một mình thay vì đi làm nương cùng bố mẹ. Chiều tối, hai người lạ ở làng khác đã đến rủ đi chơi nhưng cô đã từ chối. Không được đồng ý, họ liền cưỡng chế kéo cô đi. Bị kẹp giữa trên xe, cô gái không thể vùng vẫy, phản kháng.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 3.

Cô gái đạt nhiều thành tích cao trong học tập

NVCC

Ngay tối hôm đó, cô đã bị cưỡng ép, bắt ngủ với đối phương. Sơ biết rằng bị bắt rồi sẽ khó trốn về nhà nhưng vẫn quyết tâm trốn, không thể ở với người khác.

"Sáng hôm sau, mình lấy cớ gọi điện cho trường lấy lịch thi và lén gọi điện cầu cứu bố mẹ. May mắn, bố mình đã thuyết phục được người ta đưa về. Dù đã về nhà an toàn nhưng gia đình đối phương và những người xung quanh vẫn bàn tán, mong được cưới họ. Mình rất biết ơn bố mẹ vì đã mặc kệ những lời góp ý xung quanh", cô chia sẻ.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 4.

Cô luôn khát khao được đi học, được thay đổi cuộc sống

NCC

Từ nhỏ, Sơ đã chứng kiến nhiều gia đình không hạnh phúc. Khi lớn lên, cô chứng kiến nhiều bạn trẻ lấy chồng rất sớm đều bỏ chồng hoặc ngược lại. Nuôi thêm 2 - 3 người con khiến cuộc sống của những bạn đó rất cực khổ. Dù muốn tìm được sự giúp đỡ của người khác nhưng họ không có ai để chia sẻ, thậm chí không nói được tiếng phổ thông. Hành trình thoát khỏi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc dường như không có lối thoát.

Cô quyết tâm trở thành luật sư vì bản thân muốn được bảo vệ chính mình. Cô từng 3 lần bị bắt vợ nên đủ nhận thức rằng đó không phải là mong muốn của mình. Cô sẽ không thể lay chuyển được ai nếu chính mình không thay đổi, không chịu học hỏi và không có ước mơ.

Hiện cô đã bảo vệ xong khóa luận và đang trong quá trình xét tốt nghiệp. Cô tin một khi đã trở thành luật sư, việc giúp mọi người nhận thức đầy đủ về việc được học tập và theo đuổi những gì mình muốn.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 5.

Sơ hiện đã bảo vệ xong khóa luận tốt nghiệp đại học

NVCC

Vượt khó khăn, đạt thành tích cao

Bố mẹ Sơ là nông dân, chủ yếu trồng trọt chăn nuôi ở quê. Họ đều không được đi học. Cô là con thứ 2 trong gia đình có 5 chị em. Chị gái đã đi lấy chồng, em gái mới tốt nghiệp trung cấp còn hai em trai đang đi học. Gia đình không có thu nhập ổn định, phụ thuộc vào nương rẫy.

Dù gặp khó khăn về tài chính nhưng cô vẫn thuyết phục bố mẹ được đi học sau khi tốt nghiệp THPT và hứa sẽ tự lo học phí. Có lúc, gia đình khó khăn đến mức không có dép đi, không có áo ấm mặc lúc mùa đông dù phải đi bộ khoảng 3 km đi học.

Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt ở thủ đô, Sơ thường làm giúp việc gia đình, phục vụ ở nhà hàng, quán ăn, quán cà phê và làm các công việc văn phòng khác. Có những thời điểm cô làm nhiều việc một lúc để có tiền ở lại Hà Nội và tiếp tục đi học.

"Đến tận năm 2020, mình cũng không mua nổi áo ấm. Lúc đó, mình từ Hà Nội lên Thái Nguyên thăm em gái ốm vì bạn ấy chỉ có một chiếc áo khoác mỏng nên đã nhường chiếc áo ấm duy nhất đó. Cả đoạn đường trở về Hà Nội, mình đã khóc rất nhiều. Khóc vì thương mình, thương em và thương cho sự vất vả của đấng sinh thành", cô gái xúc động.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 6.

Bạn bè cũng tự hào về thành tích của Sơ (thứ 4 từ phải qua)

NVCC

Khác với những lời dị nghị, chê bai từ hàng xóm vì cho rằng: "Con gái chỉ là con gái thôi", bố mẹ Sơ luôn động viên con hết mình. Mỗi lần Sơ cầm giấy khen về nhà, ánh mắt của họ luôn chan chứa sự tự hào, sự tin tưởng và tình thương con vô bờ.

Với quyết tâm thay đổi cuộc sống của bản thân và những em gái xung quanh sau câu chuyện 3 lần là nạn nhân của tục bắt vợ, Sơ được lựa chọn là 1 trong 2 đại diện Việt Nam tại Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong tham luận trình bày tại hội thảo, cô đã nêu tình trạng tảo hôn chung tại Việt Nam và cộng đồng người H'mông nói riêng."Không có gì là không thể thay đổi cả, nếu mình sẽ có cơ hội để làm điều đó. Và mình tin sẽ có người sẵn sàng đứng lên để bảo vệ nên nếu gặp phải những trường hợp như vậy các em gái hãy kêu cứu. Chúng ta nên kết hôn khi đã đủ tuổi theo quy định của pháp luật, đủ lớn về cả nhận thức, có tri thức và có đủ sức để bảo vệ bản thân an toàn",cô viết trong bài tham luận.

Ngoài ra, cô cũng là một trong 15 thành viên thành viên quỹ Spark tại Đông Nam Á thuộc Quỹ Trẻ em toàn cầu. Tại đây, cô mong muốn sẽ có nhiều quyền lợi hơn cho những người yếu thế (người dân tộc thiểu số, người khuyết tật hay LGBT), không giới hạn ngôn ngữ để thêm nhiều cơ hội học tập cho các bạn trẻ, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 7.

Cô gái luôn mong các bạn ở vùng sâu, vùng xa được tự do lựa chọn cuộc sống

NVCC

Ông Sùng Công Của (43 tuổi), bố của Sơ nói rằng rất tôn trọng quyết định của con. Khi nghe tin con bị kéo đi làm vợ, người đàn ông rất đau lòng vì luôn thấy khao khát được đi học của con.

"Tôi xem việc đứng ra bảo vệ con là trách nhiệm của đấng sinh thành. Tôi mất ngủ nhiều đêm vì thương con, lo con gái sẽ không chịu được sau nhiều lần bị bắt. Tôi luôn nói với con rằng: "Hình hài là bố mẹ cho con nhưng cuộc sống này là của con, con muốn làm gì hãy nỗ lực giành lấy". ông Của bày tỏ.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 8.

Thời gian tới, cô sẽ tiếp tục kiên trì với ngành luật

NVCC

Người cha cũng rất tự hào vì con là người đầu tiên trong làng học đại học thậm chí còn được đi nhiều nước trong khu vực. Gia đình luôn mong Sơ khỏe mạnh, hạnh phúc và đạt được nhiều mục tiêu đề ra.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 9.

Hai em của Sơ cũng đang đi học và cô sẽ cố gắng lo học phí cho cả hai em

NVCC

Anh Cháng A Vàng, Bí thư Đoàn xã Hồng Ca đánh giá cao thành tích học tập của Sơ. Đoàn xã xem cô là tấm gương điển hình trong việc vươn lên trong học tập, mong các đoàn viên khác noi gương.

"Đối với cộng đồng người H'Mông ở địa phương, tỷ lệ các bạn đi học sau chương trình phổ thông không nhiều. Ngoài ra, tục bắt vợ ở địa phương dù đã giảm hơn so với nhiều năm trước nhưng vẫn chưa hết hẳn. Mình tin với nhận thức và sự nỗ lực của Sơ, bạn ấy sẽ lan tỏa được đến với mọi người", anh Vàng chia sẻ.

- Nhận bằng khen của Ủy ban Dân Tộc tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2019 - 2020

- Giải Bạc cuộc thi viết "Tinh thần sắt - Phụ nữ sắt" và Giải Nhất cuộc thi viết "Nhà - Nơi trú tâm hồn"

- Phó ban nhân sự, thành viên quốc gia Ban tham vấn Thanh Niên của Tổ chức Plan International Việt Nam

- 1 trong 2 đại diện Việt Nam tại Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực châu Á – Thái Bình Dương

- 1 trong 15 thành viên thành viên quỹ Spark tại Đông Nam Á thuộc Quỹ Trẻ em toàn cầu

- Đại biểu các hội nghị như: Sáng kiến thanh niên tiên phong của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, bàn tròn Thanh Niên về phát triển số 16 của Liên Hợp Quốc

  Donadoni: Ứng viên có 'bộ não đặc biệt' nhưng khó dẫn dắt đội tuyển Việt Nam******

Có nhiều dấu ấn khi còn là cầu thủ lẫn HLV

Không giống những HLV đến từ châu Âu quan tâm đến vị trí “thuyền trưởng” của đội tuyển Việt Nam như Emanuele Rinaldi, Luisma Hernandez hay Christian Zermatten, HLV Roberto Donadoni dày dạn kinh nghiệm và có thành tích “cực khủng”.

Khi còn là cầu thủ, Roberto Donadoni bắt đầu sự nghiệp với Atalanta, sau đó chuyển đến đội bóng mạnh AC Milan vào năm 1980. Không những được xem là huyền thoại ở đội bóng, Roberto Donadoni còn là biểu tượng của tinh thần khi luôn ra sân với quyết tâm cực cao, vực dậy các đồng đội sau mỗi thất bại. Roberto Donadoni cũng chính là cầu thủ Ý đầu tiên thi đấu ở giải nhà nghề Mỹ (MLS). 

Năm 2000, ông đã kết thúc sự nghiệp với đội bóng ở giải Ngoại hạng Ả Rập - Ittihad. Song hành cùng CLB, Roberto Donadoni cũng đóng góp tích cực cho đội tuyển Ý ở EURO 1996, 1988, World Cup 1990 và 1994.

Sau sự nghiệp thi đấu của mình, Roberto Donadoni bắt đầu sự nghiệp huấn luyện ở các đội bóng nhỏ của Ý từ năm 2001 như Lecco, Livorno và Genoa. Tại EURO 2008, ông là HLV trưởng và từng giúp đội tuyển Ý vào đến tứ kết trước khi bị sa thải vào ngày 26.6.2008. Trở về Serie A, Roberto Donadoni dẫn dắt Napoli, Cagliari, Parma, Bologna và để lại nhiều dấu ấn đậm nét.

Donadoni: Ứng viên có 'bộ não đặc biệt' nhưng khó dẫn dắt đội tuyển Việt Nam- Ảnh 1.

HLV Roberto Donadoni có nhiều dấu ấn ở châu Âu

AFP

"Bộ não đặc biệt"

Ông Roberto Donadoni luôn sẵn sàng chấp nhận những rủi ro trong suốt sự nghiệp của mình, cả trên cương vị cầu thủ lẫn HLV. Ông rất khắt khe và yêu cầu tất cả các cầu thủ phải tuân thủ những quy tắc nhỏ nhất của ban huấn luyện đặt ra.

Điểm cộng của Roberto Donadoni là ông cũng chịu khó quan sát và học hỏi văn hóa của những nơi mà ông từng làm việc. Bằng chứng là khi còn là cầu thủ ở MLS, Roberto Donadoni nhận được rất nhiều sự yêu mến của CĐV Mỹ dù bóng đá không phải là môn thể thao số 1 ở nước này. Đến khi sang Trung Quốc dẫn dắt CLB Thẩm Quyến, điều này vẫn được HLV Roberto Donadoni duy trì. Đáng tiếc, ở đất nước “tỉ dân”, cựu HLV tuyển Ý không thể hiện được nhiều điều và sớm bị sa thải do đội bóng không có thành tích tốt.

HLV Roberto Donadoni được nhiều chuyên gia ở châu Âu đánh giá là một nhà cầm quân có “bộ não đặc biệt”. Khi bị đội tuyển Ý sa thải năm 2008 ông đã không thất vọng mà bay ngay đến Anh để làm giảng viên thỉnh giảng tại ĐH Birkbeck ở London. Ông ăn trưa với HLV đội tuyển Anh khi đó là Fabio Capello và Roberto Donadoni đã có buổi diễn thuyết khiến HLV Fabio Capello phải ngỡ ngàng. HLV người Ý đã làm thí nghiệm cho chương trình nghiên cứu của Birkbeck và ĐH College London về nhận thức về chuyển động, một kỹ năng có thể đặc biệt nhạy bén ở các VĐV và đặc biệt là các cầu thủ. Những phương pháp huấn luyện được ông Roberto Donadoni đưa ra rất xuất sắc, có sự chính xác cực cao và cũng được HLV Fabio Capello áp dụng. 

Donadoni: Ứng viên có 'bộ não đặc biệt' nhưng khó dẫn dắt đội tuyển Việt Nam- Ảnh 2.

HLV Roberto Donadoni được đánh giá

 rất cao

AFP

Năm 2022, Roberto Donadoni được kỳ vọng sẽ đến dẫn dắt HAGL thay cho HLV Kiatisak nhưng mọi thứ chỉ dừng lại ở tin đồn, đôi bên không có xác nhận chính thức nào. 

Tuy nhiên, khả năng HLV Roberto Donadoni trở thành thuyền trưởng của đội tuyển Việt Nam là không cao. Gần 4 năm qua, ông chưa dẫn dắt bất kỳ đội bóng nào. Ngoài sự khác biệt về văn hóa cũng như phong cách huấn luyện với các HLV trước đây của đội tuyển Việt Nam, mức lương của nhà cầm quân 60 tuổi khá cao. Theo tiết lộ của người đại diện ông Roberto Donadoni, nhiều đội bóng đã sẵn sàng trả cho HLV này hợp đồng kéo dài 2 năm trị giá 2 triệu euro (hơn 53 tỉ đồng), kèm theo khoản thưởng 500.000 euro tiền thưởng nhưng ông vẫn từ chối. Đây rõ ràng là con số quá cao và bóng đá Việt Nam khó đáp ứng được.

Donadoni: Ứng viên có 'bộ não đặc biệt' nhưng khó dẫn dắt đội tuyển Việt Nam- Ảnh 3.

Mức lương mà ông Roberto Donadoni từng nhận trước đây khá cao

AFP

Thăm dò ý kiến

HLV nội hay ngoại phù hợp dẫn dắt đội tuyển Việt Nam sau khi ông Troussier ra đi?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Bình chọnXem kết quả

 

  Vì sao Sơn La, Hòa Bình hứng mưa đá khốc liệt?******

Thông tin được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), cho biết chiều 25/4 khi trả lời báo chí về hiện tượng mưa đá khốc liệt xuất hiện tại Sơn La và Hòa Bình một ngày trước. 

Theo ông Hưởng, thống kê trong 20 ngày của tháng 4, nền nhiệt tại Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến cao hơn cùng kỳ nhiều năm 2-3 độ C, có nơi cao hơn 4 độ C. Tuy nhiên trong những ngày qua, một sóng lạnh yếu di chuyển từ phía bắc xuống, tương tác với nền nhiệt cao. 

Sự xung đột giữa hai khối không khí này gây ra hiện tượng mưa đá, lốc, sét và gió giật mạnh ở hầu khắp khu vực miền Bắc.

"Trong đó, trận mưa đá xảy ra chiều tối và đêm 24/4 ở huyện Vân Hồ (Sơn La) và khu vực Hòa Bình là một trong những hiện tượng khốc liệt hơn hẳn so với trung bình nhiều năm", ông Hưởng nhận định. 

Vì sao Sơn La, Hòa Bình hứng mưa đá khốc liệt? - 1

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, thông tin về tình hình thời tiết miền Bắc thời gian qua (Ảnh: Mẫn Nhi).

Theo chuyên gia, hiện tượng dông, lốc, mưa đá khó dự báo xa nhưng có thể cảnh báo qua thiết bị theo dõi như radar, mây vệ tinh. Từ đó, cơ quan khí tượng có thể cảnh báo tới người dân trước khoảng 30-60 phút.

Thời gian tới, các hiện tượng trên còn tiếp diễn do miền Bắc vẫn đang giai đoạn giao mùa, trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ có thể chuyển sang mùa mưa vào cuối tháng 5, đầu tháng 6. Các hiện tượng cực đoan trong thời gian tới nguy cơ xuất hiện nhiều và mức độ mạnh hơn so với trung bình. 

Vì sao Sơn La, Hòa Bình hứng mưa đá khốc liệt? - 2

Mưa đá phủ trắng như tuyết khu vực thuộc xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình chiều 24/4 (Ảnh: KTTV Hòa Bình).

Cùng ngày, trong bản tin dự báo chuyên đề về nguồn nước, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết mực nước các sông ở khu vực Bắc Bộ biến đổi chậm và ở mức thấp.

Đặc biệt, mực nước trên sông Thái Bình tại Phả Lại, trên sông Thao tại Phú Thọ đã xuống mức thấp nhất lịch sử. Nguồn nước trên các sông, hồ chứa ở Bắc Bộ phổ biến thiếu hụt 30-60% so với trung bình, riêng sông Thao và sông Lô thiếu hụt 50-60%.

Tại Trung Bộ, Tây Nguyên, mực nước trên một số sông cũng xuống dưới hoặc tương đương mức lịch sử, tập trung tại Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum... Dòng chảy trên các sông thiếu hụt so với trung bình 20-40%, một số sông thiếu hụt trên 70% như trên sông Ba tại Củng Sơn, sông La Ngà tại Tà Pao.

Cơ quan khí tượng cảnh báo từ tháng 5 đến tháng 7, nhiệt độ trung bình trên toàn quốc vẫn cao 1-2 độ C so với cùng kỳ. 

Tình trạng hạn hán ở khu vực phía bắc Tây Nguyên tiếp diễn đến nửa đầu tháng 5, sau đó có khả năng giảm dần, còn phía nam Tây Nguyên có thể chấm dứt hạn từ giữa tháng 5.

Trong khi đó, các tỉnh khu vực phía bắc của Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ hạn hán tiếp tục ảnh hưởng trong các tháng 5-7, sau đó mới giảm dần khi vào mùa mưa "chính vụ" từ tháng 9. 

Chuyên gia cảnh báo mùa hè năm nay ở Bắc Bộ và Trung Bộ nhiều khả năng ghi nhận nắng nóng nhiều hơn và gay gắt hơn so với trung bình, có thể xuất hiện nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối. Đi cùng với đó là nguy cơ cao xảy ra các trận dông, lốc, mưa đá.

Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, mưa dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra từ đêm 23/4 đến ngày 24/4 tại nhiều nơi ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ gây ra nhiều thiệt hại. 

Trong đó, một người ở Thanh Hóa bị thương, 4 nhà bị tốc mái, hư hỏng hoàn toàn, 242 nhà bị tốc mái, hư hỏng một phần. Về giáo dục, 19 trường học, điểm trường bị tốc mái, hư hỏng. 

1.570ha lúa, hoa màu và cây ăn quả và 47ha lâm nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại. Mưa dông cũng khiến 67 cột điện bị gãy đổ, 17 thuyền dân sinh bị thiệt hại, một trạm y tế và một trụ sở cơ quan bị ảnh hưởng.

Các thiệt hại trên tập trung tại 4 tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. 

  Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương******

Hàng chục hộ dân khối 11, phường Quán Bàu, thành phố Vinh, Nghệ An gửi đơn "kêu cứu" tới báo Dân trívề việc hệ thống mương thoát nước thải nơi đây nhiều năm chưa được thi công, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của nhân dân.

Những hộ dân nêu trên trong diện di dời của dự án mở rộng, nâng cấp đường Lê Ninh, được tái định cư tại khu vực Bàu Rối, khối 11, phường Quán Bàu. Tuy nhiên, tại đây hệ thống hạ tầng, đặc biệt là mương tiêu, thoát nước thải chưa được đấu nối đồng bộ. Trong đó khoảng 30m mương thoát nước vì vướng giải phóng mặt bằng nên chưa thể thi công.

Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương (Video: Nguyễn Phê)

Vì thế, nước thải sinh hoạt của hàng chục hộ dân không có nơi tiêu thoát, dẫn đến ứ đọng, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Chỉ cần một trận mưa lớn, nước ngập, cùng với vô số chất bẩn tràn vào nhà dân.

"Chỉ cần mưa là nước ngập vào nhà. Rác thải, chất bẩn tràn vào nhà, hôi thối.  Thậm chí, nhà vệ sinh không xả được. Chúng tôi phải sống như thế này cả chục năm rồi, khổ lắm", ông Vũ Quốc Lý (SN 1949), trú tại khối 11, phường Quán Bàu bức xúc.

Cũng như ông Lý và nhiều hộ dân khác, ông Lê Xuân Liễu, trú khối 11 bức xúc khi nước thải của hàng chục hộ dân đều đổ ra đoạn mương này, ứ đọng, ô nhiễm, nhiều ruồi muỗi. Người dân nơi đây đã chịu đựng suốt nhiều năm qua.

Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương - 1

Đoạn mương nước thải hư hỏng gây ngập úng, ô nhiễm (Ảnh: Nguyễn Duy).

Theo quan sát của phóng viên, một đoạn mương chỉ dài khoảng 30m, nằm giữa 2 dãy nhà dân đang thi công dang dở. Dọc theo đoạn mương thoát nước này có nhiều ống dẫn nước thải sinh hoạt của các hộ dân được đấu nối vào.

Tuy nhiên, đoạn mương này chưa được đấu nối vào hệ thống tiêu, thoát nước nên bị tắc. Nước thải chủ yếu tự ngấm vào đất, số còn lại ứ đọng, lâu ngày đen ngòm, bốc mùi hôi thối.

Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương - 2

Đoạn mương nước 30m không thể thông nên cứ mưa là tràn vào nhà dân, gây ô nhiễm nhiều năm liền (Ảnh: Nguyễn Duy).

Ông Cao Xuân Trung, Bí thư chi bộ khối 11, phường Quán Bàu chia sẻ: "Nhân dân đã nhiều lần kiến nghị. Đặc biệt, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân nhiều lần có ý kiến nhưng đến nay chưa được giải quyết".

Cũng theo ông Trung, chỉ vì câu chuyện nước thải người dân nơi đây đã nhiều lần xảy ra mâu thuẫn, cãi vã: "Chỉ cần một hộ bị tắc lại, nước thải của các hộ khác không thoát được, chảy ngược vào nhà. Các hộ dân lại xảy ra mâu thuẫn. Tôi đã nhiều lần đi hòa giải rồi".

Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương - 3

Ông Cao Xuân Trung, Bí thư Chi bộ khối 11 chỉ cho phóng viên đoạn nước ngập mùi hôi thối gây ô nhiễm (Ảnh: Nguyễn Duy).

Trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo UBND phường Quán Bàu, thừa nhận vấn đề nhức nhối này.

Ông Phạm Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Quán Bàu cho biết, khu vực Bàu Rối thuộc dự án tái định cư đường Lê Ninh, được triển khai nhiều năm trước.

Tuy nhiên, trước đó do vướng vấn đề giải phóng mặt bằng nên còn một đoạn mương tiêu thoát nước chưa được thi công, đấu nối. Đây là dự án do Ban quản lý đầu tư và xây dựng thành phố Vinh làm chủ đầu tư.

Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương - 4

Để nước không bị ngập, người dân nơi đây phải dùng cuốc, xẻng khơi thông, múc nước đổ lên mảnh đất trống (Ảnh: Nguyễn Duy).

UBND phường cũng đã nhiều lần làm việc với người dân. Có thời điểm UBND phường đã thống nhất được mặt bằng nhưng chủ đầu tư lại không liên lạc được với nhà thầu để thi công, dẫn đến vấn đề kéo dài.

Tồn đọng của dự án khiến hàng chục hộ dân nhiều năm liền sống khổ giữa lòng thành phố trong cảnh ô nhiễm. Nỗi thống khổ của người dân không biết sẽ kéo dài đến bao giờ khi thành phố Vinh chưa có giải pháp triệt để giải quyết "bài toán" 30m mương thoát nước.

Hãy chú ý đến nhiều tin tức và thông tin liên quan hơn"78win xổ số miền trung hôm nay"。

về chúng tôi | Điều hướng Trang web | Dịch vụ quảng cáo | gợi ý | An ninh mạng công cộng Giang Tây 36010802000294号
Giám sát bởi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trung Quốc và Văn phòng Văn minh tỉnh Giang Tây | Được tài trợ bởi Nhật báo Beigan | Đường dây nóng báo cáo: 0791-868476679
Giấy phép phát sóng chương trình nghe nhìn mạng thông tin số: 1409348 Số 08100009-1
Giấy phép dịch vụ thông tin tin tức trên Internet số: 36120170003 Bài viết trên web [2021] Số 1463-016
Giấy phép xuất bản: Chứng chỉ mạng mới số 07 Số giấy phép kinh doanh: B2-20070031 Số giấy phép mạng Guoxin: 3612008001
Gửi tin tức: [email protected] Gửi tin tức sáng tạo nền văn minh: [email protected]
  • Khách hàng
  • Weibo chính thức
  • Wechat chính thức