Trang chủ

bet365 xs long an_five88 giải bóng chuyền mỹ

大字 日期:2024-06-03 10:17:35 nguồn:Quảng Minh hàng ngày

  Hà Nội triển khai 10 mô hình "Cổng trường học an toàn giao thông"******

Sáng 24/4, UBND quận Ba Đình (TP Hà Nội) đã đồng loạt triển khai 10 mô hình "Cổng trường học an toàn giao thông" tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Chương trình này do UBND quận Ba Đình, Công an quận Ba Đình và Phòng CSGT Hà Nội phối hợp tổ chức, triển khai đồng loạt tại 10 điểm trường trên địa bàn quận Ba Đình.

Theo Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, tiêu chí mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" phải bảo đảm bố trí, lắp đặt đầy đủ hệ thống biển báo hiệu, biển chỉ dẫn, biển cảnh báo, vạch kẻ sơn, khu vực xếp xe...

Hà Nội triển khai 10 mô hình Cổng trường học an toàn giao thông - 1

Lãnh đạo Trường THCS Nguyễn Tri Phương, UBND phường, Công an phường Quán Thánh... ký cam kết mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" sáng 24/3 (Ảnh: Trần Thanh).

Ngoài ra, tại các khu vực cổng trường không để xảy ra tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Việc dừng đỗ xe đưa đón học sinh, sắp xếp phương tiện đi lại thành hàng lối, không gây cản trở, ùn tắc giao thông.

"Khu vực cổng trường không có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nhất là vi phạm không đội mũ bảo hiểm và điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi tham gia giao thông", Phòng CSGT Hà Nội nhấn mạnh.

Hà Nội triển khai 10 mô hình Cổng trường học an toàn giao thông - 2

Các em học sinh được tặng mũ bảo hiểm (Ảnh: Trần Thanh).

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trítại điểm Trường THCS Nguyễn Tri Phương (phường Quán Thánh, quận Ba Đình), trong sáng nay, hàng trăm em học sinh đã được tặng mũ bảo hiểm, được cán bộ CSGT tuyên truyền sinh động về luật giao thông, được tham gia giao lưu, trả lời những tình huống giao thông thường gặp trên đường phố…

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương cho biết, mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" kỳ vọng góp phần đảm bảo trật tự an toàn đô thị, an toàn giao thông trong khung giờ cao điểm đưa, đón học sinh tại khu vực cổng trường, từ đó không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông.

Hà Nội triển khai 10 mô hình Cổng trường học an toàn giao thông - 3

Các em học sinh được tham gia trải nghiệm, giao lưu về luật an toàn giao thông (Ảnh: Trần Thanh).

"Trong thời gian qua, nhà trường thường xuyên bổ sung những tiết học về việc tuyên truyền đảm bảo trật tự, an toàn giao thông cho các em học sinh trong những giờ học giáo dục công dân, lồng ghép trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Việc này giúp các em có thể nắm rõ hơn về luật giao thông, và ý thức hơn trong việc chấp hành luật an toàn giao thông", bà Thủy chia sẻ.

Theo bà Thủy, ngay từ tháng 9/2023, nhà trường đã tổ chức lễ ký cam kết an toàn giao thông đối với học sinh trong toàn trường, và đảm bảo 100% các em học sinh khi tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm túc luật an toàn giao thông.

Bà Thủy cho rằng, việc ra mắt mô hình "Cổng trường học an toàn giao thông" sẽ giúp cho việc tuyên truyền về luật an toàn giao thông được rộng rãi hơn. Qua đó, các em học sinh sẽ thấy rõ được ý thức của bản thân khi tham gia giao thông.

Cũng trong hoạt động này, hàng trăm em học sinh đã được tặng mũ bảo hiểm, nghe cán bộ CSGT tuyên truyền sinh động về luật giao thông; được tham gia giao lưu, trả lời những tình huống giao thông thường gặp trên đường phố…

Ngay sau khi triển khai đồng loạt mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" trên địa bàn, UBND quận Ba Đình đã giao nhiệm vụ cho UBND các phường, hằng ngày ngoài triển khai tổ tự quản thì duy trì lực lượng, phối hợp các đơn vị liên quan đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại các khu vực cổng trường học.

Hai trạm dừng nghỉ trên cao tốc Cam Lộ******

Sáng 23/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Vũ Quý, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, cho biết đơn vị thi công đang tiến hành xây dựng 2 trạm dừng nghỉ tạm trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn tại km64 và km77, đoạn qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo ông Quý, chi phí đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ này không nhiều và được kêu gọi từ nguồn xã hội hóa.

Hai trạm dừng nghỉ trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn đang thành hình - 1

Trạm dừng nghỉ tại km 77+426 được xây dựng bên phải cao tốc Cam Lô - La sơn (Ảnh: Vi Thảo).

Dự kiến, từ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tới đây, 2 trạm này sẽ được đưa vào khai thác, phục vụ người dân tham gia lưu thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Ghi nhận của phóng viên tại trạm dừng nghỉ ở km 77+426, ngay đầu cầu Tam Vinh, đoạn qua địa bàn xã Hương Thọ, thành phố Huế, đơn vị thi công đã cơ bản hoàn thành việc san gạt mặt bằng, tiến hành xây dựng các hạng mục liên quan.

Hai trạm dừng nghỉ trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn đang thành hình - 2

Đơn vị thi công đã hoàn thành san gạt mặt bằng, tập kết vật liệu, thiết bị để xây dựng trạm dừng nghỉ (Ảnh: Vi Thảo).

Trạm dừng nghỉ nằm ở làn bên phải tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn theo chiều bắc - nam. Tại đây, có khoảng 10 công nhân khẩn trương dựng khung thép, làm nền trạm dừng nghỉ. Chủ đầu tư cũng tập kết 8 cabin vệ sinh di động và nhiều thiết bị khác.

Sau khi hoàn thành, các trạm dừng nghỉ sẽ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tiếp sức cho hành khách, tài xế khi di chuyển trên cao tốc, tránh tình trạng ùn ứ, kẹt xe và những nguy hiểm có thể xảy ra khi lưu lượng phương tiện tăng cao, nhất là các dịp nghỉ lễ, Tết.

Theo quan sát, vị trí xây dựng trạm dừng nghỉ tại km 77+426 nằm ở đoạn đường có 2 làn xe, cách nút giao liên thông với Quốc lộ 49 (km 80+139), vị trí ra, vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn khoảng 2km; 2 đầu có đoạn cong cua, lên xuống dốc.

Hai trạm dừng nghỉ trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn đang thành hình - 3

Đội ngũ công nhân khẩn trương thi công dù điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt (Ảnh: Vi Thảo).

Công trường xây dựng nằm ở không gian bảo vệ cao tốc, một bên đường xe chạy, nhưng trong sáng 23/4, đơn vị thi công không đặt bảng thông tin dự án, 2 đầu không có biển cảnh báo công trường đang thi công.

Đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn giai đoạn 1, dài 98,35km, điểm đầu thuộc địa phận xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị; điểm cuối thuộc địa phận xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay, hội đồng nghiệm thu nhà nước mới tiến hành nghiệm thu có điều kiện để đưa vào khai thác tạm.

Hai trạm dừng nghỉ trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn đang thành hình - 4

Vị trí xây dựng trạm dừng nghỉ nằm ở đầu cầu Tam Vinh, cách vị trí ra, vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn khoảng 2 km (Ảnh: Vi Thảo).

Từ khi đưa vào khai thác, cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã góp phần giảm tải giao thông cho các tuyến đường còn lại, nhất là Quốc lộ 1A. Tuy nhiên, chưa được đầu tư đồng bộ hạ tầng, đường hẹp nên thời gian qua bộc lộ nhiều hạn chế, liên tiếp xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm nhiều người tử vong.

Từ ngày 4/4, Cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức phân luồng lại giao thông, cấm các loại xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và xe đầu kéo) không đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Thay vào đó, các xe này phải lưu thông trên những tuyến đường khác.

Hai trạm dừng nghỉ trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn đang thành hình - 5

Công trường thi công nằm bên đường xe chạy nhưng thiếu bảng thông tin, thiếu biển cảnh báo an toàn (Ảnh: Vi Thảo).

Mặt khác, Cục Đường bộ Việt Nam đã đề nghị Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, sớm thực hiện giai đoạn 2 đầu tư mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn theo quy mô hoàn chỉnh 4 làn xe.

Trong thời gian chờ dự án mở rộng tuyến đường thành 4 làn xe, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã tiến hành bổ sung nhiều hạng mục nhằm bảo đảm an toàn giao thông, trong đó có việc xây dựng trạm dừng nghỉ tạm thời trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Đôi nam nữ đi xe máy nghi tự ngã thương vong trong khu đô thị ở Hà Nội******

Sáng 19/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Công an phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, khoảng 7h15 cùng ngày, tại đoạn đường nội bộ trong một khu đô thị trên địa bàn phường xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến một người tử vong và một người bị thương nặng.

Đôi nam nữ đi xe máy nghi tự ngã thương vong trong khu đô thị ở Hà Nội - 1

Vụ tai nạn khiến 2 người thương vong (Ảnh: Diệu Hương).

Theo vị lãnh đạo, sau khi nhận tin báo, Công an phường Tây Mỗ đã có mặt tại hiện trường, phối hợp với Đội CSGT - Trật tự, Công an quận Nam Từ Liêm bảo vệ hiện trường, làm rõ sự việc.

Một số nhân chứng cho biết, thời điểm trên sau khi đi thể dục về, có hai người đi trên một xe máy chưa rõ BKS trong khu vực đường nội bộ của khu đô thị cao cấp trên địa bàn phường Tây Mỗ. Khi tới đoạn đường rẽ, người điều khiển phương tiện mất lái, lao lên dải phân cách.

Đôi nam nữ đi xe máy nghi tự ngã thương vong trong khu đô thị ở Hà Nội - 2

Hiện trường xảy ra sự việc (Ảnh: Diệu Hương).

Cú ngã khiến người phụ nữ tử vong tại chỗ, người đàn ông bị thương nặng được đưa đi cấp cứu sau đó.

Lãnh đạo Công an phường Tây Mỗ cho biết, vụ việc đã được bàn giao cho Công an quận Nam Từ Liêm thụ lý giải quyết.

Vì sao Quỹ bình ổn 'bất động' kéo dài?******

Những lần giảm giá "gây chưng hửng"

Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu có 13 lần điều chỉnh, trong đó có 6 lần giảm giá. Đáng nói, giá xăng có những lần giảm giá "không giống ai", gây ngỡ ngàng cho người tiêu dùng. Cụ thể, tại kỳ điều hành giá chiều 14.3, xăng E5 RON92 giảm được 22 đồng/lít, xăng RON95 giảm 14 đồng/lít; ngày 4.4, xăng RON95 giảm 15 đồng/lít. Hay trước đó, ngày 29.2, dầu diesel được điều chỉnh giảm 137 đồng/lít, dầu hỏa giảm 136 đồng/lít, dầu mazut tăng 30 đồng/lít… Đáng nói, mức giảm tính bằng đồng nói trên được thực hiện trong bối cảnh Quỹ bình ổn giá (BOG) xăng dầu đang tồn gần 7.000 tỉ đồng, cao hơn cùng kỳ năm ngoái gần 2.000 tỉ đồng.

Chưa kể nhiều lần giá xăng tăng thì quỹ lại nằm im, không trích lập. Đơn cử kỳ điều chỉnh giá ngày 21.3, liên bộ Công thương - Tài chính cho tăng mạnh giá xăng thêm từ 741 - 729 đồng/lít và Quỹ BOG không được sử dụng để can thiệp. Nhìn lại thì từ tháng 10.2023 đến nay, Quỹ BOG không được chi sử dụng trong khi mặt bằng giá cả trên thị trường đã tăng khá mạnh, rất cần sự chia sẻ của giá xăng dầu để giảm chi phí đầu vào cho người dân, doanh nghiệp. Trong khi đó, tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã tăng khoảng 13%, dầu diesel khoảng 8%.

Vì sao Quỹ bình ổn 'bất động' kéo dài?- Ảnh 1.

Việc trích lập, chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu hiện khá “tùy hứng”

Đào Ngọc Thạch

Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú bình luận việc cho giảm giá xăng 10 - 20 đồng/lít mỗi lần điều chỉnh đã không gây hiệu ứng tốt cho thị trường mà còn khiến người tiêu dùng bức xúc, cho rằng đó là hình thức điều hành "đối phó", gây tốn chi phí quản lý nhà nước. Ông nêu câu hỏi: "Tại sao cơ quan quản lý không mạnh dạn trích sử dụng quỹ giảm mạnh giá xăng một lần để hỗ trợ nền kinh tế. Phải chăng, tình trạng thất thoát của quỹ do doanh nghiệp đầu mối không chuyển về đã gây khó cho việc chi sử dụng?".

Quỹ bình ổn xăng dầu ‘dửng dưng’ trước biến động giá

Việc cơ quan điều hành dường như "bỏ quên" Quỹ BOG xăng dầu tại các kỳ điều hành giá biến động tăng càng khiến dư luận băn khoăn hơn về tính xác thực, minh bạch và hiệu quả của quỹ này. Băn khoăn càng tăng khi mới đây, Bộ Công thương đã có văn bản nhắc nhở 11 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nghiêm túc gửi báo cáo về thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu. Theo quy định, 11 đơn vị này phải báo cáo về việc trích lập và chi sử dụng, quản lý Quỹ BOG định kỳ 6 tháng một lần. Tuy nhiên, từ ngày 1.7.2023 đến nay (hơn 9 tháng), Bộ Công thương vẫn chưa nhận được báo cáo kiểm toán quỹ của họ.

Đây không phải lần đầu tiên doanh nghiệp đầu mối xăng dầu bị nhắc nhở trực tiếp liên quan đến việc thiếu nghiêm túc, sai phạm trong quản lý Quỹ BOG. Trước đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ về quản lý xăng dầu công bố ngày 4.1.2024 đã cho thấy 7/15 doanh nghiệp đầu mối sử dụng quỹ sai mục đích bình ổn giá; không kết chuyển về tài khoản Quỹ BOG mà để lại trong tài khoản thanh toán của doanh nghiệp thường xuyên, trong nhiều kỳ trước khi hoàn trả lại Quỹ BOG với số tiền là 7.927 tỉ đồng.

Như vậy, hành vi của 11 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu mới bị nhắc nhở nói trên tiếp tục lặp lại sai phạm như trong kết luận thanh tra. Đó là không nghiêm túc thực hiện báo cáo về trích lập, chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu theo quy định. Đáng nói, ngay việc trích lập quỹ liên tiếp từ đầu năm đến nay đối với mặt hàng dầu mazut thể hiện sự thiếu bình đẳng, thậm chí khiến các nhà máy công nghiệp, tàu vận tải biển… (các phương tiện sử dụng dầu mazut) đang "gánh" cho người đi xe dùng xăng.

Bộ Công thương cho biết sẽ phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm về trích lập, chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu theo quy định.

Tại sao quỹ không chi, không trích, không sử dụng ?

"Không chi sử dụng, không trích, không đụng đến tiền quỹ một thời gian dài, vậy để quỹ nằm đó để làm gì? Trong khi con số 7.000 tỉ đồng không nhỏ", chuyên gia Vũ Vinh Phú đặt câu hỏi và nêu nghi vấn: Phải chăng, thông tin về việc thất thoát, khó đòi… Quỹ BOG từ các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại kết luận Thanh tra Chính phủ là nguyên nhân khiến quỹ bị quên trong thời gian qua? Sai phạm tại kết luận thanh tra chưa được doanh nghiệp khắc phục nghiêm túc, nay lại tiếp tục sai phạm nữa. Điều này đặt ra vấn đề hiệu lực quản lý thế nào? 

"Người dân, doanh nghiệp và các chuyên gia đều cảm thấy "bất an" cho quản lý một quỹ BOG kiểu này. Điều khó hiểu là với ngành tài chính, thiếu một xu cũng khó, phải quy trách nhiệm, phải thu chính xác từng xu, nay doanh nghiệp không kết chuyển về hàng trăm đến hàng nghìn tỉ đồng tiền Quỹ BOG của người dân cho thấy sự thiếu kiên quyết ở cấp quản lý. Người tiêu dùng có quyền yêu cầu phải có thời hạn rõ ràng về minh bạch quỹ", chuyên gia Vũ Vinh Phú nêu quan điểm và nhấn mạnh: Việc không kết chuyển quỹ về tài khoản phải xử lý nghiêm, kể cả phần lãi suất mà doanh nghiệp chiếm dụng quỹ lâu nay. Việc không có báo cáo chi, trích quỹ một thời gian dài, sai quy định cũng cần có biện pháp xử lý nghiêm, không chỉ phạt hành chính vài ba chục triệu. Ngành xăng dầu cần có sự sắp xếp lại trật tự kỷ cương, việc thu hồi giấy phép nếu đầu mối sai phạm nhiều lần và kéo dài… cũng là điều cần thiết.

Trong khi đó, tại cuộc họp báo thường kỳ cuối tháng 3 vừa qua, lãnh đạo Bộ Công thương cũng thừa nhận Quỹ BOG xăng dầu đã bộc lộ những yếu tố bất cập. Chính vì lẽ đó, Bộ sẽ tiếp tục lấy ý kiến các bộ ngành để có đề xuất phù hợp với quỹ. Tuy vậy, theo các chuyên gia, Quỹ BOG xăng dầu đã kết thúc vai trò của mình. 

Theo ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu VN, trong giai đoạn 2012 - 2016, Quỹ BOG xăng dầu phát huy tác dụng tốt khi giá thế giới tương đối ổn định, các mặt hàng xăng dầu tăng giảm tương đối đều. Thế nhưng, trong giai đoạn dịch Covid-19 và các xung đột địa - chính trị sau đó khiến biến động giá xăng dầu thế giới rất khó dự báo, dẫn đến việc chi sử dụng quỹ có sự bất bình đẳng. Chẳng hạn, giá xăng tăng phải lấy Quỹ BOG bù vào nhưng khi giá dầu diesel giảm, lại phải trích lập quỹ. Như vậy, người dùng dầu diesel phải bù cho người dùng xăng.

TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, ví von quỹ như chiếc răng khôn, một lúc nào đó, sẽ hết thời hạn sử dụng, nên bỏ đi, không nên cố gắng để giữ. Càng giữ, lại không quản lý tốt hoặc buông lỏng quản lý thì hệ lụy là nảy sinh vấn đề về lợi ích nhóm, thiếu minh bạch, mất lòng tin… Quỹ BOG xăng dầu không đưa ra được nguyên tắc điều tiết minh bạch và việc trích lập cũng khá "tùy hứng", không theo nguyên tắc nào khiến sự bất bình đẳng trong chi sử dụng và trích lập ngày càng cao. Thế nên, cần bỏ quỹ và thay vào đó, nhà nước nên điều hành quản lý bằng công cụ thuế, phí, dự trữ… 

Thành phố Vinh sẽ có bức tượng V.I Lênin bằng đồng nguyên chất nặng 4,5 tấn******

Theo đề xuất của tỉnh U-li-a-nốp, Liên bang Nga, tượng V.I.Lênin sẽ được xây dựng tại thành phố Vinh (Nghệ An). Đồng thời, phía tỉnh U-li-a-nốp đúc tượng V.I.Lênin tại Liên bang Nga và vận chuyển sang lắp đặt tại thành phố Vinh.

Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tượng V.I.Lênin cho tỉnh Nghệ An nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh và góp phần củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Thành phố Vinh sẽ có bức tượng V.I Lênin bằng đồng nguyên chất nặng 4,5 tấn - 1

Khu vực sẽ đặt bức tượng V.I.Lênin tại thành phố Vinh (Ảnh: Phan Nguyễn).

Công trình tượng V.I.Lênin tại thành phố Vinh tượng trưng của tình hữu nghị giữa hai nước Việt - Nga, đồng thời là biểu tượng văn hóa, nghệ thuật, thể hiện tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai tỉnh dành cho nhau.

Đồng thời, công trình tượng V.I.Lênin tạo thêm không gian đẹp và là điểm nhấn cho diện mạo đô thị, khu vực trung tâm của thành phố Vinh.

Hơn thế, từ những hoạt động ngoại giao văn hóa này, hai tỉnh sẽ gắn kết hơn trong các hoạt động hợp tác song phương trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại, y tế, giáo dục và đào tạo, du lịch…

Khuôn viên và bệ đặt tượng V.I.Lênin tại thành phố Vinh đã được UBND thành phố khởi công xây dựng vào tháng 2/2020 và hoàn thành vào tháng 6/2020, với diện tích hơn 1.000m2.

Bệ đặt tượng cao 3m, chất liệu bằng thép; mặt trước khắc dòng chữ bằng tiếng Nga và tiếng Việt "V.I.LÊNIN, 1870-1924"; mặt sau khắc dòng chữ bằng tiếng Nga và tiếng Việt "Biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Nga".

Vị trí khuôn viên đặt tượng ở trung tâm, nơi giao nhau giữa Đại lộ V.I.Lênin và đường Nguyễn Phong Sắc, thành phố Vinh. Khuôn viên có hình tam giác cân (đáy rộng 38m).

Được biết, giai đoạn 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tỉnh U-li-a-nốp chưa bố trí được thời gian, lịch trình cụ thể.

Ngày 16/2/2023, Thống đốc tỉnh U-li-a-nốp có Công thư số 73-G-01/4181 thông báo tượng đã sẵn sàng để vận chuyển từ Liên bang Nga đến tỉnh Nghệ An. Việc đúc và vận chuyển tượng được chính quyền tỉnh U-li-a-nốp thực hiện hết sức chu đáo.

Ngày 10/10/2023, tượng V.I.Lênin cập cảng Hải Phòng và được UBND thành phố Vinh tổ chức vận chuyển về vào ngày 14/11/2023 và đang bảo quản.

Thời gian trên, do lãnh đạo tỉnh U-li-a-nốp chưa sắp xếp được lịch nên chưa tổ chức được đoàn công tác sang thăm, làm việc và khánh thành công trình tượng V.I.Lênin.

Được biết, tỉnh Nghệ An và tỉnh U-li-a-nốp đã thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác từ năm 2007. Thời gian qua, hai bên đã tổ chức một số hoạt động hợp tác như: trao đổi đoàn, giao lưu văn hóa, giáo dục… 

Chính quyền và nhân dân tỉnh U-li-a-nốp đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để tỉnh Nghệ An triển khai xây dựng, khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố U-li-a-nốp, tỉnh U-li-a-nốp vào tháng 6/2017.

Đây là công trình có ý nghĩa hết sức to lớn, thể hiện tình cảm của nhân dân tỉnh Nghệ An, tỉnh U-li-a-nốp và bà con cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại tỉnh U-li-a-nốp đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dự kiến lễ khánh thành công trình tượng V.I.Lênin tại thành phố Vinh sẽ diễn ra vào 15-16/4.

  Xem xét kỷ luật đảng viên liên quan vụ cháy chung cư mini 56 người chết******

Sáng 27/3, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII tổ chức Hội nghị chuyên đề xem xét, cho ý kiến về các nội dung quan trọng. Một trong số đó là việc xem xét, quyết định hình thức kỷ luật với các đảng viên liên quan vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân hồi tháng 9/2023, khiến 56 người tử vong.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết vụ cháy nhà ở nhiều căn hộ tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Ban Thường vụ Quận ủy Thanh Xuân, Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Thanh Xuân đã thành lập các đoàn kiểm tra và đã xem xét, quyết định theo thẩm quyền đối với 6 tổ chức Đảng, 28 đảng viên.

Tại hội nghị hôm nay, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sẽ tiến hành quy trình để kiểm điểm trách nhiệm, xem xét hình thức kỷ luật đảng viên theo thẩm quyền.

Xem xét kỷ luật đảng viên liên quan vụ cháy chung cư mini 56 người chết - 1

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Hội nghị sáng 27/3 (Ảnh: Thanh Hải).

Ngoài ra, hội nghị cũng cho ý kiến với 3 nhóm nội dung khác gồm: Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024 và cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2021-2025 cấp thành phố; Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tổng kết Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, tổng kết 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011-2025), tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020-2025. 

"Những nội dung trình Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố lần này là những nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của thủ đô năm 2024 và những năm tiếp theo", ông Dũng nhấn mạnh. 

Xem xét kỷ luật đảng viên liên quan vụ cháy chung cư mini 56 người chết - 2

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn trình bày báo cáo về nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Ảnh: Thanh Hải).

Về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024 và cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2021-2025 cấp thành phố, Bí thư Hà Nội đề nghị đại biểu tập trung thảo luận các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công thời gian qua.

Đối với nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Dũng nhấn mạnh quan điểm "coi quy hoạch không phải là một sản phẩm mà là một quá trình".

Vì vậy, Thành ủy Hà Nội xác định còn nhiều việc phải làm để tổ chức bổ sung, hoàn thiện quy hoạch thủ đô với chất lượng tốt nhất để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Bí thư Hà Nội đề nghị các đại biểu thảo luận, tham gia ý kiến về một số nội dung để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa quy hoạch, tập trung vào các điểm nghẽn, hạn chế; giải pháp đột phá để khơi thông...

Đêm 12/9, rạng sáng 13/9/2023, trên địa bàn phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội xảy ra vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, khiến 56 người tử vong.

Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh (44 tuổi, chủ chung cư mini nơi xảy ra vụ cháy) về tội Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.

Tối 31/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, ra Quyết định khởi tố bị can đối với 6 bị can là các cán bộ, nguyên cán bộ phường Khương Đình và đội thanh tra xây dựng quận Thanh Xuân. 

Ngày 2/2, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ra thông cáo kiểm điểm trách nhiệm và xem xét xử lý kỷ luật với các tổ chức đảng và 28 đảng viên liên quan vụ cháy trên. 

Các tổ chức đảng bị xem xét kỷ luật gồm: Ban Thường vụ Quận ủy Thanh Xuân, Đảng ủy Công an quận Thanh Xuân, Đảng ủy phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội các nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025.

Cần đề xuất mô hình thị trưởng, thêm nhiều thành phố tự chủ thuộc TPHCM******

Sáng 4/4, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM, chủ trì hội thảo khoa học lấy ý kiến xây dựng đề án xây dựng nền công vụ TPHCM hoạt động hiệu lực, hiệu quả giai đoạn 2024-2030. Hội nghị có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực hành chính công cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.

Mở đầu hội thảo, Chủ tịch TPHCM nhấn mạnh, việc xây dựng một nền công vụ, nền hành chính tiên tiến, phục vụ người dân, kiến tạo phát triển là kim chỉ nam của thành phố hiện nay và thời gian tới. Do đó, địa phương mong muốn học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm trong nước, quốc tế để xác định mô hình về nền công vụ phù hợp.

Cần đề xuất mô hình thị trưởng, thêm nhiều thành phố tự chủ thuộc TPHCM - 1

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM, chủ trì hội nghị (Ảnh: Q.Huy).

"Việc xác định mô hình phải chuẩn hóa lại các quy trình, quy định để vận hành, đi liền với đó là tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, hiện đại hóa nền công vụ và đảm bảo chính sách, điều kiện đi kèm. Đối với đề án này, có những vấn đề luật chưa có, cần đầu tư thêm và kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, cũng có những thứ TPHCM phải tự điều chỉnh", ông Phan Văn Mãi gợi mở.

Cần hạn chế xin - cho

TS Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Nghị quyết 98, nhìn nhận, nền công vụ có 3 cấu phần là thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thực thi công vụ. Nếu thiếu một cấu phần thì nền công vụ không thể hoạt động được.

Về thể chế, vị chuyên gia cho rằng, Nghị quyết 98 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù có ý nghĩa rất quan trọng đối với TPHCM. Chính phủ cần sớm ban hành nghị định mở rộng phân cấp, phân quyền cho thành phố trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước, nhất là 5 lĩnh vực đã được quy định trong Nghị quyết 98.

"Nền công vụ cần phân cấp, phân trách nhiệm, giải trình rõ ràng, hạn chế tới mức tối thiểu cơ chế xin - cho trong bộ máy", ông Trần Du Lịch góp ý. 

Cần đề xuất mô hình thị trưởng, thêm nhiều thành phố tự chủ thuộc TPHCM - 2

TS Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Nghị quyết 98 (Ảnh: Q.Huy).

TS Trần Du Lịch cũng đặt vấn đề về việc nghiên cứu, xây dựng mô hình chính quyền đô thị phù hợp với vị trí, vai trò của TPHCM. Mô hình này cần gắn với việc tổ chức các đô thị trực thuộc TPHCM trong quá trình đô thị hóa 5 huyện.

"Trong tương lai, cần thống nhất việc TPHCM hướng tới việc có nhiều thành phố, đô thị trực thuộc. Mỗi thành phố trực thuộc sẽ là một cấp chính quyền tự chủ. Bộ máy hành chính cấp sở, ngành chủ yếu phục vụ, thanh, kiểm tra công vụ đối với 15 quận nội thành", TS Trần Du Lịch góp ý.

Ông Trần Du Lịch cũng nhấn mạnh về việc không cào bằng các đô thị tự chủ sẽ giúp từng nơi mới có động lực phát triển. Việc không cào bằng về tổ chức, biên chế cũng cần áp dụng đối với tổ chức nhân sự từng phường, từng đơn vị hành chính.

Chủ tịch Hội đồng tư vấn Nghị quyết 98 cũng phân tích, bản nghị quyết này vẫn có phần dang dở trong việc huy động tài chính. Ông cho rằng, nếu không có dư địa để chính quyền huy động nguồn lực thì những thế mạnh của địa phương không thể phát huy.

"Cần nghiên cứu tăng quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch UBND TPHCM, có thể gần giống vai trò, mô hình thị trưởng ở các nước. Đồng thời, vai trò của sở, ngành trong chức năng quản lý Nhà nước cần được nâng cao, thay vì chỉ là cơ quan tham mưu, giúp việc như hiện nay", ông Lịch góp ý cho đề án.

Đề án mang tính chiến lược quốc gia

GS - TS Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana (Mỹ), nhìn nhận, TPHCM luôn đóng vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước. Đầu tàu khỏe sẽ kéo cả nước đi lên, đầu tàu yếu sẽ khiến cả nước bị ảnh hưởng.

"Động cơ để đầu tàu này hoạt động chính là nền công vụ. Do đó, nền công vụ của TPHCM có tầm quan trọng không chỉ cho địa phương này mà cho cả nước. Đây là bản đề án có tính chiến lược quốc gia", GS Trần Ngọc Anh bày tỏ.

Cần đề xuất mô hình thị trưởng, thêm nhiều thành phố tự chủ thuộc TPHCM - 3

GS - TS Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana (Mỹ), đóng góp ý kiến qua hình thức trực tuyến (Ảnh: Q.Huy).

Vị chuyên gia chia sẻ về một nghiên cứu mới được thực hiện về mức độ tăng trưởng các nước và chỉ số quản trị, chỉ số nền công vụ. Cụ thể, các nước thoát được bẫy thu nhập trung bình trong 25 năm qua đều có chỉ số quản trị, chỉ số nền công vụ cao hơn các nước đang vướng bẫy thu nhập trung bình và nước nghèo.

"Việt Nam đã thoát khỏi bẫy thu nhập thấp và đang ở trong bẫy thu nhập trung bình. Để thoát được bẫy, đạt mục tiêu trở thành nước thu nhập cao, nước công nghiệp vào năm 2045, một bệ phóng về mặt quản trị là điều cần thiết", GS Trần Ngọc Anh phân tích.

Vị chuyên gia cũng làm rõ, nền công vụ của TPHCM và cả nước đang có 3 thách thức cần giải quyết. Đầu tiên là thu nhập của công chức, viên chức không đủ sống; tính giải trình trong bộ máy của từng đơn vị, từng cán bộ còn hạn chế; môi trường pháp lý còn nhiều cản trở.

"Nếu không giải quyết được 3 thách thức này sẽ không xây dựng được nền công vụ hiệu lực, hiệu quả. TPHCM không thể tự mình làm mà cần sự vào cuộc của Trung ương, đây là điểm mấu chốt", GS Ngọc Anh lưu ý.

Về giải pháp, vị giáo sư của Đại học Indiana đưa ra phương án từng địa phương cần được giao quyền về lương, biên chế, tạo nguồn thu để có thêm thu nhập cho đội ngũ. Khi giao việc cho từng chuyên viên, các đơn vị cần đánh giá theo từng tháng, từng quý, lấy sự hài lòng của người dân để đánh giá, nâng cao trách nhiệm giải trình.

Về vấn đề pháp lý, Trung ương và địa phương cần có cơ quan giải nghĩa pháp luật. Hiện tại, do còn nhiều điểm mờ trong các quy định pháp luật, các lãnh đạo, cán bộ rất khó quyết định.

"Kinh nghiệm quốc tế là khi thí điểm các sáng tạo, người thực hiện thí điểm không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cần có cơ chế để luật hóa vấn đề này", GS Trần Ngọc Anh nêu giải pháp.

Bỏ phố về quê làm du lịch cộng đồng******

Mong muốn được đóng góp sức trẻ

Sau khi tốt nghiệp THPT, năm 2019, Trần Quốc Vinh (hiện 26 tuổi), ngụ tại ấp Cồn Chim, xã Hòa Minh, H.Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, đã tham gia vào Tổ hợp tác du lịch cộng đồng Cồn Chim với mong muốn được đóng góp sức trẻ cho sự phát triển của quê hương.

Bỏ phố về quê làm du lịch cộng đồng- Ảnh 1.

Vinh Vinh (bìa phải) làm du lịch cộng đồng tại địa phương làm du lịch cộng đồng tại địa phương

Ảnh: NVCC

Thời gian đầu, Vinh được lãnh đạo địa phương cho đi học ở những lớp ngắn hạn, tham gia các khóa huấn luyện khởi nghiệp chuyên sâu để học hỏi, tích lũy kiến thức làm du lịch. Sau đó, Vinh hỗ trợ chia sẻ, truyền đạt lại kiến thức đã học được cho bà con.

Vinh cùng các thành viên trong tổ hợp tác xây dựng nên hệ thống du lịch tại Cồn Chim với tổng cộng hơn 10 địa điểm để du khách chọn lựa, khám phá.

Nhờ sinh ra ở Cồn Chim nên khi bắt tay làm du lịch cộng đồng, Vinh cũng gặp được nhiều thuận lợi. "Mình hiểu được khí hậu, thổ nhưỡng cảnh vật ở quê đẹp như thế nào nên có thể truyền tải hết thông tin cho khách. Ngược lại, mình cũng thu thập những ý kiến đóng góp của khách gửi tới các hộ dân để họ thay đổi, giúp sản phẩm du lịch ngày càng tốt hơn", Vinh chia sẻ.

Trung bình mỗi tháng, Vinh "kéo" hàng trăm khách đến với Cồn Chim. Cũng nhờ thế 13 hộ dân trong Tổ hợp tác du lịch cộng đồng Cồn Chim cũng có thêm việc làm, tăng thu nhập.

Là hộ dân tham gia vào Tổ hợp tác du lịch cộng đồng Cồn Chim, bà Nguyễn Thị Bích Vân, cũng chăm chút, sơn lại những mảng tường bong tróc, trồng thêm hoa tươi, cây xanh để khách lưu trú qua đêm. "Từ khi có hoạt động du lịch, không khí ở quê nhộn nhịp, bà con háo hức. Nhờ các bạn trẻ mà khách biết đến Cồn Chim, chúng tôi cũng có thêm thu nhập", bà Vân chia sẻ.

Bỏ phố về quê làm du lịch cộng đồng- Ảnh 2.

Du khách vui chơi tại Cồn Chim

Ảnh: QUỐC VINH

Để nét đẹp Cồn Chim được nhiều người biết đến, Vinh cùng các bạn trẻ ở quê còn quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch qua các trang mạng xã hội.

Là người đưa mô hình du lịch cộng đồng về Cồn Chim, tiến sĩ Tạ Duy Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch TP.HCM, cho hay Vinh và các bạn trẻ khác ở đây tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng với nhiều vai trò khác nhau như: hướng dẫn viên du lịch, sáng tạo và triển khai các trải nghiệm du lịch...

"Các bạn trẻ tại Cồn Chim là nhân tố làm cho mô hình du lịch cộng đồng thêm sức sống và sinh động. Chính sự xuất hiện của họ đã gia tăng tính sáng tạo, trách nhiệm và tinh thần khởi nghiệp du lịch cho người dân địa phương", tiến sĩ Tạ Duy Linh nói.

Ông Nguyễn Tấn Thành, Trưởng ấp Cồn Chim, cho hay từ khi có mô hình du lịch cộng đồng, bà con có nhiều khởi sắc từ tinh thần đến kinh tế.

"Nhờ mô hình du lịch cộng đồng mà bà con không còn tha hương cầu thực hay bị thương lái ép giá mỗi khi đến mùa thu hoạch. Bởi họ đã tận dụng những sản vật chính tay nuôi trồng như: lúa, tôm, gà, vịt, dừa... để chế biến thành nhiều món ngon đãi khách, từ đó giúp tăng thêm giá trị kinh tế. Trung bình mỗi hộ dân trong Tổ hợp tác du lịch cộng đồng Cồn Chim kiếm được từ 10 - 15 triệu đồng/tháng", ông Thành nói và cho biết từ khi bà con được tiếp xúc, nói chuyện nhiều với khách, sẽ mở mang thêm kiến thức, giao tiếp cũng cải thiện, tự tin hơn.

Giúp người dân có thêm thu nhập

Hai bạn trẻ Trần Đại Cương và Trần Thị Hằng (cùng 23 tuổi) cũng bỏ phố về quê xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại hồ Ghềnh Chè (xã Bình Sơn, TP.Sông Công, tỉnh Thái Nguyên). Để có kinh phí thực hiện, Cương, Hằng cùng với 16 hộ dân tại địa phương thành lập hợp tác xã (HTX) du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè.

Bỏ phố về quê làm du lịch cộng đồng- Ảnh 3.

Hồ Ghềnh Chè nhìn từ trên cao

Ảnh: NVCC

"Hồ Ghềnh Chè có cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, tiềm năng để phát triển du lịch xanh với các trải nghiệm sinh tồn", Cương cho biết.

Tận dụng mảnh đất tại gia có diện tích gần 1 ha cạnh hồ Ghềnh Chè, Cương dựng 2 nhà sàn, 5 homestay phục vụ khách đến lưu trú ăn uống, 5 chiếc thuyền chở khách đi tham quan cảnh đẹp, cùng nhiều chương trình team building như: chèo SUP, câu cá… ở hồ Ghềnh Chè. Cùng các tour hoạt động trải nghiệm cắm trại trên đảo hoang, tham quan và mua sắm trà hữu cơ ở các đồi chè do người bản địa sản xuất.

"Tất cả những dịch vụ trên đều do người dân là thành viên HTX đảm trách. Trước đó, mình cũng chỉ dẫn bà con cách đón tiếp khách và cải tạo cảnh quan, làm nhiều địa điểm check-in. Họ còn được đi tập huấn về du lịch cộng đồng và tham quan nhiều mô hình đã thành công trước đó để đúc kết kinh nghiệm…", Cương kể và cho biết trung bình mỗi tháng lượng khách đến hồ Ghềnh Chè hơn 1.000 lượt, người dân kiếm được gần 10 triệu đồng từ các dịch vụ du lịch.

Bà Vũ Thị Thu Hương, Phó chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, cho hay những bạn trẻ như Cương và Hằng đã tiên phong mở ra các chương trình du lịch tại hồ Ghềnh Chè. Từng là nơi không ai biết đến, nay hồ Ghềnh Chè thu hút hơn 1.000 lượt khách/tháng.

"Cách đây 3 năm không ai biết đến hồ Ghềnh Chè nhưng khi các bạn trẻ về thành lập HTX du lịch cộng đồng và sau bao khó khăn, gian nan thì giờ cũng hưởng được thành quả. Vào đầu tháng 10.2023, HTX du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè đã được UBND tỉnh Thái Nguyên ký quyết định công nhận là điểm du lịch cộng đồng cấp tỉnh", bà Hương nói.

Kết nối đồng bộ các nguồn lực

Tiến sĩ Tạ Duy Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch, cho hay để phát triển du lịch cộng đồng cần chú trọng đến tính bản sắc và chuyển tải sinh động các giá trị văn hóa, sinh kế, nét đẹp hằng ngày một cách chân thật và gần gũi...Cũng theo tiến sĩ Linh sản phẩm du lịch cộng đồng tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng phải tinh tế và có điểm nhấn, để lại ấn tượng sâu sắc cho du khách. Kết nối và tích hợp giá trị của các nguồn lực (tài nguyên, nhân lực, chính sách, thị trường, công nghệ) một cách nhịp nhàng, đồng bộ. Đồng thời tăng cường tinh thần tự lực, tự chủ của các hộ gia đình để xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch chất lượng, sáng tạo, hấp dẫn, độc đáo.

Người phụ nữ mất tích sau khi gửi 2 con ở nhà ngoại******

Tối 8/4, chị Cao Thị H. (trú xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) cho phóng viên Dân tríbiết đã báo cáo sự việc em dâu mình là chị T. mất tích, nhờ công an xã tìm kiếm.

Theo chị H., ngày 1/4, nghe tin mẹ ruột bị tai nạn, chị T. xin phép bố mẹ chồng đưa 2 con nhỏ (cháu lớn 3 tuổi, cháu nhỏ 7 tháng tuổi) về thăm nhà ngoại.

"Khoảng 9h ngày 6/4, T. gửi 2 con nhỏ nhờ ông bà ngoại trông rồi nói qua xã Quỳnh Thạch và Quỳnh Thanh thăm bạn. Quá trưa, gia đình không thấy về nên gọi điện, T. bảo khoảng 1 tiếng nữa về tới nhà. Tuy nhiên, đến 14h cùng ngày không thấy con gái về, mẹ ruột tiếp tục điện thoại thì không liên lạc được", chị H. chia sẻ.

Người phụ nữ mất tích sau khi gửi 2 con ở nhà ngoại - 1

Chị T. mất liên lạc với gia đình đã 3 ngày (Ảnh gia đình cung cấp).

Cũng theo chị H., đã 3 ngày trôi qua, gia đình tìm kiếm nhưng chưa có thông tin gì. Khi người thân dùng số điện thoại lạ liên lạc vào số của chị T., có tiếng người đàn ông nghe máy.

"Qua điện thoại, tôi có nghe giọng một người đàn ông rồi họ tắt máy. Trước khi mất tích, T. không có biểu hiện gì bất thường", chị H. nói.

Đại diện Công an xã Quỳnh Đôi cho biết đã nhận được trình báo của gia đình chị H.

"Chính quyền địa phương đang phối hợp với gia đình tìm kiếm chị T.", cán bộ Công an xã Quỳnh Đôi cho biết.

Chị T. có chồng là anh Bùi Văn N. (trú xóm Đồng Minh, xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An). Anh N. đang đi lao động ở nước ngoài.

Hầm xuyên núi cao tốc Bắc******

Ngày 3/4, Ban Quản lý dự án (QLDA) 85 thuộc Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ thông hầm Sơn Triệu, thuộc gói thầu 11-XL, dự án thành phần đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh.

Theo Ban QLDA 85, hầm Sơn Triệu được thi công từ ngày 1/11/2023, có chiều dài 960m, trong đó bao gồm quảng trường hai cửa hầm và các ống hầm. Tuyến hầm vượt qua núi Sơn Triệu thuộc địa phận phường Nhơn Hòa (thị xã An Nhơn) và xã Phước An (huyện Tuy Phước).

Hầm xuyên núi cao tốc Bắc - Nam qua Bình Định thông sớm 1 tháng - 1

Phía trên hầm có trụ điện nên việc thi công gặp khó khăn (Ảnh: Bình Định).

Ống hầm phải có chiều dài 535m, ống hầm trái có chiều dài 600m. Mỗi ống hầm được xây dựng 3 làn xe, tốc độ thiết kế 120km/h. Tổng giá trị hạng mục trên 765 tỷ đồng.

Hầm Sơn Triệu là một hạng mục quan trọng nằm trong gói thầu 11-XL thuộc dự án thành phần đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh, thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025 với tổng chiều dài tuyến gần 62km.

Trong đó, chiều dài qua địa bàn tỉnh Bình Định gần 20km, qua địa bàn tỉnh Phú Yên khoảng 42km.

Hầm xuyên núi cao tốc Bắc - Nam qua Bình Định thông sớm 1 tháng - 2

Hầm Sơn Triệu thông sớm 1 tháng, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công dự án (Ảnh: Doãn Công).

Tổng mức đầu tư toàn tuyến hơn 14.800 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hơn 1.154 tỷ đồng.

Dự án bao gồm 3 gói thầu, đến nay, các nhà thầu đã triển khai đồng loạt trên toàn bộ tuyến, lũy kế giá trị sản lượng 3.101/11.529 tỷ đồng, đạt gần 27%.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Ban QLDA 85, cho biết việc thông hầm sớm hơn 1 tháng tạo động lực để đẩy nhanh tiến độ dự án, giúp các nhà thầu có thêm thời gian luân chuyển máy móc, thiết bị, đáp ứng công tác điều phối vật liệu từ cửa bắc sang cửa nam của hầm.

Các đơn vị thi công đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đưa vào khai thác hầm Sơn Triệu vào tháng 9/2025, rút ngắn tiến độ 3 tháng so với hợp đồng theo đúng chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải.

(phóng viên nhật báo Quảng Minh Công Không Duy Phan Cao Minh)

[Biên tập viên:Sơn Đinh]

Bản quyền và tuyên bố từ chối trách nhiệm của News Network

1. Văn bản, hình ảnh và các bản thảo khác được in lại trên trang web này nhằm mục đích phổ biến những thông tin hữu ích đến công chúng và không nhằm mục đích thu lợi nhuận. Việc in lại bản thảo không có nghĩa là đồng ý với quan điểm của nó hoặc xác nhận tính xác thực của nội dung nó . Trang web này không có bất kỳ hình thức đảm bảo khoa học nào về sự an toàn, mức độ nghiêm trọng, v.v. Nếu các phương tiện, mạng hoặc cá nhân khác tải xuống và sử dụng nó từ trang web này, họ sẽ chịu trách nhiệm về bản quyền và các trách nhiệm pháp lý khác.

2. Tất cả các văn bản, hình ảnh, bản thảo âm thanh và video trên trang web này được đánh dấu bằng "Nguồn: Mạng tin tức Nam Xương" là nội dung gốc của trang web này và bản quyền thuộc về "Mạng tin tức Nam Xương". Không có phương tiện truyền thông, trang web hoặc cá nhân nào không được phép sao chép, liên kết, đăng lại hoặc sao chép khác mà không có sự cho phép của thỏa thuận trang web này. Bản quyền nội dung gốc trên trang web này thuộc về trang web này và nội dung này là quan điểm cá nhân của tác giả. Trang web này chỉ mang tính chất tham khảo và không cấu thành bất kỳ mục đích thương mại hoặc gợi ý ứng dụng nào. Các phương tiện truyền thông và trang web đã được thỏa thuận trang web này cho phép phải ghi rõ nguồn gốc của bản thảo khi tải xuống và sử dụng: "Mạng tin tức Nam Xương". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước trang web này.

3. Bản quyền của tất cả các bài viết, hình ảnh, âm thanh, tệp video và các tài liệu khác được sao chép trên trang web này thuộc về chủ sở hữu bản quyền. Các bài viết và hình ảnh không phải là bản gốc được sử dụng trên trang web này không thể được chia sẻ riêng với chủ sở hữu bản quyền. một. Liên hệ với chúng tôi. Nếu tác giả hoặc biên tập viên của bản thảo được sao chép trên trang web này tin rằng tác phẩm của mình không phù hợp để xem trực tuyến hoặc không nên được sử dụng miễn phí, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua email ([email protected]. cn) hoặc điện thoại (0791-86865371, 0791-86865387) thông báo cho website này, website này sẽ nhanh chóng có biện pháp phù hợp để tránh những tổn thất kinh tế không đáng có cho cả hai bên.

4. Đối với các bài viết, hình ảnh và các tài liệu khác đã được chủ sở hữu bản quyền cho phép sử dụng độc quyền các tài liệu được cung cấp cho trang này, nếu bạn cần in lại và sử dụng chúng, bạn phải được sự đồng ý của trang web này và bản quyền người sở hữu.

< cài đặt
+ - 正文字号