Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

wstar77 minigame_bet88 kiếm tiền tỷ

2024-06-03 10:16:56 tác giả:Long Hồng nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Phòng giao dịch ngân hàng bốc cháy giữa đêm khuya******

Sáng 6/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ, cứu nạn (Công an tỉnh Quảng Trị) cho biết khoảng 1h cùng ngày, lực lượng của đơn vị đã dập tắt đám cháy xảy ra tại một chi nhánh ngân hàng trên địa bàn thị xã Quảng Trị.

Phòng giao dịch ngân hàng bốc cháy giữa đêm khuya - 1

Vụ hỏa hoạn xảy ra lúc đêm khuya (Ảnh: Nhật Anh).

Vụ hỏa hoạn xảy ra vào đêm khuya ngày 5/4, tại phòng giao dịch chi nhánh một ngân hàng, đóng tại thị xã Quảng Trị. Ngọn lửa bốc lên rồi nhanh chóng bao trùm tầng 1 tòa nhà.

Phòng giao dịch ngân hàng bốc cháy giữa đêm khuya - 2

Lực lượng chức năng điều động lực lượng và phương tiện dập lửa (Ảnh: Nhật Anh).

Nhận tin báo, lực lượng chức năng đã điều động 3 xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường triển khai công tác chữa cháy, ngăn cháy lan ra các hộ xung quanh.

Vụ hỏa hoạn sau đó được khống chế, không gây thiệt hại về người. Các thiệt hại khác và nguyên nhân đang được cơ quan chức năng làm rõ.

Đánh giá cán bộ bằng "thước đo về sự ngay thẳng"******
Đánh giá cán bộ bằng thước đo về sự ngay thẳng - 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Quang Phúc).

Trong số các khuyết điểm có việc kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc.

Tác dụng kép

Điều 4 Nghị định 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc minh bạch tài sản, thu nhập quy định: Mục đích của việc kê khai tài sản, thu nhập là để cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết được tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai nhằm minh bạch tài sản, thu nhập của người đó; phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức góp phần phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng.

Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm tự kê khai các thông tin theo quy định tại mẫu Bản kê khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ đối với nội dung kê khai.

Thông thường, hành vi tham nhũng là để thỏa mãn lòng tham về của cải, vật chất. Bởi vậy, việc kê khai tài sản là để xác minh tính minh bạch đối với nguồn tài sản mà cán bộ đang nắm giữ, một trong các giải pháp để có thể phát hiện cán bộ có tham ô, tham nhũng hay không.

Bên cạnh việc phòng ngừa tham nhũng thì việc kê khai tài sản cũng chính là một cách bảo vệ sự trong sạch của cán bộ khi họ có khối tài sản minh bạch, nguồn thu nhập chính đáng. Cán bộ cũng có ý thức giữ mình hơn khi việc kê khai và xác minh tài sản được thực hiện nghiêm túc, công tâm.

Theo Luật Phòng, chống tham nhũng (năm 2018), người kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử. Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến…

Thước đo về "lòng ngay dạ thẳng"

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, từ ngày 8/2/2022 đến ngày 30/4/2023, có hơn 13.000 người đã được xác minh tài sản, thu nhập, trong số này có 54 người bị xử lý do không trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm.

Điển hình là trường hợp Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ.

Tại Hội nghị Trung ương 8 (từ ngày 2 đến ngày 8/10/2023), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Đức Thọ do "kê khai, giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, không đầy đủ, không đúng quy định". Dĩ nhiên, người cán bộ từng thuộc hàng ngũ lãnh đạo tầm chiến lược này có lý do để gian dối trong việc kê khai tài sản.

Ngày 14/12/2023, do hành vi "lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" ông Thọ đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

Tuy nhiên, không nhiều trường hợp gian dối trong kê khai tài sản bị phát hiện qua việc kiểm tra, xác minh thông thường. Phần lớn là khi cán bộ bị xử lý kỷ luật, bị điều tra hình sự thì hành vi thiếu ngay thẳng trước đó mới bị đưa ra ánh sáng.

Một số hạn chế, bất cập trong thực thi Nghị định 78/2013/NĐ-CP khiến việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, viên chức, đảng viên chưa đạt mục đích và đáp ứng sự kỳ vọng của Đảng, Chính phủ và nhân dân.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là khâu kiểm tra, xác minh, đánh giá, kết luận của bộ phận chức năng về việc kê khai bị bỏ ngỏ. Số liệu, thông tin kê khai tài sản gần như là "đường một chiều", chủ yếu dựa vào ý thức tự giác của người kê khai.

Số người được kiểm tra, xác minh về nguồn gốc tài sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng khổng lồ các bản kê khai.

Khi đóng góp ý kiến với Đảng, Quốc hội, Chính phủ về các biện pháp phòng, chống tham nhũng và lựa chọn cán bộ, nhiều chuyên gia, đảng viên lão thành, cử tri đề xuất: Để việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản phát huy hiệu quả thì cần thực hiện sâu sát Chỉ thị 33-CT/TW năm 2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản và Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong đó nhấn mạnh tới cách thức hạn chế hành vi kê khai tài sản không trung thực.

Cụ thể, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước về kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản, để uốn nắn, xử lý kịp thời những vi phạm; xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định, thậm chí tịch thu tài sản, thu nhập không được chứng minh về nguồn gốc chính đáng.

Trong bối cảnh việc kiểm tra, xác minh kê khai tài sản, thu nhập còn nhiều hạn chế thì tính trung thực của cán bộ, đảng viên trong việc tự kê khai càng được đề cao. Cán bộ càng nắm giữ vị trí quan trọng càng phải nêu gương về sự minh bạch đối với nguồn tài sản mà mình đang nắm giữ.

Không gian dối trong việc kê khai và giải trình về nguồn gốc tài sản chính là thước đo đơn giản và rõ ràng về "lòng ngay dạ thẳng" của cán bộ, đảng viên. Ngược lại, những người thiếu trung thực trong kê khai thì phải được xem là không có đủ phẩm chất đạo đức để đứng trong bộ máy của Đảng, Nhà nước chứ chưa nói đến việc được lựa chọn vào hàng ngũ cán bộ tầm chiến lược.

Nếu để lọt vào đội hình tinh hoa của Đảng những người thiếu ngay thẳng từ hành vi rất cơ bản là kê khai tài sản thì sự nghiệp cách mạng chẳng những bị tổn hại nặng nề mà uy tín của Đảng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Không coi việc kê khai tài sản, thu nhập là "thủ tục hình thức", "đến hẹn lại lên" mà nghiêm túc thực hiện chính là bước đầu tiên nhưng rất quan trọng trong việc phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực và củng cố phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên. Các vụ việc Việt Á, "Chuyến bay giải cứu", FLC, Vạn Thịnh Phát, SCB, Phúc Sơn… một lần nữa cho thấy rằng không ít cán bộ, kể cả lãnh đạo cấp cao, cán bộ tầm chiến lược, nếu tránh được "những viên đạn bọc đường" thì vẫn có thể gục ngã bởi "những viên đạn bọc rất nhiều đường".

Còn nếu việc kiểm tra, xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên được thực hiện có hiệu quả thì những dấu hiệu bất thường về sự "giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc" sẽ bị phát lộ trước khi cơ quan điều tra phải tốn biết bao thời gian, công sức để lần ra những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đương sự.

Hạ viện Mỹ cấm nhân viên sử dụng chatbot Copilot của Microsoft******

Trưởng văn phòng hành chính quản trị Hạ viện Mỹ Catherine Szpindor đã đưa ra hướng dẫn chung cho các văn phòng quốc hội, yêu cầu không sử dụng ứng dụng Copilot của Microsoft. Copilot là nền tảng sử dụng AI để tương tác với người dùng, có thể trò chuyện và trả lời câu hỏi bằng văn bản (còn gọi là chatbot), tương tự như ChatGPT của hãng OpenAI.

Hạ viện Mỹ cấm nhân viên sử dụng chatbot Copilot của Microsoft- Ảnh 1.

Logo Microsoft

REUTERS

"Ứng dụng Copilot của Microsoft đã bị Văn phòng An ninh mạng coi là rủi ro cho người sử dụng do mối đe dọa rò rỉ dữ liệu Hạ viện cho các dịch vụ đám mây không thuộc Hạ viện phê duyệt", trang Axiostrích từ thông báo cho biết, nói thêm rằng ứng dụng sẽ bị gỡ và chặn trên toàn bộ thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows của Hạ viện.

Văn phòng của bà Szpindor nói rằng hướng dẫn trên áp dụng cho "phiên bản thương mại" của ứng dụng Copilot nhưng văn phòng cũng sẽ đánh giá phiên bản cho chính phủ khi nó được triển khai.

Microsoft đã tung ra các phiên bản miễn phí và có tính phí của Copilot, cùng nhiều lựa chọn tính phí cho doanh nghiệp. Các phiên bản tính phí có thể làm việc trực tiếp trong các ứng dụng văn phòng như World, Excel, Outlook và PowerPoint.

Đây là động thái quản lý mới nhất của chính quyền liên bang Mỹ trong khi họ tìm cách soạn thảo quy định đối với công nghệ đang thịnh hành này. Hồi tháng 6.2023, Hạ viện Mỹ cũng hạn chế nhân viên sử dụng ChatGPT, chỉ cho dùng phiên bản trả phí và cấm sử dụng bản miễn phí của ứng dụng.

Trong một tuyên bố, phía Microsoft thừa nhận yêu cầu an ninh cao hơn của những người sử dụng phía chính phủ đối với dữ liệu và cho hay công ty đã công bố lộ trình để điều chỉnh các công cụ phù hợp với định hướng của chính phủ, giải quyết những lo ngại về an ninh.

Các ứng dụng như Copilot hay ChatGPT sử dụng lượng lớn dữ liệu để "học" và đã có những lo ngại về vấn đề bản quyền, bảo mật dữ liệu khi các ứng dụng này xuất hiện. Theo Axios, nhiều doanh nghiệp đang mua các phiên bản trả phí nhưng với điều kiện là dữ liệu sẽ không được sử dụng để huấn luyện cho các mô hình AI trong tương lai vì nguy cơ rò rỉ dữ liệu.

7 công nhân chết ở Yên Bái: Một người dùng cán chổi chọc rơle làm máy chạy******

Chiều 26/4, nguồn tin của phóng viên Dân trícho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Yên Bái vừa có kết quả điều tra ban đầu về vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Nội dung nêu rõ: Khoảng hơn 12h ngày 22/4, sau giờ nghỉ trưa, anh Lê Mạnh C. (SN 1979, trú huyện Yên Bình), là trưởng ca sản xuất phân xưởng thành phẩm, cùng anh Nông Văn T. (SN 1995) và 8 người khác đều là công nhân Nhà máy xi măng Yên Bái, vận chuyển vật liệu vào bên trong máy nghiền xi măng số 3 (máy nghiền bi) để sửa chữa, thay tấm lót.

7 công nhân chết ở Yên Bái: Một người dùng cán chổi chọc rơle làm máy chạy - 1

Ông Trần Mạnh Hùng, người dùng cán chổi chọc vào rơle đóng điện trên máy cắt, khởi động máy nghiền số 3, khiến 7 người chết (Ảnh: Công an cung cấp).

Lúc này, anh C. không tiến hành cắt điện theo quy trình sửa chữa.

Đến 12h49 cùng ngày, chị Nguyễn Thị Tính (SN 1984, trú huyện Yên Bình), là nhân viên phòng điều khiển trung tâm, quan sát qua màn hình camera phát hiện anh T. cùng một số người đang ngồi trên máy nghiền số 3, nên biết là số công nhân này đang sửa chữa máy nghiền.

Tiếp đó, chị Tính thấy màn hình máy tính thấy vẫn có nguồn điện vào máy nghiền số 3 nên gọi điện cho anh T. thông báo là máy vẫn có điện và đề nghị cắt điện đi.

Một lúc sau, thấy máy nghiền số 3 vẫn có điện nên chị Tính liên lạc qua bộ đàm cho anh C. bảo "sao không cắt điện đi" thì anh C. cho biết "anh cắt điện biến trở rồi". 

7 công nhân chết ở Yên Bái: Một người dùng cán chổi chọc rơle làm máy chạy - 2

Toàn cảnh nhà máy xảy ra sự cố (Ảnh: Minh Chiến).

Đến khoảng 13h cùng ngày, anh C.gọi điện cho anh Vũ Xuân Toán (SN 1979, trú huyện Yên Bình), là trưởng ca sản xuất phân xưởng, đề nghị anh Toán nhờ báo người trực buồng Gió nóng, Trạm phân phối điện 6KV để cắt nguồn điện của máy nghiền số 3.

Anh Toán sau đó báo qua bộ đàm cho anh Nguyễn Anh Tuấn (SN 1982, trú huyện Yên Bình), là công nhân trực buồng Gió nóng. Sau đó anh Tuấn đi đến máy cắt điện của máy nghiền số 3, dùng tay quay để kéo máy cắt ra nhưng không kéo được.

Sau đó, anh Tuấn gọi qua bộ đàm cho anh Toán nói là bị kẹt, không kéo được và bảo anh Toán đi tìm thợ điện đến sửa.

7 công nhân chết ở Yên Bái: Một người dùng cán chổi chọc rơle làm máy chạy - 3

Chiếc máy nghiền hoạt động khiến 7 công nhân tử vong (Ảnh: Văn Yên).

Lúc này, Trần Mạnh Hùng (SN 1980, trú thành phố Yên Bái), là nhân viên cân băng liệu đang làm việc ở đó cũng nghe thấy, liền đi sang máy nghiền, thấy anh Toán đi xe máy vào buồng Gió nóng nên Hùng đi theo.

Anh Toán đi đến chỗ trước máy cắt của máy nghiền số 3 và dùng tay quay để kéo máy cắt nhưng không được. Anh Toán đã ngắt Aptomat nối với trung tâm điều khiển rồi đi tìm thợ điện.

Lúc này chỉ còn Hùng và anh Tuấn ở lại, Hùng đã lấy tay quay để kéo mắy cắt nhưng không được nên Hùng lấy một đoạn cán chổi dài khoảng 80cm có sẵn ở đó chọc vào rơle đóng điện trên máy cắt, khởi động máy nghiền số 3, dẫn đến máy nghiền số 3 quay.

Lúc này, anh Tuấn nghe thấy tiếng đóng rơle, đồng thời nghe có người nói qua bộ đàm bảo cắt điện máy nghiền số 3 nên anh Tuấn dùng luôn cán chổi mà Hùng vừa cầm để đóng rơle ngắt điện máy nghiền số 3.

Hậu quả khiến 7 người đang ở bên trong máy nghiền bị tử vong, 3 người ngồi ở trên máy nghiền bị hất văng xuống đất và bị thương, được đưa đi cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái.

Ngày 23/4, Công an tỉnh Yên Bái đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về an toàn lao động tại Nhà máy xi măng Yên Bái thuộc Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc để xử lý theo quy định.

Theo nguồn tin của phóng viên, thông báo nêu trên đã được gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư******

3 lần trốn thoát cảnh bắt vợ

Cô gái trong câu chuyện trên là Sùng Thị Sơ, (22 tuổi, dân tộc Mông, ở xã Hồng Ca, H.Trấn Yên, Yên Bái). Cô đang là sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 1.

Ít ai biết, Sơ (ngoài cùng bên trái) này từng 3 lần thoát khỏi cảnh bắt vợ

NVCC

Tục bắt hay kéo vợ của người H'Mông là nghi lễ trước khi kết hôn của các cặp đôi yêu nhau. Tuy nhiên, không ít người đã lợi dụng phong tục này để "bắt" cô gái về làm vợ khi chưa có sự đồng ý. Cô gái này đã 3 lần trở thành nạn nhân của tục lệ này.

Năm cô học lớp 8, khi đang đi chơi tết với em gái bỗng bị kéo về nhà người ta. Chuyện này xảy ra quá nhanh nên Sơ không kịp phản ứng. May mắn, em gái khóc lên nên mọi người xung quanh đã can ngăn.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 2.

Cô gái luôn lạc quan vượt qua khó khăn

NVCC

Lần thứ hai, khi cô học lớp 10, cô tiếp tục bị bắt bởi một người không quen biết trước hôm nhập học một ngày.

Lần thứ ba, khi chuẩn bị thi THPT Quốc gia cũng là lúc nhiều địa phương giãn cách do dịch Covid-19. Do ôn thi nên Sơ đã ở nhà một mình thay vì đi làm nương cùng bố mẹ. Chiều tối, hai người lạ ở làng khác đã đến rủ đi chơi nhưng cô đã từ chối. Không được đồng ý, họ liền cưỡng chế kéo cô đi. Bị kẹp giữa trên xe, cô gái không thể vùng vẫy, phản kháng.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 3.

Cô gái đạt nhiều thành tích cao trong học tập

NVCC

Ngay tối hôm đó, cô đã bị cưỡng ép, bắt ngủ với đối phương. Sơ biết rằng bị bắt rồi sẽ khó trốn về nhà nhưng vẫn quyết tâm trốn, không thể ở với người khác.

"Sáng hôm sau, mình lấy cớ gọi điện cho trường lấy lịch thi và lén gọi điện cầu cứu bố mẹ. May mắn, bố mình đã thuyết phục được người ta đưa về. Dù đã về nhà an toàn nhưng gia đình đối phương và những người xung quanh vẫn bàn tán, mong được cưới họ. Mình rất biết ơn bố mẹ vì đã mặc kệ những lời góp ý xung quanh", cô chia sẻ.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 4.

Cô luôn khát khao được đi học, được thay đổi cuộc sống

NCC

Từ nhỏ, Sơ đã chứng kiến nhiều gia đình không hạnh phúc. Khi lớn lên, cô chứng kiến nhiều bạn trẻ lấy chồng rất sớm đều bỏ chồng hoặc ngược lại. Nuôi thêm 2 - 3 người con khiến cuộc sống của những bạn đó rất cực khổ. Dù muốn tìm được sự giúp đỡ của người khác nhưng họ không có ai để chia sẻ, thậm chí không nói được tiếng phổ thông. Hành trình thoát khỏi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc dường như không có lối thoát.

Cô quyết tâm trở thành luật sư vì bản thân muốn được bảo vệ chính mình. Cô từng 3 lần bị bắt vợ nên đủ nhận thức rằng đó không phải là mong muốn của mình. Cô sẽ không thể lay chuyển được ai nếu chính mình không thay đổi, không chịu học hỏi và không có ước mơ.

Hiện cô đã bảo vệ xong khóa luận và đang trong quá trình xét tốt nghiệp. Cô tin một khi đã trở thành luật sư, việc giúp mọi người nhận thức đầy đủ về việc được học tập và theo đuổi những gì mình muốn.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 5.

Sơ hiện đã bảo vệ xong khóa luận tốt nghiệp đại học

NVCC

Vượt khó khăn, đạt thành tích cao

Bố mẹ Sơ là nông dân, chủ yếu trồng trọt chăn nuôi ở quê. Họ đều không được đi học. Cô là con thứ 2 trong gia đình có 5 chị em. Chị gái đã đi lấy chồng, em gái mới tốt nghiệp trung cấp còn hai em trai đang đi học. Gia đình không có thu nhập ổn định, phụ thuộc vào nương rẫy.

Dù gặp khó khăn về tài chính nhưng cô vẫn thuyết phục bố mẹ được đi học sau khi tốt nghiệp THPT và hứa sẽ tự lo học phí. Có lúc, gia đình khó khăn đến mức không có dép đi, không có áo ấm mặc lúc mùa đông dù phải đi bộ khoảng 3 km đi học.

Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt ở thủ đô, Sơ thường làm giúp việc gia đình, phục vụ ở nhà hàng, quán ăn, quán cà phê và làm các công việc văn phòng khác. Có những thời điểm cô làm nhiều việc một lúc để có tiền ở lại Hà Nội và tiếp tục đi học.

"Đến tận năm 2020, mình cũng không mua nổi áo ấm. Lúc đó, mình từ Hà Nội lên Thái Nguyên thăm em gái ốm vì bạn ấy chỉ có một chiếc áo khoác mỏng nên đã nhường chiếc áo ấm duy nhất đó. Cả đoạn đường trở về Hà Nội, mình đã khóc rất nhiều. Khóc vì thương mình, thương em và thương cho sự vất vả của đấng sinh thành", cô gái xúc động.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 6.

Bạn bè cũng tự hào về thành tích của Sơ (thứ 4 từ phải qua)

NVCC

Khác với những lời dị nghị, chê bai từ hàng xóm vì cho rằng: "Con gái chỉ là con gái thôi", bố mẹ Sơ luôn động viên con hết mình. Mỗi lần Sơ cầm giấy khen về nhà, ánh mắt của họ luôn chan chứa sự tự hào, sự tin tưởng và tình thương con vô bờ.

Với quyết tâm thay đổi cuộc sống của bản thân và những em gái xung quanh sau câu chuyện 3 lần là nạn nhân của tục bắt vợ, Sơ được lựa chọn là 1 trong 2 đại diện Việt Nam tại Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong tham luận trình bày tại hội thảo, cô đã nêu tình trạng tảo hôn chung tại Việt Nam và cộng đồng người H'mông nói riêng."Không có gì là không thể thay đổi cả, nếu mình sẽ có cơ hội để làm điều đó. Và mình tin sẽ có người sẵn sàng đứng lên để bảo vệ nên nếu gặp phải những trường hợp như vậy các em gái hãy kêu cứu. Chúng ta nên kết hôn khi đã đủ tuổi theo quy định của pháp luật, đủ lớn về cả nhận thức, có tri thức và có đủ sức để bảo vệ bản thân an toàn",cô viết trong bài tham luận.

Ngoài ra, cô cũng là một trong 15 thành viên thành viên quỹ Spark tại Đông Nam Á thuộc Quỹ Trẻ em toàn cầu. Tại đây, cô mong muốn sẽ có nhiều quyền lợi hơn cho những người yếu thế (người dân tộc thiểu số, người khuyết tật hay LGBT), không giới hạn ngôn ngữ để thêm nhiều cơ hội học tập cho các bạn trẻ, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 7.

Cô gái luôn mong các bạn ở vùng sâu, vùng xa được tự do lựa chọn cuộc sống

NVCC

Ông Sùng Công Của (43 tuổi), bố của Sơ nói rằng rất tôn trọng quyết định của con. Khi nghe tin con bị kéo đi làm vợ, người đàn ông rất đau lòng vì luôn thấy khao khát được đi học của con.

"Tôi xem việc đứng ra bảo vệ con là trách nhiệm của đấng sinh thành. Tôi mất ngủ nhiều đêm vì thương con, lo con gái sẽ không chịu được sau nhiều lần bị bắt. Tôi luôn nói với con rằng: "Hình hài là bố mẹ cho con nhưng cuộc sống này là của con, con muốn làm gì hãy nỗ lực giành lấy". ông Của bày tỏ.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 8.

Thời gian tới, cô sẽ tiếp tục kiên trì với ngành luật

NVCC

Người cha cũng rất tự hào vì con là người đầu tiên trong làng học đại học thậm chí còn được đi nhiều nước trong khu vực. Gia đình luôn mong Sơ khỏe mạnh, hạnh phúc và đạt được nhiều mục tiêu đề ra.

Cô gái từng 3 lần thoát cảnh bắt vợ quyết học để làm luật sư- Ảnh 9.

Hai em của Sơ cũng đang đi học và cô sẽ cố gắng lo học phí cho cả hai em

NVCC

Anh Cháng A Vàng, Bí thư Đoàn xã Hồng Ca đánh giá cao thành tích học tập của Sơ. Đoàn xã xem cô là tấm gương điển hình trong việc vươn lên trong học tập, mong các đoàn viên khác noi gương.

"Đối với cộng đồng người H'Mông ở địa phương, tỷ lệ các bạn đi học sau chương trình phổ thông không nhiều. Ngoài ra, tục bắt vợ ở địa phương dù đã giảm hơn so với nhiều năm trước nhưng vẫn chưa hết hẳn. Mình tin với nhận thức và sự nỗ lực của Sơ, bạn ấy sẽ lan tỏa được đến với mọi người", anh Vàng chia sẻ.

- Nhận bằng khen của Ủy ban Dân Tộc tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2019 - 2020

- Giải Bạc cuộc thi viết "Tinh thần sắt - Phụ nữ sắt" và Giải Nhất cuộc thi viết "Nhà - Nơi trú tâm hồn"

- Phó ban nhân sự, thành viên quốc gia Ban tham vấn Thanh Niên của Tổ chức Plan International Việt Nam

- 1 trong 2 đại diện Việt Nam tại Hội thảo về phòng chống tảo hôn cấp khu vực châu Á – Thái Bình Dương

- 1 trong 15 thành viên thành viên quỹ Spark tại Đông Nam Á thuộc Quỹ Trẻ em toàn cầu

- Đại biểu các hội nghị như: Sáng kiến thanh niên tiên phong của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, bàn tròn Thanh Niên về phát triển số 16 của Liên Hợp Quốc

Người bị đồn trúng kỳ nam bán được 10 tỷ đồng ở Phú Yên lên tiếng******

Sáng 10/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông T.V.H. (60 tuổi, quê thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên - người bị vướng vào tin đồn trúng kỳ nam bán được 10 tỷ đồng) - đã phủ nhận thông tin gia đình ông trúng kỳ nam, bán được tiền tỷ.

Ông H. cho rằng, bản thân năm nay đã 60 tuổi, chủ yếu đi làm nông ở quê, không đi rừng nên không có chuyện trúng kỳ nam bán được 10 tỷ đồng như mọi người đã đồn thổi.

Người bị đồn trúng kỳ nam bán được 10 tỷ đồng ở Phú Yên lên tiếng - 1

Cả trăm người đàn ông lên núi Đèo Cả tìm kỳ nam (Ảnh: Mạnh Phong).

"Tôi không biết người dân lấy cơ sở ở đâu để đồn tôi trúng kỳ nam. Tự nhiên gia đình lại vướng vào ồn ào, tôi mệt lắm!", ông H. nói.

Còn theo Thượng tá Trần Khắc Quang, Trưởng Công an thị xã Đông Hòa, phía đơn vị đang xác minh để làm rõ về tin đồn trên. Thượng tá Quang nhận định tin đồn trên là không có căn cứ.

Trưởng Công an thị xã Đông Hòa cho biết, đến nay không còn người dân nào tại khu vực đồn đoán có kỳ nam ở trong rừng Đèo Cả. An ninh trật tự trở lại bình thường, các lực lượng đang chốt chặn không cho người dân vào rừng.

Ông Lê Văn Bé, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, cho biết thông tin trúng kỳ nam đang được cơ quan kiểm chứng để tránh gây hoang mang dư luận.

Trước mắt, việc người dân ồ ạt đi tìm kỳ nam sẽ gây mất an ninh trật tự tại khu vực rừng đặc dụng Đèo Cả, tiềm ẩn các nguy cơ phá rừng, cháy rừng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên đã có công văn yêu cầu lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra ngăn chặn, xử lý nghiêm việc người dân vào rừng chặt phá, đào bới tìm kỳ, trầm trái phép trong khu vực rừng đặc dụng Đèo Cả.

Ngoài ra, sở cũng đề nghị các cơ quan chuyên môn điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng đưa tin việc đào trúng kỳ nam để xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Như Dân tríđã thông tin, 10 ngày trước, xuất hiện tin đồn có người đào kỳ nam ở rừng đặc dụng Đèo Cả bán 10 tỷ đồng.

Hay tin, cả trăm người dân đã mang theo các vật dụng như cuốc, xẻng, xà beng… leo núi Đèo Cả để tìm cơ hội đổi đời. Tại đây, nhóm người đào bới, nhưng nhiều ngày trôi qua vẫn chưa thấy kỳ nam.

Nhận được tin, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã giải tán đám đông vì lo ngại về tình hình an ninh trật tự và nạn phá rừng tại địa phương.

Rừng đặc dụng Đèo Cả có diện tích hơn 7.000ha nằm ở địa phận xã Hòa Tâm, Hòa Xuân Nam (thị xã Đông Hòa) và xã Hòa Thịnh (huyện Tây Hòa). Đây là khu rừng được ngành lâm nghiệp tỉnh Phú Yên đánh giá có sự đa dạng sinh học của tỉnh và trong khu vực.

Theo một vài ghi chép cũng như dân gian truyền miệng, kỳ nam là một loại gỗ có nguồn gốc từ cây dó bầu, chứa một lượng lớn chất nhựa có mùi thơm. Cây này thường mọc trong những cánh rừng lâu năm như Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam và Quảng Ngãi...

Các yếu tố quyết định giá kỳ nam bao gồm lượng dầu có trong gỗ, khả năng chìm nổi của khối gỗ và kích thước của nó. Nhiều người cho rằng kỳ nam có giá trị hàng tỷ đồng/kg.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Biện Quốc Dũng, Chủ tịch Hội Trầm Hương Khánh Hòa, cho biết trầm kỳ nam được hình thành sau hàng trăm đến hàng nghìn năm, chỉ xuất hiện duy nhất ở Việt Nam. 1kg kỳ nam có giá hàng chục tỷ đồng.

"Hiện nay kỳ nam rất khó tìm, lâu lắm mới có một người tìm được mẩu nhỏ. Giá kỳ nam tùy theo chất lượng, dao động từ hơn 10 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng/kg", ông Dũng cho hay.

Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư