dư luận du lịch Tài chính du lịch> kênh tin tức>Giáo dục và Y tế Yên Đài
xo so hue_33bet bet 33bet

2024-06-03 09:47:12

来源: Lưới sứa   YMGPhóng viên toàn phương tiện truyền thông Nam Không



Lưới sứa2024-06-03 09:47:12Tin tức hàng ngày(YMG Phóng viên toàn phương tiện truyền thông Quốc Khang)Tesla chấp nhận bồi thường vụ tai nạn khiến một kỹ sư Apple qua đời******

Theo Gizmodo, công ty xe điện Tesla của tỉ phú Elon Musk đã âm thầm dàn xếp vụ kiện với gia đình của một kỹ sư Apple từng thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi năm 2018. Vụ kiện xoay quanh hệ thống tự lái Autopilot của Tesla, được cho là nguyên nhân gây ra tai nạn.

Vào tháng 3.2018, ông Walter Huang thiệt mạng khi chiếc Tesla Model X va chạm với dải phân cách đường cao tốc ở California (Mỹ). Gia đình kỹ sư Huang đã cáo buộc tính năng Autopilot của Tesla gây ra tai nạn, trong khi Tesla khẳng định ông Huang đang chơi game trên điện thoại khi tai nạn xảy ra.

Tesla chấp nhận bồi thường vụ tai nạn khiến một kỹ sư Apple qua đời- Ảnh 1.

Hiện trường vụ tai nạn xe Tesla vào năm 2018

CHỤP MÀN HÌNH GIZMODO

Theo thỏa thuận dàn xếp, Tesla sẽ bồi thường cho gia đình Huang một khoản tiền không được tiết lộ. Các điều khoản của thỏa thuận cũng yêu cầu giữ kín thông tin chi tiết về vụ kiện.

Vụ kiện này thu hút sự chú ý của dư luận vì liên quan đến công nghệ Autopilot của Tesla, vốn đã vấp phải nhiều tranh cãi về tính an toàn. Một số vụ tai nạn nghiêm trọng đã được ghi nhận liên quan đến Autopilot, khiến nhiều người đặt câu hỏi về khả năng của hệ thống này.

Việc Tesla dàn xếp vụ kiện với gia đình Huang có thể được xem là một động thái nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý và tránh những cáo buộc tiêu cực về Autopilot. Tuy nhiên, vụ việc này cũng cho thấy những lo ngại về tính an toàn của hệ thống lái tự động và sự cần thiết phải có sự giám sát chặt chẽ hơn từ phía chính quyền.

Mặc dù có tên là Autopilot, nhưng công nghệ này thực chất như một tính năng thiên về kiểm soát hành trình với các tính năng bổ sung cho phép điều khiển xe như tăng tốc và giảm tốc. Autopilot thường bị nhầm lẫn với công nghệ Full Self-Driving tiên tiến hơn của Tesla, tuy nhiên, công ty cũng khẳng định công nghệ này không cung cấp khả năng tự lái hoàn toàn và cũng chỉ được sử dụng bởi những người lái xe thực sự tập trung vào đường sá mà họ đang di chuyển.

Giá vàng hôm nay 26.4.2024: SJC tăng lên gần 85 triệu đồng/lượng******

Giá vàng miếng SJC tăng thêm 300.000 - 500.000 đồng mỗi lượng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào 82,4 triệu đồng, bán ra 84,6 triệu đồng; Tập đoàn Doji mua vào 82,3 triệu đồng, bán ra 84,5 triệu đồng… Giá vàng nhẫn tăng 200.000 đồng mỗi lượng, Tập đoàn Doji mua vào 74 triệu đồng, bán ra 75,65 triệu đồng; Công ty SJC mua vào 73,25 triệu đồng, bán ra 75,05 triệu đồng… Giá vàng miếng SJC cao hơn thế giới 12,7 triệu đồng/lượng. Kim loại quý trên thị trường quốc tế cao tăng 10 USD/ounce, lên 2.331 USD/ounce.

Giá vàng miếng SJC tăng cao

Giá vàng miếng SJC tăng cao

NGỌC THẠCH

Giá vàng tăng sau khi số lượng công nhân Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu vào tuần trước thấp. Bộ Lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần ở mức 207.000 trong tuần kết thúc vào ngày 20.4, thấp hơn so với ước tính chưa được điều chỉnh của tuần trước là 212.000 đơn. Con số công bố tốt hơn mức dự báo 214.000 đơn yêu cầu trợ cấp ban đầu. Ngoài ra, chỉ số doanh số bán nhà chờ xử lý của Mỹ đã tăng 3,4% trong tháng 3, sau khi tăng 1,6% trong tháng hai. Dữ liệu tốt hơn nhiều so với dự báo, vì các nhà kinh tế dự kiến chỉ tăng 0,3%.

Tuy nhiên, thị trường vàng không thể tìm thấy bất kỳ động lực tăng giá đáng kể nào ngay cả khi nền kinh tế Mỹ chứng kiến khởi đầu năm mới đáng thất vọng. Cục Phân tích Kinh tế cho biết số liệu GDP quý 1 cho thấy nền kinh tế tăng trưởng 1,6% trong ba tháng đầu năm, giảm so với mức 3,4% được báo cáo trong quý 4/2023. Thấp hơn mức kỳ vọng tăng trưởng 2,5%.

Báo cáo chỉ số giá trong quý đầu tiên đã tăng 3,1%, tăng từ mức 1,9% được báo cáo trong quý 4/2023. Đồng thời, chỉ số tiêu dùng cá nhân tăng 3,4%, so với mức 1,8% được thấy trong quý trước. Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, PCE cốt lõi tăng 3,7%, so với mức 2% được báo cáo trong quý 4/2023.

Phú Đông Group tiên phong và kiên định xây nhà vừa túi tiền******

Đi ngược chiều gió, hơn một thập kỷ qua, Phú Đông là một trong những doanh nghiệp tiên phong và kiên định phát triển chuỗi dự án nhà ở chất lượng, vừa túi tiền phục vụ nhu cầu số đông. Đồng hành và rút ngắn thời gian "chạm đến ước mơ an cư" của hàng ngàn gia đình trẻ cùng chung tay, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Doanh nghiệp BĐS cần cơ cấu sản phẩm để đáp ứng số đông

Theo thống kê, tính tới 2023, TP.HCM có khoảng 14 triệu dân đang cư trú, làm việc trong đó chỉ có gần 2 triệu căn nhà (gồm nhà tạm). Nếu trung bình mỗi nhà 4 nhân khẩu, vậy còn tới 6 triệu người chưa có nhà. Còn tại giáp ranh như Bình Dương, theo thống kê, tỷ lệ người nhập cư lên tới 53.5% và đại đa số đang chật vật kiếm nhà.

Thế nhưng, theo Cushman & Wakefield, giá nhà ở hiện đang cao hơn 20 lần thu nhập đầu người. Không thể phủ nhận rằng, "an cư" vừa là giấc mơ vừa là âu lo của nhiều người. Trước nghịch lý cung - cầu, vừa qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên ngoài sự tiếp sức của chính quyền, bản thân doanh nghiệp cũng cần cơ cấu, điều chỉnh lại sản phẩm BĐS để đáp ứng số đông.

Từ tiên phong

Hơn 40 năm phát triển - một hành trình đủ dài đại diện cho những giá trị bền vững của một thương hiệu Việt, đó là bề dày kinh nghiệm - uy tín, sự tin cậy và sẻ chia cùng cộng đồng. Có lẽ vì thế, trong suốt 1 thập kỷ đẩy mạnh phát triển BĐS, Phú Đông Group đã chọn cho mình hướng đi an toàn bền vững và hài hòa lợi ích.

Phú Đông Group đã tiên phong mang đến các sản phẩm chất lượng cao cấp vừa túi tiền dành cho người trẻ

Phú Đông Group đã tiên phong mang đến các sản phẩm chất lượng cao cấp vừa túi tiền dành cho người trẻ

Ngay từ khi nhà cho người trẻ, nhà vừa túi tiền còn là khái niệm mới, Phú Đông Group đã tiên phong định vị hướng đi này bằng màn "chào sân" ấn tượng với khu căn hộ HL Phú Đông. Giá bán được đưa ra vào thời điểm 2016 khoảng 1,1 tỉ đồng/căn, đến nay đã tăng lên 2,4 - 2,6 tỉ đồng, thuộc top căn hộ có tỷ lệ tăng giá cao nhất Bình Dương.

Tiếp nối thành công, năm 2018 Phú Đông Group mở bán Phú Đông Premier với mức giá chỉ khoảng 21 triệu đồng/m², vẫn tiếp tục thuộc đơn giá tốt bậc nhất thị trường. Sau 3 năm từ cột mốc bàn giao (2020), khu căn hộ đã tăng 70-80% so với thời điểm ban đầu.

Giai đoạn 2022-2023, Phú Đông Group tiếp tục giới thiệu Phú Đông Sky Garden (Phú Đông An Bình) với phiên bản nâng cấp dành cho người trẻ. Đáng chú ý dù nằm giáp ranh, bàn giao chuẩn cao cấp, đi về Quận 1 chỉ 12km song giá bán chỉ bằng ½ nội đô Thủ Đức.

Phú Đông Sky Garden phiên bản nâng cấp dành cho người trẻ cách Đại lộ Phạm Văn Đồng 500m

Phú Đông Sky Garden phiên bản nâng cấp dành cho người trẻ cách Đại lộ Phạm Văn Đồng 500m

Đến kiên định

Giữa thời bão giá, không dễ để doanh nghiệp kiên định với chiến lược nhà vừa túi tiền, chất lượng cao cho người trẻ. Chia sẻ về giải pháp, ông Ngô Quang Phúc - Tổng Giám Đốc Phú Đông Group cho biết, đầu tiên, bản thân doanh nghiệp phải chấp nhận mức lợi nhuận vừa phải. Bởi khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận cao thì câu chuyện giá bán đã khác. Thứ 2, việc sở hữu công ty xây dựng bề dày hơn 40 năm là thế mạnh của doanh nghiệp. Nhờ vậy, Phú Đông Group làm chủ được quy trình, kỹ thuật, kiểm soát được chi phí và tiến độ. Từ đó cân bằng được giá bán hợp lý mà vẫn đảm bảo căn hộ đạt chất lượng cao.

Thậm chí, để nỗ lực duy trì chiến lược trên, Phú Đông Group đã xây dựng bộ tiêu chí cốt lõi. Cụ thể, về giá bán, luôn tối ưu hơn thị trường 5-10%. Về vị trí, chọn vùng ven để giảm giá thành nhưng đảm bảo tiêu chí đi dễ về gần. Lấy ví dụ, căn hộ ở Dĩ An nhưng kết nối tới Thủ Đức hay quận 1 trong 10-30 phút, tùy vị trí. Thậm chí còn nhanh hơn các quận trung tâm nhờ tuyến đường thông thoáng. Về tiện ích, đảm bảo hệ tiện ích cao cấp, đầy đủ trong nội khu. Đặc biệt luôn có trường mầm non chất lượng cao vì đây là tiện ích mà người trẻ đều cần cho con. Về chất lượng bàn giao, nội thất chất lượng tương đương căn hộ cao cấp đến từ thương hiệu hàng đầu. Phú Đông Group cũng là một trong những chủ đầu tư điển hình cho thương hiệu chuẩn mực với căn hộ bàn giao đã có sổ hồng, dự án đúng tiến độ, dự án chuẩn pháp lý mới công bố ra thị trường.

Phú Đông SkyOne là dự án căn hộ vừa túi tiền nối tiếp hành trình mang tổ ấm an cư đến với người trẻ của Phú Đông Group

Phú Đông SkyOne là dự án căn hộ vừa túi tiền nối tiếp hành trình mang tổ ấm an cư đến với người trẻ của Phú Đông Group

Hành trình nhà vừa túi tiền, chất lượng cao của Phú Đông Group vẫn nối dài với sự xuất hiện của Phú Đông SkyOne vào tháng 3.2024. Theo khảo sát, căn hộ TP.Thủ Đức trung bình khoảng 60 - 80 triệu đồng/m². Còn tại Dĩ An nguồn cung mới dao động 40-59 triệu đồng/m². Tuy nhiên, Phú Đông SkyOne gây bất ngờ lớn khi có đơn giá chỉ ở khoảng 31,5 triệu đồng/m², thuộc top thấp bậc nhất thị trường. Về tổng giá, nhờ diện tích vừa phải, 75% nguồn cung chỉ ở khoảng 1,4 - 1,8 tỉ đồng/căn. Tính toàn thị trường Dĩ An ở thời điểm này, đây là mức giá vô cùng tối ưu và khó tìm thêm cơ hội tốt hơn. Tính trung bình, gia đình thu nhập 25 triệu đã có thể sở hữu nhà ở, đi sát với mức chi trả của đại đa số người dân. Khu căn hộ cũng gây ấn tượng với hơn 30 tiện ích, năng động phù hợp với thị hiếu người trẻ cùng chất lượng bàn giao cao cấp.

Tiện ích đo ni đóng giày dự án Phú Đông SKyOne

Tiện ích đo ni đóng giày dự án Phú Đông SKyOne

Tính tới nay, Phú Đông Group đã và đang cung cấp đến thị trường hơn 2.000 tổ ấm hạnh phúc, chất lượng với 90% là người trẻ mua nhà - đúng như mục tiêu ban đầu. Nhờ đáp ứng nhu cầu số đông, chuỗi dự án do Phú Đông triển khai đã được thị trường đón nhận và ủng hộ. Đây là kết quả của một quá trình nỗ lực, tận tâm gắn liền với trách nhiệm xã hội, đồng hành cùng khách hàng để chạm đến ước mơ an cư.

Xin điều chuyển 220 tỷ đồng vốn từ cao tốc để thi công tỉnh lộ 1.000 tỷ******

Ngày 20/4, một nguồn tin của Dân tríxác nhận, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Đắk Lắk vừa tổ chức cuộc họp về việc điều chuyển vốn kế hoạch ngân sách Trung ương năm 2024 để thực hiện Dự án cải tạo nâng cấp Tỉnh lộ 1, nối thành phố Buôn Ma Thuột với huyện biên giới Ea Súp.

Cuộc họp do Sở KH&ĐT chủ trì với sự tham gia của đại diện Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Kho bạc Nhà nước tỉnh cùng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh (Ban QLDA, chủ đầu tư của dự án).

Xin điều chuyển 220 tỷ đồng vốn từ cao tốc để thi công tỉnh lộ 1.000 tỷ - 1

Tuyến Tỉnh lộ 1 tại Đắk Lắk với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đang được triển khai (Ảnh: Uy Nguyễn).

Trước đó, Ban QLDA đã có văn bản về việc điều chuyển, bổ sung kế hoạch 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương cho dự án cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 1. Đây là dự án trọng điểm của tỉnh với tổng mức đầu tư 1.053 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện dự án năm 2021-2025.

Theo Ban QLDA, đến năm 2024, dự án mới được bố trí tổng số vốn là 550 tỷ đồng, số vốn còn thiếu ở năm cuối thực hiện dự án là 503 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2024 bố trí cho dự án là 100 tỷ đồng, đến ngày 31/1 đã giải ngân hết 100% kế hoạch.

Cũng theo chủ đầu tư, tranh thủ thời tiết thuận lợi trước mùa mưa bão năm nay, các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện phần móng, mặt đường với khối lượng và giá trị hoàn thành lớn.

Xin điều chuyển 220 tỷ đồng vốn từ cao tốc để thi công tỉnh lộ 1.000 tỷ - 2

Hiện tại dự án mới được bố trí 550 tỷ đồng và đang thiếu vốn để các nhà thầu tiếp tục thi công (Ảnh: Uy Nguyễn).

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được bố trí bổ sung vốn, nhà thầu thi công cầm chừng chờ thanh toán khối lượng đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ chung của dự án, không đảm bảo kế hoạch đề ra.

Do đó, phía Ban QLDA tỉnh đã đề nghị điều chuyển vốn dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 để tăng vốn cho dự án cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 1.

Phía UBND tỉnh Đắk Lắk giao Sở KH&ĐT phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, báo cáo đề xuất, tham mưu UBND tỉnh điều chuyển, bổ sung vốn cho dự án này.

Tại cuộc họp, trên cơ sở đề nghị của Ban QLDA các sở, ngành thống nhất việc điều chuyển 220 tỷ đồng vốn từ dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 để tăng vốn cho dự án cải tạo nâng cấp tỉnh lộ.

Xin điều chuyển 220 tỷ đồng vốn từ cao tốc để thi công tỉnh lộ 1.000 tỷ - 3

Đoạn cuối của tỉnh lộ 1 đã được thảm nhựa, thuận lợi cho việc lưu thông của người dân (Ảnh: Uy Nguyễn).

"Sau cuộc họp, Sở KH&ĐT sẽ tham mưu cho UBND tỉnh quyết định điều chuyển vốn này. Việc điều chuyển sẽ được bàn bạc kỹ lưỡng, đúng quy định pháp luật. Đặc biệt, việc điều chuyển này sẽ không làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án trọng điểm quốc gia là dự án xây dựng cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột", nguồn tin cho hay.

Theo ghi nhận, một số đoạn trên tuyến tỉnh lộ 1 đã được nhà thầu thi công gần hoàn thiện, một số đoạn khác đang được đơn vị thi công bố trí phương tiện, nhân lực gấp rút triển khai theo đúng tiến độ.

Dự án Cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 1 đoạn từ cầu Buôn Ky (thành phố Buôn Ma Thuột) đến Km49+00 nối thành phố Buôn Ma Thuột với huyện Buôn Đôn và huyện biên giới Ea Súp. Tổng mức đầu tư 1.053 tỷ đồng.

Dự án này có 3 gói thầu bao gồm: Gói số 1, xây dựng cầu Buôn Ky (hơn 82 tỷ đồng); gói số 2, thi công từ Km0+00 - Km29+00, hơn 510 tỷ đồng; gói số 3, thi công từ Km29+00 - Km49+00, hơn 340 tỷ đồng.

Bí thư Đoàn nặng lòng với bà con vùng cao******

Anh Duy là một trong 100 cán bộ đoàn tiêu biểu toàn quốc nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024 do T.Ư Đoàn trao tặng.

Với phương châm "Cán bộ trẻ lấy chuyên môn làm tình nguyện, lấy chuyên môn phục vụ cộng đồng", năm 2023, anh Duy đã tổ chức 8 đợt khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí với hơn 1.000 cơ số thuốc (trị giá gần 100 triệu đồng) đến tận tay bà con có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, đồng bào vùng sâu, vùng xa. Thông qua các chương trình hoạt động Đoàn, anh Duy vận động, quyên góp, gửi tặng đến bà con hơn 250 suất quà, 200 thẻ BHYT (tổng giá trị hơn 120 triệu đồng); tặng 10 "tủ thuốc ngư dân", 10 lá cờ Tổ quốc (trị giá trên 15 triệu đồng) để động viên ngư dân xã Hòa Xuân Nam (H.Đông Hòa, Phú Yên) vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Bí thư Đoàn nặng lòng với bà con vùng cao- Ảnh 1.

Anh Duy trong một lần thăm khám, phát thuốc cho bà con có hoàn cảnh khó khăn

NVCC

Bên cạnh đó, anh phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị để giữ lửa cho "bếp ăn từ thiện", qua đó tặng cơm, cháo, nước uống… cho hơn 2.000 lượt bệnh nhân. Anh Duy còn tổ chức và thực hiện các công trình "thắp sáng đường quê" tại xã An Hiệp (H.Tuy An) và xã Xuân Sơn Nam (H.Đồng Xuân) với tổng chiều dài gần 10 km, trị giá hơn 50 triệu đồng.

Luôn nhiệt thành và hết mình trong công tác Đoàn nhưng anh Duy chưa bao giờ quên công tác chuyên môn. Là một bác sĩ khoa tim mạch can thiệp, dù công việc khá bận rộn nhưng anh không ngừng học tập và nghiên cứu chuyên môn. Từ năm 2019 đến nay, anh Duy đã có 5 đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực tim mạch được Sở Y tế tỉnh Phú Yên và Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên thông qua, áp dụng trong điều trị lâm sàng.

Trong một lần đến thăm khám tại xã Ea Lâm (H.Sông Hinh, Phú Yên), anh Duy nhận thấy có rất nhiều bà con vùng này mắc bệnh mãn tính. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, lại gặp rào cản ngôn ngữ nên bà con chưa có nhiều cơ hội đi thăm khám định kỳ.

"Lúc đó, chúng tôi cần người địa phương hỗ trợ phiên dịch trong giao tiếp để hiểu rõ tình trạng bệnh tình của từng người nên mất khá nhiều thời gian. Nhận thấy nhiều bà con mắc những bệnh mãn tính nhưng lại chưa có cơ hội để khám định kỳ khiến tôi trăn trở nhiều. Đặc biệt, người dân bày tỏ mong muốn được khám bệnh và nhận thuốc để điều trị. Thậm chí, có người từ xã khác nghe tin có đoàn khám bệnh từ thiện cũng đến thăm khám, nhận thuốc. Từ đó, tôi nghĩ nếu bà con không có điều kiện xuống dưới xuôi thì chúng tôi sẽ tìm cách lên miền núi thăm khám", anh Duy chia sẻ.

Anh Duy cho biết trong thời gian tới, các hoạt động của Đoàn cơ sở Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên sẽ hướng về vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều khó khăn để được đồng hành, chia sẻ với bà con.

Chạy xe máy đeo tai nghe bị CSGT phạt, lái ô tô thì không: Vì sao?******

Sau khi Thanh Niênđăng tải bài viết Xe ôm công nghệ, shipper bị CSGT phạt vì dùng điện thoại khi lái xe, trong đó có việc đeo tai nghe, dùng tay bấm điện thoại... nhiều bạn đọc đã nêu thắc mắc xung quanh vấn đề này.

Hơn một nửa ý kiến bình luận cho rằng việc đeo tai nghe khi lái xe sẽ không nghe thấy âm thanh xung quanh, rất nguy hiểm. Ở chiều ngược lại, có người than thở rằng: "Xe ôm công nghệ, tài xế công nghệ... mà không dùng công nghệ thì sao làm việc được?". Người khác lại thắc mắc: "Tại sao người lái ô tô có thể đeo tai nghe, xem màn hình khi lái xe, còn người đi xe máy thì bị CSGT phạt?".

Chạy xe máy đeo tai nghe bị CSGT phạt, lái ô tô thì không: Vì sao?- Ảnh 1.

Đeo tai nghe khi lái xe máy là hành vi bị CSGT xử phạt

Nhật Thinh

Cần có quy định rõ ràng

Từ Bình Định vào TP.HCM lập nghiệp, anh Ngọc Thành (xe ôm công nghệ) hoàn toàn không biết đường sá TP.HCM. Dù vậy, từ ngày đăng ký chạy xe ôm công nghệ cho một hãng nổi tiếng, anh khá tự tin vì trên ứng dụng có chỉ đường chi tiết.

"Khi tôi bấm nhận cuốc xong, ứng dụng sẽ hiển thị đi đường nào, tới đâu thì rẽ phải, rẽ trái... Điện thoại thời gian đầu tôi để ở túi quần, đi tới đâu mở ra xem đường tới đó nhưng thấy bất tiện nên sau tôi đeo tai nghe để nghe ứng dụng chỉ đường đi", anh Thành chia sẻ.

Tài xế công nghệ Minh Thiện thì gắn cố định điện thoại di động ở đầu xe máy và đeo tai nghe vì không muốn cầm trực tiếp điện thoại trên tay. Anh giải thích: "Điện thoại cầm trên tay khi bấm hay nghe gọi không đề phòng rất dễ bị giật mất. Tôi đeo tai nghe để gọi khách và nghe bản đồ chỉ đường cho tiện".

Chạy xe máy đeo tai nghe bị CSGT phạt, lái ô tô thì không: Vì sao?- Ảnh 2.

Nhiều người đeo tai nghe để nghe ứng dụng bản đồ đọc chỉ đường khi lái xe

Nhật Thịnh

Lãnh đạo một đội CSGT cho hay, CSGT đã xử phạt nhiều người vừa chạy xe máy vừa đeo tai nghe, trong đó có nhiều người làm xe ôm công nghệ, shipper. Nhiều người khi bị báo lỗi, không biết rằng đây là hành vi vi phạm.

Theo lãnh đạo đội CSGT này: "Luật hiện chỉ quy định xử phạt người điều khiển xe máy có hành vi sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính mà không có quy định với trường hợp của người lái ô tô. Do vậy, CSGT chỉ phạt khi trực tiếp phát hiện tài xế ô tô dùng tay sử dụng điện thoại, còn khi tài xế ô tô đeo tai nghe hay mở màn hình trong xe ô tô xem phim thì khó xử lý, dễ tranh cãi".

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, có nên quy định cụ thể cấm hành vi vừa lái xe vừa nhìn ứng dụng bản đồ?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Bình chọnXem kết quả

Trao đổi với PV, một cán bộ nghiên cứu luật Giao thông đường bộ cho rằng cùng hành vi đeo tai nghe khi lái xe nhưng người chạy xe máy bị CSGT phạt, còn lái ô tô không bị phạt là bất hợp lý. "Dù đi ô tô hay xe máy, nếu đeo tai nghe thì mức độ mất tập trung là như nhau. Vì vậy, nếu cấm thì nên cấm cả người đi ô tô cũng như xe máy và quy định rõ ràng để tránh cãi nhau", vị này nêu ý kiến.

Luật sư nói gì?

Luật sư (LS) Đỗ Ngọc Thanh, Đoàn LS TP.HCM cho hay, đeo tai nghe trong khi lái xe máy hiện được xem là vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, hành vi này có thể dẫn đến việc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, Nghị định 100/2019 sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021 quy định phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng và tước bằng lái từ 1 - 3 tháng với hành vi người đi xe máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Chạy xe máy đeo tai nghe bị CSGT phạt, lái ô tô thì không: Vì sao?- Ảnh 3.

Nhiều người có thói quen đeo tai nghe khi lái xe để nghe nhạc hay nói chuyện điện thoại

Vũ Phượng

Theo LS Đỗ Ngọc Thanh, đối với người đi ô tô, Nghị định chỉ nhắc đến hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng và tước bằng lái 1 - 3 tháng.

"Đối với việc người lái ô tô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh thì không có quy định cụ thể trong Nghị định 100/2019 về xử phạt hành chính. Cho nên người lái ô tô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh khiến cho việc này không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Tuy nhiên, từ góc độ an toàn giao thông, việc sử dụng tai nghe khi lái ô tô cần được xem xét cấm sử dụng. Việc sử dụng tai nghe có thể cản trở khả năng của tài xế trong việc nhận biết các tín hiệu âm thanh từ môi trường xung quanh, như tiếng còi xe, tiếng động cơ của các phương tiện khác, hoặc các tín hiệu cảnh báo khẩn cấp, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn", LS Đỗ Ngọc Thanh nêu quan điểm.

Dân sống khổ giữa thành phố nhiều năm vì... 30m mương: TP Vinh phản hồi******

UBND thành phố Vinh, Nghệ An đã có văn bản trả lời nội dung báo Dân tríphản ánh tại bài viết: "Dân sống khổ giữa thành phố Vinh nhiều năm vì... 30m mương".

Nội dung bài viết phản ánh dự án mở rộng, nâng cấp đường Lê Ninh, được tái định cư tại khu vực Bàu Rối, khối 11, phường Quán Bàu, thành phố Vinh nhưng hệ thống hạ tầng, đặc biệt là mương tiêu, thoát nước thải chưa được đấu nối đồng bộ.

Dân sống khổ giữa thành phố nhiều năm vì... 30m mương: TP Vinh phản hồi - 1

Ông Cao Xuân Trung, Bí thư Chi bộ khối 11 chỉ cho phóng viên đoạn nước ngập mùi hôi thối gây ô nhiễm (Ảnh: Nguyễn Duy).

Trong đó khoảng 30m mương thoát nước vì vướng giải phóng mặt bằng nên chưa thể thi công. Chỉ vì 30m mương thoát nước khiến người dân địa phương phải sống khổ giữa lòng thành phố suốt nhiều năm qua.

Trong nội dung văn bản trả lời của UBND thành phố Vinh nêu, dự án hạ tầng kỹ thuật khu quy hoạch tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng xây dựng đường Lê Ninh, thành phố Vinh do Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng (BQLDAĐTXD) thành phố quản lý, điều hành.

Dự án được UBND thành phố Vinh phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật năm 2010. Trong đó có hạng mục mương thoát nước đã được đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.

Tuy nhiên, do không giải phóng mặt bằng được 5 hộ gia đình cơi nới, lấn chiếm nên đến nay còn 30m chưa thực hiện được và không đấu nối đồng bộ hệ thống thoát nước.

Dân sống khổ giữa thành phố nhiều năm vì... 30m mương: TP Vinh phản hồi - 2

Một trận mưa nhỏ đầu tháng 4 đã gây ngập cho các hộ dân tại đây (Ảnh: Nguyễn Duy).

Để xử lý tồn tại nêu trên, năm 2023 UBND thành phố Vinh đã điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực lô đất N-61 và N-62 thuộc Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng xây dựng đường Lê Ninh. Trong đó có nội dung điều chỉnh hướng tuyến và điểm đấu nối của mương thoát nước thải nói trên cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất.

Ngày 18/8/2023, UBND thành phố Vinh đã có công văn giao BQLDAĐTXD thành phố Vinh chỉ đạo đơn vị thi công công trình hạ tầng kỹ thuật khu quy hoạch tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng xây dựng đường Lê Ninh tiếp tục hoàn thiện phần còn lại của dự án này để đảm bảo việc tiêu thoát nước của khu vực, thuận lợi cho sinh hoạt của nhân dân.

Đến nay, BQLDAĐTXD thành phố Vinh đang thực hiện các quy trình để thực hiện nhiệm vụ được giao. 

Mặc dù UBND thành phố Vinh đã có những điều chỉnh, giao nhiệm vụ cho BQLDAĐTXD thành phố Vinh nhưng đến nay, sau hơn 7 tháng đơn vị này vẫn chưa giải xong bài toán 30m mương thoát nước.

Chỉ vì khoảng 30m mương chưa được hoàn thiện, đấu nối khiến hàng chục hộ dân phải sống khổ giữa lòng thành phố.

Để không còn những 'nỗi đau ô nhiễm môi trường'******

Ngày 20.4, UBND tỉnh Hưng Yên đã xử phạt 3 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực dệt may ở Khu công nghiệp (KCN) dệt may Phố Nối (H.Yên Mỹ, Hưng Yên) về hành vi xả thải trái phép với tổng số tiền hơn 1 tỉ đồng.

Trong khi đó, số liệu thống kê thể hiện, từ tháng 7.2023 - 3.2024, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C05 - Bộ Công an) và Công an TP.Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương đã tiến hành kiểm tra và xử lý lên tới 55 vụ, phạt hành chính gần 8 tỉ đồng.

Số tiền bị xử phạt lên tới hàng tỉ đồng vẫn không đủ sức răn đe. Nhiều DN đã không quan tâm đến môi trường, vì lợi ích kinh tế mà tiếp tục vi phạm, điển hình như 3 DN ở KCN dệt may Phố Nối nói trên.

Số vụ việc bị phát hiện, xử phạt nêu trên chỉ là bề nổi của tảng băng. Bởi lẽ, nguyên nhân chính khiến hệ thống thủy nông lớn nhất miền Bắc bị ô nhiễm suốt thời gian qua đã được "chỉ mặt", đó là do nước thải sinh hoạt của người dân và nguồn nước thải từ các KCN, cụm công nghiệp, làng nghề… trên địa bàn 4 tỉnh, TP: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương.

Nguyên nhân đã rõ, vậy nhưng cứ mỗi ngày trôi qua, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải tiếp tục oằn mình hứng chịu hàng nghìn khối nước bẩn. Hậu quả, dòng kênh từ chỗ được coi là biểu tượng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc bỗng trở thành nỗi ám ảnh với người dân vì dòng nước đen đặc, "không sinh vật nào có thể sống nổi".

Nhằm kiên quyết ngăn chặn việc xả thải, gây ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã chỉ đạo nếu xử lý hành chính, xử phạt nhiều lần đối với DN, đơn vị xả thải ra môi trường vẫn không khắc phục thì phải khởi tố để xử lý hình sự.

Và để giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm ở sông Bắc Hưng Hải, ngoài động thái xử lý vi phạm quyết liệt của Bộ Công an, cũng cần đến sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ Bộ TN-MT và 4 địa phương Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, nơi phát sinh các nguồn gây ô nhiễm.

Trong đó, địa phương cần yêu cầu bắt buộc các KCN, cụm công nghiệp, làng nghề… lắp trạm quan trắc nước thải có kết nối chỉ số đến cơ quan chuyên môn. Có như vậy, hành vi xả thải sẽ được phát hiện, ngăn chặn ngay từ đầu nguồn, không để tình trạng gây ô nhiễm, thiệt hại cho môi trường rồi mới chạy theo để xử lý, khắc phục.

Quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là "không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế". Đã đến lúc, các bộ, ngành, địa phương, DN cùng vào cuộc quyết liệt hơn, đồng bộ hơn, không chỉ đối với kiểm tra, giám sát từ sớm, từ xa, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi xả thải gây ô nhiễm mà còn ở việc áp dụng sản xuất xanh, thân thiện môi trường... để hệ thống thủy nông lớn nhất miền Bắc sớm hồi sinh; để giảm thiểu, tiến tới không còn những "nỗi đau ô nhiễm môi trường" như đã xảy ra với sông Bắc Hưng Hải.

biên tập:Linh Khoa

Tuyên bố về bản quyền   Đường dây nóng cung cấp tin tức mới nhất:0535-6631311

Báo cáo liên quan

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com WeChat

  • Trang web chính thức của Jellyfish.com weibo
Trang web chính thức của trang web nàywww.shm.com.cn